Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

30 tháng 1, 2011

Thương hiệu cho rượu gạo quê

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 1 30, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Phạm Thị Khánh Tâm
Cô gái 8X làm nên thương hiệu cho rượu gạo quê

Làng Thanh Thuỷ Thượng, xã Thuỷ Dương có một cô gái trẻ mê rượu, và đã âm thầm đưa rượu gạo quê mình hội nhập thị trường, tạo ra một thương hiệu mới cho làng nghề truyền thống của đất cố đô. Đó là 8X Phạm Thị Khánh Tâm. Cách đây 5 năm (năm 2006) cơ sở sản xuất rượu gạo Thủy Dương ra đời với mong muốn gây dựng lại thương hiệu rượu, một nghề truyền thống có nguy cơ mai một. Đây cũng là cơ sở sản xuất rượu gạo đầu tiên trên ở Huế.

Sinh năm 1980 tại vùng quê ven Huế có truyền thống nhiều đời nấu rượu gạo, ngay từ nhỏ Khánh Tâm đã biết cách chưng cất rượu, thưởng thức mùi thơm của men rượu gạo. Năm 2002, Khánh Tâm tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp TPHCM. Cầm tấm bằng cử nhân chuyên ngành chế biến thực phẩm trong tay, Khánh Tâm làm trợ lí giám đốc ở một Cty liên doanh Hàn Quốc tại TPHCM, phụ trách quan hệ khách hàng. Do yêu cầu công việc, trong những lần tiếp khách Khánh Tâm thường được nếm nhiều loại rượu nội, ngoại khác nhau. Và cô thấy rượu gạo Thuỷ Dương làng mình không thua kém gì rượu ngoại. Thậm chí về hương vị còn có nhiều đặc điểm nổi bật, mang tính chất dân dã. Cô tự đặt câu hỏi: Rượu làng mình cũng ngon không thua kém gì so với rượu ngoại, tại sao lại không giới thiệu với bạn bè quốc tế? Và trong đầu cô gái trẻ nảy ra ý định xây dựng một thương hiệu mới cho rượu gạo xứ Huế. 
Từ trăn trở với làng nghề, năm 2006, Khánh Tâm từ bỏ công việc tại TPHCM quay về Huế trong sự ngỡ ngàng của mọi người khi cô bày tỏ ý định vực lại nghề nấu rượu truyền thống ở Thủy Dương. Với kiến thức về sinh hoá thực phẩm được học ở trường cô áp dụng vào việc thử nghiệm chế biến rượu gạo truyền thống theo phương pháp hiện đại. Tâm bắt tay vào công việc với muôn vàn khó khăn bởi số hộ còn nấu rượu trong làng còn rất ít, trong khi đó nguồn vốn không nhiều. Vạn sự khởi đầu nan, Khánh Tâm đã dần dần đưa làng nghề truyền thống phục hồi, lớn dậy trước dòng xoáy công nghiệp và đô thị hóa. “Ban đầu mình cũng ái ngại lắm, bởi thân con gái lại đi lo chuyện nấu rượu và tiêu thụ rượu. Nhưng thấy quê mình đã có truyền thống nấu rượu, có nhiều lợi thế về nguyên liệu và nhân lực nên mình quyết chí!” - Khánh Tâm thổ lộ. 
Kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại, Khánh Tâm đã làm được một kỳ tích cho rượu gạo Thủy Dương, đưa đến thương hiệu mới cho rượu gạo quê nhà. Năm 2007, Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao lần đầu tiên tổ chức ở Huế, Khánh Tâm mạnh dạn đăng kí tham gia gian hàng giới thiệu sản phẩm. Thật bất ngờ, nhãn hiệu rượu gạo Thủy Dương đã chinh phục được nhiều khách hàng. Khánh Tâm đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen cho những đóng góp tại hội chợ. Trong những lần tham gia hội chợ thương mại Festival Huế rượu gạo Thủy Dương tiếp tục khẳng định chỗ đứng của mình. Tâm được tổ chức Johnnle Waiker Black Labetl bình chọn là “nhân vật tiêu biểu của hành trình khám phá hương vị”. Không dừng lại ở đó, Khánh Tâm đã không ngừng cải tiến công nghệ, mẫu mã kiểu dáng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện tại mỗi ngày cơ sở sản xuất rượu gạo Thủy Dương tiêu thụ khoảng 300-400 lít, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân. Để đảm bảo chất lượng và cung ứng sản phẩm cho thị trường, và tạo việc làm tại chỗ cho người dân địa phương, chị Tâm hợp đồng chu cấp và chuyển giao công nghệ cho hơn 100 hộ chưng cất rượu tại các làng nghề rượu truyền thống. Hiện có 40 công nhân làm việc trực tiếp tại cơ sở sản xuất với mức lương giao động từ 1,5 – 4,5 triệu đồng/tháng.
Có được thành công này là nhờ sự nỗ lực tìm tòi không mệt mỏi của cô gái trẻ yêu nghề truyền thống của làng mình. Một mình Khánh Tâm tìm ra cách chưng rượu mới với quá trình xử lí bằng than hoạt tính, xử lí nồng độ và tạp chất bằng cách kiểm soát nhiệt độ để vừa giữ nguyên mùi thơm gốc đặc trưng của rượu gạo, vừa mang màu sắc hiện đại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng. Khánh Tâm bộc bạch: “Nếu như rượu gạo mình áp dụng hoàn toàn bằng các phương pháp công nghiệp thì sẽ mất đi hương vị của lúa nếp. Cách chưng cất truyền thống kết hợp với quá trình xử lí khoa học sẽ tạo cho rượu có hương vị rất đặc trưng!”. Rượu gạo Thủy Dương đã được Tâm đăng kí chất lượng và đăng kí nhãn hiệu, đăng kí sở hữu công nghiệp để tạo ra bước tiến mới, đưa rượu gạo quê nhà hội nhập vào thị trường trong và ngoài nước. 
Những ngày cận tết, cơ sở rượu gạo Thủy Dương dù hoạt động hết công suất nhưng vẫn “cháy” hàng. “Mình phải từ chối khéo khách hàng vì lượng cầu quá lớn không đủ cung ứng” – Phạm Thị Khánh Tâm cho biết.
Ưu điểm rượu gạo Thủy Dương là không chỉ ngon mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với các loại rượu khác. Giá mỗi chai 300 ml chỉ từ 12 – 15 ngàn đồng (cho hai dòng rượu trong và sương mờ); chai 750 ml giá chỉ từ 25 – 27 ngàn đồng. Mẫu mã cũng có nét độc đáo riêng. Rượu đóng chai mang biểu tượng của xứ Huế, và nậm rượu dáng hồ lô nhiều năm nay đã trở thành món quà lưu niệm được nhiều khách hàng lựa chọn.
“Với ưu điểm vượt trội được kiểm chứng qua thái độ hưởng ứng nhiệt tình của khách hàng, rượu gạo làng Thủy Dương hoàn toàn có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế. Song cái tạo nên thương hiệu chính là chất lượng chứ không thể chạy theo số lượng. Mình muốn sản phẩm của mình thực sự uy tín để đại diện cho một quốc gia khi cạnh tranh với các sản phẩm rượu ngoại quốc”–  Tâm khẳng định.
Văn Thành Hạnh


 
Lão hóa rượu theo phương pháp truyền thống. Ảnh H. Văn

 Sản xuất rượu tại cơ sở sản xuất rượu Thủy Dương. Ảnh H. Văn

 Khánh Tâm bên những mẫu mã mới đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng. Ảnh H. Văn




»»  Đọc tiếp

Hoạt động của Họ Phạm TP Hòa Bình

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 1 30, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Hoạt động của Họ Phạm TP Hòa Bình năm 2010

Khái quát chung
Ban Liên lạc Họ Phạm TP Hòa Bình được thành lập ngày 21/6/2009, buổi đầu có 31 họ viên sáng lập, đến 31/12/2010 dòng tộc Họ Phạm TP Hòa Bình đã có 80 họ viên (trong đó có 39 nam, 41 nữ) được phân thành 4 chi (theo địa bàn thường trú của họ viên) gồm: chi Phương Lâm, chi Đồng Tiến, chi Chăm Mát và chi Bờ trái Sông Dà, mỗi chi đều có chi trưởng để đôn đốc thực hiện quy ước hoạt động của Họ Phạm TP Hòa Bình.

Họ viên cao tuổi nhất là ông Phạm Văn Ninh 87 tuổi (cố vấn Thường trực BLL, Trưởng ban vận động thành lập Họ Phạm TP Hòa Bình; ít tuổi nhất là 25 tuổi. Tuổi đời bình quân trên 30 tuổi.

Những việc đã làm được từ khi thành lập

Bước đầu Ban vận động đã tìm hiểu cội nguồn của dòng tộc Họ Phạm Việt Nam thông qua Ban Thư ký của BLL Họ Phạm Việt Nam ở Hà Nội và dựa vào những người họ Phạm (các tỉnh thành) đang sống và làm việc trong địa bàn TP Hoà Bình. tập hợp được những người tâm huyết vào Ban Liên lạc và tổ chức được buổi họp mặt ra mắt và cũng là thời điểm đáng ghi nhận thành lập Họ Phạm TP Hòa Bình với 31 họ viên vào ngày 29 tháng 6 năm 2009.

Cũng ngày thnàh lập này, Họ Phạm TP Hòa Bình đã xây dựng được quy ước tổ chức hoạt động của dòng tộc Họ Phạm TP Hòa Bình với 6 nội dung cơ bản khá chi tiết làm chuẩn mực cho mọi hoạt động để phát triển Họ Phạm TP Hòa Bình , bước đầu cũng là chuẩn mực để tất cả họ viên cùng phấn đấu giữ gìn danh giá họ tộc, góp phần cùng các tổ chức đoàn thể khác dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng thực hiện mục tiêu: dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

BLL đã cử được 07 họ viên có tâm huyết làm nhiệm vụ Thường trực và đội ngũ cố vấn bao gồm các vị cao niên là những cây cao bóng cả dầy dạn kinh nghiệm trong công tác họ và giầu tính nhân văn trong duy trì phát triển gia phả Họ Phạm Việt Nam nói chung, Họ Phạm TP Hòa Bình nói riêng. đặc biệt là chúng ta đã đóng góp xây dựng Quỹ họ và phí họ (theo Quy ước) và vận động cá nhân-tập thể tài trợ từng bước làm cho Quỹ họ giầu thêm, tạo điều kiện cho Thường trực BLL thực thi nhiệm vụ mà BLL đã giao phó.

Trong năm, đã thực hiện tốt Quy ước tổ chức và hoạt động của Họ Phạm trong việc thăm hỏi họ viên ốm đau, trong “hiếu, hỷ” bảo đảm đúng đủ và kịp thời góp phần động viên họ viên và gia đình họ viên trong “chia vui, xẻ buồn” làm cho “Quy ước” của Họ Phạm TP Hòa Bình từng bước đi vào cuộc sống.

Họ Phạm TP Hòa Bình đã tham gia vào hoạt động chung của Họ Phạm cả nước, mà nổi bật là hai việc của năm 2010 là:

- Thực hiện Thông báo số 7 ngày 25 tháng 02 năm 2010 của Thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam về vận động “cung tiến tịnh tài” để hoàn chỉnh bộ hoành phi câu đối Đền thờ Thượng Thủy Tổ Phạm Tu. Họ Phạm TP Hòa Bình đã cung tiến được 5.250.000đ. trong đó: trích quỹ họ 2.000.000 đồng; còn lại là cá nhân họ viên cung tiến gồm: chi Đồng Tiến 2.100.000đ, chi Phương Lâm 850.000đ, chi Chăm Mát 200.000đ, chi Bờ trái Sông Đà 100.000đ.

- Tham dự buổi họp mặt Họ Phạm Việt Nam lần thứ XIII tại TP Ninh Bình do BLL Họ Phạm Ninh Bình đăng cai, Họ Phạm TP Hòa Bình đã cử 16 họ viên trong Thường trực và họ viên ở các chi tham gia với tinh thần xây dựng và trọng thị đậm đà bản sắc họ tộc, tạo dấu ấn tốt đẹp với BLL Họ Phạm các địa phương cả nước.

Thường trực BLL Họ Phạm TP Hòa Bình làm việc thực sự ‘tâm huyết”, hiểu và nắm chắc “Quy ước” để tuyên truyền vận động phát triển họ viên, thực hiện tốt định kỳ họp mỗi quý (ba tháng) một lần để động viên những việc làm tốt, khắc phục những việc làm chưa tốt của từng thành viên trong thường trực và các trưởng chi trong thực hiện quyền hạn chức năng của mình với họ viên, tạo niềm tin của họ viên với người đứng đầu các chi và với Thường trực Họ Phạm TP Hòa Bình .

Tuy nhiên trong Thường trực cũng còn một số họ viên do mặt này, mặt khác hoạt động và thực hiện Quy ước họ tộc còn hạn chế cần được khắc phục trong năm 2011 để các chi trong dòng tộc hoạt động tốt hơn, thu hút được nhiều họ viên tự nguyện tham gia hơn.

Thực hiện Quy ước của Họ Phạm TP Hòa Bình, tại phiên họp Thường trực BLL ngày 8/1/2011 đã rà soát và nhất trí cao về:

- Mừng thọ 3 họ viên “cao niên” vào dịp họp mặt Họ Phạm năm 2010, trong đó có 2 vị tuổi 75 và 1 vị tuổi 70.
- Tuyên dương 3 con của họ viên tham dự kỳ thi các môn chuyên đạt giải cấp tỉnh.

Phương hướng hoạt động năm 2011
Trong năm 2011 Họ Phạm TP Hòa Bình tập trung thực hiện một số công việc trọng tâm sau:

1/ Tiếp tục tuyên truyền phát triển họ viên (theo tinh thần nội dung Quy ước của Họ Phạm TP Hòa Bình) trên cơ sở tự nguyện và tâm huyết.

2/ Hoàn tất việc nộp quỹ họ và phí họ năm 2011 đồng thời kêu gọi cá nhân và tập thể hảo tâm-hỗ trợ phát triển Quỹ họ để Thường trực BLL thực hiện không những đúng đủ quyền lợi đối với họ viên (trong Quy ước) mà còn có khả năng tham gia tích cực hoạt động phong trào của địa phương.

3/ Hoàn thiện danh sách họ viên theo các chi của cụm dân cư và từng bước cho họ viên tìm hiểu gia phả dòng họ Phạm Việt Nam.

4/ Dành thời gian làm việc với Mặt trận Tổ quốc tỉnh để tuyên truyền vận động tiến tới thành lập BLL Họ Phạm toàn tỉnh Hòa Bình.

Họp mặt Họ Phạm TP Hòa Bình năm 2010
Ngày 22 tháng 01 năm 2011 (tức 19 tháng 12 năm Canh Dần), tại Hội trường Nhà văn hóa Công ty cổ phần gạch ngói Quỳnh Lâm TP Hòa Bình, Thường trực BLL Họ Phạm TP Hòa Bình đã tổ chức cuộc họp mặt toàn thể họ viên Họ Phạm TP Hòa Bình năm 2010 nhân chuẩn bị đón Tết cổ truyền Tân Mão - 2011.
Dự buổi họp mặt có gần 100 họ viên của 4 chi trong TP Hòa Bình. Ông Pham Nghị Ủy viên Thường truc, Truởng Ban lễ tân Họ Phạm Việt Nam và ông Phạm Hoan Phó Trưởng BLL Họ Phạm TP Hà Nội đã về dự. Đại biểu địa phương có Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Phường, xã; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã và Trưởng xóm 3, xóm 4 xã Sứ Ngòi (nơi có doanh nghiệp SX-KD) cùng đại biểu khách mời Họ Phạm Thanh Hóa; họ Vũ TP Hòa Bình; Câu lạc bộ Thơ TP Hòa Bình, v.v.

Trước buổi họp mặt toàn thể họ viên và đại biểu đã trang trọng dành phút tưởng nhớ Thượng Thủy tổ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu và nghe bài hát truyền thống "Họ Phạm trong lòng mẹ Việt Nam" với khí thế hào hùng.
Trưởng tộc Họ Phạm TP Hòa Bình Phạm Ngọc Chuyển đã báo cáo tóm tắt những mặt đã làm được, mặt chưa làm được của BLL Họ Phạm TP Hòa Bình sau hơn 1 năm thành lập đến tháng 12 năm 2010 với việc thực hiện "Quy ước" Họ Phạm TP Hòa Bình được toàn thể họ viên đồng tình và nhất trí cao.
Tiếp đến là ý kiến phát biểu của các họ viên các chi, phát biểu chào mừng, tặng quà, tặng hoa của đại biểu khách mời. Ý kiến của ông Phạm Nghị thay măt Thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam thể hiện sự quan tâm của Thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam với Họ Phạm TP Hòa Bình.được toàn thể buổi hop mặt chú ý lắng nghe và tán đồng.

Sau đáp từ cảm ơn của Trưởng tộc, toàn thể họ viên và đại biểu khách mời cùng chụp ảnh lưu niệm và dự bữa cơm thân mật đậm đà tình cảm gia đình, họ tộc.

Tin và ảnh: Phạm Ngọc Chuyển

Vài hình ảnh về cuộc họp mặt của Họ Phạm TP Hòa Bình

 Ông Phạm Nghị Ủy viên Thường trực kiêm Trưởng Ban Lễ tân 
BLL họ Phạm VN phát biểu với cuộc họp mặt

 Ông Phạm Nghị tặng hoa cho ông Phạm Ngọc Chuyển, Trưởng tộc họ Phạm TP Hòa Bình

                              Các đại biểu và họ viên của cuộc họp mặt họ Phạm TP Hòa Bình.
»»  Đọc tiếp

29 tháng 1, 2011

Hoạt động của Quĩ Giải thưởng Phạm Thận Duật

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 1 29, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

QUỸ GIẢI THƯỞNG PHẠM THẬN DUẬT
TẶNG QUÀ TẾT

♦ Ngày 23.01.2011(tức ngày 20 tháng chạp năm Canh Dần), thực hiện Chương trình từ thiện thứ 3 từ đầu năm 2011 đến nay, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã tổ chức Đoàn từ thiện đi tặng quà tết Tân Mão cho đồng bào là nạn nhân chất độc da cam ở huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang theo đề nghị của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Yên Dũng.

Năm nay là năm thứ 2, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật thực hiện tặng quà tết tại huyện Yên Dũng vào dịp cuối năm để tạo thêm điều kiện cho đồng bào là nạn nhân chất độc da cam ăn tết vui vẻ
Từ mờ sáng đoàn xe tải chở hàng và quà tặng cùng các xe chở đoàn từ thiện của Quỹ đã rời Hà Nội để kịp giờ gặp gỡ đồng bào đến nhận quà tết.

Tại Hội trường của Ủy Ban Nhân dân thị trấn Yên Dũng, đoàn đã được ông Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng và các ông Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin của huyện tiếp đón. Gần 200 nạn nhân và người nhà đến dự ngồi kín cả hội trường. Ông Nguyễn Hữu Khuy, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện đã khai mạc buổi lễ, giới thiệu khách và đại biểu. Ông cũng dành một phần thời gian nói về những việc làm từ hơn 10 năm trở lại đây của Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật. Ông giới thiệu ngoài các chương trình trao Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật hàng năm cho các tiến sĩ sử học xuất sắc trong cả nước và các chương trinh trao giải khuyến học và học bổng ở nhiều nơi, thì Quỹ đã thực hiện mở rộng các chương trình xã hội từ thiện của mình ở nhiều địa phương. Trong năm 2010, riêng về chương trình xã hội từ thiện, Quỹ đã thực hiện được 24 chương trình lớn nhỏ. Tiếp đó ông mời Kỹ sư Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật lên nói chuyện. Ông Phạm Đình Nhân đã nói lên tâm nguyện của Quỹ là được thực hiện nhiều nghĩa cử hơn nữa để làm vơi nỗi đau và làm giảm bớt những khó khăn của những nạn nhân chiến tranh và đồng bào có những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống nhất là những nạn nhân chất độc da cam.

Tiếp đó ông Tạ Đình Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng đã phát biểu cảm ơn Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã đến Yên Dũng lần thứ 2 giúp cho đồng bào là nạn nhân chất độc da cam và chúc Quỹ làm được nhiều việc hơn nữa trong sự nghiệp xã hội từ thiện.
Trước khi Đoàn từ thiện của Quỹ thực hiện việc trao tặng quà, thay mặt UBND huyện Yên Dũng, ông Ta Đình Long đã trao Bằng Ghi nhận Tấm Lòng Vàng của huyện tặng cho ông Phạm Đình Nhân và bà Trịnh Thị Liên là Chủ tịch và Phó chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật.
Sau buổi lễ, Quỹ đã tiến hành trao trực tiếp cho đồng bào Yên Dũng là nạn nhân chất độc da cam 150 suất quà, mỗi suất quà trị giá 220.000 đồng bằng hiện vật như gạo nếp, đỗ xanh, mỳ sợi, miến, nước mắm, đường, bánh, kẹo, mì chính, bột gia vị và 3 loại thuốc bổ. Đồng bào nạn nhân chất độc da cam của tất cả các xã trong huyện đều về dự và nhận quà tết. Đài Phát thanh và truyền hinh tỉnh Bắc Giang đã đến dự và ghi hình buổi lễ phát quà.

♦ Ngày 27.01.2011 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Canh Dần), Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã tiếp tục thực hiện chương trình trao tặng quà tết cho đồng bào nghèo ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
.
♦ Quỹ giải thưởng Phạm Thận Duật cũng vừa trao tặng cho hai học sinh nghèo học giỏi ở xã Nhân Chính, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hai suất học bồng mỗi suất trị giá 1 triệu đồng theo đề nghị của BLL Họ Phạm tỉnh Hà Nam.

Thúy Lan


Một số hình ảnh về buổi trao quà Tết ở Yên Dũng (Bắc Giang) và Hưng Hà (Thái Bình)

Đoàn từ thiện của Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật 
đang chuẩn bị cho việc tặng quà ở Yên Dũng, Bắc Giang.

 Toàn cảnh hội trường buổi trao quà tết cho nạn nhân chất độc da cam huyện Yên Dũng

 Toàn cảnh hội trường buổi trao quà tết cho đồng bào nghèo ở xã Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình

 Chủ tịch UBND xã Minh Hòa tặng kỷ niệm cho Chủ tịch Quỹ

 Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng trao bằng Tấm Lòng Vàng cho Quỹ 

 Một nạn nhân chất độc da cam đang nhận quà tết do Quỹ trao tặng

 Một người nghèo ở Minh Hòa đang nhận quà tết
»»  Đọc tiếp

28 tháng 1, 2011

BLL họ Phạm Thừa Thiên Huế sẽ dựng tượng Phạm Tu

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 1 28, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

BLL Họ Phạm Thừa Thiên Huế
sẽ dựng tượng Ngài Thượng Thuỷ tổ Phạm Tu

Phác thảo tượng Phạm Tu

Với ý thức tri ân và tôn vinh tiên tổ, sau khi làm lễ an vị Thượng Thuỷ Tổ Phạm Tu tại nhà thờ Họ Phạm làng An Ninh Hạ, BLL Họ Phạm Thừa Thiên Huế đã xúc tiến công việc dựng tượng Ngài trong khuôn viên nhà thờ. Dự kiến công trình được hoàn thành trước ngày huý kỵ năm nay của Ngài. Tượng được làm bằng chất liệu đá, tôn trí trên bệ đá cao 1.5 mét, xung quanh được xây dựng một hoa viên cây xanh.

BLL Họ Phạm Thừa Thiên Huế cử ông Phạm Hữu Thanh Tùng, uỷ viên BLL Họ Phạm Việt Nam, Phó BLL Họ Phạm Thừa Thiên Huế, Phó Tổng biên tập Bản tin nội tộc – Thông tin Họ Phạm Việt Nam, phụ trách Ban dựng tượng Ngài Phạm Tu. Thay mặt BLL Họ Phạm Thừa Thiên Huế, GS-TS Phạm Như Thế, Trưởng Ban liên lạc, đã có thư kêu gọi các chi họ Phạm trong tỉnh; con cháu dâu rể họ Phạm ở khắp mọi miền trong nước ủng hộ “mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân”, tri ân nhiệt thành, đóng góp công đức vào công trình dựng tượng Ngài Thượng Thuỷ Tổ. Mọi sự hỗ trợ xin liên hệ trực tiếp với ông Phạm Hữu Thanh Tùng (email: thanhtungbtp@gmail.com – ĐT: 0903 507 570 – TK: Phạm Thanh Tùng, TK số 0451001885905 Vietcombank).

Danh sách các chi họ, cá nhân góp công đức dựng tượng Ngài Phạm Tu
1. Họ Phạm làng Bao Vinh 500.000đ
2. Gia đình ông Phạm Quyền - Họ Phạm Bao Vinh 500.000đ
3. Gia đình BS Phạm Như Thế - Họ Phạm Vinh Hiền 1.000.000đ
4. Gia đình ông Phạm Hữu Thanh Tùng - Họ Phạm Qui Lai 1.000.000đ
5. Gia đình ông Phạm Thị - Họ Phạm Thuỷ Thanh 1.000.000đ
6. Gia đình BS Phạm Văn Căn - Họ Phạm làng Tân Tô 1.000.000đ
7. Gia đình ông Phạm Văn Hùng - Họ Phạm Vinh Phú 500.000đ
8. Gia đình Bà Phạm Thị Bích Thuỷ - Họ Phạm Lộc An 500.000đ
9. Gia đình ông Phạm Bá Vương - Họ Phạm Phò Trạch 500.000đ
10. Gia đình ông Phạm Minh Thông - Họ Phạm làng La Qua, Quảng Nam 500.000đ
11. Gia đình ông Phạm Dạn - Họ Phạm Thuỷ Dương 2.000.000đ
Danh sách này cập nhật đến ngày 26-1-2011

Người tạc tượng là nhà điêu khắc Phạm Hồng, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, với sự cộng tác của các thợ đá mỹ nghệ Non Nước. Phạm Hồng quê ở Hà Tây, thường trú ở TP Đà Nẵng. Nhận thực hiện tác phẩm nhà điêu khắc Phạm Hồng đã có chuyến hồi hương và đã đến Thanh Liệt thăm đền thờ Ngài Thượng Thuỷ Tổ tìm cảm hứng sáng tác. Anh vừa làm xong phác thảo bức tượng lần thứ nhất bằng đất sét (ảnh) để trưng cầu ý kiến bạn bè và các thành viên BLL Họ Phạm Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng. Bước thứ hai sẽ hoàn thành phác thảo bằng thạch cao và tiếp tục tham khảo các ý kiến đóng góp.
Ý tưởng của Phạm Hồng là tượng Ngài Phạm Tu sẽ trẻ và mạnh mẽ hơn so với ảnh thờ ở Đình Ngoại Thanh Liệt cho phù hợp với thần thái và khí phách của một vị Tướng quốc.

Trang Thông tin điện tử Họ Phạm Việt Nam xin giới thiệu phác thảo lần thứ nhất bức tượng bán thân Ngài Thượng Thuỷ Tổ với mong muốn nhận được những lời góp ý bổ ích.

Thanh Tùng
»»  Đọc tiếp

27 tháng 1, 2011

Thư chúc tết của Thường trực Ban liên lạc

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 1 27, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments



Thư chúc Tết Tân Mão -2011
CỦA THƯỜNG TRỰC BLL HỌ PHẠM VIỆT NAM

          Kính gứi toàn thể bà con Họ Phạm trong và ngoài nước!

            Nhân dịp đầu Xuân mới Tân Mão - 2011, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam xin gửi tới các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm và toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước lời chúc Tết tốt đẹp nhất, chúc bà con năm mới mọi sự tốt lành.
            Năm Canh Dần - 2010 vừa qua, đất nước ta có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại. Cùng với đồng bào cả nước, bà con họ Phạm chúng ta đã đoàn kết gắn bó, cùng nhau làm tốt công việc của mỗi người. Các họat động việc họ được đẩy mạnh. Cuộc Gặp mặt Đại biểu họ Phạm toàn quốc lần thứ 13 tại Ninh Bình với hơn 1500 người tham dự thể hiện sự hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo bà con họ Phạm chúng ta cùng hướng về cội nguồn, cùng chăm lo việc họ. Cuộc vận động công đức tu bổ Đền thờ Thượng Thuỷ tổ Phạm Tu được nhiều tập thể và cá nhân hảo tâm đóng góp, thu được kết quả tốt đẹp. Các BLL họ Phạm, các Hội đồng gia tộc có nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo bà con tham gia, làm được nhiều việc họ có ý nghĩa thiết thực. Nhiều BLL họ Phạm mới được thành lập, hoạt động việc họ ngày càng mở rộng trên phạm vi cả nước.
            Năm Tân Mão - 2011 tới, bà con họ Phạm chúng ta càng đoàn kết gắn bó hơn nữa, làm tốt việc họ hơn nữa, chào đón Lễ khánh thành đền thờ Thượng Thuỷ tổ Phạm Tu tại Hà Nội.
            Một lần nữa, nhân dịp đầu Xuân, Thường trực Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam kỉnh chúc toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước năm mới  an khang thịnh vượng!

                                    THƯỜNG TRỰC BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VN

»»  Đọc tiếp

Đi tìm dấu tích người xưa

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 1 27, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Đi tìm địa chỉ Người xưa

Bài đã đăng trên “Nhân Dân hằng tháng”
số 43 tháng 11 năm 2000

Quê bà Phạm Thị, mẹ đẻ ra vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) ở đâu? Đó là vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh cãi. Có sử gia cho rằng quê bà ở Hoa Lâm, tổng Cối Giang (Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội)?

Ngũ môn quan đình Làng Dương Lôi

Năm 1997, tôi với mấy người bạn già, cùng một nhà nho: cụ Tảo, hiệu Cao Sơn, đi vãng cảnh Tiêu sơn. Nơi có chùa Lục Tổ (hay còn gọi: Ứng Đại, Thiên Tâm, Tràng Liêu…). Nay gọi nôm là chùa Tiêu. Chùa Tiêu là một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta từ xưa, thuộc hương Dịch Bảng, lộ Bắc Giang, nay là xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Chúng tôi nhìn thấy tấm bia đá “Lý gia Linh thạch”, dịch: “Đá thiêng về nhà Lý”. Bia có kích thước 40 x 60 x 18 (cm), được đặt trong nhà bia nhỏ trang nghiêm, dựng cạnh chùa Tiêu.

Sau khi xoa phấn lên những hàng chữ nhỏ li ti, dán mắt vào bia, cụ Cao Sơn dịch cho chúng tôi nghe rành rọt:
“Chùa Thiên Tâm, trụ trì tăng viện là sư Vạn Hạnh, người Cổ Pháp. Đặc biệt ở phía Đông , tả ngạn, bà Kim Phạm Mẫu, người Hoa Lâm, khi đèn nhang lên chùa thường thấy vị thần đứng cạnh cột chùa. Từ đấy bà ngẫm sự việc hiện nơi mặt đá, thường ngồi trên núi buổi đầu rất linh thiêng. Việc ngẫu nhiên thành người có thai sinh ra người con họ Lý”

Tôi cứ suy nghĩ mãi về quê bà Phạm Thị, “Giấy đá, Hán tự” đã rành rành ra rồi mà không sao hiểu cho chính xác. Mày mò mãi, thì ra, cha ông ta ngày xưa thật thông minh: chỉ vẻn vẹn có 14 chữ đầy bí ẩn: “Đặc biệt ở phía Đông, tả ngạn, bà Kim Phạm Mẫu, người Hoa Lâm” đã ghi quê bà chính xác tuyệt vời! Dòng địa chỉ này cốt nhắn gửi cho con cháu hàng nghìn, hàng vạn năm sau, cho dù “Nhật nguyệt chuyển vần” thì“phía Đông” vẫn là… “phía đông” - một cách định vị quá an toàn.

Lại nói, nhân dân vùng Tiêu, Tân Hồng, Từ Sơn, rộng ra là toàn vùng Tiên Sơn, Yên Phong, Gia Lâm, Đông Anh, Thuận Thành…khi gọi “bắc phần” là phần đất phía bắc sông Đuống; “nam phần” là
phần đất phía nam sông Đuống.

Hát Quan họ dưới thuyền, ngày hội làng Dương Lôi 

Bây giờ, lấy chùa Thiên Tâm làm tâm điểm, phóng mắt về phía đông ta sẽ thấy quanh trục “Tia dài phía đông” ấy, hàng lô những làng mạc , chùa chiền: Càn Nguyên, Minh Châu, Phật Tích, Bút Tháp, chùa Dâu…Nhưng chùa Bút Tháp, chùa Dâu lại nằm bên hữu ngạn sông Đuống, nên không tính đến nữa. Vậy ta còn lại một “Tia ngắn phía đông” từ tả ngạn sông Đuống hắt về Thiên Tâm tự. Quê bà Phạm Thị sẽ nằm trên “tia ngắn phía đông” ấy. Muốn tìm được quê bà Phạm Thị chính xác hơn nữa, bia “Lý Gia Linh Thạch” lại còn 3 chữ: “Hoa Lâm nhân”. Đó là cái “Thước đo đất” các cụ để lại cho chúng ta, để “đo” đến quê bà Phạm Thị. “Hoa Lâm” chính là tên một vùng đất cách chùa Thiên Tâm 3km về phía đông.

Chùa Tra Lư (chùa Sấm)

Đến đây, 14 chữ trên bia “Lý Gia Linh Thạch”: “Đặc biệt ở phía Đông, tả ngạn, bà Kim Phạm Mẫu, người Hoa Lâm”, ta có thể hiểu như sau: mẹ vua Lý Công Uẩn là bà Phạm Thị. Quê bà ở phía đông chùa Thiên Tâm, tả ngạn sông Đuống, thuộc vùng đất Hoa Lâm (cách chùa Thiên Tâm 3km về phía đông).
Quay về Tra Lư tự (Minh Châu, Kẻ Gia Châu) thuộc thôn Dương Lôi, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, theo đúng chỉ dẫn của bia “Lý Gia Linh Thạch”. Chùa Tra Lư cách chùa Thiên Tâm khoảng 3km. Thật may mắn, chùa Tra Lư thờ Phật và thờ Thánh Mẫu Phạm Thị. Trên tấm bia “Tra Lư tự bi” dựng năm 1624, có ghi: “Chùa được sửa chữa lớn lần thứ hai, làm nơi thờ Phật và Thánh Mẫu Phạm Thị…”. Trên “Tra Lư tự chung” (chuông chùa Tra Lư), đúc năm 1825 viết “Dương Lôi là ấp Thang mộc của Thánh Mẫu Lý Triều…Đất đẹp Dương Lôi. Sản sinh nghiệp Lý. Chùa gọi Tra Lư. Một toà điện pháp. Dát ngọc tô vàng. Tự cổ lừng danh…”. Vùng đất Hoa Lâm, bia “Lý Gia Linh Thạch” có nói, cách chùa Tra Lư khoảng 300m, về phía đông, thuộc địạ phận thôn Dương Lôi.

Điều đặc biệt nhất là tại Dương Lôi còn có một ngôi đền thờ bà Phạm Thị và tôn thất nhà Lý. Dân làng vẫn quen gọi là đền Đức Thánh Mẫu, được xây dựng đã hàng nghìn năm. Tương truyền sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, ông có về thăm dân làng và xây ngôi đền này để tưởng nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ mình.

Đền Thánh Mẫu

Đền Thánh Mẫu ở đông, đông nam làng Dương Lôi, cách khu dân cư xóm Đường Sau khoảng 400m, cách đường cái Quan (đường từ chùa Tiêu đi chùa Phật Tích) khoảng 200m. Trên đường cái Quan, mấy năm trước, còn hai tấm bia đá ghi chữ “Hạ mã”, chôn ở hai đầu đường (đối diện với hai đầu đền Thánh Mẫu). Đền Thánh Mẫu xây theo lối “Nội vương, ngoại quốc”, ngoảnh mặt về hướng chùa Tiêu, trước đền có cổng tam quan rêu phong cổ kính. Toàn bộ diện tích mặt bằng của đền khoảng bốn mẫu Bắc bộ. Đồng ở khu vực đền Thánh Mẫu nay có tên là “Vệ Đền”.

Đền Thánh Mẫu đã bị thực dân Pháp đốt, phá huỷ vào năm 1952, đến năm 1960 chỉ còn lại nền gạch và trụ cổng đứng chơ vơ giữa đồng. Hiện nay chỉ còn lại tấm bia đá “Thiên Đài Thạch Trụ”, dựng vào năm sửa đền (tháng 8 năm 1705) và một bức đại tự ghi bốn chữ “Cổ Pháp triệu cơ”, dịch: “đất Cổ Pháp có nguồn gốc tại đây”. Mặt chữ “Thạch” trên bia “Thiên Đài Thạch Trụ” có ghi: “Cổ tích Lý Triều thiên thánh chính là Dương Lôi đất báu tối thiêng, dân có cầu tất ứng nghiệm ngay, phúc có xin ắt cảm thông liền, thánh gia ân xã tắc thái bình, thần ban phúc người vật yên vui”.

Những chứng tích hùng hồn ở Dương Lôi, nói lên đây chính là quê bà Phạm Thị.
Tại Dương Lôi, dòng họ Phạm ngày nay khá đông đúc, đến lập nghiệp ở đây đã hàng nghìn năm, các gia đình trong họ Phạm, sinh sống trên đất xóm Cầu So, xóm hình thành đầu tiên ở làng Dương Lôi
Nhân dân Dương Lôi vô cùng tự hào làng mình “Diên Uẩn - hương vua”, có người Mẹ vĩ đại - Thánh Mẫu Phạm Thị, đã sản sinh cho đất nước một thiên tài trị quốc, một bậc Minh vương. Tên tuổi Người trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bia “Thiên Đài Thạch Trụ”

Năm 1997, dân làng Dương Lôi và khách thập phương đã bỏ công, sức, tiền, của…xây lên ngôi đền Thánh Mẫu mới, cạnh ngôi đền cũ, để tưởng nhớ đến bà Phạm Thị, người phụ nữ làng Dương Lôi đã đi vào Thiên niên sử.

Phạm Mạnh Kiểm
Từ Sơn,
Tiết trọng đông năm 2000
»»  Đọc tiếp

26 tháng 1, 2011

Lễ Thượng lương Công trình Phạm Tu

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 1 26, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Lễ Thượng lương Công trình Tu bổ tôn tạo 
Đình thờ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu

Sáng ngày 23 tháng 01 năm 2011 (tức ngày 20 tháng 12 năm Canh Dần), tại Đình thờ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu - Thượng thủy tổ Phạm Tu, Đảng bộ, HĐND, UBND và MTTQ huyện Thanh Trì - Hà Nội đã long trọng tổ chức “Lễ Thượng lương” (Lễ cất nóc) Công trình Tu bổ tôn tạo Đình thờ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu”.

Tới dự Lễ có đông đảo các cụ cao niên, đại diện chính quyền và nhân dân xã Thanh Liệt, có các vị lãnh đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND, MTTQ huyện Thanh Trì, đặc biệt về dự Lễ có Cụ Phạm Thế Duyệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Đoàn đại biểu Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam do ô. Phạm Cầu - Phó Trưởng ban BLL họ Phạm Việt Nam dẫn đầu, đi cùng có ô. Phạm Đình Điểu - Ủy viên thường trực BLL họ Phạm Việt Nam, Trưởng ban Tư liệu - Tộc phả, ô. Phạm Vũ Câu - Phó Tổng thư ký BLL họ Phạm Việt Nam - Trưởng ban kiêm Tổng thư ký BLL họ Phạm Hà Nội, ô. Phạm Minh Liêm đại diện Ban Liên lạc dòng họ Phạm Xá - Kính Chủ, anh Phạm Chí Nhân - nguyên là Ủy viên Bản tin Nội tộc họ Phạm Việt Nam.

Sau nghi thức tế lễ trọng thể theo truyên thống dân tộc của Ban quản lý Đình Thanh Liệt và các cụ cao niên trong xã, đúng 8 giờ, Cụ Phạm Thế Duyệt cùng Cụ Sư, Cụ cao niên nhất (93 tuổi) của xã Thanh Liệt cùng Đại diện lãnh đạo huyện Thanh Trì và xã Thanh Liệt đã làm Lễ đặt Cây Thượng lương (xà chính của nóc) lên trên nóc của ngôi Đình.

Kết thúc nghi thức Lễ Thượng lương, pháo hao giấy được bắn lên rất đẹp, các vị đại diện người cao tuổi của địa phương đứng trên nóc ngôi Đình đã phóng sinh hàng mấy chục con chim sẻ và phát tán lộc cho bà con nhân dân dự Lễ.

Mấy ngày trời rét đậm và có mưa, đêm hôm trước có mưa phùn, nhưng sáng hôm đó trời rất đẹp ai cũng thấy vui khi làm Lễ cất nóc Đại Đình, nơi đặt tượng và bàn thờ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu, đây là Trung tâm của Công trình, điều đó báo hiệu công trình đầy ý nghĩa này sẽ được tiến hành thuận buồm xuôi gió.

Hà Nội, 25/01/2011
Phạm Đình Điểu

Sau đây là một số hình ảnh về buổi lễ


»»  Đọc tiếp

25 tháng 1, 2011

Cuộc gặp mặt họ Phạm ở Tp. Hạ Long

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 1 25, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Cuộc gặp mặt các tộc viên họ Phạm TP Hạ Long

Sáng ngày 23 tháng 01 năm 2011 (tức 20 tháng Chạp năm Canh Dần) tại thành phố Hạ Long đã diễn ra cuộc “Gặp mặt các tộc viên họ Phạm TP Hạ Long”.

Hội trường đông đủ 130 đại biểu, bà con nội ngoại từ các chi họ Phạm thuộc Thành phố Hạ Long, Thị xã Uông Bí và các huyện thị, có 4 đoàn đại biểu thay mặt Ban liên lạc các họ Vũ, Hoàng, Đặng và Phan của TP Hạ Long tham dự. Hội nghị nhiệt liệt đón chào Đoàn đại biểu của Ban Liên Lạc họ Phạm Việt Nam dẫn đầu là bà Phạm Thị Thúy Lan, Ủy viên Thường trực Ban LL Họ Phạm toàn quốc, Tổng biên tập Bản tin nội tộc THÔNG TIN HỌ PHẠM VIỆT NAM, và ông Phạm Văn Hồng Ủy viên Ban LL Họ Pham VN, ủy viên Ban biên tập Bản tin nội tộc.

Đúng 8 giờ 30 phút chương trình văn nghệ do bà con dòng tôc biểu diễn chào mừng hội nghị bắt đầu với những câu ca quan họ, những lời thơ tự biên được thể hiện bằng cả tấm lòng với dòng họ, những điệu múa Chămpa, những tiếng hát truyền cảm sâu lắng lòng người.

Đúng 9 giờ 30 hội nghị bắt đầu. Ông Phạm Xuân Khương, Phó BLL Họ Phạm TP Hạ Long báo cáo tóm tắt về lịch sử truyền thống của họ Phạm Việt Nam, nêu bật vai trò con người họ Phạm trong các thời kỳ lịch sử của đất nước, đặc biệt nhấn mạnh từ thời kỳ nhà nước Vạn Xuân - Lý Nam Đế có Thượng Thủy Tổ, Tiền Lý triều Tả Tướng Đô hồ Đai Vương Phạm Tu (năm 476-545) cho đến nay. Báo cáo đã được bà con hết sức chú ý lắng nghe và khơi dậy niềm tự hào về dòng họ cho mọi người..

Hội nghị đã nghe ông Phạm Tiến Hồng, Trưởng BLL Họ Phạm TP báo cáo về tình hình hoạt động trong thời gian qua và kế hoạch hoạt động trong thời gian tới, đặc biệt chú ý việc tiếp tục thành lập các chi họ mới, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, chăm lo, giúp đỡ các gia đình bà con khó khăn, đoàn kết xây dựng quê hương dòng tộc…. Hội nghị đã lắng nghe các đại biểu các chi họ góp ý kiến sôi nổi và nhất trí thông qua bản bổ sung, sửa đổi quy chế hoạt động dòng họ do ông Phạm Hùng Đoàn, Phó BLL trình bày.

Vô cùng cảm kích trước tình cảm chân thành, nồng hậu của bà con họ Phạm TP Hạ Long, bà Phạm Thị Thúy Lan đã thay mặt Thường trực Ban LL họ Phạm Việt Nam kính chúc sức khỏe, chúc Tết Tân Mão - 2011 các vị đại biểu và bà con đồng tộc, chúc mừng hội nghị, ghi nhận sự nỗ lực đầy tâm huyết của BLL họ Phạm TP Hạ Long trong 7 tháng qua, thông báo một số kết quá hoạt động của BLL họ Phạm toàn quốc trong năm 2010 và chương trình hoạt động năm 2011 mà Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam đã đề ra. Bà cũng hoan nghênh viêc BLL họ Phạm TP Hạ Long đã làm tốt việc thành lập được nhiều chi họ Phạm trong phạm vi toàn Thành phố, và các chi họ này đã có hoạt động thường xuyên và hiệu quả; đặc biệt là đã thành lập Ban Tư vấn thu hút được rất nhiều lực lượng ở mọi lứa tuổi tâm huyết với dòng họ tham gia việc họ, đây là một mô hình nên nhân rộng. Theo bà Lan, đây là một cuộc họp mặt được chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc mà vẫn chan chứa tình thân tộc. Bài phát biểu đã gây xúc động và được hội nghị hoan nghênh nhiệt liệt.

Cuối cùng ông Phạm Tiến Hồng đã kết luận hội nghị trong niềm hân hoan thân thiết. Sau cuộc họp mặt, bữa liên hoan kéo dài rất vui vẻ như gắn kết thêm mọi người trong tình đồng tộc, gia đình ấm áp.

Có một chi tiết thiết tưởng không thể không nói đến, đó là sự đóng góp tài chính rất tự nguyện, nhiệt tình và có hiệu quả của các doanh nhân trên địa bàn TP Hạ Long để tạo điều kiện cho mọi hoạt động của dòng họ, trong đó phải kể đến ông Phạm Hoàng Dương, bà Phạm Thị Yên và nhiều vị khác….

Một số hình ảnh hoạt động của hội nghị :

 Biểu diễn văn nghệ chào mừng Cuộc họp mặt

Quang cảnh hội trường cuộc họp mặt

Ông Phạm Tién Hồng, Trưởng Ban, đọc báo cáo hoạt động của 
BLL Họ Phạm TP Hạ Long từ khi thành lập (tháng 7.2010) đến nay.

 Bà Phạm Thị Thúy Lan, UV Thường tực BLL Họ Phạm VN phát biểu tròn cuộc họp mặt

 Lien hoan sau cuộc họp măt!

 BLL Họ Phạm TP Hạ Long trong bữa liên hoan sau cuộc họp măt!

Bài và ảnh: Phạm Văn Hồng
0912305918
»»  Đọc tiếp

24 tháng 1, 2011

Tìm người nhà

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 1 24, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

TÌM NGƯỜI NHÀ

BBT: Chúng tôi nhận được khá nhiều các tin nhắn về "vấn tổ tầm tông" và tìm người nhà. Lần này chúng tôi xin đăng một tin của cụ Phạm Thị Kiến ở Hưng yên tìm bố và bác. Sau này chúng tôi sẽ  tiếp tục đăng những tin đó mong bà con cô bác dòng họ giúp đỡ các thân chủ.

Tôi Phạm Thị Kiến, năm nay 86 tuổi muốn tìm Bác là Phạm Văn Luyến và Bố là Phạm Văn Tuệ, quê ở thôn Từ Hồ -Tổng Hoà Bình -Huyện Yên Mỹ -Tỉnh Hưng Yên, nay là thôn Từ Hồ -Xã Yên Phú -Huyện Yên Mỹ -Tỉnh Hưng Yên.
Vào khoảng những năm 1925-1929 (năm đó tôi 3 tuổi), tôi có Bác ruột là Phạm Văn Luyến đi Đồn Điền Cao Su ở phía Nam (là các Đồn Điền Phú Riềng, Biên Hoà nay thuộc địa phận tỉnh Bình Phước hoặc Đồn Điền ở Vũng Tàu), không thấy về.
Chờ thời gian 1 năm sau bố tôi là Phạm Văn Tuệ thương anh đi vào tìm bác tôi.
Ba, bốn 4 năm sau bố tôi vẫn gửi thư về cho mẹ tôi là Hoàng Thị Điều, Nhưng từ những năm sau đó là mất liên lạc hẳn.
Nay ai biết địa chỉ của bố tôi và bác tôi (hoặc con cháu của 2 ông) xin báo cho tôi theo địa chỉ: Cụ Phạm Thị Kiến, thôn Từ Hồ -Xã Yên Phú -Huyện Yên Mỹ -Tỉnh Hưng Yên.
ĐT:0978326130 hoặc Email:minhthu.tk5@gmail.com
Tôi xin chân thành cảm ơn trước.
»»  Đọc tiếp

Giấy mời của HĐGT họ Phạm Đông Ngạc

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 1 24, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

GIẤY MỜI CỦA HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ PHẠM ĐÔNG NGẠC


Trân trong Kính mời con cháu dòng họ và quý khách
tới dự Lễ giỗ Tổ họ Phạm Đông Ngạc
Thời gian: 8h00 ngày 06/2/2011 (tức ngày 04 tháng Giêng năm Tân Mão)
Địa điểm: Xóm 2, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Rất hân hạnh được đón tiếp


Thay mặt Hội đồng gia tộc họ Phạm Đông Ngạc
Trưởng Ban đại diện
PHẠM GIA QUÝ (đã ký)


CHƯƠNG TRÌNH LỄ GIỖ TỔ HỌ PHẠM ĐÔNG NGẠC
Sáng ngày mùng 4 tháng Giêng năm Tân Mão (tức 06/02/2011)
- 7h00 - 8h00: Đón khách
- 8h00 - 8h30: Văn nghệ chào mừng
- 8h30 - 9h00: Lễ dâng hương tại khu mộ Tổ
- 9h00 - 10h30: Báo cáo hoạt động năm 2010 của dòng họ, các Đại biểu phát biểu
- 10h30 - 11h00: Liên hoan, giao lưu dòng họ
»»  Đọc tiếp

21 tháng 1, 2011

Hoạt động của họ Phạm Đông Đồ

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 1 21, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

HOẠT ĐỘNG CỦA HĐGT HỌ PHẠM ĐÔNG ĐỒ
5 NĂM (2005-2010)

1. TỔNG QUAN DÒNG HỌ

 Về dòng tộc
Cụ Thủy tổ Chân Tình công từ Phi Ngốc (La Sơn, Thanh Hóa ?) ra lập nghiệp tại Ấp Vệ, xã Đông Đồ khoảng giữa thế kỷ 15. Cụ mất năm 1530.
- Từ đời thứ 4 phân ra thành 8 chi. Hiện nay có 5 chi: Giáp, Ất, Binh, Đinh, Mậu ở tại Nam Hồng (huyện Đông Anh), chi Canh chuyển ra ở Tiền Phong và Đại Thịnh (huyện Mê Linh) và Gián Quất (Bắc Giang), còn 2 chi: Kỷ và Tân hiện nay không biết ở đâu.
- Nay dòng họ đã phát triển đến đời thứ 19, có hơn 1300 đinh: chi Giáp - 260 đinh, chi Ất hơn 280 đinh, chi Bính hơn 130 đinh, chi Đinh hơn 40 đinh, chi Mậu hơn 130 đinh, chi Canh  400 đinh. (Còn một số hộ sống phân tán chưa liên kết được với họ, có thể tổng số đinh của họ tới gần 2000 suất).

 Vài nét khái quát về truyền thống
- Trong học hành: Con cháu mọi chi, mọi đời đều có tinh thần hiếu học, tiêu biểu xưa có cụ Phạm Tuyến (đời thứ 11) đỗ Phó bảng (được ghi danh ở Văn Miếu Bắc Ninh), được phong chức Ngự sử triều đình Huế (?). Nay có ông Phạm Thế Chiến (đời thứ 15 thuộc chi Mậu) có học vị Tiến sĩ và hàng trăm người có bằng thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân và tương đương.
- Trong 2 cuộc kháng chiến, dòng họ có hàng trăm con em tình nguyện nhập ngũ, có hàng chục người được phong hàm cấp tá: như Đại tá Phạm Lý ở Yên Dũng (Bắc Giang) là Viện trưởng Viện Lý luận quân sự, hay Đại tá Phạm Tuất Viện Kỹ thuật quân sự… Cụ Phạm Kết nguyên là xã đội trường 19 năm liền, chỉ huy đội dân quân của xã Nam Hồng anh hùng nổi tiếng của Quân khu Thủ đô. Họ có 32 người con đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng Tổ quốc…
- Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, mọi thế hệ con cháu luôn kề vai sát cánh cùng trăm họ. Nhiều người giữ những trọng trách ở địa phương như cụ Phạm Dẫn 17 năm làm Bí thư Huyện ủy Đông Anh, từng là Thành ủy viên, Đại biểu Quốc Hội; cụ Phạm Giáp từng là Phó Bí thư, Chủ tịch huyện Đông Anh; hay cụ Phạm Tuần là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của xã ta; các cụ Phạm Hải Vân, Phạm Phu, Phạm Xuân Vanh từng làm bí thư Đảng ủy xã; cụ Phạm Tuần, Phạm Xuân Vanh từng làm Chủ tịch UBND xã Nam Hồng…

2- PHÁT TRIỂN, KHUYẾN HỌC, THĂM VIẾNG
- 5 năm qua họ ta phát triển thêm 56 đinh, nhưng cũng đã mất 63 con trai, con dâu…
- Toàn họ và các chi đều có quỹ khuyến học, hàng năm biểu dương và phát thưởng cho các cháu học giỏi đỗ đạt ở mọi cấp.
- Duy trì tốt truyền thống thăm hỏi người già, ốm đau, gặp hoàn cảnh khó khăn hay lễ viềng khi có người quy tiên; góp vui khi các gia đình có tin hỷ: cưới hỏi, tân gia…

3- XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT
- Đã sửa mái, đảo ngói nhà thờ Tổ họ (cả 2 nhà).
- Rất nhiều con cháu đã cung tiến vật tư, tiền bạc, công sức cho sửa sang nhà thờ và cung tiến nhiều đồ cúng tế: bộ khảm 2 tượng Đức Thủy tổ an tọa, kiệu, giá lọng, cửa võng, án gian, trống, chiêng, câu đối, lộc bình…
- Hội đồng Gia tộc chân thành cảm ơn các gia đình, con cháu có tinh thần xây dựng và đã cung tiến, góp phần tu tạo Từ đường được khang trang như hôm nay và kêu gọi mọi người (trai gái, dâu rể, cháu chắt nội ngoại) tiếp tục cung tiến để tu tạo chỉnh trang từ đường ngay càng khang trang hơn…

4- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐÔNG VIỆC HỌ 5 NĂM TỚI
- Xây cổng nhà thờ;
- Mồng một, ngày rằm, ngày tết Nguyên đán con cháu có thể đến Nhà thờ dâng hương lễ Tổ. Các gia đình mới sinh cháu trai đến báo cho HĐ Gia tộc vào sổ đinh của họ.
- Khi có các cụ, ông bà là con trai và dâu họ quy tiên, HĐ Gia tộc, Chi tộc cử người đến lễ viếng chu đáo.
- Các chi, cành cần tổ chức phổ biến và đôn đốc thực hiện nghiêm Tộc ước.
- HĐ Gia tộc nắm bắt chủ trương hoạt động của BLL Họ Phạm VN, BLL TP Hà Nội, Huyện Đông Anh để tổ chức thực hiện, tham gia, giao lưu, kết nối phát triển dòng họ….

5- KỶ NIỆM 480 NĂM NGÀY MẤT CỤ THỦY TÔ PHẠM CHÂN CONG. Ngày 14 tháng 11 năm Canh Dần (19.12.2010), theo định kỳ 5 năm, Hội đồng Gia tộc đã tổ chức trọng thể lễ Giỗ thứ 480 cụ Thủy Tổ Phạm Chân Tình công (1530 -2010) tại Nhà thờ đại tông của họ. Con cháu, kể cả con gái, con rể, cháu chắt bên ngoại về dự Giỗ Tổ rất đông, tới hơn ba trăm người. Đặc biệt, năm nay còn có nhiều khách quý về dự lễ Giỗ với con cháu trong họ:
- Các vị trong Thường trực Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam: ThS Phạm Đình Điểu, P.Tổng Thư ký BLL Họ Phạm VN; CVCC Phạm Nghị, Trưởng ban Lễ tân BLL Họ Phạm Việt Nam; Nhà báo Phạm Thị Thúy Lan, Tổng Biên tập Bản tin nội tộc Thông tin Họ Phạm Việt Nam; TS Phạm Vũ Câu, P.Chủ nhiệm kiêm Tỏng thư ký CLB doanh nhân họ Phạm VN)
- TS Phạm Vũ Quất, Trưởng BLL Họ Phạm Tp Hà Nội.
- Ban LL Họ Phạm huyện Đông Anh, đại diện Hội đồng Gia tộc các dòng họ Phạm trong huyện, trong xã.
Trước chính lễ, toàn thể con cháu trong họ và quan khách đã ra làm lễ viếng Mộ Tổ. Mở đầu buổi Lễ là phần Lễ tế Tổ theo nghi lễ cổ truyền trang trọng của toàn họ, sau đến từng chi trong họ và các vị quan khách vào làm lễ dâng hương trước bàn thở Tổ.

Trong phần nghị sự,. Ông Phạm Đức Chính - Chủ tịch HĐGT- đọc báo cáo tổng kêt 5 năm hoạt động của họ và HĐGT, trình bày phương hướng hoạt động của họ trong 5 năm tới (2011-2015). Ông Phạm Văn Chiêu – Phó Chủ tịch HĐGT- ôn lại quá trình phát triển và truyền thống của dòng họ 550 năm qua, tóm tắt về cuộc họp mặt đại biểu Họ Phạm VN lần thứ 13 tại Tp Ninh Bình, ngày 29-8-2010 để bà con tron g tộc họ không có điều kiện đi dự nắm được. Ông Phạm Đình Điểu thay mặt Ban LL họ Phạm VN đã phát biểu hoan nghênh và ghi nhận những cố gắng hoạt động việc họ của họ Phạm Đông Đồ, nêu truyền thống của con dân Họ Phạm Viết Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, chúc cho dòng họ Phạm Đông Đồ ngày càng phát triển.

Tại lễ Giỗ Tổ năm nay, bản Tộc ước (hay Quy định về tổ chức và hoạt động việc họ) của dòng Họ Phạm Đông Đồ đã được ban hành để toàn họ chính thức thực hiện từ đầu năm 2011.
Đúng là

        Nhờ lộc Tổ đường ta ân đức
        Con con cháu cháu rất đề huề
       Văn quan võ tướng đều có cả
       Tình người ngời sáng tựa sao khuê.

Chủ tịch HĐGT
Phạm Đức Chính
(Phạm Thế Chiến ghi)

Sau đây là một số hình ânhr minh họa:





»»  Đọc tiếp

20 tháng 1, 2011

Thánh Mẫu Phạm Thị

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 1 20, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Thánh mẫu Phạm Thị
Với quê hương Dương Lôi-Đình Sấm

Mẫu Minh Đức Thái Hậu, sử sách đều ghi là bà Phạm Thị, tên đầy đủ là Phạm Thị Ngà, là người ấp Long Châu, hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là thôn Dương Lôi, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tương truyền, từ xa xưa ở đầu đông hương Diên Uẩn, tả ngạn bờ Tiêu Tương, có một ngôi chùa cổ kính là Kẻ Gia Châu, còn gọi là Minh Châu. Ngôi chùa này nằm liền kề đường cái Quan - đường từ chùa Tiêu cắt đường cái Sứ, đi chùa Phật Tích, chùa Kiến Sơ, vượt sông Đuống sang chùa Dâu. Vào đầu những năm 70 của thế kỉ thứ X, mẹ con bà Phạm Thị dựng một túp lều, cạnh chùa Minh Châu làm nơi ở và bán nước. Các thiền sư như Lý Vạn Hạnh, Lý Khánh Văn…trên đường đi truyền giảng Phật pháp, thường lui vào quán của mẹ con bà uống nước. Được đón tiếp niềm nở, ân cần, lại thấy mẹ con bà chủ quán là người hiếu đức, thông minh, chân thành, phúc hậu và xinh đẹp, các thiền sư đã làm lễ đặt mộ phần cụ Tổ ba đời cho bà Phạm Thị, để sau này tổ tiên phát tích, con cháu tất có người sẽ được nối ngôi Thiên tử. Từ đó bà Phạm Thị chính thức “ăn mày” cửa Phật. Bà được nhận vào làm thủ hộ ở chùa Minh Châu, sau đó lại lên chùa Tiêu, công việc chính là “Ngày ngày xách nước tưới rau, giữ vườn”.

Giữa chốn thiền môn chay tịnh, huyền bí và linh thiêng, “bỗng dưng” bà Phạm Thị có thai với… thần nhân, sư trụ trì chùa là Vạn Hạnh “đuổi” bà ra khỏi chùa vì sợ mang tiếng (!). Bà phải lang thang đi hành khất, đi đến một ngôi chùa ở rừng Báng thì đau bụng dữ dội, bà đành quay lại quê hương tìm chốn nương thân. Và, vào đêm 12 tháng Hai năm Giáp Tuất (08/03/974), giữa lúc trời mưa to, gió lớn, sấm chớp đì đùng, tại ngôi quán nhỏ ở đầu đông hương Diên Uẩn, Mẫu trở dạ, sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú, tay dài quá đầu gối, hai bàn chân mang mạng đế vương. Ngày nay phương ngôn xứ Bắc còn truyền lại câu: “Đẻ Đường Sau/ Đau chùa Dặn” là có ý như vậy

Cổng tam quan đền Lý Triều Thánh Mẫu

Thời ấy không chồng mà chửa, không thể tránh khỏi những lễ giáo phong kiến nghiệt ngã, những hủ tục hà khắc. Bà Phạm Thị phải trải qua trăm đắng, nghìn cay, muôn phần tủi cực, một mình nhẫn nhục, tần tảo rau cháo nuôi con. Khi cậu bé lên ba tuổi “miệng ăn chân chạy”, bà ẵm con sang nương nhờ chùa Cổ Pháp, sư trụ trì chùa là Lý Khánh Văn nhận cậu bé làm con nuôi, ông đặt tên cho con là Lý Công Uẩn. Người mẹ nón mê, chân đất vĩnh biệt đứa con thân yêu, trở về nhà, bà đi đến rừng Miễu, sức tàn, lực kiệt, ngã gục bên đường. Nơi Người nằm xuống, mối đùn lên thành đống, như núi. Hôm ấy là ngày mồng bảy tháng Giêng năm 977 (tính theo âm lịch). Dân gian vẫn gọi “đống mối” ấy là mộ Tổ (mộ Tổ Miễu Đình), đây chính là lăng Thái Hậu. Dân làng Dương Lôi lấy ngày mồng bảy tháng Giêng làm ngày giỗ Mẫu, cũng là ngày mở hội chùa Tra Lư (chùa Sấm).

Lại nói thiền sư Khánh Văn, nuôi dạy Lý Công Uẩn đến năm lên bảy thì đem con lên chùa Tiêu (Thiên Tâm tự), cho tu học thầy Vạn Hạnh. Tại đây sư Vạn Hạnh đã mang hết tài năng, tâm huyết, trí tuệ truyền giảng Phật pháp, vũ công, văn trị cho Lý Công Uẩn. Để 28 năm sau, vào ngày mồng 2 tháng Một năm Kỷ Dậu (tức ngày 21-11-1009), học trò cưng của ông khi ấy đang là tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, được phò tá lên ngôi thiên tử. Đó là đức Lý Thái Tổ - Công Uẩn - vị vua đầu triều nhà Lý.

Đền Lý Triều Thánh mẫu – Thái miếu nhà Lý ở Dương Lôi

Nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục, mùa xuân năm 1010 vua Lý Thái Tổ về quê xây đền Lý Triều Thánh Mẫu thờ mẹ là Minh Đức Thái hậu (tức bà Phạm Thị). Ngôi đền toạ lạc ở phía đông làng Dương Lôi, cạnh khu Sơn lăng cấm địa (rừng Miễu). Sử xưa đều chép: “Mùa xuân, tháng 2, năm Canh Tuất, xa giá nhà vua về châu Cổ Pháp, yết lăng Thái hậu, ban tiền và lụa cho các kì lão, xuất tiền kho hai vạn quan, xây 8 sở chùa ở phủ Thiên Đức. Lại sai các quan đo đất lập Sơn lăng”

Mùa xuân, tháng Giêng, năm Kỷ Mùi (năm 1019), vua Lý Thái Tổ cho tôn tạo, nâng cấp ngôi đền thành Thái miếu. Đền - Thái miếu có kiến trúc “Nội vương ngoại quốc”, Được xây làm ba cấp: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ: cổng tam quan, nhà bia, dải vũ, văn chỉ…. Bên ngoài toà tam quan có hai gò đất cao, hình vuông, mỗi cạnh trên 10m, dân làng vẫn gọi đấy là hai miếng ấn. Khuôn viên đền rộng 4 mẫu 2 sào Bắc bộ. Bao quanh đền là tường thành bằng đất, giữa thế kỉ XX người dân còn trồng cây trên mặt thành. Mặt tiền ngôi đền hướng tây bắc: giáp đường cái Quan (đoạn đường này có hai bia đá, đều ghi chữ “Hạ mã” gắn ở hai đầu đường); tiếp đến giáp rừng Hoa Lâm, Du Lâm, cách hai dặm là chùa Tiêu. Phía nam ngôi đền: cách ba dặm là đền Phù Đổng, chùa Kiến Sơ. Phía đông: có núi Nguyệt Hằng, Đại Sơn, chùa Phật Tích. Phía tây: cách 1 dặm là chùa Cổ Pháp, đền Đô.

Như vậy đền Lý Triều Thánh Mẫu ở vị trí trung tâm các quần thể di tích lịch sử văn hoá vùng Kinh Bắc.
Đáng tiếc, năm 1952, thực dân pháp đã phá đền Lý Triều Thánh Mẫu để lấy gạch xây bốt Từ Sơn
Ở Dương Lôi Thánh Mẫu Phạm Thị được tôn vinh là Thành Hoàng làng. Chúc văn, tế ở đình làng, ghi rõ bà là: “Tuyên bảo Thái hậu đương cảnh Thành Hoàng”. Dân làng từ ngàn xưa vẫn phụng thờ Thánh Mẫu cùng với tám vua nhà Lý ở đình và ở đền. Riêng ngoài đền ( Thái miếu) còn là nơi thờ cúng tôn thất, dòng tộc đức vua Lý Thái Tổ.

Nhân dân Dương Lôi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý hiếm, đó là: chuông đồng, bia đá, 8 ngai thờ cổ, bài vị, câu đối, đồ thờ tự, văn tế, trống tế, nghi thức lễ hội… việc thờ cúng nhà Lý ở dương lôi còn có 9 đạo sắc phong làm cơ sở pháp lí. Lời sắc phong ghi rõ: “Giao cho dân làng Dương Lôi tòng tiền phụng sự Lý triều hoàng đế bát vị Miếu”

Đặc biệt cây bia Thiên đài Thạch trụ nằm trước sân đền Lý Triều Thánh Mẫu, dựng ngày lành, tháng 8 năm 1705 (năm sửa đền),mặt chữ Thạch có ghi: “Miếu đường xã Dương lôi là nơi danh lam cổ tích, phụng thờ Lý triều Thiên thánh hết sức linh thiêng…

Cổ tích Lý triều Thiên thánh chính là Dương Lôi đất báu tối thiêng. Dân có cầu tất ứng nghiệm ngay. Phúc có xin ắt cảm thông liền. Thánh gia ân xã tắc thái bình. Thần ban phúc người vật yên vui”
Khí thiêng trời đất đã hun đúc mạch đất Cổ Pháp, Bắc Giang- địa linh nhân kiệt, để miền quê này nhào luyện, kết tinh nên một người con gái họ Phạm nền nã, đoan trang, tên tuổi người đã đi vào thiên niên sử. Đó là Thánh mẫu Phạm Thị, mẹ đã sinh thành và dưỡng dục cho dân tộc Việt Nam một thiên tài trị quốc: vua Lý Thái Tổ - một bậc minh vương, một võ tướng thông kim, bác cổ, giàu lòng nhân ái. Người đã khai sinh ra vương triều Lý với tám đời vua, sáng lập Kinh đô Thăng Long, dựng nền văn minh Đại Việt, thịnh trị đất nước 216 năm, triều Lý đã viết nên trang sử vàng “Dẹp Bắc, bình Nam, trấn an bốn cõi”, làm rạng danh non sông, đất nước.

Cụm di tích lịch sử đậm đặc và sắc nét ở Dương Lôi gắn bó mật thiết, hữu cơ với lịch sử cội nguồn vương triều Lý. Hiện nay ở nơi đây còn lại 7 di tích lịch sử chính:

1- Tên làng: Dương Lôi, do vua Lý Thái Tổ đặt tên vào mùa xuân năm 1010, để kỉ niệm tiếng Sấm sinh vua mà sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư đã ghi. Dân gian vẫn thường gọi làng Dương Lôi là làng Đình Sấm, cái tên “Dương Lôi” chỉ dùng trong các văn tự hành chính(!). Cuối năm 2008, làng Dương Lôi lên…phố, gọi là khu phố Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

2- Cầu Đường: xây trên nền quán bán nước của mẹ con bà phạm thị. Cầu Đường rộng 4 sào 2 thước Bắc bộ là Ảnh đường thờ mảnh đất thiêng nơi sinh ra vua Lý Công Uẩn, Câù Đường nay chỉ còn là… phế tích (!)
3- Chùa Tra Lư (tức chùa Kẻ Gia Châu, chùa Minh Châu, chùa Sấm): do vua Lý Thái Tổ xây dựng năm 1010 , là nơi thờ Phật và thờ bà Phạm Thị. Chùa đã được cấp bằng DTLSVH cấp quốc gia năm 1993

4- Chùa Càn Nguyên: do vua Lý Thái Tổ xây dựng năm 1010, trùng tên với điện Càn Nguyên ở Kinh đô Thăng Long. Chùa bị phá huỷ năm 1962. Đáng mừng là mùa xuân năm 2010, sau 1000 năm, ngôi chùa này lại được dân làng Dương Lôi và khách thập phương, từng bước trùng tu, xây dựng

5- Đình làng (Dương Lôi điện): thờ Thánh Mẫu Phạm Thị và 8 vua nhà Lý, đình đã được cấp bằng DTLSVH, cấp quốc gia năm 1993. Toà đại đình bị phá huỷ năm 1961, hiên nay đình Dương Lôi chỉ còn lại 3 gian hậu cung và 2 gian dải muống

6- Đền Lý Triều Thánh Mẫu – Thái Miếu: do vua Lý Thái Tổ hoạch định và xây dựng, nơi đây thờ tám vị vua, Thánh Mẫu Phạm Thị, cùng tôn thất Nhà Lý. Đền được cấp bằng DTLSVH quốc gia năm 2009

7- Khu Sơn lăng Cấm địa: do vua Lý Thái Tổ hoạch định và xây dựng năm 1010, rộng 24 mẫu Bắc bộ, là nơi chôn cất 8 vị vua cùng tôn thất nhà Lý. Di tích này hiện nay chỉ còn là phế tích (!)

Ngoài ra ở Dương Lôi còn một số di tích tồn tại tới năm 1962 thì bị phá huỷ hoàn toàn:
- Đền Đức Chúa toạ lạc trên địa bàn xóm Tiến Lộc, thờ người sáng lập ra hương Diên Uẩn.
- Nghè: toạ lạc ven bờ tả ngạn sông Tiêu Tương, là nơi thờ Đức Thánh Tam Giang.
- Cây Gạo Đại thụ do thiền sư La Quý An trồng năm 936, cạnh chùa Minh Châu (Tra Lư), cây gạo này bị hoả hoạn, chết năm 1981.
- Cầu Làng: toạ lạc trên địa bàn xóm Tiến Tài, là nơi thờ Thánh và cũng là nơi hội họp của dân làng khi chưa có đình.
- Chuôm Mẫu: là nơi mẹ con bà Phạm Thị thường tắm giặt, chuôm này nằm cạnh cổng Đưa Đón, là lối duy nhất đi sang chùa Cổ Pháp.
- Cầu Lý, dân làng gọi chệch đi là Cầu Ly: cầu bằng đá xanh, nối đôi bờ Tiêu Tương, dân làng Diên Uẩn đi lễ chùa Minh Châu (Tra Lư) bằng cây cầu này, cầu bị phá huỷ vào năm 1968
Trên đây là những chứng tích vô cùng quan trọng để nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử cội nguồn vương triều Lý. Đáng tiếc, sau hàng ngàn năm lửa khói binh đao, gió mưa khắc nghiệt, sau những biến thiên thăng trầm của lịch sử, nhiều di tích đã bị hư hại nặng, nhiều di tích hiện nay không còn nữa.
Làm theo đạo nghĩa Uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng biết ơn về một người phụ nữ bình dị nhưng vô cùng vĩ đại của quê hương, đất nước, năm 1997 dân làng Dương Lôi và khách thập phương đã bỏ công, sức, tiền, của đồng tâm tu tạo lại đền Lý Triều Thánh Mẫu. Đó là tấm lòng thành kính, sâu nặng của lớp lớp con cháu của Người, kính dâng lên Thánh mẫu và các bậc Tiền nhân tôn kính:

       “Thánh Mẫu vượt trên mọi người
      Đức to hơn Đỗ Thái hậu nhà Tống
      Hạnh nhiều hơn bà Khương Nguyên nhà Chu
      Cháu con đời đời ngưỡng vọng thiện quả”

Lời văn tế trên của trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính, cách ngày nay 400 năm, ca ngợi công đức cao vời của Thánh mẫu Phạm Thị, đã nói hộ lòng ta những gì cần nói?!
Giờ đây trên quê hương Dương Lôi - đất Tổ vương triều Lý, các di tích lịch sử về cội nguồn đức vua Lý Thái Tổ, về Thánh mẫu Phạm Thị, do thời gian và những biến thiên lịch sử, đã ngày càng mai một và trở thành phế tích. Nhiều di tích như: Cầu Đường, Khu Sơn lăng Cấm địa, cầu Lý, cổng Đưa Đón…hiện đã bị xâm lấn, không còn nữa, tất cả, đã và đang bị rơi vào quên lãng?…
Thấy cảnh hoang tàn, hiu quạnh…nơi cội nguồn vương triều Lý lòng người không khỏi: nỗi niềm, xót xa, hối tiếc!?

Từ Sơn,
Mùa xuân 2008
Mùa đông năm 2010

Phạm Đăng Kiểm
»»  Đọc tiếp

17 tháng 1, 2011

Một người thầy họ Phạm tuyệt vời

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 1 17, 2011 bởi Phạm Đạo · 2 comments

Tiếc thương người thầy tuyệt vời

TT - Không phải chính khách cũng không phải người nổi tiếng, nhưng đám tang thầy Phạm Phú Quý, hiệu trưởng Trường tiểu học Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình, TP.HCM), đã gây xôn xao cả đoạn đường dài.

Rất đông giáo viên, cán bộ ngành giáo dục, học sinh và cả phụ huynh đến đưa tiễn người thầy “Hiền lắm, tốt lắm. Tất cả những gì tốt đẹp nhất thầy đều dành cho học sinh” (câu nói mà chúng tôi nghe được nhiều nhất từ những người dự đám tang).

                               Học sinh John và ba mẹ đến viếng thầy Quý 
                                          - Ảnh: Hoàng   Hương(ảnh bên phải)

“Buổi trưa 13-1, khi nhà trường thông báo thầy mất và gõ ba hồi trống tưởng nhớ, cả trường từ giáo viên đến học sinh, phụ huynh đều khóc. Ai ngờ người tốt như thầy lại mất sớm thế. Thầy mới 49 tuổi thôi mà. Cách đây mấy hôm thầy vẫn còn xoa đầu con trai tôi và nói: ốm quá, phải ăn nhiều vô” - bà Lệ Hằng, phụ huynh lớp 2/4, nghẹn ngào.
“Bữa đó thằng cu Nguyên nhà tôi khóc, lau nước mắt hết cả bịch khăn giấy. Rồi cứ nhất định đòi đưa tiễn thầy xuống tận Củ Chi” - bà Hằng kể thêm.
14g30 ngày 15-1, khi chiếc xe tang từ từ đỗ trước cổng Trường Cách Mạng Tháng Tám, hơn 300 phụ huynh, học sinh nhào ra đường, vỡ òa.
“Bây giờ nhiều trường rất ngại nhận học sinh ở các mái ấm, chứ thầy Quý thì nhận hết. Gia đình thầy phải đi ở nhà thuê nhưng thầy vẫn thường bỏ tiền túi mua sách vở tặng học sinh nghèo. Có bữa thầy phải ăn mì gói nhưng năm nào cũng dạy kèm môn toán cho học sinh lớp 5 trước khi kiểm tra học kỳ 2. Thầy dạy mà không lấy tiền của học sinh. Hội cha mẹ học sinh gửi thù lao thầy cũng không nhận. Sau giờ làm việc, thầy phải dạy thêm môn toán cho học sinh THCS đến 23g để có thêm tiền giúp đỡ gia đình” - ông Lê Hùng, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Cách Mạng Tháng Tám, kể.
“Thầy khó khăn thế mà khi biết một giáo viên bị mất xe thầy đã gửi ít tiền giúp đỡ. Thầy ơi, thầy tốt thế sao thầy lại ra đi...” - một giáo viên Trường Cách Mạng Tháng Tám nói trong tiếng nấc, cô xúc động đến mức không nói được tên mình...
Trước giờ động quan, mọi người đặc biệt chú ý đến một cậu bé người nước ngoài tên John, đi cùng bố mẹ đến thắp nhang cho thầy, nhưng thắp nhang xong cậu cứ nấn ná ở lại, không chịu bước ra ngoài. Được mẹ cho phép, cậu chạy đến ôm lấy quan tài thầy giáo.
Chị Princess Kennedy, mẹ bé John, vừa kể vừa ứa nước mắt: “Mình là người Mỹ gốc Việt, sau nhiều năm sống ở Mỹ, đến khi về Việt Nam thì John đã đến tuổi vào lớp 1. Muốn con mình phải được học tiếng mẹ đẻ nhưng gõ cửa trường công lập nào cũng từ chối với lý do John không biết tiếng Việt. Đến khi gặp thầy Quý, thầy bảo: “Không có vấn đề gì. Con nít phải được đến trường, bất kể quốc tịch nào”.
Anh Edward, chồng tôi, kể những lúc anh đến trường vào giờ ra chơi cũng thấy thầy nói chuyện hoặc chơi đùa rất thân thiện với học sinh. Từ bữa thầy mất, John rất buồn, cứ nhắc mãi mong muốn của mình “con muốn thầy sống lại để mỗi ngày đến trường được thầy ôm hôn”.
Chồng tôi bảo chưa bao giờ anh thấy một người thầy tuyệt vời như vậy, cứ sáng sáng đứng ngoài cổng trường đón và xoa đầu từng học sinh, giờ ra về thì đứng dưới cầu thang nhắc nhở các em không chạy kẻo bị ngã. Có bữa thầy còn đích thân cùng với thầy phụ trách Đội làm lá chắn cho học sinh qua đường an toàn”.

Thầy Phạm Phú Quý sinh ngày 30-10-1962, là hiệu trưởng Trường tiểu học Cách Mạng Tháng Tám (P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM). Thầy bị bệnh từ ngày 7-1, vì lo công việc cuối học kỳ 1 nên vẫn cố gắng đến trường.
Đến ngày 11-1 bệnh trở nặng, lúc 22g30 gia đình đưa thầy vào Bệnh viện Phú Thọ. Sáng 12-1 thầy được chuyển viện sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Do bệnh diễn biến quá nặng nên dù được tập thể y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hết sức cứu chữa nhưng thầy đã từ trần vào ngày 13-1.

Thầy Quý là một trong mười hiệu trưởng tiêu biểu của TP.HCM năm học 2009-2010 do Sở GD-ĐT TP bình chọn.

Hoàng Hương - Báo Tuổi trẻ ngày 17/01/2011
»»  Đọc tiếp

16 tháng 1, 2011

Một tấm lòng vàng

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 1 16, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

MỘT TẤM LÒNG VÀNG

Chưa bao giờ tôi mất nhiều thì giờ đến thế để viết một bài ngắn như thế này! Bời vì đối tượng mà tôi nói đến trong bài viết này cứ khẩn khoản: “Em xin chị, đừng đưa tin gì về em , đừng viết gì về em. Có đáng gì đâu, xưa kia gia đình em sống được là nhờ mọi người, ngày nay có miếng ăn rồi, em có làm được gì thì cũng chỉ là một chút lòng thành của em để trả ơn mọi người thôi mà”. Và tôi hỏi thế nào anh cũng không kể về mình! Nhưng chính vì thế, tôi càng muốn viết mặc dù bài viết này sẽ không có gì cụ thể cả.

Số là, ngày 11.12.2010 chúng tôi về quê anh (thôn Vụ Ngoại, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) để dự đám cưới của một trong những người con nuôi của anh (anh có nhiều con nuôi- xin đọc bài Một tấm lòng thơm thảo, tr. 67 THÔNG TIN HỌ PHẠM VIỆT NAM số 34, hoặc Website hophamvietnam.org ngày 22.10.2010). Về đến đầu xã, đã nghe bà con nói: “Các vị về ăn cưới nhà ông Việt à? cha con ông ấy vừa đi cứu trợ đồng bào bị bão lụt ở miền Trung về đấy” và nhiều chuyện xung quanh vụ việc đó. Qua câu chuyện của bà con và nhất là của ông Phạm Mạnh Tuấn, Ủy viên BLL dòng Họ Pham-Phạm Xá, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Yên Lộc, chúng tôi được biết rằng:

Anh Việt cùng với các con nuôi thuê xe ô tô tải mang theo gần 500 túi gạo, mỗi túi 10kg, cùng với 200 thùng mì tôm và rất nhiều quần áo lặn lội vào tận Nghệ An, Hà Tĩnh, Hương Khê, Quảng Trị, nơi bị lũ lụt tàn phá nặng nề nhất vừa qua, để cứu trợ bà con. Ngoài số hiện vật mang theo, anh còn tặng cho bà con tiền tương đương 400 suất gạo mỗi suất 10kg. Dân huyện Ý Yên – Nam Định không lạ gì hình ảnh này của anh Việt, mười năm qua anh đã hỗ trợ cho phong trào khuyến học của xã Yên Lộc và các xã lân cận tới hơn 200 triệu đồng, ở đâu có các cháu học sinh gặp khó khăn, các cháu có mảnh đời bất hạnh là người ta thấy anh Việt có măt. Nhưng với chúng tôi thì thật là lạ. Bởi vì anh Việt là một nông dân bình thường, không phải là doanh nhân, không có chức vụ mà tấm lòng thật là hào hiệp, cao cả. Con người nhỏ nhắn, hiền hậu, vui vẻ rất dễ gần gụi ấy sao mà giỏi giang và tốt bụng đến thế! Thật đáng thán phục!

Trong đám cưới con trai nuôi, thấy chúng tôi về dự anh rất vui, anh luôn mồm giới thiệu với mọi người: “Chị gái họ Phạm của tôi từ Trung ương về đấy” rồi ríu rít gọi anh, em, con cháu đến chào, trời ơi, sao mà đông con cháu thế, đủ mọi lứa tuổi, toàn con cháu nuôi! (con đẻ của Việt thì còn nhỏ tuổi hơn). Mà nuôi thật chứ không phải chỉ nhận đâu, và cho học hành tử tế, các cháu học rất tôt, có mấy cháu học đại học đã ra trường có công ăn việc làm! Nhà vui như hội!.

Anh Việt bảo: “Em sẽ tài trợ đủ cho chị cùng BLL tổ chức một buổi Lễ khuyến học ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám để biểu dương những con cháu họ ta có thành tích học thật xuất sắc, đặc biệt là con nhà nghèo mà vưon lên học giỏi. Em thất học nên vất vả, em không muốn thấy cháu nào bị thất học như em”. Việt còn nhắc đi nhắc lại: “Càng đông càng vui, càng nhiểu tỉnh càng tổt. Chị nhớ mời truyền hình để động viên các cháu. Em sẽ lên tận nơi để trao giải và học bổng”.

Tối qua tôi còn goi điện thoại về cho anh Viêt mong có thêm tư liệu về việc đi cứu trợ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung để hoàn thiện bài viết này, nhưng Việt vẫn một mực: “Có gì đáng nói đâu chị, một việc làm bình thường ấy mà! Chị đừng đưa em lên báo nhé”. Thế đấy! gần 5 tấn gao cộng với gần 80 triêu đồng cùng với bao nhiêu thư khác (mì tôm, quần áo) và các chi phí khác nữa, có lẽ phải tói gần 200 triêu đồng, mà Việt cứ nhẹ như không vây! Đúng là một tấm lòng vàng!

Thúy Lan

Anh Phạm Quốc Việt và tac giả trong buổi Lễ trao học bổng Trần Hưng Đạo 
ngày 26/9/2010 ở Yên Lộc. Ý Yên, Nam Định.
Trong Lễ cưới con anh Viêt. Anh Việt đứng thứ 3 bên phải sang.
»»  Đọc tiếp

Thư kêu gọi của Thường trực BLL

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 1 16, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
                                Website: www.hophamvietnam.org
       Hà Nội: 12 ngách  105/1 ngõ 105 đường Xuân La, Q.Tây Hồ, Hà Nội, ĐT: 04.37533380Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
       Tp Hồ Chí Minh:  Số 6 Phố Phan Bội Châu, P. Bến Thành, Quận.1,  ĐT: 08. 38292178


 


                                                                     Hà Nội ngày 16 / 01 / 2011

 THƯ KÊU GỌI XÂY DỰNG
QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM
                                                                   

          Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
            cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước

Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta.
Từ năm 2011, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam chủ trương đẩy mạnh các hoạt động tình nghĩa nói trên ở quy mô toàn quốc, song song với các hoạt động này ở các địa phương và trong các dòng họ. Cụ thể là xây dựng “Quỹ Tấm lòng vàng  họ Phạm Việt Nam”  gồm 2 phần là “Quỹ Khuyến học”“Quỹ Tình nghĩa”, huy động một số tiền nhằm mục đích:
1.Khen thưởng các cháu có bố mẹ họ Phạm đạt giải trong các kỳ thi quốc tế và toàn quốc về các môn học, kể cả các môn nghệ thuật, thể dục thể thao, các cháu thi đại học đỗ thủ khoa với số điểm cao, đồng thời cấp học bổng cho các cháu được nêu gương điển hình về khắc phục khó khăn, vươn lên học giỏi.
2. Trợ giúp một số gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt.
Hàng năm, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ tập hợp , xét duyệt danh sách và tổ chức Lễ trao phần thưởng, học bổng và tiền trợ giúp cho các đối tượng xứng đáng.
Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước hảo tâm đứng ra tài trợ hoặc đóng góp tiền của cho “Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam”, cụ thể là 2 quỹ: “Quỹ Khuyến học” và “Quỹ Tình nghĩa”. Nhà tài trợ có thể trực tiếp đến dự Lễ để trao phần thưởng, học bổng, tiền trợ giúp cho các đối tượng xứng đáng, những người khác có thể đóng góp tiền vào Quỹ, sau đó Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ trao cho các đối tượng được xét chọn. Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ trao “Bằng ghi công” và vinh danh những nhà tài trợ, những người đóng góp cho Quỹ trên mục “Những Tấm lòng vàng” của trang tin điện tử “hophamvietnam.org”.
 Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ thành lập Ban Quản lý ”Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam” để quản lý việc thu chi, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Mọi hoạt động của Quỹ đều tuân theo Quy chế chặt chẽ. Mọi khoản tài trợ, đóng góp có thể đưa trực tiếp hoặc gửi vào tài khoản “Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam”, chỉ rõ là “Quỹ Khuyến học” hoặc “Quỹ Tình nghĩa”. Người thay mặt Quỹ để đứng tên chủ tài khoán là:
Ông Phạm Đình Nhân, Phó trưởng Ban thường trực, Trưởng Ban Tài chính Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Tấm lòng vàng.
Địa chỉ: 110 ngõ 158 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Tel/fax: 04 37221708. Mobile: 0987552467, 01288045569. Email: phdinhnhan@gmail.com.
Tài khoản số: 0021000920452 Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam, 344 Bà Triệu, Hà Nội.
(BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, HANOI BRANCH SWIFT CODE: BFTVVNVX002)
Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp và bà con đã hảo tâm tài trợ, đóng góp cho “Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam” nhằm khuyến khích, bồi dưỡng, ươm trồng những tài năng vì tương lai con cháu Dòng họ chúng ta và trợ giúp bà con đồng tộc, thể hiện đạo lý tốt đẹp của Dân tộc ta.



Thay mặt Thường trực BLL HPVN
                                                Phó Trưởng Ban kiêm Tổng Thư ký
                                                             PHẠM VĂN DƯƠNG


                                                           
»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi