PHẠM NGỌC THẠCH
Người trí thức kiệt xuất của dòng họ, của dân tộc
Sáng 7-5, tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM, Sở Y tế TPHCM cùng Hội Truyền thống Phạm Ngọc Thạch đã làm lễ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của cố Bộ trưởng Bộ Y tế - Anh hùng Lao động Phạm Ngọc Thạch. Đến dự có khoảng trên một trăm dại biểu trong đó có:Đại diện Bộ Y Tế - Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu; Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh; Bà mẹ Việ Nam anh hùng Bùi Thị Mè; một số cựu Bộ, Thứ Trưởng Bộ Y tế; Giáo sư .viện sĩ Dương Quang Trung- Chủ tịch “Hội truyền thống Phạm Ngọc Thạch”; Đại diện trường Y học dân tộc Phạm Ngọc Thạch tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Bệnh viện Phạm Nọc Thạch; đông đảo đồng sự; bà con thân thuộc và gia đình. Đại diện Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam do BS Phạm Văn Căn Ủy viên Thường Trực Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam, Trưởng Ban liên lạc họ Phạm TP. Hồ Chí Minh đã tới dự
Tại buổi lễ, để tưởng nhớ Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người đã có những đóng góp to lớn cho ngành y tế Việt Nam, tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã trao Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch lần thứ 1 tặng 7 cán bộ y tế đã có những thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực trong công tác phòng chống lao phổi.
Sáng cùng ngày, Bộ Y tế đã cắt băng khánh thành Tượng đài bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt tại khuôn viên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Bức tượng bán thân bằng đồng cao khoảng 2 m.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh 7/5/1909 tại Phan Thiết trong một dòng họ có danh tiếng. Sau 4 năm học Đại học Y Hà Nội, ông sang học tiếp Y khoa ở Pháp. Năm 1934, ông tốt nghiệp đại học và mở phòng mạch tư chữa bệnh lao lúc bấy giờ còn khá hiếm ở Sài Gòn. Năm 1936, ông trở thành hội viên duy nhất ở Đông Dương của Hội Nghiên cứu bệnh lao Pháp. Vừa chữa bệnh cho nhân dân, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch vừa tham gia các phong trào thanh niên yêu nước. Ông là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Chính phủ lâm thời.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Viện trưởng đầu tiên của Viện Chống lao trung ương. Ông cũng là Ủy viên Ban Kỹ thuật Hội Bài trừ lao quốc tế. Những đóng góp to lớn trong lĩnh vực y tế của ông được chính phủ ghi nhận, trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
Mấy ngày qua rất nhiều báo chí và trang web đã đăng về thân thế sự nghiệp của Giáo sư. Các bạn có thể tìm đọc để biết rõ về một người thầy thuốc nhân dân, một anh hùng, một trí thức kiệt xuất của dong họ Phạm chúng ta:
- Trên trang web “Vietnamnet” có bài của Thu Hương “100 năm ngày sinh của Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, chúng ta lại tưởng nhớ về ông với niềm kính phục sâu sắc về "một người hiền vĩ đại". theo đường link sau: http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/2009/05/846263/
- Trên trang web “Sức khỏe và đời sông” có bài: Tưởng nhớ vị Bộ trưởng anh hùng, một trí thức Việt Nam tiêu biểu
Phạm Đạo
Đăng nhận xét