Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

29 tháng 4, 2011

Nhà thờ họ Phạm Nhàn Ngu đón nhận trống hội 1000 năm Thăng long

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 4 29, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

NHÀ THỜ HỌ PHẠM NHÀN NGU ĐÓN NHẠN TRỐNG HỘI
CỦA BAN TỔ CHỨC KỶ NIỆM ĐẠI LỄ 1.000 NĂM THÁNG LONG-HÀNÔI TẶNG



Nhân ngày thanh minh năm Tân Mão (3.3 tức 5.4.2011), con cháu dòng họ Phạm Nhàn Ngu, dòng họ có danh nhân Phạm Thận Duật, đã tổ chức lễ như hàng năm, sau khi các bà con ra thăm và sửa sang và thắp hương các ngôi mộ của ông bà tổ tiên. Lễ Thanh minh tế lễ diễn ra tại Nhà thờ họ Phạm, thờ danh nhân. Nhân dịp này, Hội đồng Gia tộc tổ chức Lễ đón nhân chiệc trống hội là một trong dàn trống hội của Ban Tổ chức Đại Lế 1.000 năm Tháng Long-Hà Nội gửi tăng Nhà thờ họ Phạm Nhàn Ngu ở Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình. Ông Phạm Đình Nhân, Phó Chủ tịch Hội đồng Gia tộc dóng họ Phạm Nhàn Ngu đã thay mặt dòng họ nhận trống tại Hà Nôi đưa về làm lễ trao cho Ban Quản lý Nhà thờ họ trong miềm vui mừng hân hoan của bà con trong họ. Sau đây là vài hình ảnh trong lễ đón nhận trống.

Sau đó một cụ có bài thơ cảm hoài sau:

Trời Xuân đep tiết tháng Ba
Thanh minh cả họ ta ra ngoài đồng
Sửa sang, đắp mộ cha ông
Dâng hương lễ vật nhớ công sinh thành
Xong rồi cả họ đồng hành
Về Nhà thờ họ tiến hành lễ xuân
Cùng Lễ đón nhận trống thần
Đã dự Đại lễ 1.000 năm vừa rồi
Thăng Long-Hà Nội sáng ngời
Tăng Nhà thờ họ đời đời lưu danh
Khí thiêng lần nữa lại dành
Cháu con họ Phạm lòng thành kinh xin.

Tin Đình Nguyên









»»  Đọc tiếp

28 tháng 4, 2011

Người mẹ hơn 80 tuổi nuôi hai con dị tật

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 4 28, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Người mẹ hơn 80 tuổi nuôi hai con dị tật


(Dân trí) - Trong căn nhà nhỏ tối tăm của bà Phạm Thị Nhu không ngừng phát ra những tiếng gào thét, khóc lóc cả ngày lẫn đêm. Hơn 80 tuổi, nhưng bà vẫn một mình sớm hôm cơ cực chăm lo cho hai người con gái, một dị tật, một bại liệt.
Về xóm 5, thôn An Bài, xã Đồng Du, huyện Bình Lục (Hà Nam), hỏi thăm gia đình bà Nhu thì bà con trong xóm ai cũng rõ. Nhắc đến bà, một cụ già 82 tuổi trong xóm mắt chăm chăm nhìn về phía nhà bà Nhu rồi thở dài: “Cả đời bà ấy khổ mãi, chồng mất sớm, bà vất vả một thân một mình chăm sóc các con bệnh tật, không biết đời bà đến bao giờ mới hết khổ”.


                                  80 tuổi nhưng bà Nhu vẫn phải chăm sóc 2 người con dị tật

Hôm chúng tôi về thăm bà Nhu đang bị ốm, dù rất mệt nhưng khi có khách đến thăm, bà vẫn gượng dậy trò chuyện cùng chúng tôi. Nhìn một đứa con nằm liệt một góc giường không ngừng la hét, một đứa cứ vịn tường lết chân từng bước để đi ra sân, lâu lâu lại ngã lăn xuống nền nhà khiến bà Nhu không khỏi lo lắng. Kể về những người con bạo bệnh của bà, những giọt nước mắt cứ lăn dài trên khuôn mặt gầy còm, khắc khổ.

Bà Phạm Thị Nhu (sinh năm 1931) có 4 người con (3 gái, 1 trai). Chồng bà bị bệnh tật và qua đời từ khi còn trẻ, mọi gánh nặng gia đình đều đè nặng lên đôi vai của bà. Một tay bà vất vả, cơ cực chăm lo cho 4 người con.

Người con gái đầu là Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 1960) từ bé đã mắc bệnh thần kinh, cơ thể cứ yếu ớt, đau ốm quanh năm. Càng lớn lên chị càng có những biểu hiện về căn bệnh thần kinh, chân tay teo tóp dần, không thể đi lại được và chỉ biết gào khóc.

Người con gái thứ hai của bà, chị Nguyễn Thị Thận (sinh năm 1964) lúc bé vẫn khỏe mạnh và còn giúp đỡ mẹ chăm sóc chị gái bại liệt. Nhưng sau lần chị gặp tai nạn thập tử nhất sinh chị bị tê liệt phía bên chân phải và thường xuyên đau nhức đi lại cũng rất khó khăn.

Bà Nhu kể: “Hồi trước tôi cũng nhờ nhiều người mai mối tìm cho nó tấm chồng để lúc về già đỡ vất vả. Nhưng khi về nhà chồng được mấy ngày, thấy nó ốm yếu chẳng làm được việc gì nên bên thông gia cứ chê bai. Nó tủi thân, khóc lóc lại đem đồ đạc về nhà ở với mẹ và chị gái bại liệt. Mấy năm trước nó còn khỏe vẫn giúp tôi làm những việc nhẹ trong nhà nhưng giờ nó yếu lắm, đi đứng còn không vững nữa là…”.

Gia cảnh khó khăn, hai người con sau của bà cũng không được ăn học đến nơi đến chốn và sớm đi làm công nhân. Cả hai đều đã lập gia đình, tuy vậy hoàn cảnh thiếu thốn nên cũng không giúp đỡ được gì nhiều cho bà. Vì thế mọi sinh hoạt, thuốc thang hàng ngày của mấy mẹ con chỉ còn biết trông chờ vào số tiền trợ cấp xã hội 180.000đ/tháng.

Tuổi già, nhìn hàng xóm con cháu đông vui, khỏe mạnh bà lại thấy chạnh lòng. Với bà, niềm hạnh phúc lớn nhất là những ngày các con bà được ăn no và có thuốc bệnh để uống. Nhiều khi nửa đêm các con phát bệnh, tiền không có mấy mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc.
Chia sẻ về hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà Nhu, ông Ngô Kim Muộn, Chủ tịch mặt trận Tổ quốc xã Đồng Du bày tỏ: "Đã hơn 80 tuôi mà bà ấy vẫn cặm cụi lo từng bữa cơm, bát cháo cho các con. Nhất là những ngày thời tiết thay đổi, mưa lạnh các con của bà Nhu lại phát bệnh, trời mưa mà bà vẫn chống gậy ra đồng hái từng nắm rau về nấu cơm cho các con. Hiểu và cảm thông với nỗi khó khăn của bà, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ bà, tuy vậy cũng chỉ giúp được một phần nào đó”.
»»  Đọc tiếp

27 tháng 4, 2011

Tìm người nhà

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 4 27, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Tìm gia đình bà Phạm Thị Y sinh năm 1931( Phủ Lý)

Bà tôi là Phạm Thị Y sinh năm 1931, năm 1954 đi Nam cùng chồng là ông Đỗ Đình Hội( quê Hà Nội). Bà Y không còn nhớ rõ quê ở làng xã nào, nay con cháu muốn tìm lại quê hương dòng họ cho bà..Vậy xin đại gia đình họ Phạm ở Hà Nam- Phủ Lý và trên toàn quốc ai biết về gia đình hoặc người thân bà Y xin liên hệ giùm.
Xin chân thành cảm ơn.

Tin thêm về bà Y:

  Phạm Thị Y sinh năm 1931 quê Phủ Lý - Hà Nam. Bà Y có bố tên là ông Phạm Văn Dụ, mẹ bà Y tên là bà Phạm Thị Chiểu. Năm 1954 bà Y đi Nam cùng chồng là ông Đỗ Đình Hội( quê Cầu Giấy- Hà Nội). Bà Y không còn nhớ rõ quê ở làng xã nào, chỉ còn nhớ ở Phủ Lý- Hà Nam. Nay con cháu bà Y muốn tìm lại quê hương, gia đình và người thân của bà Y. Vậy xin các ông bà họ hàng của bà Y cùng con cháu cụ Dụ, cụ Chiểu ở Phủ Lý- Hà Nam giúp đỡ cho con cháu bà Y tìm lại được quê hương dòng họ
Sau đây là hai bức ảnh


Bà Phạm Thị Y

Bà Y và ông Hội

Đỗ Ngọc Sơn
Q.Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0983149896
Email: tung.tk9292@gmail.com
»»  Đọc tiếp

26 tháng 4, 2011

Đường phố mang tên Phạm Tu tại Đà Nẵng

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 4 26, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments

ĐƯỜNG PHỐ MANG TÊN PHAM TU TRÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

Tại kỳ họp thứ 16 từ 14 đến 16.10.2010, HĐND Thành phố Đà Nẵng khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2011 đã thông qua Nghị quyết đặt tên một số tuyến đường trên địa bàn Thành phố, trong đó có tuyến đường mang tên Phạm Tu. Thực hiện Nghị quyết đó, các ngành chức năng Thành phố Đà Nẵng đã tiến hành gắn tên người anh hùng dân tộc - Tiền Lý triều Tả Tướng - Trưởng ban Võ của Nhà nước Vạn Xuân - Thượng Thuỷ Tổ Họ Phạm Việt Nam: PHẠM TU (476-545) cho một tuyến đường đã được quyết định.

Tuyến đường mang tên Phạm Tu dài 375 mét nối đương Dương Đình Nghệ với đường Nguyễn Công Trứ, thuộc khu Dân cư An Nhơn, quận Sơn Trà thành phố ĐÀ NẴNG.

Từ nay nhân dân thành phố biển Đà Nẵng anh hùng có thêm người anh hùng dân tộc Phạm Tu đã hy sinh cách đây gần 15 thế kỷ cùng sống trên quê hương mình. Điều đó thể hiện lòng biết ơn Tiên Tổ, uống nước nhớ nguồn, một truyền thống đẹp của dân tộc ta.

Đường Phạm Tu tạii TP. Đà Nẵng

Đợt này Thành phố đặt 17 đường phố mang tên danh nhân Việt Nam, trong đó, ngoài đường phố mang tên Phạm Tu, còn một đường phố nữa mang tên một danh nhân họ Phạm là đường Phạm Văn Bạch.


Phạm Minh Thông
»»  Đọc tiếp

Về Quĩ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 4 26, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments


VỀ QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM

Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam từ khi thành lập đến nay (24.10.1996) đã thực hiện được nhiều hoạt động đúng theo như mục đích để ra là tập hợp, đoàn kết tất cả những con người họ Phạm có chung một tâm nguyện là tìm về cội nguồn, tri ân tiên tổ, đền ơn đáp nghĩa các bậc tiền bối của dòng họ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, giáo dục các thế hệ đi sau học tập những tinh hoa và truyền thống dòng họ.
Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều thành quả đã đạt được, Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam nhận thấy sự nghiệp khuyến học khuyến tài cũng như việc giúp đỡ nhau để làm giảm nỗi đau trong những hoàn cảnh khó khăn tuy đã có thực hiện nhưng chưa được bao nhiêu. Trước tình hình đó, tại Cuộc họp ngày 10 tháng 12 năm 2010, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã có chủ trương lập Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam nhằm tạo nguồn vốn được hình thành từ các nhà hảo tâm của họ Phạm Việt Nam sinh sống ở trong nước và ở nước ngoài đóng góp để Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam có kinh phí cho các hoạt động phục vụ sự nghiệp khuyến học khuyến tài và giúp đỡ những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bà con họ Phạm.
Ngày 25.3.2011, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã ra quyết định thành lập Quỹ, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ và quyết định nhân sự Ban Lãnh đạo Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam. Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng quyết định sẽ tổ chức lễ ra mắt Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam vào ngày 29.05.2011 tại Văn Miếu Quốc tử Giám.
Trong lễ ra mắt Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ tổ chức lễ vinh danh các nhân tài họ Phạm Việt Nam, lễ trao Giải thưởng khuyến học cho tất cả các em học sinh họ Phạm đạt giải Olympic Quốc tế, Giải Nhất Quốc gia trong tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa và khoa học, trao Giải thưởng cho các thủ khoa họ Phạm thi vào Đại học với số điểm cao, trao các học bổng cho các em họ Phạm là học sinh nghèo vượt khó và trao tiền trợ giúp cho các hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Và hàng năm sẽ tổ chức các hoạt động đó theo định kỳ.
Đây là bước khởi đầu đầy khó khăn vì kinh phí để tiến hành các hoạt động khen thưởng, cung cấp học bổng và trợ giúp khó khăn cho con em họ Phạm chủ yếu dựa vào lòng hảo tâm của bà con chúng ta đóng góp. Vì vậy Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã có thư kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước đứng ra tài trợ hoặc đóng góp tiền của cho “Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam”. Nhà tài trợ có thể trực tiếp trao phần thưởng, học bổng, tiền trợ giúp cho các đối tượng xứng đáng trong buổi lễ. Tất cả những tấm lòng vàng có đóng góp cho Quỹ đều được đăng trên mục “Những Tấm lòng vàng” của trang tin điện tử “hophamvietnam.org” và trên bản tin “Thông tin họ Phạm Việt Nam” phát hành đều kỳ.
Thay mặt Ban lãnh đạo Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn các nhà tài trợ đã đóng góp vào Quỹ nhằm tạo điều kiện cho Quỹ hoạt động và hy vọng trong thời gian tới, Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam sẽ còn được sự ủng hộ hơn nữa. Cũng nhân dịp này, xin trân trọng kính mời các vị đến dự Lễ ra mắt Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam sẽ được tổ chức vào 8 giờ sáng ngày Chủ nhật 29.05.2011.

PHẠM ĐÌNH NHÂN
Chủ tịch
Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam




»»  Đọc tiếp

Danh sách các nhà tài trợ Quỹ Tấm Lòng Vàng HPVN

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 4 26, 2011 bởi PKDuong · 0 comments


DANH SÁCH CÁC NHÀ TÀI TRỢ ỦNG HỘ
QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM

105 - Nguyễn Lê Phạm Sang - 89 Đào Duy Từ, Tp. Thanh Hóa - 200.000
104 - Phạm Đình Thanh - 101 Đào Duy Từ, Tp. Thanh Hóa - 500.000
103 - Phạm Quang Nhuệ - ngõ 69 phố Chùa Láng, Ba Đình, Hà Nội - 500.000
102 - Phạm Quang Lộc - Ngõ 2 Hoa Lư, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội - 5.000.000
101- Phạm Thị Như Hoa - 45, Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội - 1.000.000
100 - Phạm Việt - 22 Tổ 37, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hanoi - 1.000.000
99 - Phạm Quốc Việt - Yên Lộc, Ý Yên, Nam Đình - 20.000.000
98 - Phạm Thị Kim Chi - 407, D2, Phương Mai, Hà Nội - 200
97 - Phạm Vũ Quốc Bình - 140, Nguyễn Chính, Hà Nội - 100
96 - Nguyễn Thị Hài - Đông Phương yên, Trương Mỹ, Hà Nội - 500
95 - Phạm Ngọc Dũng - P 1106, 17 T4 Hoàng Đạo Thúy - 100
94 - Phạm Văn Huấn - BLL họ Phạm Tp Hòa Bình - 100
93 - Phạm Nhân Lê - Hoàng Cầu, Hà Nội - 100
92 - Phạm Quang Cận - 34C, Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội - 100
91 - Phạm Đình Tự - 34/11 Thành phố Hòa Bình - 100
90 - Phạm Quốc Thứ - Số 1, Ngõ 6 Phan Văn Trị, Hà Nội - 100
89 - Phạm Minh Liêm - 104 A1, 102 Ngõ Nguyễn Huy Tưởng, HN - 200
88 - Phạm Đình Long - Yên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương - 100
87 - Phạm Thị Hạnh - A15, Chung cư công An, Thanh Trì - 1.000.000
86 - Phạm Ngọc Đính - Vũ Thư, Thái Bình - 500
85 - Phạm Văn Ninh - Hòa Bình - 100
84 - Phạm Quang Diến - BLL họ Phạm Nam Đình - 200
83 - BLL họ Phạm - Thuận Thành, Bắc Ninh - 400
82 - Phạm Khắc Hùng - Phó ban BLL họ Phạm Phạm Xá - 200
81 - Phạm Duy Luân - Phương Công, Tiền Hải, Thái Bình - 500
80 - Phạm Văn Tuấn - Mỹ Đình, Tà Liêm, Hà Nội - 200
79 - Lê Thanh Chiến - Ban Dự án làng nghệ Việt Nam - 200
78 - HĐGT họ Phạm Danh - Dương Đình, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội - 1.000.000
77 - Phạm Văn Hồng - Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định - 200
76 - Phạm Văn Hưng - 76, Ngõ 260, Đường Cầu Giấy, Hà Nội - 300
75 - Phạm Thiện Căn - Chủ tịch Tập đoàn Kính KALA - 1.000.000
74 - Phạm Minh Tuấn - Viện Cơ khí Động lực, Bách khoa, Hà Nội - 1.000.000
73 - Phạm Hợp - Quế Dương, Cát Quế, Hoài Đức, Hà Nội - 100
72 - Phạm VĂn Lầm - Viện Bảo vệ thực vật Đông Ngạc Từ Liêm - 1.000.000
71 - Ban LL họ Phạm - Quế Dương, Cát Quế, Hà Nội - 1.000.000
70 - Phạm Thắng - Cty TNHH SX và TM Cát Quế - 2.000.000
69 - Phạm Văn Vượng - Văn Lân, Hưng Yên - 200
68 - Phạm Văn Chư - Văn Lân, Hưng Yên - 200
67 - Phạm Văn Phong - Văn Lân, Hưng Yên - 200
66 - Phạm Văn Thành - Văn Lân, Hưng Yên - 200
65 - Phạm Văn Vinh - Vũ Đông, Kiến Xương, Thái Bình - 100
64 - Phạm Quốc Hưng - Vĩnh Khúc, Văn Giang, HưngYeen - 200
63 - Phạm Văn Bào - Tiên Nội, Duy Tiên, Hà Nam - 50
62 - PhamjQuang Cử - Tổng Cục Hậu Cần Bộ Công An - 1.000.000
61- Phạm Ngọc Anh - Đại học KInh tế Kỹ thuật Công nghiệp - 500
60. - Phạm Công Dương - Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội - 500
59 - Phạm Đình Trường - Khương Trung, Hà Nội - 300
58 - Phạm Thị Ngọc Diệp - Đức Trong, Lâm Đồng - 200
57 - Phạm Minh Hạc - 2,4/14,4 Phương Mai, Hà Nội - 500
56 - Phạm Huy Thuận - 52 Đường Giải Phóng, Hà Nội - 200
55 - Phạm Văn Thiết - Chính Trung, Yên Phong, Bắc Ninh - 500
54 - HĐGT họ Phạm Văn - Phù Lãng, Quế Võ Bắc Ninh - 500
53 - Phạm Thị Thắm - Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội - 100
52 - BLL họ Phạm Uông Bi - Quảng Ninh - 1.000.000
51 - Phạm Đực Thiếp - Trưởng ban BLLHP YP Uông Bí, - 500
50 - Phạm Cầu - Ngõ 85 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội - 1.000.000
49- Phạm Viết Dưỡng - Nhân Dục, TP Hưng Yên - 200
48 - Phạm Thế Duyệt - 64, Thợ Nhuộm, Hà Nội - 1.000.000
47 - Phạm Viết Hồng - Nhân Dục, TP Hưng Yên - 500
46 - Phạm Tuấn Đạt - Họ Phạm Nam Định - 200
45 - Phạm Văn Trung - GĐ X/n Bình An, Hải Phòng - 10.000.000
44 - Phạm Gia Tiến &Trịnh Thi Tuyết - 92 Minh Khai, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh - 10.000.000
43 - Gs Phạm Song - Phương Liệt, Đống Đa, Hà Nội - 500
42 - Nguyễn Thị Hợi - Phương Liệt, Đống Đa, Hà Nội - 100
41 - Nguyễn Thị Nụ - Phương Liệt, Đống Đa, Hà Nội - 100
40 - Phạm Thị Nho - Phương Liệt, Đống Đa, Hà Nội - 300
39 - Phạm Thị Nhật - Phương Liệt, Đống Đa, Hà Nội - 500
38. Nguyễn Thị Hà - GĐCty Sao Hà, 48 Cát Bi, Hải An, Hải Phong: 10.000.000
37. Phạm Tuấn Anh - 132, Đoàn Thị Điểm, TP Hưng Yên: 2.000.000
36 Phạm Thị Huấn - Quê gốc Hưng Yên: 500.000
35. Phạm Văn Vui - Tích Đằng, Lam Sơn, Hưng Yên: 500.000
34. Phạm Ngọc Chước - Đào Đạn, Trung Nghĩa, Hưng Yên: 100.000
33. Phạm Quang Hoàn - Chủ tịch HĐ Tập đoàn CN Thiên Phú: 10.000.000
32. Phạm Tự Phả - 70 Hồng Mai, Bạch Mai, HBT, Hà Nội: 200.000
31. Phạm Ngọc Chuyển - GĐ Cty Gạch Ngói Quỳnh Lâm, Hòa Bình: 7.000.000
30. HĐGT họ Phạm Sùng Nhạc Lộc - Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên: 500.000
29. Phạm Minh Khôi - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Giao thông: 3.000.000
28. Phạm VĂn Thủy - Công ty TNHH Mạnh Anh: 5.000.000
27. Phạm Thế Quang - 9/34/105, Yên Hòa, Cầu Giấy,Hà Nội: 1.000.000
26. Phạm Thị Hạnh - 1, TT Viện Quy hoạch rừng, Thanh Trì. HN: 100.000
25. Trần Thi Minh - 807 Trường Chinh. Hà Nội: 100.000
24. Trần Thị Huệ - 75 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội: 100.000
23. Cty TNHH họ Phạm Phương Nam - 6 Phan Bội Châu Q1, TPHCM: 2.000.000
22. Phạm Văn Dương - Tây Hồ, Hà Nội: 500.000
21. Phạm Xuân Bắc - Từ sơn, Bắc Ninh: 500.000
20. Phạm Thúy Lan - Đống Đa, Hà Nôi: 500.000
19. Phạm Nghị - Giáp Bát. Hà Nội: 500.000
18. Phạm Hồng Vũ - Đống Đa, Hà Nội: 500.000
17. Phạm Đình Điểu - Cầu Giấy, Hà Nội: 1.000.000
16. Pham Quang Quýnh - TP. Hưng Yên: 500.000
15. Phạm Huy Thông - TP. Hưng Yên: 200.000
14. Phạm Văn Tú - TP. Hưng Yên: 200.000
13. Phạm Văn Ngọ - Dầu Tiếng, Bình Dương: 400.000
12. Phạm Văn Cư - Ân Thi, Hưng Yên: 200.000
11. Phạm Thị Thái - Ân Thi, Hưng Yên: 200.000
10. Phạm Vũ Hưng - Ba Đình, Hà Nội: 5.000.000
09. Phạm Đạo - Ba Đình, Hà Nội: 1.000.000
08. Phạm Thanh Giang - Quận 5, TP HCM: 1.000.000
07. Phạm Văn Đỗ - Q. Bình Tân, TP HCM: 2.000.000
06. Phạm Văn Căn - Q1, TP HCM: 10.000.000
05. Phạm Thị Thanh An - Ba Đình, Hà Nôi: 20.000.000
04. HĐGT họ Phạm Văn Viết Gốc Sơn Tây: 1.000.000
03. Phạm Xuân Hằng - Ba Đình, HN: 500.000
02. Phạm Đình Nhân - Ba Đình, HN: 2.000.000
01. Cháu Bùi Vũ Nguyệt Minh(11 tuổi) Q5, TPHCM: 1.000.000
»»  Đọc tiếp

24 tháng 4, 2011

Cô sinh viên ung thư chăm mẹ ung thư

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 4 24, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Cô sinh viên ung thư máu chăm mẹ ung thư

(Dân trí) - “Nhìn mẹ ốm đau, tim em như thắt lại, cảm giác không còn nước mắt để khóc nữa. Em muốn chăm sóc mẹ thật nhiều, muốn đau thay mẹ, nhưng căn bệnh tim bẩm sinh và ung thư máu đã làm em quá mệt mỏi, chỉ việc chăm mẹ thôi em cũng không làm tròn…”.
Đó là câu nói như xé lòng của cô sinh viên Phạm Thị Hà Liêm, thôn Tam, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Bản thân em đang mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh và ung thư máu, nay lại đang phải chăm sóc mẹ cũng mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối.

Nỗi đau nối tiếp nỗi đau

Năm 2002, một ngày hè oi bức, bố mẹ Liêm đau đớn khi nhận được tin cô con gái duy nhất của mình mắc bệnh tim bẩm sinh, muốn duy trì sự sống phải tiêu tốn một số tiền không nhỏ. Với một gia đình làm nông, bữa ăn hàng ngày còn khó khăn, huống hồ là khoản tiền lớn để chữa bệnh.
Ngôi nhà ngói đơn sơ, cũ nát nằm im nơi cuối thôn Tam đang che chở cho hai mảnh đời bất hạnh. Từ ngày Liêm mắc bệnh, những tài sản trong nhà cứ vậy lượt ra đi theo những lần chữa bệnh cho em. Thương con, bố mẹ Liêm quyết tâm vay mượn, chạy chữa bằng được cho cô con gái của mình.
Tuy luôn bị căn bệnh quái ác hành hạ, nhưng bằng nghị lực của mình, em đã vượt lên hoàn cảnh và học giỏi. Với Liêm, đó như là những món quà em muốn báo hiếu với bố mẹ.
Năm 2009, khi cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyền trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Liêm vỡ òa trong niềm hạnh phúc, vui mừng khi ước mơ được ngồi trên ghế giảng đường đại học thành hiện thực. Nhưng nghiệt ngã, khi chưa kịp tận hưởng hết niềm vui, thì người bố thân yêu của em qua đời, sau một thời gian lâm bệnh. Con tim bé nhỏ, yếu ớt của Liêm như quặn đau thêm lần nữa.
Hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc, những ngày tháng còn lại với mẹ con em là những chuỗi ngày đầy khó khăn cực khổ. Rồi khi học được 2 năm, Liêm phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư máu. “Ngày biết kết quả, mọi thứ quanh em như sụp đổ, hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc”, Liêm nghẹn ngào.
Từ ngày phát hiện con mắc bệnh, Liêm đi đâu là mẹ lại theo đó, số tiền vay mượn cứ thế tăng dần. Trong nhà cũng không còn gì đáng giá để có thể bán được nữa. Hết bệnh viện Bạch Mai, lại sang viện Huyết học, suốt ngày hai mẹ con lếch thếch dắt nhau đi trong sự túng thiếu cùng quẫn.
Chi phí điều trị căn bệnh của Liêm ngày càng cao, cứ 3 tuần lại phải vào viện điều trị bằng hóa chất một lần. Thương mẹ vất vả, đôi khi em có ý định buông xuôi tất cả, nhưng rồi lại từ bỏ ý định khi nghe mẹ nhăn nhó vừa khóc vừa nói với em: “Dù phải bán nhà mẹ cũng phải lo chạy chữa cho con, vì thế con phải gắng sống, con phải cố gắng vì con và vì mẹ nữa”, rồi hai mẹ con lại ôm nhau khóc.
Chưa dừng lại ở đó, mới vào viện truyền hóa chất được một lần thì Liêm lại nghe tin dữ, người mẹ thân yêu nhất của em mắc căn bệnh ung thư vú, đã chuyển sang giai đoạn cuối. Liêm như chết lặng đi: “Ngày biết tin mẹ mắc bệnh, em thực sự không khóc được nữa. Ông trời sao bất công vậy, sao cứ bắt một con bé sinh viên yếu ớt như em phải gánh chịu những nỗi đau quá lớn đến như thế”. Liêm nói trong tiếng nấc nghẹn ngào.

Con ung thư chăm mẹ ung thư

Trong căn buồng ẩm thấp, người phụ nữ gầy yếu phủ tấm chăn mỏng nhìn đứa con gái tội nghiệp mà những giọt nước mắt cứ chảy dài trên khuôn mặt gầy gò. Qua ánh sáng lờ mờ của khe cửa, nhìn khuôn mặt khắc khổ với mái tóc muối tiêu của người phụ nữ đang cố tâm sự với chúng tôi.
Ngồi bên cạnh nhìn mẹ, những giọt nước mắt lại rơi từ khóe mắt của Liêm, em cố nói từng hơi yếu ớt, khiến những người chứng kiến phải chạnh lòng: “Mẹ em yếu lắm, mẹ không ăn được gì khác ngoài mấy thìa cháo. Nhưng có bữa, ăn vào lại nôn ra hết, mẹ đã gầy vì thời gian trước chăm em, nay mắc bệnh thế này, chỉ còn da bọc xương”.
Từ ngày nghe tin mẹ bị bệnh, Liêm quyết định không điều trị tiếp căn bệnh của mình nữa, mà lập tức đưa mẹ nhập viện, dùng số tiền mẹ vay mượn còn lại để lo cứu chữa cho mẹ. Chi phí đắt đỏ, số tiền điều trị cho mẹ cũng cạn dần sau những lần truyền hóa chất.
Bố qua đời, nhà chỉ có hai mẹ con, nay mẹ lại ngã bệnh, họ hàng người thân ở quê cũng quá khó khăn, không ai giúp được gì mẹ con Liêm, nên mẹ con Liêm chỉ biết bấu víu vào nhau mà tiếp tục sống.
Nhiều đêm, Liêm phải thức trắng để chăm mẹ. Mang trong mình căn bệnh ung thư máu, nên việc chăm sóc mẹ với em càng khó khăn gấp bội. “Có lần, đang dìu mẹ đi vệ sinh, thấy chóng mặt, hoa mắt, cảm giác ngất ngay được, nhưng cố gắng gượng phải đi, em mà ngã bây giờ, lấy ai cho mẹ bám đây”, nghĩ lại mà em không cầm nổi nước mắt.
Những ngày cuối đông, trời Hà Nam trở lạnh, cái lạnh như thấu vào xương. Trong căn nhà ẩm thấp, hàng ngày hai mảnh đời bất hạnh lay lắt sống qua ngày. Từ ngày phát hiện mẹ mắc bệnh, nên việc điều trị của Liêm không còn theo đúng phác đồ. Kết thúc học kỳ 1 của năm hai, em đã phải xin bảo lưu kết quả để chăm sóc mẹ.
Hiện em đang phải ở nhà uống thuốc và bồi bổ cho mẹ để tới ngày 19/4 này lại đưa mẹ lên Hà Nội truyền hóa chất. Nhưng em cũng chưa biết xoay xở đầu ra khoản tiền đó.

“Bệnh của em không biết lúc nào tái phát, nếu không điều trị hóa chất kịp thời. Nhưng, giờ em không thể bỏ mẹ được. Em chấp nhận không điều trị cũng được, nhưng chỉ lo không còn đủ sức chăm mẹ. Cả về thể chất lẫn tinh thần, em đã quá mệt mỏi và hình như sắp gục gã mất. Lúc đó, mẹ em sẽ ra sao đây? Còn việc học của em không biết rồi sẽ thế nào nữa, chắc em không còn hy vọng gì nữa”, Liêm vừa nói, vừa khóc nức lên từng hồi.

Chia tay Liêm ra về, đôi mắt buồn của em cứ dõi theo khiến chúng tôi không khỏi bùi ngùi. Căn nhà ẩm thấp tôi tăm như chính tương lai của hai mẹ con em cứ ám ảnh mãi trong tâm trí chúng tôi.
»»  Đọc tiếp

23 tháng 4, 2011

Thư bạn đọc

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 4 23, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Thư bạn đọc

Kính gửi PGS. TS. Phạm Đạo

Cháu là Phạm Tiến Dũng, hiện đang là Sinh viên năm cuối đại học Ngoại thương.

Cháu rất vui mừng và hạnh phúc khi biết đến Website của Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam và biết được những hoạt động, nghĩa cử cao đẹp của anh em dòng họ Phạm chúng ta. Cháu rất mong đóng góp một phần công sức và trí tuệ vào Ban liên lạc trong thời gian sớm nhất có thể.
Xin chân trọng cảm ơn Bác và toàn thể Ban liên lạc, anh em dòng họ Phạm Việt Nam gần xa!

Sau đây là một số thông tin liên lạc của cháu thông qua báo chí và hoạt động ạ!
Cháu chỉ mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp chung của dòng họ, cũng như dân tộc, đất nước Việt Nam thân yêu ^^
Cháu rất mong nhận được thông tin liên lạc từ Ban liên lạc dòng họ Phạm ạ!
Báo tiền phong online:
Đôi nét về Clb FBIS mà cháu là chủ tịch:
http://doanthanhnien.ftu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1263:fbis-ta-am-qvo-thut-va-tri-tu-tr-vit-namq&catid=134:fbis&Itemid=356
Hình ảnh Thanh niên, Đoàn viên Xuất sắc:
Chương trình Thanh niên làm theo lời Bác củ VTV6:

 
Phạm Tiến Dũng.
Chủ tịch FBIS Đại học Ngoại Thương.
Điện thoại: 098 227 8589 / 01279 03 8866
Email: khoahocgd@gmail.com
Website: doanthanhnien.ftu.edu.vn/ fbis.vn/ bigkids.edu.vn
Địa chỉ: số 91 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
»»  Đọc tiếp

22 tháng 4, 2011

Nghị lực phi thường của chàng thủ khoa câm điếc

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 4 22, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments

Nghị lực phi thường của chàng thủ khoa câm điếc


Đọc sách là sở thích của Khiêm lúc rảnh rỗi (ảnh bên)

Đoàn Phạm Khiêm, thủ khoa đầu vào khoa Hội họa Trường đại học Mỹ thuật TPHCM năm 2009 là thí sinh câm điếc duy nhất tại Việt Nam trúng tuyển vào một trường đại học chính quy.
Khu tập thể của Fafilm Việt Nam (số 112 Lê Thánh Tôn, Q.1, TPHCM) có một gia đình đặc biệt. Gia đình chỉ có 2 người và chẳng bao giờ có tiếng nói chuyện. Căn nhà tập thể chật chội được thuê lại với giá “hữu nghị” đó là của mẹ con Đoàn Phạm Khiêm.

Vượt lên nghịch cảnh

Đoàn Phạm Khiêm, sinh năm 1982, ra đời như bao đứa trẻ bình thường khác. Khiêm bụ bẫm, thông minh và được mẹ tập cho nói: “ba, mẹ, bà, đi về...” từ rất sớm và khả năng nghe của anh cũng phát triển bình thường.

Bà Phạm Cao Phương Thảo, mẹ Khiêm kể lại: Năm lên 1 tuổi, Khiêm bị tiêu chảy nặng và chữa chạy không kịp. Trong bệnh viện vào thời điểm đó có 2 đứa trẻ nữa cùng bị như Khiêm và đều đã chết. Riêng với Khiêm, ảnh hưởng của kháng sinh đã khiến cậu bị điếc đặc từ đó. Không còn khả năng nghe, do đó cũng không thể bắt chước để phát âm giọng nói, Khiêm bị câm điếc luôn.
Sau 8 năm chữa trị, tất cả hi vọng chạy chữa cho Khiêm đều trở thành vô vọng. Cha mẹ li dị từ năm 1990, Khiêm về sống với mẹ. Ngoài giờ làm việc, bà Thảo phải xin cơ quan cho làm bảo vệ đêm, đi đóng giày, bán báo... để có tiền chữa bệnh cho Khiêm và nuôi sống gia đình. Rồi đột ngột, bà bị bệnh nan y, chút tài sản cuối cùng của gia đình cũng đội nón ra đi trong nỗi đau khổ cùng cực của 2 mẹ con.

20 năm nay, hai mẹ con gắng sức tự nuôi nhau. Năm 8 tuổi, Khiêm vào học trường Khiếm thính Hy Vọng tại TPHCM. Ở Việt Nam mới chỉ có trường tiểu học dành cho người khiếm thính và chương trình học cấp 2 (không có trường dạy cấp 2 cho người khiếm thính), nên Khiêm chỉ có hi vọng được học tới lớp 9. Khác với chương trình học của người bình thường, chương trình học của người khiếm thính kéo dài một năm rưỡi đến hai năm mới xong một lớp. Do đó, đến tận năm 2000, Khiêm mới học hết lớp 7, với bảy năm là học sinh xuất sắc. Một cơ hội mở ra khi Đại học Gallaudet (một đại học của Mỹ dành cho người câm điếc) dành cho Khiêm học bổng đi học tại Đồng Nai. Sáu năm sau, Khiêm đã hoàn thành chương trình học tại đây, đạt chứng chỉ giảng dạy Ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam (ngôn ngữ dành cho người câm điếc Việt Nam). Khiêm được mời làm giảng viên dạy Ngôn ngữ kí hiệu cho Khoa Văn hóa nghiên cứu Ngôn ngữ của người câm điếc trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai. Khiêm còn góp phần vào việc biên soạn Bộ từ điển Ngôn ngữ kí hiệu dành cho người câm điếc Việt Nam.

Hoàn thành chương trình học ở Gallaudet, Khiêm quyết định thi đại học. Sau một năm đầu thi trượt trường Kiến trúc, Khiêm đầu tư đi luyện thi vẽ để thi vào Khoa Hội họa trường Đại học Mỹ thuật TPHCM. Đối với người bình thường, việc đạt được kết quả tốt trong học tập, thi cử đã là khó, huống chi Khiêm là một người câm điếc. Vậy mà, Khiêm đã xuất sắc trúng tuyển đầu vào của Khoa Hội họa với 29,5 điểm (kể cả điểm ưu tiên là 31,5 điểm) với điểm số môn vẽ là 8 điểm, trở thành một trong số thủ khoa kì thi tuyển sinh năm 2009 của Khoa Hội họa.
“Người câm điếc thì làm được gì?”

Câu nói ấy đã găm vào suy nghĩ của Khiêm. Đó là nỗi đau và cũng là động lực để Khiêm phấn đấu, nỗ lực từng ngày.
- Khiêm ra dấu nói - “Nếu đã biết mơ ước thì hãy cố gắng thực hiện để chạm đến mơ ước đó Mình muốn đi du học về mỹ thuật ở Pháp hoặc Mỹ vì đây là những quốc gia mỹ thuật rất phát triển. Ở đó người ta sử dụng ngôn ngữ ký hiệu rất phổ biến. Mình sẽ trở về dạy cho những người câm điếc và những người bình thường về mỹ thuật và ngôn ngữ ký hiệu để họ truyền đạt lại hoặc phiên dịch cho người câm điếc”.

Mơ mở trường ĐH cho người câm điếc

Nhiều người khuyên Khiêm nên đi học nấu ăn làm đầu bếp hoặc đi học may làm công nhân. Còn mẹ thì bảo Khiêm học trung cấp liên thông lên cao đẳng rồi đi làm. Anh chàng khẳng định một cách tự tin và chắc chắn với mẹ: “Con sẽ thi Đại học và nhất định sẽ đậu vào ĐH chính quy để mẹ tự hào”.
Khiêm bắt xe buýt đi luyện thi Đại học tại nhà một cô giáo dạy ở Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM, một tuần ba ngày (từ sáng đến chiều các ngày thứ hai, tư, sáu). Không có tiền, anh chàng đánh liều học “cóp” lớp luyện thi chiều - tối thứ ba, năm, bảy tại Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM.
Học văn là môn vất vả nhất với Khiêm. Cậu phải đánh vật với từng tiết học vì chỉ có thể nhìn vào khẩu hình của giáo viên để đoán nội dung. Khiêm quyết tâm cải thiện điểm môn văn bằng cách xem trước những tác phẩm sẽ học. Cậu chăm chú nhìn khẩu hình của giáo viên để đoán ý rồi gom ý lại, viết ra giấy hỏi bạn. Nếu không hiểu nữa thì mới đưa giấy hỏi cô giáo. Rảnh giờ nào Khiêm lại đi bộ ra tiệm Internet hoặc đến các nhà sách và Thư viện Khoa học tổng hợp đọc sách, ghi chép lại những ý hay... tới 9, 10g tối mới về nhà.
Còn với những môn vẽ cứ sai tới đâu sửa tới đó. Thầy nhìn vào hình rồi gạch chéo những điểm sai và vẽ sang bên cạnh, Khiêm nhìn vào đó rút kinh nghiệm. “Nó siêng vẽ lắm. Ngày nào đi học về tới nhà cũng bò ra đất vẽ suốt tới 11g đêm rồi mang lên nhờ các thầy góp ý giùm”, cô Phương Thảo kể.

Người học sinh câm điếc ấy vừa đậu vào khoa hội họa (ĐH Mỹ thuật TP.HCM) với 29,5 điểm, chưa cộng điểm ưu tiên câm điếc (1,5 điểm) và điểm khu vực 2 (Đồng Nai 0,5 điểm).
“Khiêm còn muốn xây một trung tâm giao lưu, dạy vẽ và múa dấu miễn phí dành cho người câm điếc” và mở một trường Đại học cho người câm điếc. Đó là ước mơ lớn nhất của Khiêm.

Phạm Đình Điểu - Tổng hợp



»»  Đọc tiếp

BLL họ Phạm huyện Hòai Ân Bình Định đã được thành lập

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 4 22, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH HỌP MẶT LẦN THỨ NHẤT

Ngày 08/4/2011, tại thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, Ban liên lạc họ Phạm huyện Hoài Ân tổ chức cuộc gặp mặt lần thứ nhất. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện các Chi phái, Hội đồng gia tộc và Ban Quản lý Từ đường họ Phạm các xã trong toàn huyện. Ông Phạm Đều, đại diện Ban liên lạc họ Phạm huyện Hoài Ân thông báo một số tình hình việc họ của toàn tỉnh và thảo luận chương trình hoạt động của Ban liên lạc họ Phạm huyện Hoài Ân trong thời gian đến. Suy nghĩ, trăn trở về hoạt động dòng họ như thế nào cho có hiệu quả, thiết thực đã được Ban liên lạc bàn bạc và với quyết tâm cao, kỳ vọng trong thời gian đến sẽ có những hoạt động việc họ thiết thực nhất ở huyện này.

Ban liên lạc họ Phạm huyện Hoài Ân được đề cử gồm 19 thành viên; Bộ phận thường trực Ban Liên lạc gồm 5 thành viên do ông Phạm Minh Hùng là Trưởng ban.
1. Ông Phạm Minh Hùng, xã Ân Thạnh làm Trưởng ban, ĐT 0985981011
2. Ông Phạm Minh Tấn, xã Ân Tín làm Phó ban, ĐT 0984457843
3. Ông Phạm Đều, xã Ân Tường Tây, làm Phó ban, ĐT 0985253359
4. Ông Phạm Minh Tuấn, xã Ân Đức, làm Phó ban, ĐT 0914124199
5. Ông Phạm Minh Nhất, thị trấn Tăng Bạt Hổ, làm Thư ký, ĐT 0984639285

Phạm Đình Đôn
BLL Họ Phạm tỉnh Bình Định

Toàn cảnh cuộc gặp mặt

Các vị trong Ban liên lạc



»»  Đọc tiếp

19 tháng 4, 2011

Thống kê người họ Phạm

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 4 19, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Thống kê tỉ lệ người họ Phạm trong cộng đồng

Những năm qua đẫ có một số người bỏ công ra thống kê xem người họ Phạm của chúng ta chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong cộng đồng người Việt Nam. Phương pháp là chọn ngẫu nhiên một số tập thể nào đó và đếm riêng xem có bao nhiêu người họ Phạm.Ví dụ , thống kê học sinh 7 trường tiểu học ở Hưng Yên được 351 cháu họ Phạm trên tống số 4931 học sinh, chiếm tỉ lệ 7,1%,, thống kê danh sách Cựu chiến binh Công binh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được 95 người họ Phạm trên tổng số 1345 đồng chí, chiếm tỉ lệ 7,1% ...Đến nay chúng ta đẫ có kết quả thống kê trên một số mẫu ngẫu nhiên khác như học sinh một số trường ở Bắc bộ, ở Nam bộ trước năm 1975, các vị đỗ đại khoa trong suôt 844 năm lịch sử khoa cử thời kỳ nho học ở nước ta (1075-1919), các vị đỗ Cử nhân thời Nguyễn(1802-1945), các vị Ủy viên Trung ương Đảng CSVN từ khóa 3 đến khóa 11 (1960-2011) v.v... Kết quả hiện thống kê được 1200 người họ Phạm trên tổng số 17.352 người, chiếm tỉ lệ 6,9%.. Các số liệu thống kê trên rất quý nhưng chưa nhiều, chua phản ánh hết thực tế vì số mẫu thống kê còn chưa đại diện hết các tầng lớp dân cư.

Hiện nay chúng ta có một thời cơ rất thuận lợi là cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp ngày 22.5.2011. Tất cả các điểm dân cư đều công bố Danh sách cử tri. Ở mỗi điểm niêm yết, chúng ta chỉ cần bỏ ra 5-7 phút đếm xem có bao nhiêu người họ Phạm và ghi tổng số cử tri có trong danh sách, chúng ta sẽ được số liệu rất khách quan, đại diện, phản ành đúng tỉ lệ người họ Phạm trong cộng đồng dân cư ở nơi đó. Tập hợp kết quả nhiều địa phương lại, chúng ta sẽ có con số phản ánh tỉ lệ người họ Phạm trong cộng đồng dân tộc Việt Nam ta.

Đề nghị tất cả các bác, các chú, các cô, các anh, các chị quan tâm đến việc họ hãy bỏ ra 5-7 phút để làm công việc có ý nghĩa rất to lớn này. Kết quả thống kê (số người họ Phạm và tổng số người trong danh sách) xin gứi về:

Bà Phạm Thị Thúy Lan ở 204/D2A ngõ 28D đường Lương Định Của Hà Nội
Điện thoại: (04) 38522040, 0912137909. Email: phamthuylan10@gmail.com

Đây là một việc làm tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn. Mong bà con ta nhiệt liệt hưởng ứng. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người tham gia.

PHẠM VĂN DƯƠNG
Phó trướng ban kiêm Tổng Thu ký BLL họ Phạm VN
»»  Đọc tiếp

Thư bạn đọc góp ý với trang web

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 4 19, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments

Góp ý với trang Web

Kính gửi: Ban quản trị Website hopham.

Tôi là một người con của dòng họ Phạm, sinh ra trên đất Thanh Hà - Hải Dương. Tôi là người quan tâm đến việc sinh hoạt dòng họ mình và cũng thường truy cập vào Website của dòng họ để cập nhật thông tin về hoạt động của dòng họ trên cả nước. Qua thông tin trên website, tôi đã nắm bắt được các hoạt động của dòng họ Phạm trên khắp cả nước, và cũng rất tự hào về đóng góp của dòng họ Phạm đối với đất nước, cộng đồng, dòng tộc. Tôi nhận thấy, việc sinh hoạt dòng tộc, tìm hiểu nguồn gốc dòng tộc và nhiều việc khác nữa... giữa các thành viên thông qua gặp gỡ trực tiếp nói riêng, thông qua website nói riêng, là hoạt động có thông tin, trao đổi, bàn luận qua lại nhiều lần. Tôi thấy trên một số website, tính năng \"diễn đàn\" là tính năng rất hữu ích, rất hay cho việc trao đổi, thảo luận giữa các thành viên mà website của mình chưa có. Tôi không biết, đã có ai góp ý về việc website dòng họ nên bổ sung thêm tính năng \"diễn đàn\" chưa, nhưng tôi cũng mạo muội xin đóng góp ý kiến nhỏ bé là BQT nên nghiên cứu, bổ sung thêm một số tính năng như \"diễn đàn\", \"thành viên\" để tiện cho việc trao đổi, bàn luận qua website. Trên đây là suy nghĩ nhỏ của tôi, nếu có gì sơ suất hay không phải mong BQT bỏ qua. Xin cám ơn!

Phạm Sỹ An
Số 105 Tuệ Tĩnh, P. Phạm Ngũ Lão, TP. Hải Dương
ĐT: 0985.865.865, Mail: khanh_chi_20012009
»»  Đọc tiếp

Thư kêu gọi xây dưng quĩ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 4 19, 2011 bởi Phạm Đạo · 7 comments

BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
Website: www.hophamvietnam.org
Hà Nội: 12 ngách 105/1 ngõ 105 đường Xuân La, Q.Tây Hồ, Hà Nội, ĐT: 04.37533380
Tp Hồ Chí Minh: Số 6 Phố Phan Bội Châu, P. Bến Thành, Quận.1, ĐT: 08. 38292178


THƯ KÊU GỌI XÂY DỰNG
QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM


Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước

Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta.

Từ năm 2011, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt nam chủ trương đẩy mạnh các hoạt động tình nghĩa nói trên ở quy mô toàn quốc, song song với các hoạt động này ở các địa phương và trong các dòng họ. Cụ thể là thành lập “Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam” gồm 2 phần là “Quỹ Khuyến học, khuyến tài” và “Quỹ Tình nghĩa”, huy động một số tiền nhằm mục đích:

1. Vinh danh các nhân tài họ Phạm trên tất cả các lĩnh vực.

2. Khen thưởng các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt giải trong các kỳ thi quốc tế và quốc gia về các môn học, các môn nghệ thuật, thể dục thể thao, các cháu thi đại học đỗ thủ khoa với số điểm cao, đồng thời cấp học bổng cho các cháu học sinh nghèo được nêu gương điển hình về khắc phục khó khăn, vươn lên học giỏi.

3. Trợ giúp một số gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt.

Hàng năm, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ tập hợp , xét duyệt danh sách và tổ chức Lễ vinh danh, trao phần thưởng, học bổng và tiền trợ giúp cho các đối tượng xứng đáng.

Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt nam kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước hảo tâm đứng ra tài trợ hoặc đóng góp tiền của cho “Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam”, cụ thể là 2 quỹ: “Quỹ Khuyến học, khuyến tài” và “Quỹ Tình nghĩa”. Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ mời các nhà tài trợ lớn đến dự Lễ để vinh danh và trực tiếp trao phần thưởng, học bổng, tiền trợ giúp cho các đối tượng xứng đáng, những nhà tài trợ khác có thể đóng góp tiền vào Quỹ, sau đó Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ trao cho các đối tượng được xét chọn. Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ trao “Bằng vinh danh Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam” cho những nhà tài trợ lớn, trao “Giấy chứng nhận Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam” cho những người đóng góp cho Quỹ và thường xuyên ghi Danh sách tất cả mọi người đã ủng hộ Quỹ trên mục “Những Tấm lòng vàng” của trang tin điện tử “hophamvietnam.org”.

Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã ban hành “Quy chế Tổ chức và hoạt động Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam” và thành lập Ban Quản lý Quỹ để quản lý việc thu chi, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Mọi khoản tài trợ, đóng góp có thể đưa trực tiếp hoặc gửi vào tài khoản “Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam”, chỉ rõ là “Quỹ Khuyến học, khuyến tài” hoặc “Quỹ Tình nghĩa”. Người thay mặt Quỹ để đứng tên chủ tài khoán là:

Ông Phạm Đình Nhân, Phó trưởng Ban thường trực, Trưởng Ban Tài chính Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Viêtn Nam.

Địa chỉ: 110 ngõ 158 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Tel/fax: 04 37221708. Mobile: 0987552467, 01665104831. Email: phdinhnhan@gmail.com.
Tài khoản số: 0021000920452 Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam, 344 Bà Triệu, Hà Nội (BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, HANOI BRANCH SWIFT CODE: BFTVVNVX 002)

Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp và bà con đã hảo tâm tài trợ, đóng góp cho “Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam” nhằm vinh danh nhân tài họ Phạm, khuyến khích, bồi dưỡng, ươm trồng những tài năng vì tương lai con cháu Dòng họ chúng ta và trợ giúp bà con đồng tộc, thể hiện đạo lý tốt đẹp của Dân tộc ta.

TM. Thường trực BLL HPVN
KT. Trưởng Ban
Phó Trưởng Ban kiêm Tổng Thư ký
PHẠM VĂN DƯƠNG
»»  Đọc tiếp

18 tháng 4, 2011

Hoạt động của Quĩ Giải thưởng Phạm Thận Duật

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 4 18, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

QŨY GIẢI THƯỞNG PHẠM THẬN DUẬT TẶNG XE LĂN
CHO ĐỒNG BÀO BỊ KHUYẾT TẬT Ở THÁI BÌNH

Ngày 8.4.2011, thực hiện chương trình từ thiện xã hội trong Quý II năm 2011, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã về xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trao tặng 4 chiếc xe lăn theo đề nghị của Hội Chữ thập đỏ của xã. Trong buổi lễ Ông Hoàng Đức Bồng, Chủ tịch UBND xã Minh Hòa đã phát biểu cảm ơn Quỹ Phạm Thận Duật đã ưu ái cho xã Minh Hòa sau lần về xã trao tặng quà tết trước tết năm Tân Mão. Ông đã cùng ông Bí thư Đảng ủy xã và các vị lãnh đạo Quỹ trao tận tay và đẩy xe lăn cho các đồng bào bị khuyết tật ra ngoài hội trường kết thúc lẽ trao tặng. Sau đây là một vài hình ảnh

                                           Chủ tịch UBND xã Minh Hòa phát biểu cảm ơn

Các vị lãnh đạo Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật và Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy
 xã Minh Hòa chụp chung với đồng bào khuyết tật trên xe lăn

Tin Đình Nguyên
»»  Đọc tiếp

Một đám cưới

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 4 18, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Nhân ngày “Người tàn tật Việt Nam”

MỘT ĐÁM CƯỚI Ở NƠI “SÁNG NGỜI TÌNH THƯONG”

Đó là đám cưới cùa anh Chau Sieng Sô Phiếp, người dân tộc Khơ Me quê ở Tri Tôn - An Giang và chị Lành Thị Thể, người dân tộc Nùng quê ở Hữu Lũng -Lạng Sơn diễn ra sáng ngày 15.4.2011 tại Trung tâm dạy nghề nhân đạo Tâm-Tín (gọi tắt là T&T). Đám cưới hai học sinh của Trung tam được kết hợp với ngày Lễ Kỷ niệm “Ngày Người tàn tật Việt Nam 18.4”.
Chú rể ngồi trên xe lăn, luôn luôn có cô dâu tay bị khoèo đẩy xe. Những người đến dự là các bạn cũng khuyết tật: hoặc câm, điếc, hoặc tay, chân, hoặc thân thể không lành lặn. cùng các cô giáo của Trung tâm dạy nghề nhân đạo T&T. Khách đến dự là đại diện cấp ủy, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc và các cán bộ của huyện Từ Liêm và xã Mễ Trì, TP Hà Nội. Giám đốc Xưởng sản xuất Tranh đá quý Xuân Việt Phạm Văn Xuân, đại diên Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh của Người tàn tật Việt Nam. Đặc biệt rất đông các “anh” bộ đội đã nghỉ hưu: Tổng Giám đốc Lê Bình và Phó Tổng Giám đốc Đinh Quang Tíến cùng các vị thuộc Công ty cổ phần đồng đội Tây Trường Sơn, Giám đốc Nguyễn Thời Bình cùng các vị ở Trung tâm hỗ trợ nhân đạo Tây Trường Sơn, ông Vương Đặng Hòa, Giám đốc Trung tâm văn hóa của Trung tâm hỗ trợ Nhân đạo Tây Trường Sơn. Đại diện Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, bà Phạm Thị Thúy Lan, Ủy viên Thưởng trực kiêm Tổng Biên tập Thông tin họ Phạm Việt Nam cùng ông Phạm Văn Hồng, Ủy viên BLL, bà Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ nhiệm CLB gái đảm dâu hiền của dòng họ Phạm-Phạm Xá cũng đến dự.
Niềm vui và sự xúc động lộ rõ trên nét mặt mặt mọi người.
Trung tâm dạy nghề Nhân đạo T&T được thành lập theo Quyết định số 3701/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của UBND Thành phố Hà Nội. Là tổ chức nhân đạo, hoạt động theo phương thức phi lợi nhuận, tự lo liệu kinh phí và phương tiện hoạt động. Mục tiêu của Trung tâm là: Dạy nghề miễn phí và tạo việc làm cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi và khuyết tật còn khả năng lao động từ 16 đến 25 tuổi. Hàng năm, đã tuyển sinh và dạy nghề miễn phí cho 97 học sinh thuộc các đối tượng trên với các nghề: Tin học, sửa chữa xe máy, may dân dụng, thêu ren và làm tranh đá quý, đá bán quý. Sau khi học nghề học sinh được cấp chứng chỉ nghề và được Trung tâm giúp đỡ để có việc làm tại các cơ sở sản xuất; một số trở về quê hương lập nghiệp và làm việc ngay tại xưởng sản xuất của Trung tâm. Trung tâm còn tạo việc làm cho học sinh, mở được Xưởng sản xuất tranh và đá quý, mở dược các Triển lãm giới thiệu mặt hàng và tiêu tụ sản phẩm
Đã tổ chức khám, chữa bệnh bằng phương pháp Đông Y hoàn toàn miễn phí cho 528 lượt người khuyết tật, người già cô đơn và người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội; Nhân ngày 18-4, kỷ niệm ngày “Người khuyết tật Việt Nam", Trung tâm đã tổ chức khám, tư vấn chữa bệnh và phát thuốc bổ miễn phí cho 362 người khuyết tật của 03 xã: xã Mễ Trì - huyện Từ Liêm, xã Song Phương – huyện Hoài Đức, xã Hữu Hòa – huyện Thanh Trì. Tặng 35 xe lăn cho người khuyết tật, 365 suất quà (mỗi suất trị giá 100.000đ) cho người khuyết tật và người già cô đơn, trẻ em mồ côi nhân ngày “Thế giới người tàn tật” và Tết Nguyên đán. Ủng hộ Quỹ khuyến học và Hội người cao tuổi trên địa bàn thôn Phú Đô.
Ngoài việc học nghề, học sinh của Trung tâm còn được học Tiếng Anh, đàn, múa hát, đi tham quan dã ngoại, tham gia giao lưu với các tổ chức nhân đạo, thanh niên tình nguyện trong nước và Quốc tế (BBT sẽ có bài chuyên đề để giới thiệu kỹ hơn về Trung tâm).

Học sinh đến học có quê quán ở khắp các tỉnh.
Giám đốc Trung tâm là Nhà giáo Phạm Thị Thơm, Phó Giám đốc là các Thạc sĩ Phạm Văn Tiến và ông Phạm Văn Dũng. Đây là môt cơ sơ nhân đạo do những người họ Phạm tập hợp lại và hoạt động cho mục đich nhân đạo, đã thu được những kết quả đáng khích lệ và được đia phương đánh giá cao.
Ngoài việc đào tạo, Trung tâm còn chăm lo đời sống cho học sinh, thực sự trở thành tổ ấm cho các mảnh đời kém may mắn, có chỗ ăn ở cho học sinh tương đối chu đao.
Đám cưới mà hôm nay Trung tâm tổ chức cho học sinh của mình cũng phần nào thể hiện sự chăm lo đó. Nhìn đôi bạn không lành lặn ríu rít bên nhau, mọi người như cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và thầm cảm phục Người sáng lập Trung tâm – bà Phạm Thị Thơm với tấm lòng nhân hậu của bà. Với cái TÂM vì mọi người, bà đã xây dựng Trung tâm của mình trở thành nơi ”Sáng ngời tình thương” như lòng mong muốn của bà.

Thúy Lan

Một vài hình ảnh về đám cưới và hoạt động của Trung Tâm
        Cô dâu, chú rể, 2 người bạn khuyết tật và bà Phạm Thị Thơm, Giám đốc Trung tâm
                                                 Đại diện người khuyết tật phát biểu ý kiến.
                         Khách dự đám cưới chụp ảnh lưu niệm với cô dâu, chú rể và Trung tâm.
                                             Hoạt động từ thiện của Trung tâm
Trung tâm trưng bày gian hàng tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia
và Tổ chức triển lãm tại 45 Tràng Tiền

 


»»  Đọc tiếp

17 tháng 4, 2011

Thông báo thành lập Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 4 17, 2011 bởi PKDuong · 0 comments


 Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam từ khi thành lập đến nay (24.10.1996) đã thực hiện được nhiều hoạt động đúng theo như mục đích để ra là tập hợp, đoàn kết tất cả những con người họ Phạm có chung một tâm nguyện là tìm về cội nguồn, tri ân tiên tổ, đền ơn đáp nghĩa các bậc tiền bối của dòng họ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, giáo dục các thế hệ đi sau học tập những tinh hoa và truyền thống dòng họ.

Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều thành quả đã đạt được, Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam nhận thấy sự nghiệp khuyến học khuyến tài cũng như việc giúp đỡ nhau để làm giảm nỗi đau trong những hoàn cảnh khó khăn tuy đã có thực hiện nhưng chưa được bao nhiêu. Trước tình hình đó, tại Cuộc họp ngày 10 tháng 12 năm 2010, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã có chủ trương lập Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam nhằm tạo nguồn vốn được hình thành từ các nhà hảo tâm của họ Phạm Việt Nam sinh sống ở trong nước và ở nước ngoài đóng góp để Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam có kinh phí cho các hoạt động phục vụ sự nghiệp khuyến học khuyến tài và giúp đỡ những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bà con họ Phạm.

Ngày 25.3.2011, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã ra quyết định thành lập Quỹ, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ và quyết định nhân sự Ban Lãnh đạo Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam. Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng quyết định sẽ tổ chức lễ ra mắt Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam vào ngày 29.05.2011 tại Văn Miếu Quốc tử Giám.

Trong lễ ra mắt Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ tổ chức lễ vinh danh các nhân tài họ Phạm Việt Nam, lễ trao Giải thưởng khuyến học cho tất cả các em học sinh họ Phạm đạt giải Olympic Quốc tế, Giải Nhất Quốc gia trong tất cả các lĩnh vực giáo dục, văn hóa và khoa học, trao Giải thưởng cho các thủ khoa họ Phạm thi vào Đại học với số điểm cao, trao các học bổng cho các em họ Phạm là học sinh nghèo vượt khó và trao tiền trợ giúp cho các hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Và hàng năm sẽ tổ chức các hoạt động đó theo định kỳ.

Đây là bước khởi đầu đầy khó khăn vì kinh phí để tiến hành các hoạt động khen thưởng, cung cấp học bổng và trợ giúp khó khăn cho con em họ Phạm chủ yếu dựa vào lòng hảo tâm của bà con chúng ta đóng góp. Vì vậy Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã có thư kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước đứng ra tài trợ hoặc đóng góp tiền của cho “Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam”. Nhà tài trợ có thể trực tiếp trao phần thưởng, học bổng, tiền trợ giúp cho các đối tượng xứng đáng trong buổi lễ. Tất cả những tấm lòng vàng có đóng góp cho Quỹ đều được đăng trên mục “Những Tấm lòng vàng” của trang tin điện tử “hophamvietnam.org” và trên bản tin “Thông tin họ Phạm Việt Nam” phát hành đều kỳ.

Thay mặt Ban lãnh đạo Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn các nhà tài trợ đã đóng góp  vào Quỹ nhằm tạo điều kiện cho Quỹ hoạt động và hy vọng trong thời gian tới, Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam sẽ còn được sự ủng hộ hơn nữa. Cũng nhân dịp này, xin trân trọng kính mời các vị đến dự Lễ ra mắt Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam sẽ được tổ chức vào 8 giờ sáng ngày Chủ nhật 29.05.2011.

PHẠM ĐÌNH NHÂN
Chủ tịch
Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam



+ QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM

QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIÊM CHỨC DANH BAN QUẨN LÝ
»»  Đọc tiếp

Tìm về cội nguồn(Thư bạn đọc)

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 4 17, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Tìm về cội nguồn
Kính gửi các bác, chú Ban liên lạc họ Phạm ở Yên Mô - Ninh Bình. Tôi họ Phạm ở Đồng Lại- Gia Lộc- Hải Dương.

Họ Phạm của chúng tôi đến nay đã có 7 thế hệ. Do loạn lạc, chiến tranh nên gia phả đã bị mất vào khoảng sau năm 1954. Nay trong họ muốn viết lại nhưng vì người có thể nhớ rành rọt thì đã mất, cụ còn sống thì cũng rất lơ mơ. Tôi sơ lược như sau và kính mong Ban liên lạc họ xem có mối liên hệ thì cho tôi xin để tôi viết lại cho đầy đủ: + Cụ Phạm Quý Công tự Đình Tuân sinh vào khoảng năm 1860 đến 1870 vợ là Phạm Thị Lạch trước năm 1954 từng là địa chủ quản lý một vùng đất khá rộng từ giữa Làng Ty hiện nay ( Làng này nghe nói cũng mới về dụng từ khoảng cuối thế kỷ 19) đến sát làng Thống Nhất và làng Vo Lường. Cụ Phạm Văn Số là em cụ Đình Tuân. - Sau đời cụ Tuân đến nay thì còn rõ. - Trước cụ Tuân và cụ Số là ai thì chưa được rõ. Nghe các cụ kể trước đó cụ Phạm Quý Công tự Doãn Chấp là chú hay bác của cụ Đình Tuân thi cử đỗ đạt rồi không về làng nữa. Theo một gia phả của một dòng họ khác thì trước đó cụ Phạm Quý Công tự Đình Hiếu cùng bố cụ Doãn Chấp ( ông cụ Đình Tuân) từ Ninh Bình về đây lập nghiệp nhưng vào năm nào, cụ Đình Hiếu và bố cụ Đình Tuân có mối liên hệ gì thì cũng không rõ. Kính mong các chú, các bác xem giúp có mối liên hệ thì xin cho biết để tôi viết lại gia phả cho đầy đủ. Xin trân trọng cảm ơn!
Phạm Văn Mau: Làng Đồng Lạị - xã Liên Hồng - huyện Gia Lộc - Hải Dương
Điện thoại: 0976263930, Email: maupv@someco.com.vn

»»  Đọc tiếp

16 tháng 4, 2011

Lễ Thanh Minh Tộc Phạm Đắc

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 4 16, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments

LỄ THANH MINH TỘC PHẠM ĐẮC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Ngày 10 tháng 04 năm 2011 nhằm ngày mùng 08 tháng 03 năm Tân Mão, Lễ Thanh Minh Tộc Phạm Đắc đã được tổ chức tại nhà thờ Họ ở ấp 06, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh. Con cháu họ tộc đã đến dự lễ rất đông vui .
Thay mặt hội đồng gia tộc

Phạm Đắc Phước

Sau đây là một số hình ảnh về buổi Lễ
»»  Đọc tiếp

11 tháng 4, 2011

Dâng hương lễ tổ

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 4 11, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

    
     Dâng hương lễ tổ
     
      Xa quê con đến đất này
Dự ngày giỗ tổ hôm nay, lần đầu.
      Cội nguồn gốc tích từ đâu?
Cũng còn nghiên cứu thật sâu mới tường.
      Hôm nay, trước án dâng hương
Tổ tiên, xin rủ lòng thương chỉ đường.
      Quê con: làng Chắm, Hải Dương
Dòng họ Phạm Khắc tha hương mọi miền.
      Quê con có nghề gia truyền
Đóng giầy, bảo vệ vẹn nguyên chân người.

      Xa quê từ thuở thiếu thời
Theo cha mẹ đã bỏ rời nghề nông,
      Lớn cầm súng giữ non sông.
Xong giặc học tập bằng hồng được trao.
      Hơn bốn thập kỷ lao đao
Làm ăn, công tác, con nào có ngơi.
      Nay con cũng nghỉ hưu rồi
Cội nguồn, tông tổ con đời nào quên?!
      Công dầy tiên tổ móng nền
Cháu con, hậu duệ vững bền dài lâu.
      Tổ tông Họ Phạm, thờ đâu?
Chúng con cung kính, khấu đầu dâng hương.
      Khói nhang mờ ảo án đường
Như cha ông vẫn vấn vương cõi trần
      Ban cho con cháu phúc, phần,
Ban cho sức khỏe mười phân vẹn mười.
      Trông lên án tọa sáng ngời.
Tổ tông Họ Phạm đời đời hiển vinh.
     
     Anh em dòng tộc ân tình
Thương nhau chân thật vì mình, vì nhau./.

Nhân giỗ tổ họ Phạm làng Trinh Lương
Ngày 01 thỏng 02 Tân Mão

Phạm Khắc Ngọc – 0913004518
»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi