Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

29 tháng 7, 2009

Phạm Hy Hiếu chia sẽ hậu trường cuộc thi Olympic Toán quốc tế

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 7 29, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

Con châu chấu và 30 phút với Terence Tao


GS Terence Tao (ngoài cùng bên phải)
và các khách mời đặc biệt tại IMO 2009. Ảnh: H.H

SGTT - Vừa trở về từ cuộc thi toán quốc tế lần thứ 50 tổ chức tại Bremen (Đức) với chiếc huy chương bạc, Phạm Hy Hiếu, học sinh lớp 11 trường phổ thông Năng khiếu, đại học Quốc gia TP.HCM, đã chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị một số thông tin thú vị về chuyến đi này.

Đề thi ngày thứ 2 có bài số 6 mà ở lễ tổng kết được đánh giá là một trong những bài khó nhất của 50 năm thi toán Olympic. Khi đưa đề lên mạng, ở Việt Nam có người gọi đó là “bài toán con châu chấu” vì đề cho “Một con châu chấu nhảy dọc theo trục thực...”, thí sinh phải “Chứng minh rằng con châu chấu có thể chọn thứ tự các bước nhảy...”.

Theo quy định, có hai buổi thi, mỗi buổi thí sinh phải làm ba bài trong bốn tiếng rưỡi, các bài đều có thang điểm cao nhất là 7. Tôi được nghe một chuyện vui là sau khi đọc bài “con châu chấu”, một thí sinh Anh hỏi: “Con châu chấu là con gì”. Hội đồng giám khảo truy cập từ điển Wikipedia để giải thích, bắt đầu bằng “Châu chấu là một côn trùng...”. Tôi thì tôi biết châu chấu, có lần đi chơi ở Nam Sài Gòn tôi còn bắt châu chấu về cho cá ăn. Nhưng không vì thế mà tôi làm được bài toán dù tôi đã viết tới hai trang giấy. Trong 565 thí sinh, có ba người giải bài toán này được trọn 7 điểm là Makoto Soejima (Nhật Bản), Dongyi Wei (Trung Quốc) và Lisa Sauermann (Đức – nữ). Hà Khương Duy, đại học Quốc gia Hà Nội cũng được 4 điểm ở bài này.

Bài toán tôi không giải được lại là chủ đề của một hoạt động mà tôi không ngờ là mình được tham dự. Sau lễ bế mạc trao huy chương sáng 21.7, đầu giờ chiều tôi được cử đi dự buổi giao lưu không có trước trong chương trình. Người hướng dẫn không nói là giao lưu với ai. Đến nơi đã thấy một nhóm thí sinh trong đó có Fan Zheng, Bo Lin (Trung Quốc), Evan O’Dorney (Mỹ), Lisa Sauermann (Đức) và... GS Terence Tao! Cần nói thêm rằng, cuộc thi năm nay là lần thứ 50 (IMO 2009) nên có sáu khách mời đặc biệt là những nhà toán học từng đạt huy chương vàng IMO. GS Terence Tao rất nổi tiếng trong số đó.

Ở Việt Nam, các thành viên của những trang web toán đều đã từng nghe đến biệt danh “Mozart của toán học”. Tại lễ kỷ niệm 50 năm IMO hôm trước, giáo sư đã có bài thuyết trình về cấu trúc và phân bố của số nguyên tố. Tôi cũng chen nhau xin chữ ký và chụp hình với ông. Vì thế, bây giờ được nói chuyện với ông, tôi hồi hộp và tiếc là không mang theo máy hình. Nhưng ông rất thân thiện. Ông làm quen bằng cách nhìn “màu” huy chương của từng người trong nhóm và cười to: “Các bạn ở đây ai cũng hơn tôi vì lần đầu thi IMO tôi chỉ đạt huy chương đồng”. Terence Tao thi IMO lần đầu khi 11 tuổi.


Phạm Hy Hiếu chụp hình lưu niệm với GS Terence Tao (phải).
Ảnh: H.H

Ông bắt đầu, cũng bằng “con châu chấu”. Ông cho biết đã mất bảy tiếng để giải bài toán nhưng lời giải còn phức tạp. Ông đề nghị thảo luận. Bo Lin trình bày lời giải của mình. Chăm chú nghe một lúc, giáo sư cắt lời Bo Lin và kết luận, dùng quy nạp là đúng nhưng làm như Bo Lin là chệch hướng. Ông bắt đầu trình bày. Lisa Sauermann nói với giáo sư là có thể rút ngắn giải pháp của ông. Ông bảo Lisa Sauermann hãy nói đi. Lisa Sauermann trình bày lời giải mà đám học trò chuyên toán chúng tôi hay dùng chữ “đẹp”!

Tôi hỏi Terence Tao là có hướng nào khác ngoài quy nạp, ông cho rằng “quy nạp là cái đầu tiên người ta nghĩ đến trong bài này. Có thể có những con đường khác nhưng tôi chưa nghĩ đến”. Chủ đề “con châu chấu” dừng lại ở đó.

Rồi Fan Zheng nhắc đến cuốn sách Terence Tao viết lúc 15 tuổi và thắc mắc vì sao trên blog ông lại nói là nếu bây giờ viết thì sẽ khác? Terence Tao lý giải, kiến thức như ông thu nhận lúc 15 tuổi đến giờ vẫn đúng nhưng ông đã có cách nhìn khác. Nếu viết lại, ông sẽ đưa vào cách nhìn mới của mình. O’Dorney hỏi ông là toán sơ cấp có còn gì để khai phá hay không? Terence Tao cho rằng, nếu có tìm ra được cái gì đó mới, thì cái đó có lẽ cũng chỉ là hệ quả của những cái đã biết rồi. O’Dorney hỏi tiếp: “vậy thì thi IMO để làm gì?”. Terence Tao tinh nghịch nói: “người ta cần tìm ra những người biết mẹo, có thủ thuật giải toán. Điều đó cũng cần như kiến thức”.

Với phần mình, tôi kể ở Việt Nam, tôi và các bạn đã lên web tìm định lý Green – Tao để đọc và tìm cách ứng dụng ra sao khi thầy giáo của chúng tôi nhắc đến định lý đó. Tôi hỏi cụ thể thêm về định lý này. Ông vui vẻ giải thích và cho rằng sẽ là quá dài nếu đi sâu vào định lý.

30 phút trôi qua rất nhanh. Cuộc giao lưu kết thúc. Ấn tượng đọng lại trong tôi là một tên tuổi lớn đến như vậy mà thật thân thiện, gần gũi, cởi mở. Tôi sẽ giữ mãi kỷ niệm về GS Terence Tao.

T.N ghi

Nguồn: Báo tiếp thị online

>> Xem kết cuộc thi Olympic Toán quốc tế tại đây
»»  Đọc tiếp

28 tháng 7, 2009

Thông báo số 4-T7-2009: Qui chế về Tổ chức và Hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 7 28, 2009 bởi PK.Dương · 2 comments

QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM

(Đã được Hội nghị toàn thể Ban Liên lạc họ Phạm
Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2009, tại Hà Nội)

Lời nói đầu


"Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam" này được ban hành chính thức nhằm phát huy những thành quả đã đạt được về hoạt động dòng họ của Ban Liên lạc (BLL) họ Phạm Việt Nam trong hơn 12 năm qua, phù hợp với tình hình phát triển các hoạt động dòng họ hiện nay, đáp ứng nhu cầu của bà con họ Phạm cả nước và ở nước ngoài tìm về cội nguồn, kết nối dòng họ, tri ân tiên tổ, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

Bản Quy chế này chỉ quy định về việc tổ chức và hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam. Các BLL họ Phạm địa phương và HĐGT từng dòng họ có Quy chế hoặc Quy ước riêng của mình phù hợp với những quy định trong bản Quy chế này.

Chương 1. TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH

Điều 1

Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam là một tổ chức xã hội dòng họ, hoàn toàn tự nguyện của những người họ Phạm Việt Nam. Các thành viên của BLL họ Phạm Việt Nam bao gồm các vị do các BLL hoặc HĐGT của các chi phái họ Phạm tại các địa phương hoặc do cá nhân giới thiệu, được Hội nghị BLL họ Phạm Việt Nam chấp nhận và bố trí vào cơ cấu tổ chức của BLL họ Phạm Việt Nam để hoạt động Việc Họ. BLL họ Phạm Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

Mục đích tổ chức hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam là tập hợp, đoàn kết tất cả những người họ Phạm có chung một tâm nguyện là tìm hiểu cội nguồn, kết nối dòng họ, tri ân tiên tổ và các bậc tiền bối, giúp nhau xoá đói giảm nghèo; khuyến học khuyến tài; vinh danh những người họ Phạm có công với dân với nước; biểu dương "người tốt việc tốt"; giáo dục các thế hệ đi sau học tập, giữ gìn và phát huy những tinh hoa và truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

Chương 2. NHIỆM VỤ CHUNG

Điều 2

Nhiệm vụ chung của BLL họ Phạm Việt Nam là làm Trung tâm giao lưu, thông tin liên lạc, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động Việc họ theo tôn chỉ và mục đích nêu ở Điều 1 của bản Quy chế này.

Điều 3


Quan hệ giữa BLL họ Phạm Việt Nam với các BLL, các HĐGT họ Phạm ở các địa phương là quan hệ tương hỗ, trao đổi, thoả thuận, giúp đỡ, hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về hoạt động Việc Họ .

Chương 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Điều 4

Các BLL họ Phạm ở Việt Nam được hình thành theo địa bàn dân cư có cộng đồng người họ Phạm Việt Nam sinh sống. Toàn quốc có BLL họ Phạm Việt Nam. Ở các địa phương có thể thành lập BLL họ Phạm địa phương (tỉnh/thành, huyện/quận/thị xã, xã/phường, dòng họ) theo nhu cầu của các BLL và HĐGT họ Phạm ở địa phương. Ở các dòng họ lớn có nhiều cành , ngành, chi, phái sinh sống ở nhiều tỉnh/thành thì có thể thành lập BLL dòng họ.

Điều 5

BLL họ Phạm Việt Nam do Cuộc họp mặt đại biểu toàn quốc các BLL và HĐGT họ Phạm hai năm một lần cử ra.
Những vị được cử vào BLL họ Phạm Việt Nam là những vị họ Phạm có tâm huyết nhiệt tình với dòng họ, có sức khoẻ và có điều kiện cho hoạt động Việc họ.
Thành viên trong BLL họ Phạm Việt Nam bao gồm các vị Trưởng ban hoặc đại diện của các BLL họ Phạm ở các tỉnh/thành, các Trưởng ban BLL dòng họ có nhiều chi phái ở các địa phương, các vị là Chủ tịch HĐGT của các dòng họ Phạm lớn ở những địa phương chưa có BLL, những vị đứng đầu các đơn vị thành viên của BLL, như các Ban chuyên trách, các Ban biên tập trực thuộc BLL, các CLB thành viên của BLL, hoặc các đơn vị khác do BLL họ Phạm Việt Nam thành lập.
BLL họ Phạm Việt Nam chú trọng thu hút lực lượng trẻ và còn đang làm việc.

BLL họ Phạm Việt Nam luôn ghi nhận và tôn trọng những ý kiến tư vấn của các vị Cao niên, Trưởng lão trong họ, về những chủ trương, chương trình và kế hoạch hoạt động hàng năm hoặc trong một thời gian nhất định của BLL họ Phạm Việt Nam.

Điều 6 BLL họ Phạm Việt Nam có Bộ phận thường trực từ 11-15 người, bao gồm :

- Trưởng ban và các Phó trưởng ban BLL họ Phạm Việt Nam;
- Tổng Thư ký và các Phó Tổng thư ký của BLL họ Phạm Việt Nam,
- Một số Uỷ viên Thường trực là những người đứng đầu hoặc đại diện các đơn vị trực thuộc BLL (như các Trưởng ban chuyên trách, Tổng biên tập "Thông tin họ Phạm Việt Nam", Tổng biên tập Trang tin điện tử "hophamvietnam.org", Chủ nhiệm các CLB thành viên của BLL họ Phạm Việt Nam), Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban BLL họ Phạm T/p Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh (do từng địa phương đề cử);

Điều 7 Các Ban chuyên trách và các Ban biên tập của BLL họ Phạm Việt Nam, gồm có :

1. Ban Tộc phả và tư liệu dòng họ. Ban này có Trưởng ban , các Phó trưởng ban và một số Uỷ viên.
Ban Tộc phả và tư liệu dòng họ có các Tiểu ban sau:
- Tiểu ban Tộc phả
- Tiểu ban Tư liệu dòng họ.

2. Ban Tài chính. Ban này có Trưởng ban, các Phó trưởng ban và một số Uỷ viên.
Ban Tài chính có các Tiểu ban sau :
-. Tiểu ban Vận động tài trợ do một Phó trưởng ban Tài chính phụ trách
-. Tiểu ban Quỹ hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam do một Phó trưởng ban Tài chính phụ trách.

3. Ban Lễ tân, gồm có Trưởng ban, các Phó trưởng ban và một số Uỷ viên.

4. Ban biên tập Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam". Bản tin này có Tổng biên tập, các Phó tổng biên tập và một số Uỷ viên;

5. Ban biên tập Trang tin điện tử "www.hophamvietnam.org". Trang tin điện tử này có Tổng biên tập, các Phó Tổng biên tập, và một số Uỷ viên.

Chương 4. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Dựa trên các nhiệm vụ chung của BLL họ Phạm Việt Nam ghi ở Điều 2 của Quy chế này, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong BLL như sau:

Điều 8. Bộ phận Thường trực Ban Liên lạc có nhiệm vụ giải quyết công việc của BLL để ra trong thời gian giữa hai kỳ họp của BLL họ Phạm Việt Nam. Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam họp thường kỳ ba tháng một lần.

Điều 9 Nhiệm vụ của các thành viên trong Bộ phận Thường trưc :

9.1. Trưởng Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam phụ trách chung, có trách nhiệm cùng với Bộ phận Thường trực của BLL bảo đảm sự hoạt động của BLL theo đúng Quy chế này, tuân thủ Pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

9.2. Các Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban điều hành một số hoạt động của BLL, theo sự phân công của Trưởng ban. Các Phó Trưởng ban chủ động trong công việc được giao, thường xuyên báo cáo về tình hình và kết quả công việc cho Trưởng ban.

9.3. Tổng thư ký phụ trách Ban Thư ký của BLL (gồm Tổng thư ký và các Phó tổng thư ký) có nhiệm vụ dự thảo kế hoạch công tác của BLL trong từng giai đoạn nhất định; phối hợp với các chức danh và bộ phận liên quan trong BLL để tổ chức thực hiện kế hoạch đã được Thường trực thông qua; điều hành và giải quyết các công việc hàng ngày của BLL.

9.4. Các Phó Tổng thư ký được Tổng thư ký phân công phụ trách từng mảng công việc cụ thể của Ban thư ký .

9.5. Các Ủy viên thường trực thực hiện những nhiệm vụ của chức danh được ghi trong Điều 6, Điều 10, Điều 11, Điều 12 của Quy chế này; đồng thời thực hiện những công việc cụ thể trong từng thời gian nhất định do Trưởng Ban giao, sau khi đã bàn bạc thống nhất với từng vị.

Điều 10 Nhiệm vụ của các Ban chuyên trách, Ban biên tập Bản tin nội tộc và Trang tin điện tử (website):

10.1. Ban Tộc phả và tư liệu dòng họ chịu trách nhiệm nghiên cứu, sưu tầm, quản lý và giới thiệu các Tộc phả, Gia phả của các dòng họ Phạm Việt Nam; nghiên cứu, biên soạn, hướng dẫn các dòng họ Phạm về nội dung và cách thức tục biên hoặc lập mới Tộc phả, Gia phả (đối với các dòng họ, chi, phái chưa có Tộc phả, Gia phả); tổ chức giới thiệu và phục vụ khai thác các Tộc phả, Gia phả và tư liệu dòng họ có trong Kho tư liệu của BLL họ Phạm Việt Nam..
Ban Tộc phả và tư liệu (TP-TL) dòng họ có các chức danh:
- Trưởng ban TP-TL dòng ho, phụ trách chung,
- Các Phó trưởng ban TP-TL dòng họ phụ trách một số mảng công việc do Trưởng ban TP-TL dòng họ phân công.
- Một số Uỷ viên Ban TP-TL dòng họ thực hiện những phần việc do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban TP-TL dòng họ giao.

10.2. Ban Tài chính có nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lý thu chi tài chính của BLL. Ban Tài chính quản lý Quỹ hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam.
Ban Tài chính có các chức danh:
- Trưởng ban: Phụ trách chung, đồng thời làm Chủ tài khoản của BLL;
- Một Phó Trưởng ban phụ trách về vận động tài trợ;
- Một Phó trưởng ban phụ trách thu, chi của BLL;
- Một Uỷ viên làm nhiệm vụ kế toán;
- Một Uỷ viên làm nhiệm vụ thủ quỹ.

10.3. Ban Lễ tân có trách nhiệm tổ chức các cuộc Hội nghị lớn, các cuộc hành hương về các di tích, các lăng mộ, từ đường lớn của dòng họ; tổ chức nghi lễ đón tiếp các đoàn khách quốc tế, thăm hỏi hiếu hỷ của BLL họ Phạm Việt Nam; đồng thời nghiên cứu hướng dẫn các dòng họ Phạm về mẫu cờ họ Phạm, mẫu từ đường, lăng mộ ở Việt Nam, về các biểu trưng và các bài hát ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dòng họ Phạm Việt Nam.
Ban Lễ tân có các chức danh sau đây:
- Trưởng ban, phụ trách chung;
- Các Phó Trưởng ban phụ trách một hoặc một số công việc, do Trưởng ban giao (Ví dụ : về nghi thức và trang trí lễ hội, giỗ họ ; dự thảo các mầu từ đường, lăng mộ Tổ tiên; cờ và mầu biểu trưng dòng họ Phạm Việt Nam, mẫu huy hiệu hoặc thẻ thành viên BLL ; tổ chức thăm hỏi hiếu hỷ của BLL họ Phạm Việt Nam,...);
- Một số Uỷ viên cùng Trưởng ban và Phó Trưởng ban thực hiện các nhiệm vụ của Ban.

10.4. Ban biên tập Bản tin nội tộc

Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam" là một ấn phẩm định kỳ ba tháng một lần của BLL họ Phạm Việt Nam. Bản tin có trách nhiệm quảng bá các hoạt động dòng họ cho các đối tượng là những người lớn tuổi và các thành viên họ Phạm sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bản tin có Qui chế hoạt động riêng được Thường trực BLL thông qua.
Ban Biên tập Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam" có các chức danh:
- Tổng Biên tập phụ trách chung ;
- Các Phó Tổng biên tập phụ trách các mảng công việc do Tổng biên tập giao.
- Một số Uỷ viên Ban biên tập phụ trách từng chuyên mục hoặc một số công việc chung của Bản tin nội tộc.

10.5.Ban biên tập Trang tin điện tử

Trang tin điện tử www.hophamvietnam.org là một trang web trên mạng Internet của BLL họ Phạm Việt Nam. Trang tin điện tử này có trách nhiệm quảng bá các hoạt động của dòng họ, thông qua mạng Internet. Đối tượng chủ yếu của Trang tin điện tử này là lớp con cháu họ Phạm trẻ tuổi và bà con đồng tộc ở nước ngoài. Trang tin điện tử có Qui chế hoạt động riêng, được Thường trực BLL thông qua.
. Ban biên tập Trang tin điện tử có các chức danh sau đây :
- Tổng Biên tập phụ trách chung;
- Các Phó Tổng Biên tập: Mỗi Phó Tổng biên tập phụ trách một mảng công việc do Tổng biên tập phân công;
- Một số Uỷ viên Ban Biên tập làm nhiệm vụ kỹ thuật (bao gồm admin) của Trang tin điện tử.

Điều 11 Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam

Câu lạc bộ (CLB) Doanh nhân họ Phạm Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp của các doanh nhân họ Phạm Việt Nam do BLL họ Phạm Việt Nam thành lập, là thành viên của BLL họ Phạm Việt Nam.
CLB có Qui chế tổ chức và hoạt động riêng do Đại hội đại biểu CLB Doanh nhân họ Phạm Việt Nam thông qua, được Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam phê duyệt. Các quy định trong Quy chế của CLB phải phù hợp với những quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam.
CLB Doanh nhân họ Phạm Việt Nam có đại diện trong BLL họ Phạm Việt Nam. Chủ nhiệm CLB Doanh nhân họ Phạm Việt Nam là Uỷ viên trong Bộ phận Thường trưc BLL họ Phạm Việt Nam.
Trong trường hợp BLL họ Phạm Việt Nam thành lập thêm CLB khác hoặc đơn vị trực thuộc khác thì những đơn vị đó cũng có Quy chế riêng do Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam phê duyệt, và có đại diện tham gia BLL họ Phạm Việt Nam.

Điều 12 Các Ban Liên lạc họ Phạm ở địa phương

BLL họ Phạm tại các địa phương (tỉnh/thành), sau khi có Quyết định công nhận của Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam sẽ là thành viên chính thức của BLL họ Phạm Việt Nam. Chức năng nhiệm vụ của các BLL họ Phạm địa phương cũng tương tự như của BLL họ Phạm Việt Nam nhưng hoạt động trong từng địa phương. Các BLL họ Phạm địa phương có các Qui ước tổ chức và hoạt động riêng phù hợp với đặc điểm của địa phương mình.

Các Trưởng ban của các BLL họ Phạm địa phương có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của BLL địa phương. Trưởng ban, Phó trưởng ban hoặc Chủ tịch HĐGT (ở những nơi chưa thành lập BLL) là những sợi dây liên lạc giữa BLL địa phương và BLL họ Phạm Việt Nam, có trách nhiệm thường xuyên tổ chức cung cấp thông tin về tình hình hoạt động dòng họ ở địa phương cho BLL họ Phạm Việt Nam để đưa tin lên Trang tin điện tử www.hophamvietnam.org và Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam"; đồng thời có nhiệm vụ truyền đạt những chủ trương, chương trình hoạt động Việc họ của BLL họ Phạm Việt Nam đến các thành viên BLL và HĐGT họ Phạm tại địa phương.

Điều 13 BLL và HĐGT họ Phạm của các dòng họ và chi phái lớn

BLL và HĐGT họ Phạm là một tổ chức dòng họ theo huyết thống, có tổ chức chặt chẽ theo "Tộc ước" của dòng họ. Đây là cơ sở chính để tiến hành các Việc họ, và cũng là đối tượng vận động và hướng dẫn Việc họ của các BLL họ Phạm địa phương và BLL họ Phạm Việt Nam.

Trưởng Tộc là một thành viên đương nhiên của HĐGT. Trưởng Tộc có đủ trình độ, năng lực và uy tín có thể giữ luôn chức danh Chủ tịch HĐGT. Chủ tich HĐGT do cả dòng họ hoặc do HĐGT bầu ra để cùng Trưởng tộc điều hành mọi công việc của dòng họ. HĐGT hoạt động theo Quy ước do dòng họ quy định.

Chủ tịch HĐGT họ Phạm ở địa phương nào là thành viên đương nhiên của BLL họ Phạm ở địa phương ấy. Địa phương nào chưa thành lập BLL họ Phạm thì Chủ tịch HĐGT là thành viên của BLL họ Phạm Việt Nam cho đến khi ở địa phương ấy thành lập xong BLL.

Chương 5. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 14
Kinh phí hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam được quy định như sau :
14.1. Các nguồn thu cho Quỹ của BLL họ Phạm Việt Nam.
- Do sự đóng góp của các thành viên BLL. Mỗi thành viên tham gia BLL đều có nghĩa vụ đóng góp hàng năm một số tiền do BLL quy định. Số tiền này có thể thay đổi theo nhiệm kỳ hoặc theo thời gian. (*)
- Tiền thu được do sự ủng hộ hoặc tài trợ của các cá nhân và tập thể trong và ngoài dòng họ, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp trong nước và ở nước ngoài.
- Tiền đóng góp của các tổ chức thành viên của BLL như Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm (theo sự thoả thuân giữa Thường trực BLL và Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ), đóng góp của các BLL thành viên ở các địa phương (theo thoả thuận).
---
(*) Hội nghị nhất trí quyết định: Trong 2 năm 2009-2011, lệ phí đóng góp của Uỷ viên BLL họ Phạm Việt Nam, mỗi năm là 200.000 đồng (nạp vào Quỹ BLL do Ban Tài chính của BLL quản lý).

- Tiền thu được từ các hoạt động được phép khác.
Riêng đối với các hoạt động của Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam" và Trang tin điện tử www.hophamvietnam.org, được phép có kinh phí hoạt động riêng trên nguyên tắc "lấy thu bù chi", (bao gồm cả phần thu do các tổ chức và cá nhân ủng hộ, cho việc in ấn và phát hành Bản tin). Trong trường hợp phải bù lỗ thì người phụ trách đơn vị phải có báo cáo rõ ràng bằng văn bản và được Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam phê duyệt.
14.2. Các khoản chi từ Quỹ của BLL họ Phạm Việt Nam:
- Chi mua Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam" (xuất bản hàng quý) để cung cấp cho các Uỷ viên của BLL họ Phạm Việt Nam, mỗi người một bản. Các sách và tư liệu khác về dòng họ Phạm do cá nhân tự mua theo nhu cầu.
- Chi cho các cuộc hội họp, do BLL tổ chức.
- Chi mua lễ vật cho các cuộc hành hương, dự các lễ giỗ Tổ, khánh thành từ đường, dự các cuộc họp ở các địa phương.
- Chi cho việc thăm hỏi, phúng viếng "tứ thân phụ mẫu", vợ hoặc chồng của các Uỷ viên BLL họ Phạm Việt Nam).
- Chi cho văn phòng phẩm, in ấn tài liệu và bưu điện phí (Trừ Bản tin nội tộc và Trang tin điện tử, có quy định riêng).
- Chi bù lỗ (nếu có) cho hoạt động của Bản tin nội tộc và Trang tin điện tử của BLL. họ Phạm Việt Nam, do Thường trực phê duyệt.

Điều 15
. Nguyên tắc thực hiện công tác tài chính :

Tất cả các việc thu chi của các Quỹ đều phải thực hiện trên nguyên tăc tài chính công khai theo đúng quy định của Nhà nước. Phải có đủ Chủ tài khoản, Kế toán và Thủ quỹ riêng. Minh bạch trong thanh toán bằng các chứng từ hoá đơn theo quy định. Sử dụng các phương tiện hiện đại về công nghệ thông tin để công tác tài chính được nhanh, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc quy định về tài chính.
Hàng năm, Ban Tài chính của BLL họ Phạm Việt Nam phải có văn bản báo cáo và được Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam phê duyệt về quyết toán thu chi năm trước, và về dự toán kinh phí hoạt động năm sau của BLL họ Phạm Việt Nam.
Khi có nảy sinh vấn đề lớn về tài chính, Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam có thể thành lập Ban Kiếm tra nhất thời về tài chính, bao gồm từ 3 đến 5 Uỷ viên Thường trực BLL (các Uỷ viên này không nằm trong Ban Tài chính) để tiến hành kiểm tra. Sau khi có kết qủa kiểm tra tài chinh, Ban Kiểm tra nhất thời này sẽ tự giải tán.

Chương 6. TRỤ SỞ CỦA BAN LIÊN LẠC

Điều 16
Trụ sở tạm thời của BLL họ Phạm Việt Nam đặt tại 2 nơi để thuận tiện trong giao dịch.
- Tại Hà Nội: P1606, N17T, 10 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa,Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT:04.62512192 - 0903210030
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Q1, TP. Hồ Chí Minh ; ĐT: 08 38292178 - 0903691108

Chương 7. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17
Hiệu lực của bản Quy chế
Bản Quy chế này gồm 7 chương, 18 điều, đã được các đại diện BLL, đại diện HĐGT của các dòng họ Phạm Việt Nam đóng góp ý kiến, và được thông qua tại Hội nghị toàn thể BLL họ Phạm Việt Nam, ngày 12 tháng 7 năm 2009 tại Hà Nội.
Những quy định ghi trong Bản Quy chế này có giá trị thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2009 và được công bố trên Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam" và trên Trang tin điện tử của dòng họ "www.hophamvietnam.org".

Điều 18
Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu thấy có điều gì cần sửa đổi, bổ sung thì Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung, và kịp thời thông báo trên Bản tin nội tộc và Trang tin điện tử của BLL họ Phạm Việt Nam, cho các Uỷ viên BLL họ Phạm Việt Nam, các đơn vị trực thuộc Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam, các BLL và HĐGT trong toàn quốc biết và thực hiện./.

HỘI NGHỊ TOÀN THỂ
BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VI ỆT NAM

Ngày 12 tháng 7 năm 2009

---------------------------------------------------------------------
BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
Website: www.hophamvietnam.org

Hà Nội: P1606, N17T, 10 Nguyễn Thị Định, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy.
ĐT:04.62512192 - 0903210030

Tp Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Bội Châu, P. Bến Thành, Quận.1, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 08. 38292178 - 0903691108

»»  Đọc tiếp

Thông báo số 3-T7-2009 về Nhân sự thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 7 28, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

Hà Nội, ngày 27 tháng 7, 2009

THÔNG BÁO SỐ 1 CỦA THƯỜNG TRỰC
BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM KHÓA V.

Căn cứ vào những ý kiến phát biểu và sự nhất trí của các đại biểu dự Hội nghị toàn thể Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, ngày 12 tháng 7 năm 2009, tại Hà Nội về "Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam", ngày 25 tháng 7 năm 2009, tại Hà Nội, Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam đã họp để thông qua văn bản chỉnh sửa cuối cùng của Quy chế này.

Cuộc họp Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam cũng đã trao đổi ý kiến và nhất trí với nội dung do ông Trưởng ban BLL họ Phạm Khoá V trình bày về sự phân công trong Bộ phận Thường trực, về cải tiến lề lối và phương pháp làm việc của Thường trực BLL họ Phạm khoá V, như sau :

I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ BỘ PHẬN THƯỜNG TRỰC

1. PGS,TS. PHẠM ĐẠO, Trưởng ban, Tổngg biên tập Trang tin điện tử, có nhiệm vụ:
- Phụ trách chung, bảo đảm sự hoạt động của BLL theo đúng Quy chế;
- Phụ trách chung Trang tin điện tử www.hophamvietnam.org, bảo đảm Trang tin điện tử này hoạt động đúng "Qui chế hoạt động của trang web" đã được Thường trực BLL thông qua.

2. KS. PHẠM ĐÌNH NHÂN, Phó Trưởng ban, Trưởng ban Tài chính:
- Tổ chức xây dựng và quản lý thu chi tài chính của BLL; - Phụ trách chung Ban Tài chính, đồng thời làm Chủ tài khoản của BLL.

3. CVCC. PHẠM CẦU, Phó Trưởng ban, Tổng biên tập Bản tin nội tộc, có nhiệm vụ:
- Phụ trách chung Ban biên tập Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam"; bảo đảm Bản tin nội tộc hoạt động đúng "Qui chế hoạt động"của Ban tin đã được Thường trực BLL thông qua.

4. TS. PHẠM VŨ QUẤT, Phó Trưởng ban thường trực:
- Nắm vững tình hình tổ chức và hoạt động của các BLL và HĐGT họ Phạm Việt Nam ở các tỉnh miền Bắc.. Giúp đỡ các địa phương hình thành các BLL , hưỡng dẫn hoạt động và phối hợp với các vị trong Thường trực kịp thời giải quyết những vụ việc nảy sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động của các BLL và HĐGT ở các địa phương phía Bắc.
- Phối hợp với Tổng thư ký BLL họ Phạm Việt Nam dự thảo về chương trình , kế hoạch tổ chức và hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam trong từng giai đoạn hoặc từng vụ việc nhất định

5. ThS. PHẠM ĐÌNH ĐIỂU, Tổng thư ký

- Thường xuyên tổng hợp tình hình tổ chức và hoạt động của các Ban chuyên trách, các Ban biên tập và Ban chủ nhiệm CLB doanh nhân họ Phạm trình Thường trực BLL
- Tổng hợp tình hình tổ chức và hoạt động của các BLL và HĐGT ở các địa phương
- Dự thảo chương trình , kế hoạch công tác của BLL trong từng giai đoạn trình Thường trực. Sau khi Thường trực đã thông qua thì tổ chức phổ biến và hướng dẫn các BLL và HĐGT , các đơn vị trực thuộc thực hiện chương trình, kế hoạch ấy;
- Điều hành và giải quyết các công việc "hành chính - văn thư" hàng ngày của BLL.

6. Đại tá CCB. PHẠM VĂN DƯƠNG, Phó Tổng thư ký, phụ trách các tỉnh miền Bắc, Phó Tổng biên tập Bản tin nội tộc:
- Theo dõi, nắm tình hình về tổ chức và hoạt động của các BLL và HĐGT họ Phạm các tỉnh miền Bắc, Phối hợp với Tổng thư ký hướng dân các BLL và HĐGT các tỉnh phía Bắc thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam
- Thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng ban BLL họ Phạm Việt Nam phân công;
- Thực hiện những nhiệm vụ do Tổng biên tập Bản tin nội tộc Thông tin họ Phạm Việt Nam phân công , theo Quy định về chức năng nhiệm vụ,...của Bản tin nội tộc đã được Thường trực thông qua..

7. GS. NGND. AHLĐ. PHẠM NHƯ THẾ, Phó Tổng thư ký, phụ trách các tỉnh miền Trung:
- Theo dõi, nắm tình hình hoạt động của các BLL và HĐGT họ Phạm các tỉnh miền Trung, giúp Tổng thư ký dự thảo kế hoạch công tác của BLL trong từng giai đoạn của các tỉnh miền Trung; Phối hợp với Tổng thư ký hướng dân các BLL và HĐGT các tỉnh miền Trung thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam - Thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch công tác do Trưởng ban BLL họ Phạm Viêệt Nam phân công.

8. BS. PHẠM VĂN CĂN, Phó Tổng thư ký, phụ trách các tỉnh miền Nam:
- Theo dõi, nắm tình hình hoạt động của các BLL và HĐGT họ Phạm các tỉnh miền Nam, giúp Tổng thư ký dự thảo kế hoạch công tác của BLL trong từng giai đoạn của các tỉnh miền Nam; Phối hợp với Tổng thư ký hướng dân các BLL và HĐGT các tỉnh miền Nam thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam - Thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch công tác do Trưởng ban BLL họ Phạm Việt Nam phân công.
- Nắm tình hình hoạt động của các BLL các tỉnh miền Nam, giúp Tổng thư ký dự thảo kế hoạch công tác của BLL trong từng giai đoạn của các tỉnh miền Nam; - Thực hiện một số nhiệm vụ trong kế hoạch công tác do Tổng thư ký phân công.

9. Thượng tá CCB, KS. PHẠM HỒNG VŨ, Trưởng ban Tộc phả và tư liệu dòng họ:
- Nghiên cứu, sưu tầm, quản lý và giới thiệu các Tộc phả, Gia phả của các dòng họ Phạm ;
- Nghiên cứu, biên soạn, hướng dẫn các dòng họ Phạm về nội dung và cách thức tục biên hoặc lập mới Tộc phả, Gia phả; - Tổ chức giới thiệu và khai thác các Tộc phả, Gia phả và tư liệu dòng họ có trong Kho tư liệu của BLL họ Phạm Việt Nam..

10. CVCC. PHẠM NGHỊ, Trưởng ban Lễ tân:

- Tổ chức các cuộc Hội nghị lớn, các cuộc Hành hương về các di tích, các lăng mộ, từ đường lớn của dòng họ;
- Tổ chức nghi lễ đón tiếp các đoàn khách Quốc tế, thăm hỏi hiếu hỷ của BLL họ Phạm Việt Nam;
- Nghiên cứu hướng dẫn các dòng họ Phạm về mẫu cờ họ Phạm, mẫu từ đường, lăng mộ ở Việt Nam, về các biểu trưng và các bài hát ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dòng họ Phạm Việt Nam.

11. Bà PHẠM THỊ LOAN, Phó Trưởng ban Tài chính, Trưởng Tiểu ban Vận động tài trợ:
- Xây dựng kế hoạch vận động tài trợ trình Thường trực BLL thông qua ;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch vận động tài trợ đã được TT BLL thông qua.

12. Ông PHẠM QUANG HOÀN, Chủ nhiệm CLB Doanh nhân họ Phạm:
- Điều hành hoạt động của Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam thực hiện Qui chế tổ chức và hoạt động riêng của Câu lạc bộ đã được Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam phê duyệt .
- Định kỳ cung cấp thông tin về tình hình hoạt động Câu lạc bộ cho Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam
- Chỉ đạo Câu lạc bộ tham gia những hoạt động Việc họ.

II. LỀ LỐI VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

1. Hoạt động dòng họ chủ yếu là do các BLL, các HĐGT họ Phạm ở các địa phương tiến hành.

2. Hoạt động chủ yếu của của BLL( toàn quốc) họ Phạm Việt Nam thông qua Trang tin điện tử www.hophamvietnam.org và Bản tin nội tộc « Thông tin họ Phạm Việt Nam » để quảng bá các thông tin về hoạt động dòng họ bao gồm cả việc hướng dẫn các BLL địa phương cũng như các HĐGT thực hiện « Qui chế tổ chức và hoạt động của BLL »

3. Các Ban chuyên trách, các Ban biên tập và Ban Chủ nhiệm CLB doanh nhân họ Phạm hoạt động theo chương trình, kế hoạch do Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam thông qua.

4. Thường trực BLL chỉ họp trực tiếp mỗi năm một đến hai lần, do vậy phải cải tiến phương pháp và lề lối làm việc, mà chủ yếu là ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam. Cụ thể như sau:

- Các Uỷ viên Thường trực phải dùng máy tính trong hoạt động dòng họ. Sẽ có một nhóm Email của Thường trực BLL : «TT.BLL@hophamvietnam.org»

- Các kế hoạch công tác, các thư từ trao đổi đều thông qua nhóm Email nêu trên. Các Uỷ viên Thường trực khi nhận được E.mail phải thu xếp trả lời ngay cho Trưởng ban BLL họ Phạm Việt Nam (có thể thông qua Tổng thư ký) về những ý kiến của mình Tổng thư ký tập hợp các ý kiến của các Uỷ viên Thường trực trình Trưởng ban. Sau khi Trưởng ban đã trao đổi ý kiến với các Phó trưởng ban sẽ có quyết định và thông báo quyết định ấy cho các Uỷ viên Thường trực qua Email.

III. KẾT LUẬN CỦA CUỘC HỌP THƯỜNG TRỰC
BAN LIÊN LẠC NGÀY 25/7/2009


1. Các Ban chuyên trách và hai Ban biên tập cần nhóm họp trong thời gian gần nhất để xây dựng kế hoạch hoạt động của mình trình Thường trực (bao gồm cả kế hoạch tài chính)

2. Cần khẩn trương công bố các văn bản của Hội nghị toàn thể BLL họ Phạm Việt Nam lên trang web và Bản tin nội tộc.

3. Ban Tài chính cần cụ thể hóa "Kế hoach vận động tài trơ"

4. Ban Tộc phả và tư liệu xây dựng kế hoạch xuất bản một số đầu sách trong nhiệm kỳ này trình Thường trực bao gồm những sách do BLL đứng ra tổ chức in ấn và cả các đầu sách do tác giả hoặc nhóm tác giả tổ chức in ấn.
5. Về Ban Lễ tân chuẩn bị cho ngày giỗ tổ Phạm Tu năm nay tại đền thờ Phạm Tu

6. Về Bản tin nội tộc: Ủng hộ những đề xuất mới của BBT. Số đầu xuân sẽ có cải tiến cả trang bìa và thí điểm việc tài trợ của một dòng họ. Về số trang chỉ là 64 trang ruột và 4 trang bìa. Giá thành in ấn cần tính toán sát sao không quá cao vì đối tượng là bà con ở vùng sâu vùng xa kinh tế còn khó khăn. Tổ chức in chứ không Foto để đảm bảo chất lượng ảnh đen trắng trong ruột

7. Về trang web cần đưa dần những bài quan trọng trong phiên bản cũ lên phiên bản mới và tiếp tục chỉnh sửa những chuyên mục cho phù hợp, ví dụ Chuyên mục ảnh chạy các đơn vị tài trợ (gây hiểu lầm) thay bằng các đơn vị liên kết (các trang web và các công ty xí nghiệp của dòng họ).

8. Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm cần kiện toàn tổ chức và nhân sự cũng như xây dượng kế hoach cụ thể trong thời gia tới.

9. Hoan nghênh bà Phạm Thị Loan đã ủng hộ "Quĩ hoạt động dòng họ" Hai mươi triệu đồng(đã công bố ngay tại cuộc họp BLL họ Phạm Toàn quốc ngày 12/7/2009) và ông Phạm Quang Hoàn ủng hộ việc foto và quét các gia phả đã có thành tài liệu để lưu trữ lâu dài.

Xin thông báo để các vị trong Thường trực, các vị Uỷ viên BLL họ Phạm Việt Nam, các BLL, các HĐGT họ Phạm ở các địa phương và bà con cô bác trong họ được biết. Kính mong các vị tích cực đóng góp cho hoạt động của dòng họ Phạm chúng ta ngày càng có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt « Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam « trong thời gian tới.



TM. THƯỜNG TRỰC BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
Trưởng ban
(đã ký)

PGS.TS PHẠM ĐẠO


»»  Đọc tiếp

23 tháng 7, 2009

Kỳ thi Olympic Toán quốc tế

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 7 23, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments


Đội tuyển Olympic Toán Việt Nam (Ảnh Bích Ngọc/TTXVN)
 Ảnh: Phạm Đức Hùng (đứng thứ 2), Phạm Hy Hiếu (đứng thứ 3) từ trái sang.

Việt Nam giành 6 HC Olympic Toán quốc tế .
• Lại có thêm 2 học sinh họ Phạm đoạt 1 Huy chương vàng và 1 Huy chương bạc.

Kỳ thi Olympic Toán học quốc tế IMO 50 vừa diễn ra từ ngày 10 đến 22-7 tại Đức, với 565 thí sinh tham gia dự thi đến từ 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có 282 thí sinh đoạt huy chương với 49 Vàng, 98 Bạc và 135 Đồng. Đoàn Việt Nam có 6 thành viên đều giành huy chương, trong đó có 2 HCV, 2 HCB và 2 HCĐ.

Hai thành viên trong đoàn là người họ Phạm là: Phạm Đức Hùng, học sinh lớp 11 trường THPT năng khiếu Trần Phú -TP. Hải Phòng đoạt HCV và Phạm Hy Hiếu, học sinh lớp 11 khối phổ thông năng khiếu - ĐHQG TP. HCM đoạt HCB.

Bốn thành viên khác: là Hà Khương Duy, học sinh lớp 12 chuyên Toán - Tin, ĐHQG Hà Nội-HCV; Nguyễn Hoàng Hải, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc- tỉnh Vĩnh Phúc- HCB; Còn 2 huy chương Đồng thuộc về Nguyễn Xuân Cương, học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Nguyễn Trãi- tỉnh Hải Dương và Tạ Đức Thành, học sinh lớp 11 trường THPT chuyên Hùng Vương-tỉnh Phú Thọ.

Như vậy qua 2 cuộc thi Olympic Vật lý và Toán học trong mấy tuần gần đây, họ Phạm chúng ta tự hào có 4 học sinh đoạt giải, đóng góp vào thành tích chung cho quốc gia./.

Phạm Văn Chức
( Theo Dân trí )

Ban biên tập xin bổ sung: Bạn đọc nào muốn biết rõ hơn về cháu Phạm Hy Hiếu là Hậu duệ 6 đời của cụ Phó Bảng Phạm Hy Lượng (1834-1886)

>> Xem thêm về hậu trường cuộc thi do Phạm Hy Hiếu chia sẽ tại đây.
»»  Đọc tiếp

22 tháng 7, 2009

Lễ biểu dương con ngoan trò giỏi họ Phạm Xá

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 7 22, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

Sáng ngày 18/07/2009, trời Hà Nội bừng nắng sau những ngày mưa tầm tã. Tại Văn miếu Quốc tử giám đã diễn ra lế biểu dương con ngoan trò giỏi của dòng họ Phạm "Phạm xá".

Tới dự buổi lễ có đông đảo bà con họ Phạm - Phạm Xá ở Hà nội cùng các cháu học sinh và phụ huynh - những cháu được biểu dương lần này đã có mặt đầy đủ từ sớm. Đến dự còn có các ông trong BLL họ Phạm Việt Nam.

Bắt đầu là lễ dâng hương rất long trọng do cán bộ của Văn miếu quốc tử giám điều hành. Sau đó GS.TS Phạm Khắc Hùng lên đọc báo cáo về hoạt động của Ban khuyến học khuyến tài và công bố 74 cháu từ cấp một đến Đại học được tuyên dương kỳ này.

Bà Phạm Thị Lệ Trường , Chủ nhiệm CLB Gái đảm dâu hiền của dòng họ lên báo cáo về hoạt động của Câu lạc bộ. Trong phương hướng công tác mới có đề cập đến vấn đề chuẩn bị thành lập CLB Gái đảm dâu hiền họ Phạm toàn quốc.

PGS.TS Phạm Đạo, Trưởng BLL họ Phạm Việt Nam có lời phát biểu chào mừng.
Tiếp đó là là bài phát biểu rất chân thành và cảm động của một cháu gái thay mặt cho các cháu được biểu dương.

Đến phần trao các phần thưởng cho các cháu diễn ra rất vui vẻ đầm ấm

Các bà, các chị có thành tích xuất sắc trong CLB Gái đảm dâu hiền cũng được biểu dương tại buổi lễ.

Đây không phải là lần đầu tiên dòng họ Phạm "Phạm Xá" chọn nơi này để biểu dương con ngoan trò giỏi. Các cháu được đến một nơi thiêng liêng của đất nước để nhận sự biểu dương của dòng họ càng làm cho các cháu tự hào

Tôi đã mấy lần được dự những buổi lễ biểu dương như thế này trong lòng rất cảm động và tự hào về hoạt động khuyến học khuyến tài của họ Phạm - Phạm Xá các bác trong BLL đã thấu hiểu chân lý "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" nên đã bồi dưỡng thế hệ con cháu của mình đi theo hướng đó. Tôi xin trích lời nguyền của dòng họ trong bài Chúc văn đọc tại buổi lễ để kết thúc bài này:

"Nối chí tổ tông luyện đức tài
Nâng cao trí tuệ hướng tương lai
Tiến thân, lập nghiệp do cần kiệm
Ích nước, lợi nhà vẹn cả hai"


Giá như các BLL các địa phương và các dòng họ khác đều làm được thường xuyên và tốt như thế này thì tuyệt biết bao nhiêu!

Hà nội, 22/07/2009
Pha Lê
»»  Đọc tiếp

Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 7 22, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments


Thành viên đội tuyển Olympic Việt Nam (Ảnh: Bích Ngọc TTXVN)
( Phạm Văn Quyền-đứng thứ 3; Phạm Thành Long- đứng thứ 5 từ trái sang)

Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) lần thứ 40 tại Mexico.
Đoàn Việt Nam có 5 em tham dự thì cả 5 em đều đoạt giải với 5 HC Bạc


* Có 2 học sinh họ Phạm

Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) lần thứ 40 diễn ra từ ngày 12 - 19/7. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đoàn học sinh Việt Nam có 5 em thì cả 5 em đều đoạt giải, mang lại vẻ vang cho đất nước với 5 Huy chương bạc. Trong đó có, Phạm Văn Quyền (lớp 11 chuyên Lý - THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định); Phạm Thành Long (lớp 12 trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương). Và 3 em khác là Nguyễn Đình Tùng (lớp 12A3 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng); Nguyễn Phan Minh (lớp 12 Lý - Trường Phổ thông Năng Khiếu, ĐHQG TPHCM); Vũ Hồng Anh (lớp 12 trường THPT Năng khiếu Trần Phú, Hải Phòng). Đây là kết quả tốt nhất từ trước tới nay của đoàn Việt Nam, đồng thời cũng là 1 trong 10 đoàn có thành tích tốt nhất thế giới về Vật lý.

Phạm Văn Chức 
( Theo Dân trí )


»»  Đọc tiếp

15 tháng 7, 2009

Thông báo số 2-T7-2009 về việc phát hành ấn phẩm

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 7 15, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

Theo yêu cầu của một số Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam dự định :

1. Tổ chức sản xuất tiếp Đĩa sứ mang biểu tượng họ Phạm để làm quà tặng và để trên ban thờ. Ban Liên lạc họ Phạm địa phương hoặc cá nhân nào có nhu cầu, đề nghị đăng ký trước số lượng để dự trù sản xuất. Đĩa có 2 loại kích thước đường kính 30cm và 23cm. Liên hệ đăng ký số lượng theo điện thoại 04.38649425 - 0912309349 trước ngày 30.8.2009

2. Tái bản cuốn "Danh tướng Phạm Tu và họ Phạm trong lịch sử" do NXB Văn hoá Thông tin xuất bản. Sách xuất bản lần đầu năm 1999, khổ 14,5 x 20,5 dày 392 trang, 6 ảnh màu. Ban Liên lạc họ Phạm địa phương hoặc cá nhân nào có nhu cầu, đề nghị đăng ký số lượng theo số điện thoại 04.37221708 - 0987552467 trước ngày 30.8.2009


Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam
»»  Đọc tiếp

13 tháng 7, 2009

Thông báo Số 1-T7-2009: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ CỦA BLL HỌ PHẠM VIỆT NAM TRONG MỘT NĂM QUA (8.2008 - 7.2009)

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 7 13, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

Báo cáo của Thường trực BLL ho Phạm Việt Nam
Do ông Phạm Đình Nhân trình bày tại Hội nghị toàn thể BLL họ Phạm Việt Nam, ngày 12/7/2009 tại Hà Nội.

Kính thưa toàn thể các vị trong Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam,

Kể từ Cuộc họp mặt họ Phạm lần thứ 12 đến nay, chúng ta đã qua gần một năm hoạt động. Cuộc họp mặt lần thứ 12 (ngày 24.8.2009) đã tổng kết công tác của Ban Liên lạc trong gần 12 năm qua và đề ra những phương hướng hoạt động thời gian kế tiếp. Gần một năm qua tình hình hoạt động dòng họ có những khởi sắc mới và những thay đổi mới. Qua các bản tin nội tộc và qua trang tin điện tử trên mạng của Ban Liên lạc, những tư liệu được phát hành, những cuộc vận động thành lập các Ban Liên lạc ở các địa phương v.v...chứng tỏ những hoạt động của Ban Liên lạc đã đáp ứng được những nhu cầu về tâm nguyện của bà con trong họ. Một bước tiến mới nữa của Ban Liên lạc họ Phạm chúng ta là đã thực hiện được một phần phương hướng hoạt động mới, đó là đã thành lập được Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam nhằm tập hợp đội ngũ doanh nhân họ Phạm trong một tổ chức không những để giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh mà còn làm cho đội ngũ này gắn bó với dòng họ trong đời sống thường ngày.

Trên cơ sở những hoạt động về việc họ phát triển trong thời gian gần đây của Ban Liên lạc họ Phạm cũng như của một số dòng họ khác, tình hình cho phép cần phải củng cố lại tổ chức của Ban Liên lạc nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động của Ban Liên lạc trong thời gian tới, Thường trực Ban Liên lạc trong các cuộc họp gần đây (Cuộc họp ngày 12.2.2009 và 17.5.2009 đã đi đến quyết định triệu tập Hội nghị toàn Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam vào những ngày đầu tháng 7 năm 2009.

Lần đầu tiên trong hơn 12 năm qua đây là cuộc họp được triệu tập đông đủ tất cả các thành viên (trước kia thường chỉ họp Thường trực mở rộng) để bàn một số vấn đề : như trao đổi về những hoạt động dòng họ trong một năm qua, thông qua dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Liên lạc và trao đổi về vấn đề nhân sự của Ban Liên lạc theo tinh thần của Quy chế tổ chức và hoạt động, với tiêu chí cụ thể là kiện toàn Ban Liên lạc và nâng cao hiệu lực hoạt động việc họ của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, các Ban Liên lạc ho Phạm địa phương và các Hội đồng gia tộc. Trước khi đi vào nội dung chính của chương trình như đã nói ở trên, xin trình bày sơ qua đôi nét về những hoạt động của Ban Liên lạc trong gần một năm vừa qua :

I. Điểm qua những hoạt động của Ban Liên lạc và của dòng họ:

Gần một năm qua Ban Liên lạc đã có một số hoạt động sau :
1. Dự các Cuộc họp mặt và Hội nghị thành lập Ban Liên lạc ở một số địa phương như :
+ Ngày 3.8.2008, dự Lễ biểu dương Con ngoan trò giỏi năm học 2007-2008 do BLL họ Phạm Phạm Xá tổ chức tại Văn Miếu-Quốc tử giám
+ Đầu tháng 8.2008 Hội nghị thành lập Ban LL lâm thời họ Phạm tỉnh Hải Dương đã được tiến hành cử ra 17 vị tham gia Ban Liên lạc lâm thời
+ Ngày 24.8.2008,đự cuộc họp mặt thành lập Ban LL lâm thời họ Phạm Hà Nội mới và ngày 12.10.2008 dự Hội nghị họ Phạm Hà Nội bầu ra BLL chính thức, Hội nghị đã cử ra được 36 thành viên BLL với 11 uỷ viên thường trực.
+ Ngày 16.11. 2008 dự Họp mặt đại biểu họ Phạm Hải Phòng lần thứ nhất, bầu ra BLL họ Phạm Hải Phòng với 29 thành viên có đại biểu của 14 quận huyện và các ngành các giới ở Hải Phòng.
+ Ngày 7.12.2008 dự họp mặt đại biểu họ Phạm TP Hồ Chí Minh lần thứ Nhất và Cuộc họp mặt đầu xuân 2009 của BLL họ Phạm TP Hồ Chí Minh
+ Ngày 24.11.2008, dự buổi họp mặt làm việc với Thường trực Ban LL họ Phạm Quận Hà Đông
+ Ngày 21.01.2009, dự cuộc họp mặt của đại diện họ Phạm các huyện thị để thành lập BLL chính thức họ Phạm tỉnh Vính Phúc. Hội nghị đã bầu ra BLL họ Phạm Vĩnh Phúc gồm 13 vị.
+ Ngày 20.2.2009, dự Hội nghị thành lập Ban LL họ Phạm Thừa Thiên-Huế. Hội nghị đã cử ra Ban Liên lạc gồm 7 vị.
+ Ngày , dự Hội nghị thành lập Ban LL họ Phạm Phan Thiết-Bình Thuận, Hội nghị đã cử ra Ban Liên lạc họ Phạm Phan Thiết-Bình Thuận gồm vị
+ Ngày 11.4.2009, dự lễ thành lập Ban Liên lạc họ Phạm thành phố Đà Lạt-Lâm Đồng. Cuộc họp đã bầu ra Ban LL thành phố Đà Lạt-Lâm Đồng gôm 7 vị.
+ Ngày 31.5.2009, dự Cuộc họp mặt họ Phạm tỉnh Ninh Bình lần thứ nhất. Cuộc họp đã cử ra Ban Liên lạc họ Phạm tỉnh Ninh Bình gồm 11 vị.
Như vậy trong thời gian một năm vừa qua, họ Phạm ta đã có thêm 8 Ban Liên lạc họ Phạm tỉnh/thành được thành lập. Thành quả này càng thúc đẩy các hoạt động dòng ho ở khắp nước nói chung và ở Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam nói riêng tiến lên một bước mới.

2. Dự các Lễ Kỷ niệm và Lễ hội của các dòng họ :

+ Ngày 20.8.2008 (tức 20.7.âm lịch) dự Lễ kỷ niệm lần thứ 1463 ngày Anh hùng dân tộc Phạm Tu, Thượng thuỷ tổ của họ Phạm Việt Nam (20 tháng 7 âm lịch) tại Đình Ngoài, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại buổi lễ này, ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã về dự lễ dâng hương và nói chuyện với bà con họ Phạm và đại diện chính quyền xã. Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị TƯ Đảng cũng về dự lễ dâng hương.
+ Ngày 29.11.2008, dự Lễ trao Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, nhân kỷ niệm 183 năm ngày sinh và 123 ngày mất danh nhân Phạm Thận Duật tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Tại lễ này Hội Sử học và Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật đã trao 4 giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 2 giải Ba.
+ Ngày 6.12.2008, dự Lễ Khánh thành Từ đường họ Phạm Thiên Thiện làng Quần Cống, xã Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định.
+ Ngày 7.12.2008, dự Lễ đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá Từ đường Phạm tộc đại tôn xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Hưng, Nam Định.
+ Ngày 18.12.2008, dự Lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử-văn hoá Từ đường Thuỷ tổ Phạm Cập xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định.
+ Ngày 12.3.2009, dự Lễ Tưởng niệm Cụ Phạm Khắc Hoè, nhân sĩ yêu nước do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hà Nội.
+ Ngày 20.3.2009, dự lễ gắn những chữ Hán đầu tiên trên bức cuốn thư Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ tại Đền Đô thờ Lý Bát đế, xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
+ Ngày 22.3.2009, dự Cuộc họp mặt mừng Xuân Kỷ Sửu 2009 và Lễ trao tặng Bằng Ghi công của Ban LL họ Phạm VN cho 52 vị của dòng họ Phạm Xá đã có thành tích cống hiến cho dòng ho trong vòng 10 năm gần đây.
+ Ngày 13.4.2009, dự Lễ Khánh thành Từ đường và biểu dương con ngoan trò giỏi của dòng họ Phạm Vũ ở Đôn thư, Thanh Oai, Hà Nội
+ Ngày , dự Lễ Giỗ Tổ họ Phạm Bốn chi ở Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
+ Ngày , dự lễ Giỗ Tổ họ Phạm Ngũ chi ở Bát Trang, Gia Lâm, Hà Nội

3. Ngày 1.10.2008, Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã gửi văn bản lên UBND thành phố Hà Nội đề nghị đặt tên Phạm Tu cho một đường phố lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội và đã được UBND thành phố Hà Nội trả lời theo công văn sô 2583/UBND-VHKG đồng ý về chủ trương theo đề nghị của Ban Liên lạc. Đoạn đường mang tên Phạm Tu sẽ thuộc về Đường vành đai 3 đi qua địa phận xã Thanh Liệt, quê hương của Người.

Trong công tác vận động sự ủng hộ và động viên của mọi bà con trong họ, của tất cả các cá nhân người họ Phạm ở trong và ngoài nước hoạt đông trong các tổ chức, các cơ sơ kinh tế và văn hoá xã hội, Thường trực Ban Liên lạc đã có bức Thư ngỏ đề ngày 17.5.2008, kêu gọi sự ủng hộ và đóng góp dưới mọi hình thức của bà con. Và trong việc chuẩn bị thành lập Câu lạc bộ Doanh nhân, Thường trực Ban Liên lạc cũng có bức Tâm thư ngày 3.3.2009 gửi các nhà doanh nghiệp họ Phạm kêu gọi sự tham gia vào Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam.

4. Thành lập Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam.

Thực hiện chủ trương của Thường trực Ban LL về việc mở rộng thu hút các tầng lớp trí thức, văn hoá xã hội, văn học nghệ thuật và giới doanh nhân tham gia việc họ, đồng thời cũng là thực hiện một phần chương trình hoạt đông đã được thông qua trong cuộc họp mặt lần thứ 12 đại diện các Ban LL và HĐGT ngày 24.8.2008 tại Hà Đông, nhằm tập hợp được đội ngũ doanh nhân tham gia vào việc họ và cũng là tạo điều kiện thực hiện Đề án công tác tài chính của Ban LL, Thường trực Ban LL đã chủ trương tổ chức Cuộc gặp mặt các nhà doanh nghiệp họ Phạm vào cuối năm 2008. Song việc tiếp cận các nhà doanh nghiệp để tổ chức một cuộc họp như thế chưa đủ điều kiện, vì vậy Thường trực Ban LL đã đưa ra chương trình tổ chức thành lập Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm. Để tiến hành việc đó, Thường trực BLL đã thành lập Ban Vận động thành lập Câu lạc bộ và sau hơn 2 tháng vận động đã tổ chức cuộc họp giữa Thường trực Ban LL, Ban Vận động thành lập Câu lạc bộ với một số doanh nhân họ Phạm vào ngày 10.1.2009. Cuộc họp này đã nhất trí với chủ trương của Thường trực Ban LL về việc thành lập Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm và cũng trong cuộc họp đó đã cử ra Ban Chủ nhiệm lâm thời Câu lạc bộ để cùng với Thường trực Ban LL tiến tới tổ chức Đại hội lần thứ Nhất Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam. Cùng ngày 10.1.2009, Thường trực Ban LL đã ra Quyết định về việc thành lập Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam và ngày 29.3.2009, Đại hội Câu lạc bộ Doanh nhân đã được tiến hành trọng thể tại Hội trường Khách sạn Sông Nhuệ, Hà Đông. Đại hội đã cử ra Ban Chủ nhiệm chính thức gồm 30 vị và Bộ phận Thường trực Ban Chủ nhiệm gồm 10 người gồm các vị là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tập đoàn, các Công ty, Trung tâm, Nhà trường.

Sự kiện thành lập được Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam là bước đầu mở ra khả năng thành lập các đơn vin tổ chức khác nằm trong Ban Liên lạc nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động dòng họ của họ Phạm ta trong cả nước.

5.Hoạt động của Ban Thông tin-Tư liệu :

Ban Thông tin-Tư liệu trong thời gian vừa qua đã hoạt động rất hiệu quả :

+ Bản tin nội tộc ra đều đặn đúng kỳ các số 26.27.28 và 29 phản ảnh đầy đủ các hoạt động của dòng họ của Ban LL họ Phạm Việt Nam, các Ban LL họ Phạm địa phương và các hoạt động của các Hội đồng gia tộc, cung cấp nhiều tư liệu về lịch sử giúp các chi dòng họ Phạm tìm về cội nguồn và những tư liệu về danh nhân, những tấm gương lao động của con em họ Phạm trong nước và ở nước ngoài.

+ Trang tin điện tử www.hophamvietnam.org đã thực hiện chương trình nâng cấp và ngày 1.7.2009 đã ra mắt giao diện mới của trang web đẹp và sáng sủa hơn, đồng thời bổ sung thêm các hạng mục và tiểu mục của nội dung trang web. Thời gian vừa qua, trang web đã phát huy tác dụng đưa tin nhanh chóng và số lượt người truy cập cúng nhiều hơn, thoả mãn được phần nào việc đưa tin đến mọi nơi trong nước và ở nước ngoài. Về mặt tổ chức đã họp Ban Biên tập trang web thông qua Quy chế hoạt động trang web và quy định kỷ luật đưa tin bài lên trang web nhất thiết phải được thông qua Tổng Biên tập, không được tuỳ tiện như trước nữa.

+ Ban Thông tin-Tư liệu thời gian vừa qua cũng đã phục vụ kịp thời việc cung cấp các tài liêu, tư liệu họ Phạm cho các cuộc họp, cho các Ban LL họ Phạm các tỉnh và cho Đại hội Câu lạc bộ Doanh nhân Việt Nam, chủ yếu là các cuốn Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt (bản tóm lược), cuốn Biên niên sự kiện và cuốn Kỷ yếu cuộc họp mặt họ Phạm lần thứ 12. Ngoài ra còn cung cấp làm tư liệu các đĩa hình DVD và VCD về các hoạt động dòng họ

6.. Hoạt động của Ban Tổ chức hành hương-Khánh tiết :


Ban Hành hương-Khánh tiết một năm qua cũng đã thực hiện nhiệm vụ một cách đầy đủ chuẩn bị cho việc tham dự các lễ hội như Lễ kỷ niệm 1463 năm ngày mất của Thượng Thuỷ tồ Phạm Tu và các lễ cho các dòng họ địa phương.
Để chuẩn bị có quà cho đại biểu dự Đại hội Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam và cung cấp cho nhu cầu của các Ban LL họ Phạm địa phương và các HĐGT, Ban Tổ chức hành hương-Khánh tiết đã đặt sản xuất 200 đĩa sứ mang biểu trưng họ Phạm làm quà kỷ niệm, may cờ họ Phạm để dùng cho các cuộc họp mặt và đại hộị.

7. Hoạt động của Ban Tài chính :


Đầu năm 2009, trong cuộc họp Thường trực mở rộng ngày 16.2.2009, Ban Liên lạc có kiểm điểm tình hình công tác tài chinh và nhận thấy rằng trong suốt thời gian từ khi thành lập Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, Ban Liên lạc hoạt động trong điều kiện tài chính có nhiều khó khăn, thường do sự đóng góp bản thân của một số thành viên chủ chốt trong Ban, công tác vận động tài trợ chưa làm được, ngoài một số ít cá nhân đóng góp cho việc phát hành bản tin nội tôc. Trong cuộc họp đó có bàn và đi đến cải tổ lại Ban Tài chính do một Phó Trưởng ban phụ trách. Ban Tài chính đã có bản Đề an về công tác tài chính trình trong cuộc họp Thường trực mở rộng ngày 17.5.2009 trong đó có đặt vấn đề vận động trong giới doanh nhân và tiến hành thu trong các cuộc họp để có tiền chi cho Ban Liên lạc tổ chức các cuộc họp đó.

Kể từ đó đến nay, Quỹ Hoạt động dòng họ của Ban Liên lạc đã thu qua các hội nghị và đại hội được 60.550.000 VNĐ và với tổng chi là 54.555.500 VNĐ. Hiện tồn quỹ là 5.994.500 VNĐ. Trong các khoản chi có khoản chi lớn nhất là chi cho Đại hội lần thứ nhất Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam là 41.425.000 VNĐ.
Một nhận định tổng quát là Ban Liên lạc cho tới nay chưa vận đông được nhà tài trợ nào tài trợ đáng kể để tránh được tình trạng "giật gấu vá vai" hiện nay.

II. Chương trình hoạt động trong thời gian tới :

Do nhu cầu cần mở rộng các hoạt động dòng họ như chuẩn bị để thành lập các Ban LL họ Phạm các tỉnh/thành chưa có tổ chức họ Phạm, mở rộng và thực hiện các chương trình đã ghi trong Cuộc họp mặt lần thứ 12 tổng kết 12 năm hoạt động như các chương trình tổ chức những hoạt động như tổ chức các Trại hè học sinh sinh viên họ Phạm, Trại giao lưu các điển hình con ngoan trò giỏi họ Phạm, Những chuyến hành hương tìm về cội nguồn, tìm hiểu di tích lịch sử, danh nhân họ Phạm, Những diễn đàn các doanh nhân họ Phạm thành đạt, Những buổi giao lưu trong giới doanh nhân họ Phạm về kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh. Những buổi nói chuyện của các học giả về văn hoá dòng họ, Các buổi biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ họ Phạm v.v.., Thường trực Ban Liên lạc sẽ có kế hoạch cụ thể từng quý để thực hiện dần các chương trình này trong điều kiện có thể.

III. Những vấn đề đặt ra để giải quyết trong cuộc họp này :


1. Do tình hình hoạt động dòng họ phát triển mạnh trong thời gian gần đây : các Ban Liên lạc họ Phạm địa phương đã được thành lập nhiều hơn, đã thành lập Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm và rồi đây có thể còn thành lập một vài đơn vị khác, và sẽ mở rông các mặt hoạt động khác thì việc tăng cường bộ máy hoạt động và việc nâng cao hiệu lực hoạt động của Ban Liên lạc là rất cần thiết và cấp bách. Do vậy Ban Liên lạc không thể hoạt động một cách quá lỏng lẻo như trước và vì vậy cần có một Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Liên lạc để cho mọi hoạt động đi vào quy củ. Các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương đều có Quy chế hoạt động riêng, các Hội đồng gia tộc của các dòng họ ở các cơ sở cũng đều có Quy ước hoặc Tộc ước để làm viêc. Do đó ở cấp toàn quốc, Ban Liên lạc cũng cần có Quy chế tổ chức và hoạt động. Tại hội nghị này chúng ta thảo luận và góp ý cho Bản Quy chế đó, tuy nhiên mới chỉ đề cập đến Quy chế dành cho Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam chứ chưa phải là Quy chế tổ chức và hoạt động cho toàn dòng họ Phạm trong cả nước. Điều đó sẽ có thể tiến tới khi tổ chức Dòng họ được gọi là Tổng hội họ Phạm Việt Nam hoặc Hội đồng họ Phạm Việt Nam thì Ban Liên lạc lúc đó đóng vai trò là Ban Chấp hành của Tổng hội. Khi đó sẽ phải có một bản Quy chế hay đúng hơn là một bản Điều lệ hoạt động.

2. Đi đôi với việc ban hành Quy chế, chúng ta cần tổ chức lại bộ máy hoạt động kể từ Bộ phận Thường trực đến các Ban chuyên trách. Cần thống nhất một quan niệm là các Uỷ viên tham gia Ban Liên lạc là những người có nhiệt tâm với dòng họ, nguyện đem tâm sức mình đóng góp vào việc họ. Tất nhiên các vị uỷ viên đó cần hội đủ các điều kiên ngoài lòng nhiệt tâm hoạt động cho dòng họ là điều kiện thuận lợi về hoàn cảnh gia đình, không gặp trở ngại do sự ngăn cản của các thành viên trong gia đình, điều kiện về sức khoẻ, điều kiện về phương tiện hoạt động như phương tiện đi lại vận chuyển, phương tiên kỹ thuật tiên tiến như công cụ công nghệ thông tin để hoạt động nhanh và thuận lợi hơn. Ngoài ra có lẽ chúng ta phải thống nhất một quan niệm rằng tham gia vào Ban Liên lạc không phải lấy danh nghĩa mà phải có công việc phân công cụ thể. Vì vậy trong Hội nghị này đề nghị từng người trong chúng ta cần rà soát lại xem có thể tham gia vào mặt công tác nào trong Ban Liên lạc. Tất nhiên là trừ các vị uỷ viên Ban Liên lạc là các Trưởng ban Ban Liên lạc các địa phương hoặc đại diện các Hội đồng Gia tộc các chi dòng họ nơi chưa thành lập Ban Liên lạc họ Phạm ở địa phương đó vì các vị đó có nhiệm vụ như đã nói trong Quy chế là chỉ đạo hoạt động của Ban Liên lạc địa phương đó đồng thời là sợi dây liên lạc giữa Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam và cơ sở.

Kính thưa các vị uỷ viên trong Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam

Hoạt động dòng họ là một loại hoạt động có tính đặc thù, không thể không có lòng nhiệt tâm với dòng họ, với truyền thống vinh quang của dòng họ mà là một hoạt động theo kiểu "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Dòng họ Phạm ta là một dòng họ có Ban Liên lạc hoạt động có bề dầy về thời gian mà còn có những thành quả nhất định.Hy vọng rằng sau cuộc họp toàn Ban Liên lạc lần này, hoạt động việc họ của ho Phạm ta càng được nâng cao lên hơn nữa nhằm đáp ứng tâm nguyện của bà con trong họ.

Xin chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin cảm ơn.


Phạm Đình Nhân
Phó Trưởng ban BLL, kiêm Trưởng ban Tài chính
Ban Liên Lạc Họ Phạm Việt Nam
»»  Đọc tiếp

10 tháng 7, 2009

Đôi nét về họ Phạm Việt Nam

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 7 10, 2009 bởi PK.Dương · 8 comments

Việt Nam có 6 dân tộc có người mang Họ Phạm:

    * - 1 / 165 họ của người Kinh,
    * - 1 / 11 họ của người Mường,
    * - 1 / 11 họ của người Tày,
    * - 1 / 172 họ của người Việt gốc Hoa,
    * - 1 / 49 họ của người Việt gốc Khmer.
    * Dân tộc Thái có người họ Phạm vốn là họ Khằm/Cầm chuyển sang

Trong các dân tộc ít người khác của Việt Nam, như dân tộc Chăm, tuyệt nhiên không có người nào họ Phạm.

Họ Phạm ở Việt Nam là một trong những dòng họ tương đối lớn (ước tính trên 5 triệu người) nhưng chưa một lần có người làm Vua; nhiều người họ Phạm là "Lương đống của xã tắc"

Nhân vật lịch sử họ Phạm đầu tiên trong chính sử là Danh tướng Phạm Tu - khai quốc công thần triều Tiền Lý, đã có công: đánh đuổi quân Lương (542), đánh tan quân xâm lấn Lâm Ấp(543), dựng Nhà nước Vạn Xuân (544)

Theo các bản Thần phả, Thần tích sự xuất hiện các vị họ Phạm sớm hơn, như :

    * - Nam Hải Đại Vương Phạm Hải , và ba anh em Phạm Vĩnh (Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng Thái Thượng đẳng Thần) thế kỷ III trước CN, giúp Vua Hùng thứ 18 đánh Thục
    * - Tướng quân Phạm Gia - tướng của An Dương Vương, 208 trước CN lui quân về vùng Hoài Đức
    * - Phạm Danh Hương chồng của Bát Nạn nữ tướng quân (thời Hai Bà Trưng)

Họ Phạm ở Việt Nam có thể có hai nguồn gốc chính: từ cộng đồng tộc Việt trong Bách Việt của nước Văn Lang, Âu Lạc xưa, từ nguồn gốc ở các tỉnh miền Nam Trung quốc di cư sang và được Việt hoá. Ngoài ra còn có họ Phạm từ các dòng họ khác đổi sang như họ Mạc,...

Các dòng họ Phạm - Việt Nam không có một ông tổ duy nhất. Do vậy, BLL họ Phạm Việt Nam đề nghị suy tôn Đô Hồ Đại vương Phạm Tu là một Thượng Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam. Ông là nhân vật lịch sử đầu tiên của dòng họ Phạm có công lao đối đất nước đã được ghi vào sử sách. Chúng ta cũng không quên công lao các vị đã sinh thành dưỡng dục Thượng thủy tổ. Tại miếu Vực có thờ hai vị thân sinh và Đô Hồ Đại vương.

Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hoá). Từ Thanh Hoá lại có sự chuyển cư trở lại vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và vào miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, ... mạnh nhất là vào thời Lê (thế kỷ thứ XV).

Đặc biệt trong thời đại hội nhập quốc tế, người họ Phạm định cư ở nhiều nước trên thế giới

Tháp Bút
http://hopham.blogspot.com/
»»  Đọc tiếp

9 tháng 7, 2009

Họ Phạm với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên quần đảo Hoàng Sa

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 7 09, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

PHẠM HỮU NHẬT VÀ PHẠM QUANG ẢNH
VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA TỔ QUỐC
TRÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA


Đội Hoàng Sa được thành lập từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển của Việt Nam và khai thác quần đảo Hoàng Sa suốt từ thời các Chúa Nguyễn (thời Lê Trung hưng), qua thời vương triều Nguyễn đến cuối thế kỷ XIX. Lực lượng của Đội Hoàng Sa được ấn định là trai tráng của xã An Vĩnh, Cù Lao Ré, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, nay là huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Hoạt động của Đội Hoàng Sa (có nhiệm vụ kiêm quản Bắc Hải, tức là bao gồm cả Trường Sa) đã góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa hàng mấy thế kỷ nay.

Những người lính Hoàng Sa được nhà vua gọi là những "hùng binh". Họ đã vâng mệnh triều đình đi làm nhiệm vụ khẳng định và bảo vệ chủ quyền của đất nước, mặc dù biết đi ra biển cả với thiết bị thô sơ là hiểm nguy, ra đi không hy vọng có ngày trở lại. Sử sách còn ghi rõ tên tuổi những vị cai đội, những binh phu thuộc các họ tộc quê ở Cù Lao Ré đi Hoàng Sa, Bắc Hải (tức Trường Sa) suốt hơn 300 năm, và người dân Lý Sơn cũng luôn khắc cốt ghi tâm về công lao của họ. Trong số những người này, các vị thuộc tộc Phạm được nhắc đến khá nhiều trong các trang quốc sử triều Nguyễn; đặc biệt có 2 vị được lấy tên đặt cho hai hòn đảo trên quần đảo Hoàng Sa là cai đội Phạm Quang Ảnh và Chánh đội trưởng Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật.

Phạm Hữu Nhât là một vị Chánh đội trưởng Thủy quân suất đội của Đội Hoàng Sa. Năm Bính Thân-1836 ông vâng mệnh vua Minh Mạng đưa binh thuyền gồm khoảng 50 người đi xem xét, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc và dựng bia chủ quyền của triều Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa. Mỗi binh thuyền đem theo 10 cái bài gỗ, mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, trên có khắc dòng chữ "Minh Mạng thập thất niên, Bính Thân, Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội trưởng Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương độ chi thử lưu đẳng tự" (nghĩa là: năm Minh Mạng thứ 17, Bính Thân, Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh đi Hoàng Sa xem xét đo đạc đến đây, để ghi nhớ). Ở từng điểm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đội của ông đã dừng lại cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, trồng thêm cây cối, thu lượm hải vật rồi về tâu trình với triều đình là đã hoàn thành nhiệm vu. Không biết ông đã đi được bao nhiêu chuyến, nhưng đến chuyến cuối cùng năm 1854 thì ông và nhiều người đã "bị mất tích" trên biển. Gia đình, họ tộc và quê hương đã an táng ông bằng một nấm mộ chiêu hồn (còn gọi là mộ gió) không có hài cốt tại thôn Đông làng An Vĩnh, bên cạnh ngôi mộ của cụ Thủy tổ họ Phạm Văn, một trong 6 vị tiền hiền khai cư làng An Vĩnh trên đảo Lý Sơn.. Các bộ chính sử của triều Nguyễn đều có ghi chép về sự kiện này và đánh giá công lao to lớn của ông trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa ; Tổ quốc khắc ghi công ơn của ông bằng việc đặt tên Hữu Nhât cho một hòn đảo lớn nằm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa. Các tư liệu còn lưu trữ trong Nhà thờ thứ phái họ Phạm Văn ở An Vĩnh (hiện do ông Phạm Văn Đoàn phụng tự) đã xác định Phạm Hữu Nhật tên thật là Phạm Văn Triều sinh năm 1804 mất năm 1854, con ông Phạm Văn Nhiên thuộc đời thứ tư của ông Thủy tổ họ Phạm Văn- một trong 13 vị tiền hiền khai phá đất đảo Lý Sơn. Vào dịp Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa 19 tháng 2 âm lịch hàng năm, tộc họ Phạm Văn cúng tế vị tiền hiền Phạm Hữu Nhật bên cạnh việc tưởng nhớ các vị tham gia Đội Hoàng Sa đã hy sinh vì đất nước

Phạm Quang Ảnh người làng An Vĩnh là một viên cai đội của Đội Hoàng Sa. Tháng giêng năm 1815 vua Gia Long Nguyễn Ánh phong ông làm cai đội của Đội Hoàng Sa và giao cho ông dẫn theo một đội quân gồm 70 người từ Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) đi đến Hoàng Sa và Bắc Hải để xem xét, đo đạc thủy trình, trấn giữ Biển Đông và tìm kiếm sản vật quý về cho triều đình. Mỗi chuyến đi 7 tháng, từ tháng 2 đến tháng 8 thì quay về để tránh mùa biển động. Đoàn thuyền của ông đã đi được nhiều chuyến thành công, nhưng rồi trong chuyến đi cuối cùng gió bão của biển khơi đã giữ lại những người con của Tổ quốc. Vua Gia Long đã đích thân đến tận Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Ông và đồng đội đã được hóa thân vào những hình người nặn bằng đất sét và được cúng chiêu hồn suốt một đêm với sự có mặt của vua Gia Long, rồi làm lễ an táng như những người đã chết trên biển: 25 nấm mộ xếp thành một hàng trong đó ông Phạm Quang Ảnh đặt đầu tiên rồi đến 24 tử sĩ đồng đội của ông, đây là ngững ngôi mộ chiêu hồn (còn gọi là mộ gió) đầu tiên ở Đảo Lý Sơn. Đến nay, sau hàng trăm năm, 25 ngôi mộ gió này đã kết liền với nhau thành một nấm mộ lớn dài hơn chục mét ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn. Ông được phong làm Thượng đẳng thần để hộ vệ và ban phúc cho những người vượt sóng gió Biển Đông và được nhân dân xã An Vĩnh thờ cúng như Thành hoàng. Ông trở thành người khai lập dòng họ Phạm Quang trên đảo Lý Sơn, ông được thờ trong Nhà thờ của dòng họ. Tổ quốc ghi nhớ công lao của ông bằng cách: một hòn đảo lớn trong nhóm đảo Lưỡi Liềm ở quần đảo Hoàng Sa được đặt tên là đảo Quang Ảnh.

Có thể kể tên nhiều người họ Phạm khác nữa ở Lý Sơn có công lao trong việc xác lập và bảo vệ chủ quyền của nước ta trên Biển Đông trong thời Nhà Nguyễn.

Chung ta rất tự hào vì dòng họ của mình có những người con đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc, và sự hy sinh đó còn là bằng chứng về chủ quyền của đất nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Phạm Thúy Lan
- Theo tư liệu của UBND TP Đà Nẵng
trên Website: danang.gov.vn
- Theo Nguyễn Quang Ngọc trong Tạp chí
Xưa và nay số 317 tháng 10.2008
»»  Đọc tiếp

2 tháng 7, 2009

Bản đồ gia phả

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 7 02, 2009 bởi PK.Dương · 1 comments

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu "Bản đồ Gia phả" CHI HỌ PHẠM THÔN LƯƠNG XÁ, XÃ HIỆP CƯỜNG, HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN của một bạn đọc họ Phạm gửi đến chúng tôi.


Bấm vào đây để download file PDF (8mb)

(Sau khi đến trang Mediafire, bấm "Click here to start download..")

hoặc

Mirror 2: bấm vào đây để download
(Bấm chuột phải, chọn "Save target as" or "Save link as")


Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ tác giả:

PHẠM ĐỨC THỊNH
Email: ducthinh0362@yahoo.com

»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi