Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

6 tháng 5, 2009

Võ Miếu ở cố đô Huế

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 5 06, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments


Cảnh võ miếu, Ảnh: TT&VH
Nước ta có một lịch sử lâu dài chống ngoại xâm, vì thế việc binh bị thường được coi trọng. Việc tuyển chọn người tinh thông võ nghệ để ra giúp nước thời nào cũng có. Đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vua cho xây dựng Võ Miếu để thờ những bậc anh tài về quân sự. Võ Miếu được khởi công tháng 9 năm Ất Mùi tại làng An Ninh, huyện Hương Trà nằm phía bên trái Văn Miếu, mặt nhìn ra sông Hương.

Đến năm Minh Mạng thứ 20 (1939), vua cho dựng bia Võ công ở trước sân Võ Miếu. Tấm giữa ghi bài ký về võ công, hai tấm ở trái và phải nêu danh những danh tướng đã đóng góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Về sau, còn có hai tấm bia ghi tên những Tiến sĩ Võ khoa trong các khoa thi năm Ất Sửu (1865), Mậu Thìn (1868) và ân khoa Kỷ Tỵ (1869).[1]

Các danh nhân đó là:

    * 1. Bia Võ công ở bên trái (5 vị):
    * - Bình Thành bá Trương Minh Giảng...
    * - Tân Phước hầu Phạm Hữu Tâm, Thái tử Thiếu bảo, Tiền quân Đô thống Chưởng phủ sự lãnh chức Tổng đốc Hà Ninh, người Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
    * - Võ Lao hầu Tạ Quang Cự...
    * - Chương Nghĩa hầu Phan Văn Thúy...
    * - Tân Lộc nam Mai Công Ngôn...
    * 2. Bia Võ công ở bên phải (4 vị):
    * - Tân Long hầu Nguyễn Xuân
    * - Tín Võ hầu Phạm Văn Điển, Thái tử Thái bảo Tiền quân Đô thống Phủ đô thống Chưởng phủ sự, người Phú Vang phủ Thừa Thiên
    * - Ân Quang tử Lê Văn Đức...
    * - Bình Khánh tử Trần Văn Trí...
    * - ... Tôn Thất Bật (bị đục tên trên bia do kết án dự mưu phản nghịch trong vụ Hồng Bảo)
    * 3. Bia Tiến sĩ Võ khoa Mậu Thìn (1868)
    * - Nguyễn Văn Vận...
    * - Phạm Học: Năm Tự Đức thứ 11 thi đỗ tam trường. Hiện thụ chức Đội trưởng của đội 5 thuộc Võ Sinh vệ. Thi hội trúng thứ 5 hạng Thứ trúng cách. Sinh năm Kỷ Mão, 50 tuổi[2]. Người xã La Qua, tổng Hạ Nông Trung, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
    * - Nguyễn Văn Tứ...
    * - Dương Viết Thiệu...
    * - Đỗ Văn Kiệt...

Ngoài ra ân khoa Kỷ Tỵ (1869) còn có Võ Phó bảng Phạm Văn Thành. Về hai vị công thần họ Phạm thời đầu Triều Nguyễn là Phạm Hữu Tâm và Phạm Văn Điển, chúng tôi xin được giới thiệu ở Bản tin nội tộc những số sau.

Theo cuốn "Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn"

chủ biên Phạm Đức Thành Dũng-Vĩnh Cao

--------------------------------------------------------------
[1] Số lượng khoa thi Võ là rất hạn chế (3 khoa)

[2] Người cao tuổi nhất đậu Tiến sĩ Võ

Có 0 nhận xét cho bài này "Võ Miếu ở cố đô Huế"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi