Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

31 tháng 5, 2010

Thư ngỏ của TTBLL khóa V

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 5 31, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Thư ngỏ của TTBLL họ Phạm Khóa V

Kính gửi các vị trong BLL các địa phương và các Hội đồng gia tộc!

Để chuẩn bị nhân sự BLL họ Việt Nam khóa VI sẽ họp tại Ninh Bình cuối tháng 8/2010 Chúng tôi kính đề nghị các BLL, các HĐGT tộc giới thiệu cho TTr. BLL những vị có đủ điều kiện tham gia BLL họ Phạm Khóa VI.
Tiêu chuẩn Ủy viên BLL như sau căn cứ vào “Qui chế Tổ chức và hoạt động của BLL họ Phạm khóa V” là: Những vị được cử vào BLL họ Phạm Việt Nam là những vị họ Phạm có tâm huyết nhiệt tình với dòng họ, có sức khoẻ và có điều kiện cho hoạt động Việc họ. Cụ thể là:
1. Có tâm huyết nhiệt tình với dòng họ
2. Có sức khoẻ
3. Có điều kiện cho hoạt động Việc họ
(xin giải thích thêm về tiêu chí 3: Có điều kiện cho hoạt động dòng họ gồm hoàn cảnh gia đình cho phép, biết sử dụng máy tính, có điện thoại để bàn/di động, có Email càng tốt. Với các vị chọn vào Thường trực BLL thì nhất thiết phải có Email và biết sử dụng máy tính.)
Chú ý: Mỗi BLL hoặc HĐGT có thể giới thiệu một số người vào BLL
và các Ban chuyên môn

Khi gửi danh sách mỗi vị điền vào “Sơ yếu lí lịch” gồm các thông só sau:
- Họ và tên(cả bí danh): ……………………………………………………….
- Năm sinh: ……………………………………………………………………
- Quê quán: ……………………………………………………………………
- Thuộc BLL hoặc HĐGT nào: ……………………………………………….
- Thâm niên hoạt động dòng họ: ………………………………………………
- Tóm tắt quá trình công tác (bao gồm chức vụ/quân hàm cao nhất)
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
- Khả năng có thể tham gia vào Ban chuyên môn nào (Ban Tài chính/Ban Lễ Tân/Ban Thông tin tư liệu/BBT Bản tin nội tộc/BBT trang Web)

Hạn cuối cùng nhận danh sách đề cử về nhân sự: 31/7/2010
Địa chỉ nhận Danh sách: Ông Phạm Cầu, Phó Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam:
Số 6 ngõ 85 phố Trung Kính, F. Trung Hòa, Q. Cầu giấy, Hà Nội
Điên thoại: 04.37843321.

TM TTr.BLL họ Phạm Khóa V
Trưởng Ban
PGS.TS. Phạm Đạo
»»  Đọc tiếp

Chủ tịch Hiệp hội Luật các nước ASEAN

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 5 31, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Luật gia Phạm Quốc Anh
được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Luật các nước ASEAN

Ngày 15 tháng 10 năm 2009, Đại hội lần thứ X Hiệp hội luật các nước ASEAN (ALA) với chủ đề “Hiến chương ASEAN - đưa ASEAN lên tầm cao mới” chính thức khai mạc tại khách sạn Sheraton (Hà Nội). Đến dự Đại hội có đại diện cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tham dự Đại hội có hơn 200 đại biểu nước ngoài đến từ các nước trong khối ASEAN và 100 đại biểu trong nước. Đây là sự kiện chính trị pháp lý, đối ngoại quan trọng của giới luật gia Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam.
Sau 3 ngày làm việc đầy trách nhiệm, chiều ngày 17.10.2009, Đại hội đồng Hiệp hội Luật các nước ASEAN (ALA) lần thứ X chính thức bế mạc trong không khí thắm tình hữu nghị. Theo quy tắc luân phiên của Hiệp hội luật các nước ASEAN, Đại hội đồng ALA đã bầu Luật gia Phạm Quốc Anh - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam giữ chức Chủ tịch ALA nhiệm kỳ 2009 - 2011.
ALA là một tổ chức phi Chính phủ lớn trong khu vực ASEAN được thành lập năm 1979 tại Jakarta, Indonesia. Khi thành lập, Hiệp hội gồm có đại diện của 5 nước tham gia là Indonesia, Malaysia, Philipipnes, Singapore và Thái Lan. Cho tới nay ALA đã có 9 thành viên bao gồm: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipipnes, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia.
Hiệp hội được thành lập nhằm tạo ra một mái nhà chung cho toàn thể các luật gia, luật sư, các giáo viên luật, những người hành nghề luật trao đổi, chia sẻ và cùng nhau thúc đẩy sự phát triển chung của hệ thống pháp luật của cộng đồng ASEAN.
Phát biểu tại lễ bế mạc, tân Chủ tịch ALA Phạm Quốc Anh nói: "Được Đại hội đồng giao cho trọng trách trong thời điểm lịch sử này, chúng tôi hiểu rằng, sứ mệnh này sẽ không thể thực hiện được, nếu không có được sự đồng tâm, hợp tác chặt chẽ của các thành viên ALA. Chúng tôi tin tưởng rất nhiều vào sự giúp đỡ thân tình, hợp tác hiệu quả từ phía các Uỷ ban ALA, các quốc gia, từ các vị Chủ tịch, Tổng thư ký qua các nhiệm kỳ. Về phía mình, Hội Luật gia Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để làm tròn trách nhiệm mà Hiệp hội luật các nước ASEAN giao cho. Hy vọng rằng, Hiệp hội của chúng ta sẽ có những bước phát triển hơn nữa, trên nền tảng Hiến chương ASEAN...".
Luật gia Phạm Quốc Anh, sinh ngày 11/04/1940, quê quán Xã Bình Mình, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hiện ông đang là Đại biểu Quốc hội khoá XII (nhiệm kỳ 2007-2012), là Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Luật các nước ASEAN (ALA). Ông nguyên là Phó chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam khoá V (2004-2009), đây là một tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.
Với những kiến thức về Luật đã tích luỹ được, Ông đã đóng góp nhiều vấn đề về Pháp luật cho Quốc hội, Chính phủ, các Tổ chức và cho các Doanh nghiệp lớn.
Tại buổi Lễ ký thoả thuận khung về hợp tác giữa Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Hội Luật gia Việt Nam đã diễn ra ngày 04 Tháng 9 năm 2007 tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. Hoạt động này nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh của hãng.

Trong buổi Lễ, ông cho biết, với các Doanh nghiệp lớn, có tầm ảnh hưởng rộng rãi như Vietnam Airlines, khi gia nhập sân chơi toàn cầu cần phải am hiểu luật pháp trong và ngoài nước. Lâu nay, hãng đã xảy ra chuyện này chuyện khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, điển hình là vụ kiện ở Rome (Italy), mà lẽ ra, Vietnam Airlines cần chủ động phòng ngừa.

" Hội Luật gia Việt Nam với hơn 36.000 hội viên, trong đó có cả hội viên ở nước ngoài, chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng, hạn chế thấp nhất thiệt hại phát sinh", ông Anh cam kết.

Phạm Đình Điểu - Tổng hợp
»»  Đọc tiếp

26 tháng 5, 2010

Phạm Thị Mỹ Lệ - Một doanh nhân năng động

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 5 26, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Người sáng lập KingBee Media

Sau 4 năm “thai nghén”, đến nay chị Phạm Thị Mỹ Lệ đã thoát khỏi cái bóng “ông đồ già” L&A để bước vào một lĩnh vực đầy năng động với “cô đào trẻ” KingBee Media.

Hẹn gặp chị đúng ngày KingBee Media tròn 1 tháng tuổi. Mặc dù đã hơn 1 năm kể từ ngày gặp chị với tư cách là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần L&A, nhưng trông chị vẫn trẻ trung. Hỏi lý do, chị bảo rằng, mình đã thoát ra khỏi cái bóng “ông đồ già” của L&A và bước vào một lĩnh vực truyền thông đầy năng động với KingBee Media được ví như một “cô đào trẻ” nên tự nhiên cũng trẻ ra.
Điều gì làm chị thay đổi quyết định sang trang mới với KingBee Media, có phải chị đã chán L&A?
Nói chính xác hơn là tôi muốn thay đổi, muốn cái mới. Với lại truyền thông là mảng mà tôi rất thích. Thật ra, ý tưởng làm truyền thông đã được “thai nghén” từ năm 2006, khi trang mạng việc làm Jobviet ra đời, vốn là một trong những hoạt động của L&A.
Về L&A, hiện nay cũng đã có vị thế tốt và nằm trong tốp dẫn đầu thị trường. L&A đã đi vào ổn định, với những khách hàng lớn và trung thành. Công ty cũng đã có chiến lược phát triển lâu dài bền vững và sẽ phát triển theo lộ trình. Tuy nhiên, chúng tôi cần có những nhân lực điều hành mới để tăng thêm tính sáng tạo, tăng khả năng mở rộng Công ty. Hiện nay, tôi vẫn là cổ đông lớn nhất của L&A và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Tôi chỉ không điều hành thôi.
Lĩnh vực truyền thông của Việt Nam đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt, vậy KingBee Media sẽ đi theo hướng nào?
Truyền thông đa phương tiện, nhưng nền tảng chính là truyền thông internet. Hiện nay, nhu cầu về tiếp thị trực tiếp và trực tuyến đã mở rộng. Tuy nhiên khó để triển khai chúng ở phương thức truyền thống là báo giấy, đài, truyền hình. Đã có nhiều doanh nghiệp đang hướng tới mạng xã hội, KingBee Media ra đời với mong muốn là một kênh kết nối và đáp ứng đủ nhu cầu của giới doanh nghiệp cũng như các bạn trẻ.
Cụ thể, KingBee Media sẽ hoạt động như thế nào?
KingBee Media đang nắm trong tay 2 kênh truyền thông. Một là Motibee.com, web cộng đồng với nội dung phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Đây là một mạng xã hội với 150.000 thành viên từ 18 đến dưới 27 tuổi và 120.000 thành viên từ 27 đến 35 tuổi, đa phần đang học và làm việc tại TP.HCM và Hà Nội. Hai là Công Sở 360o, ấn phẩm quảng cáo phát hành mỗi tháng 20.000 bản đến giới công sở tại TP.HCM. Trước mắt, chúng tôi đã kết nối được ấn phẩm, website và điện thoại di động. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn kết nối thêm một kênh nữa là màn hình internet tivi.
Nhiều trang mạng lớn đang vào Việt Nam và hầu như không tính phí. Chị phát triển lĩnh vực truyền thông qua internet liệu có cạnh tranh nổi với họ?
Nhiều trang mạng khác của Việt Nam chuyên về kết nối sẽ gặp khó khăn với các ông lớn này. Nhưng Motibee là một trường hợp khác. Motibee cũng là trang mạng kết nối nhưng thiên về nội dung và nội dung này là do cộng đồng đóng góp. Thông tin về nội dung thì luôn có những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ. Đây là những lợi thế và là “áo giáp” cho Motibee.com khi va chạm với các mạng xã hội lớn như Facebook, LinkedIn... Trước khi quyết định mở công ty theo kiểu này, tôi suy nghĩ rằng, “mình làm việc địa phương nhưng phải nghĩ toàn cầu” nên đã tính trước mọi vấn đề.

Khách hàng có thể tìm thấy gì ở những kênh này?
Motibee.com mang lại những giá trị mà giới trẻ đang tìm kiếm như học bổng, việc làm, kết giao với những người cùng nghề, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng, quà tặng và thẻ chiết khấu mua hàng...
Mặt khác, đối với nhà doanh nghiệp, đặc biệt là chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang này là kênh giúp họ tiếp cận trực tiếp với khách hàng qua các loại dịch vụ như tiếp thị trực tiếp qua email/SMS/forum/blog, điều tra trực tuyến… với ngân sách tiếp thị không lớn nhưng hiệu quả lại đo đếm được một cách khá cụ thể và độc lập.
Công Sở 360o là cẩm nang hữu ích cho các bạn trẻ khi tìm kiếm các phiếu quà tặng và chương trình khuyến mãi giảm giá, các thông tin dịch vụ sản phẩm mới cho bản thân họ hoặc cho công ty của họ. Bên cạnh đó, họ còn đọc được những chia xẻ kinh nghiệm nghề nghiệp hữu ích được chọn lọc từ các nội dung hay trong cộng đồng Motibee.
Như vậy, với KingBee Media lợi nhuận thu được sẽ đến từ đâu?
Sẽ đến từ hai nguồn, từ thành viên và doanh nghiệp. Đối với thành viên đa số là miễn phí, chủ yếu trước mắt thu ở hai dịch vụ là phí thành viên hằng năm và phí tìm việc làm thêm.
Nguồn thu khác đến từ doanh nghiệp như đăng tin và quảng cáo trên Motibee hoặc trên Công Sở 360o. Khác biệt của KingBee Media là đa số các dịch vụ này đều thu tiền sau. Ví dụ: Sau khi các thành viên được nhận học bổng từ Motibee đến các trường, hoặc trung tâm để học, các trung tâm này sẽ chia lại phần trăm cho KingBee. KingBee cũng cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện, làm PR, sản xuất bản tin cho doanh nghiệp… Nói chung, nhiều dịch vụ của KingBee Media có thể kiếm tiền.
Chị kỳ vọng sau bao lâu KingBee Media sẽ vượt qua L&A?
Mặc dù mới ra đời được 1 tháng, nhưng thực sự nó đã được chạy thử nghiệm từ 2 năm trước đây. Doanh số hiện tại đã có và không đến nỗi tệ. Sự phát triển của lĩnh vực truyền thông, đặc biệt là trên nền internet, có khả năng bùng nổ rất mạnh. Hy vọng KingBee Media cũng sẽ như vậy. Kế hoạch là khoảng 5 năm nữa KingBee Media sẽ vượt qua L&A.
Chị đã gây dựng L&A trong thời gian khá dài và có được những cộng sự xuất sắc, trong khi với KingBee Media là hoàn toàn mới. Vậy chị xoay xở như thế nào?
Tôi đã chuẩn bị cho sự ra đời của KingBee từ 2 năm trước. Việc chuyển giao ở L&A cũng được bắt đầu từ thời điểm đó. Hiện nay, KingBee Media vẫn ở trong giai đoạn đầu nên tôi vẫn phải điều hành. Sau khi KingBee Media ổn định, tôi sẽ chuyển giao và giám đốc điều hành cũng sẽ là một người khác.
Tại sao chị đặt tên công ty là KingBee và mạng cộng đồng là Motibee?
Là vua ong và những con ong năng động. Lúc trước định đặt là Queenbee nhưng tên này đã bị đăng ký nên đành lấy tên là KingBee. Lấy chữ “King” cho nó không bị “âm thịnh dương suy”, cho mau có lời ấy mà.

NCDT
»»  Đọc tiếp

23 tháng 5, 2010

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 5 23, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan


Vóc dáng nhỏ nhắn, tóc búi cao, gương mặt hiền hậu, bà Phạm Chi Lan mang dáng dấp của một nhà giáo hơn là một chuyên gia kinh tế cấp cao của Chính phủ. Thế nhưng, đằng sau vóc dáng mảnh mai đó là một trí tuệ sắc sảo, một nghị lực mạnh mẽ, một cái tâm trong sáng và trên hết là niềm đam mê công việc
Bà sinh năm 1945, tại làng Đông Ngạc, một làng quê nổi tiếng của huyện Từ Liêm, Hà Nội, cha là cụ Phạm Trịnh Cán, nguyên Chánh án Toà án Quân Sự Trung ương, sau làm Chánh văn phòng Bộ Giáo dục.
Sinh ra trong một gia đình gia giáo, ngay từ nhỏ bà đã sớm bộc lộ tư chất thông minh và một ý chí ham học tuyệt vời. Tuổi thơ của bà là những tháng ngày giấu mình trong góc khuất của thư viện để đọc sách, tìm hiểu về kho tàng kiến thức của nhân loại. Với bà, đọc sách đã trở thành một nỗi đam mê, một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc đời.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tài (nay là Đại học Kinh tế quốc dân), bà được phân công về làm việc tại Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và đã trưởng thành nhanh chóng trong môi trường thương mại quốc tế. Với những kiến thức tích luỹ được, bà đã đóng góp nhiều công sức để tạo ra môi trường kinh doanh cho các nhà doanh nghiệp, xây dựng thể chế, góp ý vào các văn bản pháp lý của nhà nước, tạo mối quan hệ khăng khít, hợp tác đối thoại giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Đồng thời bà cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức đào tạo về quản lý và tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước.
Được thừa hưởng từ người cha lối sống, cách thức làm việc, bà đã vận dụng để nghiên cứu những quy luật kinh tế, cách ứng xử theo đúng những chuẩn mực của từng quốc gia cũng như mọi thông lệ của quốc tế - điều rất quan trọng trong việc làm ăn kinh tế thời hội nhập.
Ham học ngay từ hồi còn nhỏ tuổi, bà thường theo mẹ đến nơi làm việc tại một thư viện lớn của Hà Nội, ngồi yên lặng trong một góc khuất để đọc sách, say mê tìm hiểu kho tàng kiến thức mà nhân loại đã tích luỹ được. Sau đó việc đọc sách đã trở thành một nỗi đam mê, một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc đời bà.
Bà cùng với chồng là ông Nguyễn Gia Hảo, cùng tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế quốc dân và sau này cùng với con trai là Nguyễn Tuấn Anh, một doanh nhân trẻ tuổi đã hợp thành một gia đình kinh tế. Trong gia đình thường không thiếu những cuộc tranh luận, bàn cãi bất tận về đề tài kinh tế như: Quyền tự chủ của các xí nghiệp trong những ngày đổi mới, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong những ngày đổi mới, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong kinh tế thị trường, làm cách nào để phát triển bền vững, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Việt Nam trên con đường hội nhập,... cho đến việc Việt Nam gia nhập WTO như thế nào, cũng như việc bảo vệ các thương hiệu Việt Nam ? v.v.
Bà đã từng rơi nước mắt vì những cảnh sống còn quá nghèo khổ của những người phụ nữ Việt Nam ở những nơi vùng sâu, vùng xa, rồi lại chạnh lòng so sánh khi được chứng kiến cuộc sống phồn hoa ở các nước phát triển trong những dịp bà đi công tác ở nước ngoài. Từ đây bà nung nấu ý chí phấn đấu để làm sao đạt bằng họ. Không còn sự lựa chọn nào khác ngoài cách là phải lao vào công việc.
Với những kiến thức tích luỹ được, bà đã đóng góp nhiều công sức để tạo môi trường kinh doanh cho các nhà doanh nghiệp, xây dựng thể chế, góp ý vào các văn bản pháp lý của Nhà nước, tạo mối quan hệ khăng khít, hợp tác đối thoại giữa chính phủ và các doanh nghiệp cùng chăm lo xây dựng đất nước, làm "bà đỡ" cho nhiều doanh nghiệp ra đời. Đồng thời bà cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức đào tạo về quản lý và tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước.
Bà thường tâm niệm: Lịch sử đã cho thấy, khi nào sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam được tập hợp lại và được phát huy, thì việc khó khăn đến mấy dân ta cũng làm được. Với đức tính khiêm tốn, trong phòng khách và phòng làm việc của bà không thấy treo một tấm bằng hoặc huân, huy chương nào.

Dọc theo chiều dài đất nước, nhìn những ống khói các nhà máy xí nghiệp, những công ty mọc lên khắp nơi và trên thị trường tràn đầy hàng hoá "Made in Vietnam", người ta đã ghi nhận những đóng góp của bà, đó là những tấm huy chương vô giá.
Mảnh mai, trang nhã, giọng nói lúc nào cũng nhẹ nhàng, khúc chiết, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, ngay cả khi đã về hưu vẫn là người rất được xã hội chú ý bởi những ý kiến sắc sảo, thực tế của bà trong lĩnh vực kinh tế thời cơ chế thị trường.
Ba mươi bảy năm gắn bó với ngành thương mại, rồi làm Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ba năm ở trong Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, đã nghỉ hưu nhưng bà Phạm Chi Lan vẫn miệt mài lao động, đọc sách, tham gia các dự án nghiên cứu để góp sức cho đất nước, cho doanh nhân.
Ngoài việc hiện đang là chuyên gia kinh tế cấp cao của Chính phủ, bà còn là một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam, bà có nhiều chính kiến đóng góp cho những chủ trương, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ như: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Trách nhiệm Doanh nhân khi là ĐBQH”…. Gần đây nhất về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam được đưa ra tại Quốc hội, quan điểm của bà đưa ra ngày 20/5/2010 đã được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học và nhiều Đại biểu Quốc hội đồng tình.


Phạm Đình Điểu
»»  Đọc tiếp

21 tháng 5, 2010

Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhận cúp vàng

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 5 21, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhận cúp Vàng (Ảnh Nguyễn Tuấn Hưng)


NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN
ĐƯỢC TẶNG CÚP VÀNG
“VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG”

Ngày 11.4.2010, tại Hà Nội, Ban Tổ chức chương trình bình chon Cúp vàng “Vì sự nghiệp phát triển cộng dồng” và giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” đã tổ chức trao Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” lần thứ 5 và giải “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” lần thứ nhất, năm 2010. Nhạc sĩ Phạm Tuyên là một trong 28 cá nhân xuất sắc được nhận Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” .
Nhạc sĩ Phạm Tuyên là người con trai thứ 5 (người con thứ 9) của cụ Thượng chi Phạm Quỳnh. Ông nổi tiếng với nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi đất nước, ông cũng thành công với nhiều bài hát viết cho thiếu nhi. Trong số các bài hát hay nhất viết về Đảng không thể không kể đến những bài hát của ông: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng, Màu cờ tôi yêu. Năm 2001 ông đã được giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuât cho tác phẩm Bám biển quê hương, Đảng đã cho ta một mùa xuân,…Người Việt Nam ai cũng thuộc bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng; và tất cả mọi người đã qua tuổi thiếu niên đều thuộc bài hát Tiến lên Đoàn viên, ngày Tết Trung thu đều hát bài Chiếc đèn ông sao của ông. NXB Kim Đồng vừa xuất bản Tập bài hát cho thiếu nhi gồm 200 bài hát của ông, và ông được mệnh danh là “nhạc sĩ của tuổi thơ”.
Cùng với Phụ trương “Thử nhận dạng lại chân dung nhân vật Phạm Quỳnh” nói về Phụ thân của Nhạc sĩ, Bản tin Nội tộc THÔNG TIN HỌ PHẠM VIỆT NAM số 32 đã đưa tin vui này. Gia đình Nhạc sĩ đã đưa lên trang Web gia đình ngay sau khi nhận được THÔNG TIN HỌ PHẠM VIÊT NAM số 32 nội dung bài viết đó.
Cùng với nhiều tổ chức cùng bạn bè của Nhạc sĩ và các nhà báo, chúng tôi được ủy quyền của PGS.TS Phạm Đạo, Trưởng Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam và thay mặt Ban Biên tập Bản tin Nội tộc Thông tin Họ Phạm Việt Nam đến chúc mừng Nhạc sĩ taị nhà riêng ở ngõ 40 phố Vạn Bảo quận Ba Đình - Hà Nôi. Tiếp chúng tôi, Ông súc động khi thấy bà con dòng tộc quan tâm chia sẻ niềm vui với mình. Nhạc sĩ rất hồ hởi kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện vui về cuộc đời sáng tác âm nhạc của mình trong sự động viên khuyến khích của công chúng yêu âm nhạc. Ông nói : “Nhận Cúp vàng “Vì sự nghiệp phát triển cộng đồng” lần này, tôi càng vui hơn bởi hết sức bất ngờ và tôi không phải làm hồ sơ gì cả”. Ông không giải thích, nhưng chúng tôi hiểu rằng : những thành công trong âm nhạc của Ông đã được mọi người công nhận, đông đảo người dân Việt Nam (chưa kể đến quốc tế) yêu mến các nhạc phẩm của Ông, Ông đã có chỗ đứng vững vàng trong lòng công chúng - đó là bản Hồ sơ đầy đủ nhất của Nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Xin chúc mừng Ông và gia đình Nhạc sĩ.

Phạm Thị Thúy Lan


Từ trái sang phải: Phạm Thúy Lan, Phạm Tuyên, Phạm Văn Hông
»»  Đọc tiếp

16 tháng 5, 2010

Gặp mặt các dòng họ phía Nam

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 5 16, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Gặp mặt các dòng họ phía Nam

Sáng ngày 16/5/2010, tại Thư viện Khoa học tổng hợp Tp. HCM đã diễn ra cuộc “Gặp mặt các dòng họ phía Nam” do Liên hiệp các hội UNESCO, Thư viện Khoa học tổng hợp Tp. HCM và Trung tâm Gia phả Tp.HCM phối hợp tổ chức. Đến dự có đại diện 3 đơn vị trên và đông đảo các dòng họ ở phía Nam: họ Nguyễn, họ Bùi, họ Trần, họ Phạm, họ Thẩm, họ Đặng, họ Hồ, họ Đào v.v…(Khoảng ba chục dòng họ).
Đây thực chất là một cuộc “Hội thảo” về hoạt động dòng họ, xây dựng gia phả và những vấn đề liên quan: Thực trạng hoạt động dòng họ hiện nay ở phía Nam; thực hiện viết gia phả kết nối dòng họ như thế nào; Rút kinh nghiệm về hoạt động dòng họ và xây dựng gia phả; Thực trạng của nền kinh tế hiện nay đến hai vấn đề chủ yếu trên; vấn đề xây dựng “Thư viện dòng họ như thế nào v.v. …
Ông Phạm Đạo, Trưởng BLL họ Phạm Việt Nam có đến dự và có bài phát biểu về một số hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam.
Hội nghị đã quyết định đến 20/6/2010 sẽ tổ chức cuộc hội thảo bàn kỹ hơn nhưgx vấn đề đã nêu ra. Ban tổ chức kêu gọi các dòng họ cử đại diện tham gia và viết bài để đăng trong “Kỷ yếu” cuộc hội thảo.
Qua cuộc gặp mặt thấy có rất nhiều điều tương đồng trong các hoạt động dòng họ và một mong muốn là làm thế nào để các hoạt động dòng họ trong hoàn cảnh hiện nay đêm lại hiệu quả góp phần vào xây dựng truyền thống tốt đẹp của các dòng họ góp phần vào xây dựng nền văn hóa dân tộc

Tp. HCM, 16/5/2010
Pha Lê

Sau đây là một số hình ảnh về cuộc hội thảo này





»»  Đọc tiếp

15 tháng 5, 2010

Cờ thiêng về đảo

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 5 15, 2010 bởi Phạm Đạo · 1 comments


Cờ thiêng về đảo

Cờ thiêng về đảo - Ngày 19-20/2 năm Canh Dần (tức 3-4/4/2010), theo thông lệ, dòng họ Phạm (Văn) ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ khao lề tế lính Hoàng Sa – một nghi thức chỉ duy nhất có ở đảo Lý Sơn. BLL Họ Phạm Việt Nam đã cử Đoàn đại biểu ra đảo thăm bà con họ Phạm ở đảo và dự buổi lễ linh thiêng này. Đoàn đã thay mặt BLL Họ Phạm VN trao tặng dòng họ Phạm (Văn) lá cờ họ Phạm. Trước khi khai mạc buổi lễ, lá cờ họ Phạm đã được thượng lên cột cờ cao 10m mà bà con trong dòng tộc chuẩn bị sẵn để đón chờ trước cửa Nhà thờ của tộc họ Phạm (Văn) trong niềm vui và súc động của moi người.
Dưới đây là tấm ảnh Lá cờ thiêng vừa được thượng lên và mấy vần thơ đề sau tấm ảnh gửi tặng bà con họ Phạm ở đảo Lý Sơn cùng tấm ảnh lưu niệm của Đoàn với đại diện của dòng họ :



                      Lá cờ họ Phạm hôm nay :
             Dập dờn trong gió, tung bay giữa trời
                     Lung linh soi bóng biển khơi
             Vẫy chào cô bác – lòng người rộn vui !
                     Cờ về hải đảo xa xôi
             Ấm tình dòng tộc, nhắn lời thiết tha :
                    Phát huy truyền thống ông cha
             Lý Sơn cường thịnh, họ ta trường tồn !

                                                                               Thúy Lan
»»  Đọc tiếp

14 tháng 5, 2010

Một tài năng bóng đá họ Phạm

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 5 14, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Phạm Thành Lương giành Quả bóng vàng Việt Nam


Với số điểm 301, Phạm Thành Lương của Hà Nội – ACB giành giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam. Danh hiệu Quả bóng Bạc thuộc về Nguyễn Vũ Phong (Becamex – Bình Dương) với 245 điểm còn thủ môn Bùi Tấn Trường của Tập đoàn cao su Đồng Tháp nhận Quả bóng đồng.
Danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc thuộc về Nguyễn Trọng Hoàng (Sông Lam – Nghệ An) còn Gaston Merlo của SHB – Đà Nẵng được bầu chọn là cầu thủ ngoại xuất sắc nhất.
Về phía các cầu thủ nữ, với những cống hiến hết mình cho đội tuyển nữ quốc gia khi giành chức vô địch tại SEA Games 25 cũng như những đóng góp cho bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh, tuyển thủ Kim Chi giành danh hiệu Quả bóng Vàng với 309 điểm.
Quả bóng Bạc thuộc về thủ môn Kiều Trinh cũng của thành phố Hồ Chí Minh và Quả bóng Đồng là Đào Thị Miện của CLB Hà Nội – Tràng An 1.
Gala trao giải sẽ được tổ chức tại Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18/5 tới.
Giá trị giải thưởng cho các danh hiệu quả bóng vàng, bạc, đồng của cầu thủ nam lần lượt là 30, 20 và 15 triệu đồng. Tiền thưởng tương ứng cho các nữ cầu thủ là 25, 20 và 10 triệu đồng./.

Việt Anh
»»  Đọc tiếp

Tin buồn

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 5 14, 2010 bởi Phạm Đạo · 1 comments

Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin buồn này đến toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước



Cụ PHẠM VĂN HY, họ và tên khai sinh: Phạm Bàng, sinh ngày 10-8-1931, tại xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; thường trú: 113/8 đường Phan Chu Trinh, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cao su Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa VIII, khóa IX, Ủy viên BLL họ Phạm Việt Nam, Trưởng BLL họ Phạm Bà Rịa-Vũng Tầu.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được y, bác sĩ và gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần vào hồi 08 giờ 10 phút, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (nhằm ngày 17 tháng 03 năm Canh Dần) hưởng thọ 80 tuổi.
Đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:
- Huân chương Độc lập hạng Nhất
- Huân chương Kháng chiến lâu dài và anh hùng của dân tộc hạng Ba
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất và nhiều Huy hiệu, Bằng khen, Giấy khen
- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng
+ Tang lễ đồng chí Phạm Văn Hy được tổ chức tại Hội trường Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, số 76, Trương Công Định, phường 3, thành phố Vũng Tàu.

Thay mặt BLL họ Phạm Việt Nam xin gửi đến gia đình cụ Phạm Văn Hy lời chia buồn thống thiết nhất.
Trưởng BLL họ Phạm Việt Nam
PGS.TS. Phạm Đạo
»»  Đọc tiếp

13 tháng 5, 2010

Thông báo số 9 của Thường trực BLL khóa V

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 5 13, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

THÔNG BÁO SỐ 9
CỦA THƯỜNG TRỰC BAN LIÊN LẠC
HỌ PHẠM VIỆT NAM KHÓA V

Sáng ngày 9.5.2010, tại Hà Nội, Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam đã họp bàn về công tác chuẩn bị cho Cuộc họp mặt họ Phạm toàn quốc lần thứ 13 (viết tắt: Cuộc họp mặt 13). Tham dự họp có ông Phạm Trọng Thi, Trưởng BLL họ Phạm tỉnh Ninh Bình, Phó Trưởng ban Tổ chức Cuộc họp mặt 13.
Sau khi nghe thông báo về việc ông Phạm Vũ Quất xin rút khỏi Thường trực BLLHPVN và BLLHP Hà Nội cử ông Phạm Vũ Câu, Phó trưởng ban kiêm Tổng thư ký BLLHP Hà Nội tham gia Thường trực BLLHPVN theo Quy chế quy định, cuộc hop đã nghe ông Phạm Đình Nhân, Phó Trưởng ban BLLHPVN, Phó Trưởng ban Tổ chức Cuộc họp mặt 13 trình bày kế hoạch chuẩn bị cho Cuộc họp mặt 13.
Cuộc họp đã thảo luận và thống nhất kế hoạch chuẩn bị cho Cuộc họp mặt 13 như sau:
1. Tên cuộc họp: “Cuộc họp mặt họ Phạm toàn quốc lần thứ 13”
2. Thời gian họp: Ngày 29.8.2010 (tức ngày 20.7 AL), là ngày giỗ Giỗ Thượng Thủy Tổ Phạm Tu. Buối sáng họp tại Hội trường, buổi chiều đi tham quan Chùa Bái Đính.
3. Địa điểm: Hội trường Nhà Văn hóa tỉnh Ninh Bình
4. Đơn vị đăng cai cuộc họp: Ban Liên lạc họ Phạm tỉnh Ninh Bình
5. Ban Tổ chức
Ban Tổ chức gồm một số vị trong Thường trực BLLHPVN và Đại diện BLLHP tỉnh Ninh Bình do ông Phạm Đạo làm trưởng ban; các Phó Trưởng ban: Phạm Đình Nhân, Phạm Trọng Thi; các Ủy viên: Phạm Cầu, Phạm Đình Điểu, Phạm Văn Dương, Phạm Nghị.
6. Thành phần tham dự
Dự kiến số lượng từ 300 đến 400 người, bao gồm:
- Các Ủy viên BLLHPVN
- Đại diện BLLHP các địa phương, tỉnh/thành, quận, huyện, Hội đồng Gia tộc các dòng họ Phạm trong toàn quốc
- Khách mời: Ô. Phạm Minh Tuyên, Ủy viên TƯ Đảng, Ủy viên Thường vụ Quốc hội; Ô. Phạm Thế Duyệt nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; một số khách của BLLHPVN và của BLLHP Ninh Bình.
7. Nội dung chương trình cuộc họp buổi sáng: (Có chương trình riêng)
8. Chương trình tham quan buổi chiều
Tham quan Chùa Bái Đính, xuất phát từ thành phố Ninh Bình vào hồi 13h30, kết thúc 16h30.
9. Phân công công tác chuẩn bị:
a/. Nội dung hội nghị buổi sáng + Điều hành cuộc họp, các ông: Đạo, Cầu, Nhân, Thi. + Chương trình họp sẽ có các bài phát biểu:
- Phát biểu khai mạc, chào mừng và giới thiệu đại biểu: ô. Nhân chuẩn bị;
- Báo cáo chính của BLLHPVN: ô. Đạo chuẩn bị;
- Dự kiến khoảng 14 báo cáo, tham luận của các BLL địa phương và các HĐGT: (Hà Nội 3, Tp HCM 3, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Lâm Đồng, Lý Sơn). BTC sẽ trao đổi trước về nội dung, các đơn vị sẽ gửi bài trước 1 tháng để BTC đưa in vào Kỷ yếu Cuộc họp mặt: ông Cầu chịu trách nhiệm;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp và thông qua danh sách BLLHPVN khóa 6: ông Đạo chuẩn bị;
- Thư ngỏ của Cuộc họp mặt gửi bà con họ Phạm trong và ngoài nước: ông Điểu chuẩn bị
b/. Chuẩn bị nhân sự BLL họ Phạm Việt Nam khóa 6 (2010-2012)
Các ông: Đạo. Cầu, Nhân, Điểu chuẩn bị nhân sự BLLHPVN khóa 6 rồi thông qua trong cuộc họp Thường trực trước ngày 29.8.2010 đồng thời thông qua báo cáo chính. Ông Cầu dự kiến chuẩn bị danh sách nhân sự trước.
c/. Bộ phận đón tiếp:
- Ông Nghị, bà Ngân và bà Thúy Lan và 2 vị do BLLHP Ninh Bình cử: Nhiệm vụ đón tiếp khách, ghi danh sách, ghi đại biểu đăng ký đi tham quan, phát phù hiệu Cuộc họp, nhận tiền đóng góp cho hội nghi, phát hoặc bán tài liệu ….
- Bộ phận đón tiếp ghi danh sách đại biểu đồng thời phát cho đại biểu một tờ Phiếu đăng ký đại biểu để đại biểu ghi và nộp lại tại bàn đón tiếp. Trong Phiếu có ghi rõ tên tuổi, dòng họ, địa chỉ, điện thoại, đăng ký tham quan, số tiền đóng góp.
- Tài liệu phát: Cuốn Kỷ yếu Cuộc họp mặt trong đó có tất cả các bản báo cáo, tham luận - -- Tài liệu bán: Danh tướng Phạm Tu và họ Phạm trong lịch sử, Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt, Quy chế về việc họ, Thống kê các dòng họ Phạm Việt Nam, Danh mục tộc phả và Tư liệu các dòng họ Phạm, Đĩa sứ họ Phạm, các đĩa DVD, VCD về hoạt động dòng họ
(Các tài liệu và sản phẩm bán giao cho BLLHP Ninh Bình đảm nhiệm việc bán. Số tiền bán tài liệu và sản phẩm không nằm trong kinh phí tổ chức Cuộc họp mặt).
d/. Bộ phận chuẩn bị tài liệu cuộc họp:
- Ông Cầu chủ trì, các tài liệu phục vụ Cuộc họp gồm:
- Bản tin nội tộc (bà Thúy Lan), Sách Danh tướng Phạm Tu và họ Phạm trong lịch sử (ông Nhân), sách Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt và Quy chế việc họ (ông Cầu), Thống kê các dòng họ Phạm và Gia phả (ông Dương), các đĩa hình DVD, VCD (ông Nhân).
- Chuẩn bị Thư ngỏ để thông qua tại Cuộc họp (ông Điểu, ông Dương).
- Đĩa sứ họ Phạm: ông Nghị đặt hàng với Bát Tràng số lượng 100 đĩa cỡ 23cm
e/. Khánh tiết, thông tin loa đài, màn hình, máy chiếu và đầu đĩa:
- BLLHP Ninh Bình chịu trách nhiệm chuẩn bị trang trí hội trường, hệ thống loa đài, màn hình, máy chiếu, đầu đĩa, máy ảnh, camera và chuẩn bị một chương trình văn nghệ 30 phút trước giờ khai mạc. Đồng thời BLLHP Ninh Bình có thể mời các đại diện báo chí ở Ninh Bình dự và đưa đưa tin.
- Cuộc họp mặt 13 đúng vào ngày giỗ Thượng thủy tổ Phạm Tu nên trên sân khấu cần xếp đặt một bàn thờ có treo ảnh Đô hồ Đại vương Phạm Tu. BLLHP Ninh Bình kết hợp với anh Nghị chuẩn bị.
f/. Giấy mời:
- Ban Thư ký (ông Điểu, ông Dương), làm và gửi giấy mời cho tất cả các thành phần tham dự họp, đồng thời chuẩn bị in photo Phiếu đăng ký đại biểu. Việc thông báo trên Website các tin tức và thông báo về cuộc họp mặt (ông Đạo đảm nhiệm) và tin trên Bản tin nội tộc (ông Cầu chuẩn bị).
g/ Lễ vật, xe cộ và các vấn đề khác:
Ban Lễ tân, ông Nghị chuẩn bị ảnh, đĩa sứ, xin chân nhang, tập hợp danh sách những người ở Hà Nội đi dự để lo thuê xe đi Ninh Bình.
h/. Hậu cần:
Buổi sáng họp tại Hội trường Nhà Văn hóa Ninh Bình, 11h50, ăn tại Nhà hàng Tân An (255 Trần Hưng Đạo trên đường vào Bái Đính, cách nơi họp 2km). 13h30 mọi người lên ô tô đi Bái Đính. BLLHP Ninh Bình chuẩn bị bổ xung xe ô tô đi Bái Đính. Cơm hội nghị và nước uống do BLLHP Ninh Bình chuẩn bị.
Các đại biểu ở xa có thể đến sớm trước 1 ngày, hoặc về sau 1 ngày, đại biểu tự túc nơi ăn nghỉ (trừ bữa trưa cơm hội nghị). Khi cần thì báo trước cho BLLHP Ninh Bình để được trợ giúp (Phạm Ngữ Thoa: 0912410898; Phạm Văn Lữ: 0912410898).
9. Kinh phí cho Cuộc họp mặt Dự trù kinh phí khoảng 50 triệu đồng. Kinh phí có được do các nguồn sau: - Ban LLHP Ninh Bình là đơn vị đăng cai nhận vận động các nhà doanh nghiệp ở Ninh Bình đóng góp công đức và tài trợ khoảng 20 triệu đồng - Tiền thu được từ sự đóng góp tùy tâm của Đại biểu. Đại biểu ghi số tiền mình đóng góp vào Phiếu đăng ký và bỏ tiền vào hòm công đức. Sô tiền thu được từ hòm công đức của hội nghị (không kể tiền bán sách, tài liệu và sản phẩm), cùng với số tiền tài trợ BTC sẽ hạch toán vào tất cả các khoản chi phí tại cuộc họp và các chi phí trong công tác chuẩn bị về mọi mặt cho Cuộc họp. - Buổi chiều, trong khi các đại biểu đi Bái Đính, một số vị trong BTC ở lại họp rút kinh nghiệm và hạch toán kinh phí tổ chức hội nghị.

TM Thường trực BLL
Tổng thư ký
Phạm Đình Điểu
»»  Đọc tiếp

12 tháng 5, 2010

PGS.TS. Phạm Vĩnh Cư

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 5 12, 2010 bởi Phạm Đạo · 1 comments

“Tôi dịch triết học với mong muốn VN có ngôn ngữ triết học”
Lao Động Cuối tuần số 12 Ngày 04/04/2010 Cập nhật: 7:52 AM, 04/04/2010




Lời BBT:
Trong đội ngũ trí thức mang dòng họ Phạm có rất nhiều người đang miệt mài lao động sáng tạo đóng góp cho đất nước những công trình nghiên cứu có giá trị. Lần này chúng tôi giới thiệu bài viết của tác giả Kim Anh viết về PGS.TS Phạm Vĩnh Cư đăng trên Lao Động cuối tuần ngày 4/4/2010 để bạn đọc thấy một gương mặt trong số đó.

(LĐCT) - Phạm Vĩnh Cư là người hiểu sâu và đã từng giảng dạy về văn học Nga, nhưng những tác phẩm dịch - có thể nói là để đời - của ông lại thiên về lĩnh vực triết học, khoa học xã hội và nhân văn.
Điềm đạm, khiêm nhường trong giao tiếp, có cảm giác ông dành hết nhiệt huyết của mình cho một con đường duy nhất đã lựa chọn. Bằng vốn Nga và Pháp ngữ, ông đã cố gắng tiếp cận những kiến thức tinh hoa của nhân loại, cảm thụ nó một cách tường tận và truyền đạt lại một cách tốt nhất có thể cho những người thực sự quan tâm.

“Siêu lý tình yêu” một tuyển tập (dày gần 1000 trang, khổ lớn) những tác phẩm, bài viết của nhà triết học nổi tiếng của Nga - người được giới triết học thế giới coi là Platon của Nga, Vladimir Soloviev (1853 - 1900) - do ông tuyển chọn, dịch, giới thiệu và chú giải đã là lý do để Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh chọn ông là một trong năm học giả để trao giải thưởng của Quỹ trong tuần qua. Ông nói:

- “Giải thưởng này càng cao quý đối với tôi vì nó mang tên của một nhà trí thức, nhà tư tưởng kiệt xuất của dân tộc ta mà tôi hằng ngưỡng mộ - Phan Châu Trinh. Liên hệ so sánh Phan Châu Trinh với V.Soloviev, tôi bất ngờ nhận ra hơn một nét tương đồng, hơn một điểm gần gũi giữa hai trí tuệ lớn và hai lương tâm lớn này. Cả Soloviev lẫn Phan Châu Trinh đều cho chúng ta những tấm gương sáng không phai mờ về chủ nghĩa yêu nước đích thực.

Cả hai người đều yêu đất nước mình, dân tộc mình bằng một tình yêu nồng cháy, thuỷ chung, song lại nghiêm khắc, tỉnh táo và sáng suốt lạ lùng. Cả hai nhà tư tưởng đều phê phán không khoan nhượng, vạch trần không thương xót những khuyết tật tinh thần của dân tộc mình, những mặt thấp kém trong tâm thức, đời sống, ứng xử của đồng bào mình; xem đó là vết nhơ trên gương mặt quốc gia, những ung nhọt đe doạ vận mệnh dân tộc…

Mũi nhọn của sự phê bình ấy chĩa vào không chỉ những gì cản trở trực tiếp công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc, mà còn và chủ yếu nhắm vào những gì kìm hãm sự tiến bộ lâu dài của nòi giống, sự mở mày mở mặt với thế giới không thể đạt được chốc lát, hay là, dùng ngôn ngữ của Soloviev, sự trường tồn xứng đáng của dân tộc mình trong cộng đồng nhân loại…

Ông cho rằng, V.Soloviev đã trả lời cho ông rất nhiều câu hỏi, thắc mắc mà những giải đáp ấy ông không tìm ra được trong trước tác của các nhà tư tưởng khác mà ông đã từng đọc trước đó. Vậy cụ thể triết lý của V.Soloviev có gì khác biệt, thưa ông?

- Mãi đến năm 1990, cuộc cải tổ ở Liên Xô đã đi quá đà thì nhiều người mới được tiếp cận với V.Soloviev, trong đó có tôi. Là người yêu triết học, tôi cũng tìm đọc rất nhiều triết gia trước đó, nhưng nhận thấy chưa thoả mãn với những câu hỏi về nhân sinh. Vấn đề có Thượng đế hay không có Thượng đế? Có sự bất tử của linh hồn hay không?...

Nhiều triết gia từ Kant trở đi, người ta bảo đó không phải là lĩnh vực triết học. Từ thế kỷ 20 triết học chỉ nghiên cứu những cái hiện hữu và gọi là triết học biện chứng và triết học lịch sử. Còn cái gì còn hồ nghi, là câu hỏi lớn thì triết học lại dành cho tôn giáo hoặc thần học. Soloviev là nguời Nga đầu tiên cho rằng triết học đã không làm những việc chính yếu của mình: Giải đáp cho con người những câu hỏi cơ bản nhất về chính nó, mà lại nhường cho các ngành khoa học khác.

Ông cho rằng triết học phương Tây đã đi lệch đường, sa vào “trí xảo”, phụ thuộc vào các khoa học thực nghiệm. Vay mượn những phương pháp khoa học thực nghiệm mà từ bỏ phương pháp tư duy. Học thuyết nhân sinh của ông có 3 trục: Hướng thượng: Tín ngưỡng, tôn giáo, đạo đức; Chiều ngang: Là quan hệ của con người với đồng loại, với chúng sinh; Hướng hạ: Quan hệ của con người với thế giới tự nhiên.

Con người phải ở giữa 3 trục ấy thì mới có sự cân bằng trong tâm thức mỗi cá nhân cũng như trong xã hội. Câu châm ngôn làm nền cho triết học đạo đức của Soloviev: “Tôi xấu hổ tức là tôi tồn tại” đã khải thị cho bất cứ ai đọc ông.

Học ngữ văn ở ĐH Tổng hợp Lomonosov (Nga); đã từng dạy ở trường viết văn Nguyễn Du và nghiên cứu rất nhiều văn học Nga, nhưng những tác phẩm ông chọn dịch lại phần lớn là triết học chứ không phải là văn học…

- Công việc của tôi cũng nhiều trắc trở, khi học năm thứ 4 đại học, chúng tôi, những sinh viên ngành khoa học xã hội đều bị nghỉ dở dang vì chủ nghĩa xét lại ở Liên Xô lúc đó. Sau này, Bộ GD-ĐT cũng công nhận số này như những người đã tốt nghiệp đại học. Tôi chịu sự phân công công tác lần lượt ở Cty Xuất nhập khẩu sách báo, sau đó là NXB Ngoại văn, trong thời gian 16 năm này, công việc chủ yếu của tôi là dịch ngược và làm “thông ngôn” trong các công việc ngoại giao.

Năm 1980 khoa Sáng tác - Lý luận - Phê bình văn học trường viết văn Nguyễn Du mời tôi về giảng dạy và làm quản lý - sau này là trường ĐH Văn hóa. Mãi đến tận năm 2000, khi đã hơn 50 tuổi tôi mới được về đúng nơi tôi từng mong muốn: Viện Văn học. Lúc này, tôi nhận thấy lực lượng dịch văn học đã rất dày dặn như các anh Cao Xuân Hạo, Phan Hồng Giang, Đoàn Tử Huyến, Phạm Mạnh Hùng… và họ làm rất tốt. Do vậy, tôi chọn con đường riêng và cũng là sở trường yêu thích của mình: Triết học.

Hơn nữa, tôi cũng nhận thấy việc dịch những tác phẩm triết học thế giới sang tiếng VN là xúc tác cho ra đời triết học VN để người VN có tư duy triết học, biết diễn ngôn triết học. Ví dụ, nói về Thượng đế thì nói như thế nào? Quan hệ của con người với đấng tối cao, với thiên nhiên, với đồng loại thì phải dùng ngôn ngữ thế nào để diễn đạt. Nếu không biết diễn ngôn triết học thì chỉ biết nói như những điều Thánh kinh đã nói… “Siêu lý tình yêu” là một triết luận về tình yêu chứ không phải là một tác phẩm văn học hay thi ca về tình yêu.

Tuy vậy, trong cuốn “Sáng tạo và Giao lưu” của ông do NXB Giáo dục phát hành năm 2007 (dày 1.000 trang, khổ 16x24cm), người đọc có thể thấy một Phạm Vĩnh Cư tinh tế và sắc bén trong các bài tiểu luận về những vấn đề của văn học VN, về một số gương mặt văn chương thế giới và về văn học với văn hoá (trong nước và mối quan hệ với quốc tế). Trong số này, có bài “Mấy suy nghĩ về vấn đề giao lưu văn hoá VN - Nga” đã được rất nhiều học giả yêu thích. Ông viết bài này với tất cả sự hiểu biết về nước Nga, tình yêu với nước Nga và cả sự nuối tiếc cho những sai lầm của những người lãnh đạo, quản lý văn hoá dẫn đến sự đồng hoá, mất bản sắc cũng như đời sống ngắn ngủi vì giáo điều của không ít tác phẩm văn học Nga Xôviết. VN và Nga có cả một quá trình giao lưu văn hoá rực rỡ hơn 50 năm, và vì vậy liệu những sai lầm của nước Nga Xôviết trong lĩnh vực văn hoá có bị ảnh hưởng đến tư duy của người VN hay không? Có lẽ những người làm công tác quản lý văn hoá sẽ tìm được câu trả lời qua bài viết này.

Thưa, là người từng dạy người trẻ viết văn, ông thấy thế nào về những điều ông dạy với tình hình sáng tác hiện nay?

- Cũng có học trò cũ gặp và nói: Thầy dạy những điều rất hay, nhưng không làm theo lời thầy khuyên được. Suy cho cùng, cuộc sống vật chất ở ta nó nghiệt ngã quá, nhiều người bỏ viết văn đi viết báo với quan niệm lấy ngắn nuôi dài, nhưng rồi cái thời gian “nuôi” ấy nó kéo dài quá khiến cho người cầm bút dần dần đánh mất những thiên hướng của bản thân. Muốn xuất hiện trên văn đàn, muốn có tác phẩm in thì phải chịu áp lực của thị trường và chính trị. Đó cũng là lý do để rất ít tác phẩm vượt lên được tới sự hoàn mỹ.

Còn ông, ông có bị áp lực nào không trong sự nghiệp của mình?

- Bây giờ tôi là người dễ nói vì tôi chưa từng nói cái gì khác bản thân mình. Tôi trung thành với thiên hướng của mình và cố gắng làm tốt nhất những gì mình cho là đúng.

Nghe nói, sắp tới ông sẽ cho ra mắt bạn đọc tuyển tập Lev Tolstoi?

- Năm nay thế giới kỷ niệm 100 năm ngày mất của L.Tolstoi. Ông không chỉ là một đại văn hào, ông còn là một nhà giáo dục, một nhà tư tưởng lớn. Ở Mỹ, Anh hay Đức người ta đều có những tranh luận về phương pháp giáo dục của L.Tolstoi. Tư tưởng của ông trong giáo dục rất tiến bộ và dân chủ. Ông chống đến cùng việc biến bộ óc của học sinh thành bộ nhớ để nhồi nhét mọi thứ vào đó.

Ông chủ trương một nền học vấn tự do. Bản thân ông vừa là một nhà lý thuyết, vừa là một nhà thực hành, ông mở một trường ở ngay quê hương để dạy cho con em nông dân bằng sách do ông soạn. Bản thân ông về cuối đời tâm đắc với những tư tưởng về giáo dục hơn với văn chương. Hệ tư tưởng của ông bao trùm rất nhiều lĩnh vực đời sống: Chính trị - xã hội, kinh tế, đạo đức.

Ông cố gắng giải quyết những vấn đề cơ bản nhất của con người. Những tư tưởng về đạo đức, tôn giáo, xã hội của L.Tolstoi có tiếng vang rất lớn.

Phong trào đấu tranh phi bạo lực của người da đen ở Mỹ dẫn đến việc ngày nay một người người da màu được bầu làm tổng thống cũng là sự ứng dụng học thuyết của L.Tolstoi. Tôi làm chủ biên (đồng thời tuyển chọn và dịch khoảng ¾ số trang), cố gắng hoàn thành bản thảo vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7 để kịp vào dịp kỷ niệm (tháng 11).

Thưa, sau L.Tolstoi, ông đã có kế hoạch gì cho mình chưa?

- Tôi tự hứa với mình: Thôi, không dịch nữa. Từ giờ đến cuối đời sẽ viết ra những điều mình đã nhận thức được. Nhưng cũng chưa biết được, còn rất nhiều học giả mà tôi coi như mình đã chịu món nợ tinh thần với họ. Như với Lev Tolstoi mà tôi đang làm đây chẳng hạn. Những gì tôi học hỏi được từ họ, tôi muốn chuyển đến cho nhiều người cùng biết, cùng học.

Nhưng, chẳng phải những gì ông chọn lựa, dịch một cách cẩn trọng với nỗ lực đưa những tinh hoa văn hóa của thế giới đến với độc giả VN cũng là một cách “viết” ra những điều mình đã “ngộ” đó sao. Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Tác phẩm:

- “Sáng tạo và giao lưu” (tiểu luận, nghiên cứu và phê bình văn học)

Các công trình dịch thuật chính:

- “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết”: Tập hợp, giới thiệu phân tích và chú giải những bài viết quan trọng nhất về lý luận và thi pháp tiểu thuyết của một trong những nhà khoa học nhân văn lỗi lạc nhất của Nga thế kỷ 20, Mikhail Bakhtin (1895- 1975).

- “Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới” (của hai học giả người Pháp Jean Chevalier và Alain Gheerbrant). Đây là một công trình tra cứu rất cơ bản và có uy tín cao, được tái bản nhiều lần ở Pháp. Nhóm dịch giả do Phạm Vĩnh Cư làm chủ biên đã chuyển ngữ và chú giải công phu cuốn sách thành phụ lục riêng.

- “Triết học đạo đức”: Sách tập hợp ba tác phẩm đạo đức học của ba triết gia lớn thế kỷ 20: Vladimir Soloviev (người Nga), Karol Vojtyla (Ba Lan) và Albert Schweitzer (Đức- Pháp).

- “Siêu lý tình yêu” (triết gia V.Soloviev).

Kim Anh Thực hiện
»»  Đọc tiếp

5 tháng 5, 2010

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và bài hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng"

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 5 05, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Đã 35 năm qua, suốt dọc chiều dài đất nước, ta luôn bắt gặp một ca khúc được ngân vang, sôi nổi đầy hào hứng: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng/Lời Bác nay thành chiến thắng huy hoàng…”. Đó chính là bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Tác phẩm này không chỉ đã trở thành khúc đồng ca của cả dân tộc và còn vượt ra ngoài biên giới, đến với bạn bè năm châu: Hội Âm nhạc Lao động Nhật Bản đã dịch và phổ biến ở 49 tỉnh, thành của Nhật, tờ Lettre du CAEF của Pháp cũng đã in nguyên bản và tại Maxcơva, Lahabana, Berlin nó cũng đã ngân lên. Ca khúc còn mang lại cho tác giả tấm Huân chương Lao động cao quý và báo Người Lao động tặng Bảng vàng “ấn tượng 20 năm”.

“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” được ra đời trong một thời khắc lịch sử đặc biệt: Đêm 28-4-1975, tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom dinh Độc lập được thông báo đã làm nức lòng mọi người. Trong niềm hân hoan ấy, cảm xúc đặc biệt cùng dự cảm về ngày đại thắng của dân tộc đã choáng ngợp và dâng trào, nhạc sĩ Phạm Tuyên lập tức ghi lại những cảm xúc xuất thần thành từng nốt nhạc rung ngân trong 2 giờ liền. Bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” đã ra đời.

Sáng 30/4, Sài Gòn giải phóng, Tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện! Trưa 30-4-1975, khi Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Lâm đang trăn trở với việc chọn một bài hát phát cùng tin chiến thắng thì nhận được tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Sau khi xem, ông đã reo lên “Trúng rồi” và ngay lập tức chỉ đạo cho dàn dựng, đến 16 giờ thì hoàn thành. Đó là bài hát được tập, dàn dựng và thu, phát với tốc độ kỷ lục và điều đặc biệt nữa là, tất cả những người hát, người đàn, người dàn dựng và cả tác giả, đều vừa hát vừa nước mắt rưng rưng… Tâm thế đặc biệt ấy đã lan truyền vào hàng triệu trái tim trong cả nước khi ngay chiều ấy, ca khúc được phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

Đúng 17h ngày 30/4/1975, sau bản tin thông báo miền Nam hoàn toàn giải phóng, lần đầu tiên Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi khắp mọi miền Tổ Quốc bài hát "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng".

Nhiều người ngạc nhiên vì bài hát sáng tác chỉ trong 2 giờ mà thành công đến thế. Nhưng, để có 2 giờ ấy là cả một chặng đường dài trải nghiệm nỗi đau đất nước chia cắt, là năm tháng gian khổ đi vào tuyến lửa với khao khát nước nhà thống nhất, là tình yêu với Đảng và Bác, là cả tài năng của người nghệ sĩ... Nói về việc cho ra đời ca khúc này, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã tâm sự: “Tôi viết một mạch 2 tiếng nhưng có lẽ là bằng cảm xúc cả một đời”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930 tại Hà Nội. Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật, Nhạc sĩ đã có một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ với hơn 700 tác phẩm. Ông là một trong không nhiều nhạc sĩ có số lượng bài hát rất lớn được phổ biến và mến yêu. Đặc biệt, với niềm tin yêu đối với Đảng, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã là một trong các nhạc sĩ có lượng ca khúc sáng tác về Đảng nhiều và hay nhất. 2 ca khúc Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng và Đảng đã cho ta một mùa xuân của ông nằm trong số 10 bài hát hay nhất về Đảng và đất nước do Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn năm 2000.

Nhiều ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên còn mang dấu ấn lịch sử, ghi lại những sự kiện, nhiệm vụ chính trị của đất nước: Chiếc gậy Trường Sơn, Hà Nội - Điện Biên Phủ, Tiếng hát những đêm không ngủ, Chiến đấu vì độc lập, tự do, Bài ca người thợ rừng vv… Nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng là người rất thành công trong những bản tình ca mà đời sống của nó đã được khẳng định: Gửi nắng cho em, Chỉ có dòng sông biết, Mẹ vẫn chờ, Giá anh đừng yêu em vv… Nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng dành cho trẻ em tình thương yêu sâu đậm. Ông có khoảng 200 ca khúc sáng tác cho lứa tuổi măng non, đến nay nhiều người đã trưởng thành vẫn nhớ: Tiến lên đoàn viên, Hành khúc đội Thiếu niên Tiền phong, Chiếc đèn ông sao, Chú voi con ở bản Đôn vv…

Sự nghiệp âm nhạc của ông đồng hành cùng đất nước bằng sự nhạy cảm đặc biệt của một trái tim nhân hậu và trí thức. Đó là lý do những nhạc phẩm của ông được công chúng yêu mến! Ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983, trong vai trò của Tổng Thư ký hội Âm nhạc Hà Nội, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã làm hết sức mình cho sự nghiệp âm nhạc nước nhà!

Dù đã có gia tài đồ sộ hơn 700 ca khúc, với nhạc sĩ Phạm Tuyên, bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” mà cả ca từ và đầu đề chưa đầy 70 chữ ấy vẫn gói ghém trong nó tình cảm lớn lao vĩ đại: Là lòng thành kính tưởng nhớ tới Bác Hồ, Người đã dâng trọn cả cuộc đời mình vì tự do của đất nước, vì sự thống nhất của non sông.



Phạm Đình Điểu - sưu tầm và tổng hợp
»»  Đọc tiếp

2 tháng 5, 2010

Hoạt động từ thiện mới của "Quĩ Giải thưởng Phạm Thận Duật"

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 5 02, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

CHƯƠNG TRÌNH KHÁM BỆNH PHÁT THUỐC MIỄN PHÍ Ở NGỌC HÀ.

Nhân năm Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nôi, theo đề nghị của Hội Người cao tuổi Phường Ngọc Hà, được sự đồng ý của Đảng ủy và UBND Phường, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã tổ chức và tài trợ Chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các cụ người cao tuổi phường Ngọc Hà. Chương trình khám bệnh phát thuốc miễn phí được tiến hành vào ngày 25.04.2010 tại Trường Tiểu học Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội.



QUỸ GIẢI THƯỞNG PHẠM THẬN DUẬT TỔ CHỨC
CHƯƠNG TRÌNH KHÁM BỆNH PHÁT THUỐC MIỄN PHÍ
Ở PHƯỜNG NGỌC HÀ.

Nhân năm Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nôi, theo đề nghị của Hội Người cao tuổi Phường Ngọc Hà, được sự đồng ý của Đảng ủy và UBND Phường, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã tổ chức và tài trợ Chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho các cụ người cao tuổi phường Ngọc Hà.
Chương trình khám bệnh phát thuốc miễn phí được tiến hành vào ngày 25.04.2010 tại Trường Tiểu học Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Dự lễ khai mạc về phía các cơ quan cấp trên có các vị : Ông Lê Văn Nhẫn, Ủy viên thường vụ Trung ương Hội Người Cao Tuổi Việt Nam; ông Đinh Xuân Ngợi, Trưởng ban Đại diện Người cao tuổi Quận Ba Đình. Về phía lãnh đạo Phường Ngọc Hà có bà Vũ Thúy Loan, Phó Chủ tịch UBND Phường, đại diện Đảng ủy, UBND Phường; Ông Trần Xuân Nhiễm, Chủ tịch Hội Người Cao Tuổi Phường Ngọc Hà. Về phía đơn vị chủ trì tổ chức Chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí có Ks Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật và bà Trịnh Thị Liên, Phó Chủ tịch Quỹ cùng đông đảo y bác sĩ, điều dưỡng viên, thiện nguyện viên phục vụ cho chương trình.
Tại buổi lễ khai mạc Chương trình, ông Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã lên phát biểu ý kiến chào mừng và cảm ơn các cơ quan và đơn vị đã tạo điều kiện cho Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật tổ chức chương trình. Bài phát biểu của ông cũng giới thiệu về Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật cùng những hoạt động của Quỹ trong hơn 10 năm qua về cả 3 lĩnh vực hoạt động của Quỹ là Giải thưởng sử học, Giải thưởng khuyến học và Từ thiện xã hội. Riêng trong lĩnh vực hoạt động từ thiện xã hội, từ đầu năm 2010, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã thực hiện được 9 chương trình và Chương trình khám bệnh phát thuốc miễn phí các cụ người cao tuổi phường Ngọc Hà là chương trình thứ 10 kể từ đầu năm tới nay. Buổi lễ khai mạc cũng được nghe phát biểu ý kiến của Bà Vũ Thúy Loan, đại diện Đảng ủy và UBND phường Ngọc Hà và bài phát biểu của ông Đinh Văn Lợi, Trưởng ban Đại diện Người cao tuổi Quận Ba Đình..
Buổi lễ khai mạc Chương trình diễn ra trong 20 phút và sau đó là chương trình khám bệnh cho gần 500 cụ già. Các cụ đều được khám lần lượt các phòng Sơ chẩn, phòng khám Nội, phòng Điện tim và Siêu âm và các chuyên khoa khác như Ngoại khoa, Tai Mũi Họng, Răng Hàm mặt, Mắt và Y học cổ truyền, cuối cùng là phòng Phát thuốc. Cơ số thuốc chuẩn bị cho chương trình khoảng 21 triệu đồng gồm có đủ thuốc cấp cứu và các loại thuốc bệnh khác nhau. Chương trình còn chuẩn bị túi thuốc tặng cho tất cả bệnh nhân người nào cũng có 3 loại thuốc bổ. Trong buổi sáng khám bệnh, Chương trình đã giải quyết 4 trương hợp cấp cứu 480 người khám. Riêng bộ phận Điện tim đã giải quyết trên 200 ca và bộ phận Siêu âm cũng gần 200 ca. Phòng Y học cổ truyền đã khám trên 250 lượt người và làm thủ thuật cho 200 trường hợp. Phòng khám mắt đã khám trên 200 người và có kết luận chỉ thị cho 46 trường hợp phải phẫu thuật mắt.
Trên 70 y bác sĩ, điều dưỡng viên và thiện nguyện viên của Chương trình (trong đó có gần 40 bác sĩ của Hội Tấm Lòng Nhân Ái và của Đoàn Thanh niên Viện Y học Cổ truyền là 2 đơn vị phối hợp thực hiện chương trình) đã làm việc hăng hái, nhiệt tâm và tận tình và đã để lại những tình cảm, những nhận xét tốt đẹp không những của bà con đi khám bệnh mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp đối với các vị lãnh đạo và có trách nhiệm của phường Ngọc Hà, của Hội Người Cao tuổi ở Trung ương và của Quận Ba Đình
Sau đây là chùm ảnh giới thiệu về các hoạt động trong Chương trình khám bệnh diễn ra trong ngày 25.04.2010 ở Phường Ngọc Hà

Nguồn tin: Từ trang web "Quĩ Giải thưởng Phạm Thận Duật"
»»  Đọc tiếp

1 tháng 5, 2010

Thông báo số 8 của Thường trực BLL khóa V

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 5 01, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments


THÔNG BÁO SỐ 8
CỦA THƯỜNG TRỰC BAN LIÊN LẠC
HỌ PHẠM VIỆT NAM KHÓA V
Chiều 29/04/2010, tại Hà Nội, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã họp để bàn về việc đóng góp công đức vào Đình thờ Đô hồ Đại vương Phạm Tu và vể việc chuẩn bị cho Cuộc họp mặt họ Phạm toàn quốc lần thứ 13 năm 2010.

Cuộc họp đã nhất trí đi đến kết luận về những vấn đề trên như sau :
1. Về việc công đức hoành phi câu đối Đình thờ Đô hồ Đại Vương Phạm Tu :
Cuộc họp nhất trí gửi văn bản đến UBND xã Thanh Liệt và Ban Quản lý Dự án tu bổ tôn tạo Đình thờ Đô hồ Đại vương Phạm tu để khẳng định Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam sẽ thực hiện việc công đức toàn bộ hoành phi câu đối cũ cần phục chế theo phương thức làm tại chỗ, đảm bảo chất lượng do Ban Quản lý Dự án và UBND xã đề ra là dùng gỗ vàng tâm, sơn ta và thếp vàng 9999, đồng thời đảm bảo tiến độ bàn giao nghiệm thu vào khoảng từ 15/11. đến 30/11/.2010 như UBND xã đề ra. Số lượng 15 câu đối mới, do Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam không có điều kiện chuẩn bị thủ tục như làm việc với các cơ quan hữu quan để thiết kế, xin nội dung chữ và xét duyệt nên không đủ điều kiện để nhận. Văn bản này đã được gửi đi ngay sau cuộc họp.
Việc đóng góp công đức cho Đình thờ Phạm Tu vẫn đang được tiếp tục theo lời kêu gọi của Thường trực BLL qua “Bức Tâm thư” đã được đưa lên mạng và gửi cho các Ban Liên lạc họ Phạm địa phương và các Hội đồng Gia tộc. Đề nghị các Ban Liên lạc địa phương và các Hội đồng Gia tộc tiếp tục vận động thực hiện.
2. Về việc chuẩn bị cho Cuộc họp mặt họ Phạm toàn quốc lần thứ 13 năm 2010 :
Theo thông báo trước, Cuộc họp mặt toàn quốc họ Phạm Việt Nam lần thứ 13 năm 2010 sẽ được tiến hành tại Đình thờ Thượng thủy tổ Phạm Tu vào ngày Giỗ Tổ 20 tháng 7 âm lịch (tức 29.08.2010). Nhưng nay xét thấy tiến độ thi công việc tôn tạo tu bổ Đình thờ không kịp, khi đó công trường còn đang bề bộn nên không có điều kiện để tổ chức họp tại địa điểm trên. Mặt khác do Ban Liên lạc họ Phạm tỉnh Ninh Bình đề nghị được đăng cai cuộc họp tại thành phố Ninh Bình nên Thường trực đã quyết định tổ chức Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ 13 tại thành phố Ninh Bình vào ngày 29.08.2010. Cuộc họp quyết định thành lập Ban Tổ chức chuẩn bị cho cuộc họp trên gồm 7 vị do Trưởng ban Liên lạc Phạm Đạo làm Trưởng ban, các ông Phạm Đình Nhân, Phó Trưởng Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam và ông Phạm Trọng Thi, Trưởng ban liên lạc họ Phạm Ninh Bình làm Phó Trưởng ban. Ngoài ra còn có 4 Ủy viên là các vị : Phạm Cầu, Phạm Đình Điểu, Phạm Văn Dương và Phạm Nghị.
Đồng thời cuộc họp cũng quyết định sẽ tiến hành cuộc họp liên tịch Thường trực BLL họ Phạm VN và Ban tổ chức Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ 13 vào sáng Chủ nhật 09/05/2010 để bàn kế hoạch chi tiết và phân công chuẩn bị cùng với Ban LL họ Phạm Ninh Bình.

Hà Nội, 30/4/2010
TM Thường trực BLL
Tổng thư ký
Phạm Đình Điểu

»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi