Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

30 tháng 1, 2011

Thương hiệu cho rượu gạo quê

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 1 30, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Phạm Thị Khánh Tâm
Cô gái 8X làm nên thương hiệu cho rượu gạo quê

Làng Thanh Thuỷ Thượng, xã Thuỷ Dương có một cô gái trẻ mê rượu, và đã âm thầm đưa rượu gạo quê mình hội nhập thị trường, tạo ra một thương hiệu mới cho làng nghề truyền thống của đất cố đô. Đó là 8X Phạm Thị Khánh Tâm. Cách đây 5 năm (năm 2006) cơ sở sản xuất rượu gạo Thủy Dương ra đời với mong muốn gây dựng lại thương hiệu rượu, một nghề truyền thống có nguy cơ mai một. Đây cũng là cơ sở sản xuất rượu gạo đầu tiên trên ở Huế.

Sinh năm 1980 tại vùng quê ven Huế có truyền thống nhiều đời nấu rượu gạo, ngay từ nhỏ Khánh Tâm đã biết cách chưng cất rượu, thưởng thức mùi thơm của men rượu gạo. Năm 2002, Khánh Tâm tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp TPHCM. Cầm tấm bằng cử nhân chuyên ngành chế biến thực phẩm trong tay, Khánh Tâm làm trợ lí giám đốc ở một Cty liên doanh Hàn Quốc tại TPHCM, phụ trách quan hệ khách hàng. Do yêu cầu công việc, trong những lần tiếp khách Khánh Tâm thường được nếm nhiều loại rượu nội, ngoại khác nhau. Và cô thấy rượu gạo Thuỷ Dương làng mình không thua kém gì rượu ngoại. Thậm chí về hương vị còn có nhiều đặc điểm nổi bật, mang tính chất dân dã. Cô tự đặt câu hỏi: Rượu làng mình cũng ngon không thua kém gì so với rượu ngoại, tại sao lại không giới thiệu với bạn bè quốc tế? Và trong đầu cô gái trẻ nảy ra ý định xây dựng một thương hiệu mới cho rượu gạo xứ Huế. 
Từ trăn trở với làng nghề, năm 2006, Khánh Tâm từ bỏ công việc tại TPHCM quay về Huế trong sự ngỡ ngàng của mọi người khi cô bày tỏ ý định vực lại nghề nấu rượu truyền thống ở Thủy Dương. Với kiến thức về sinh hoá thực phẩm được học ở trường cô áp dụng vào việc thử nghiệm chế biến rượu gạo truyền thống theo phương pháp hiện đại. Tâm bắt tay vào công việc với muôn vàn khó khăn bởi số hộ còn nấu rượu trong làng còn rất ít, trong khi đó nguồn vốn không nhiều. Vạn sự khởi đầu nan, Khánh Tâm đã dần dần đưa làng nghề truyền thống phục hồi, lớn dậy trước dòng xoáy công nghiệp và đô thị hóa. “Ban đầu mình cũng ái ngại lắm, bởi thân con gái lại đi lo chuyện nấu rượu và tiêu thụ rượu. Nhưng thấy quê mình đã có truyền thống nấu rượu, có nhiều lợi thế về nguyên liệu và nhân lực nên mình quyết chí!” - Khánh Tâm thổ lộ. 
Kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại, Khánh Tâm đã làm được một kỳ tích cho rượu gạo Thủy Dương, đưa đến thương hiệu mới cho rượu gạo quê nhà. Năm 2007, Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao lần đầu tiên tổ chức ở Huế, Khánh Tâm mạnh dạn đăng kí tham gia gian hàng giới thiệu sản phẩm. Thật bất ngờ, nhãn hiệu rượu gạo Thủy Dương đã chinh phục được nhiều khách hàng. Khánh Tâm đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen cho những đóng góp tại hội chợ. Trong những lần tham gia hội chợ thương mại Festival Huế rượu gạo Thủy Dương tiếp tục khẳng định chỗ đứng của mình. Tâm được tổ chức Johnnle Waiker Black Labetl bình chọn là “nhân vật tiêu biểu của hành trình khám phá hương vị”. Không dừng lại ở đó, Khánh Tâm đã không ngừng cải tiến công nghệ, mẫu mã kiểu dáng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện tại mỗi ngày cơ sở sản xuất rượu gạo Thủy Dương tiêu thụ khoảng 300-400 lít, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân. Để đảm bảo chất lượng và cung ứng sản phẩm cho thị trường, và tạo việc làm tại chỗ cho người dân địa phương, chị Tâm hợp đồng chu cấp và chuyển giao công nghệ cho hơn 100 hộ chưng cất rượu tại các làng nghề rượu truyền thống. Hiện có 40 công nhân làm việc trực tiếp tại cơ sở sản xuất với mức lương giao động từ 1,5 – 4,5 triệu đồng/tháng.
Có được thành công này là nhờ sự nỗ lực tìm tòi không mệt mỏi của cô gái trẻ yêu nghề truyền thống của làng mình. Một mình Khánh Tâm tìm ra cách chưng rượu mới với quá trình xử lí bằng than hoạt tính, xử lí nồng độ và tạp chất bằng cách kiểm soát nhiệt độ để vừa giữ nguyên mùi thơm gốc đặc trưng của rượu gạo, vừa mang màu sắc hiện đại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng. Khánh Tâm bộc bạch: “Nếu như rượu gạo mình áp dụng hoàn toàn bằng các phương pháp công nghiệp thì sẽ mất đi hương vị của lúa nếp. Cách chưng cất truyền thống kết hợp với quá trình xử lí khoa học sẽ tạo cho rượu có hương vị rất đặc trưng!”. Rượu gạo Thủy Dương đã được Tâm đăng kí chất lượng và đăng kí nhãn hiệu, đăng kí sở hữu công nghiệp để tạo ra bước tiến mới, đưa rượu gạo quê nhà hội nhập vào thị trường trong và ngoài nước. 
Những ngày cận tết, cơ sở rượu gạo Thủy Dương dù hoạt động hết công suất nhưng vẫn “cháy” hàng. “Mình phải từ chối khéo khách hàng vì lượng cầu quá lớn không đủ cung ứng” – Phạm Thị Khánh Tâm cho biết.
Ưu điểm rượu gạo Thủy Dương là không chỉ ngon mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với các loại rượu khác. Giá mỗi chai 300 ml chỉ từ 12 – 15 ngàn đồng (cho hai dòng rượu trong và sương mờ); chai 750 ml giá chỉ từ 25 – 27 ngàn đồng. Mẫu mã cũng có nét độc đáo riêng. Rượu đóng chai mang biểu tượng của xứ Huế, và nậm rượu dáng hồ lô nhiều năm nay đã trở thành món quà lưu niệm được nhiều khách hàng lựa chọn.
“Với ưu điểm vượt trội được kiểm chứng qua thái độ hưởng ứng nhiệt tình của khách hàng, rượu gạo làng Thủy Dương hoàn toàn có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế. Song cái tạo nên thương hiệu chính là chất lượng chứ không thể chạy theo số lượng. Mình muốn sản phẩm của mình thực sự uy tín để đại diện cho một quốc gia khi cạnh tranh với các sản phẩm rượu ngoại quốc”–  Tâm khẳng định.
Văn Thành Hạnh


 
Lão hóa rượu theo phương pháp truyền thống. Ảnh H. Văn

 Sản xuất rượu tại cơ sở sản xuất rượu Thủy Dương. Ảnh H. Văn

 Khánh Tâm bên những mẫu mã mới đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng. Ảnh H. Văn




Có 0 nhận xét cho bài này "Thương hiệu cho rượu gạo quê"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi