Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

22 tháng 4, 2008

Họ Phạm Làng Văn, Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 4 22, 2008 bởi Unknown · 0 comments


Theo “Gia phả Phạm tộc Văn Lang” để lại thì họ Phạm tại làng Văn Lang, Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình, là con cháu hậu duệ nhiều đời của Tiến sĩ Hán Lương Bật, người làng Văn Lang, (xó Văn Lương) huyện Tam Nụng, trấn Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) đó về Thái Bình cùng một số dòng họ khác lập làng Văn Lang từ năm 1527. Khi về đây, Cụ đó đổi họ Hán thành họ Phạm .
Lịch sử các khoa cử của tỉnh Phú Thọ do nhà báo - nhà sử học Cù Quốc Vượng (báo Phú Thọ) cung cấp thì tỉnh Phú Thọ thời xưa có hai vị Tiến Sĩ, trong đó có cụ Phạm Lương Bật người làng Văn Lang. Như vậy cụ Hán Lương Bật và cụ Phạm Lương Bật chỉ là một.
Truyền rằng, cụ Hán Lương Bật đỗ tiến sĩ (quan nghè), được vua ban mũ áo cân đai, nhưng khi về “vinh quy bái tổ”, đến đình làng thì các chức dịch, hào phú trong làng không ra đón và cũng không cho người làng ra đón Quan Nghè Hán Lương Bật, vì cho rằng Hán Lương Bật là con cái nhà nghèo trong làng. Cụ tức giận ra đầu làng rút kiếm cắm xuống đất và thề trước cổng làng là: “Làng này sẽ không có Tiến sĩ” rồi cụ bẻ kiếm ném xuống hồ nước trước đình làng, cởi bỏ mũ áo, không vào kinh làm quan nữa. Sau đó cụ đưa gia đình mình cùng gia đình của một số họ khác trong làng đi xuống trấn Sơn Nam Hạ (Hà Nam, Nam Định, Thái Bình ngày nay), và đến vựng Nam duyên hải huyện Thư Trì để lập lên ấp lý mới, đặt tên là “Văn Lang”, để ghi nhớ nơi sinh trưởng của mình tại cựu quán. Câu đối của Từ Đường Phạm tộc còn ghi:
Tổ tiên khai cơ phát tích Sơn Tây Cổ
Tử tôn lạc nghiệp Văn Lang bản địa Kim
1.Đôi nét về làng Văn Lang, Vũ Thư, Thái Bình:
Làng Văn Lang có vị trí địa lý ôm lấy Làng Ngò (Ngô Xá ngày nay). Các cụ đã đặt toạ độ vị trí là “Thượng Chí bến Gùi, Hạ Chí mom Rô” là một dải đất triền sông Hồng màu mỡ, hàng năm do phù sa bồi đắp lên phía tả ngạn sông Hồng có chiều dài khoảng 510km, chiều rộng khoảng 3 km. Có thể nói, làng Văn Lang bắt đầu từ bến Gùi, nay là làng Bách Thuận, xuôi xuống phía nam tận Mom Rô là hạ lưu của sông Hồng lúc bấy giờ.
Làng Văn lang đã bị dòng sông xói lở nhấn chìm trong dĩ vãng để tân tạo lên làng Đại An, Nam Định. Các cụ phải di xuống phía dưới định cư trên đồng ruộng, thềm bãi được sông Hồng bồi sẵn, để tạo nên các thôn:
Tân Phong (nay là xóm Tân Phong).
Tây Hà (nay là xóm Tây Thành).
Tràng An (nay là xóm Trường Xuân).
Tân Mĩ (nay là xóm Tân Bình).
Thượng Lâm mất hẳn. Các thôn (xóm) tập hợp lại thành làng Văn Lang ngày nay.

2. Về dòng họ Phạm tại Văn Lang- Thái Bình:
 (Theo Gia phả họ Phạm và các thông tin khác): Gia Phả Phạm tộc viết thời Vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) và bổ sung vào năm 1893 do cử nhân Khoa Canh Ngọ (1870- Đời Tự Đức 23) là cụ Phạm Văn Kỷ soạn thảo và gia phả Lê Tộc, Tạ Tộc… cùng làng, Thần tích đình làng Nghĩa Tường xóm Đề Thám cũng ghi nội dung tương tự là cụ tổ họ Hán sau đổi là họ Phạm đó tổ chức chuyến di cư này. Các cụ tiền bối đó kiên cường, dũng cảm khai hoang phá đất “Cỏ rậm đầm lầy, sông sâu uốn khúc”, nơi châu thổ sông Hồng (hợp tụ của sông Hồng, sông Luộc và sông Vị Hoàng), con cháu ngày một đông. Cụ Thuỷ tổ đổi họ Hán thành họ Phạm, Chữ “Phạm” là trích một nửa chữ “Hán” (chữ nho) mà ra. Cụ tổ đổi tờn họ như vậy là để đánh dấu nguồn gốc tên họ mà cụ đã sáng lập. Cụ có công đầu trong việc chiêu dân lập ấp lý mới.
Theo Gia phả Phạm tộc chữ nho, viết và bổ sung năm 1893, được cụ Phạm Văn Niệm hậu duệ đời thứ 8 (tính từ cụ Phạm Văn Khản) dịch ra Quốc ngữ năm 1958. thì ngoài tên cụ Thượng Thuỷ Tổ Lương Bật công, cũng có tám cụ cao cao tổ nữa, là:
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Huyền Thiên (tức cụ tổ Hán Lương Bật).
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Quang Huệ.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Bách Rong.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Phúc An.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Phúc Toàn.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Huyền Nghĩa- Mất ngày 9/12.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Phúc Đức- Mất ngày 28/6.
·               Đức cao cao tổ Phạm Quý công Tự Phúc Nhân- Mất ngày 15/12.
Gia Phả chỉ ghi tên tám cụ như trên, không rõ gồm mấy đời và thứ tự từng đời ra sao? Từ đời Đức cao cao tổ Phạm Phúc Nhân đến nay, Gia phả được ghi liên tục. Đức cao cao Tổ Phạm Phúc Nhân sinh ra Đức cao Tổ Phạm Văn Khản.
Phạm tộc đã lấy ngày mất của Đức cao Tổ Phạm Văn Khản làm ngày Giỗ họ; đó là ngày 11 tháng 3 âm lịch (tức là ngày giỗ tổ). Chính thất của cụ tổ Phạm Văn Khản là cụ bà Tạ Thị Khải, mất ngày 5 tháng 2 âm lịch. Đức cao tổ Đôn Tín công Phạm Văn Khản sinh được 9 con trai và 2 con gái, chia làm 10 cành. Sau đó, vì có cành vô tự, có cành lưu lạc đi nơi khác, nên chỉ nối dõi liên tục được bốn cành là cành 2, cành 4, cành 5 và cành 7.
·         Cành 1: Cụ tổ là Phạm Văn Ức sinh được một con trai là Phạm Văn Phác (mất sớm) đến nay Cành này vô truyền.
·         Cành 2: Cụ tổ là Phạm Văn Lương sinh ra con cháu nối dõi Cành 2 ngày nay.
·         Cành 3: Cụ tổ là Phạm Văn Viêm nối dõi đến thế hệ thứ 5 là hết.
·         Cành 4: Cụ tổ là Phạm Văn Giản sinh ra con cháu nối dõi Cành 4 ngày nay.
·         Cành 5: Cụ tổ là Phạm Bá Sĩ thọ 92 tuổi, cụ bà là Phạm Thị Tơ, con gái cụ Huyện Chính cùng làng sinh ra con cháu nối dõi Cành 5 ngày nay.
·         Cành 6: Không có tên, lưu lạc đi đâu, không tìm xét được, chỉ có một người con gái là Phạm Thị Lục gả cho cụ Trần Văn Quýnh người cùng làng đến nay vô truyền.
·         Cành 7: Cụ tổ là Phạm Bá Nghiễm là Tướng thời nhà Lê giữ chức Lê Triều Phấn lực Tướng Quân, thọ 82 tuổi, mộ táng ở bến Cát (làng Ngò) năm 1960 đã được đưa về Lăng Phạm Tộc; cụ bà là Nguyễn Thị Từ Loan sinh ra con cháu nối dõi Cành 7 ngày nay.
Trong chi tộc 3, cành 7, nhỏnh sinh sống tại Hải Ninh Nam Định cú cụ Phạm Văn Kỷ (1852-1905) đỗ Cử nhân khoa Canh Ngọ (1870) thời vua Tự Đức thứ 23, được bổ làm việc ở Hàn Lâm Viện triều đỡnh Huế (thường gọi là Cụ quan Hàn); sau được bổ làm Tri huyện Nghi Xuõn, Hà Tĩnh. Năm 1878 cụ về quờ ở ẩn, dạy học và làm thuốc. Cụ mất năm 1905, an tỏng tại thụn Phượng Đờ, xó Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định. Tháng 12 năm 2007, do mộ nằm sát đường đi của xó, không được xây kiên cố nên HĐGT họ Phạm thôn Văn Lang đó tổ chức trọng thể việc hồi hương linh sàng hài cốt cụ về an tỏng và xõy kiờn cố mộ cụ tại Văn Lang, xó Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
·         Cành 8: Cụ tổ là Phạm Văn Truyền, không rõ tung tích, đến nay vô truyền.
·         Cành 9: Cụ tổ là Phạm Văn Từ, không rõ tông tích, đến nay vô truyền.
·         Cành 10: gồm hai cô tổ: - Cổ tổ Phạm Thị Mười. Cổ tổ Phạm Thị An.
Cành 10 là cành ngoại, cho nên chỉ rõ được tung tích đến thế hệ thứ ba.
Phạm Tộc tại Văn Lang, tính từ Đức cao Tổ Phạm Văn Khản đến nay đang tồn tại tám, chín, mười… đời. Con cháu chắt... có hơn một nghìn người, Trưởng họ là anh Phạm Văn Bảy.
Họ Phạm sống chủ yếu ở xã Duy Nhất và xã Vũ Tiến- huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ngoài ra con cháu chắt - hậu duệ của Phạm Tộc Văn Lang còn sống ở mọi miền của đất nước và nước ngoài. Do học hành thành đạt, đi công tác, hoặc đi mưu sinh, đang cư trú ở các tỉnh, thành phố trong nước hoặc ở các nước trên thế giới.
Nhà thờ của Phạm tộc Văn Lang được xây dựng từ đời các cụ Cao tổ, toạ lạc tại làng Văn Lang xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Nhà thờ được nâng cấp, tôn tạo, sửa chữa từ tháng 1 đến tháng 3 năm Quý Mùi (2003). Hiện nay trong Nhà thờ họ Phạm làng Văn Lang, Thỏi Bỡnh, cú 17 vị tiền bối họ Phạm của các triều đại phong kiến trước đây cú cụng với nước, với làng được thờ phụng. Trong Nhà thờ cũn cú nhiều đại tự, cõu đối nhắc nhở con chỏu sau này phải ghi nhớ và làm theo. Vớ dụ:
Các bức Đại Tự: “Trung”, “Hiếu” .
Bức hoành phi: “Mạc-Hưng- Kinh”.
Các câu đối như: “Lân giác trình tường tộc tính quang tiền vinh tổ phụ”
(Nghĩa là: Tổ tiên là người đi trước xây dựng nền móng- Con cháu phải giữ lấy nền móng của tổ tiên)
“Long chương tích mệnh quan bào dụ hậu kế nhi tôn”
(Nghĩa là: Học rộng tài cao, được vua ban mũ áo cân đai có phúc mới được như vậy; con cháu là người kế tục làm theo và giỏi hơn).
Hoặc là:
“Trung chính dũng liêm vinh quốc sự,
Hiếu từ nhân hậu hiển gia thanh”.
“Kế thế Nho khoa Văn Đức Thịnh,
Lưu danh Lương tướng Vũ Công Vinh”.
Ngày 16-11-2007 vừa qua, UBND xó Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình có lập Hồ sơ đề nghị các cấp hữu quan có quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho Từ đường thờ Tiến sĩ Phạm Lương Bật ở làng Văn Lang, Vũ Thư, Thái Bình.
Những di sản văn hoá ấy, những nếp sống văn hoá ấy, những cái tinh tuý của đất của trời, của tiên tổ đã thẩm sâu vào xương thịt của con cháu hậu thế. Con cháu Phạm Tộc Văn Lang tại Vũ Thư Thái Bình cùng con cháu họ Hán tại Văn Lang, Tam Nông, Phú Thọ đời đời giữ lấy và làm theo vì hai họ cùng chung một dòng máu.
Trong hai cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và Chống Mỹ cứu nước, họ Phạm làng Văn Lang , Thái Bình , ngoài việc hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Hồ Chủ tịch, tích cực tham gia mọi công việc kháng chiến kiến quốc ngay tại địa phương mình, cũng cung cấp ra tiền tuyến hàng trăm người con ưu tú của dòng họ để cùng toàn dân tộc giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chính trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại đó, họ Phạm làng Văn Lang Thỏi Bình đó có 6 người anh dũng hy sinh (Liệt sĩ) và 7 người suốt đời mang thương tích (Thương binh); nhiều người đó trở thành những cán bộ kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật, những sĩ quan tài giỏi, hết mình cống hiến cho đất nước, quê hương, làng xóm..
Đến nay, cựg với cỏc dũng họ khỏc ở Văn Lang, dũng họ Phạm rất tự hào là cũng đó tham gia tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương, phát triển kinh tế - xã hội ..., làm cho đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của Văn Lang ngày một đổi mới, giàu đẹp hơn trước gấp nhiều lần.
3. Các hoạt động văn hóa truyền thống của dòng họ Phạm làng Văn Lang, Vũ Thư, Thái Bình:
Họ Phạm làng Văn Lang, Thái Bình luôn gìn giữ và phát huy những truyền thống sinh hoạt văn hoá tốt đẹp của dòng họ. Cụ thể là:
Hàng năm, cứ đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch - ngày giỗ cụ Cao Cao tổ Phạm Văn Khản (người sinh ra 10 cành trong họ hiện còn tồn tại 4 cành cho đến này nay), cả họ tổ chức giỗ Tổ của dòng họ.
Ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, các gia đình trong họ đều làm lễ Vu Lan báo hiếu tổ tiên, ông bà cha mẹ .Hai ngày lễ này trong năm thường tổ chức cúng, lễ. Và cứ năm năm một lần, HĐGT tổ chức tế tổ để tập trung con cháu trong họ ở tất cả mọi miền của đất nước về Từ đường xum họp, làm lễ dâng hương tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ; nhắc nhở các thành viên đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng gia đình và quê hương đất nước. Những ngày này thường nêu gương gái thảo, dâu hiền, tuyên dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong dòng họ, vận động con cháu và các gia đình thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, chính sách kế hoạch hoá gia đình và các quy chế nghĩa vụ khác của địa phương.
Trong những ngày rằm, mồng một hàng tháng, ngày lễ, Tết của dân tộc, và của dòng họ, Từ đường đều mở cửa, để con cháu vào dâng hương tưởng niệm Tiên Tổ. Dòng họ từ lâu đã có Hội khuyến học, có quỹ khuyến học để hàng năm khen thưởng động viên con cháu học giỏi đạt được các thành tích cao, thi đỗ đại học, đỗ cấp III. Vào dịp rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, trước năm học mới, học sinh giỏi các cấp được HĐGT mời đến Từ Đường để tuyên dương, khen thưởng trước Ban thờ Tổ tiên dòng họ..
Theo tài liệu do Kỹ sư cao cấp Phạm Duy Trì (Hậu duệ đời thứ 17) cung cấp:
Ngày 9 tháng 11 năm Đinh Hợi (2007), HĐGT họ Phạm làng Văn Lang, Thái Bình tổ chức hồi hương và xây mới mộ cụ Cử nhân, Hàn lâm viện, tri huyện Phạm Văn Kỷ chuyển từ Nam Định về Văn Lang



(Ảnh chụp mặt tiền mộ cụ Cử Phạm Văn Kỷ)


Có 0 nhận xét cho bài này "Họ Phạm Làng Văn, Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi