Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

23 tháng 4, 2008

Tộc Phạm Làng Cẩm Sa, Xã Điện Nam Bắc Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 4 23, 2008 bởi Unknown · 0 comments


Thuỷ tổ Tộc Phạm Cẩm Sa tên thật là Phạm Tư, người thôn Đa Tốn, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay là xã Văn An, Chí Linh, Hải Dương). Từ thời Lê trung hưng, cụ Phạm Tư đã dẫn 4 người đến tiếp quản, xây dựng vùng đất mới (nguyên là đất của Chiêm Thành) khai cơ lập nghiệp, đặt xã hiệu là Cẩm Sa, có ý nói đây là vùng cát đẹp như gấm vóc, màu mỡ.
Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, dưới thời Chúa Nguyên, đầu thế kỷ 18, Cẩm Sa là một địa bàn rất quan trọng, là đầu mối liên lạc giữa Phủ Chúa ở Thuận Hoá với Dinh trấn Quảng Nam ở Thanh Chiêm. Phía đông Cẩm Sa còn có sông Cổ Cò (tức Lộ Cảnh Giang) thông thương từ cửa sông Hàn (Đà Nẵng) đến Cửa Đại Chiêm (Hội An). Theo tài liệu của những nhà truyền đạo, nhà buôn Bồ Đào Nha và Pháp thì đến năm 1891, sông Lộ Cảnh vẫn còn lưu thông bằng thuyền đưa thương khách từ Đà Nẵng đến Hội An và ngược lại.
Nắm vững vị trí quan trọng của Cẩm Sa, Thuỷ Tổ Tộc Phạm cùng với các vị Thuỷ Tổ của các dòng tộc khác đã vượt qua nhiều gian khó, thiên tai và dịch bệnh, kiên trì khai khẩn ruộng đất hoang, khai cơ lập nghiệp, xây dựng cơ đồ, làm cho Cẩm Sa ngày càng trù phú; và đã được Triều đình sắc phong là “ Tiên hiền khai khẩn”, con cháu các vị Thuỷ tổ được phong tước Hầu, tước Bá, như: Tiền cai trị Hiền Lương Hầu Phạm Tất Thắng, Thứ Đội trưởng Mỹ Lương Bá Phạm Thời Danh.
Đến nay, Tộc Phạm Cẩm Sa đã trở thành một tộc lớn gồm 05 phái, phát triển đến 18 đời với hơn 3000 nhân khẩu sinh sống tại địa phương và trên khắp các miền của Tổ quốc.
Con cháu Tộc Phạm Cẩm Sa đã sớm chịu ảnh hưởng, tiếp thu và giác ngộ đi theo cách mạng do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ví như: ông Phạm Đức Viên, năm 1936 thoát ly gia đình, tham gia cách mạng với tư cách Nhà báo, có bút danh là Thanh Bình, sau Nam Kỳ khởi nghĩa ông bị Pháp bắt đày đi Côn đảo; khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, ông làm Thường vụ Tỉnh uỷ Long Xuyên, và đã hy sinh năm 1947 tại huyện Tân Phú.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, con cháu Tộc Phạm cùng với con cháu của các dòng tộc khác phần lớn đã bám trụ quê hương, một số thoát ly lên khu căn cứ hoặc tập kết ra Bắc. Tất cả đều lao động quên mình, chiến đấu kiên cường, anh dũng hy sinh để bảo vệ và xây dựng quê hương, xây dựng hậu phương vững mạnh, góp phần cùng toàn dân tộc giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Nhiều tấm gương sáng để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Cẩm Sa, như: Anh Phạm Sự (hậu duệ đời thứ 13) tham gia du kích chống Pháp đã anh dũng hy sinh năm 1947; anh Phạm Nghiêm - huyện uỷ viên huyện Điện Bàn đã anh dũng hy sinh năm 1948; anh Phạm Tấn – xã đội trưởng Điện Nam đã chỉ huy đánh tan một tiểu đoàn lính Mỹ và đã anh dũng hy sinh năm 1973.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, xã Điện Nam có 1552 gia đình liệt sĩ, là một trong những địa phương đứng đầu toàn quốc vêôs lượng liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó Tộc Phạm Cẩm Sa có 96 người đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp chống Mỹ.
Thế hệ ngày nay, con em Tộc Phạm Cẩm Sa đã có nhiều Tiến sĩ, hàng trăm Kỹ sư, Bác sĩ, vv Nhiều người là cán bộ cao cấp tham gia lãnh đạo chủ chốt của quân đội và chính quyền, được Đảng và Nhà nước tín nhiệm giao trọng trách, như :
·         Trung tướng Phạm Bân, nguyên Chỉ huy trưởng tỉnh đội Quảng Nam – Đà Nẵng,
Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, Anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam, Phi công tham gia bắn rơi máy bay Mỹ đầu tiên năm 1965 tại miền Bắc,
·         Thiếu tướng Phạm Mai, công tác tại Bộ Công an.
·         Ông Phạm Đức Nam, nguyên Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
·         Ông Phạm Đức Luật, nguyên Vụ trưởng Bộ Kề hoạch.
Các thành viên của Tộc Phạm Cẩm Sa rất đáng tự hào là đã giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ, tự hào là đã mang trong mình huyết thống của Tổ tiên Tộc Phạm Cẩm Sa.
Phạm Đức Nam (Hậu duệ đời thứ 15)
142 Yên Bái, thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0903 501345. E.mail: vanphong@mirats.com.vn



Lăng mộ tổ Tộc Phạm Cẩm Sa, huyện Điện Bàn , tỉnh Quảng Nam



»»  Đọc tiếp

22 tháng 4, 2008

Họ Phạm Làng Văn, Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 4 22, 2008 bởi Unknown · 0 comments


Theo “Gia phả Phạm tộc Văn Lang” để lại thì họ Phạm tại làng Văn Lang, Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình, là con cháu hậu duệ nhiều đời của Tiến sĩ Hán Lương Bật, người làng Văn Lang, (xó Văn Lương) huyện Tam Nụng, trấn Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) đó về Thái Bình cùng một số dòng họ khác lập làng Văn Lang từ năm 1527. Khi về đây, Cụ đó đổi họ Hán thành họ Phạm .
Lịch sử các khoa cử của tỉnh Phú Thọ do nhà báo - nhà sử học Cù Quốc Vượng (báo Phú Thọ) cung cấp thì tỉnh Phú Thọ thời xưa có hai vị Tiến Sĩ, trong đó có cụ Phạm Lương Bật người làng Văn Lang. Như vậy cụ Hán Lương Bật và cụ Phạm Lương Bật chỉ là một.
Truyền rằng, cụ Hán Lương Bật đỗ tiến sĩ (quan nghè), được vua ban mũ áo cân đai, nhưng khi về “vinh quy bái tổ”, đến đình làng thì các chức dịch, hào phú trong làng không ra đón và cũng không cho người làng ra đón Quan Nghè Hán Lương Bật, vì cho rằng Hán Lương Bật là con cái nhà nghèo trong làng. Cụ tức giận ra đầu làng rút kiếm cắm xuống đất và thề trước cổng làng là: “Làng này sẽ không có Tiến sĩ” rồi cụ bẻ kiếm ném xuống hồ nước trước đình làng, cởi bỏ mũ áo, không vào kinh làm quan nữa. Sau đó cụ đưa gia đình mình cùng gia đình của một số họ khác trong làng đi xuống trấn Sơn Nam Hạ (Hà Nam, Nam Định, Thái Bình ngày nay), và đến vựng Nam duyên hải huyện Thư Trì để lập lên ấp lý mới, đặt tên là “Văn Lang”, để ghi nhớ nơi sinh trưởng của mình tại cựu quán. Câu đối của Từ Đường Phạm tộc còn ghi:
Tổ tiên khai cơ phát tích Sơn Tây Cổ
Tử tôn lạc nghiệp Văn Lang bản địa Kim
1.Đôi nét về làng Văn Lang, Vũ Thư, Thái Bình:
Làng Văn Lang có vị trí địa lý ôm lấy Làng Ngò (Ngô Xá ngày nay). Các cụ đã đặt toạ độ vị trí là “Thượng Chí bến Gùi, Hạ Chí mom Rô” là một dải đất triền sông Hồng màu mỡ, hàng năm do phù sa bồi đắp lên phía tả ngạn sông Hồng có chiều dài khoảng 510km, chiều rộng khoảng 3 km. Có thể nói, làng Văn Lang bắt đầu từ bến Gùi, nay là làng Bách Thuận, xuôi xuống phía nam tận Mom Rô là hạ lưu của sông Hồng lúc bấy giờ.
Làng Văn lang đã bị dòng sông xói lở nhấn chìm trong dĩ vãng để tân tạo lên làng Đại An, Nam Định. Các cụ phải di xuống phía dưới định cư trên đồng ruộng, thềm bãi được sông Hồng bồi sẵn, để tạo nên các thôn:
Tân Phong (nay là xóm Tân Phong).
Tây Hà (nay là xóm Tây Thành).
Tràng An (nay là xóm Trường Xuân).
Tân Mĩ (nay là xóm Tân Bình).
Thượng Lâm mất hẳn. Các thôn (xóm) tập hợp lại thành làng Văn Lang ngày nay.

2. Về dòng họ Phạm tại Văn Lang- Thái Bình:
 (Theo Gia phả họ Phạm và các thông tin khác): Gia Phả Phạm tộc viết thời Vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) và bổ sung vào năm 1893 do cử nhân Khoa Canh Ngọ (1870- Đời Tự Đức 23) là cụ Phạm Văn Kỷ soạn thảo và gia phả Lê Tộc, Tạ Tộc… cùng làng, Thần tích đình làng Nghĩa Tường xóm Đề Thám cũng ghi nội dung tương tự là cụ tổ họ Hán sau đổi là họ Phạm đó tổ chức chuyến di cư này. Các cụ tiền bối đó kiên cường, dũng cảm khai hoang phá đất “Cỏ rậm đầm lầy, sông sâu uốn khúc”, nơi châu thổ sông Hồng (hợp tụ của sông Hồng, sông Luộc và sông Vị Hoàng), con cháu ngày một đông. Cụ Thuỷ tổ đổi họ Hán thành họ Phạm, Chữ “Phạm” là trích một nửa chữ “Hán” (chữ nho) mà ra. Cụ tổ đổi tờn họ như vậy là để đánh dấu nguồn gốc tên họ mà cụ đã sáng lập. Cụ có công đầu trong việc chiêu dân lập ấp lý mới.
Theo Gia phả Phạm tộc chữ nho, viết và bổ sung năm 1893, được cụ Phạm Văn Niệm hậu duệ đời thứ 8 (tính từ cụ Phạm Văn Khản) dịch ra Quốc ngữ năm 1958. thì ngoài tên cụ Thượng Thuỷ Tổ Lương Bật công, cũng có tám cụ cao cao tổ nữa, là:
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Huyền Thiên (tức cụ tổ Hán Lương Bật).
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Quang Huệ.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Bách Rong.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Phúc An.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Phúc Toàn.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Huyền Nghĩa- Mất ngày 9/12.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Phúc Đức- Mất ngày 28/6.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Phúc Nhân- Mất ngày 15/12.
Gia Phả chỉ ghi tên tám cụ như trên, không rõ gồm mấy đời và thứ tự từng đời ra sao? Từ đời Đức cao cao tổ Phạm Phúc Nhân đến nay, Gia phả được ghi liên tục. Đức cao cao Tổ Phạm Phúc Nhân sinh ra Đức cao Tổ Phạm Văn Khản.
Phạm tộc đã lấy ngày mất của Đức cao Tổ Phạm Văn Khản làm ngày Giỗ họ; đó là ngày 11 tháng 3 âm lịch (tức là ngày giỗ tổ). Chính thất của cụ tổ Phạm Văn Khản là cụ bà Tạ Thị Khải, mất ngày 5 tháng 2 âm lịch. Đức cao tổ Đôn Tín công Phạm Văn Khản sinh được 9 con trai và 2 con gái, chia làm 10 cành. Sau đó, vì có cành vô tự, có cành lưu lạc đi nơi khác, nên chỉ nối dõi liên tục được bốn cành là cành 2, cành 4, cành 5 và cành 7.
·         Cành 1: Cụ tổ là Phạm Văn Ức sinh được một con trai là Phạm Văn Phác (mất sớm) đến nay Cành này vô truyền.
·         Cành 2: Cụ tổ là Phạm Văn Lương sinh ra con cháu nối dõi Cành 2 ngày nay.
·         Cành 3: Cụ tổ là Phạm Văn Viêm nối dõi đến thế hệ thứ 5 là hết.
·         Cành 4: Cụ tổ là Phạm Văn Giản sinh ra con cháu nối dõi Cành 4 ngày nay.
·         Cành 5: Cụ tổ là Phạm Bá Sĩ thọ 92 tuổi, cụ bà là Phạm Thị Tơ, con gái cụ Huyện Chính cùng làng sinh ra con cháu nối dõi Cành 5 ngày nay.
·         Cành 6: Không có tên, lưu lạc đi đâu, không tìm xét được, chỉ có một người con gái là Phạm Thị Lục gả cho cụ Trần Văn Quýnh người cùng làng đến nay vô truyền.
·         Cành 7: Cụ tổ là Phạm Bá Nghiễm là Tướng thời nhà Lê giữ chức Lê Triều Phấn lực Tướng Quân, thọ 82 tuổi, mộ táng ở bến Cát (làng Ngò) năm 1960 đã được đưa về Lăng Phạm Tộc; cụ bà là Nguyễn Thị Từ Loan sinh ra con cháu nối dõi Cành 7 ngày nay.
Trong chi tộc 3, cành 7, nhỏnh sinh sống tại Hải Ninh Nam Định cú cụ Phạm Văn Kỷ (1852-1905) đỗ Cử nhân khoa Canh Ngọ (1870) thời vua Tự Đức thứ 23, được bổ làm việc ở Hàn Lâm Viện triều đỡnh Huế (thường gọi là Cụ quan Hàn); sau được bổ làm Tri huyện Nghi Xuõn, Hà Tĩnh. Năm 1878 cụ về quờ ở ẩn, dạy học và làm thuốc. Cụ mất năm 1905, an tỏng tại thụn Phượng Đờ, xó Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định. Tháng 12 năm 2007, do mộ nằm sát đường đi của xó, không được xây kiên cố nên HĐGT họ Phạm thôn Văn Lang đó tổ chức trọng thể việc hồi hương linh sàng hài cốt cụ về an tỏng và xõy kiờn cố mộ cụ tại Văn Lang, xó Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
·         Cành 8: Cụ tổ là Phạm Văn Truyền, không rõ tung tích, đến nay vô truyền.
·         Cành 9: Cụ tổ là Phạm Văn Từ, không rõ tông tích, đến nay vô truyền.
·         Cành 10: gồm hai cô tổ: - Cổ tổ Phạm Thị Mười. Cổ tổ Phạm Thị An.
Cành 10 là cành ngoại, cho nên chỉ rõ được tung tích đến thế hệ thứ ba.
Phạm Tộc tại Văn Lang, tính từ Đức cao Tổ Phạm Văn Khản đến nay đang tồn tại tám, chín, mười… đời. Con cháu chắt... có hơn một nghìn người, Trưởng họ là anh Phạm Văn Bảy.
Họ Phạm sống chủ yếu ở xã Duy Nhất và xã Vũ Tiến- huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ngoài ra con cháu chắt - hậu duệ của Phạm Tộc Văn Lang còn sống ở mọi miền của đất nước và nước ngoài. Do học hành thành đạt, đi công tác, hoặc đi mưu sinh, đang cư trú ở các tỉnh, thành phố trong nước hoặc ở các nước trên thế giới.
Nhà thờ của Phạm tộc Văn Lang được xây dựng từ đời các cụ Cao tổ, toạ lạc tại làng Văn Lang xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Nhà thờ được nâng cấp, tôn tạo, sửa chữa từ tháng 1 đến tháng 3 năm Quý Mùi (2003). Hiện nay trong Nhà thờ họ Phạm làng Văn Lang, Thỏi Bỡnh, cú 17 vị tiền bối họ Phạm của các triều đại phong kiến trước đây cú cụng với nước, với làng được thờ phụng. Trong Nhà thờ cũn cú nhiều đại tự, cõu đối nhắc nhở con chỏu sau này phải ghi nhớ và làm theo. Vớ dụ:
Các bức Đại Tự: “Trung”, “Hiếu” .
Bức hoành phi: “Mạc-Hưng- Kinh”.
Các câu đối như: “Lân giác trình tường tộc tính quang tiền vinh tổ phụ”
(Nghĩa là: Tổ tiên là người đi trước xây dựng nền móng- Con cháu phải giữ lấy nền móng của tổ tiên)
“Long chương tích mệnh quan bào dụ hậu kế nhi tôn”
(Nghĩa là: Học rộng tài cao, được vua ban mũ áo cân đai có phúc mới được như vậy; con cháu là người kế tục làm theo và giỏi hơn).
Hoặc là:
“Trung chính dũng liêm vinh quốc sự,
Hiếu từ nhân hậu hiển gia thanh”.
“Kế thế Nho khoa Văn Đức Thịnh,
Lưu danh Lương tướng Vũ Công Vinh”.
Ngày 16-11-2007 vừa qua, UBND xó Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình có lập Hồ sơ đề nghị các cấp hữu quan có quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho Từ đường thờ Tiến sĩ Phạm Lương Bật ở làng Văn Lang, Vũ Thư, Thái Bình.
Những di sản văn hoá ấy, những nếp sống văn hoá ấy, những cái tinh tuý của đất của trời, của tiên tổ đã thẩm sâu vào xương thịt của con cháu hậu thế. Con cháu Phạm Tộc Văn Lang tại Vũ Thư Thái Bình cùng con cháu họ Hán tại Văn Lang, Tam Nông, Phú Thọ đời đời giữ lấy và làm theo vì hai họ cùng chung một dòng máu.
Trong hai cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và Chống Mỹ cứu nước, họ Phạm làng Văn Lang , Thái Bình , ngoài việc hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Hồ Chủ tịch, tích cực tham gia mọi công việc kháng chiến kiến quốc ngay tại địa phương mình, cũng cung cấp ra tiền tuyến hàng trăm người con ưu tú của dòng họ để cùng toàn dân tộc giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chính trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại đó, họ Phạm làng Văn Lang Thỏi Bình đó có 6 người anh dũng hy sinh (Liệt sĩ) và 7 người suốt đời mang thương tích (Thương binh); nhiều người đó trở thành những cán bộ kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật, những sĩ quan tài giỏi, hết mình cống hiến cho đất nước, quê hương, làng xóm..
Đến nay, cựg với cỏc dũng họ khỏc ở Văn Lang, dũng họ Phạm rất tự hào là cũng đó tham gia tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương, phát triển kinh tế - xã hội ..., làm cho đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của Văn Lang ngày một đổi mới, giàu đẹp hơn trước gấp nhiều lần.
3. Các hoạt động văn hóa truyền thống của dòng họ Phạm làng Văn Lang, Vũ Thư, Thái Bình:
Họ Phạm làng Văn Lang, Thái Bình luôn gìn giữ và phát huy những truyền thống sinh hoạt văn hoá tốt đẹp của dòng họ. Cụ thể là:
Hàng năm, cứ đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch - ngày giỗ cụ Cao Cao tổ Phạm Văn Khản (người sinh ra 10 cành trong họ hiện còn tồn tại 4 cành cho đến này nay), cả họ tổ chức giỗ Tổ của dòng họ.
Ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, các gia đình trong họ đều làm lễ Vu Lan báo hiếu tổ tiên, ông bà cha mẹ .Hai ngày lễ này trong năm thường tổ chức cúng, lễ. Và cứ năm năm một lần, HĐGT tổ chức tế tổ để tập trung con cháu trong họ ở tất cả mọi miền của đất nước về Từ đường xum họp, làm lễ dâng hương tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ; nhắc nhở các thành viên đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng gia đình và quê hương đất nước. Những ngày này thường nêu gương gái thảo, dâu hiền, tuyên dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong dòng họ, vận động con cháu và các gia đình thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, chính sách kế hoạch hoá gia đình và các quy chế nghĩa vụ khác của địa phương.
Trong những ngày rằm, mồng một hàng tháng, ngày lễ, Tết của dân tộc, và của dòng họ, Từ đường đều mở cửa, để con cháu vào dâng hương tưởng niệm Tiên Tổ. Dòng họ từ lâu đã có Hội khuyến học, có quỹ khuyến học để hàng năm khen thưởng động viên con cháu học giỏi đạt được các thành tích cao, thi đỗ đại học, đỗ cấp III. Vào dịp rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, trước năm học mới, học sinh giỏi các cấp được HĐGT mời đến Từ Đường để tuyên dương, khen thưởng trước Ban thờ Tổ tiên dòng họ..
Theo tài liệu do Kỹ sư cao cấp Phạm Duy Trì (Hậu duệ đời thứ 17) cung cấp:
Ngày 9 tháng 11 năm Đinh Hợi (2007), HĐGT họ Phạm làng Văn Lang, Thái Bình tổ chức hồi hương và xây mới mộ cụ Cử nhân, Hàn lâm viện, tri huyện Phạm Văn Kỷ chuyển từ Nam Định về Văn Lang



(Ảnh chụp mặt tiền mộ cụ Cử Phạm Văn Kỷ)


»»  Đọc tiếp

21 tháng 4, 2008

Họ Phạm Trí Làng Biếu, Xã Tư Mại, Yên Dũng, Bắc Giang

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 4 21, 2008 bởi Unknown · 0 comments

Theo Gia phả của họ Phạm Trí làng Biếu thì Thuỷ tổ của dòng họ này là cụ Phạm Trí Tài, có ngày giỗ là 20 tháng Giêng âm lịch. Đến nay con cháu của Người đã có tới 10 đời. Dòng họ đã chia thành sáu ngành lớn, với mấy chục chi và tiểu chi.
Họ Phạm Trí có truyền thống cách mạng vẻ vang. Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược vừa qua đã có 15 liệt sĩ hy sinh cho nền độc lập của Tổ quốc. Ngoài ra còn cung cấp nhiều cán bộ tài giỏi, có tư cách đạo đức tốt, góp phầntích cực trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Từ đường họ Phạm Trí được xây dựng cách đây khoảng hơn 100 năm, gồm 5 gian tiền đường khang trang, rộng rãi và 3 gian hậu cung tôn nghiêm để đặt bàn thờ Tổ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây đã từng là cơ sở hoạt động của huyện uỷ Yên Dũng và nhiều cơ quan đơn vị đóng quân; vì thế đã bị giặc Pháp tàn phá hoàn toàn. Năm 2005, con cháu dòng họ Phạm Trí đã tự nguyện đóng góp công của xây dựng lại.
Hàng năm cứ đến ngày 20 tháng Giêng, các con cháu ở khắp mọi miền lại nô nức về quê họp họ, tế lễ Tổ tiên, bàn định những việc hệ trọng và thăm hỏi lẫn nhau. Những cuộc họp mặt này thường diễn ra rất xúc động và vui vẻ.
Hiện nay, nguyện vọng của bà con họ Phạm Trí là muốn tìm ra nguồn gốc xuất xứ của cụ Thuỷ tổ Phạm Trí Tài và mong được kết nối dòng họ cùng chung huyết thống.


Phạm Trí Thuận
52 đường Giải Phóng, Phương Mai,
Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04 8526654
»»  Đọc tiếp

Một số dòng họ Phạm trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 4 21, 2008 bởi Unknown · 0 comments


Bắc Ninh và Bắc Giang xưa là vùng Kinh Bắc, một vùng đất cổ. Cư dân ở đây sinh sống lâu đời, có truyền thống văn hiến hàng ngàn năm lịch sử. Các dòng họ, trong đó có họ Phạm, sinh cơ lập nghiệp ở đây từ lâu, đã sản sinh ra nhiều người con lỗi lạc làm rạng rỡ tổ tông, đóng góp cho đất nước. Các làng xóm , các dòng họ đều lưu giữ nền nếp gia phong, nêu cao truyền thống tốt đẹp của mình.
Do chưa có điều kiện nghiên cứu đầy đủ về các dòng họ Phạm trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang, nhất là tình hình cụ thể về hoạt động của các dòng họ Phạm hiện nay, trong bài này, tôi chỉ xin giới thiệu đôi nét về một vài dòng họ mà ngày xưa đó cú những nhõn vật nổi tiếng để làm ví dụ nhằm bước đầu đặt vấn đề tìm hiểu và phát huy truyền thống họ Phạm trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang.
Dòng họ Phạm thôn Bảo Triệu, Gia Bình (Phương Triện - Nhân Thắng - Gia Bình). Ngày xưa, dũng họ này có nhiều người đỗ đạt cao, làm quan to và có nhiều đóng góp cho đất nước. Nổi tiếng nhất là cụ Phạm Khiêm Ích (1679 - 1740) học giỏi, tài cao, từng đỗ đầu thi Hương; thi Đình khoa Canh Dần (1710) cụ đỗ Thám Hoa khoa. Năm 1720 Cụ được thăng chức Lại Bộ Hữu Thị Lang, Bồi tụng Phủ Chúa (như Phó Thủ tướng ngày nay), tước Thuật Phương Hầu. Năm 1723, Cụ làm Chánh Sứ sang Thanh (TQ). Nhân có hiện tượng nguyệt thực đêm Đông chí, Cụ làm bài thơ "Nhật Nguyệt hợp bích, Ngũ tinh liên châu", được Vua Ung Chính rất hài lòng, thân đón tiếp Sứ đoàn, tự tay ban 4 chữ " Nhật Nam Thế Tộ" và nhiều đồ quí. Sách "Lịch triều tạp ký đánh giá: "Sứ doàn tỏ rõ nước Nam là nước văn hiến có danh tiếng, được Bắc triều coi trọng". Năm 1726, Sứ đoàn về nước, Cụ được phong tước Thuận Quận công. Năm 1728, Triều đình mở khoa thi đặc biệt chỉ dành cho những người đã đỗ tiến sĩ và làm quan tại Triều dự, Cụ làm bài "Đại hữu miên ca", được lấy đỗ đầu nên được phong thêm Đông các Đại học sĩ, được ban mũ áo như Trạng nguyên. Năm 1732 Cụ làm chức Tham tụng (tể tướng). Năm 1736 Cụ dâng sớ "Thẩm tự nhất lãm" dẫn điều lợi hại can ngăn Chúa. Năm 1738, Cụ bị bãi chức đi làm Đốc phủ Thanh Hoá, đến năm 1740 Cụ mất tại nhiệm sở, được truy phong Phúc Thần của làng Bảo Triệu. Cụ còn là một nhà thơ có tài, đã để lại tập thơ "Kính Trai thi tập". Trong "Lịch triều hiến chương loại chí", Phan Huy Ích đã viết những lời ca ngợi tài năng, đức độ của Cụ. Cùng thời Phạm Khiêm Ích, dòng họ này còn nhiều người cũng nổi tiếng như: Hoàng giáp Phạm Công Thiện, Phạm Mậu Tài, Phạm Mậu Dị, Phạm Mậu Thịnh. Sau này, làng Bảo Triệu còn có Phạm Công Hỷ đỗ Cử nhân năm 1852, làm giáo thụ.
Ngày nay, dân làng Bảo Triệu vẫn tổ chức ngày giỗ Hậu thần Phạm Khiêm Ích trang trọng. Hậu duệ họ Phạm ở làng đó làm bia đá ghi cụng tớch của Cụ và các Tiên tổ.
Vùng Gia Định - Gia Bình còn nhiều làng có nhiều người họ Phạm nổi tiếng như:
·         Ở Đông Bình - Gia Định (Xuân Lai) có Phạm Tòng Mệnh đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ (gọi tắt là đỗ Tiến sĩ) năm 1592, cú Phạm Huy Cơ (1717-1767) đỗ Tiến sĩ, làm Sơn Nam hiến sát sứ.
·         Ở Đai Bái - Gia Định có Phạm Hoảng đỗ Hoàng Giáp năm 1535.
·         Ở Tam Á - Gia Định (Gia Đông- Thuận Thành) có Phạm Thịnh đỗ Tiến sĩ năm 1487, 2 lần đi sứ Minh, làm đến chức Hữu thị lang. Con của Cụ là Phạm Điển (Hiển) đỗ Tiến sĩ năm 1541, làm tới Tham chính sứ.
Dòng họ Phạm ở Kim Đôi- Võ Giàng (Kim Chân- Quế Võ) thời nào cũng có người họ Phạm đỗ đạt cao:
·         Phạm Đình Châu (Tông) đỗ Tiến sĩ năm 1685, làm đến Giám sát ngự sử.
·         Phạm Đình Đạt (1729-1791) đỗ Hội nguyên tiến sĩ năm 1757, làm Tham chính Hải Dương. Cụ vốn quê gốc ở Kính Chủ - Kinh Môn - Hải Dương, về Kim Đôi đến Cụ là đời thứ 7.
Dòng họ Phạm ở Kính Chủ rất nổi tiếng với Phạm Sư Mạnh (1303-1384), còn có chi nhánh của Phạm Đạo Soạn về Phạm Xá - Ý Yên- Nam Định năm 1386.
Chi nhánh về Kim Đôi còn Gia Phả ghi được 10 đời. Đời 1 có cụ Lại Bộ Thượng Thư được cấp Lộc điền tại Dũng Liệt- Yên Phong. Đời 2 là Phạm Thiệu, con cụ Thượng Thư, đỗ Hoàng giáp (Tiến sĩ) năm 1553, ở Châu Khê - Quế Dương, trú tại Dũng Liệt - Yên Phong. Đời 6, bố của cụ Đạt là Hương cống Phạm Chuẩn. Cụ Đạt còn có 4 em, 2 cháu đỗ đạt cao là : Phạm Đình Dư đỗ tiến sĩ năm 1775, Phạm Phan đỗ Tiến sĩ năm 1763 , Phạm Trân đỗ Hương cống, Phạm Thuỵ đỗ Tam trường, Phạm Quí (Khôi) đỗ Tíên sĩ năm 1829, làm Tri phủ Diên Khánh (Khánh Hoà), Án sát Lạng Sơn, Bình Định, Tổng đốc Bình Phú, Phạm Bá Thiều đỗ Tiến sĩ năm 1832, tế tửu Quốc Tử Giám; Phạm Vọng đỗ Cử nhân năm 1841, làm Tri huyện; Phạm Bá Đệ đỗ Cử nhân năm 1843; Phạm Đình Trú đỗ Cử nhân năm 1858, làm Tri huyện .
Ở Nam Sơn - Quế Dương (Quế Võ) có Phạm Khiêm Bính đỗ Tiến sĩ năm 1502, làm Lễ bộ Thượng th, Hiến sát Hải Dương, Thừa tuyên Thuận Hoá. Cháu của Cụ là Phạm Ngạn Toát đỗ Tiến sĩ năm 1571.
Cùng huyện Quế Võ có Dòng họ Phạm làng Phù Lãng mới xây dựng lại được nhà thờ khang trang và tổ chức các sinh hoạt dòng họ có nề nếp. Trong dòng họ có Anh hùng LLVTND, Đại Tướng Phạm Văn Trà, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rất tâm huyết và có nhiều đóng góp với Dòng họ.
Dòng họ Phạm ở Đình Cả- Nội Duệ- Tiên Du có Phạm Ban làm Đại tướng đánh thắng quân Chiêm Thành năm 1044, được Vua tặng chữ vàng "Bảo Quốc Bình Chiêm", gả Công chúa Hồng Nương và ban cho Cụ thực ấp ở quê nhà. Sau khi Cụ mất, Vua truyên cho dân lập đền thờ, phong cho Cụ và Công chúa làm Thành hoàng làng Đình Cả. Các đời Vua sau còn sắc phong "Thượng đẳng thần". Hội Lim có nguồn gốc từ lễ hội nhớ ơn Cụ và Công chúa.
Cùng huyện Tiên Du có Dòng họ Phạm Chi Nê - Tân Chi có cụ Phạm Lương đỗ Tiến sĩ năm 1463. Chắt của Cụ là Phạm Trân (1567- 1641) đỗ Hoàng giáp năm 26 tuổi.
Dòng Họ Phạm ở Phù Lưu- Đông Ngàn ( Từ Sơn) có lịch sử lâu đời, có nhà thờ Họ, nhà thờ Chi khang trang, đã viết được Tộc phả từ thế kỷ 16, 17 đến nay, duy trì tốt các sinh hoạt dòng họ và đã chắp nối được với 1 Chi nhánh ở Nam Định. Trong họ có Cụ Phạm Văn Bỉnh đỗ Cử nhân năm 1874, làm Tri huyện. Sau này trong họ có nhiều người hoạt động cách mạng từ những năm 1930, nhiều người giữ các cương vị Thứ trưởng, Cục, Vụ, Viện trưởng, Sĩ quan cao cấp trong quân đội,, nhiều Giáo sư, Tiến sĩ…
Cùng huyện Đông Ngàn có Dòng họ Phạm làng Hội Phụ có tới 5 người đỗ Cử nhân: Phạm Bảo (1884), Phạm Hồn (1886), Phạm Quyên (1876), Phạm Tảo (1884), Phạm Duy Tiên (1909).
Huyện Lương Tài có nhiều dòng họ Phạm có nhiều người đỗ đạt cao:
·         Dòng họ Phạm ở Hoa Cầu- Thiện Tài có Phạm Miễn Lân đỗ Tiến sĩ năm 1478 và con là Phạm Chính Nghị đỗ Hoàng giáp, làm Thượng thư nhà Mạc.
·         Dòng họ Phạm ở Nhất Trai- Thiện Tài có Phạm Thông đỗ Tiến sĩ năm 1496, làm tới chức Thiên đô ngự sử.
·         Dòng họ Phạm ở An Trang- Thiện Tài có Phạm Trí Khiêm đỗ Hoàng giáp năm 1484, Phạm Khuông Đỉnh đỗ Tiến sĩ năm 1532.
·         Dòng họ Phạm ở Lai Xá - Thiện Tài có Phạm Kính Trung đỗ Tiến sĩ năm 1514, làm tới chức Đại lý tự khanh nhà Mạc, tớc Hầu.
·         Dòng họ Phạm ở Cổ Lãm - Bình Định có Phạm Đình Quang đỗ Hội nguyên Tiến sĩ năm 1526, làm đến chức Hiến sát sứ.
·         Dòng họ Phạm ở Lương Xá- Lương Tài có Phạm Quang Tiến đỗ Thám hoa (có sách ghi là Trạng nguyên) năm 1565, làm đến Đông các Đại học sĩ v.v…
Huyện Yên Dũng- Bắc Giang cũng có nhiều dòng họ Phạm nổi tiếng:
  • Dòng họ Phạm ở Cổ Dũng- Tiến Dũng có Phạm Túc Minh sinh năm 1461,đỗ Hoàng giáp năm 30 tuổi.
  • Dòng họ Phạm Phấn Lôi- Nham Sơn có Phạm Đoan Lương (quê gốc Lai Hạ- Gia Bình), sinh năm 1523, đỗ Hoàng giáp năm 24 tuổi.
  • Dòng họ Phạm ở Lãng Sơn có Phạm Thị Hải Chuyền, sinh năm 1952, là Uỷ viên BCH Trung ơng Đảng Khoá X ,…
Huyện Lạng Giang- Bắc Giang có Dòng họ Phạm ở Xóm Chùa xã Xuân Hơng là hậu duệ của 2 cha con cùng là võ tướng, đến nay được 18 đời. Đó là các cụ Phạm Văn Thánh và Phạm Văn Liêu. Cụ Liêu theo Lê Lợi, được phong là Khai quốc công thần. Con gái cụ Liêu là Minh Phi, vợ Vua Lê Thánh Tông. Đền thờ cụ Liêu được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử, hàng năm giỗ vào 05/9 và 21/2 lịch Trăng.
Sơ qua vài nét như trên, ta thấy trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang có rất nhiều Dòng họ Phạm có truyền thống tốt đẹp và những cống hiến to lớn cho đất nước. Những truyền thống tốt đẹp đó cần được gìn giữ và phát huy hơn nữa.
Chúng tôi nghĩ rằng, đã đến lúc cần thành lập Ban Liên lạc họ Pham tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang để liên kết các dòng họ Phạm, cùng nhau nghiên cứu xây dựng Gia phả dòng họ, phát huy truyền thống văn hiến tốt đẹp của Tổ tiên, và động viên mọi người phấn đấu vươn lên trong thời đại mới.... Để làm được các việc đó, chúng tôi nghĩ rằng, trước hết cần tập hợp một số người có nhiệt huyết hoạt động Việc họ của một số dòng họ , đang sinh sống ở cỏc địa phương, nhất là số đang sinh sống tại Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nội để cùng nhau lập ra Ban Vận động thành lập Ban Liên lạc họ Phạm tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang.
Bước đầu, chúng tôi tha thiết đề nghị tất cả những ai quan tâm tới Việc Họ hoặc có thông tin về các dòng họ Phạm trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang, liên lạc với chúng tôi để cùng nhau bàn bạc và chuẩn bị mọi mặt cho các công việc tiếp theo.

Địa chỉ liên hệ:
1.      Ông Phạm Văn Dương (sinh năm 1945), quê gốc Phù Lưu, Từ Sơn; thường trú tại Số 2- Dãy D- Khu Công trường 2- xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: (04) 7533380 , 091 3510543.
2.      Ông Phạm Hồng Toàn (sinh năm 1939), quê gốc Tam Á, Gia Đông; thường trú tại: Phòng 514 Nhà E4 Đại học Bách khoa Hà Nội. Điện thoại: (04) 8690204 (hoặc Thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Điện thoại: (0241) 865765).
3.      Ông Phạm Văn Thân (sinh năm 1933), quê góc Phù Lưu, Từ Sơn; thường trú tại: Số 14- Ngách 17- Ngõ 463- Phố Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội. Điện thoại: (04) 7627762.
4.      Ông Phạm Trí Thuận (sinh năm 1943), quờ gốc ở Tư Mại, Yên Dũng; thường trú tại: Số 52 đường Giải Phóng- Hà Nội. Điện thoại: (04) 8526654.
Chúng tôi biết rằng, làm được việc này sẽ phải trải qua nhiều khú khăn, đòi hỏi nhiều tâm huyết và thời gian, nhiều công phu nghiên cứu.... Vỡ vậy, chúng tôi mong được nhiều người, nhất là cỏc vị cú quờ gốc ở Bắc Ninh và Bắc Giang hưởng ứng, cùng chúng tôi phấn đấu cho công việc thiêng liêng và trọng đại này.

Xin chân thành cảm ơn.
Phạm Văn Dương
ĐT: 04 7533380


»»  Đọc tiếp

10 tháng 4, 2008

GIỚI THIỆU TRANG WEB - Cổng thông tin chính thức của Ban Liên Lạc

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 4 10, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

1. Tiêu chí (Tôn chỉ mục đích):

Trang Web www.hophamvietnam.org (hoặc www.hopham.org) là bản tin điện tử của Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam nhằm quảng bá đến bà con cô bác đồng tộc và các bạn đọc trong và ngoài nước những thông tin về hoạt động dòng họ Phạm trong cả nước với mục tiêu tìm về cội nguồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ góp phần xây dựng bản sắc dân tộc nhằm chấn hưng đất nước trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay.

2. Tổ chức quản lý trang Web:

Trang Web có Ban Biện tập gồm một Trưởng ban, một hoặc hai Phó Ban cùng các thành viên. Trưởng Ban biên tập do Thường trực Ban liên ạc họ Phạm Việt Nam tiến cử. Có một nhóm Admin và các cộng tác viên. Trang Web có một "Qui chế hoạt động" nhằm đảm bảo đúng luật pháp nhà nước.
Các bạn đọc trong và ngoài dòng tộc đều có thể tham gia làm thành viên của trang Web. Quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên đều được qui định trong "Qui chế hoạt động" của trang Web.

Sau đây là Thành viên Ban biên tập  ( web@hopham.orgĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. )

Tổng biên tập: PGS.TS Phạm Đạo - phamdao1940@gmail.comĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Phó Tổng Biên tập: TS Phạm Đắc Bi - phamdacbi@gmail.comĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Nhóm Kỹ thuật (ADMIN):
- Phạm Khánh Dương - pkduong@gmail.com. Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
- Phạm Chí Nhân - pdcnhan@gmail.com. Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

2.4 Một số thành viên khác (mới bổ sung):
- TS. Phạm Khắc Liệu - pklieu@yahoo.comĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
- ThS. Phạm Quang Nhuệ - nhuepham@gmail.comĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

3. Nội dung chính của trang Web:

3.1. Tìm về cội nguồn: Đăng tải các các tư liệu lịch sử liên quan đến dòng họ; giới thiệu các gia phả, tộc phả của dòng họ. Các thông tin nhắn tìm cội nguồn thông qua thư từ và trang Web. Qua đó Tư vấn nối kết dòng họ để các chi phái có thể tìm thấy cùng một cụ tổ.

3.2. Hoạt động dòng họ: Đăng tải các tin tức về các hoạt động dòng họ bao gồm: Tổ chức các ngày húy kỵ, tổ chức việc tu bổ và xây dựng mới các từ đường; Tục biên hoặc biên soạn mới các gia phả, tộc phả. Trao đổi các kinh nghiệm làm việc họ. Các hoạt động khuyến học, khuyến tài, giúp nhau xóa đói giảm nghèo v.v. ...

3.3. Họ Phạm với đất nước: Giới thiệu các danh nhân họ Phạm trong lịch sử; các anh hùng liệt sĩ; các chính khách, các nhà khoa học, các nghệ sỹ, các nhà doanh nghiệp, ... đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và các tấm gương của những người họ Phạm trên tất cả các lĩnh vực được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao lòng tự hào dòng họ chúng ta.

4. Các chuyên mục của trang web

4.1 Giới thiệu:
- Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam từng thời kỳ
- Ban liên lạc họ Phạm các địa phương
- Các Hội đồng gia tộc của các chi phái, dòng tộc
- Ban biên tập trang Web
- Qui chế hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam và các Qui chế khác của các tổ chức thuộc BLL họ Phạm Việt Nam kể Tộc ước của các chi phái (trong đó có Qui chế của Trang Web)
- Trang vàng công đức: ghi danh những người hảo tâm đã ủng hộ kinh
phí cho hoạt động dòng họ

4.2. Hoạt động dòng họ:
- Tin tức: Những tin tức cập nhật về các hoạt động dòng của BLL họ Phạm toàn quốc và BLL họ Phạm địa phương cũng như các Hội đồng gia tộc.
- Thông báo và Quyết định: các Thông báo và Quyết định của Ban liên lạc, Các thông báo của Ban biên tập trang web, Ban biên tập bản tin nội tộc, v.v...
- Việc họ: Xây dựng các "tộc ước", các kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt dòng họ v.v. ...
- Các hoạt động "Khuyến học khuyến tài"
- Các hoạt động "Xóa đói giảm nghèo"

4.3. Bản tin nội tộc:
- Mục lục từng số của Bản tin nội tộc (các nội dung của bản tin sẽ được kết nối (link) về các chuyên mục lớn của trang web)

4.4. Họ Phạm với đất nước
- Danh nhân: các danh nhân và các bậc tiền bối họ Phạm
- Tổ nghề, làng nghề
- Nhân vật họ Phạm: các nhân vật nổi tiếng người họ Phạm trong mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đương đại:
+ Các nhà giáo và thầy thuốc
+ Các nhà khoa học (thuộc các lĩnh vực)
+ Các nghệ sỹ (nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ, nhạc sỹ, ca sỹ)
+ Các doanh nhân thành đạt
- Gương sáng soi chung: Các tấm gương đời thường người họ Phạm được đăng tải trên các phương tiện đại chúng như: báo (báo in truyền thống và báo điện tử), đài phát thanh và vô tuyến truyền hình.

4.5. Tìm về cội nguồn
- Tư liệu: Những tư liệu lịch sử về họ Phạm Việt Nam và các di tích liên quan đến họ Phạm
- Giới thiệu các dòng tộc
- Nối kết dòng tộc: Các câu hỏi và trả lời về nối kết dòng tộc.
- Gia phả hai chiều: Thông tin 2 chiều về gia phả - Các dòng họ có thể tự sửa chữa bổ sung cập nhật gia phả của dòng họ mình.
- Kho Gia phả tộc phả (có hướng dẫn dử dụng)
- Hướng dẫn cách viết gia phả, tộc phả

4.6. Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam
- Lịch sử hình thành
- Quy chế tổ chức và hoạt động
- Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ
- Gương mặt các doanh nhân thành đạt
- Sản phẩm và thương hiệu
- Quảng cáo sản phẩm

4.7. Thành viên và Cộng tác viên
- Thành viên: Thống kê cập nhật các thành viên của trang web
- Cộng tác viên: Mỗi Ban liên lạc địa phương, mỗi Hội đồng gia tộc sẽ cử ít nhất một cộng tác viên để đưa tin về hoạt động dòng họ của BLL đia phương hay các gia tộc.

4.8 Việc làm: Các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, các doanh nghiệp họ Phạm thông báo tuyển người; các con cháu họ Phạm đăng ký tìm việc.

4.9 Văn hóa - xã hội: Giới thiệu sách báo họ Phạm, thơ văn gồm:
- Thông tin văn hoá
- Thơ văn họ Phạm
- Góc giải trí.

4.10 Liên hệ

- Hỏi đáp trực tuyến: Các câu hỏi của bạn đọc về các vấn đề thuộc chuyên mục nào sẽ do người chịu trách nhiệm về chuyên mục ấy trực tiếp trả lời hoặc giới thiệu người trả lời.
- Thư bạn đọc: Các thư từ của bạn đọc nhận xét về nội dung các chuyên mục, các bài viết, chất lượng, ảnh hưởng của trang web v.v. ...

BAN BIÊN TẬP TRANG WEB

www.hophamvietnam.org
www.hopham.org
»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi