Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

28 tháng 2, 2009

Tưởng nhớ danh nhân họ Phạm

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 2 28, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

LBT. Nhân dịp đầu năm 2009, chúng tôi xin giới thiệu với bà con trong họ một số ngày kỷ niệm năm chẵn ngày mất hoặc ngày sinh của một số Danh nhân lớn họ Phạm Việt Nam

1. Kỷ niệm 600 năm ngày mất của Bình Chiêm Thượng tướng quân Phạm Nhữ Dực (1319-1409)[1]

Ông là con cháu dòng út của Điện soái Phạm Ngũ Lão với người thiếp họ Nhữ người Thanh Hóa. Di cư về quê ngoại ở Lỗ Huyền, huyện Lôi Dương nay thuộc Thọ Xuân, Thanh Hóa. Ông có công mở mang bờ cõi đến Đại Chiêm, Cổ Lũy. Thời vua Trần Thuận Tông (1388-1398) được phong Hậu Quân Trung Độ Dực Nghĩa hầu.

Đến thời nhà Hồ, ông giúp Hồ Hán Thương chinh phạt Chiêm Thành (1402) thu hồi miền đất bị lấn chiếm và lấy thêm các đất Chiêm Động (Quảng Nam ngày nay), Cổ Lũy (Quảng Ngãi ngày nay), được phong Chánh Đô Án Vũ Sứ và được vua ban chiếu chỉ ở lại làm Trấn Lộ Thăng Hoa (châu Thăng và châu Hoa-Quảng Nam ngày nay) để thực hiện công cuộc di dân lập ấp.

2. Kỷ niệm 500 năm ngày mất Tiến sĩ Phạm Thịnh (?-1509)

Ông quê Tam Nha (Tam Á), huyện Gia Định - nay là Gia Đông, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

Đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) niên hiệu Hồng Đức 18. Hai lần đi sứ nhà Minh, làm quan đến chức Hữu Thị lang thời Lê Uy Mục. Ông tử trận ở Châu Cầu (Phủ Lý) khi giúp Lê Uy Mục chống Lê Tương Dực. Ông là cha Tiến sĩ Phạm Điển.

3. Kỷ niệm 150 năm ngày mất Tiến sĩ Phạm Quý (1805-1859) - ông còn có tên là Phạm Khôi

Ông người làng Kim Đôi, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, trấn Bắc Ninh - nay là thôn Kim Đôi, xã Kim Chân, Quế Võ, Bắc Ninh. Sinh năm Ất Sửu (1805).

Năm Mậu Tý 1828, 24 tuổi ông đỗ Cử nhân, năm Kỷ Sửu (1829) 25 tuổi ông đỗ Tiến sĩ.

Sau đăng khoa, ban đầu ông nhập ngạch Hàn lâm viện thụ hàm Biên tu, sau được bổ làm Tri huyện Diên Khánh, rồi thăng Án sát Lạng Sơn, rồi Án sát Bình Định. Về sau, ông lại được điều về Kinh giữ chức Thị lang bộ Binh. Ông từng can gián việc xây cất gây tốn kém công quỹ, nên triều đình cũng lắm kẻ gièm pha.

Năm Mậu Thân (1848) Tự Đức nguyên niên, ông được thăng Hữu Tham tri bộ Lễ rồi bổ làm Tổng đốc Bình Phú. Ông mất khi còn đang tại chức.

4. Kỷ niệm 500 năm ngày sinh Tiến sĩ Hoàng giáp Phạm Hoảng (1509-?)

Người xã Đại Bái, huyện Gia Định - nay là thông Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Năm 27 tuổi đỗ Đệ nhị giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Ất Mùi niên hiệu Đại Chính 6 (1535) đời Mạc Đăng Doanh. Làm quan đến Cấp sự trung.

5. Kỷ niệm 500 năm ngày sinh Tiến sĩ Tam giáp Phạm Phi Hiển (1509-?)


Người xã Tĩnh Luyện, huyện Lập Thạch - nay là xã Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu niên hiệu Quang Hòa 1 (1541) đời Mạc Phúc Hải. Làm quan đến chức Đô ngự sử, tước Tào Khê hầu.

6. Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Phó bảng Phạm Thế Húc (1809-?)

Người xã Luyến Quyết, huyện Đông Quan, tỉnh Nam Định - nay là xã Thụy Phong, Thái Thụy, Thái Bình.

Sinh năm Kỷ Tỵ (1809), đỗ Giải nguyên khoa thi Hương năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ 18 (1837), đỗ Phó bảng khoa Quý Mão năm 35 tuổi. Là em Tiến sĩ Tam giáp Phạm Thế Hiển. Từng thụ hàm Thị độc, sung Giảng quan ở Kinh diên; sau đổi sang chức Đốc học Nam Định.


Ban Thông tin Tư liệu Họ Phạm Việt Nam

------------------------------------------------
[1] Có tài liệu cho là ông sinh năm 1318

»»  Đọc tiếp

25 tháng 2, 2009

Đã tìm thấy 10 họ Phạm Đắc

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 2 25, 2009 bởi Unknown · 4 comments


           Đến giữa tháng 5/2009, chúng tôi đã tìm thấy 10 họ Phạm từ hàng mấy trăm năm nay đã mang tên đệm "Đắc" (có số đinh khá lớn) định cư và sinh sống từ lâu đời trên lưu vực đồng bằng sông Hồng (có 8 họ), ở Thanh Hóa 1 họ và ở Quảng Nam – Đà Nẵng (1 họ) - có nguồn gốc từ Hải Dương:
Một là, họ Phạm Đắc tại xã Việt Hùng (gần Cổ Loa), huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Giỗ Tổ vào ngày 1/11 âm lịch. Liên lạc với 2 anh: một là, Phạm Đắc Long (sinh năm 1971) longpd2810@gmail.com - THCS Thăng Long - Ba Đình - Hà Nội - ĐT: 0989978854 - 04.62968854. Phạm Đắc Thành (sinh năm 1977)  email: thanh_nbm@yahoo.com, williamthanh2710@gmail.com ĐT: 0915.984.546, Nr: 04.9631249.
Hai là, họ Phạm Đắc tại thôn Cổ Chẩm, xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Liên lạc với: Phạm Đắc Quang, di động: 0912.053.262. Phạm Đắc Tuấn: Xóm 6, Việt Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Ba là, họ Phạm Đắc tại xã An Lương, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Liên lạc với: anh Phạm Đắc Dinh (sinh năm 1984) email:dinhbkhn@gmail.com. ĐT: 0988006008.
Bốn là, họ Phạm Đắc tại thôn An Cư, xã Đức Xương, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Liên lạc với anh Phạm Đắc Hách, xã Đức Xương (giáp huyện Ninh Giang), huyện Gia Lộc, Hải Dương.
Năm là, họ Phạm Đắc tại thôn Đức Đại, thị trấn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Liên lạc với anh Phạm Đắc Huề email:huepd@trananh.com.vn.
Sáu là, họ Phạm Đắc tại làng Quảng Nạp, xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Dòng tộc Phạm Đắc-Quảng Nạp  có nguồn gốc khởi thủy tại đâu, thì chưa rõ, nhưng  theo văn truyền ngôn nêu dưới đây, cho thấy đã có thời kỳ cư ngụ ở vùng kinh thành Thăng Long xưa. Khoảng năm 1400, cùng 11 người dòng họ khác nữa (thành Thập nhị Thủy tổ) chuyển cư qua vùng Hải Dương về  vùng Thái Bình lấn biển, khai địa lập thôn trang rồi định cư tại làng Quảng Nạp, xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, Thái Bình.  Thập nhị Thủy Tổ mang họ khác nhau [Đoàn, Vũ Tiến (Mụa), Trịnh, Nguyễn, Phạm Đắc, Lê, Trần, Bùi, Tiêu, Vũ Bá, Tạ, Phạm Đình] truyền lại câu văn: "Hoàng Cầu, Láng, Mục; Tiền cư Noi, Cáo; Hậu đáo Tô Xuyên; Ốc tại Tu Trình; Ký cư Quảng Nạp".  Hoàng Cầu nay vẫn mang tên Hoàng Cầu, Láng có Láng Thượng, Láng Hạ, Mục là Nhân Mục. Các địa danh này đều thuộc Hà Nội. Noi nay là Cổ Nhuế, Cáo là thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội. Tô Xuyên (thuộc huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) khoảng những năm đó là Thái ấp nhà Trần. Tu Trình là  làng sát với làng Quảng Nạp. Giỗ Tổ của 12 họ này ở  làng Quảng Nạp đều vào 2 ngày:  lễ "Cáo Yết" vào ngày 11/1 (tháng giêng) âm lịch và "Đại Lễ" vào ngày 1/12 (tháng chạp) âm lịch.Họ Phạm Đắc - Quảng Nạp có 3 chi gồm khoảng 350 đinh (200 đinh sống ở quê và  khoảng150 đinh sống trên 16 tỉnh, thành phố khác nữa). Liên lạc với Phạm Đắc Bi (sinh năm 1947 ở Hà Nội) email:phamdacbi@gmail.com; Phạm Đức Kỳ  (sinh năm 1961 - ở tp.HCM) email:phamducky@gmail.com; Phạm Đắc Yên (sinh năm 1963 - ở Quảng Nạp, Thụy Trình, Thái Thụy, Thái Bình) email:dacyen.pham@gmail.com
Bảy là, họ Phạm Đắc tại xã thôn Lịch Bài, xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Liên lạc với ông Phạm Xuân Giá - 100 Hàng Trống, Hà Nội và anh Phạm Đắc Tình (sinh năm 1972 - KS chế tạo máy, cư trú tại Đồng Nai)  email:phdactinh@yahoo.com.vn
Tôi (Phạm Đắc Tình) là thành viên của dòng họ Phạm Đắc tại Vũ Hòa, Kiến Xương, Thái Bình. Hiện nay tôi có giữ một cuốn gia phả của dòng họ mà đời M1 là cụ Phạm Đắc Vị (Thiếu khanh triều Lê, tuối thế kỷ 18), - hậu duệ Điện xoái Phạm Ngũ Lão; Cụ có một người con trai duy nhất là cụ Phạm Đắc Danh (đời M2). Từ đây trở đi, trong cuốn phả dòng họ Phạm của tôi có ghi đầy đủ tên tuổi của các đời. Xin thông báo để kết nối dòng họ Phạm Đắc.

Tám là, họ Phạm Đắc tại xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Từ đời trước các Cụ truyền lại: Cụ Thủy tổ của họ Phạm Đắc chúng tôi từ một làng có tên "Hào Kiệt" về định cư tại Yên Đồng, Yên Mô, Ninh Bình  vào đời vua Cảnh Hưng (1740-1786). Họ Phạm Đắc tại Yên Mô Ninh Bình cũng chưa lớn so với các dòng họ khác tại địa phương. Nhưng cũng có uy tín trong vùng, vì Cụ tổ dòng họ Phạm Đắc tại Yên Đồng, Yên Mô là người khởi sướng, và xây Chùa cho làng Yên Tế, Yên Đồng, Yên Mô, Ninh Bình. Do vậy tại địa bàn Yên Đồng người dân vẫn gọi tắt dòng họ Phạm Đắc là Họ Chùa. Giỗ Tổ vào ngày 18/9 âm lịch.Liên lạc với :
·         Trưởng họ hiện nay là ông  Phạm Đắc Kỷ, địa chỉ: Xóm Chùa, thôn Yên Tế, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình: ĐT: 0302228803.  Phạm Đắc Văn (sinh năm 1976 ). ĐT:0979708059 địa chỉ thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông. 
·         email:phamdacvan@gmail.com  Phạm Đắc Túc tuclanh@yahoo.com  thôn 4b, xã Đông Sơn, TX Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình,  ĐT: 01662751848; 01675239113. 
·         Phạm Đắc Định (sinh năm 1984) email: bigmousehut@gmail.com ĐT 0916064606. Năm là, anh Phạm Đắc Phước (sinh năm 1988) email: phamdacphuoc@gmail.com ĐT 0934500066.
Chín làhọ Phạm Đắc - tại 3 làng [Tường Yên, Vân Trai, Đồi Chông] – xã Cẩm Vân - huyện Cẩm Thủy - tỉnh Thanh Hóa. Xã Cẩm Vân sát với huyện Vĩnh Lộc. Liên lạc với: 
·         Phạm Đắc Chính - trưởng phòng nông nghiệp huyện Cẩm Thủy, ĐT CQ: 037.3705.187.
·         Phạm Quang Thắng phamquangthang1982@gmail.com. Các thông tin khác sẽ được bổ sung thêm....



Mười là, họ Phạm Đắc tại Thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nhà thờ tổ tại Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo phả tộc ghi lại, dòng tộc Phạm Đắc Quảng Nam nguyên gốc làng Kiệt Đặc, Huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, (nay là xã Văn An, huyện Chí Linh, Hải Dương) vào Quảng Nam (tại xã Cẩm Xa, xã Điện Trung)  từ  năm 1541 đến nay đã là đời con cháu thứ 20. Xin xem thêm bài Tộc Phạm Làng Cẩm Sa, Xã Điện Nam Bắc Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.Liên lạc với:
·         Phạm Đắc Phú (hiện đang sinh sống tại tp.HCM); Điện thoại: 08.2401025–0935174925–0937925721 email:phamdacphu@gmail.com.
·         Ông Phạm Đắc Bửu – Trưởng tộc Phạm Đắc, chi nhánh Miền Nam, Địa chỉ 2/108 Nguyễn Gia Thiều – Phường 6 – Quận 3 – tp.HCM. Điện thoại: (08)-9300276.
·         Ông Phạm Đắc Thước – Trưởng Hội đồng gia tộc Địa chỉ: 2158B Hồng Lạc - Phường 10 - Quận Tân Bình - tp.HCM. - Điện thoại: (08) – 9715223;
·         Ông Phạm Đắc Hiếu Ủy viên Hội đồng gia tộc, Địa chỉ: 51/14 Trường Chinh – Phường 12 – Quận Tân Bình – tp.HCM. -  Điện thoại:0986282635.
Xin thông báo để bà con họ Phạm Đắc xa gần tiện liên lạc. Bà con anh em cho địa chỉ E-mail đang sử dụng và số điện thoại  chính xác để tiện liên hệ và kết nối dòng tộc. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan đến các họ Phạm Đắc. Tôi có suy đoán thế nào cũng có họ Phạm Đắc ở Nam Định và tôi đang tìm hai họa sỹ (đã rất cao tuổi) Phạm Đắc Hiển, Phạm Đắc Tuệ: quê Nam Định và Hoạ sỹ Phạm Đắc Bảo (có thể cũng quê ở Nam Định). Tôi mong bà con anh em họ Phạm Đắc tiếp tục kết nối và nếu điều kiện cho phép chúng ta hình thành trang tin điện tử hophamdacvietnam. Kính chào bà con - TS.Phạm Đắc Bi email:phamdacbi@gmail.com.
Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hoá). Từ Thanh Hoá lại có sự chuyển cư trở lại vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và vào miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, ... mạnh nhất là vào thời Lê (thế kỷ thứ XV)....Theo: http://vi.wikipedia.org/wiki
Sự chuyển cư của họ Phạm Đắc không nằm ngoài quy luật đó. Nên chúng ta sẽ tìm ra họ Phạm Đắc ở Nam Định và cả Thanh Hóa

Một là, anh Phạm Đắc Văn có viết trên trang Web: “Khoảng thế kỷ thứ 17 có một vài gia đình mang họ Phạm Đắc từ Nam Định đến vùng Yên Đồng, Yên Mô lập nghiệp, đến nay họ Phạm Đắc tại Yên Mô Ninh Bình cũng chưa lớn so với các dòng họ khác tại địa phương, nhưng cũng có uy tín trong vùng, ông tổ dòng họ Phạm Đắc tại Yên Đồng, Yên Mô là người khởi sướng, và xây Chùa cho làng Yên Tế, Yên Đồng, Yên Mô, Ninh Bình do vậy tại địa bàn Yên Đồng người dân vẫn gọi tắt dòng họ Phạm Đắc là Họ Chùa”.
Hai là, đã mang máng có thông tin về những người mang họ Phạm Đắc quê gốc Nam Định. Xem thêm bài dưới đây:


Từ triển lãm 1954 đến triển lãm 2004



Ngày đăng tin: 11/10/2004, Theo Hanoimoi.com.vn

Tháng 10-1954, triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần thứ 5 chào mừng Thủ đô giải phóng - đã được tổ chức long trọng nhân dịp lễ mừng chiến thắng tại Nhà hát Lớn Hà Nội và đó cũng là cuộc tổng kết phong trào hội họa trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Các cuộc triển lãm trước đó được tổ chức trên chiến khu tại Phú Thọ, Tuyên Quang, Việt Bắc. Chưa có một triển lãm mỹ thuật nào trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam từ trước đấy được công chúng đến xem đông như thế.

Ngày kháng chiến thành công trở về Thủ đô, các họa sĩ lúc ấy chỉ có chừng 3-4 chục người. Một số là các họa sĩ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cũ đi theo cách mạng và lớp họa sĩ trẻ đầu tiên vừa tốt nghiệp trường Mỹ thuật Kháng chiến ở Việt Bắc (do Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng). Họ là những họa sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đã động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta qua hàng nghìn bức ký họa chì than, thuốc nước, bột màu, những bức tranh cổ động cỡ lớn, những minh họa, biếm họa trên các trang báo ngoài mặt trận.

Đến nay, các bức ký họa chiến trường của Huy Toàn, Mai Văn Hiến, Tô Ngọc Vân, Phan Kế An, Nguyễn Sáng, Nguyễn Bích, Ngô Mạnh Lân, Thế Vị... vẫn làm xúc động trái tim người xem bởi tính chân thực giản dị mà đậm chất anh hùng ca. Họ có mặt trên khắp các nẻo đường chiến dịch, từ hậu tuyến, trung tuyến cho đến tận chiến hào xung kích. Sự hy sinh của danh họa Tô Ngọc Vân trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới mỹ thuật. Trong cuộc triển lãm Mỹ thuật mừng ngày Giải phóng, các tác phẩm ký họa Giáo viên dân tộc Thái, Cho ngựa ăn, Qua đèo, Qua suối, Trú quân của ông đã được tặng giải thưởng lớn. Nhưng ước mơ xây dựng một tác phẩm sơn mài thực sự đồ sộ về cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại mà họa sĩ hằng ấp ủ trong suốt cuộc kháng chiến đã không bao giờ trở thành hiện thực.

Triển lãm năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt: Hà Nội tròn đúng 50 năm ngày Giải phóng, tròn đúng 50 năm từ cuộc triển lãm đáng ghi nhớ tại Nhà hát Lớn. Những cảm xúc dạt dào của ngày chiến thắng, niềm tự hào về một Hà Nội anh hùng, niềm vui về một Thủ đô hòa bình, choán ngợp trên hầu hết các tác phẩm gửi tới triển lãm. Lớp cha trước, lớp con sau, nhiều thế hệ họa sĩ trưởng thành sau ngày giải phóng đã cùng các họa sĩ lớp trước tạo nên một diện mạo mới cho mỹ thuật Thủ đô, xứng đáng là một trung tâm Mỹ thuật lớn của cả nước và trong khu vực. Không gian của Nhà triển lãm Ngô Quyền trở nên chật hẹp so với những bức tranh khổ lớn của các họa sĩ. Hội đồng nghệ thuật đã phải đắn đo rất nhiều để chọn ra 96 tác phẩm hội họa và điêu khắc từ hơn 260 tác phẩm tham dự.

Nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Đỗ Bảo,Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Hà Nội cho biết: “Chưa bao giờ tranh đề tài về ngày Giải phóng Thủ đô “được mùa” như năm nay. Thường các họa sĩ rất ngại vẽ tranh đề tài. Năm nay, một phần nhờ Hội đã tích cực vận động anh em, nhưng lý do chính là tình cảm của các họa sĩ dành cho ngày kỷ niệm trọng đại này của Thủ đô”. Chiến lũy của Nguyễn Văn Nghị, Hà Nội mùa đông năm 1946 của Ngô Cao Giang, Ngày về của Phạm Đức Phong, Sống mãi với Thủ đô của Ái Thi, Chiến sĩ Vệ quốc quân của Phạm Đắc Hiển (1), Có một ngày thu Hà Nội của Đỗ Hữu Huề... chủ yếu trên chất liệu sơn dầu đã tạo nên những hình tượng đẹp về người chiến sĩ Thủ đô được tôi luyện qua 60 ngày đêm khói lửa, bảo vệ từng căn nhà góc phố Hà Nội và đi vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, làm nên ngày chiến thắng huy hoàng.

Cùng là bút pháp hiện thực, nhưng mỗi họa sĩ đã thể hiện được dấu ấn của riêng mình trong cách thể hiện và việc tìm tòi ngôn ngữ hội họa hiện đại. Bên cạnh tranh lịch sử với bố cục hoành tráng, tranh chiến trận, có những họa sĩ đã diễn tả được tình cảm bừng sáng của nhân dân trong ngày vui chiến thắng như trong các tác phẩm Ngày này 50 năm trước của họa sĩ lão thành Phạm Viết Song, Ký ức đêm mùa thu Hà Nội của Hồ Quảng, Đêm Hồ Gươm của Hoàng Đình Tài...

Trong thế hệ những họa sĩ trưởng thành sau ngày giải phóng, có những họa sĩ đã gắn tên tuổi của mình với phố cổ Hà Nội như: Công Quốc Hà, Phạm Luận với những làng quê ven ngoại như: Phạm Viết Hồng Lam. Những tác phẩm sơn mài, sơn dầu, bột màu của họ thấm đượm chất hào hoa đất Hà thành.

Một đề tài mới tràn ngập cảm xúc trong lòng các họa sĩ là sự kiện phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long, những trang sử ngàn năm của cha ông được hé mở. Bức sơn mài khổ lớn (2m x 2m) Trầm tích Hoàng thành của NguyễnVăn Chuyên, bức lụa dài Chiều Hoàng thành của Vũ Đình Tuấn là những tác phẩm công phu và giàu cảm xúc. So với sự “ra quân” hùng hậu của hội họa, các tác phẩm điêu khắc có phần khiêm tốn hơn. Có thể kể đến Khúc khải hoàn Thăng Long bằng chất liệu sắt hàn của Nguyễn Huy Tính, Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Trần Tuy, Dâng hoa của Tạ Quang Bạo, Niềm vui mồng 10-10 của Lê Duy Ứng...

Cùng thời gian này, các nhà điêu khắc đang tập trung nhiều cho cuộc triển lãm bên hồ Hoàn Kiếm. Với sự kiện lớn khánh thành tượng đài Lý Thái Tổ, đây thực sự là ngày hội lớn của giới mỹ thuật Thủ đô.

Triển lãm năm 1954 là triển lãm về cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và thắng lợi. Triển lãm 2004 triển lãm của một Hà Nội hội nhập và phát triển. Dù hai cuộc triển lãm cách nhau đúng một nửa thế kỷ nhưng nó là cuộc triển lãm ấn tượng về một Hà Nội anh hùng và đổi mới. (1) Phạm Đắc Hiển, Phạm Đắc Tuệ: quê Nam Định làm hội hoạ.



Trong số mới nhất, tạp chí Kiến trúc Việt Nam (bộ Xây dựng) đã trang trọng đăng ảnh công trình do Vietarch thiết kế trên trang bìa. 

Công trình Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại thành phố Hạ Long được khởi công xây dựng ngày 27/7/1997 tại công viên Lán Bè, thành phố Hạ Long.

Tư vấn đấu thầu và giám sát phần hoàn thiện điêu khắc: Viện Nghiên cứu Kiến trúc – Bộ Xây dựng.

Công trình đã được khánh thành ngày 03/2/2002, đáp ứng lòng mong đợi của đông đảo nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thể hiện lòng biết ơn vô hạn trước sự hy sinh cao cả của các Anh hùng liệt sĩ cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc.
 Các thành viên tham gia thiết kế :
          Cố vấn : PGS. TS. KTS. Nguyễn Bá Đang
          Chủ trì dự án : Thạc sỹ, KTS. Nguyễn Hoàng Long
          Mỹ thuật điêu khắc: Hoạ sỹ Phạm Đắc Bảo
          Thiết kế : KTS. Hoàng Quang Huy
    Thiết kế kết cấu : KS. Phạm Dy
Tổ chức thức hiện thiết kế kỹ thuật : Thạc sỹ, KTS. Nguyễn Quốc Tuân  
Và các cộng sự : KTS. Bùi Tuấn Anh, Đỗ Xuân Trường, Tống Quốc Thịnh, Nguyễn Thanh VũKS. Nguyễn Văn Ngọc, Lại Phương Liên.

»»  Đọc tiếp

Phạm Công Trứ - nhà chính trị, văn hóa lớn ở thế kỷ 17

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 2 25, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

LTG: Trong những thập niên đầu thế kỷ XVII, diễn biến chính trị - xã hội khá phức tạp bởi sự tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn. Nhưng, bao giờ cũng vậy, trước những đòi hỏi, thách thức của lịch sử, thường xuất hiện những nhân tài đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển xã hội, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Một trong những nhân vật lịch sử xuất hiện đúng yêu cầu đó là Quốc lão, Thái bảo Yên Quận công Phạm Công Trứ (1600 - 1675). Cùng với những "anh tài" như Vũ Duy Chí, Nguyễn Quán Nho, Trần Đăng Tuyển, Đặng Đình Tướng..., Phạm Công Trứ là một trong 39 người "phò tá có công lao tài đức" thời Trung hưng, đã đem hết sức lực, trí tuệ và tài năng của mình cống hiến cho đất nước, vì sự nghiệp "quốc thái, dân an".

1 - Sự nghiệp chính trị của Phạm Công Trứ


Sự nghiệp chính trị của Phạm Công Trứ, về cơ bản, có thể kể đến những cống hiến của Người đối với đất nước, với triều đình và, thời gian có thể tính từ khi Người thi đỗ và tham gia vào bộ máy chính quyền nhà nước. Trải qua gần 50 năm làm quan, phò tá 5 đời vua Lê, 2 đời chúa Trịnh, từng giữ nhiều chức vụ và cương vị khác nhau, Phạm Công Trứ đã đạt đến đỉnh cao của công danh và quyền lực; là người mưu lược, luôn chăm lo việc nước, tài năng xuất chúng trên mọi lĩnh vực: Nội trị, văn hoá, sử học, ngoại giao.

Theo chính sử, khoa Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628), Phạm Công Trứ dự kỳ thi Đình, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ) và được bổ làm Hàn lâm viện Hiệu thảo. Từ đó trở đi, ông lần lượt giữ các chức vụ: Hiến sát sứ xứ Thanh Hoa (1631), Phụng Thiên Phủ doãn (1639), Tham chính xứ Thanh Hoa (1640), Thái thường Tự khanh (1642), Phó đô Ngự sử tước Khánh Yên bá (1645), Đô ngự sử (1646), Lễ bộ Thượng thư tước Yên Quận công (1657), Thiếu bảo kiêm Đông các Đại học sĩ, Tham tụng (1661), Lại bộ Thượng thư (1664), Thái bảo Quốc lão tham dự triều chính (1668), Chưởng Lục bộ sự - Thượng thư của sáu bộ (1673), ông mất được truy tặng Thái tể, ban tên thụy là Kinh tế (1675).

Như thế, con đường hoan lộ của Phạm Công Trứ rất hanh thông, trước hết là do tài năng, phẩm hạnh và nhân cách; thêm nữa là sự giúp đỡ, đặc ân của các vua Lê chúa Trịnh. Cả hai vị chúa mà Phạm Công Trứ phò giúp là Trịnh Tráng và Trịnh Tạc đều được đánh giá là các chúa thánh minh: "Về thời Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương làm chúa, thì ông nào cũng hết lòng lo việc trị dân, và lại nhờ có những người tôi giỏi như Phạm Công Trứ, Nguyễn Công Hãng... đều hết sức giúp đỡ, cho nên sửa sang được nhiều việc, nước được yên trị". Là người có tài năng và đức độ nên Phạm Công Trứ được các vua Lê chúa Trịnh rất trọng vọng.

Trong suốt quá trình làm quan, tham gia vào công việc chính sự của triều đình cũng như của phủ chúa, Phạm Công Trứ đã có những sáng kiến đề xuất và cải cách rất táo bạo.

Với cương vị Đô Ngự sử, Phạm Công Trứ cùng với Tham tụng Dương Trí Trạch nhận thấy tầm quan trọng của chức nhiệm các quan đại thần văn võ, cho nên, năm Canh Tý (1660), hai ông đã dâng sớ tấu trình về việc quy định chức trách cũng như phẩm chất của quan văn võ. Những điều răn bảo các quan đương nhiệm này được vua Lê chúa Trịnh rất đồng tình ủng hộ, vì từ đây giữa quyền lợi, trách nhiệm và chức vụ đã gắn bó mật thiết với nhau, tạo thành sự giàng buộc, kiểm soát qua lại khiến các quan thực hiện tốt hơn chức vụ của mình.

Khi đảm đương trọng trách Lại bộ Thượng thư, năm Ất Tỵ (1665), Phạm Công Trứ giao cho Ngự sử đài khảo khoá các nha môn, đã phát hiện sai phạm của nhiều đại thần và tất nhiên, họ đều bị giáng chức. Những việc làm đó đã khiến cho "pháp lệnh nghiêm minh, sĩ phu danh đua cố gắng, người làm quan lấy phong thái khí tiết mà tự miễn, cho nên được gọi là đời thanh bình. Đó là công hiệu của phép làm sáng suốt vậy".

Trên lĩnh vực kinh tế, Phạm Công Trứ đề xuất thực thi phép Bình lệ (kê khai hộ khẩu tại các địa phương để làm cơ sở cho việc bình bổ thuế ngạch), ban hành phép Ngũ lượng nhằm thống nhất các đơn vị đo lường, đong đếm trong nhân gian.

Một điều dễ nhận thấy là, Phạm Công Trứ từng nắm giữ nhiều chức vụ và cương vị khác nhau, nhưng ở vị trí trọng trách nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và để lại những dấu ấn đậm nét, xứng đáng là công thần lương đống của triều đình: "Phạm Công Trứ là nhà chính trị xuất sắc. Khi giữ chức Tham tụng, ông đã nêu rõ phép khảo khóa (cất nhắc quan lại), ban điều lệ giáo hóa, khen thưởng người có đức hiếu đễ tốt nghĩa, xét lại sổ đinh điền, định lại ngạch thuế. Những việc sắp đặt của ông được Trịnh Doanh tín nhiệm, thường theo ý ông để ổn định việc trị an. Người đương thời đều khen ông là một Tể tướng tốt".

2 - Một số đóng góp của Phạm Công Trứ trên lĩnh vực quân sự

Trên lĩnh vực quân sự, Phạm Công Trứ luôn là một mưu sĩ rất đáng tin cậy của vua Lê chúa Trịnh. Điều đặc biệt, cả ba biến cố chính trị lớn, xảy ra ở thế kỷ XVII, thì ông đều tham gia và lập nhiều công lớn.

Về việc đánh dẹp nhà Mạc ở Cao Bằng: Chúng ta biết rằng, Mạc Đăng Dung "tiếm ngôi" năm Đinh Hợi (1527), truyền được 5 đời, đến Mạc Mậu Hợp thì mất (1592). Sau đó, Mạc Kính Cung chạy lên chiếm cứ Cao Bằng và dư đảng nhà Mạc vẫn thường xuyên hoạt động ở đây. Vì thế, vào các năm Giáp Thân (1644), Đinh Mùi (1667), Kỷ Dậu (1669), Phạm Công Trứ phò tá vua Lê cùng chúa Trịnh chinh phạt nhà Mạc và giành được những thắng lợi quyết định. Quan trọng hơn cả là dưới sự tham vấn của ông, nhà Trịnh đã tránh được một cuộc chiến tranh với nhà Mãn Thanh, vì chúng định mượn cớ Phù Lê để xâm lược nước ta.

Về việc chinh phạt quân Nguyễn ở Đàng Trong: Từ khi cuộc chiến Trịnh - Nguyễn nổ ra, trải qua 7 lần đại chiến thì Phạm Công Trứ có đến 5 lần Nam chinh vào các năm: Quý Mùi (1643), Ất Mùi (1655), Canh Tý (1660), Tân Sửu (1661), Tân Hợi (1671). Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn vẫn không phân định được thắng thua. Hai bên giằng co, lúc Trịnh mạnh, khi Nguyễn suy và ngược lại; cuối cùng năm Nhâm Tý (1672) hai bên lấy sông Gianh làm giới tuyến. Từ đó, Nam - Bắc triều tạm chấm dứt chiến tranh.

Về việc dẹp nội loạn: Do mâu thuẫn trong nội bộ nhà Trịnh, năm Ất Dậu (1645), Trịnh Lịch và Trịnh Sầm đã dấy quân phản loạn. Nhờ mưu lược khôn khéo và quyết đoán, Phạm Công Trứ đã khuyên phủ Tiết chế (tức phủ chúa Trịnh) nên hành sự trước khi chúng tập hợp lực lượng. Kết quả là, nội loạn trong cung đã được dẹp yên, đó là công lớn của Phạm Công Trứ và Đào Quang Nhiêu vậy.

Có thể nói, Phạm Công Trứ luôn là "cánh tay đắc lực" cho Trịnh Tạc và Trịnh Căn lập công. Từ Tán lý, Tham tán quân vụ đến Tham tán việc quân, Phạm Công Trứ đã tham mưu đề xuất những mưu sách đúng đắn, giúp vua Lê chúa Trịnh bình ổn được thù trong, giặc ngoài.

3 - Những đóng góp của Phạm Công Trứ trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Trên lĩnh vực văn hóa Phạm Công Trứ cũng có những đóng góp quan trọng. Đầu tiên là ban bố bản Lê triều giáo hoá điều luật (47 điều giáo hóa) nhằm chấn chỉnh tôn ti trật tự trong triều đình, khiến cho các kinh điển của Nho giáo thấm nhuần trong xã hội, làm cho nhân dân trở về với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc.

Không những quan tâm, chăm sóc đến việc Đạo, việc Đời, Phạm Công Trứ còn tưởng nhớ đến công lao của các vị công thần tử tiết triều Lê. Năm Bính Ngọ (1666), Phạm Công Trứ đã dâng biểu tấu nhằm tuyên dương 13 bầy tôi tử tiết thời Lê sơ, phong làm Phúc thần, cho dựng từ đường và phụng thờ hương khói.

Là người đứng đầu bộ Lễ, Phạm Công Trứ đã kiến nghị vua Lê chúa Trịnh sửa sang lễ nghi, triều phục và định thành quy chế rõ ràng cho các quan văn võ đại thần. Ông cũng quy định phụ nữ và nam giới ăn mặc y phục theo đúng tục lệ truyền thống. Ngoài ra, Phạm Công Trứ cũng nhiều lần tấu xin ra lệnh nghiêm cấm hút thuốc, bởi không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn trở thành một vấn nạn trong xã hội lúc bấy giờ.

Cũng như nhiều nhà khoa bảng khác, ngoài việc làm quan, Phạm Công Trứ còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Với quan niệm Thi ngôn chí (làm thơ để tỏ chí hướng), ông đã mượn hình tượng Cây Quế, Cây Tùng để khẳng định bản lĩnh trung trực, cứng rắn và sẵn sàng ghé vai gách vác công việc của sơn hà, xã tắc của mình. Đặc biệt, trong chuyến hộ giá vua Lê Thần Tông đi Nam chinh ở Thuận Hoá năm Tân Sửu (1661), Phạm Công Trứ cùng với Trần Đăng Tuyển và Nguyễn Văn Thiệu làm thơ và xướng hoạ về những thắng tích, những nhân vật nổi tiếng của các địa phương mà đoàn quân đi qua, tất cả bao gồm 18 bài. Đây là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về thiên nhiên đất nước, con người của ông, đồng thời, quan trọng hơn là thể hiện ý chí quyết tâm của đoàn quân trong việc bình ổn và thu phục châu Ô (do nhà Nguyễn ở Đàng Trong chiếm đóng). Ở trong triều hay trong gia đình, Phạm Công Trứ đã lấy thơ văn để thể hiện quan điểm cũng như sự hiếu đễ của mình.

Phạm Công Trứ cũng gắn bó sâu sắc với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Để mở mang nền nếp Nho học, giáo dục kẻ sĩ, tuyển chọn nhân tài cho đất nước, ông phụng mệnh làm Giám thủ Quốc Tử Giám, vừa coi sóc việc trùng tu, tôn tạo Văn miếu Quốc Tử Giám, đồng thời đôn đốc và rèn luyện việc học tập của các học sinh ở Quốc Tử Giám. Không những thế, ông cùng quan Tham tụng Dương Trí Trạch dâng sớ xin cung đốn mọi vật cần thiết cho trường thi, đặt biệt là trường thi hương ở các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học trò học tập. Khi về trí sĩ ở quê hương, ngoài thú vui điền viên, ông còn làm nhiều việc công đức cho làng quê và thúc đẩy nho phong, truyền thống học tập của cả huyện.

Phạm Công Trứ còn là một người thầy năng lực và đầy nhiệt huyết. Nhiều học trò của ông sau này thành đạt, đỗ khoa bảng cao và đảm nhận những chức vụ quan trọng trong triều cũng như ngoài trấn, như: Đặng Công Chất, Nguyễn Công Bích, Đào Công Chính, Lê Hữu Danh, Lê Nhân Kiệt, Lê Sĩ Triệt, Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Công Bích, Nguyễn Viết Thứ... Như thế, trong ba điều vui nhất của người quân tử thì Phạm Công Trứ đều đạt được cả, trong đó có điều vui thứ ba, là được nhận các bậc anh tài trong thiên hạ mà dạy dỗ thành tài.

Ngoài những đóng góp trong nhiều lĩnh vực như đã nêu trên, Phạm Công Trứ còn là một nhà sử học tiêu biểu của thế kỷ XVII. Cùng với Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Lê Hy..., Phạm Công Trứ là người có công lớn trong quá trình biên soạn và hoàn thành bộ quốc sử lớn của dân tộc - bộ Đại Việt sử ký tục biên; đồng thời cũng là người đúc kết, nêu ra những quan điểm và phương pháp cơ bản của sử học, như về mục đích và đối tượng của sử học; về thái độ cũng như phương pháp viết sử của sử gia. Về sử gia Phạm Công Trứ, GS. Phan Huy Lê đã tổng kết:

- Hoàn chỉnh cấu trúc của bộ sử bằng cách phân chia phần Bản kỷ thành 3 phần: Bản kỷ toàn thư, Bản kỷ thực lục, Bản kỷ tục biên, và xác định lại ranh giới các phần, các quyển;

- Hiệu đính bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, chỉnh lý và viết tiếp đoạn cuối quyển 10, phần Bản kỷ toàn thư tục biên 3 quyển;

- Bổ sung thêm phần phàm lệ Tục biên và chú giải phàm lệ Toàn thư của Ngô Sĩ Liên;

- Viết thêm bài tựa sách Đại Việt sử ký tục biên.

Với những đóng góp đó, Phạm Công Trứ thực sự là một trong những nhà sử học tiêu biểu của thời kỳ phát triển của sử học Việt Nam dưới thời trung đại.

Nói tóm lại, Phạm Công Trứ là một tấm gương sáng về một vị quan đầu triều hết lòng tận tụy phục vụ đất nước, triều đình. Ông để lại danh tiếng cho muôn đời con cháu mai sau bởi cuộc đời của một con người làm quan cao cấp nhưng thanh liêm, trung thực, ngay thẳng như những lời ngợi ca: "Ông đã sửa mình chính trung tại triều đình, đem tài đức cố gắng hoàn thành trách nhiệm. Trên vì đức, dưới vì dân, ngoài bờ cõi giữ yên lặng, trong đất nước được yên vui no ấm. Ân đức tới mọi người, ai ai không ca tụng".

Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp quốc thái, dân an, Phạm Công Trứ là một vị Tể tướng được vua quý, chúa yêu; bạn bè đồng liêu và học trò kính trọng; là tấm gương ngời sáng cho hậu thế noi theo, xứng danh là TRUNG HƯNG HIỀN TƯỚNG của thời Lê Trung hưng./.

Lê Quang Chắn

»»  Đọc tiếp

24 tháng 2, 2009

Tin buồn - Hồng y Phạm Đình Tụng qua đời

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 2 24, 2009 bởi PKDuong · 0 comments

Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN đã qua đời hôm 22/2 tại Hà Nội, thọ 90 tuổi.

Đức Hồng y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng sinh năm 1919 tại thôn Cầu Mễ, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, thuộc Giáo xứ Quảng Nạp, Giáo phận Phát Diệm.


Đức Hồng y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng
(1919-2009)

Hồng y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng bắt đầu bước vào đời tu từ năm 1929, khi mới lên mười. Ngài được thụ phong linh mục vào tháng 6/1949 và được tấn phong Giám mục Bắc Ninh năm 1963. Tháng 4/1994, Ngài được Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Hà Nội, cùng năm đó, tháng 11, được tấn phong Hồng y.

Đức Hồng y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng từng làm Giám đốc Chủng viện Hà Nội, Giám quản Lạng Sơn và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (1995-2001).

Ngài nghỉ hưu từ năm 2003 ở tuổi 84. Năm 2006, Đức Hồng y bắt đầu bị bệnh nặng và “được Chúa gọi về” (theo cách nói của người Công giáo) ở tuổi 90.

Với cộng đồng giáo dân, Đức Hồng y luôn dành thời gian tìm hiểu, trò chuyện, động viên an ủi những giáo dân tìm đến Ngài lúc khó khăn. Ông cũng là người đầu tiên ở Việt Nam chuyển thể cuốn Kinh Thánh Tân ước sang thể lục bát giúp giáo dân dễ nhớ, dễ thuộc.

Lễ viếng bắt đầu bắt đầu vào 8h sáng thứ hai, 23/2. Chiều 23/2, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đào Văn Bình dẫn đầu đã đến viếng Hồng y Phạm Đình Tụng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã gửi vòng hoa viếng Hồng y.

Chiều cùng ngày, đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và Ban Tôn giáo Thành phố đã đến viếng Hồng y Phạm Đình Tụng.

Đức Hồng y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng sẽ được an táng trong Nhà thờ Lớn Hà Nội vào thứ năm, 26/2.

  • Minh Thư

Nguồn tin: Vietnamnet.vn 

>> Thông tin thêm về Đức Hồng y Phạm Đình Tụng tại Wiki
»»  Đọc tiếp

18 tháng 2, 2009

Họ Phạm Kính Chủ (Hải Dương) họp mặt đầu xuân

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 2 18, 2009 bởi Unknown · 0 comments

Dòng Kính Chủ là một dòng họ lớn trong các dòng họ Phạm ở Việt Nam, đã lập nghiệp tại tại thôn Dương Nham, xã Phạm Mệnh, huyện Kim Môn, Hải Dương trên 700 năm. Hôm nay 18/02/2009 (ngày 24 tháng Giêng Âm lịch) dòng kính chủ đã tổ chức húy kỵ thượng thủy tổ Phạm Chúc công Hậu duệ của Phạm Chúc công là Phạm Tông mại, Phạm Tông Ngộ, Phạm Sư Mạnh nổi tiếng.





Ngày giỗ Thượng thủy tổ đã làm từ hôm qua, có tới gần một trăm con cháu của các chi phái từ 9 tỉnh và 2 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, … và bà con đồng tộc tại đây về dự.






Cụ Phạm Hoạt đã trên 90 tuổi, trưởng lão của dòng họ đã báo cáo với bà con trong họ về kế hoạch xây dựng mộ Thượng thủy tổ đang gặp trở ngại nhưng vẫn quyết tâm thực hiện bằng được kế hoạch đó. Sau khi làm lễ dâng hương, đại biểu các chi phái các nơi đều lên phát biểu. Sau đó là thụ lộc. Bà con đồng tộc ngồi chật ních dưới rạp lớn che kín cả sân từ đường. Mọi người vừa thụ lộc vừa trao đổi những việc họ mà cụ trưởng lão Phạm Hoạt đã nêu ra.





Đến dự buổi lễ còn có Đoàn đại biểu của BLL họ Phạm Việt Nam và dòng Phạm Xá ở Hà Nội gồm các ông bà: PGS.TS. Phạm Đạo, Tổng Thư ký BLL họ Phạm Việt Nam, Phạm Minh Liêm, ủy viên BLL họ Phạm Việt Nam, Trưởng BLL Phạm Xá tại Hà Nội; Trung tướng Phạm Văn Đức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, ông Phạm Hiền, giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Bà Phạm Chi Lan, Ủy viên thường trực Ban biên tập “Thông tin họ Phạm Việt Nam”; ông Phạm Ngọc Phùng cán bộ Tổng cục cảnh sát.






Sau khi dự lễ xong Đoàn đại biểu Hà nội đi thăm “Động Kính Chủ” nơi thờ Phạm Sư Mạnh. Động Kính Chủ được mệnh danh là Nam thiên đệ lục động. Tại đây có rất nhiều du khách đến dâng hương Phạm Sư Mạnh và thưởng thức cảnh quan tuyệt đẹp nơi đây

Hà Nội, 18/02/2009
PHA LÊ

»»  Đọc tiếp

Tế rằm tháng giêng ở họ Phạm thủy tổ Võ Sơn Hầu

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 2 18, 2009 bởi Unknown · 0 comments

LỄ TẾ Ở DÒNG HỌ PHẠM
THỦY TỔ VÕ SƠN HẦU – PHẠM TƯỚNG CÔNG PHẠM KHẮC TRÙ
(Nhà thờ đại tôn xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An)
-------------------------------
Dòng họ Phạm thuộc Thủy tổ Võ Sơn hầu – Phạm Tướng công Phạm Khắc Trù có nhà thờ đại tôn ở xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là một dòng họ lớn. Tại nhà thờ còn lưu giữ đôi câu đối do Thị giảng học sĩ, Cử nhân Phạm Đức Hoàn (1889-1954) là hậu duệ đời thứ 10 viết về dòng họ:
Đông Võ nguyên lai gia hữu thặng
Linh Sơn mạch diễn tộc nhi hương 
(Nghĩa là: Ngài Võ Sơn hầu trước ở Đông Thành (Diễn Châu, Yên Thành) nhà có một cỗ xe – chỉ ngài là con nhà tướng
Ở Linh Sơn (Địa Linh và Thọ Sơn nay thuộc xã Thanh Long và Thanh Hà) đang có một dòng họ phát triển như một làng)
Trong những năm qua, dòng họ đã tôn tạo và xây dựng nhà thờ Đại tôn một hệ thống nhà thờ ở các trung tôn, tiểu tôn và các chi họ, trong đó có nhà thờ và đồ tế khí được làm bằng gỗ mít với kiến trúc và bài trí khá tôn nghiêm. Rằm tháng giêng hàng năm là ngày tế Tổ tại nhà thờ Đại tôn.
            Năm nay, hàng trăm con cháu xa gần đã về dự lễ tế Tổ. Sau lễ tế và dâng hương tôn nghiêm tưởng nhớ tiên tổ, Hội đồng gia tộc và con cháu đã tổ chức buổi gặp mặt. Con cháu vui mừng trước những việc mà cộng đồng dòng họ đã làm được trong năm qua:
-         Thảo luận và thống nhất kế hoạch tiến hành di dời mộ tổ bà về bên cạnh mộ tổ ông và xây dựng lại lăng mộ Thủy tổ. Con cháu xa gần đã tự nguyện đóng góp đủ kinh phí cho công trình này
-         Dòng họ đã lập được bản phả hệ khá đầy đủ với 15 đời lưu huyết và phát triển. Bản phả hệ được in bằng giấy ảnh dài 3,4m rộng 1,27m trên nền vàng chữ đỏ tôn nghiêm. Con cháu xa gần quây quần xem bản phả hệ và định vị được mình trong họ hàng.
Với niềm vui đó, Hội đồng gia tộc và con cháu đã thống nhất một số việc làm trong năm 2009:
-         Tôn tạo được lăng mộ ông – bà thủy tổ
-         Thu thập tư liệu từ các chi, các gia đình để biên tập lại Gia phả của Họ
-         Lập quỹ khuyến học mang tên thủy tổ Võ Sơn hầu, ngay tại buổi gặp mặt con cháu xa gần có điều kiện đã đóng góp quỹ được hơn 8 triệu đồng.
Trưởng họ nói lời chia tay với mong muốn hoàn thành các công việc trên và hứa hẹn sẽ nâng cao chất lượng lễ tế để phần hành lễ trong lễ tế năm sau trang nghiêm hơn.
Dòng họ đã kết thúc Lễ tế và buổi họp mặt con cháu trong không khí của ngày Nguyên tiêu Kỷ Sửu ấm áp. 
Phạm Đức Hữu
»»  Đọc tiếp

17 tháng 2, 2009

Thư chúc mừng nhân dịp thành lập BLL họ Phạm Thừa Thiên - Huế

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 2 17, 2009 bởi Unknown · 0 comments

THƯ CHÚC MỪNG

Được tin Bác sỹ Phạm Văn Căn (người con họ Phạm quê gốc Huế), hiện là Ủy viên Ban Liên lạc (BLL) họ Phạm Việt Nam, Trưởng BLL họ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh ra Huế cùng bà con cô bác họ Phạm tại Huế tổ chức Hội nghị thành lập BLL họ Phạm Thừa Thiên – Huế.

Tôi xin thay mặt BLL họ Phạm Việt Nam xin gửi đến quí vị đại biểu và bà con họ Phạm tới dự Hội nghị lời chúc mừng nhiệt liệt nhất. Chúc quí vị đại biểu và bà con cô bác năm mới dồi dào sức khỏe, thành đạt trong nghề nghiệp và hạnh phúc trong gia đình. Đồng thời chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Nhân đây tôi xin mạn phép giới thiệu một vài nét về họ Phạm Việt Nam và BLL họ Phạm Việt Nam


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG HỌ PHẠM

A. Vài nét về họ Phạm Việt Nam

1. Họ Phạm Việt Nam có từ bao giờ? 

Họ Phạm Việt Nam xuất hiện đồng thời với các họ khác trên lãnh thổ Việt Nam cách đây hàng ngàn năm. Ban đầu họ là tên gọi của một cộng đồng dân cư sinh sống trên một đia bàn nhất định (có khi đặt tên theo địa danh)

Có phải họ Phạm Việt Nam từ Trung Quốc sang không? – Điều này chưa được khẳng định. Vì quá trình lịch sử hợp cư có thể có họ Phạm từ Trung Quốc sang cũng có thể là ngay tại bản địa.

    Theo truyền thuyết, có một người con rể của vua Hùng là người họ Phạm.
    Một số mộ cổ ở Quảng Ninh, Thái Bình có ghi là “Phạm Công” có cách đây trên 2 ngàn năm. Phạm Công không phải là tên của một người nào đó là một cách xưng hô tôn trọng như : ông, ngài thời nay
    Theo sử sách (Đại Việt sử ký toàn thư) và các sắc phong còn lưu tại đền thờ Phạm Tu thì người được lịch sử ghi chép rõ ràng:
    • Thân phụ của Phạm Tu là Phạm Thiều quê ở thôn Vực Mụ, xã Thanh Liệt, phủ Thường Tín
    • Thân mẫu của Phạm Tu là Lý Thị Trạch cùng quê thân phụ Phạm Tu
    • Phạm Tu sinh ngày Mùng Mười tháng Ba năm Bính Thìn (476)
    • Phạm Tu mất ngày Hai mươi tháng Bẩy năm Ất Sửu (545)
    • Phạm Tu là vị khai quốc công thần thời Tiền Lý: Nhà nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế là nhà nước độc lập đầu tiên của Việt Nam. Với cương vị là người đứng đầu Ban Võ (tương đương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bây giờ). Đền thờ tại Đình Ngoại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

    Như vậy Phạm Tu là người họ Phạm đầu tiên được ghi rõ ràng trong chính sử nên Ban liên lạc họ Phạm Việt tôn vinh cụ là một trong những Thượng thủy tổ của họ Phạm Việt Nam.
    Vì hiện nay còn có nhiều dòng họ Phạm khác như họ Phạm ở Kính Chủ Hải Dương, Họ Phạm Hồng Ất ở Hưng Yên, Phạm Nhữ Tăng ở Quảng Nam Đà Nẵng, v...v…
    Phạm Ngũ Lão, một danh tướng thời nhà Trần nhiều người biết đến là hậu duệ đời thứ 25 của Phạm Tu

    2. Họ Phạm là lương đống của xã tắc
    a. Trước thế kỷ thứ XIX: Sử sách còn lưu danh rất nhiều danh nhân dòng họ Phạm trên mọi lĩnh vực chỉ xin lược qua (chưa thật đầy đủ) và lấy mốc từ cuối thế kỷ thứ XIX trở về trước.
    • Về các danh tướng: Phạm Tu (476-545), Phạm Bạch Hổ, Phạm Cự Lượng, Phạm Ngũ Lão (1255-1320), Phạm Nhữ Tăng, Phạm Văn Xảo, Phạm Vấn, Phạm Đốc, Phạm Đình Trọng, …
    • Về các văn thần có: Phạm Công Bình, Phạm Sư Mạnh, Phạm Tông Mại, Phạm Tông Ngộ, Phạm Công Trứ, Phạm Gia Mô, Phạm Khiêm Ích, Phạm Phú Thứ, …
    • Các Sử gia: Phạm Công Trứ, Phạm Đình Toái, Phạm Thận Duật, …
    • Các nhà giáo nổi tiếng: Phạm Sư Mạnh, Phạm Văn Nghị, Phạm Huy Lượng, Phạm Quí Thích, …
    • Ông tổ nghề dệt chiếu: Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ.
    • Các bậc văn thân chống Pháp cuối thế kỷ thứ XIX: Phạm Thận Duật, Phạm Hy Lượng, Phạm Nhữ Xương, Phạm Bành, Phạm Văn Nghị, Phạm Văn Ngôn, …
    • Về các tác gia Hán – Nôm: Tính đến cuối thế kỷ XIX có 41 tác gia họ Phạm, mà người sớm nhất là Thiền chiếu Thiền sư họ Phạm (1203)
    • Về khoa cử: họ Phạm có 216 vị trong tổng số 2896 người đỗ đại khoa (từ Phó bảng trở lên) trong cả nước chiếm tỷ lệ 7,45% trong đó có 3 Trạng nguyên, 5 Bảng nhãn, 4 Thám hoa. Trong số 5232 người đỗ cử nhân triều Nguyễn có 369 vị họ Phạm chiếm tỷ lệ 7.05%; Trong đó có 14 vị đỗ Giải nguyên (đỗ đầu khoa),18 vị Hương á (đỗ thứ nhì).

    b. Từ thế kỷ thứ XIX đến nay.
     + Trước cách mạng tháng 8:
    Rất nhiều người họ Phạm tham gia phong trào Cần vương chống Pháp. Một người nổi tiếng đó là Phạm Thế Hiển (đã có tên đường tại Tp. HCM)

    + Từ Cách mạng tháng 8 đến nay:
    - Về chính trị, quân sự, ngoại giao: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Cố Thủ tướng Phạm Hùng, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Hàm bộ trưởng có Phạm Văn Trà, Phạm Quang Nghị, Phạm Văn Cương (Nguyễn Cơ Thạch), v.v. …
    - Về kinh tế, Khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội: Có rất nhiều người họ Phạm được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân, nghệ sỹ nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có rất nhiều nhà thơ nhà văn, nhạc sỹ nổi tiếng như: Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Giáo sư viện sỹ Phạm Huy Thông, Phạm Duy, Phạm Tuyên, Phạm Tiến Duật, Phạm Thế Hệ (Vũ Bão), …

    Đặc điểm của họ Phạm Việt Nam
    a. Là một dòng họ có dân số trung bình đứng thứ 5 sau các họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần,… Dân số chiếm khoảng trên 5 triệu người (số này chưa chính xác. Phân bố trên hầu hết các tỉnh thành Việt Nam (chúng tôi đang lập bản đồ dòng họ)
    b. Từ xưa đến nay không có ai làm vua nên ít có sự biến đổi chỉ có một vài họ chuyển sang như họ Mạc chẳng hạn
    c. Có gần mười bà mẹ họ Phạm sinh ra vua, cụ thể như sau: 
    • Phạm Thị Uyển - hoàng hậu của Mai Hắc Đế (?-722), mẹ Mai Thiệu Đế
    • Phạm thị - một trong 5 hoàng hậu của Lê Đại Hành
    • Phạm Thị Ngọc Dung sinh ra Ngô Xương Xí – Sứ quân thứ nhất trong 12 sứ quân (thế kỷ X)
    • Phạm Thị Ngà sinh ra vua Lý Công Uẩn(1009)
    • Phạm Thị Ngọc Trần sinh ra vua Lê Thái Tông (1434 -1442)
    • Phạm thị Thái hoàng Thái hậu thời Mạc Phúc Nguyên
    • Phạm Thị Ngọc Hậu sinh ra vua Lê Huyền Tông (1663 – 1671)
    • Vợ vua Quang Trung họ Phạm sinh ra vua Nguyễn Quang Toản niện hiệu là Cảnh Thịnh (1793 – 1802)
    • Phạm Thị Hằng sinh ra vua Tự Đức ;
    • Phạm Thị Nhờn mẹ vua Hàm Nghi
    d. Tính cách người họ Phạm (nhận sét sơ bộ)
    - Con trai họ Phạm thường hiền lành mà lại nhiều tài hoa
    - Con gái họ Phạm thì năng động, đảm đang nhưng cũng rất “đáo để”

    B. Về tổ chức của BLL họ Phạm Việt Nam.

    1. Về tôn chỉ mục đích hoạt động của BBL họ Phạm Việt Nam
    (cho tất cả các BLL họ Phạm hiện nay ở các địa phương và dòng họ)

    Nhằm tăng cường tinh thần tương thân tương ái của bà con đồng tộc dòng họ Phạm Việt Nam đoàn kết với các họ tộc khác (Bách tính) cùng nhau phấn đấu góp phần xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh sánh với các nước trên thế giới như nguyện vọng hàng ngàn đời của cộng đồng dân tộc Việt Nam

    Theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tìm về cội nguồn, nối kết dòng tộc khôi phục và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Trước hết là các hoạt động vấn tổ tầm tông bổ sung và xây dựng mới các gia phả, tộc phả (tập trung xây dựng các gia phả 5, 7 đời) rồi gắn kết với nhau thành các nhành lớn nhiều đời. Tìm thủy tổ của các nhành, các chi phái chưa gắn kết được với nhau.

    Thực hiện việc khuyến học khuyến tài; giúp nhau xóa đói giảm nghèo tìm biện pháp giúp đỡ nhau cả về tinh thần và vật chất.

    Xây dựng văn minh dòng họ chống các hủ tục như tế lễ linh đình, kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết trong làng xóm, phường xã, v...v…

    - Năm 1996 Ban liên lạc họ Phạm Hà Nội được thành lập tại đền thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão ở Hà Nội. Hoạt động trên địa bàn Hà Nội
    - Năm 2000 đổi tên thành Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc:
    * Hiện nay đã có 11 BLL địa phương sau: 1. Hà Tây; 2. Hưng Yên; 3. Nam Định; 4. Thái Bình; 5. Quảng Nam-Đà Nẵng; 6. Quảng Ngãi; 7. Khánh Hòa; 8. Tp. Hồ Chí Minh; 9. Bắc Ninh-Bắc Giang; 10. Vĩnh Phúc, 11. Hải Phòng
    * Hiện có 10 Ban liên lạc theo dòng tộc hoặc các địa phương nhỏ: 1. Thanh Liệt (quê Phạm Tu); 2. Đông Ngạc (quê PTT Phạm Gia Khiêm); 3. Kính Chủ, Hải Dương; 4.Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội; 5. Bạch Sam, Mỹ Hào Hưng Yên; 5. Phạm Đình ở Khương Trung Hà Nội; 6. Phạm Văn Viết (quê gốc Sơn Tây); Linh Kiệt Nghệ An; 7. Mộ Đức, Quảng Ngãi; 8. Thị xã Uông Bí, Quảng Ninh; 9. Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phú; 10 Đông Anh, Hà Nội, …

    2. Nhiệm vụ của Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam (toàn quốc):
    Làm đầu mối “liên lạc” cho các BLL địa phương và dòng tộc( gọi tắt là các BLL địa phương). Không có tổ chức chặt chẽ như Trung ương và địa phương
    Hướng dẫn các hoạt động về “việc họ” họ cho các BLL địa phương
    Phối hợp với các Ban liên lạc địa phương để tổ chức các cuộc họp mặt đại biểu toàn quốc tại Hà Nội và các địa phương.

    Ban liên lạc được hình thành bởi sự tín nhiệm từ khóa đầu đến nay có bổ sung những ủy viên mới do BLL cũ tiến cử và các BLL địa phương tiến cử.
    Ban thường vụ gồm: Trưởng, các Phó Ban và trưởng các ban chuyên môn
    Các ủy viên khác là các trưởng phó Ban các BLL địa phương

    Bộ phận thư ký (Tổng thư ký và các phó tổng thư ký): Nắm tổng hợp về hoạt động dòng họ trong cả nước; khuyến khích các hoạt động khuyến học khuyến tài giúp nhau xóa đói giảm nghèo
    Ban thông tin tư liệu: tổ chức sưu tập các bản sao tất cả các Gia phả Tộc phả, các tư liệu về dòng họ của các dòng họ Phạm, tổ chức phục vụ khai thác trong nội tộc.
    Ban hành hương và khánh tiết: Tổ chức các cuộc hành hương, các cuộc họp mặt của Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam.
    Ban Tài chính: Quản lý tài chính và cung cấp cho các hoạt động của BLL

    • Bản tin nội tộc “Thông tin ho Phạm Việt Nam”, mỗi quý một kỳ. Đến nay đã ra được 27 số. Cả nội dung và hình thức ngày càng được cải tiến. Đối tượng phục vụ là bà con cô bác đã cao tuổi và địa bàn nông thôn.
    • Trang Web của dòng họ “www.hophamvietnam.org”. Đến nay đã có trên 100.000 lượt người truy cập, trong đó có rất nhiều bà con họ Phạm ở nước ngoài. Đối tượng phục vụ là lớp con cháu trẻ tuổi thông thạo về Công nghệ thông tin
    • Sách và tư liệu viết về dòng họ Phạm được BLL chủ trương biên tập và ấn hành. Đã ấn hành trên mười đầu sách về dòng họ có giá trị

    Hà Nội, 17/02/2009
    PGS.TS. Phạm Đạo
    Tổng Thư ký BLL họ Phạm Việt Nam
    »»  Đọc tiếp

    16 tháng 2, 2009

    Thái Nguyên phát hiện 3 di tích thờ Phạm Cự Lượng

    Đăng ngày Thứ Hai, tháng 2 16, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

    Qua cuộc khảo sát di tích thuộc địa bàn huyện Phú Bình và Phổ Yên gần đây, Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên đã phát hiện 3 di tích lịch sử văn hoá thờ danh nhân Phạm Cự Lạng-người được phong làm Thái úy, thời vua Lê Hoàn. Đó là các di tích: Đình Đoài, thuộc xóm Ngói, Hà Châu (Phú Bình); đình Hoàng Đàm, xóm Hoàng Đàm, Nam Tiến và đình Thượng Giã, Thuận Thành (Phổ Yên).

    Còn có các nơi khác có đền thờ ông:

    -Đồng Cổ (tức xã Đan Nê, Yên Định, Thanh Hóa)

    -Đa Cái ở Hoan Châu (tức xã Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay-tây nam huyện Hưng Nguyên).

    -Đền Lương Sử ở cạnh Văn Miếu, phường Quốc Tử Giám, Hà Nội

    -Tại Hưng Lộc (Nghĩa Hưng, Nam Định).[1]

    Qua nghiên cứu các sắc phong và thần tích còn lưu giữ được ở ba ngôi đình thờ ông ở Thái Nguyên thì trong các bản thần tích đều gọi tên ông là Phạm Cự Lượng, tỏ ý tôn trọng tên tục của ông và ghi rõ tên hiệu của ông là Hồng Thánh Khuông Quốc Trung Vũ Tá Trị Đại Vương, thời Lý Thái Tông

    Ngoài các di tích thuộc địa bàn các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội và Nam Định (Hải Dương quê ông có đền thờ ông không?) có tỉnh Thái Nguyên còn 3 di tích thờ ông[2]. Sắc phong và bài vị của đình Đoài được vua Tự Đức thứ 33 (1881) ban sắc phong cho Phạm Cự Lạng như sau: "Cương kiên trung kiêu địch quả trang vũ quang ý Khuôn Quốc trung đẳng thần"...




    Như vậy, qua việc phát hiện các tài liệu Hán Nôm tại các di tích nói trên cho biết thêm về 3 nơi thờ Phạm Cự Lạng, một nhân vật lịch sử nổi tiếng thời xưa của tỉnh Hải Dương là điều đáng quý bởi như sử sách đã ghi chép ông là một người có công với dân, với nước cho nên nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng thờ ông.

    theo báo Thái Nguyên

    --------------------------------------
    [1] Thời Đinh, Phạm Cự Lạng được phong chức Phòng Ngự sứ tiên phong Tướng quân ra giữ cửa biển Đại Ác (nhà Lý đổi là Đại An là cửa Liêu thuộc xã Quần Liêu huyện Đại An).

    [2] Đến thời Tiền Lê, ông cầm quân phá Tống ở biên ải. Rất khả năng ba nơi thờ ông ở Thái Nguyên cũng có thể là nơi ông đã cầm quân đánh giặc. Theo Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục vào năm 981: Bấy giờ quân Tống chia đường sang xâm lấn: Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng kéo đến Lạng Sơn; Trần Khâm Tộ kéo đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo đến sông Bạch Đằng.
    »»  Đọc tiếp

    14 tháng 2, 2009

    Tin vắn 14/02/2009

    Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 2 14, 2009 bởi Unknown · 0 comments

    Hồi 11giờ sáng ngày 14/02/2009, tại Nhà Hàng BERNI Quận 10, BS Phạm Văn Căn, Đại diện Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam và Ban liên lạc họ Phạm TP. Hồ Chí Minh ,đã tặng LẴNG HOA và bc tranh sơn mài "BÁCH THỌ" để chúc mừng LỄ THƯỢNG THỌ của hai Cụ: Cụ ông Phạm Đức Thưởng, nguyên Trưởng BLL họ Phạm TP. Hồ Chí Minh và Cụ bà TẠ THỊ CHỪ tròn 80 tuổi, và nhận Huy hiệu 60 năm tuổi ĐẢNG.





    Tin của Phạm Văn Căn
    »»  Đọc tiếp

    13 tháng 2, 2009

    Thông báo số 1/2009 của thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam

    Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 2 13, 2009 bởi Unknown · 0 comments

    Ngày  12.2.2009, tại Hà Nôi, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã họp kỳ họp đầu năm .Dự cuộc họp có đủ 9 thành viên của Thường trực Ban Liên lạc.
    Cuộc họp đã thảo luận một số vấn đề trọng tâm trước mắt. Sau đây là kết luận của trưởng Ban Liên lạc Phạm Khắc Di :
    1. Tiến hành chuẩn bị cho cuộc Đại hội lần thứ 1 Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam sẽ tổ chức vào cuối tháng 3 năm 2009. Giao cho ông Phạm Đình Điểu, Uỷ viên thường trực Ban Liên lạc, Phó Chủ nhiệm lâm thời Câu lạc bộ họ Phạm Việt Nam tiến hành chuẩn bị nội dung cho cuộc đại hội Câu lạc bộ bao gồm : Bản báo cáo Đề án  hoạt động Câu lạc bộ, Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ, Thư gửi đến các nhà doanh nghiệp họ Phạm vv…theo từng bước tiến hành họp với Thường trực Ban Chủ nhiệm lâm thời để chính thức hoá các văn bản trên và bàn chi tiết cho Đại hội Câu lạc bộ
    2. Về trang web : Tiếp tục nghiên cứu trình Thường trực Ban Liên lạc phương án nâng cấp trang web với một số chức năng mới phù hợp với hoạt động hiện tại của dòng họ. Trước mắt củng cố việc cập nhật thường xuyên các tin tức mới về hoạt động dòng họ và thành lập bộ phận thường trực tại phía bắc.
    3. Thường trực Ban Liên lạc nhắc lại nguyên tắc hoạt động của các ban Liên lạc là tự nguyện tham gia, cùng nhau đoàn kết để làm những việc họ, chú ý phải tuân theo pháp luật hiện hành của Nhà nước
    4. Quyết đinh họp toàn thể thành viên Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam dự kiến vào giữa năm 2009. Trọng tâm cuộc họp đó là củng cố kiện toàn Ban Liên lạc. Những uỷ viên nào cảm thấy điều kiện sức khoẻ, thời gian và hoàn cảnh không đủ điều kiện hoạt động dòng họ thì tự xin rút khỏi ban Liên lạc và giới thiệu người có đủ điều kiện thay mình để trực tiếp hoạt động. Thường trực Ban Liên lạc đề nghị các Trưởng ban Liên họ Phạm địa phương và Chủ tịch Hội đồng gia tộc các dòng họ là thành viên đương nhiên của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam. Trong trường hơp cần thêm người thì giới thiệu cho Thường trực Ban Liên lạc cùng thoả thuận. Nếu vị nào không tham gia và không có lý do thì coi như tự rút lui khỏi Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam.

    Cuộc họp kết thúc vào 17 giờ 30  cùng ngày.

    THƯỜNG TRỰC BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
    »»  Đọc tiếp

    Các chi họ Phạm gốc Mạc

    Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 2 13, 2009 bởi PK.Dương · 31 comments

    Trích "Các chi phái họ Mạc" do Mạc Lương Sơn (Hoàng Cao Quý)
    Ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội biên tập 9/1998


    TT
    Tên chi họ
    Quê quán
    Thông tin kết nối
    Ghi chú
    Thủy tổ/nguồn gốc
    Liên hệ
    • 1.
    Phạm Đăng Na Lữ,
    xã Hoàng Tung, Hòa An, Cao Bằng

    Đại tá Phạm Lê Hoàng
    xã Bế Triều, Hòa An

    • 2.
    Họ Phạm thôn Xuân Đán
    Xã Xuân Phú, Yên Dũng, Bắc Giang

    Ông Phạm Văn Sênh

    • 3.
    Họ Phạm xã Thắng Cương
    Yên Dũng, Bắc Giang



    • 4.
    Họ Phạm thôn Thanh Hải
    Xã Minh Hải, Mỹ Văn, Hưng Yên
    Phái hệ Mạc Thiên Đạo
    Ông Phạm Vĩnh Hanh
    Số 37 tổ 37 Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
    04.38261546

    • 5.
    Họ Phạm thôn Thiên Khai
    Xã Tiên Cường, Tiên Lãng, Hải Phòng
    Phái hệ Mạc Đăng Đạo
    Ông Phạm Ngọc Xuyến

    • 6.
    Họ Phạm xã Minh Khai
    Hưng Hà, Thái Bình



    • 7.
    Phạm Ngọc xã Đông Động
    Đông Hưng, Thái Bình



    • 8.
    Phạm Đăng xã Đông Mỹ
    Đông Hưng, Thái Bình



    • 9.
    Họ Phạm thôn Mộ Động, xã Hồng Lĩnh, h. Duyên Hà (Hưng Hà)



    • 10.
    Họ Phạm ở huyện Kiến Xương, Thái Bình
    Phái hệ Mạc Đăng Quế
    Có các con Đăng Tài, Đăng Hữu, Đăng Tâm, Đăng Tố, Đăng Bồi, Đăng Cầu lập chi phái khá sớm ở Kiến Xương. Ông Đăng Cầu làm Phó tổng trấn Sơn Nam thời Lê


    • 11.
    Phạm Xuân Tp Thái Bình
    Phái hệ Mạc Đăng Quế


    • 12.
    Phạm Chi ở Thượng Phán, Thái Bình
    Phái hệ Mạc Đăng Quế


    • 13.
    Phạm Đình thôn Cao Sơn
    Thái Hòa, Thái Thụy, Thái Bình

    Ông Phạm Đình Bân

    • 14.
    Họ Phạm thôn Ngọc Tỉnh
    Xã Xuân Hùng, Xuân Trường, Nam Định
    Phái hệ Thế tử Mạc Đăng Uyên, con thứ 8 Mạc Đăng Dung. Từ Cổ Trai, Hải Phòng lánh về
    • - chi thôn Kiến Lao, xã Xuân Kiên
    • - chi thôn Ngọc Tỉnh
    • - chi thôn Hoàng Tứ, h. Xuân Thủy
    Ông Phạm Hữu Thoại
    A10 TT Ngoại thương, Thổ Quan, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

    • 15.
    Họ Phạm thôn Vạn Điệp
    Xã Nam Phong, Nam Ninh, Nam Định

    Ông Phạm Văn Cần

    • 16.
    Họ Phạm xã Trực Nội
    Trực Ninh, Nam Định



    • 17.
    Họ Phạm xã Lý Nghĩa
    Nghĩa Hưng, Nam Định



    • 18.
    Phạm Văn thôn Đào Khê
    h. Nghĩa Hưng, Nam Định
    Phái hệ Mạc Đăng Tâm


    • 19.
    Phạm Đình thôn Chiêu Nghĩa, h. Nghĩa Hưng, Nam Định
    Phái hệ Mạc Đăng Tâm
    Ông Phạm Văn Yên
    171 Lò Đúc, Hà Nội

    • 20.
    Họ Phạm thôn Hải Lộ, Trực Hải, Trực Ninh, Nam Định
    Phái hệ Mạc Đăng Chương


    • 21.
    Họ Phạm thôn Xuân Sơn,
    Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình
    Phái hệ Mạc Văn Vạn
    3 chi ở Trường Yên, 1 chi ở Ninh Mỹ, 1 chi ở Ninh Hòa, 1 chi ở Ninh Nhất
    Theo Tc Hán Nôm, gia phả họ này có ghi: "Mộ tổ họ Mạc (ở) xã Cổ Trai, tổng Nghi Dương, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương"
    Ông Phạm Văn Chín
    Văn phòng Bộ Nội vụ

    • 22.
    Họ Phạm thôn Chất Thành,
    Chất Bình, Kim Sơn
    Bộ phận lớn sống ở xã Lý Nghĩa, Nghĩa Hưng, Nam Định
    Ông Phạm Văn Chương
    209 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội

    • 23.
    Phạm Ngọc Trường Yên, Gia Viễn, Ninh Bình
    Phái hệ Mạc Đăng Cùng


    • 24.
    Phạm Xuân xã Bạch Cừ, Gia Khánh, Ninh Bình
    Phái hệ Mạc Đăng Cùng


    • 25.
    Họ Phạm h. Yên Khánh
    Ninh Bình
    Phái hệ Mạc Đăng Chương
    • - Phạm Ngọc ở thôn Năm, thôn Tư, thôn Ba.
    • - Phạm Đan ở Bồng Hải (gồm 9 xã: Phùng Thiện, Hiếu Thiện, Bồng Hải, Phú Hậu, Phụng Công, Nho Lâm, Quyết Trung, Nhuận Ốc, Kiến Ốc)
    • - Phạm Cao
    • - Phạm Đình, Phạm Duy


    • 26.
    Phạm Phú ở Cổ Lũy,
    Cẩm Thủy, Thanh Hóa
    Phái hệ Mạc Đăng Cầu


    • 27.
    Phạm Đăng ở Thiệu Yên, Thanh Hóa
    Phái hệ Mạc Đăng Cầu


    • 28.
    Phạm Đình xã Đà Sơn
    Đô Lương, Nghệ An
    Phái hệ Thế tử Mạc Mậu Giang


    • 29.
    Phạm Văn xã Trung Sơn
    Đô Lương, Nghệ An
    nt


    • 30.
    Phạm Văn xã Quỳnh Hưng
    Quỳnh Lưu, Nghệ An
    nt


    • 31.
    Phạm Văn xã Quỳnh Giang
    Quỳnh Lưu, Nghệ An
    nt
    Ông Phạm Văn Nhân

    • 32.
    Phạm Ngọc, Phạm Văn-
    Xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An
    Phái hệ Mạc Kính Vũ
    Ông Phạm Ngọc Thìn
    Bảo đảm hàng hải Nghệ Tĩnh

    • 33.
    Phạm Văn xã Thanh Luân
    Thanh Chương, Nghệ An
    nt


    • 34.
    Phạm Văn xã Nghi Phương
    Nghi Lộc, Nghệ An
    nt


    • 35.
    Phạm Bá xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An
    nt
    Ông Phạm Bá Hoàng

    • 36.
    Phạm Văn xóm 3
    Xã Thanh Mỹ, Thanh Chương, Nghệ An
    TT: Phạm Thế Phụ từ Hà Tĩnh đến
    Ông Phạm Văn Tiến

    • 37.
    Phạm Văn xã Đà Sơn,
    Đô Lương, Nghệ An
    TT: Mạc Phong cháu 3 đời Mạc Kính Vũ
    Ông Phạm Văn Tế

    • 38.
    Phạm Viết xã Tràng Sơn,
    Đô Lương, Nghệ An
    TT: Phạm Viết Văn
    Ông Phạm Viết Ẩm

    • 39.
    Phạm Viết Khối 2 thị trấn
    Đô Lương, Nghệ An
    TT: Phạm Quận công
    Ông Phạm Viết Liễu

    • 40.
    Họ Phạm xã Hưng Lộc, Tp Vinh

    Ông Phạm Đan

    • 41.
    Họ Phạm xã Hưng Hòa, Tp Vinh

    Ông Phạm Hồng Lan
    Xóm Phong Đăng

    • 42.
    Phạm Viết xã Hưng Khánh
    Hưng Nguyên, Nghệ An



    • 43.
    Phạm Xuân xã Hưng Tây
    Hưng Nguyên, Nghệ An
    Có Hồng y giáo chủ Phạm Đình Tụng
    Ông Phạm Văn Mai
    Thị xã Cửa Lò

    • 44.
    Họ Phạm xã Hưng Lam,
    Hưng Nguyên, Nghệ An

    Ông Phạm Mạnh Cừ
    Khối Tân Phúc, Nguyễn Sỹ Sách, Tp Vinh

    • 45.
    Phạm Hồng xã Hưng Nhân
    Hưng Nguyên, Nghệ An

    Ông Phạm Hồng Tiến
    K13 Trung Đô, Tp Vinh

    • 46.
    Phạm Văn xã Hưng Phú
    Hưng Nguyên, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Tuấn
    Xóm Yên Phúc B, Hưng Bình, Tp Vinh

    • 47.
    Phạm Đình xã Hưng Xuân
    Hưng Nguyên, Nghệ An

    Ông Phạm Đình Ngọc
    Xóm Yên Giang, Vinh Tân

    • 48.
    Họ Phạm xã Hưng Xuân, xã Hưng Xá, Hưng Nguyên, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Chương
    K15, Hà Huy Tập, Tp Vinh

    • 49.
    Họ Phạm xã Hưng Long
    Hưng Nguyên, Nghệ An



    • 50.
    Phạm Văn xã Hưng Phúc
    Hưng Nguyên, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Nuôi
    Hưng Bình, Tp Vinh

    • 51.
    Phạm Hồng xã Kim Liên
    Nam Đàn, Nghệ An

    Ông Phạm Hồng Thịnh
    XN đánh cá Vinh

    • 52.
    Phạm Văn xã Nam Mỹ
    Nam Đàn, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Tứ
    Khối Tân Hòa, Hà Huy Tập, Tp Vinh

    • 53.
    Phạm Xuân xã Thanh Tiên
    Thanh Chương, Nghệ An

    Ông Phạm Xuân Khôi
    Trung Mỹ, Hưng Đông, Tp Vinh

    • 54.
    Phạm Văn xã Thanh Mỹ
    Thanh Chương, Nghệ An



    • 55.
    Phạm Văn xã Thanh Chi
    Thanh Chương, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Viên
    Nguyên GĐ Sở T Mại

    • 56.
    Phạm Văn xã Thanh Long
    Thanh Chương, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Bá
    K6 Trường Thi, Tp Vinh

    • 57.
    Phạm Đình xã Võ Liệt
    Thanh Chương, Nghệ An

    Ông Phạm Đình Tân

    • 58.
    Phạm Viết xã Thanh Lam
    Thanh Chương, Nghệ An

    Ông Phạm Viết Tạo

    • 59.
    Họ Phạm Thanh Văn
    Thanh Chương, Nghệ An

    Ông Phạm Viết Đức

    • 60.
    Phạm Văn xã Thanh Lâm
    Thanh Chương, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Hoàn
    K13 Cửa Nam, Tp Vinh

    • 61.
    Phạm Viết xã Lưu Sơn
    Đô Lương, Nghệ An

    Ông Phạm Viết Bình
    Đường Lê Lợi, Tp Vinh

    • 62.
    Phạm Đình xã Trung Sơn
    Đô Lương, Nghệ An

    Ông Phạm Đỉnh
    K15 Hà Huy Tập, Tp Vinh

    • 63.
    Họ Phạm Hội Sơn
    Đô Lương, Nghệ An



    • 64.
    Phạm Bá xã Thượng Sơn
    Đô Lương, Nghệ An



    • 65.
    Họ Phạm thôn Khả Nhong, xã Nam Sơn, Đô Lương, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Tần
    p.404 E5 Bách Khoa, Hà Nội

    • 66.
    Phạm Đỉnh xã Lĩnh Sơn
    Đô Lương, Nghệ An

    Ông Phạm Kim Đồng
    Tổng đội TNXP Nghệ An

    • 67.
    Họ Phạm Hội Sơn
    Anh Sơn, Nghệ An



    • 68.
    Họ Phạm Cao Sơn
    Anh Sơn, Nghệ An



    • 69.
    Phạm Trọng xã Hùng Sơn
    Anh Sơn, Nghệ An

    Ông Phạm Trọng Thuần

    • 70.
    Phạm Xuân xã Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An

    Ông Phạm Xuân Thoan
    146 Nguyễn Thái Học, Tp Vinh

    • 71.
    Họ Phạm Diễn Phúc
    Diễn Châu, Nghệ An

    Ông Phạm Minh Tân
    17 Minh Khai, Tp Vinh

    • 72.
    Phạm Viết xã Diễn Hoàng
    Diễn Châu, Nghệ An

    Ông Phạm Viết Đồng

    • 73.
    Họ Phạm Phú Thành
    Yên Thành, Nghệ An

    Ông Phạm Hồng Tý
    K3 Trung Đô, Tp Vinh

    • 74.
    Phạm Xuân xã Liên Thành
    Yên Thành, Nghệ An

    Ông Phạm Xuân Tư
    Nghi Phú, Tp Vinh

    • 75.
    Họ Phạm Đô Thành
    Yên Thành, Nghệ An

    Ông Phạm Quynh
    Vĩnh Tiến, Hưng Bình, Tp Vinh

    • 76.
    Phạm Văn xã Nghi Thịnh
    Nghi Lộc, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Khang
    XN đánh cá Vinh

    • 77.
    Phạm Đình xã Nghi Hương, Nghi Lộc, Nghệ An

    Ông Phạm ...

    • 78.
    Phạm Hữu xã Nghi Công
    Nghi Lộc, Nghệ An

    Ông Phạm Hữu Lịch
    K6 Cửu Nam, Vinh

    • 79.
    Phạm Văn xã Nghi Hải
    Nghi Lộc, Nghệ An
    Chi họ từ Kỳ Anh ra Thạch Hà, một nhánh ở Mai Phụ, Mai Lâm-Thạch Hà sau đó ra Nghi Xuân-Hà Tĩnh và nay có từ đường ở Nghi Hải-Nghi Lộc
    Ông Phạm Văn Thìn

    • 80.
    Họ Phạm Phúc Điền, xã Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An

    Ông Phạm Khóa

    • 81.
    Phạm Viết Thượng Khê, xã Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An

    Ông Phạm Viết Lành

    • 82.
    Phạm Đình xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu, Nghệ An



    • 83.
    Phạm Đình ...

    Ông Phạm Đình Nhàn

    • 84.
    Phạm Văn làng Phì Cam, Vĩnh Thành, Yên Thành, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Phú
    K2 Hà Huy Tập, Tp Vinh

    • 85.
    Phạm Văn xã Nghi Vạn, Nghi Lộc, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Đồng

    • 86.
    Họ Phạm xóm 3, Phúc Thọ, Nghi Lộc, Nghệ An



    • 87.
    Họ Phạm Tiên Động, xã Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An



    • 88.
    Phạm Văn xã Hưng Tiến, Hưng Nguyên, Nghệ An

    Ông Phạm Văn Thùy

    • 89.
    Họ Phạm Nghi Hương, Nghi Lộc, Nghệ An

    Ông Phạm Triêm

    • 90.
    Phạm Văn Trung Kiên,
    xã Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An
    TT: Phạm Tứ Ký
    Ông Phạm Văn Thăng

    • 91.
    Phạm Xuân xã Nghi Ân, Nghi Phú, Nghi Đức,
    h. Nghi Lộc, Nghệ An

    Ông Phạm Xuân Tùy

    • 92.
    Họ Phạm Thuận Sơn
    Đô Lương, Nghệ An

    Ông Phạm Ái

    • 93.
    Phạm Công xã Thạch Đỉnh, Thạch Hà, Hà Tĩnh

    Ông Phạm Công Hỷ
    Xóm Tân Thành, phường Lê Mao, Tp Vinh

    • 94.
    Phạm Viết xã Yên Hồ
    Đức Thọ, Hà Tĩnh
    Phái hệ thế tử Mạc Đăng Bình
    Ông Phạm Viết Lý
    Công ty KDTH Vinh

    • 95.
    Phạm Bá xã Mai Phụ
    h. Thạch Hà, Hà Tĩnh
    Từ Thanh Hóa vào
    Phạm Tướng công hiệu Phúc Nền
    Anh của tướng Phúc Nền: quan Trụ Thạch hiệu Minh Lược vào vùng Quảng Trạch-Hoàng Hóa-Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
    Em của tướng Phúc Nền: Đại tướng quân hiệu Hiển Công ở Hương Khê, Hà Tĩnh
    Ông Phạm Bá Sơn
    174 Trần Hưng Đạo, Khối 3 Đội Cung, Tp Vinh
    038.3846321

    • 96.
    Phạm Văn xã Tân Xuân
    Nghi Xuân, Hà Tĩnh

    Ông Phạm Văn Bá
    K16 Trường Thi, Vinh

    • 97.
    Phạm Quốc xã Thanh Lộc
    Can Lộc, Hà Tĩnh

    Ông Phạm Quốc Hùng
    Xóm Xuân Hùng, Hưng Lộc, Tp Vinh

    • 98.
    Phạm Cao xã Trung Lộc
    Can Lộc, Hà Tĩnh

    Ông Phạm Cao Tường

    • 99.
    Họ Phạm xã An Lộc
    Can Lộc, Hà Tĩnh



    • 100.
    Phạm Bá Quảng Bình
    (xem họ Phạm Bá ở Mai Phụ, Thạch Hà, Hà Tĩnh)


    • 101.
    Họ Phạm xã Đức Lâm
    Mộ Đức, Quảng Ngãi
    Có 7 anh em chạy loạn vào, thuyền bị nạn còn 3 người: 1 ở Quảng Nam, 1 ở Mộ Đức-Quảng Ngãi, 1 ở Bình Định
    Ông Phạm Hồng

    • 102.
    Họ Phạm thôn 1 xã Đức Tân
    Mộ Đức, Quảng Ngãi
    Từ Nghệ An vào
    Phái hệ Phạm Ngọc Đường


    • 103.
    Họ Phạm thôn Tư Lợi huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
    Phái hệ Mạc Đăng Dinh
    Có 3 anh em Phạm Kiệt (thứ trưởng Bộ Nội vụ), Phạm Toàn, Phạm Thị Trinh (vợ trung tướng Nguyễn Chánh)
    Bà Phạm Thị Trinh
    1H2 Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội


    »»  Đọc tiếp
     
    Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
    Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


    Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi