Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

30 tháng 5, 2009

Huyền Nữ Phạm Thị Trân - Tổ nghề hát Chèo

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 5 30, 2009 bởi PKDuong · 0 comments


Huyền nữ Phạm Thị Trân (925-976), người Hồng Châu, Hải Dương (có thể thuộc vùng đất thuộc huyện Ninh Giang bây giờ ?!) là người giỏi hát, múa và làm trò nổi tiếng trong đám hý phường thời Đinh. Bà là người phụ nữ nhan sắc, lại có tài múa hát, bà luôn giữ vai trò chủ chốt trong các nhóm, các đoàn đi múa hát và làm trò thời đó. Lời ca tiếng hát của bà được dân gian ca ngợi thành thơ:

    Múa hát như muốn hát bàn đào
    Hát giục mây bay, giục gió ào
    Tiếng hát kinh hồn quân bạc ác
    Lời than làm nhỏ lệ đồng bào


Khoảng niên hiệu Thái Bình (970-979), viên quan cai trị hạt Hồng Châu tiến cử bà lên triều đình. Bà được vua phong chức Ưu Bà, chuyên dạy múa hát, các trò biểu diễn trong quân ngũ. Bà dạy binh lính gảy đàn, đánh trống, múa hát…với những lời ca mang tinh thần thượng võ và yêu nước. Dần dần, bà đưa các bộ môn nghệ thuật đó lên sân khấu, diễn tả từng tích sinh hoạt gần gũi với nông dân, được quân lính yêu thích. Nghệ thuật hát chèo nảy sinh từ đó.

Ưu bà Phạm Thị Trân qua đời tương truyền vào ngày 12-8 năm Bính Tý (976). Sau khi bà mất được hậu thế suy tôn là Tổ nghề hát chèo.

Cũng từ đó đến nay, các phường hát chèo lấy ngày 12-8 Âm lịch hằng năm làm ngày giỗ Tổ nghề của mình.

Phạm Văn Chức

(Theo Nhân vật chí Hải Dương và wiki)
»»  Đọc tiếp

29 tháng 5, 2009

Thẩm Mỹ Viện Y Ngọc

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 5 29, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

+ Ý nghĩa của tên "Y Ngọc":

Ý niệm đầu tiên mà mỗi con người muốn vươn tới là sự tự hoàn thiện ngay nơi chính mình. Y ngọc hội đủ điều kiện để hổ trợ uớc mơ nọ, qua tinh thần Y bao gồm:Y lý, Y đạo, Y đức. Ngọc thể hiện tính hoàn thiện, toàn mỹ.

Y Ngọc mang đủ tinh thần trách nhiệm của một thầy thuốc phẫu thuật thẩm mỹ, sâu đậm nét nghệ thuật của một điêu khắc gia hoà quyện nhịp nhàng những sáng tạo nhiên mỹ, kết hợp nhuần nhuyễn kỹ thuật của đôi bàn tay dạn dày kinh nghiệm, để chỉ một lần: “Người mỉm môi cười, Người mang nỗi nhớ”.

Hãy đến với trung tâm thẩm mỹ Y Ngọc, bạn sẽ thấy mình ở trong một khung cảnh thoải mái với những trang thiết bị hiện đại và đặc biệt trong sự săn sóc của một đội ngũ y tế chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo.

Hãy đến với trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ Y Ngọc để tận hưởng những lợi ích tốt nhất mà ngành thẩm mỹ có thể đem đến cho bạn qua những gì mà khách hàng gọi là: "Kỹ thuật của Bác Sĩ Căn"

+ Tự giới thiệu:

Bác sỹ Phạm Văn Căn là một chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ trong hơn 16 năm qua và đã tham dự nhiều Hội Nghị Thế Giới để nắm bắt những tiến bộ mới nhất của ngành phẫu thuật thẩm mỹ nhằm phục vụ khách hàng với chất lượng cao. Kinh nghiệm có được qua hàng ngàn ca phẫu thật tạo hình kết hợp với cái nhìn thẩm mỹ làm cho Bác sỹ Căn có thể đem lại cho khách hàng kết quả tốt đẹp nhất trong việc hoàn thiện ngoại hình.
Sau nhiều năm nghiên cứu, Bác sỹ Căn đã phát triển những kỹ thuật mới đảm bảo cho khách hàng trông trẻ hơn nhiều so với tuổi. Đến với trung tâm thẩm mỹ Y Ngọc, bạn sẽ ở trong một khung cảnh thoải mái với những trang thiết bị hiện đại và đặc biệt trong sự săn sóc của đội ngũ y tế chuyên nghiệp, tận tình chu đáo. Trung tâm thẩm mỹ Y Ngọc sẽ đem lại những “giá trị nghệ thuật’’ tốt nhất trong ngành thẩm mỹ giúp khách hàng có được nét trẻ trung để bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc sống, đó chính là mục tiêu của Bác Sỹ Căn.

Ngoài những phẫu thuật thẩm mỹ thông thường như: cắt mắt, sửa mũi, nâng mũi, có kỹ thuật “mặc áo long bào’’ cho những trường hợp da mũi quá mỏng, ... mang lại nét trẻ trung, sống động hoàn toàn tự nhiên (da mũi không xuất hiện màu đỏ). Đặc biệt, GPTM Y Ngọc còn thực hiện phẫu thuật Nâng cung mày được xem như một “tác phẩm nghệ thuật“ trả lại nét tươi sáng cho đôi mắt thời son trẻ xóa đi nét mặt buồn bã, mệt mỏi và nhiều da thừa, nếp nhăn. Thay đổi vị trí và hình dáng đôi cung mày không phù hợp với tỉ lệ khuôn mặt, điều chỉnh khoảng cách quá xa hoặc quá gần giữa lông mày và mi mắt, xóa phần xâm cung mày không vừa ý, tạo cung mày hợp thời trang hơn, thanh tú hơn và không để lại sẹo. Ngoài ra, có một số trường hợp sa lông mày nhẹ, khu trú ở vùng giữa và vùng thái dương chúng tôi dùng thủ thuật nâng lông mày bên trong (qua đường cắt da thừa mí t rên) đem lại cho những ai lỡ có mí mắt bụp,sẽ đạt được đôi mắt hai mí rõ và to hơn. Cũng có thể kết hợp: nâng cung mày, căng da mặt,... cùng lúc một cách an toàn và hiệu quả. Những người trẻ tuổi mí mắt “bên đậu bên bay“, chỉ cần 1 đến 3 nút bấm, tức thì có được mí đôi hoàn toàn tự nhiên, cho phép đi làm và sinh hoạt bình thường ngay sau đó.

Thẩm Mỹ Viện Y NGỌC đã tạo được uy tín và niềm tin rất lớn đối với khách hàng . Niềm vui đó càng được nhân lên khi chính khách hàng tự bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn của mình đối với Thẩm mỹ viện Y Ngoc. Có những lá thư rất chân thành, mộc mạc là lời cảm ơn, nhiều khách hàng đã gởi tặng bác sĩ Căn câu nói rất chân thành:“Làm ở đây không đau, không sẹo và rất hài lòng“. Có nhiều tâm trạng diễn đạt khác nhau, mỗi người một cách nhưng tất cả đều muốn bày tỏ sự yêu mến, tin tưởng đối với những gì Thẩm mỹ viện Y Ngọc đã đem đến cho họ bằng chính tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời mà họ nhận được qua bàn tay BS Căn . Điều đặc biệt hơn nữa là không chỉ có khách hàng trong nước mà đa số khách hàng nước ngoài hoàn toàn tin tưởng vào “bàn tay vàng’’ của Bác Sĩ Căn. Họ luôn luôn sẵn sàng nhiệt tình giới thiệu đến bạn bè, bà con để thể hiện tình cảm sâu sắc đối với Thẩm Mỹ Viện Y NGỌC.

Xin hân hạnh được phục vụ quý khách.

Bác sĩ Phạm Văn Căn

----------------------------------------------------
Thẩm Mỹ Viện Y Ngọc 

Trụ sở: 06 PHAN BỘI CHÂU - CỬA ĐÔNG CHỢ BẾN THÀNH, Q 1, TP HCM

Điện thoại: 8 292 178 – 8 237 800 * Fax: (848) 823 5121

Email: yngoc@bacsican.com.vn

Website: bacsican.com.vn



»»  Đọc tiếp

26 tháng 5, 2009

Pham Kim Long - Rồng vàng trên đất gõ tiếng Việt

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 5 26, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments


 Giao diện phần mềm Unikey

Mỗi người khi soạn thảo một văn bản tiếng Việt đều phải sử dụng một bộ gõ tiếng Việt. Với sự phát triển nhanh về công nghệ thông tin, phần mềm về bộ gõ cũng là mảnh đất để trăm hoa đua nở. Và rồi "loạn mười hai sứ quân" xảy ra. Qua quá trình sử dụng, trên diễn đàn về CNTT đã hội tụ theo hướng thống nhất khẳng định sự ưu việt của bộ gõ Unikey. Ủy ban Quốc gia về chuẩn tiếng Việt Unicode của Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Thông tin & Truyền thông đều khuyến khích sử dụng phần mềm này trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Tác giả của phần mềm là Phạm Kim Long, chúng tôi gọi "hiệp sĩ" CNTT này là Rồng vàng trên đất "gõ tiếng Việt".

Anh học chuyên toán trường Hà Nội-Amsterdam rồi học lớp Tin A, K36 (1991-1996) ở Đại học Bách khoa Hà Nội với bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi. Từ năm 1997, anh làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Praha. Từ năm 2005-2007, anh phát triển phần mềm cho công ty Radiant Systems tại Praha. Đây là công ty của Mỹ, chuyên về phần mềm cho trạm bán xăng dầu. Tháng 10/2007, anh trở về Việt Nam. Rồi làm việc cho IBM Vietnam từ tháng 4/2008 ở vị trí là kiến trúc sư phần mềm (IT Software Architect).

Phạm Kim Long viết phần mềm về bộ gõ tiếng Việt ngay từ khi là sinh viên, bản sơ khai ấy là đã lập nên con đường cho việc phát triển bộ gõ tiếng Việt Unikey nhỏ gọn, tiện dụng như việc chuyển các bảng mã tiếng Việt rất thuận tiện.

Việc công bố mã nguồn mở, cho sử dụng miễn phí với mong muốn để người Việt Nam thuận lợi trong việc thể hiện chữ dân tộc trên máy tính. Trước hết anh đã khẳng định được tài năng, bản lĩnh của mình.  Đặc biệt là cái tâm đối với đại đa số người dùng máy tính. Điều khẳng định là việc cho sử dụng miễn phí của anh là không vì lợi, cũng không cầu danh. Bởi khi phần mềm có vị trí xứng đáng, anh vẫn tiếp tục phát triển phần mềm mặc dù rất bận rộn.

Quả là "chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài", chúng tôi mong muốn những người con họ Phạm vừa có tài vừa có tâm vì đất nước. Đồng thời cũng mong những người trẻ tuổi như anh Phạm Kim Long góp sức cho sự phát triển hoạt động của Ban liên lạc Họ Phạm Việt Nam, mà cụ thể là sự phát triển của trang web hopham.org - một bản tin điện tử của Ban liên lạc.

Tháp Bút

»»  Đọc tiếp

Đoàn họ Phạm Đài Bắc Đài Loan sang thăm Việt Nam

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 5 26, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

Nhân chuyến đi tham quan du lịch Việt Nam đoàn họ Phạm Đài Bắc, Đài Loan đã liên hệ trước với BLL họ Phạm Việt Nam muốn nhân chuyến du lịch này có cuộc tiếp xức với BLL họ Phạm Việt Namm và Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam.
Ngày 25/05/2009. Đoàn đã tới Hà Nội, cùng buổi sáng đó Đại diện BLL họ Phạm Việt Nam và CLB Doanh nhân họ Phạm Việt Nam đã gặp đoàn tại nhà hàng Thăng Long, Nghi Tàm Hà Nội.

Sau đó đến ngày 27/05/2009, Đoàn đã đến thăm đền thờ Thượng thủy tổ họ Phạm Việt Nam - Phạm Tu tại Thanh Liệt, Thah Trì Hà Nội. Toàn Đoàn đã làm lễ dâng hương và chụp ảnh lưu niệm tại sân đình. Ông Trưởng Đoàn Phạm Đức Văn đã công đức cho Ban quản lý đền 200 USD. Dẫn Đoàn đến thăm Đền có PGS.TS Phạm Đạo, TTK Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam và Th.S Phạm Đình Điểu, TTK Ban Chấp hành CLB Doanh nhân họ Phạm Việt Nam.

Sau đây là một số hình ảnh về Đoàn



Từ trái sang phải: Ông Phạm Thiện Căn, ông Phạm Đình Điểu, ông Phạm Đạo,ông Phạm Đức Văn(Chủ tịch Hội họ Phạm Đài Bắc), ông Phạm Dương Thịnh (Chủ tịch danh dự hội họ Phạm Đài Bắc)và ông Vũ Văn Hưởng




Từ trái sang phải: Ông Phạm Đình Điểu, ông Phạm Dương Thịnh, ông Phạm Đạo,
ông Phạm Đức Văn và một vị trong Đoàn



Cả Đoàn chụp ảnh trước đền thờ Phạm Tu
»»  Đọc tiếp

19 tháng 5, 2009

Tin buồn

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 5 19, 2009 bởi Unknown · 0 comments

Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin đến bà con họ Phạm trên toàn quốc: Cụ Phạm Trọng Tạo (Bí danh Đặng Toàn). Sinh năm 1926 tại Hải Phòng, nguyên Chủ tịch UBND Tp. Hải Phòng, Nguyên Ủy viên Thường trực Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Đã từ trần hồi 1h10 ngày 17/05/2009. An Táng tại Nghĩa trang Tp. Hồ Chí Minh.

Chúng tôi xin gửi đến gia đình cụ lời chia buồn thống thiết nhất

Hà Nội, ngày 19/05/2009
TM Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam
Tổng thư ký: PGS.TS.  Phạm Đạo

Tin thêm: Tới dự lễ tang cụ Phạm Trọng Tạo có ông Phạm Văn Căn, Ủy viên Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam, Trưởng BLL họ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh và ông Phạm Đức Thưởng cố vấn BLL họ Phạm TP. Hồ Chính Minh (xem ảnh)


»»  Đọc tiếp

17 tháng 5, 2009

Tin vắn về cuộc họp Thường trực mở rộng BLL họ Phạm Việt Nam

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 5 17, 2009 bởi Unknown · 0 comments

Sáng 17/05/2009 tại Hà Nội BLL họ Phạm Việt Nam đã có phiên họp Thường trực mở rộng để bàn về một số công việc trước mắt. Cuộc họp đã tham gia ý kiến cho Bản dự thảo "Qui chế Tổ chức và hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam". Hội nghị đã đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho Bản dự thảo. Giao cho Ban Thư ký chỉnh sửa lại để thông qua tại cuộc họp Toàn thể BLL vào tháng Bẩy tới.


Cuộc họp còn bàn về việc đón Đoàn họ Phạm Đài Bắc sang Việt Nam qua con đường Du lich có nguyện vọng thăm xã giao BLL họ Phạm Việt Nam và giao lưu với Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam
Hội nghị cũng đã thông qua "Nguyên tắc" kiện toàn nhân sự Ban liên lạc" và phương hướng củng cố BLL họ Phạm TP. Hà Nội

Sau đây là một số hình ảnh về cuộc họp



»»  Đọc tiếp

16 tháng 5, 2009

Công Ty Cổ Phần Thanh Bình

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 5 16, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

Xuất thân trong gia đình có truyền thống chăn nuôi heo kinh nghiệm, nên ông Phạm Đức Bình (chủ tịch hội đồng quản trị công ty hiện nay) đã đam mê và theo đuổi nghề nghiệp của cha mẹ. trong thời gian khó khăn cơ chế bao cấp nhưng trại nhà không dưới 100 con heo.

Khi từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường mở cửa (1986) ông mạnh dạn mở thêm cửa hàng xay sát – bán nguyên liệu thức ăn cho người chăn nuôi, đến năm 1990 thì cơ sở chăn nuôi chế biến thức ăn gia súc ra đời, hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu phố 3 Phường Long Bình Thành Phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.

Để đảm bảo bảo sản lựơng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một tăng. Năm 1995 cơ sở mạnh dạn đầu tư mới và hình thành Công ty chế biến thức ăn gia súc Thanh Bình(TNHH) đóng trên địa bàn khu phố 08 phường Long Bình TP Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai.

-------------------------------------------------------
Công Ty Cổ Phần Thanh Bình:

Trụ sở: khu phố 08, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

ĐT: (84) 61 3210704 ; * Fax: (84) 61 3988345

Email: thanhbinh2@hcm.vnn.vn

Website: thanhbinhdn.com.vn
»»  Đọc tiếp

11 tháng 5, 2009

Kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 BS. Phạm Ngọc Thạch

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 5 11, 2009 bởi Unknown · 0 comments

PHẠM NGỌC THẠCH
Người trí thức kiệt xuất của dòng họ, của dân tộc

Sáng 7-5, tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM, Sở Y tế TPHCM cùng Hội Truyền thống Phạm Ngọc Thạch đã làm lễ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của cố Bộ trưởng Bộ Y tế - Anh hùng Lao động Phạm Ngọc Thạch. Đến dự có khoảng trên một trăm dại biểu trong đó có:Đại diện Bộ Y Tế - Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu; Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh; Bà mẹ Việ Nam anh hùng Bùi Thị Mè; một số cựu Bộ, Thứ Trưởng Bộ Y tế; Giáo sư .viện sĩ Dương Quang Trung- Chủ tịch “Hội truyền thống Phạm Ngọc Thạch”; Đại diện trường Y học dân tộc Phạm Ngọc Thạch tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Bệnh viện Phạm Nọc Thạch; đông đảo đồng sự; bà con thân thuộc và gia đình. Đại diện Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam do BS Phạm Văn Căn Ủy viên Thường Trực Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam, Trưởng Ban liên lạc họ Phạm TP. Hồ Chí Minh đã tới dự



Tại buổi lễ, để tưởng nhớ Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người đã có những đóng góp to lớn cho ngành y tế Việt Nam, tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã trao Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch lần thứ 1 tặng 7 cán bộ y tế đã có những thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực trong công tác phòng chống lao phổi.


Sáng cùng ngày, Bộ Y tế đã cắt băng khánh thành Tượng đài bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt tại khuôn viên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Bức tượng bán thân bằng đồng cao khoảng 2 m.



Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh 7/5/1909 tại Phan Thiết trong một dòng họ có danh tiếng. Sau 4 năm học Đại học Y Hà Nội, ông sang học tiếp Y khoa ở Pháp. Năm 1934, ông tốt nghiệp đại học và mở phòng mạch tư chữa bệnh lao lúc bấy giờ còn khá hiếm ở Sài Gòn. Năm 1936, ông trở thành hội viên duy nhất ở Đông Dương của Hội Nghiên cứu bệnh lao Pháp. Vừa chữa bệnh cho nhân dân, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch vừa tham gia các phong trào thanh niên yêu nước. Ông là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Chính phủ lâm thời.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Viện trưởng đầu tiên của Viện Chống lao trung ương. Ông cũng là Ủy viên Ban Kỹ thuật Hội Bài trừ lao quốc tế. Những đóng góp to lớn trong lĩnh vực y tế của ông được chính phủ ghi nhận, trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động.


Mấy ngày qua rất nhiều báo chí và trang web đã đăng về thân thế sự nghiệp của Giáo sư. Các bạn có thể tìm đọc để biết rõ về một người thầy thuốc nhân dân, một anh hùng, một trí thức kiệt xuất của dong họ Phạm chúng ta:

- Trên trang web “Vietnamnet” có bài của Thu Hương “100 năm ngày sinh của Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, chúng ta lại tưởng nhớ về ông với niềm kính phục sâu sắc về "một người hiền vĩ đại". theo đường link sau: http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/2009/05/846263/

- Trên trang web “Sức khỏe và đời sông” có bài: Tưởng nhớ vị Bộ trưởng anh hùng, một trí thức Việt Nam tiêu biểu



Phạm Đạo
»»  Đọc tiếp

Thơ ca Danh tướng Phạm Tu

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 5 11, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments


Thuỷ tổ họ ta Danh tướng tài

Sức mạnh chí bền một chẳng hai

Giường cột quốc gia thời trứng nước

Khai sinh Phạm tộc buổi ban mai

Khơi dòng Tiên tổ gương hào kiệt

Kế bước đời đời đẹp trúc mai

Hổ phụ Rồng Tiên sinh Hổ tử

Vạn Xuân muôn thuở rạng tương lai.



Phạm Văn Dật





»»  Đọc tiếp

9 tháng 5, 2009

Diễn giải bằng thơ chữ Phạm - họ Phạm

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 5 09, 2009 bởi Unknown · 0 comments

 CHỮ PHẠM (范) - HỌ PHẠM

 Một tộc người di trú tới ven sông
Nước đã cạn khô cỏ cháy trên đồng
Chẳng quản nắng mưa đồng lòng hiệp sức
Sông Dĩ hiền hòa đã được khai thông

Cơm chan mồ hôi nhường nhau tấm áo
Để lúa ngô khoai xanh tốt trên đồng
Tộc người ấy lấy họ mình là Phạm
Bộ thảo đầu (1) sông Dĩ (2) nước (3) mênh mông


TP.HCM, 5h15 ngày 9/5/2009
Phạm Đạo


---------------------------

(1) bộ thảo (),
(2) chữ Dĩ (已),
(3) bộ thủy (水, ).
Chữ Phạm gồm bộ “Thảo” ở trên đầu; bộ “Thủy” ở bên trái và chữ “Dĩ” ở bên phải


 Lời bànMột số bà con họ Phạm ta đều muốn hiểu và viết đúng chữ Phạm (范) trong họ Phạm. Vì hiện nay nhiều người không biết chữ Hán nhất là thế hệ trẻ nên muốn minh họa bằng thơ để dễ nhớ dễ thuộc. Thể theo nguyện vọng ấy tôi đã dùng thơ minh họa chữ Phạm (范) theo truyền thuyết bên Trung Quốc. Còn tại sao chúng ta lại dùng chữ này để làm họ Phạm của Việt Nam? Tôi thiển nghĩ đây là hai vấn đề khác nhau. Ngày xưa ông cha chưa có "Văn tự" riêng của mình nên đã dùng chữ Hán . Sau này ta lại dùng chữ "Nôm" cũng xuất xứ từ chữ Hán. Còn dùng chữ Phạm này có nhầm lẫn là gốc họ Phạm của Việt nam là từ Trung Quốc sang hay không?. Theo tôi trong cuốn "Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt" đã có nói : trước đây ta chưa có họ mãi đến thời Hai Bà Trưng mới học người Trung Quốc đặt tên họ cho các dòng họ. Thì việc lấy chữ Phạm (范) này là lẽ bình thường như hiện nay ta dùng chữ "RADIO" thay cho "máy thu thanh" hay chữ "TiVI" thay cho "truyên hình" hoặc "máy thu hình". Trong việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc việc mượn chữ của nhau rồi bản địa hóa hoặc giữ nguyên là một lễ thường tình. Vì vậy dùng chữ (范) này dùng làm họ Phạm của Việt Nam không thể lầm lẫn với Việc họ Phạm ở Việt nam xuất xứ từ Trung Quốc. Đó là thiển nghĩ của tôi mong bà con chỉ giáo.
»»  Đọc tiếp

8 tháng 5, 2009

Blog dòng họ - Kênh thông tin hữu ích cho việc họ

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 5 08, 2009 bởi Unknown · 0 comments

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 với sự bùng nổ của thông tin. Để có được thông tin hữu ích phải có quá trình thu thập, xử lý. Đối với các dòng họ, giới thiệu thông tin hoạt động đặc biệt là các thông tin kết nối cần được đăng tải tập trung. Một số dòng họ lớn có điều kiện có thể lập trang web, nhưng cũng tốn nhiều công sức. Hiện nay việc dùng blog khá phổ biến cho cá nhân rất thuận lợi và miễn phí. Mỗi dòng họ chỉ cần có một người biết tin học ở bậc phổ thông là có thể quản lý, giới thiệu thông tin về dòng họ mình.

Khi dòng họ có blog sẽ tự quản lý thông tin của mình. Trên trang web của BLL họ Phạm Việt Nam sẽ giới thiệu chung các địa chỉ blog là một cổng thông tin kết nối đến các dòng họ.

Hiện nay việc tìm kiếm thông tin, dùng thư điện tử email và blog đều có thể dùng chung trên Google. Nếu các dòng họ Phạm dùng thống nhất sẽ thuận tiện cho việc chia sẻ dữ liệu và liên kết thông tin với nhau, đặc biệt là dung lượng email, dính kèm file dữ liệu lớn.

Cách làm blog dòng họ:
1. Dùng tài khoản có sẵn hoặc đăng ký mới hộp thư gmail đặc trưng cho dòng họ (theo địa danh, tên vị thủy tổ,…) từ địa chỉ: www.gmail.com
2. Tạo một blog bằng tài khoản gmail từ địa chỉ: www.blogspot.com (cũng là www.blogger.com)
3. Thiết kế bố cục blog cho phù hợp với từng dòng họ. Có thể làm nhanh bằng các tải file blog_hp.xml ([1]) theo các bước:
  • đăng nhập
  • mở cửa sổ giao diện Bố cục,
  • kích vào Chỉnh sửa HTML,
  • kích nút lệnh Browse chọn địa chỉ file blog_hp.xml
  • kích nút lệnh Tải lên
  • kích nút lệnh LƯU MẪU
  • chỉnh sửa phù hợp theo từng dòng họ theo các giao diện: Phần tử Trang, Kiểu Chữ và Màu, Chọn Mẫu Mới
  • chỉnh sửa giao diện Cài đặt
Nhập bài đăng từ giao diện Đăng bài, do blog nhập bài tuần tự như nhật ký nên cần chọn nhãn cho phù hợp (Hoạt động dòng họ, Người tiêu biểu, Kết nối, …)

Giới thiệu blog dòng họ lên trang tin điện tử www.hophamvietnam.org cần gửi thư có chủ đề: giới thiệu blog dòng họ có dính kèm mẫu đăng ký đã điền đủ thông tin đến email: phamdao1940@gmail.com  Nhận được thông tin đăng ký rõ ràng, Ban biên tập web sẽ giới thiệu blog.

________________________________________
[1] Dùng email của gmail (tài khoản của blog) gửi thư có chủ đề: blog dòng họ gửi đến email: tulieuhopham@gmail.com để được chia sẻ file blog_hp.xml , mẫu đăng ký giới thiệu blog dòng họ lên www.hophamvietnam.org, và một số bài mẫu về thông tin dòng họ để đăng trên blog.
Để hình dung về blog dòng họ hãy tham khảo blog: http://hopham.blogspot.com/
--
Tháp Bút
blog: http://hopham.blogspot.com/ 


-----------------
Post bài: Phạm Đạo, 8/5/2009
»»  Đọc tiếp

6 tháng 5, 2009

Võ Miếu ở cố đô Huế

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 5 06, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments


Cảnh võ miếu, Ảnh: TT&VH
Nước ta có một lịch sử lâu dài chống ngoại xâm, vì thế việc binh bị thường được coi trọng. Việc tuyển chọn người tinh thông võ nghệ để ra giúp nước thời nào cũng có. Đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua cho xây dựng Võ Miếu để thờ những bậc anh tài về quân sự. Võ Miếu được khởi công tháng 9 năm Ất Mùi tại làng An Ninh, huyện Hương Trà nằm phía bên trái Văn Miếu, mặt nhìn ra sông Hương.

Đến năm Minh Mạng thứ 20 (1939), vua cho dựng bia Võ công ở trước sân Võ Miếu. Tấm giữa ghi bài ký về võ công, hai tấm ở trái và phải nêu danh những danh tướng đã đóng góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Về sau, còn có hai tấm bia ghi tên những Tiến sĩ Võ khoa trong các khoa thi năm Ất Sửu (1865), Mậu Thìn (1868) và ân khoa Kỷ Tỵ (1869).[1]

Các danh nhân đó là:

    * 1. Bia Võ công ở bên trái (5 vị):
    * - Bình Thành bá Trương Minh Giảng...
    * - Tân Phước hầu Phạm Hữu Tâm, Thái tử Thiếu bảo, Tiền quân Đô thống Chưởng phủ sự lãnh chức Tổng đốc Hà Ninh, người Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
    * - Võ Lao hầu Tạ Quang Cự...
    * - Chương Nghĩa hầu Phan Văn Thúy...
    * - Tân Lộc nam Mai Công Ngôn...
    * 2. Bia Võ công ở bên phải (4 vị):
    * - Tân Long hầu Nguyễn Xuân
    * - Tín Võ hầu Phạm Văn Điển, Thái tử Thái bảo Tiền quân Đô thống Phủ đô thống Chưởng phủ sự, người Phú Vang phủ Thừa Thiên
    * - Ân Quang tử Lê Văn Đức...
    * - Bình Khánh tử Trần Văn Trí...
    * - ... Tôn Thất Bật (bị đục tên trên bia do kết án dự mưu phản nghịch trong vụ Hồng Bảo)
    * 3. Bia Tiến sĩ Võ khoa Mậu Thìn (1868)
    * - Nguyễn Văn Vận...
    * - Phạm Học: Năm Tự Đức thứ 11 thi đỗ tam trường. Hiện thụ chức Đội trưởng của đội 5 thuộc Võ Sinh vệ. Thi hội trúng thứ 5 hạng Thứ trúng cách. Sinh năm Kỷ Mão, 50 tuổi[2]. Người xã La Qua, tổng Hạ Nông Trung, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
    * - Nguyễn Văn Tứ...
    * - Dương Viết Thiệu...
    * - Đỗ Văn Kiệt...

Ngoài ra ân khoa Kỷ Tỵ (1869) còn có Võ Phó bảng Phạm Văn Thành. Về hai vị công thần họ Phạm thời đầu Triều Nguyễn là Phạm Hữu Tâm và Phạm Văn Điển, chúng tôi xin được giới thiệu ở Bản tin nội tộc những số sau.

Theo cuốn "Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn"

chủ biên Phạm Đức Thành Dũng-Vĩnh Cao

--------------------------------------------------------------
[1] Số lượng khoa thi Võ là rất hạn chế (3 khoa)

[2] Người cao tuổi nhất đậu Tiến sĩ Võ

»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi