Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

1 tháng 11, 2007

Bộ sách “HỌ PHẠM TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN VIỆT”

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 11 01, 2007 bởi PK.Dương · 0 comments

Năm 2006, nhân Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ X Đại diện các dòng họ Phạm Việt Nam tại quê hương của Thượng thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam - Đô Hồ Đại vương Phạm Tu (xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), Bản thảo lần thứ nhất bộ sách “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt” đã được đưa ra để xin ý kiến.

Căn cứ vào những ý kiến đóng góp của bà con trong họ và nhiều bạn đọc gửi đến, hai vị chủ biên (Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại tá CCB Phạm Hồng – Tổng thư ký và CVCC Phạm Cầu – Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Tư liệu dòng họ Phạm thuộc BLL họ Phạm Việt Nam) đã tổ chức biên tập lại để sớm có được bộ bản thảo đáp ứng yêu cầu của bà con họ Phạm và đông đảo bạn đọc.

Đến tháng 8 năm 2007, Bản thảo lần thứ hai bộ sách “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt” đã được hoàn thành. Bộ sách này được chia làm 2 tập với gần 1000 trang in khổ giấy 14,5 x 20,5, có nội dung phong phú; các thông tin được cập nhật đến tháng 7 năm 2007, có nhiều ảnh về di tích lịch sử và hoạt động của dòng họ Phạm; bìa sách in màu.

+ Tập thứ nhất, có 6 phần; những phần chính lại được chia thành một số chương  :

Phần I. Sơ lược về họ Phạm Việt Nam.

Phần II. Một số nhân vật thần thoại họ Phạm  từ thời các vua Hùng đến trước khi thành lập Nhà nước Vạn Xuân  (tức là trước khi xuất hiện Danh tướng Phạm Tu  -  giữa  thế  kỷ  thứ  V).

Phần III. Các nhân vật lịch sử - văn hoá họ Phạm Việt Nam từ giữa thế kỷ thứ V đến cuối thế kỷ thứ XX; xếp theo từng thời kì :  ...  Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Hồ và Hậu Trần, Nhà Lê, Nhà Mạc, Vua Lê-chúa Trịnh, Tây Sơn và Nhà Nguyễn,  Thời đại Hồ Chí Minh.

Phần IV. Các nhà khoa bảng họ Phạm thời xưa :
4.1. Các vị họ Phạm đỗ Đại khoa      thời Nho học
4.2. Các vị họ Phạm đỗ  Cử nhân       thời Nguyễn

Phần V. Các chính khách họ Phạm và các vị họ Phạm được Nhà nước vinh phong từ giữa thế kỷ XX đến nay:
5-1 Các Chính khách họ Phạm ;
(Bao gồm các Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và tương đương trở lên).
5-2 Các Giáo sư và Phó Giáo sư  họ Phạm ;
5-3 Các Nhà giáo Nhân dân và Ưu tú họ Phạm ;
5-4 Các Thày thuốc Nhân dân và Ưu tú họ Phạm ;
5-5 Các Anh hùng lực lượng võ trang và Anh hùng lao động  họ Phạm;
5-6 Các vị họ Phạm được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà Nước.
Phần VI. Phụ lục  :     Một số bài viết về họ Phạm.

+ Tập thứ hai.   Gồm 2 phần :

Phần I : Giới thiệu tóm tắt về những dòng họ Phạm đã có liên hệ và gửi tư liệu đến Ban Tư liệu họ Phạm thuộc BLL họ Phạm Việt Nam.

Phần II : Giới thiệu một số Quy ước (có nơi gọi là Tộc ước hay Điều lệ) về tổ chức và hoạt động VIỆC HỌ thời nay.

Nhân cuộc Họp mặt Toàn quốc lần thứ XI Đại diện của BLL và HĐGT các dòng họ Phạm Việt Nam, Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam chủ trương phát hành bộ sách “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt” đến các thành viên của BLL họ Phạm Việt Nam, các vị trong BLL họ Phạm của các địa phương, cùng các Tôn trưởng của các dòng họ Phạm, nhằm phục vụ cho việc tra cứu, tìm hiểu về dòng họ, hoặc khi cần thì có tài liệu để làm “Việc Họ”.

Về giá Bộ sách này: nếu nhận sách trực tiếp từ BLL họ Phạm Việt Nam là 90.000 đ/1 bộ; nếu nhận sách qua bưu điện - bưu phẩm ghi số, chuyển thường  là 102.000 đ/ 1bộ, trong đó bao gồm  12.000 đ tiền cước phí Bưu điện)

Dòng họ, Chi họ hoặc các vị Tôn trưởng nào chưa có Bộ sách này, xin liên hệ với ông  Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Tư liệu họ Phạm  thuộc BLL họ Phạm Việt Nam, theo địa chỉ :

“Ông  PHẠM  CẦU, Số nhà 6, ngõ 85, phố Trung Kính, phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.”

Điện thoại: 04. 7843221.
E.mail : phamcau@gmail.com

Ban Tư liệu họ Phạm
thuộc BLL họ Phạm Việt Nam

»»  Đọc tiếp

Họ Phạm thôn Ngọc Tỉnh, xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Nam Định, khôi phục ngôi từ đường của dòng họ

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 11 01, 2007 bởi Unknown · 0 comments

(Một di tích kháng chiến của xã Nghĩa Lợi)

Từ năm 1940-1941, cụ Phạm Duy Hoàn (huý Tuần Ơn) dẫn một số con cháu chị họ Phạm Bổng Điền, xã Ngọc Tỉnh ngoại (nay là xã Xuân Hoà, huyện Xuân Trường) đi quai đê lấn biển , lập ấp Cồn Vành (nay là xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng).
Sau đoa cụ Phạm Đức Mậu (con cụ Phạm Duy Hoàn) cùng một số bà con trong họ đã xây dựng ngôi Từ đường thờ vị cao thuỷ tổ là Phạm Phúc Tâm (huý Công Mã) và các vị tổ kế tiếp. Đó là Từ đường họ Phạm ở Ngọc Tỉnh, thuộc ngành họ PhầmT Lũ, hậu duệ của Đức Khởi thuỷ tổ Phạm đạo Soạn dòng Phạm Phạm Xá, Ý Yên, Nam Định.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1949-1954), cụ Phạm Đức Mậu đào hầm bí mật trong ngôi Từ đường này để nuôi giấu cán bộ, cất giữ vũ khí, nen đã được Nhà nước tặng Huy chương kháng chiến. Trải qua 65 năm mưa nắng, ngôi Từ đường này đã bị hư hại nghiêm trọng. Vừa qua, bà con trong chi họ đã đồng tâm góp công, góp của khôi phục và tôn tạo lại Từ đường để giữ gìn một di sản văn hoá của dòng họ và cũng là một di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp của địa phương – xã Nghĩa Lợi - đã được tuyên dương là “Đơn vị anh hùng trong kháng chiến chống Pháp”.
Ngày 23-5-2007 (tức 7- 4 Đinh Hợi), đại diện đảng, Chính quyền thôn Ngọc Tỉnh, xã Nghĩa Lợi cùn hơn 100 bà con chi họ, gồm cả già trẻ, trai gái, dâu rể nội ngoại, kể cả các vị là thông gia, từ các nơi xa gần đã về dự lễ hội trọng thể khánh thành Từ đường.
Cũng trong buổi lễ này, toàn thể bà con đã nhất trí thông qua “Quy ước” của dòng họ và, cử ra một Ban cán sự để điều hành việc họ, gồm các vị sau đây:

1. Ông Phạm Đức Mạnh là Trưởng họ kiêm Trưởng ban cán sự (Ông Phạm Đức Mạnh còn là Trưởng phòng Tư pháp huyện và Trưởng ban liên lạc họ Phạm huyện Nghĩa Hưng).
2. Ông Phạm Quốc Trung là Phó trưởng ban cán sự.
3. Ông Phạm Viết Quảng là Thủ quỹ.
4. Ông Phạm Đức Thảo là Thủ từ.

Trong buổi liên hoan kết thúc lễ hội, ông Phạm Minh Liêm – Uỷ viên Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, Trưởng ban Liên lạc họ Phạm Phạm Xá đã phát biểu ý kiến chúc mừng bà con chi họ Phạm Ngọc Tỉnh đã hoàn thành việc tôn tạo ngôi Từ đường trang nghiêm đẹp đẽ này. Ông mong rằng bà con dòng họ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết của dòng họ, thực hiện tốt 4 lời nguyễn của cả dòng họ là:

“Nối chí Tổ tông luyện đức tài,
Nâng cao trí tuệ hướng tương lai ,
Tiến thân lập nghiệp từ cần kiệm,
ích nước lợi nhà vẹn cả hai”

Theo tin của BLL họ Phạm – Phạm Xá
Phạm Minh (ĐT: 04 8583923)

»»  Đọc tiếp

DANH MỤC TỘC PHẢ, GIA PHẢ VÀ TƯ LIỆU VỀ CÁC DÒNG HỌ PHẠM (4)

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 11 01, 2007 bởi PK.Dương · 0 comments

STT
Tên dòng họ, tên vị Khởi thuỷ tổ
(hoặc Thuỷ tổ)

Loại chữ viết và số trang
81
Lịch sử di tích Đền Mây – phư­ờng Lam Sơn, thị xã Hư­ng Yên, tỉnh Hư­ng Yên (Chỉnh lý, bổ sung năm 2003), thờ Danh tư­ớng Phạm Bạch Hổ (thế kỷ thứ 10). Bảo tàng tỉnh Hư­ng Yên biên soạn năm 2003.
Quốc ngữ,
12 trang
82
“Danh tư­ớng Phạm Bạch Hổ – một Thuỷ tổ của họ Phạm Việt Nam, thế kỷ thứ 10”. Tập thể tác giả biên soạn do ông Phạm Cầu chủ biên. Bảo tàng tỉnh Hư­ng Yên xuất bản năm 2005
Quốc ngữ,
174 trang
83
“Trần triều Điện soái Phạm Ngũ Lão (1255-1320). Tổ tiên và hậu duệ”. PGS. TS. Đại tá Phạm Hồng – Trư­ởng BLL hậu duệ Phạm Ngũ Lão biên soạn, phát hành lần thứ 10 năm 2005
Quốc ngữ, 44 trang
84
“Sự tích Thánh mẫu Liễu Hạnh Phạm Tiên Nga” (1434-1473), do Đại tá CAND Phạm Minh Liêm – Tr­ưởng BLL họ Phạm tỉnh Nam Định biên soạn. Câu lạc bộ “Gái đảm dâu hiền” họ Phạm dòng Phạm Xá, Nan Định phát hành năm 2005
Quốc ngữ,
13 trang

85
“Mẫu Liễu sử thi”, do Hồ Đức Thọ s­ưu tầm-dịch thuật-biên soạn. Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc xuất bản, năm 2000
Quốc ngữ,
159 trang
86
“Phạm Nguyên, Phạm Khang ngọc phả ký “ (Ngọc phả chép về Phạm Nguyên và Phạm Khang) thờ tại thôn An Cổ, xã Dị Sử, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trư­ờng, đạo Sơn Nam, do Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm 1572.
Chữ Hán,
12 trang.
Bản dịch quốc ngữ
8 trang
87
Tiểu sử tóm tắt cụ Phạm Khánh Ngọc – Thuỷ tổ họ Phạm ở Hoằng Hoá, Thanh Hoá (thế kỷ 15)
Quốc ngữ, 10 trang
88
“Lý triều trung h­ưng Thái tể Phạm Công Trứ (1600-1675)” do BLLhọ Phạm Việt Nam và BLL hậu duệ Phạm Công Trứ tổ chức biên soạn năm 2004
Quốc ngữ,
57 trang
89
“Tư­ liệu về Lý triều Trạng nguyên Phạm Công Bình (thế kỷ 17)” –ngư­ời làng Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Quốc ngữ,
7 trang
90
“Thanh Tĩnh Đại phu Phạm Sùng (1167-1230) và hậu duệ” do Phạm Cầu và Phạm Hồng Vũ biên soạn. Bảo tàng tỉnh H­ưng Yên xuất bản năm 2006
Quốc ngữ,
186 trang
92
Chùa Cổ Pháp – nơi có phủ thờ Lý triều quốc mẫu Phạm Thị Ngà - mẹ của vua Lý Thái Tổ”
Quốc ngữ,
24 trang
93
Tư­ liệu dòng họ Phạm, tập I (tháng 2 năm 1999) gồm nhiều bài viết và sư­u tầm của nhiều tác giả, do Ban tư liệu dòng họ thuộc BLL họ Phạm Việt Nam xuất bản
Quốc ngữ
188 trang
94
Tư­ liệu dòng họ Phạm, tập II (tháng 11 năm 1999), gồm nhiều bài viết và sư­u tầm của nhiều tác giả, do Ban tư liệu dòng họ thuộc BLL họ Phạm Việt Nam xuất bản
Quốc ngữ,
225 trang
95
Tư­ liệu dòng họ Phạm, tập III (tháng 1 năm 2000), gồm nhiều bài viết và s­u tầm của nhiều tác giả, do Ban tư liệu dòng họ thuộc BLL họ Phạm Việt Nam xuất bản
Quốc ngữ,

96
Tư­ liệu dòng họ Phạm, tập IV (tháng 6 năm 2001), gồm nhiều bài viết và s­u tầm của nhiều tác giả, do Ban tư liệu dòng họ thuộc BLL họ Phạm Việt Nam xuất bản.
Quốc ngữ
97
“Văn bia Quán Giá” - Đến thờ T­ướng công Lý Phục Man do Ô. Nguyễn Bá Hân s­ưu tầm và biên soạn. Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 1995. Quán Giá thuộc thôn Sấu Giá, xã Yên Sở , huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây )
Chữ Hán,
có phiên âm và dịch nghĩa sang tiếng Việt,
255 trang
98
Tộc phả gia đình cụ Phê - rô Phạm Văn Lộc (từ đời thứ IV đến đời thứ VII), quê gốc tại Ninh Bình, do ông Phạm Văn Khoát (đời thứ IV) ở Đồng Nai, Biên Hoà biên soạn.
Quốc ngữ,
316 trang
99
Tư­ liệu về dòng họ Phạm Cập (Phạm Kim Cập, tự Chính Trực) huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Quốc ngữ, 17 trang
100
Tộc phả họ Phạm Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, Quyển I (Từ đời thứ nhất đến đời thứ 9) và Quyển II (Từ đời thứ 10 đến đời thứ 14), do ông Phạm Quang Đại biên dịch
527 trang, trong đó có 341 trang chưc Hán)
101
“Văn Phú Phạm tộc Gia phả” - từ năm 1600 đến năm 2000 (Văn Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Biên soạn từ 1996 đến 2002..
104 trang (trong đó 10 trang chữ Hán)
102
“Tộc phả đại tông họ Phạm ngành Thanh Trà, Xuân Phong, Xuân Trường, Nam Định (1650 – 2005)”. Hoàn thành năm 2006.
306 trang (trong đó có 105 trang chưc Hán)
103
Tộc phả họ Phạm Đắc, Quảng Nạp, Thái Bình
143 trang (có 3 trang chữ Hán)
104
Phạm Tộc Gia phả - dòng họ cụ tổ Hoàng Thiện Hầu - Tướng công Phạm Công Tá ở Hoa Lư, Ninh Bình (nguyên quán: Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) & “Phạm tộc chi ba biên phả tự ký”
05 trang Quốc ngữ
105
“Phả họ Phạm thôn Đồng Hoà, xã Thuỵ Phong, Thái Thuỵ, Thái Bình”. Hoàn thành năm 2005
120 trang Quốc ngữ
106
“Nguồn gốc và lịch sử Tộc Phạm Viết ở xã Tuý La châu, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” Hoàn thành việc biên soạn năm 2002.
80 trang Quốc ngữ
107
Gia phả họ Phạm Đông Đồ, Đông Anh, Hà Nội, Quyển I – 1460-1880, do ông Nguyễn Huy Thức – chuyên viên thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm và dịch năm 1996.
90 trang viết tay, Quốc ngữ
108
“Tộc phả Họ Phạm thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội”. Hoàn thành biên tập năm 2002
25 trang, Quốc ngữ


(Hết)
Ghi chú:

1. Vị nào có nhu cầu nghiên cứu những văn bản trên đây, hoặc dịch các bản Gia phả chữ Hán, xin liên hệ với ông Phạm Hồng Vũ – Phó Tổng thư ký kiêm Phó Trưởng ban Tư liệu dòng họ Phạm của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam.

Địa chỉ: số 10 ngõ 37 phố Đông Tác, Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
ĐT: 04 8524084 hoặc 0989055412
Email: hongvu_pham@yahoo.com

2. Ban Tư liệu mong tiếp tục nhận được Gia phả hoặc các tư liệu của các dòng họ Phạm Việt Nam để phục vụ tra cứu trong nội tộc họ Phạm Việt Nam

Ban Tư liệu
»»  Đọc tiếp

26 tháng 10, 2007

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 10 26, 2007 bởi Phạm Đạo · 0 comments



BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
Website: www.hophamvietnam.org
Hà Nội: 12 ngách 105/1 ngõ 105 đường Xuân La, Q.Tây Hồ, Hà Nội, ĐT: 04.37533380
Tp Hồ Chí Minh: Số 6 Phố Phan Bội Châu, P. Bến Thành, Quận.1, ĐT: 08. 38292178


THÔNG BÁO SỐ 5 CỦA THƯỜNG TRỰC
                     BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM KHÓA VI

Ngày 3.7.2011, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã họp đánh giá kết quả Lễ Vinh danh nhân tài họ Phạm, Lễ ra mắt Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam và quyết định một số công việc đến cuối năm, trọng tâm là tổ chức Hội nghị toàn thể mở rộng Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam khoá VI và Kỷ niệm 15 năm thành lập Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam. Tham dự có 10 vị, vắng mặt 2 vị ở xa và ông Phạm Quang Hoàn (đã bổ sung vào Thường trực từ tháng 5.2011) đi công tác.

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LỄ VINH DANH NHÂN TÀI HỌ PHẠM
VÀ LỄ RA MẶT QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM

Thực hiện chủ trương của Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam thành lập Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam, ngay từ đầu năm 2011, mọi công việc đã được tiến hành hết sức khẩn trương và mạnh mẽ. Có thể nói đây là một "chiến dịch" lớn chưa từng có của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam. Việc vận động tài trợ đã được nhiều nhà hảo tâm và đông đảo bà con họ Phạm hưởng ừng nhiệt tình nên chỉ trong một thời gian ngắn trước và trong buổi Lễ đã thu được 162.250.000 đồng, đủ cho chi phí toàn bộ buổi Lễ (gồm các giải thưởng, học bổng khuyến học, trợ giúp khó khăn và các chi phí vinh danh, chi phí tổ chức Lễ), vẫn còn tồn Quỹ 56.946.000 cho các hoạt động tiếp sau.. Việc tìm tên tuổi , địa chỉ các đối tượng vinh danh, các cháu có thành tích cao, các cháu điển hình vượt khó học giỏi, các gia đình gặp khó khăn đặc biệt...trên phạm vi cả nước hết sức khó khăn do thiếu thông tin. Các uỷ viên Thường trực đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức, huy động các mối quan hệ trợ giúp, tìm kiếm rất công phu nên đã chọn ra được các đối tượng xứng đáng. Công việc tổ chức một buổi Lễ quy mô tầm cỡ như vậy cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, Ban tổ chức đã rất cố gắng đảm bảo cho buổi Lễ thành công.
Lễ Vinh danh nhân tài họ Phạm, trao thưởng học sinh thành tích cao, trao học bổng cho các cháu điển hình vượt khó học giỏi và trợ giúp khó khăn cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt lần đầu tiên được tổ chức quy mô toàn quốc có ý nghĩa to lớn, phản ánh đúng tâm nguyện của bà con họ Phạm và là một hoạt động lớn theo tôn chỉ mục đích của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam. Buổi Lễ đã được các báo chí, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hinh Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin rộng rãi, quảng bá hoạt động của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam. Đặc biệt, Đài Truyền hình Việt Nam còn có hẳn một phóng sự chuyên đề phản ánh công tác khuyến học của họ Phạm Việt Nam qua buổi Lễ tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và một số địa phương như Thái Bình, Hà Nam...
Tuy nhiên, vì lần đầu tổ chức, thời gian gấp nên không tránh khỏi một số thiếu sót như vắng mặt một số khách mời quan trọng, việc đón tiếp đại biểu chưa thật chu đáo, khâu tổ chức thực hiện có lúc chưa suôn sẻ v.v...


II. TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN THỂ MỞ RỘNG
BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VN KHOÁ VI
VÀ KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM

Thường trực ban liên lạc họ Phạm Việt Nam quyết định thôi không tổ chức Hội thảo về Danh tướng Phạm Tu và họ Phạm Việt Nam trong lịch sủ để tập tung vào việc tổ chức Hội nghị toàn thể mở rộng Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam Khoá VI và Kỷ nệm 15 năm thành lập Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam (24.10.1996 – 24.10.2011). Hội nghị sẽ tiến hành vào ngày 23.10.2011 tại Hà Nội (còn dịp giỗ Thượng Thuỷ tổ 20.7 tức 19.8.2011 chỉ tổ chức Lễ Dâng hương tại Đình thờ Ngài).
Thành phần dự Hội nghị gồm toàn thể các Uỷ viên Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam khoá VI, có mời các vị nguyên là Uỷ viên Thường trực từ khoá I đến khoá V, mời một số vị dự kiến sẽ bổ sung vào Ban Liên lạc khoá VI.
Nội dung Hội nghị gồm có:
- Kỷ niệm 15 năm thành lập Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam và trao Bằng Vinh danh cho các vị có nhiều đóng góp cho việc họ trong 15 năm qua.
- Kiểm điểm việc họ từ sau cuộc Gặp mặt đại biểu họ Phạm toàn quốc lần thứ 13 (tháng 9.2010) và đề ra phương hướng hoạt động năm 2012.
- Bổ sung, sửa đổi một số điều trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Liên lạc họ Phạm Việt nam.
- Kiện toàn Ban Liên lạc họ Phạm Việt nam khoá VI, để một số vị không có điều kiện hoạt động (do già yếu, thiếu phương tiện hoặc thực tế không hoạt động) thôi tham gia BLL, đồng thời bổ sung một số vị có nhiệt tình, có năng lực và có điều kiện tham gia vào BLL họ Phạm VN, đặc biệt cần tăng cường nhân sự cho bộ phận Thường trực và các Ban chuyên trách. Thường trực BLL họ Phạm VN đề nghị các bộ phận, các địa phương phát hiện, tiến cử những vị có đủ yêu cầu tham gia vào BLL càng sớm càng tốt, chậm nhất là ngày 15.10.2011. Danh sách đề nghị gửi về:
Ông Phạm Văn Dương: Địa chỉ số 12 Ngách 105/1, Ngõ 105, đường Xuân La , Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại (04) 37533380 0913510543 Email phamvanduong7@gmail.com
Cũng nhân dịp Kỷ niệm 15 năm thành lập BLL họ Phạm VN, Thường trực BLL chủ trương xuất bản tiếp cuốn "Biên niên sự kiện BLL họ Phạm VN" và ra một cuốn Kỷ yếu về Kỷ niệm 15 năm hoạt động của BLL họ Phạm VN. Thường trực BLL họ Phạm VN đề nghị các bộ phận, các địa phương phân công người viết bài để đăng vào Kỷ yếu. Nội dung các bài viết nêu bật các hoạt động việc họ đã làm được, trao đổi các bài học kinh nghiệm, biểu dương những gương điển hình làm tốt việc họ v.v... Các bài viết cần hoàn thành càng sớm càng tốt, chậm nhất là ngày 30.9.2011 và gửi về:
Ông Phạm Cầu: Địa chỉ số 6 Ngõ 85, Trung Kính, phường Trung Hoà, Hà Nội. Điện thoại (04) 37843221 01215135667 Email phamcau@gmail.com
Thường trực BLL họ Phạm VN tin tưởng rằng với sự đồng tâm nhất trí hết lòng vì việc họ của tất cả chúng ta, Hội nghị toàn thể mở rộng BLL khoá VI và Kỷ niệm 15 năm thành lập BLL họ Phạm VN sẽ thành công tốt đẹp.


Thay mặt Thường trực BLL HPVN
Phó Trưởng Ban kiêm Tổng Thư ký
PHẠM VĂN DƯƠNG



»»  Đọc tiếp

25 tháng 10, 2007

Lịch sử và truyền thống Họ Phạm Phúc

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 10 25, 2007 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Lịch sử và truyền thống
Họ Phạm Phúc Nam Huân
X· §×nh Phïng, HuyÖn KiÕn X­¬ng, TØnh Th¸i B×nh

LỜI NÓI ĐẦU
ước thì có sử - Họ thì có phả tộc”

Tôi là Phạm Phúc Thiết - Hậu duệ đời thứ 12 của Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ.
    Từ năm 1997 dòng họ đã giao cho tôi thay mặt cho trưởng tộc để duy trìì nề nếp và điều hành mọi công việc của Tổ, của dòng họ vì trưởng tộc là Phạm Phúc Tiến Công đời thứ 14 lúc này còn nhỏ sau lớn lên đi công tác xa, tôi vừa thay trưởng tộc vừa là phó ban cán tộc của dòng họ kiêm thư ký.
Qua nghiên cứu phả tộc của dòng họ do cụ Sử Lược đời thứ tư, cụ Đồ Văn đời thứ 7, cụ Năm Hợp đời thứ 11 viết để lại nguồn gốc của tổ tiên bằng chữ Hán.
Đến năm 1996 được cụ Vũ Đình Ngạn ở thị trấn Thanh Nê (Kiến Xương) dịch ra chữ quốc ngữ. Qua đó đã có những tư liệu lịch sử, đồng thời thu thập các tin tức mà các cụ truyền lại.
Về phả hệ thì không thể viết ra đây được mà tôi chỉ tóm tắt nguồn gốc lịch sử và truyền thống dòng họ cho để con cháu Tổ biết, để uống nước nhớ nguồn mà tìm hiểu về quá khứ, hướng về cội nguồn, tỏ lòng tri ân với tổ tông, nhớ tới tổ tiên, tới ông bà cha mẹ đã sinh ra, dưỡng dục mình trưởng thành và cùng nhau xây dựng dòng họ đoàn kết, vững mạnh.
Trong việc biên soạn lịch sử và truyền thống dòng họ còng nhiều sự việc, nhiều con số chưa thể hiện lên được. Rất mong con cháu của Tổ cũng như các bạn đọc có điều còn thiếu sót xin được bổ xung tiếp.

Địa chỉ liên hệ:
Phạm Phúc Thiết
Thôn Nam Huân – xã Đình Phùng
huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình
Điện thoại: 0363 510 581             DĐ: 01642 069 453

Xin chân thành cảm ơn.



Lịch sử và truyền thống
Dòng họ Phạm Phúc

Xuân Tân Mão 2011 này – Dòng họ Phạm đã có 487 năm đón xuân trên đất làng Nang. Đúng như vậy, từ năm 1524 - dưới triều vua Lê Cung Hoàng hiệu Thống Nguyên, Đức Sơ Tổ đã rời quê cũ làng Nụ, Tổng Cam Đường, huyện Bất Bạt, Tỉnh Sơn Tây – nay là Hà Nội, cùng vợ và 3 con về mảnh đất hoang, mặn mới được biển bồi đắp lên lập ấp khai hoang.
Đức Sơ Tổ có 2 người con trai và 1 người con gái:
- Con trai cả: Phạm Vô Vi 13 tuổi
- Con trai thứ: Phạm Phúc Ngộ 11 tuổi
- Con gái thứ 3: Phạm Thị Vĩnh 9 tuổi
Đức Sơ Tổ Phạm Hiếu Đạo cùng với các dòng họ khác khai khẩn đất hoang và đặt tên làng mới lµ lµng Nụ, thôn Nam Đường, Tổng Nam Huân, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định. Nay là thôn Nam Đường, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trải qua bao vất vả của cuộc sống mưu sinh trên mảnh đất đồng bãi ven biển cùng với loạn lạc thời Mạc Phúc Nguyên nên Đức Sơ Tổ đã ra đi ở tuổi 54 vµo ngày 19 tháng 11 âm lịch năm 1553. Thi hài của Đức Sơ Tổ được án táng tại mả Nang, sau này được gọi là “Mộ Tổ Đôi Thôn”. Sau nhiều lần phụng lập tu bổ cho đến năm 2008 con cháu đã nâng cấp khu mộ cho Đức Sơ Tổ to đẹp trang trọng và vững chắc.
Từ khi Đức Sơ Tổ về đến  nay đã có 18 đời hậu duệ của người ra đời và trưởng thành. Cháu chắt, chút, chít không chỉ ở xã Nam Cao, Đình Phùng mà còn có mặt ở khắp nơi trên  mọi miền tổ quốc và cả nước ngoài. Đức Sơ Tổ là cội nguồn của họ Phạm xã Nam Cao và xã Đình Phùng. Người về lập nghiệp ở Nam Đường quê mới vừa tròn 30 năm thì qua đời, trong suốt 30 năm ấy, với đức tính cần cù chịu khó, hiền hậu, đã nuôi dạy các con khôn lớn trưởng thành bằng 2 bàn tay khai hoang phục vụ nơi đồng chua nước mặn lúc bấy giờ.
Kính thưa các cụ:
Đức Thuỷ tổ Phạm Phúc Ngộ - người con thứ  2 của Đức Sơ Tổ Phạm Hiếu Đạo là người sinh ra các thế hệ con cháu  ở thôn Nam Huân xã Đình Phùng hiện nay. Cụ sống cùng cha mẹ được 8 năm ở quê mới, đến năm 1532 niên hiệu Đại Chính - Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ của chúng ta đã nhường đất Nam Đường cho anh trai cả là cụ Phạm Vô Vi ở cùng với bố mẹ và em gái. Người đã cùng với 2 dòng họ Vũ - Nguyễn, sau này có thêm họ Trần, họ Đặng tất cả là 5 dòng họ ra khu đất mới để khai hoang lập lên làng mới có tên là làng Nang tổng  Nam Huân, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định – nay là xã Đình Phùng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Năm 1536 cụ xây dựng gia đình với cụ bà họ Đặng  và sinh ra 2 người con trai và 1 người con gái.
Con trai cả là cụ Công Xích thường gọi là cụ Trà Lâm tự Thuần Đốc.
Con thứ 2 là cụ Công Giới thường gọi là Hoa tự Phúc Nhân
Con thứ 3 nay là Tổ Cô
Sau khi sinh 3 người con, cụ bà mắc trọng bệnh và mất nhằm ngày 15 tháng 10 âm lịch, lúc đó cụ mới có 24 tuổi. Cụ ông trong cảnh gà trống nuôi con vất vả về sau cụ phải lấy bà kế giúp cụ trông nom chăm sóc dạy dỗ các con khôn lớn trưởng thành.
Vào thời nhà Mạc hỗn loạn, Vua quan tranh giành lẫn nhau, giặc cỏ nổi lên cướp bóc ức hiếp dân thường khắp nơi. Ngày 09 tháng 8 năm 1550 giặc cỏ do tướng quận Úc cầm đầu chia làm 2  mũi đánh vào làng (một mũi từ Minh Giám qua Rưỡng Thông, một mũi từ Lịch Bài – Quang Lịch) Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ đã cùng nhân dân các dòng họ chống cự quyết liệt nhưng thế giặc quá mạnh, quân đông, Đức Thuỷ Tổ đã hy sinh trên 1 gò đất cao. Lúc giặc đến, mẹ kế và anh đã đi lánh nạn, chỉ còn lại cụ Công Giới, người con thứ 2 lúc này mới có 12 tuổi quanh quẩn bên cha, đến khi giặc quay trở lại, cụ đã lấy máu cha bôi lên người, lấy xác cha đè lên người mình giả chết dể đánh lừa giặc. Khi chúng bỏ đi rồi cụ công Giới đi tìm mẹ kế và anh trai về để chôn cất cho cha, đến khi tìm được mẹ và anh về đến chỗ cha thì mối đã đùn lên thành mộ. Cho rằng trời đã an táng cho Người nên hai cụ và mẹ kế không đưa đi chỗ khác nữa mà đắp thêm đất vào thành mộ. Người ra đi khi vừa 37 tuổi để lại ba người con thơ dại. Từ đó ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm trở thành ngày giỗ Tổ của họ Phạm Phúc.
Kể từ khi Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ về dựng nghiệp và từ lúc người hy sinh đến nay đã gần 5 thế kỷ, trong gần 5 thế kỷ đã có 17 đời hậu duệ của người ra đời. Và 17 đời con cháu nối chí Đức Thuỷ Tổ ra sức cùng con cháu các dòng họ khác trong làng, vun đắp cho mảnh đất làng Nang – nơi mà người đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu của mình trở thành một địa danh, một địa chỉ nổi tiếng. Chẳng những trong vùng biết đến mà ngay cả 1 số nước láng giêng cũng biết đến làng Nang nơi làm ra sản phẩm gai vó do chính con dâu của Đức Thuỷ Tổ là cụ Nguyễn Thị Nhất Nương - người thôn Chu Trình, Thuỵ Anh nay là huyện Thái Thuỵ đem về truyền dạy. Lúc đó nghề tuy tầm thường nhưng thu lãi lớn, nhân dân có nghề để sinh nhai. Đời đã xa mà dân vẫn nhớ công ơn gần 300 năm đến năm Bảo Đại thứ 10, ngày 15 tháng 8 toàn dân mới truy tư kỷ niệm thờ cúng muôn đời.
Họ Phạm Phúc còn được một số triều đại nhà Lê, nhà Mạc, nhà Nguyễn biết đến vì chính Đức Thuỷ Tổ và các con cháu của người đã có công giúp các triều đại giữ được ngôi vị làm nên nghiệp lớn. Họ Phạm Phúc và hàng chục sắc phong của các triều đại trên. Nhưng sắc phong nổi tiếng đầu tiên cho Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ đó là sắc phong thần “Phạm Đại Lang Minh Nghị Đại Tướng Quân” do vua  Lê Hiển Tông truy tặng năm 1750 vì đã có công giết giặc giữ gìn non sông xã tắc. Đến năm 1803, nhà thờ Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ được xây dựng xong, nhà thờ được gọi là “Thế Miếu”, đồng thời được phép dựng bia hai chữ : “Hạ M· ở trước cổng có nghĩa bất cứ ai đi qua đều phải xuống ngựa.
Đời thứ 3 cụ Phạm Thu Trung đi Cao Bằng, Lạng Sơn dẹp giặc, sau chuyển về miền trung hoà xã Động Trung phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
“Phụng thờ vị tôn thần Lê  triều nam đạo thừa chính sở, Ty thừa chính  sở sứ Thọ khang. Phạm phủ quân” đã có công giúp nước giúp dân rất là linh ứng nay nhân lễ mừng thọ tứ thần đại khánh tiết của trẫm ban cho tờ bảo chiến gia ơn long trọng đằng trạch cho cách bách thần. Vậy gia phong là Đức Bảo Trung Bảo Trung Hưng linh phù tôn thần. Chuẩn y cho phùng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ gìn giữ cho nhân dân kính vậy thay. Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9.
Đời thứ 5 cụ Phạm Ngũ Đạt đựoc phong Nam tước. Sắc phong của cụ được dịch Ngũ Đạt làm chức phụng thị lại dâng tiền để chi dùng cho việc nước. Vậy chuyển giao cho chức Điền lại tước Nam nay phong cho làm Trung nghĩa Nam tước ở viện Thiền sự. Nay sắc chỉ ngày 25 tháng 6 năm Cảnh Hưng thứ 22 (Chân Định là một phần của Kiến Xương sau này).
“Chế độ phong kiến có 5 tước: Công - Hầu – Bá - Tử - Nam
Đến đời thứ 7, cụ Phạm Hữu Độ (tức Phu) thời vua Cảnh Hưng, bốn phương có giặc cụ phải nghỉ học đi lính. Khi nhà Lê suy vong, Tây Sơn lên ngôi đã phong cụ là “Bình Bắc Đại Tướng Quân Thái An quận công”. Cụ về nghỉ đến  năm Gia Long thứ 8 cụ trở lại lính, cụ làm đồn trưởng thành Quy Nhơn. Khi Gia Long thất trận chạy ra biển, trong gió to sóng lớn cụ đã cứu được vua Gia Long.
Với công cứu  Vua thoát nạn, đã phong chức cho cụ “Tiền đồn cơ, Tiền tiếp cơ, Thập nhị cơ, chánh xuất đội trưởng” phong tước “Phu Tài Bá”. Năm Minh Mạng thứ 2, được phong là “Phu Tài Hầu”. Sau này cháu con gọi là “Cụ Hầu”. 12 năm làm quan, từ Gia Long thứ 8 đến Minh Mạng thứ 2 cụ đã qua đời và được đưa về quê an táng. Nay mộ phần nằm giữa nghĩa trang Đình Phùng.
Đời thứ 8, cụ Phạm Kha được nhà vua phong chức “Tư lễ giám tả, Giám thừa trị nội Lệnh sử nhất triều. Năm 14 tuổi cụ đã xuất thân thụ giám ban quản phẩm tòng vương phủ. Năm cảnh Hưng thứ 43 là năm là năm Canh Dần, Trịnh đoan vương tổ mẫu sinh tôn tử cử cụ đi Thanh Hoá Nghệ An cai quản mọi xứ. Cụ không quen rừng thiêng nước độc nên đã qua đời.
Về sau nữa các lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp như Đề Thám, Phan Ba Vành cũng phải ghi công con cháu Đức Thuỷ Tổ. Lúc đó cụ Phạm Hồ và nhiều con cháu của Đức Thuỷ Tổ cầm gương theo nghĩa quân giết giặc lập công…
Sau khi phong trào Cần Vương của các sỹ phu yêu nước, lãnh tụ nông dân và của giai cấp tư sản hoàn toàn thất bại , sứ mạng lịch sử Việt Nam đã chuyển sang giai cấp vô sản do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thì con cháu họ Phạm Phúc lại nổi danh được nhiều người biết đến. Ngay từ năm 1929, 4 cháu đời thứ 12 của Đức Thuỷ Tổ là Phạm Quang Lịch, Phạm Lợi, Phạm Đích, Phạm Thuần là những người đầu tiên lập nên một trong những chi bộ Đảng đẩu tiên của tỉnh Thái Bình. Trong đó tiêu biểu nhất là ông Phạm Quang Lịch vừa là xứ uỷ Bắc Kỳ và là Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Thái Bình năm 1933. Người đã hy sinh cả tính mạng và một phần tài sản của mình cho cách mạng, người mà các chiến sỹ cách mạng tiền bối của Đảng cộng sản trong nhà tù Hoà Lò đã gọi “Bành bái Việt Nam”. Và tại chính ngôi “thế miếu” này, năm 1930 ông Phạm Quang Lịch đã tự tay đốt hết văn tự ghi nợ của nhà mình, xoá hết nợ cho người vay. Cuộc diễn thuyết tháng 11 năm 1930 do chi bộ Nam Huân tổ chức để kỷ niệm cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải cũng diễn ra ở đây.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công sau đó là cuộc kháng chiến thần kỳ chống thực dân Pháp thì cả tỉnh, huyện lại biết đến làng nang tức Nam Huân bởi con cháu họ Phạm Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng con cháu các họ khác tỏng xã biến Đình Phùng thành căn cứ du kích vào loại kiên cường nhất Kiến Xương. Cũng tại ngôi “Thế Miếu” này đã trở thành xưởng chế tạo vũ khí của quân giới và là nơi cất dấu vũ khí của bộ đội. Vì thế “Thế Miếu” họ Phạm Phúc được nhà nước cấp tỉnh công nhận di tích lịch sử và được thủ Tướng Chính Phủ  tặng bằng khen.
Vinh dự cho dòng họ, cụ Phạm Lênh đời 12 là chỉ huy trưởng quân sự xã Đình Phùng được đi dự tổng kết chiến tranh du kích ngày 13/7/1952 tại Việt Bắc. Được Bắc Hồ gửi thư khen ngợi nhân dân xã Đình Phùng, cụ Phạm Lênh được Bắc tặng “huy hiệu Bác Hồ” và được tặng huy hiệu “Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam”.
Xã Đình Phùng trong đó có sự đóng góp của con cháu và họ Phạm Phúc năm 2001 được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi cả nước ta lại  phải lao vào cuộc trường chinh chống Mỹ, hai mươi năm trời con cháu họ Phạm Phúc lại cùng cả nước hành quân ra trận. Đã có hai mươi cháu chắt của Đức Thuỷ Tổ được công nhận là lão thành cách mạng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ có hàng nghìn thanh niên trai tráng đã lên đường nhập ngũ vào thanh niên xung phong, chiến đấu và phục vụ trên các mặt trận. Trong hai cuộc chiến đấu trường kỳ ấy Đức Thuỷ Tổ đã hiến dâng cho đất nước hàng trăm liệt sỹ, là cháu chắt chút chít của Tổ và được nhận năm danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Đó là mẹ Phạm Thị Giữa, Phạm Thị Cả, Phạm Thị Vui, Phạm Thị Cúc, Phạm Thị  Thảnh. Được nhận một danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang đó là Trung tướng Phạm Phú Thái đời thứ 13. Con cháu của Tổ đã có hai người đựơc phong hàm cấp Tướng là Phạm Luận tức Nguyễn Nam - thiếu tướng đời thứ 12 và Phạm Phú Thái trung tướng đời thứ 13. Có 18 sỹ quan thượng, đại tá. Còn hàng trăm cháu chắt của Tổ là cán bộ sỹ quan trung, sơ cấp đang công tác tại các đơn vị lực lượng vũ trang và lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan nhà nước hoặc đã nghỉ hưu. Để đền đáp công ơn của Đức Thuỷ Tổ, ngày 25 tháng 11 năm Nhâm Tý (1803), các cụ cùng toàn thể con cháu trong họ đồng lòng quyết định xây nhà thờ Tổ. Đến năm Minh Mạng thứ 5 năm Giáp Ngọ thì đã xây dựng xong 5 gian nàh thờ trong gọi là hậu cung.
Giờ Kỷ Tụ ngày Giáp Thân tháng 12 năm Ất Sửu (1806) xây dựng nhà ngoài gọi là bái đường. Đến  ngày Kỷ dậu 26 tháng 7 năm Bính Ngọ, họ tổ chức lễ khánh thành, ngày 27 tháng 7 rước Tổ về an vị.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng đã tàn phá đót cháy hết, hoà bình lập lại con cháu Tổ quyết định xây dựng lại nàh thờ từ năm 1956 năm  gian hậu cung, nhà bái đường năm 1992 làm được 5 gian, đến năm 2007 con cháu Tổ nâng cấp lên vững chắc và to đẹp khang trang cho đến nay. Về phần mộ Đức Thuỷ Tổ ông và Đức Thuỷ Tổ bà vì điều kiện kinh tế sau chiến tranh còn hạn hẹp đến năm 1975 con cháu mới xây dựng, phung lập. Và đến năm 1995 đã được tu bổ và nâng cấp lần thứ nhất. Nhưng đến năm 2010 nguyện vọng của con cháu Tổ xa gần phải nâng cấp 2 khu mộ của Đức Thuỷ Tổ để xứng với công lao, truyền thống lịch sử của Tổ xứng với một dòng họ đông con nhiều cháu. Con cháu đồng tâm nhất trí đóng góp tiền của để tu bổ, nâng cấp, tôn tạo. Đã có nhiều con cháu Tổ gần xa đã phát tâm công đức đã gửi tiền của về để xây dựng hai khu mộ đã được khởi công ngày 12/10 năm Canh Dần và hoàn thành ngày 24/12 năm Canh Dần (2010) được bề thế vững chắc và to đẹp.
Về lễ tiết gia phong của dòng họ hàng năm: Họ tổ chức 6 tiết tế trong năm
- Tế xuân đầu năm 3-4 tháng giêng
- Tế Thanh Minh
- Tế giỗ Đức Thuỷ Tổ «ng vµo ngµy  9-8 âm lịch.
- Tế giỗ Đức  Thuỷ Tổ bà: 15-10 âm lịch
- Tế giỗ tổ bà Gai Vó 15-8 âm lịch
- Tế tiết Đông chí.
Tất cả các tiết tế phân công cho các chi, các phái sửa lễ tế Tổ.
Họ đã tổ chức, duy trì hai đội tế: đội tế nam quan tÕ vµo chÝnh giç, đội tế nữ quan tÕ vµo chiÒu h«m tr­íc để phụng sự Tổ những tiết tế trong năm, cháu chắt của Tổ xa gần, đã nhớ đến công ơn của Tổ để lại phúc ấm cho đời sau. Cho nên đã thành tâm đóng góp công sức, tiền của và hiện vật về để tu bổ, nâng cấp xây dựng khu nhà thờ Tổ được đẹp đẽ, khang trang, bề thế vững chắc. Vì “Thế Miếu” không những là nơi để mà thương, mà nhớ mỗi khi nghĩ về nguån gốc  của mình.
Những người có đời sống, vì sự nghiệp hoặc vì một lý do nào khác phải sống ở nơi đất khách quê người không khỏi có lúc chạnh lòng nhớ về đất Tổ những phút giây ấy hãy hướng về “Thế Miếu” của Họ và chắc chắn sẽ cảm thấy lòng mình thanh thản hơn, từ giữa thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 còn cháu tổ đời 12-13-14-15 đã có nhiều người giữ chức vụ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ quan nhà nước. Và đặc biệt một gia đình hai cha con là Bí thư tỉnh uỷ là Phạm Quang Lịch đời 12. Xứ uỷ Bắc Kỳ làm bí thư tỉnh uỷ Thái Bình năm 1993, con là Phạm Bái uỷ viên Trung ướng làm Bí thư tỉnh uỷ huyện Kiến Xương và con là Phạm Anh Đức đời thứ 13 làm chủ tịch huyện Kiến Xương. Gia đình có hai cha con làm chủ tịch xã là cụ Phạm Ảm đời 13, con là Phạm Bình đời 14 và còn nhiều người giữ chức vụ chủ  chốt như: cụ Phạm Thuần đời 12 là chủ  tịch tỉnh Phú Thọ; Phạm Tôn đời 12 chủ tịch lâm thời huyện Kiến Xương; Phạm Thị Minh đời 13 phó chủ tịch huyện Kiến Xương,…
Về học vấn của dòng họ: con cháu của Đức Thuỷ Tổ, cũng là dòng họ hiếu học. Thời kỳ phong kiến  chưa có ai đỗ trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Nhưng số người đỗ cử nhân, tú tài khá nhiều:
- Người đầu tiên là cụ Phạm Công Bình đời thứ 5 đỗ tú tái năm Mậu Tý. Vĩnh Thỉnh thứ 4 bổ nhiệm làm Phủ hiệu sinh.
- Cụ Phạm Công Nhâm 25 tuổi đỗ tú tài năm  Giáp Ngọ.
- Cụ Phạm Quốc Tạ đỗ tam trường năm Nhâm Tý
- Cụ Phạm Năng đõ tam trường năm Nhâm Tý
- Cụ Phạm Khắc Tiễn đời thứ 7 có  4 con làm  Tổng trưởng, tổng số có 5 con  và cháu đỗ tú tài.
- Cụ Phạm Tuấn Kiệt đỗ tú tài khoa Đinh dậu. Đến năm Minh mạng đỗ tú tài lần 2, được bổ nhiệm làm huấn đạo huyện Võ Giàng và Gia Lộc.
- Cụ Phạm Tốn đỗ tú tài 3 khoá: Nhâm dần, Quý mão và Nhâm tuất
- Cụ Phạm Tẩy đỗ tú tài  2 khoá năm Giáp tý và Mậu thìn
Thời Tự Đức 24 phong cho cụ làm “Lâm Sỹ Lang” cung phung và năm đầu Hàm Nghi đựơc phong “Chánh bát phẩm:… và còn rất nhiều cụ đỗ tú tài, cử nhân văn hay chữ tốt. Sở văn hoá đã lưu trữ nhiều bài văn thơ hay như cụ Phạm Ngô “Nhì Ngô), cụ Tú Diễn,…
Ngày nay, con cháu Tổ cũng đã có được học vị Tiến sĩ, thạc sĩ, có người trở thành nhà khoa học đang làm việc trong các viện nghiên cứu, số có bằng cử nhân thì không kể hết. Điều đáng mừng là thế hệ thanh thiếu niên hiện nay cứ đến tuổi là đựơc cắp sách tới trường, khí thế thi đua học tập giỏi đang thực sự sôi động trong lòng thế hệ trẻ. Con cháu Đức Thuỷ Tổ đã xác định được học là con đường sống, học là để lập thân, lập nghiệp, học để tạo dựng cuộc sống âm no cho mình – cho xã hội để xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Đến nay, con cháu Tổ đã ghi nhận được 4 danh hiệu nhà giáo ưu tú. Đó là Phạm Phóc Quý đời 12, Phạm Phóc Chấn đời 13, Phạm Phóc Hoà đời 14, Phạm Phóc Thanh Tản đời 14.
Vươn lên để sánh vai với người khác cùng phẩm chất ngay thẳng, trung thực, bao dung, vị tha trong cuộc sống, cái chính bao trùm là phẩm chất cao đẹp. Để phát huy truyền thống văn hoá và lòng hiếu học của con cháu trong dòng họ. Họ đã quyết định thành lập Hội khuyến học của dòng họ do ông Phạm Mẫn hội trưởng và ông Phạm Phóc Đức Thể  hội phó đã khai trương vào ngày 15/8/2009. Và các cháu thi đỗ đại học, cao đẳng được trường chứng nhận học giỏi gửi về Họ. Đến nay đã được các bậc ông bà, cha mẹ, anh chị em những người đi trước với tấm lòng tất cả vì thế hệ  trẻ đã gửi tiền đóng góp xây dựng quỹ khuyến học. Và thay mặt cho dòng họ gần xa hãy vì thế hệ trẻ nhiệt tình ủng hộ và đóng góp cho quỹ khuyến học của dòng họ lớn mạnh.
Họ tộc giữ được nề nếp gia phong bảo đảm tế lễ thường xuyên và điều hành mọi công việc của họ ngoài trưởng tộc ra còn có ban cán tộc ngay từ những ngày đầu xây dựng nhà thờ. Ngày đông chí tháng 11 Ất Tý họ đã quyết định cả ra ban cán tộc của dòng học gồm 4 người đó là cụ Hạt, cụ Pháp, cụ Phố, cụ Giang. Cứ đời trước truyền đời sau kế tiếp cho đến ngày nay ban cán tộc gồm:
Ông Phạm Phúc Sông Lô - Đời 13                    Trưởng ban
Ông Phạm Phúc Thiết       - Đời 12                             Thư ký
Ông Phạm Phúc Đức Thể - Đời 14                    Thủ quỹ kiêm phó ban
                                                                             KhuyÕn häc
Ông Phạm Phúc Mẫn          - Đời 13                 Uỷ viên, trưởng ban
                                                                              KhuyÕn hocl
Ông Phạm Phúc Hải Lý      - Đời 13                  Uỷ viên
Ông Phạm Phúc Lãm          - Đời 15                 Uỷ viên
Ông Phạm Phúc Hồng Thăng - Đời 14              Uỷ viên
Vẫn được duy trì để điều hành mọi công việc của Tổ: Tế, lễ, tu bổ, xây dựng và việc đối nội ngoại là trung tâm đoàn kết của dòng họ và địa phương, góp phần vào công cuộc xây dựng dòng họ đoàn kết và vững mạnh./.
























»»  Đọc tiếp

Lịch sử và truyền thống Họ Phạm Phúc

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 10 25, 2007 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Lịch sử và truyền thống
Họ Phạm Phúc Nam Huân
X· §×nh Phïng, HuyÖn KiÕn X­¬ng, TØnh Th¸i B×nh

LỜI NÓI ĐẦU
c thì có sử - Họ thì có phả tộc”

Tôi là Phạm Phúc Thiết - Hậu duệ đời thứ 12 của Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ.
    Từ năm 1997 dòng họ đã giao cho tôi thay mặt cho trưởng tộc để duy trìì nề nếp và điều hành mọi công việc của Tổ, của dòng họ vì trưởng tộc là Phạm Phúc Tiến Công đời thứ 14 lúc này còn nhỏ sau lớn lên đi công tác xa, tôi vừa thay trưởng tộc vừa là phó ban cán tộc của dòng họ kiêm thư ký.
Qua nghiên cứu phả tộc của dòng họ do cụ Sử Lược đời thứ tư, cụ Đồ Văn đời thứ 7, cụ Năm Hợp đời thứ 11 viết để lại nguồn gốc của tổ tiên bằng chữ Hán.
Đến năm 1996 được cụ Vũ Đình Ngạn ở thị trấn Thanh Nê (Kiến Xương) dịch ra chữ quốc ngữ. Qua đó đã có những tư liệu lịch sử, đồng thời thu thập các tin tức mà các cụ truyền lại.
Về phả hệ thì không thể viết ra đây được mà tôi chỉ tóm tắt nguồn gốc lịch sử và truyền thống dòng họ cho để con cháu Tổ biết, để uống nước nhớ nguồn mà tìm hiểu về quá khứ, hướng về cội nguồn, tỏ lòng tri ân với tổ tông, nhớ tới tổ tiên, tới ông bà cha mẹ đã sinh ra, dưỡng dục mình trưởng thành và cùng nhau xây dựng dòng họ đoàn kết, vững mạnh.
Trong việc biên soạn lịch sử và truyền thống dòng họ còng nhiều sự việc, nhiều con số chưa thể hiện lên được. Rất mong con cháu của Tổ cũng như các bạn đọc có điều còn thiếu sót xin được bổ xung tiếp.

Địa chỉ liên hệ:
Phạm Phúc Thiết
Thôn Nam Huân – xã Đình Phùng
huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình
Điện thoại: 0363 510 581             DĐ: 01642 069 453

Xin chân thành cảm ơn.



Lịch sử và truyền thống
Dòng họ Phạm Phúc

Xuân Tân Mão 2011 này – Dòng họ Phạm đã có 487 năm đón xuân trên đất làng Nang. Đúng như vậy, từ năm 1524 - dưới triều vua Lê Cung Hoàng hiệu Thống Nguyên, Đức Sơ Tổ đã rời quê cũ làng Nụ, Tổng Cam Đường, huyện Bất Bạt, Tỉnh Sơn Tây – nay là Hà Nội, cùng vợ và 3 con về mảnh đất hoang, mặn mới được biển bồi đắp lên lập ấp khai hoang.
Đức Sơ Tổ có 2 người con trai và 1 người con gái:
- Con trai cả: Phạm Vô Vi 13 tuổi
- Con trai thứ: Phạm Phúc Ngộ 11 tuổi
- Con gái thứ 3: Phạm Thị Vĩnh 9 tuổi
Đức Sơ Tổ Phạm Hiếu Đạo cùng với các dòng họ khác khai khẩn đất hoang và đặt tên làng mới lµ lµng Nụ, thôn Nam Đường, Tổng Nam Huân, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định. Nay là thôn Nam Đường, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trải qua bao vất vả của cuộc sống mưu sinh trên mảnh đất đồng bãi ven biển cùng với loạn lạc thời Mạc Phúc Nguyên nên Đức Sơ Tổ đã ra đi ở tuổi 54 vµo ngày 19 tháng 11 âm lịch năm 1553. Thi hài của Đức Sơ Tổ được án táng tại mả Nang, sau này được gọi là “Mộ Tổ Đôi Thôn”. Sau nhiều lần phụng lập tu bổ cho đến năm 2008 con cháu đã nâng cấp khu mộ cho Đức Sơ Tổ to đẹp trang trọng và vững chắc.
Từ khi Đức Sơ Tổ về đến  nay đã có 18 đời hậu duệ của người ra đời và trưởng thành. Cháu chắt, chút, chít không chỉ ở xã Nam Cao, Đình Phùng mà còn có mặt ở khắp nơi trên  mọi miền tổ quốc và cả nước ngoài. Đức Sơ Tổ là cội nguồn của họ Phạm xã Nam Cao và xã Đình Phùng. Người về lập nghiệp ở Nam Đường quê mới vừa tròn 30 năm thì qua đời, trong suốt 30 năm ấy, với đức tính cần cù chịu khó, hiền hậu, đã nuôi dạy các con khôn lớn trưởng thành bằng 2 bàn tay khai hoang phục vụ nơi đồng chua nước mặn lúc bấy giờ.
Kính thưa các cụ:
Đức Thuỷ tổ Phạm Phúc Ngộ - người con thứ  2 của Đức Sơ Tổ Phạm Hiếu Đạo là người sinh ra các thế hệ con cháu  ở thôn Nam Huân xã Đình Phùng hiện nay. Cụ sống cùng cha mẹ được 8 năm ở quê mới, đến năm 1532 niên hiệu Đại Chính - Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ của chúng ta đã nhường đất Nam Đường cho anh trai cả là cụ Phạm Vô Vi ở cùng với bố mẹ và em gái. Người đã cùng với 2 dòng họ Vũ - Nguyễn, sau này có thêm họ Trần, họ Đặng tất cả là 5 dòng họ ra khu đất mới để khai hoang lập lên làng mới có tên là làng Nang tổng  Nam Huân, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định – nay là xã Đình Phùng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Năm 1536 cụ xây dựng gia đình với cụ bà họ Đặng  và sinh ra 2 người con trai và 1 người con gái.
Con trai cả là cụ Công Xích thường gọi là cụ Trà Lâm tự Thuần Đốc.
Con thứ 2 là cụ Công Giới thường gọi là Hoa tự Phúc Nhân
Con thứ 3 nay là Tổ Cô
Sau khi sinh 3 người con, cụ bà mắc trọng bệnh và mất nhằm ngày 15 tháng 10 âm lịch, lúc đó cụ mới có 24 tuổi. Cụ ông trong cảnh gà trống nuôi con vất vả về sau cụ phải lấy bà kế giúp cụ trông nom chăm sóc dạy dỗ các con khôn lớn trưởng thành.
Vào thời nhà Mạc hỗn loạn, Vua quan tranh giành lẫn nhau, giặc cỏ nổi lên cướp bóc ức hiếp dân thường khắp nơi. Ngày 09 tháng 8 năm 1550 giặc cỏ do tướng quận Úc cầm đầu chia làm 2  mũi đánh vào làng (một mũi từ Minh Giám qua Rưỡng Thông, một mũi từ Lịch Bài – Quang Lịch) Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ đã cùng nhân dân các dòng họ chống cự quyết liệt nhưng thế giặc quá mạnh, quân đông, Đức Thuỷ Tổ đã hy sinh trên 1 gò đất cao. Lúc giặc đến, mẹ kế và anh đã đi lánh nạn, chỉ còn lại cụ Công Giới, người con thứ 2 lúc này mới có 12 tuổi quanh quẩn bên cha, đến khi giặc quay trở lại, cụ đã lấy máu cha bôi lên người, lấy xác cha đè lên người mình giả chết dể đánh lừa giặc. Khi chúng bỏ đi rồi cụ công Giới đi tìm mẹ kế và anh trai về để chôn cất cho cha, đến khi tìm được mẹ và anh về đến chỗ cha thì mối đã đùn lên thành mộ. Cho rằng trời đã an táng cho Người nên hai cụ và mẹ kế không đưa đi chỗ khác nữa mà đắp thêm đất vào thành mộ. Người ra đi khi vừa 37 tuổi để lại ba người con thơ dại. Từ đó ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm trở thành ngày giỗ Tổ của họ Phạm Phúc.
Kể từ khi Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ về dựng nghiệp và từ lúc người hy sinh đến nay đã gần 5 thế kỷ, trong gần 5 thế kỷ đã có 17 đời hậu duệ của người ra đời. Và 17 đời con cháu nối chí Đức Thuỷ Tổ ra sức cùng con cháu các dòng họ khác trong làng, vun đắp cho mảnh đất làng Nang – nơi mà người đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu của mình trở thành một địa danh, một địa chỉ nổi tiếng. Chẳng những trong vùng biết đến mà ngay cả 1 số nước láng giêng cũng biết đến làng Nang nơi làm ra sản phẩm gai vó do chính con dâu của Đức Thuỷ Tổ là cụ Nguyễn Thị Nhất Nương - người thôn Chu Trình, Thuỵ Anh nay là huyện Thái Thuỵ đem về truyền dạy. Lúc đó nghề tuy tầm thường nhưng thu lãi lớn, nhân dân có nghề để sinh nhai. Đời đã xa mà dân vẫn nhớ công ơn gần 300 năm đến năm Bảo Đại thứ 10, ngày 15 tháng 8 toàn dân mới truy tư kỷ niệm thờ cúng muôn đời.
Họ Phạm Phúc còn được một số triều đại nhà Lê, nhà Mạc, nhà Nguyễn biết đến vì chính Đức Thuỷ Tổ và các con cháu của người đã có công giúp các triều đại giữ được ngôi vị làm nên nghiệp lớn. Họ Phạm Phúc và hàng chục sắc phong của các triều đại trên. Nhưng sắc phong nổi tiếng đầu tiên cho Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ đó là sắc phong thần “Phạm Đại Lang Minh Nghị Đại Tướng Quân” do vua  Lê Hiển Tông truy tặng năm 1750 vì đã có công giết giặc giữ gìn non sông xã tắc. Đến năm 1803, nhà thờ Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ được xây dựng xong, nhà thờ được gọi là “Thế Miếu”, đồng thời được phép dựng bia hai chữ : “Hạ M· ở trước cổng có nghĩa bất cứ ai đi qua đều phải xuống ngựa.
Đời thứ 3 cụ Phạm Thu Trung đi Cao Bằng, Lạng Sơn dẹp giặc, sau chuyển về miền trung hoà xã Động Trung phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
“Phụng thờ vị tôn thần Lê  triều nam đạo thừa chính sở, Ty thừa chính  sở sứ Thọ khang. Phạm phủ quân” đã có công giúp nước giúp dân rất là linh ứng nay nhân lễ mừng thọ tứ thần đại khánh tiết của trẫm ban cho tờ bảo chiến gia ơn long trọng đằng trạch cho cách bách thần. Vậy gia phong là Đức Bảo Trung Bảo Trung Hưng linh phù tôn thần. Chuẩn y cho phùng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ gìn giữ cho nhân dân kính vậy thay. Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9.
Đời thứ 5 cụ Phạm Ngũ Đạt đựoc phong Nam tước. Sắc phong của cụ được dịch Ngũ Đạt làm chức phụng thị lại dâng tiền để chi dùng cho việc nước. Vậy chuyển giao cho chức Điền lại tước Nam nay phong cho làm Trung nghĩa Nam tước ở viện Thiền sự. Nay sắc chỉ ngày 25 tháng 6 năm Cảnh Hưng thứ 22 (Chân Định là một phần của Kiến Xương sau này).
“Chế độ phong kiến có 5 tước: Công - Hầu – Bá - Tử - Nam
Đến đời thứ 7, cụ Phạm Hữu Độ (tức Phu) thời vua Cảnh Hưng, bốn phương có giặc cụ phải nghỉ học đi lính. Khi nhà Lê suy vong, Tây Sơn lên ngôi đã phong cụ là “Bình Bắc Đại Tướng Quân Thái An quận công”. Cụ về nghỉ đến  năm Gia Long thứ 8 cụ trở lại lính, cụ làm đồn trưởng thành Quy Nhơn. Khi Gia Long thất trận chạy ra biển, trong gió to sóng lớn cụ đã cứu được vua Gia Long.
Với công cứu  Vua thoát nạn, đã phong chức cho cụ “Tiền đồn cơ, Tiền tiếp cơ, Thập nhị cơ, chánh xuất đội trưởng” phong tước “Phu Tài Bá”. Năm Minh Mạng thứ 2, được phong là “Phu Tài Hầu”. Sau này cháu con gọi là “Cụ Hầu”. 12 năm làm quan, từ Gia Long thứ 8 đến Minh Mạng thứ 2 cụ đã qua đời và được đưa về quê an táng. Nay mộ phần nằm giữa nghĩa trang Đình Phùng.
Đời thứ 8, cụ Phạm Kha được nhà vua phong chức “Tư lễ giám tả, Giám thừa trị nội Lệnh sử nhất triều. Năm 14 tuổi cụ đã xuất thân thụ giám ban quản phẩm tòng vương phủ. Năm cảnh Hưng thứ 43 là năm là năm Canh Dần, Trịnh đoan vương tổ mẫu sinh tôn tử cử cụ đi Thanh Hoá Nghệ An cai quản mọi xứ. Cụ không quen rừng thiêng nước độc nên đã qua đời.
Về sau nữa các lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp như Đề Thám, Phan Ba Vành cũng phải ghi công con cháu Đức Thuỷ Tổ. Lúc đó cụ Phạm Hồ và nhiều con cháu của Đức Thuỷ Tổ cầm gương theo nghĩa quân giết giặc lập công…
Sau khi phong trào Cần Vương của các sỹ phu yêu nước, lãnh tụ nông dân và của giai cấp tư sản hoàn toàn thất bại , sứ mạng lịch sử Việt Nam đã chuyển sang giai cấp vô sản do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thì con cháu họ Phạm Phúc lại nổi danh được nhiều người biết đến. Ngay từ năm 1929, 4 cháu đời thứ 12 của Đức Thuỷ Tổ là Phạm Quang Lịch, Phạm Lợi, Phạm Đích, Phạm Thuần là những người đầu tiên lập nên một trong những chi bộ Đảng đẩu tiên của tỉnh Thái Bình. Trong đó tiêu biểu nhất là ông Phạm Quang Lịch vừa là xứ uỷ Bắc Kỳ và là Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Thái Bình năm 1933. Người đã hy sinh cả tính mạng và một phần tài sản của mình cho cách mạng, người mà các chiến sỹ cách mạng tiền bối của Đảng cộng sản trong nhà tù Hoà Lò đã gọi “Bành bái Việt Nam”. Và tại chính ngôi “thế miếu” này, năm 1930 ông Phạm Quang Lịch đã tự tay đốt hết văn tự ghi nợ của nhà mình, xoá hết nợ cho người vay. Cuộc diễn thuyết tháng 11 năm 1930 do chi bộ Nam Huân tổ chức để kỷ niệm cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải cũng diễn ra ở đây.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công sau đó là cuộc kháng chiến thần kỳ chống thực dân Pháp thì cả tỉnh, huyện lại biết đến làng nang tức Nam Huân bởi con cháu họ Phạm Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng con cháu các họ khác tỏng xã biến Đình Phùng thành căn cứ du kích vào loại kiên cường nhất Kiến Xương. Cũng tại ngôi “Thế Miếu” này đã trở thành xưởng chế tạo vũ khí của quân giới và là nơi cất dấu vũ khí của bộ đội. Vì thế “Thế Miếu” họ Phạm Phúc được nhà nước cấp tỉnh công nhận di tích lịch sử và được thủ Tướng Chính Phủ  tặng bằng khen.
Vinh dự cho dòng họ, cụ Phạm Lênh đời 12 là chỉ huy trưởng quân sự xã Đình Phùng được đi dự tổng kết chiến tranh du kích ngày 13/7/1952 tại Việt Bắc. Được Bắc Hồ gửi thư khen ngợi nhân dân xã Đình Phùng, cụ Phạm Lênh được Bắc tặng “huy hiệu Bác Hồ” và được tặng huy hiệu “Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam”.
Xã Đình Phùng trong đó có sự đóng góp của con cháu và họ Phạm Phúc năm 2001 được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi cả nước ta lại  phải lao vào cuộc trường chinh chống Mỹ, hai mươi năm trời con cháu họ Phạm Phúc lại cùng cả nước hành quân ra trận. Đã có hai mươi cháu chắt của Đức Thuỷ Tổ được công nhận là lão thành cách mạng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ có hàng nghìn thanh niên trai tráng đã lên đường nhập ngũ vào thanh niên xung phong, chiến đấu và phục vụ trên các mặt trận. Trong hai cuộc chiến đấu trường kỳ ấy Đức Thuỷ Tổ đã hiến dâng cho đất nước hàng trăm liệt sỹ, là cháu chắt chút chít của Tổ và được nhận năm danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Đó là mẹ Phạm Thị Giữa, Phạm Thị Cả, Phạm Thị Vui, Phạm Thị Cúc, Phạm Thị  Thảnh. Được nhận một danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang đó là Trung tướng Phạm Phú Thái đời thứ 13. Con cháu của Tổ đã có hai người đựơc phong hàm cấp Tướng là Phạm Luận tức Nguyễn Nam - thiếu tướng đời thứ 12 và Phạm Phú Thái trung tướng đời thứ 13. Có 18 sỹ quan thượng, đại tá. Còn hàng trăm cháu chắt của Tổ là cán bộ sỹ quan trung, sơ cấp đang công tác tại các đơn vị lực lượng vũ trang và lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan nhà nước hoặc đã nghỉ hưu. Để đền đáp công ơn của Đức Thuỷ Tổ, ngày 25 tháng 11 năm Nhâm Tý (1803), các cụ cùng toàn thể con cháu trong họ đồng lòng quyết định xây nhà thờ Tổ. Đến năm Minh Mạng thứ 5 năm Giáp Ngọ thì đã xây dựng xong 5 gian nàh thờ trong gọi là hậu cung.
Giờ Kỷ Tụ ngày Giáp Thân tháng 12 năm Ất Sửu (1806) xây dựng nhà ngoài gọi là bái đường. Đến  ngày Kỷ dậu 26 tháng 7 năm Bính Ngọ, họ tổ chức lễ khánh thành, ngày 27 tháng 7 rước Tổ về an vị.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng đã tàn phá đót cháy hết, hoà bình lập lại con cháu Tổ quyết định xây dựng lại nàh thờ từ năm 1956 năm  gian hậu cung, nhà bái đường năm 1992 làm được 5 gian, đến năm 2007 con cháu Tổ nâng cấp lên vững chắc và to đẹp khang trang cho đến nay. Về phần mộ Đức Thuỷ Tổ ông và Đức Thuỷ Tổ bà vì điều kiện kinh tế sau chiến tranh còn hạn hẹp đến năm 1975 con cháu mới xây dựng, phung lập. Và đến năm 1995 đã được tu bổ và nâng cấp lần thứ nhất. Nhưng đến năm 2010 nguyện vọng của con cháu Tổ xa gần phải nâng cấp 2 khu mộ của Đức Thuỷ Tổ để xứng với công lao, truyền thống lịch sử của Tổ xứng với một dòng họ đông con nhiều cháu. Con cháu đồng tâm nhất trí đóng góp tiền của để tu bổ, nâng cấp, tôn tạo. Đã có nhiều con cháu Tổ gần xa đã phát tâm công đức đã gửi tiền của về để xây dựng hai khu mộ đã được khởi công ngày 12/10 năm Canh Dần và hoàn thành ngày 24/12 năm Canh Dần (2010) được bề thế vững chắc và to đẹp.
Về lễ tiết gia phong của dòng họ hàng năm: Họ tổ chức 6 tiết tế trong năm
- Tế xuân đầu năm 3-4 tháng giêng
- Tế Thanh Minh
- Tế giỗ Đức Thuỷ Tổ «ng vµo ngµy  9-8 âm lịch.
- Tế giỗ Đức  Thuỷ Tổ bà: 15-10 âm lịch
- Tế giỗ tổ bà Gai Vó 15-8 âm lịch
- Tế tiết Đông chí.
Tất cả các tiết tế phân công cho các chi, các phái sửa lễ tế Tổ.
Họ đã tổ chức, duy trì hai đội tế: đội tế nam quan tÕ vµo chÝnh giç, đội tế nữ quan tÕ vµo chiÒu h«m tr­íc để phụng sự Tổ những tiết tế trong năm, cháu chắt của Tổ xa gần, đã nhớ đến công ơn của Tổ để lại phúc ấm cho đời sau. Cho nên đã thành tâm đóng góp công sức, tiền của và hiện vật về để tu bổ, nâng cấp xây dựng khu nhà thờ Tổ được đẹp đẽ, khang trang, bề thế vững chắc. Vì “Thế Miếu” không những là nơi để mà thương, mà nhớ mỗi khi nghĩ về nguån gốc  của mình.
Những người có đời sống, vì sự nghiệp hoặc vì một lý do nào khác phải sống ở nơi đất khách quê người không khỏi có lúc chạnh lòng nhớ về đất Tổ những phút giây ấy hãy hướng về “Thế Miếu” của Họ và chắc chắn sẽ cảm thấy lòng mình thanh thản hơn, từ giữa thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 còn cháu tổ đời 12-13-14-15 đã có nhiều người giữ chức vụ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ quan nhà nước. Và đặc biệt một gia đình hai cha con là Bí thư tỉnh uỷ là Phạm Quang Lịch đời 12. Xứ uỷ Bắc Kỳ làm bí thư tỉnh uỷ Thái Bình năm 1993, con là Phạm Bái uỷ viên Trung ướng làm Bí thư tỉnh uỷ huyện Kiến Xương và con là Phạm Anh Đức đời thứ 13 làm chủ tịch huyện Kiến Xương. Gia đình có hai cha con làm chủ tịch xã là cụ Phạm Ảm đời 13, con là Phạm Bình đời 14 và còn nhiều người giữ chức vụ chủ  chốt như: cụ Phạm Thuần đời 12 là chủ  tịch tỉnh Phú Thọ; Phạm Tôn đời 12 chủ tịch lâm thời huyện Kiến Xương; Phạm Thị Minh đời 13 phó chủ tịch huyện Kiến Xương,…
Về học vấn của dòng họ: con cháu của Đức Thuỷ Tổ, cũng là dòng họ hiếu học. Thời kỳ phong kiến  chưa có ai đỗ trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Nhưng số người đỗ cử nhân, tú tài khá nhiều:
- Người đầu tiên là cụ Phạm Công Bình đời thứ 5 đỗ tú tái năm Mậu Tý. Vĩnh Thỉnh thứ 4 bổ nhiệm làm Phủ hiệu sinh.
- Cụ Phạm Công Nhâm 25 tuổi đỗ tú tài năm  Giáp Ngọ.
- Cụ Phạm Quốc Tạ đỗ tam trường năm Nhâm Tý
- Cụ Phạm Năng đõ tam trường năm Nhâm Tý
- Cụ Phạm Khắc Tiễn đời thứ 7 có  4 con làm  Tổng trưởng, tổng số có 5 con  và cháu đỗ tú tài.
- Cụ Phạm Tuấn Kiệt đỗ tú tài khoa Đinh dậu. Đến năm Minh mạng đỗ tú tài lần 2, được bổ nhiệm làm huấn đạo huyện Võ Giàng và Gia Lộc.
- Cụ Phạm Tốn đỗ tú tài 3 khoá: Nhâm dần, Quý mão và Nhâm tuất
- Cụ Phạm Tẩy đỗ tú tài  2 khoá năm Giáp tý và Mậu thìn
Thời Tự Đức 24 phong cho cụ làm “Lâm Sỹ Lang” cung phung và năm đầu Hàm Nghi đựơc phong “Chánh bát phẩm:… và còn rất nhiều cụ đỗ tú tài, cử nhân văn hay chữ tốt. Sở văn hoá đã lưu trữ nhiều bài văn thơ hay như cụ Phạm Ngô “Nhì Ngô), cụ Tú Diễn,…
Ngày nay, con cháu Tổ cũng đã có được học vị Tiến sĩ, thạc sĩ, có người trở thành nhà khoa học đang làm việc trong các viện nghiên cứu, số có bằng cử nhân thì không kể hết. Điều đáng mừng là thế hệ thanh thiếu niên hiện nay cứ đến tuổi là đựơc cắp sách tới trường, khí thế thi đua học tập giỏi đang thực sự sôi động trong lòng thế hệ trẻ. Con cháu Đức Thuỷ Tổ đã xác định được học là con đường sống, học là để lập thân, lập nghiệp, học để tạo dựng cuộc sống âm no cho mình – cho xã hội để xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Đến nay, con cháu Tổ đã ghi nhận được 4 danh hiệu nhà giáo ưu tú. Đó là Phạm Phóc Quý đời 12, Phạm Phóc Chấn đời 13, Phạm Phóc Hoà đời 14, Phạm Phóc Thanh Tản đời 14.
Vươn lên để sánh vai với người khác cùng phẩm chất ngay thẳng, trung thực, bao dung, vị tha trong cuộc sống, cái chính bao trùm là phẩm chất cao đẹp. Để phát huy truyền thống văn hoá và lòng hiếu học của con cháu trong dòng họ. Họ đã quyết định thành lập Hội khuyến học của dòng họ do ông Phạm Mẫn hội trưởng và ông Phạm Phóc Đức Thể  hội phó đã khai trương vào ngày 15/8/2009. Và các cháu thi đỗ đại học, cao đẳng được trường chứng nhận học giỏi gửi về Họ. Đến nay đã được các bậc ông bà, cha mẹ, anh chị em những người đi trước với tấm lòng tất cả vì thế hệ  trẻ đã gửi tiền đóng góp xây dựng quỹ khuyến học. Và thay mặt cho dòng họ gần xa hãy vì thế hệ trẻ nhiệt tình ủng hộ và đóng góp cho quỹ khuyến học của dòng họ lớn mạnh.
Họ tộc giữ được nề nếp gia phong bảo đảm tế lễ thường xuyên và điều hành mọi công việc của họ ngoài trưởng tộc ra còn có ban cán tộc ngay từ những ngày đầu xây dựng nhà thờ. Ngày đông chí tháng 11 Ất Tý họ đã quyết định cả ra ban cán tộc của dòng học gồm 4 người đó là cụ Hạt, cụ Pháp, cụ Phố, cụ Giang. Cứ đời trước truyền đời sau kế tiếp cho đến ngày nay ban cán tộc gồm:
Ông Phạm Phúc Sông Lô - Đời 13                    Trưởng ban
Ông Phạm Phúc Thiết       - Đời 12                             Thư ký
Ông Phạm Phúc Đức Thể - Đời 14                    Thủ quỹ kiêm phó ban
                                                                             KhuyÕn häc
Ông Phạm Phúc Mẫn          - Đời 13                 Uỷ viên, trưởng ban
                                                                              KhuyÕn hocl
Ông Phạm Phúc Hải Lý      - Đời 13                  Uỷ viên
Ông Phạm Phúc Lãm          - Đời 15                 Uỷ viên
Ông Phạm Phúc Hồng Thăng - Đời 14              Uỷ viên
Vẫn được duy trì để điều hành mọi công việc của Tổ: Tế, lễ, tu bổ, xây dựng và việc đối nội ngoại là trung tâm đoàn kết của dòng họ và địa phương, góp phần vào công cuộc xây dựng dòng họ đoàn kết và vững mạnh./.
























»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi