Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

31 tháng 3, 2011

Làm việc họ

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 3 31, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments


LÀM VIỆC HỌ

Lương tướng về hưu tạm đủ ăn.
Không làm thêm để tránh nhọc nhằn.
Lao tâm chẳng phải mưu lời lãi.
Khổ tứ không hề sợ khó khăn.
Lương tướng có, xin làm Lương Tướng.
Tiền văn không, vẫn bám Tiền Văn.
Chăm lo việc họ bao vất vả.
Gánh vác "tù và" chẳng băn khoăn.


PHẠM VĂN DƯƠNG
»»  Đọc tiếp

Suy nghĩ về việc họ

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 3 31, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Suy nghĩ về tham gia hoạt động dòng họ
(Trích Bài phát biểu trong Cuộc họp mặt họ Phạm TP Nam Định)

Hôm nay, ngày 10/11 năm Canh Dần, (15/12/2010 ) kỷ niệm hóa nhật lần thứ 690 của Đại soái tướng quân Phạm Ngũ Lão. Theo phả hệ và của nhà gia phả học Dã Lan - Nguyễn Đức Dụ, thì Điện soái là đời thứ 24 của Thượng Thuỷ Tổ: Đô hồ Đại vương Phạm Tu.

Người họ Phạm ở Nam Định có trước thời kỳ vua Hùng thứ 18, đến nay hàng mấy ngàn năm, mà anh em mới được gặp nhau lần đầu tiên, để kỷ niệm cụ Tổ và bàn việc họ. Mọi người chúng ta vô cùng phấn khởi, mừng vui.

Chắc tiền nhân chúng ta trước đây cũng muốn gặp nhau lắm, nhưng lúc bấy giờ đời sống quá khó khăn, lại bị bao tầng áp bức, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đôi chân, 95% số người trong họ lại mù chữ thì làm sao mà gặp nhau được.

Hôm nay người họ Phạm toàn tỉnh chúng ta gặp nhau tại đây là nhờ ơn Đảng đổi mới cơ chế, đời sống bớt gieo neo, đã khá giả hơn trước, anh em cùng huyết tộc được gặp nhau là mừng lắm! Các cụ có câu:
          “Dù ai cho bạc cho vàng
          Thì tôi chẳng bỏ họ hàng của tôi”
Có đúng vậy không, thưa các vị ? Mục đích hôm nay chúng ta gặp nhau để làm gì? Đây là một việc phải bàn, phải làm! Con chim có tổ, con người có tông, cây phải có gốc, nước phải có nguồn, những điều ấy không ai chối cãi dựoc.

Tất cả tổ tiên mà chúng ta đang thờ phụng đều phải có ông bà tổ tiên sinh ra. Vậy người ấy là ai? ở đâu? làm gì? anh em có bao nhiêu người, hiện nay ở đâu? Đấy là những câu hỏi mà mọi người đều phải tìm câu trả lời, đó chính là việc vấn tổ tầm tông. Trước đây ta muốn làm nhưng đơn thương độc mã không thể làm được, hiện nay có điều kiện, ta chung tay làm việc nay. Có rất nhiều thuận lợi la :

1/ Cả nước có Ban Lien lạc toàn là các bậc giáo sư, tiến sĩ, các bậc anh tài, có trình độ uyên thâm, với độ tuổi cao, lại có tâm huyết, từng trải, đến nay đã gần 15 năm phục vụ tổ tiên, phục vụ dòng họ, sưu tầm và xuất bản nhiều sách quý về lịch sử dòng họ và các dòng họ. Hàng năm lại ra 4 số THÔNG TIN HỌ PHẠM VIỆT NAM cung cấp về tình hình hoạt động dòng họ cả nước và những thông tin phục vụ cho việc Vấn tổ tầm tông.

2/ Trên 40 tỉnh thành đã có BLL, có tỉnh đã có BLL cấp huyện, thành, tỉnh ta cố gắng học tập để lập Ban liên lạc đến cấp huyện mà nhất định sẽ làm dược..

3/ Trong tỉnh ta đã có BLL Thành phố đến nay đã hoạt đọng liên tục 10 năm, vừa là đơn vị mạnh, vừa là nơi trung tâm, một điểm tựa rất quan trọng cho việc thành lập BLL toàn tỉnh.

4/ Có BLL họ Phạm dòng họ Phạm Xá gốc Kính Chủ, một dòng họ đại tông, đã qua hoạt động hơn 12 năm, đã biên soan được cuốn phả trên 100 trang với trên 46 cành ngành ở một số huyện

5/ Có BLL họ Phạm tổng Trà Lũ, phủ Thiên Trường (xã Xuân trung – Xuân trường) đến nay là 15 năm, đã ra được cuốn phả trên 100 trang với 25 chi, trên 100 phái

6/ BLL Họ Phạm làng Thanh Trà thuộc tổng Trà Lũ ra được cuốn phả 11 chi, trên 50 phái.
Đó là những sức mạnh của tỉnh ta mà ta chưa tập hợp được.

Tuy vậy, khó khăn ban đầu không phải là it:
1/ Trước hết là chưa mời được những con người có trình độ, có điều kiện, có tâm đức trong toàn tỉnh tham gia.

2/ Kinh phí hoạt động chủ yếu là tự túc, hết sức hạn hẹp, nhiều việc phải chi, phải làm, nhưng không có kinh phí nên lực bất tòng tâm.

Nhưng, dù khó khăn đến mấy, anh em ta cũng phải cộng lực lại mà làm, làm cho bằng được, nếu không làm là mất thời cơ. Quan trọng nhất là con người, con người làm việc họ quý nhất là ở độ tuổi cao niên, chính là lớp người nối tiếp giữa cái cũ và cái mới, cái quá khứ và cái tương lai. Những con người ấy đã từng trải qua nhiều thời đại, nhất là thời kỳ kháng chiến, đấu tranh giải phóng dân tộc, 1/3 thế kỷ (1945-1975) để giải phóng cho mình và con cháu mình, dù hy sinh gian khổ bao nhiêu cũng không tiếc sức, đến nay làm tròn chữ “TRUNG” trở về đời thường làm tròn chữ “HẾU”, đấy là đạo lý làm người!

Mọi người chúng ta đều biết rằng, “Họ hàng khúc ruột dưới trên/ dở hay ta phải giữ gìn lấy nhau”; “Dù có cho bạc cho vàng/ thì tôi chẳng bỏ họ hàng của tôi”. Họ là vĩnh cửu, họ là trường tồn, truyền từ đời này sang đời khác, dù cho vật đổi sao dời thì họ vẫn là họ, không bao giờ phai nhạt.

Tôi nhớ một lần BLL Họ Phạm VN tổ chức một cuộc họp, có mời bác Phạm Quang Nghị
về dự. Hôm đó đúng vào ngày họp Bộ Chính trị, bác Nghị đi xe con đến báo cáo với Ban Tổ chức, và đưa cụ thân sinh là Phạm Quang Lộc đến dự với bà con trong họ. Đây là một con người có nghĩa cử tôn trọng tập thể, một tập thẻ huyêt tộc. Con người ta, bất cứ làm việc gì cao hay thấp, đi đâu về đâu, cuối cùng đều gắn bó với dòng họ của mình, cho nên HỌ là vĩnh cửu, là trường tồn! Làm việc họ là làm cho mình và con cháu mình. Làm việc họ nó khác với tất cả các công việc hàng ngày. Làm việc họ tự mình tình nguyện tham gia, bỏ công sức, bỏ thời gian, bỏ tiền của, mọi khó khăn cùng với họ lo toan giải quyết, không kêu ca phàn nàn, không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì với họ hàng, làm được đến đâu mừng đến đó, nó xuất phát từ tình thương yêu nhau, lấm rửa lệch kê, trên thuận dưới hòa, ngôn ngữ ôn cung, theo lời tiền nhân tổ nghiệp, giữ gìn gia thanh, càng ngày càng vui, gìn giữ cho con cháu muôn đời về sau.

Thưa hội nghị! Tôi tham gia việc họ đến nay đã trên 20 năm, càng hoạt động càng phấn khởi, biết được bao nhiêu công lao của tiền nhân, bảo vệ đất nước, khai cơ lập ấp, đến nay 17-18 đời vẫn còn được hưởng mảnh đất phì nhiêu, hoa thơm quả quý. Sự phát triển của dòng họ gắn liền với sự phát triển của đất nước.

Đi khắp đó đây, tôi được gặp nhiều anh em, bà con huyết tộc ở khắp các miền trong cả nước, đều là những người tâm đức với tổ tiên và họ hàng, dù có bao nhiêu tiền của cũng không sung sướng bằng tình cảm ấy.
Tôi có cuốn Sổ tay ghi hàng trăm địa chỉ, đi đến đâu, bất cứ ở địa phương nào cũng có người thân trong họ, không còn gì vui sướng hơn ở đời này có những trang phả ký, có những câu nói của tiền nhân, di ngôn truyền lại, hàng mấy ngàn năm, qua bao nhiêu đời đến nay còn nguyên giá trị, có những việc bao nhiêu tiền của cũng không thể mua được, vậy thật là vui!

Tôi mong mọi người trong họ chúng ta cố gắng tham gia phục vụ tổ tiên, phục vụ dòng họ để tiếng thanh gia thịnh tộc.

Tôi đề nghị BLL Họ Phạm toàn quốc nên có cuốn Sổ vàng ghi Danh sách các ủy viên BLL ở tất cả các dòng họ, các huyện, tỉnh để lưu truyền đời đời về sau.

Cuối cùng xin kính chúc các vị đại biểu, bà con nội tộc lời chúc sức khỏe, gia đình hạnh phúc, con cháu thành đạt!

Xin trân trọng cảm ơn!

Cử nhân kinh tế PHẠM QUANG DIẾN
Ủy viên BLL Họ Phạm VN, Phó Ban LL Họ Phạm Nam Đinh
Đt : 0350.3888124 - 0904098385







»»  Đọc tiếp

29 tháng 3, 2011

Mừng Lễ Khai trương

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 3 29, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments






MỪNG LỄ KHAI TRƯƠNG
Cty TNHH Phương Nam: 23/3/2011
Thơ: Hồng Soang



 
Hương ngát còn say ngọn gió lành
Một nhành hoa đỏ, giữa vườn xanh
Tin vui nao nức lòng cô bác
Họ Phạm xướng danh giữa thị thành.

Ấp ủ bao năm mộng mới thành
Công ty biện lễ buổi khai sanh
Phạm Tu Thủy Tổ ngài phù ấm
Hồng phúc “Phương Nam” tấn phát nhanh.


Liên kết, kinh doanh giỏi chính ngành
Thị trường quyết liệt tính đua tranh
Sóng to, biển rộng trông người lái
Hoa nở đầu non đón các anh.


Cả Họ chân thành chúc các anh
Thuận buồn xuôi gió lúc vận hành
Chắt chiu tình cảm vun dòng tộc
Cờ hiệu “ PHƯƠNG NAM” đỏ thị thành.


Tháng 3/2011






»»  Đọc tiếp

28 tháng 3, 2011

Tin về Hoạt động khuyến học

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 3 28, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments

Xã Nhân Chính trao thưởng cho học sinh giỏi năm 2010


       Ngày 7 tháng 2 năm 2011, Hội Khuyến học xã Nhân Chính, tỉnh Hà Nam đã tổ chức Hội nghị trao thưởng cho học sinh đỗ đại học năm 2010. Ông Phạm Duy Đống, Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Phạm Duy, Ủy viên BLL Họ Phạm Việt Nam được sự ủy quyền của ông Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã trao hai giải thưởng cho hai cháu là con cháu nội, ngoại họ Phạm Duy xã Nhân Chính vì đã có thành tích là con nhà nghèo vượt khó học giỏi năm 2010, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng, đó là:

      1/ Cháu Phạm Duy Hậu, con ông Phạm Duy Mợi thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật Quân sự điểm số cao (27 điểm),

     2/ Cháu Nguyễn Thị Quỳnh Trang, con bà Phạm Thị Song, nhà nghèo vượt khó, 5 năm liền là học sinh giỏi Trường Tiểu học xã Nhân Chính.

      Các vị Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch Hội Khuyến học cùng các ban ngành của xã Nhân Chính và Hội Khuyến học huyện Lý Nhân, Hội Khuyến học tỉnh Hà Nam về dự rất xúc động và bày tỏ lòng biết ơn BLL Họ Phạm Việt Nam, cám ơn ông Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật.

Phạm Duy Đống


»»  Đọc tiếp

24 tháng 3, 2011

Cty TNHH đầu tiên của dòng họ Phạm ra đời

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 3 24, 2011 bởi Phạm Đạo · 2 comments

Công ty TNHH đầu tiên
của họ Phạm đã ra đời


Sáng qua, 23/03/2011 tại Tp.Hồ Chí minh đã khai trương công ty họ Phạm đầu tiên với tên gọi là Công ty TNHH họ Phạm phương Nam.
Lễ khai trương được tiến hành rất độc đáo đó là các thành viên Ban lãnh đạo Công ty cùng quí khách tới dự làm lễ dâng hương bái tổ Đô hồ Đại vương Phạm Tu – Thượng thủy tổ của họ Phạm Việt Nam. Sau đấy Ban lãnh đạo Công ty gồm Chủ tịch HĐQT, Giám đốc điều hành và hai Phó Giám đốc khác ra mắt.

BS Phạm Văn Căn, Chủ tịch HĐQT đã phát biểu nêu lên lý do ra đời của Công ty. Ông nói: Đây là nguyện vọng tha thiết của bà con họ Phạm của Thành phố muốn có một Công ty của dòng họ để có nguồn kinh phí cho các hoạt động dòng họ của Thành phố trước hết là hỗ trợ cho các học sinh nghèo họ Phạm vượt khó thuộc địa bàn thành phố. Ông Phạm Văn Út Linh Giám đốc điều hành đã nói trong Điều lệ hoạt động của Công ty có ghi rất rõ ràng: Quá trình kinh doanh sau khi đã tính toán đầy đủ mọi chi phí số lãi dòng sẽ được trích ra 20% dành cho quĩ hoạt động dòng họ với những Hợp đồng kinh tế do BLL họ Phạm hoặc người họ Phạm giới thiệu cho Công ty.

PGS.TS Phạm Đạo , Trưởng BLL họ Phạm Việt Nam có mặt tại buổi lế đã phát biểu: Ông rất hoan nghênh sự ra đời của Công ty, đây là ước nguyện của BLL họ Phạm từ lâu, ngoài Hà Nội mấy năm trước cũng đã thành lập CLB doanh nhân họ Phạm cả nước nhưng chưa có hoạt động gì đáng kể. Ông cho rằng trước khi thành lập câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Thành phố cần có một bước đi đầu tiên, một bước đột phá nên việc ra đời Công ty này thật có ý nghĩa.

Các Đại biểu đến dự đều chúc mừng sự ra đời của Công ty, chúc Công ty làm ăn phát đạt thực hiện được nguyện vọng lâu nay của bà con góp kinh phí cho hoạt động dòng họ.

Một điều đáng mừng là ngay tại buổi Lễ, Công ty đã ký được một Hợp đồng đầu tiên với một doanh nghiệp họ Phạm kinh doanh mặt hàng dược do Ông Phạm Văn Thu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Một số các doanh nhân có mặt cũng hứa sẽ ký Hợp đồng với Công ty ngay trong tuần này.

Buổi trưa có bữa tiệc nhỏ chào mừng sự kiện này. Khách chủ vẫn tiếp tục bàn bạc thật sôi nổi cho hướng hoạt động của Công ty nay mai.

TP. HCM, 24/03/2011
Pha Lê

Vâì hình ảnh buổi Lế khai trương

Lễ dâng hương
PGS.TS Phạm Đạo phát biểu tại buổi lễ

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau bữa tiệc

»»  Đọc tiếp

20 tháng 3, 2011

Lễ giỗ Tổ họ Phạm ở Hà Quang

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 3 20, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments

Lễ giỗ Tổ Họ Phạm ở Hà Quang

Ở vùng gần thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có ba nhà thờ họ Phạm được con cháu, hậu duệ hàng chục thế hệ xây dựng, bảo tồn, tu sửa khang trang đẹp đẽ. Ba nhà thờ này thờ ba cụ tổ tuy không cùng thế hệ nhưng cùng một gốc, đó là: cụ tổ Phạm Phúc Trực của tộc Phạm tại xóm 4 thôn Hà Quang xã Hải Hà do ông Phạm Đình Cự làm trưởng tộc; cụ tổ Phạm Phúc Riệc của tộc Phạm tại xóm 5 thôn Hà Quang xã Hải Hà do ông Phạm Văn Thắng làm trưởng tộc; và cụ tổ Phạm Phúc Thể của tộc Phạm tại xóm Nguyễn Trẩn xã Hải Thanh do ông Phạm Đình Tuyền làm trưởng tộc. Ba nhà thờ, phụng thờ ba cụ tổ ở các thế hệ cách nhau nhiều đời nhưng ngày nay con cháu hậu duệ trăm người như một, phụng thờ tiên tổ, làm ăn phát triển…

Ngày 11-12 tháng 2 năm Tân Mão (tức 15-16 tháng 3 năm 2011) là ngày lễ giỗ cụ Tổ Phạm Phúc Riệc ở Hà Quang, đông đủ con cháu đã về dâng hương tế tổ. Đoàn đại biểu Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, đoàn đại biểu Ban Liên lạc và Câu Lạc Bộ “Gái đảm - dâu hiền” dòng họ Phạm “Phạm Xá” gốc Kính Chủ, cùng đông đảo bà con từ Hà Nội, Xuân trường, Giao Thủy, Thái Bình, Ninh Bình .. .đã về dâng hương và dự hội cùng bà con họ Phạm tại địa phương.

Sau các cuộc đón tiếp nồng hậu, Ông Phạm Văn Thạnh trong ban tổ chức, đã dẫn chương trình các cuộc tế, khởi đầu là thỉnh rước các cụ tiên tổ về với con cháu. Các cuộc lễ dâng hương, dâng lễ vật lòng thành của các đoàn với khí thế uy linh ngày hội. Ông Phạm Văn Thắng đã báo cáo trước bà con trong họ và các đại biểu, ôn lại công lao to lớn của tổ tiên từ khi lập nghiêp, những đóng góp to lớn của con cháu nhiều thế hệ với đất nước non sông, với quê hương, dòng họ … Các bài phát biểu của ông Phạm Nghị Ủy viên Thường trực, trưởng Ban Lễ tân BLL Họ Phạm VN, ông Phạm Ngọc Bổn Trưởng Ban BLL họ Phạm “Phạm Xá”, ông Phạm Đình Cự và ông Phạm Quang Diến, Phó Ban BLL họ Phạm tỉnh Nam Định….đều gây xúc động lòng người, ca ngợi công lao đóng góp của bà con đã đoàn kết gắn bó, xây dựng quê hương, dòng họ, phát triển khuyến học, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước . . .

Ông Phạm Nghị đã đại diện BLL Họ Phạm Việt Nam trân trọng trao “Bằng Ghi công” của BLL họ Phạm VN cho 6 vị đã có nhiều đóng góp tích cưc nhất với dòng họ.

Tiếp đó là các chương trình ca nhạc, biểu diễn văn nghệ, các cuộc trao đổi của bà con dòng họ tại Hải Hà về công việc họ năm 2011, về công việc của dòng họ “Phạm Xá”, tham gia các hoạt động của họ Phạm toàn quốc. . . Buổi thụ lộc, liên hoan, giao lưu đã diến ra thật vui vẻ, phấn khởi, đầy tình cảm quê hương, dòng tộc.

Phạm Văn Hồng
0912305918

Một số hình ảnh hoạt động của ngày lễ :


Lễ rước Tổ về Nhà thờ

Lễ tế Tổ

Lễ dâng hương

Ông Phạm Nghị trao “Bằng Ghi công” của BLL Họ Phạm VN
cho các vị có nhiều đóng góp trong việc họ

Thụ lộc vui vẻ

Trao đổi việc họ
»»  Đọc tiếp

19 tháng 3, 2011

Huế sắp có tên đường Phạm Tu

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 3 19, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Huế có đường Phạm Tu
trong quý 2/2011

Ngày 17-3-2011, tại kỳ họp thứ 16, khoá 5, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua nghị quyết đặt tên đường ở thành phố Huế. Đề án đặt tên đường được UBND thành phố Huế xây dựng khá công phu; có tổ chức lấy ý kiến nhân dân, và đã được HĐND thành phố Huế thông qua; được Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố và công trình công cộng của UBND tỉnh thẩm định sau khi lấy ý kiến của các ngành liên quan; cuối cùng là thẩm định của Ban Văn hoá xã hội HĐND tỉnh. Trong số các tên đường phố được thông qua lần này có đường Phạm Tu.

Trong quá trình thực hiện đề án đặt tên đường lần này BLL Họ Phạm Thừa Thiên Huế đã chủ động cung cấp tư liệu về nhân vật lịch sử Phạm Tu cho Phòng Văn hoá-Thể thao thành phố Huế và các thành viên trong Hội đồng tư vấn. Khi đạt được sự đồng thuận trong Hội đồng tư vấn, BLL Họ Phạm Thừa Thiên Huế tiếp tục bước thứ hai là đi khảo sát và đề xuất một con đường cụ thể. Đó là con đường nối đường Lý Nam Đế với đường Nguyễn Phúc Chu, thuộc địa phận phường Hương Long, cách nhà thờ Họ Phạm làng An Ninh Hạ -nơi thờ vọng Ngài Phạm Tu- khoảng 500 mét.

Đường Phạm Tu ở Huế có chiều dài 700 mét, rộng 6 mét (tính cả lề), mặt đường thảm bê tông xi măng. Được biết, UBND thành phố Huế sẽ hoàn thành việc gắn biển các đường phố mới trong quý 2/2011.

Thanh Tùng
»»  Đọc tiếp

17 tháng 3, 2011

Thông báo của Ban biên tập trang web.

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 3 17, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

THÔNG BÁO CỦA BAN BIÊN TẬP TRANG WEB

Ban biên tập websiter hophamvietnam.org xin cáo lỗi cùng bà con họ phạm và bạn đọc trong và ngoài nước về sự cố kỹ thuật mấy hôm nay trên trang chủ đã mất một số hình ảnh(bao gồm cả tên trang web). Chúng tôi đang tích cực tìm nguyên nhân để khắc phục sự cố trên. Mong bà con và bạn đọc thứ lỗi.

Hà Nội, 17/3/2011
Tổng biên tập
PGS.TS. Phạm Đạo
»»  Đọc tiếp

BLL họ Phạm vùng Kinh Bắc đã được thành lập

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 3 17, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

BLL HỌ PHẠM VÙNG KINH BẮC ĐÃ ĐƯỢC THÀNH LẬP

Sau mấy năm chuẩn bị, ngày 15.3.2011 (tức 11 tháng 2 năm Tân Mão), nhân dịp dòng họ Phạm Xuân thôn Đại Đình, phường Tân Hồng, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Giỗ Tổ có gần 300 con cháu Họ Phạm Xuân về dâng hương bái tổ, Ban Vận động thành lập Ban Liên lạc họ Phạm vùng Kinh Bắc và Hội đồng Gia tộc họ Phạm Xuân đã mời đại diện Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam, đại biểu họ Phạm của các phường Tân Hồng, Đông Ngàn, Đinh Bảng (thị xã Từ Sơn), các huyện Yên Phong, Gia Bình, Tiên Du, Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) về dự. Đoàn đại biểu BLL Họ Phạm Việt Nam do ông Phạm Văn Dương, Phó Ban kiêm Tổng thư ký BLL Họ Phạm Việt Nam dẫn đầu đã về dự lễ.

Trong không khí thành kính tưởng nhớ Tổ tiên và tự hào về truyền thống của dòng họ Phạm ở vùng Kinh Bắc mà những địa danh đã nổi tiếng trong lịch sử như Dương Lôi quê hương của một người phụ nữ được nhân dân tôn sùng gọi là Thánh Mẫu Phạm Thị Ngà vì đã sinh ra vua Thái Tổ Lý Công Uẩn, vị minh quân đã có nhiều cong lao với đất nước, các làng khoa bảng Kim Đôi, Tam Á, Xuân Lai, Đình Bảng, rồi làng Đại Đình nơi có bà Phạm Thị Chiêu Dung vợ vua Lý, bà con họ Phạm có mặt trong buổi Lễ giỗ đã nhất trí thành lập BLL Họ Phạm vùng Kinh Bắc.

Mọi người nhất trí bầu Nhà báo Phạm Thuận Thành, sinh năm 1962, quê ở An Bình, huyện Thuận Thành, Ủy viên BLL Họ Phạm Việt Nam khóa IV, V, VI, làm Trưởng Ban; và bốn Phó Trưởng Ban là các ông: Phạm Vinh Quang, hiện là Ủy viên Thường trực CLB Doanh nhân họ Phạm Việt Nam, quê ở Đình Bảng; ông Phạm Ngọc Quyển, Phó Ban kiêm Tổng Thư ký, quê ở Thuận Thành; ông Phạm Xuân Bắc, quê ở thôn Đại Đình và ông Phạm Trí Thuận, quê ở Yên Dũng - Bắc Giang. cùng 9 ủy viên đại diện cho các chi họ ở các vùng của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Mọi người cũng tán thành đăt tên là BLL Họ Phạm vùng Kinh Bắc để ghi nhớ về một vùng quê văn hiến từ cổ xưa với những tên đất, tên người đã được in đậm trong sử sách của dân tộc Việt Nam.

Ngay sau khi thành lập, ngay tại Từ đường của dòng họ Phạm Xuân – thôn Đại Đình, BLL Họ Phạm vùng Kinh Bắc dưới sự chủ trì của đại diện BLL Họ Phạm VN đã họp bàn kế hoạch triển khai việc họ mà trước mắt là tập hợp lực lượng bà con họ Phạm trong vùng để nhanh chóng củng cố các HĐGT ở cơ sở và thành lập các BLL ở các huyện, thị xã, thành phố, song song với việc xây dựng Quy chế hoạt động cho các HĐGT và các BLL Họ Phạm các cấp của vùng.

Đây là một tin vui đối với Họ Phạm Việt Nam vì có thêm một BLL Họ Phạm ở một vùng quê có đông người họ Phạm cư trú và có nhiều đóng góp về mọi mặt cho quê hương, đất nước, họ Phạm Việt Nam sẽ có thêm sức mạnh. Đây cũng là một tiếng chuông goi con cháu Họ Phạm trong vùng Kinh Bắc và đang sinh sống ở khắp nơi trong và ngoài nước tìm về để kết nối dòng họ, cùng giúp nhau xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tình đồng tộc.

Mọi người rất phấn khởi ghi nhận sự đóng góp rất tích cực và có hiệu quả của dòng họ Phạm Xuân - thôn Đại Đình cho thành công của Cuộc gặp mặt thành lập BLL Họ Phạm vùng Kinh Bắc, đáp ứng tâm nguyện của con dân họ Phạm trong vùng.

Cuộc gặpp mặt kết thúc trong bữa liên hoan thụ lộc vui vẻ hồ hởi, đầy tình thân tộc và mang đậm bản sắc của một vùng quê còn giữ được những nét văn hóa dân tộc xa xưa, hứa hẹn những lần gặp gỡ sau với nhiều tin vui của dòng họ Phạm vùng Kinh Bắc từ nay đã có tổ chức đại diện của mình trong cộng đồng họ Phạm toàn quốc!

Diệu Linh

Một số hình ảnh của Lễ giỗ tổ họ Phạm Xuân và BLL Họ Phạm vùng Kinh Bắc.

HĐGT dòng họ Phạm Xuân thôn Đại Đình và các đại biểu
dâng hương tại Nhà thờ tổ họ Phạm Xuân.

Dâng hương tại mô tổ họ Phạm Xuân 

BLL Họ Phạm vùng Kinh Bắc chụp ảnh lưu niệm trong
nhà thờ Tổ của dòng họ Phạm Xuân ở thôn Đại Đình.
»»  Đọc tiếp

14 tháng 3, 2011

Chuyện về gia đình có ba anh hùng

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 3 14, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Chuyện về gia đình có ba anh hùng

LGT : Bài này được đăng trên VTC New ngày 11.2.2011 về gia đình cụ bà Phạm Thị Huệ ở Điện Bàn – Quảng Nam. Cụ Phạm Thị Huệ và con dâu cụ đều là Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, còn con trai cụ là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Câu chuyện dưới đây là nói về ông Đinh Châu con trai cụ Phạm Thị Huệ. BBT

(VTC News) - Ở xã Điện Nam Đông, Điện Bàn (Quảng Nam) có một gia đình rất đặc biệt bởi có đến 3 anh hùng. Đó là gia đình Cụ bà Phạm Thị Huệ. Cụ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng có chồng và 3 con trai liệt sĩ. Con dâu bà là Nguyễn Thị Phấn cũng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có chồng, con và bản thân là liệt sĩ. Ông Đinh Châu (Nguyễn Hữu Đức), con trai Cụ Huệ (chồng bà Phấn) là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Anh Đinh Văn Ba cùng các kỷ vật (bên tráii) và trang sách Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh viết về cha mình.

Người chỉ huy hai trong một

Trong ký ức của các đồng chí Võ Thanh Ba, Đại tá Lê Đình Sanh, Đại tá Nguyễn Văn Trí, chân dung người anh hùng Đinh Châu hiện lên với tài đức vẹn toàn. Ông vừa là một cán bộ quân sự mưu trí, dũng cảm, vừa là một cán bộ chính trị sâu sắc, nhân ái, hết mực thương yêu chiến sĩ. Ở cương vị nào ông cũng đã để lại những dấu ấn khó quên. Sinh năm 1926, từ chỉ huy du kích xã, ông Đinh Châu được cử làm trợ lý Huyện đội Điện Bàn, đại đội trưởng đại đội 230 của Tiểu đoàn 17 Quảng Nam- Đà Nẵng. Tập kết ra Bắc, ông công tác trong Sư đoàn bảo vệ thủ đô 350, là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, sau đó về quê hương chiến đấu, trở thành lớp cán bộ quân sự đầu tiên của tỉnh Quảng Nam.

Trong những năm gian khó trăm bề ấy, ông cùng Ban Quân sự tỉnh trực tiếp xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng, phát động chiến tranh nhân dân làm nên những trận đầu thắng lớn của LLVT địa phương như ở làng ông Tía, Gia Lâu, Bốt Xít, Hiệp Đức, Phó Nam. Mặc dù công tác bận rộn nhưng những đợt phá rẫy, tuốt lúa, gùi gạo, trồng sắn, làm nhà, nhất là cải thiện đời sống cho đơn vị, ông đều năng nổ, tích cực, hoà mình vào đời sống chiến sĩ. Đơn vị có ít quân trang, ông luôn nhường cho anh em, còn ông, dù là Tỉnh đội trưởng tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng vẫn bộ bà ba đen bạc phếch, chiếc mũ tai bèo đã sờn, khi đi phát rẫy vẫn quần đùi áo cổ vuông, mong manh bốn mùa.

Trong cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, trên cương vị Phó Tham mưu trưởng rồi Tham mưu trưởng Mặt trận 4, Thành đội trưởng Đà Nẵng, ông được Thường vụ Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Mặt trận 4 cử làm chỉ huy trưởng cánh quân Đông Nam, dùng Tiểu đoàn 1 (R20) thọc sâu, mở bàn đạp cho Sư đoàn 2 phát triển vào nội thành. Gặp sự phản công quyết liệt của địch ở khu vực Trung Lương- Cồn Dầu (Hoà Vang), suốt cả ngày 30-1-1968, ông vừa trực tiếp cầm súng chiến đấu vừa tổ chức động viên cán bộ, chiến sĩ đánh trả kiên cường trong từng mảnh vườn, luỹ tre, từng căn nhà vùng giao tranh, phá được vòng vây trong đêm 30. Gặp tổ phục kích của Mỹ, ông đã hy sinh rạng sáng ngày 31. Đến nay, gia đình vẫn chưa tìm được hài cốt người anh hùng.

Trong buổi tưởng niệm nhân 40 năm ngày mất của ông tại nhà con trai ông trên đường Bế Văn Đàn, thành phố Đà Nẵng, đã có rất đông bạn bè chiến đấu của ông. Không phải bây giờ mà từ nhiều năm nay, Tỉnh đội Quảng Nam, UBND thành phố Đà Nẵng, Sư đoàn Bảo vệ Thủ đô 350, Tiểu đoàn 1 (R20)... đều thường xuyên đến thăm, hương khói. Tên ông sẽ được đặt cho một con đường ở thành phố Đà Nẵng. Liệt sĩ Đinh Châu đã ra đi nhưng ông luôn sống mãi trong nỗi nhớ thương của đồng đội và nhân dân.


Giọt nước mắt trong căn hầm chữ A

Anh Đinh Văn Ba, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Bí thư Đảng uỷ Công ty Cổ phần xe khách và dịch vụ Thương mại Đà Nẵng, người còn lại duy nhất của gia đình liệt sĩ Đinh Châu bồi hồi khi kể cho chúng tôi nghe về cha, mẹ và người anh thân yêu của mình. Mới hiểu được vì sao gương mặt người đàn ông này lúc nào cũng phảng phất nổi buồn dù đã thành đạt trong cuộc sống.

“Đầu năm 1964, khi tôi mới lên 10, ba tôi về thăm nhà sau thời gian dài công tác xa. Cả nhà quây quần trong cảnh quê hương điêu tàn bởi tội ác Mỹ- nguỵ. Lúc này, ông nội tôi là Chủ tịch uỷ ban kháng chiến của xã đã hy sinh, bà nội mất, các chú đều đã thoát ly (sau ngày hai người chú là liệt sĩ). Ba bảo tôi và anh Lưu đi theo ba. Mẹ ở căn cứ vài ngày, chăm sóc mấy cha con rồi về vì bà là cán bộ phụ nữ xã, không thể bỏ phong trào mà đi. Nhớ buổi chia tay, bình thường mẹ rất cứng cỏi, vậy mà bây giờ nước mắt vòng quanh. Hình như bà linh tính điều dữ nào đó sẽ ập đến gia đình mình. Tôi nhìn theo bóng mẹ với chiếc áo bà ba đen khuất dần.

Quả thực tôi không muốn xa mẹ, nhưng tôi nghe theo lời tâm huyết của cha: Con phải ra miền Bắc học tập, đây không phải việc của ba, của con mà là việc của nước non, Tổ quốc. Tôi đồng ý lên núi nhưng vẫn chần chừ không ra miền Bắc. Tôi sống cùng các cô chú, còn ba vẫn biền biệt công tác. Một đêm cuối tháng 7 năm 1967, tại xã Lộc Sơn vùng B, Đại Lộc, tôi được gặp cha tôi trong căn hầm chữ A. Cả hai ôm chầm thổn thức. Ba lại nhắc tôi lời nói ngày nào: “Đây không phải việc của ba và con...”. Tôi gật đầu nghe theo. Ba và các cô chú đã chuẩn bị cho tôi đủ thứ để tôi lên đường. Ba tặng tôi chiếc võng dù mà tôi đã giữ mãi bên mình. Sau này tôi nghiệm ra ba tôi lường trước sự ác liệt của chiến trường nên đã chuẩn bị cho tôi một cuộc sống mới.


Ba tháng vượt Trường Sơn, tôi đặt chân lên miền Bắc XHCN, trong lúc đó chiến trường miền Nam sục sôi đánh Mỹ. Chưa được bao lâu trong 2 năm 1967, 1968, tin chồng lên tin như sét đánh ngang tai: mẹ tôi đã anh dũng hy sinh tại quê nhà. Anh Đinh Lưu, chiến sĩ thông tin cũng đã hy sinh trong một trận đánh. Ba hy sinh ở mặt trận Đà Nẵng, khi đang chỉ huy một cánh quân. Tuy nhiên tôi vẫn cố tin rằng, có sự nhầm lẫn nào đó, chứ ba tôi không thể chết. Đầu năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thôi thúc tôi dừng chân không đi học nước ngoài để tìm gặp ba và những người thân trong gia đình. Khi biết tất cả tin báo đều là sự thật, tôi như gục ngã.

Tôi nhớ cảnh chia ly trong đêm mưa phùn năm nào, nhớ giọt nước mắt của mẹ, lời dặn dò gan ruột của ba. Buổi trùng phùng của gia đình đâu còn nữa như lời hẹn ước. Ngỡ như không còn đủ sức để đi tiếp trên con đường học vấn của mình, nhưng rồi truyền thống gia đình, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, dòng tộc, cô bác ruột thịt đã nâng đỡ tôi dậy. Tôi đã học tiếp đại học Bách khoa.

Anh Ba dừng câu chuyện và đốt nén hương trên bàn thờ cha mình. Tôi nghĩ, anh đã xứng đáng là con trai của người anh hùng và của đại gia đình anh hùng.

Hồng Vân




»»  Đọc tiếp

10 tháng 3, 2011

Họ Phạm Quận Hà Đông Tổng kết 5 năm hoạt động

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 3 10, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Hội nghị Tổng kết 5 năm hoạt động của Họ Phạm Quận Hà Đông (2006-2011)

Tháng 8 năm 2006, BLL Họ Phạm TP Hà Đông (nay là Quận Hà Đông, TP Hà Nội) đã dược thành lập. Đến nay, BLL Họ Phạm quận Hà Đông đã có quá trình 5 năm hoạt động.

Ngày 5.3.2011, tại nhà thờ Tổ họ Phạm Bá thôn Trinh Lương, phường Phú Lương, đã diễn ra Hội nghi tổng kết 5 năm hoạt động của BLL Họ Phạm quận Hà Đông. Đông đủ BLL Họ Phạm quận Hà Đông, các vị đại diện HĐGT họ Phạm thôn Trinh Lương - phường Phú Lương và họ Phạm phường La Khê cùng bà con trong các chi, dòng họ Phạm các phường thuộc quận Hà Đông đã về họp mặt. Lãnh đạo của thôn Trinh Lương nay là 3 tổ dân phố 10, 11, 12 thuộc phường Phú Lương cũng về dự họp. Ông Phạm Văn Dương, Phó Trưởng Ban kiêm Tổng thư ký dẫn đấu đoàn đại biểu BLL Họ Phạm Việt Nam; PGS.TS Phạm Hồng Anh, Phó Tổng Thư ký dẫn đầu đoàn đại biểu BLL Họ Phạm TP Hà Nội đã về dự Hội nghị.

Trước khi khai mạc, một chương trình văn nghệ đặc sắc, phong phú mang đậm bản sắc dân tộc, đặc biệt là các tiết mục mang nội dung dòng họ, quê hương do nhà thơ Phạm Hữu Chính, Phó Trưởng Ban Thường trực BLL Họ Phạm quận Hà Đông dẫn chương trình và do các con cháu họ Phạm biểu diễn đã làm không khí cuộc họp ngay từ đầu rất vui vẻ, ấm áp tình thân tộc.

Ông Phạm Cao Sơn, Trưởng Ban, thay mặt BLL Họ Phạm quận Hà Đông đọc báo cáo về Hoạt động dòng họ của BLL Họ Phạm quận Hà Đông trong 5 năm qua. Báo cáo đã nêu rõ tình hình dòng họ Phạm quận Hà Đông, quá trình hình thành và củng cố BLL Họ Phạm quận Hà Đông cùng những kết quả hoạt động của BLL, các chi họ và các HĐGT họ Phạm trong Quận, đồng thời nêu rõ định hướng hoạt động của BLL Họ Phạm quận Hà Đông trong thời gian tới. Đại diện các chi họ Trinh Lương và La Khê đã bổ sung báo cáo.

Theo báo cáo thì hiện nay ở tất cả các làng xóm, đường phố trong quận Hà Đông đều có người họ Phạm làm ăn sinh sống, học tập và công tác, nhưng tập trung nhất là 3 chi họ Phạm đã sinh sống ở đây từ lâu là dòng họ Phạm Bá ở thôn Trinh Lương thuộc phường Phú Lương có tới 120 gia đình với 600 khẩu; các chi họ Phạm phường La Khê đã có 20 đời với 2 chi khoảng 100 gia đình; dòng họ Phạm Đình ở thôn Thanh Lãm phường Phú Lãm có 3 chi với khoảng 40 gia đình. Các chi họ Phạm ở thôn Trinh Lương và phường La Khê đã tu sửa được nhà thờ Họ, đã bầu dựoc HĐGT, và ở hai nơi này đã giới thiệu được 2 vị Trưởng Tộc làm Phó Ban Thường trực của BLL Họ Phạm Quận Hà Đông, chi họ Phạm ở Trinh Lương đã bầu đựoc Ban khuyến học. Tổ chức được các hoạt động mang tính chất dòng họ như tổ chức các cuộc gặp mặt, thăm hỏi nhau, hành hương khánh tiết, biểu dương các cháu học giỏi, tham gia các hoạt động của Họ Phạm TP Hà Nội và Họ Phạm Việt Nam. Trong năm 2011, hoạt động của BLL Họ Phạm quận Hà Đông chủ yếu tập trung củng cố hệ thống BLL của quận và các phường với các ban chuyên môn, các HĐGT với hình thức và chương trình cụ thể; bảo đảm các sinh hoạt dòng họ theo truyền thống, đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện các gia phả, giúp nhau tìm về cội nguồn, giúp nhau làm kinh tế, giáo dục con cháu giữ gìn nề nếp gia phong của tổ tiên.

Đại diện BLL Họ Phạm Việt Nam, ông Phạm Văn Dương, Phó Trưởng Ban kiêm Tổng Thư ký; đại diện BLL Họ Phạm TP Hà Nội, ông Phạm Duy Tuấn, Ủy viên Thường trực; đại diện địa phương, ông Nguyễn Đình Hùng, Bí thư Chị bộ tổ Dân phố 11 quận Hà Đông đã phát biểu ý kiến, Các đại biểu đều hoan nghênh những việc mà BLL Họ Phạm quận Hà Đông và các HĐGT cùng bà con Họ Phạm đã làm được trong nhứng năm qua góp phần củng cố được khối đoàn kết trong thôn xóm, đặc biệt là trong tình nghĩa xóm làng, họ tộc, củng cố và phát huy được vai trò của BLL Họ Phạm quận và các chi họ trong việc họ, gắn với hoạt động của dòng họ Phạm Hà Nội và cả nước.

Trong bữa ăn trưa vui vẻ, mọi câu chuyện vẫn được tiếp tục, đặc biệt là giọng hát chèo không ngớt như níu kéo mọi người với tổ tiên, với dòng tộc và với làng quê thanh bình. Có cả những giọt nước mắt và giọng nói nghẹn ngào của những người con Họ Phạm lần đầu được trở về với dòng họ trong không khí gia đình ấm cúng. Trong làn điệu của bài “Người ơi người ở đừng về …” bà con họ Phạm quận Hà Đông lưu luyến tiễn khách và hẹn ngày gặp lại…

Thúy Lan


Một vài hình ảnh của Hội nghị

Văn nghệ chào mừng hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Ông Phạm Cao Sơn, Trưởng Ban BLL Họ Phạm Quận Hà Đông nhận hoa của BLL
Họ Phạm VN do ông Phạm Văn Dương đại diện trao tặng.

Mọi người chụp ảnh kỷ niệm trước Nhà thờ Họ Phạm Bá thôn Trinh Lương

Liên hoan vui vẻ sau Hội nghị


»»  Đọc tiếp

9 tháng 3, 2011

Giỗ Thủy tổ họ Phạm Quang

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 3 09, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments

GIỖ THỦY TỔ HỌ PHẠM QUANG Ở CAO SƠN

Dòng họ Phạm Quang là một dòng họ ở Cao Sơn, xã Thái Hòa, huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Thủy tổ của dòng họ Phạm Quang ở Cao Sơn xã Thái Hòa, huyện Thái Thụy, Thái Bình tên là Phạm Ngọc Hiển (là nghĩa phụ của danh nhân Phạm Thế Hiển ), từ Vĩnh Lộc - Nam Định về lập ấp và sinh sống ở đây đã được 400 năm, tới nay đã đến đời thứ 15 với 5 chi.

Lăng mộ Thủy tổ dòng họ Phạm Quang đã được xây dựng bằng gạch từ năm 1982. Lăng vừa được tôn tạo, hoàn thành vào ngày 9/3/Ky Sửu trong sự sung sướng vô cùng của con cháu trong họ.

Trong 5 năm năm qua, dòng họ đã lập được quỹ khuyến học và thường xuyên hàng năm biểu dương các cháu có thành tích học tập tốt vào càc kỳ tổng kết năm học. Đây là một dòng họ khoa bảng và có nhiều người có công trong lịch sử.

Ngày 15.2.2011, tức 13 tháng giêng năm Tân Mão, HĐGT họ Phạm Quang ở Cao Sơn đã tổ chức Lễ Giỗ Thủy tổ tại Từ đường của dòng họ. Đông đủ con cháu của dòng họ từ khắp nơi đã về bái tổ. Đại diện lãnh đạo thôn Cao Sơn xã Thái Hòa đã đến dự Giỗ tổ của dòng họ. Ông Phạm Đình Trọng, ủy viên BLL Họ Phạm Việt Nam, Trưởng Ban BLL Họ Phạm tỉnh Thái Bình dẫn đầu Đoàn đại biểu BLL Họ Phạm Việt Nam và BLL Họ Phạm tỉnh Thái Bình về dự Lễ.

Con cháu trong họ rất xúc động khi nghe ba hồi chuông thỉnh tổ tiên vang lên từ Từ đường cũng là báo hiệu buổi lễ bẳt đầu. (Quả chuông này vừa được anh Phạm Ngọc Bá cúng vào Nhà thờ năm Kỷ Sửu – 2009).

Sau thủ tục tế lễ là lễ mừng thọ các vị cao niên, Năm nay 9 cụ được mừng thọ tại Nhà thờ Họ, trong đó có 5 cụ từ 90 tuổi trở lên, đặc biệt có cụ Phạm Ngọc Hùng thọ 99 tuổi.

Tiếp theo là Lễ biểu dương, trao bằng khen cho các cháu học sinh sinh viên của dòng họ học giỏi trong năm học 2009-2010. Năm này dòng họ có 11 cháu đạt học sinh giỏi và 3 cháu đỗ vào đại học.

Ông Phạm Đình Trọng thay mặt BLL Họ Phạm Việt Nam và đại diện lãnh đạo địa phương đã phảt biểu ý kiến động viên những cố gắng của bà con trong sản xuất, kinh doanh và mọi mặt hoạt động, đóng góp xây dựng địa phưong, cùng những thành công của HĐGT họ Phạm Quang ở Cao Sơn trong việc tổ chức gắn kết con cháu phát huy truyền thống của dòng họ.

Tin rằng với những thành tích đã đạt đựoc, dòng họ Phạm Quang ở Cao Sơn sẽ nhanh chóng đạt đựoc tâm nguyện của HĐGT và mọi thành viên của dòng họ là “cùng quyện vào nhau, cố kết để xây dựng cuộc sống mới, làm cho dòng họ ngày càng phồn vinh và đầy tính văn hóa”.

PTL (theo tin của HĐGT Phạm Quang)

 Lăng mộ Thủy Tổ dòng họ Phạm Quang ở Cao Sơn được tu tạo năm Kỷ Sửu-2009
»»  Đọc tiếp

8 tháng 3, 2011

Nữ nhân thần duy nhất trên Đảo Lý Sơn

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 3 08, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Nhân ngày Quốc Tế Phụ nữ mồng 8 tháng 3

Nữ nhân thần duy nhất trên Đảo Lý Sơn

Về thăm Đảo Lý Sơn không thể không đến Đền Bà Roi. Đây là Đền thờ một người con gái của Thủy Tổ tộc Phạm (Văn) từ thời các vị tiền hiền khai cơ lập ấp dựng xây nên đảo. Bà đã tử tiết vào trưa ngày 15 tháng 5 âm lịch năm 1645, cách nay 366 năm. Đoàn đại biểu BLL họ Phạm Việt Nam đã đến dâng hương tại Đền khi về thăm bà con họ Phạm trên đảo Lý Sơn vào mùa xuân năm 2010.

Khi đọc hồ sơ Di tích lịch sử nhà thờ và quần thể di tích của tộc Phạm (Văn) ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, mấy dòng chữ trong bài phát biểu của Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Nguyễn Thanh Tùng đã thu hút sự chú ý của tôi: “Đây là một nhân thần duy nhất tại Lý Sơn và cũng là nhân thần người Việt duy nhất hiếm có ở tỉnh Quảng Ngãi”. “Bà con trong tộc cùng dân làng đã tưởng nhớ công ơn của bà do đã bất khuất bảo vệ quê hương, thương dân nên lập miếu thờ Bà”. Ngôi miếu đó được tu sửa, tôn tạo và giữ gìn được đầy đủ nguyên vẹn các săc phong, thần phả, các đồ tế tự và trang trí cổ xưa, trong đó có một săc phong từ thời Tự Đức thứ 15 tức là năm 1862. Ngôi đền đó có tên là “TRINH TỊNH ĐƯỜNG”, dân gọi nôm na là Dinh Bà Roi, Đền Bà Roi, Miếu Bà Roi ở ngay sát bờ biển của Đảo Lý Sơn.

Di tích Trinh Tịnh Đường tức là Dinh Bà Roi, tọa lạc tại thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Đây là một trong những ngôi đền độc đáo, đặc trưng cho lối kiến trúc cổ xưa kiểu tôn giáo tín ngưỡng thời Nguyễn, nổi tiếng uy nghiêm, linh hiển được nhân dân trọng vọng tôn thờ.

Theo phả hệ, sắc phong, thần tích và những tài liệu Hán - Nôm mà tộc Phạm (Văn) còn lưu giữ thì Bà Roi tên thật là Phạm Thị Lôi, tên chữ là Phạm Tiên Điều sinh năm 1629 thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, tại xóm Xó La, làng An Vĩnh trong một gia đình danh gia vọng tộc. Bà là thứ nữ của Thủy tổ họ Phạm (Văn) một trong 6 tộc họ tiền hiền của làng An Vĩnh tên là Phạm Văn Huệ và thân mẫu là Bùi Thị Toại. Thủy tổ Phạm Văn Huệ có 5 người con, 3 nam, 2 nữ. Bà Roi nết na, xinh đẹp, da trắng như tuyết, mắt sáng tựa sao, tóc dài chấm gót. Chánh đội trưởng thủy quân Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật gọi bà là tổ cô.

Tương truyền rằng, năm Ất Dậu - 1645, nàng Roi tròn 16 tuổi, cái tuổi trăng tròn, nàng đẹp rực rỡ. Vào buổi trưa ngày 15 tháng 5 âm lịch, giặc Tàu Ô kéo vào đảo cướp bóc, đốt phá xóm làng. Nàng Roi thấy giặc vội chạy ra biển tìm cha và dân làng để báo tin, nhưng bị giặc phát hiện; và truy đuổi nàng đến vũng Thầy Tu (còn gọi là Vũng Lúa) - nay là chổ diễn ra lễ đua thuyền truyền thống của huyện đảo Lý Sơn. Cùng đường và sợ bị sa vào tay giặc, càng không chịu để bị tấm thân bị ô uế, nàng nhảy xuống đó tự vẫn. Dưới biển, lạ thay, nàng vẫn trong tư thế tựa như ngồi thiền, tóc xõa phủ vai, mặc sóng chao, gió lớn! Bà con trong làng tiếc thương, đem xác nàng về chôn cất và lập đền thờ. Bà mất vào ngày rằm tháng 5 năm Ất Dậu - 1645, nhưng để tránh ngày trai giới, bà con tộc họ Phạm (Văn) hằng năm vẫn thường xuyến tế tự Bà Roi vào ngày 16 tháng 5 âm lịch.

Trong tâm thức ngưỡng vọng của người dân xứ đảo, Bà Roi là bậc phúc thần cao tổ, chí hiển linh, báo ứng mọi điều nhằm phò hộ, độ trì chở che an lành dân chúng. Là nhân thần người Việt nữ duy nhất ở Lý Sơn, Bà Roi là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chống ngoại xâm, tinh thần trung trinh liệt nữ và là biểu tượng cao đẹp về tình thương yêu, đoàn kết gắn bó cộng đồng. Bà là chỗ dựa vững chắc trong đời sống tâm linh bái vọng của người dân xứ đảo.

Mới đầu, Đền Bà Roi chỉ là một ngôi miếu nhỏ, đơn sơ. Tôn kính Bà nên năm Đinh Dậu, Thành Thái thứ 9 (1897), từ ngôi miếu nhỏ, các ông Phạm Văn Thọ, Phạm Hữu Kính và dân làng đã thành tâm hiến đất, cúng tiền và góp công xây dựng nên Miếu thờ Bà lấy tên là Trinh Tịnh Đường. Đến nay ngôi đền vẫn được giữ nguyên vẹn từ lần xây dựng cách nay 114 năm ấy mặc cho bao nhiêu tác động của thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt. Ngôi đền này tọa lạc ven bờ nam đảo, trước đền ngoài bình phong trụ biểu, là ngôi mộ an táng Bà. Đền được xây theo dạng hình chử tam bằng vôi vữa, gồm tiền đường, chánh điện và hậu cung, ngói lợp âm dương. Trên nóc mái có hình lưỡng long tranh chầu, hai đầu hồi đắp nổi cá chép hóa long và sơn vẽ hình muông thú, hoa cỏ. Nội thất là những bức hoành phi: chính diện là ba chữ Diệu Anh Linh, bên phải là chữ Ân đức, bên trái là chữ Tâm thành và hai câu liễn thờ chạm khắc công phu, sơn son, thếp vàng uy nghi, lộng lẫy:

         “Vạn cổ di dung tồn tự điển,
         Thiên thu hích dịch ngưỡng chung linh”.

NHỮNG CUỘC VIẾNG THĂM

Như lời phát biểu của ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn trong lễ kỷ niệm 395 năm ngày bà Phạm Tiên Điều tử tiết tại Trinh Tịnh Đương năm 2004: “Công lớn của bà là báo động cho dân làng biết có giặcTầu Ô đến, để cho dân làng tránh sự sát hại của chúng

Tiến sĩ Phạm Thị Ninh, cán bộ Viện khảo cổ học – Viện KHXH Việt Nam đã nhiều lần ra đảo Lý Sơn để nghiên cứu khảo cổ học phát biểu: “ Là con cháu của một nhánh dòng tộc Phạm (Văn) hiện đang sinh sống tại Hà Nội, tôi vô cùng tự hào vì trong dòng tộc Phạm (Văn) trên đảo Lý Sơn đã sản sinh ra một tấm gương liệt nữ, sau trở thành vị nữ nhân thần như Bà Roi (Phạm Tiên Điều) và một vị anh hùng chánh đội trưởng thủy quân Hoàng Sa – Phạm Hữu Nhật, đã có công lớn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc”

Di tích Trinh Tịnh Đường là một trong những lăng miếu mang đặc sắc đời sống tâm linh của người dân trên đảo, nên các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử cùng nhân dân khắp nơi vẫn thường xuyên đến đây tham quan nghiên cứu, dâng lễ cầu nguyện phúc lành, bàn góp việc đời, việc nước và động viên nhau chăm lo xây dựng tổ nghiệp với niềm tin sẽ được linh nghiêm. Nhân ngày kỷ niệm Bà và ngày hoàn nguyện được bà con tộc họ và ban khánh tiết các sở tự Đình Làng An Vĩnh, xóm Đông, Lân An Hòa về dự và phối thờ. Đã có rất nhiều văn nhân, mặc khách đến đây thăm viếng.

Có lần sững sờ trước cảnh thâm u, nghiêm cẩn nơi sở tự, TS Đoàn Ngọc Khôi – cán bộ nghiên cứu văn hóa truyền thống Quảng Ngãi đã thốt lên rằng: “Cảnh xưa miếu cũ hồn liệt nữ / Dặm dãi trăng soi bóng Tịnh Đường”. Trong lưu bút ngày 03 tháng 7 năm 2004, TS Đoàn Ngọc Khôi khẳng định: “Di tích miếu Bà là di sản văn hóa – Lịch sử vô cùng có giá trị đã phản ánh qúa trình khai phá, lập làng gian khổ và oanh liệt của người Việt trên đảo. Các văn bản chử Hán còn lưu lại trong nhờ thờ bà đã minh chứng sự linh ứng của Bà, luôn hiển thánh bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân”, Khi đến đây, cố GS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Đình Thảng viết “Đền thờ thánh mẫu nay còn đó, Đất đẻ Tiên Điều gái mấy ai?”. Nhân kỷ niệm 359 năm ngày lễ kỵ, ngày 16 tháng 5 năm Giáp Thân - 2004, cố GS Trần Quốc Vượng - Đại học Quốc gia Hà Nội đến dự đã phát biểu cảm tưởng ghi lại: “Bản sắc phong từ thời Tự Đức thập ngũ niên (1862) đã chứng tỏ, Trinh Tịnh Đường là một ngôi đền rất linh thiêng - nổi tiếng từ xưa”. Sau khi đối chiếu luật di sản và lý giải về sự “Rất cổ” của di tích này, cố GS Trần Quốc Vượng nói: “Tôi rất mong các quý cấp văn hóa - xã hội nhanh chóng làm thủ tục để được công nhận di tích di sản cấp Quốc gia”.

Trước đó ngày 15/10/2003, UBND huyện Lý Sơn đã có công văn số 148/UB gửi cơ quan văn hóa địa phương cho lập hồ sơ, đề nghị cấp có thẩm quyền xếp hạng 5 di tích lịch sử, trong đó có Dinh Bà Roi.

Với giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống và chính trị ấy, di tích Trinh Tịnh Đường không đơn thuần bó hẹp trong phạm vi một gia tộc hay một địa phương mà nó phải sớm được coi là một tài sản quốc gia như bản thân nó vốn có.

Tiếc rằng, đến nay Đền Bà Roi – Trinh Tịnh Đường vẫn chưa được đặt vào đúng vị trí mà nó đáng được đứng từ lâu, điều đó hạn chế việc bảo quản, tu bổ và làm lãng phí khả năng phát huy tác dụng giáo dục về lịch sử và xã hội của một di tích có giá trị.

Thành Định - Thúy Lan

Đoàn đại biểu BLL họ Phạm VN thăm mộ Bà Phạm Tiên Đièu trong khu Đền Bà Roi


»»  Đọc tiếp

6 tháng 3, 2011

Họ Phạm Miền Tây Hạ Lọng về bái Thượng Thủy Tổ

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 3 06, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Bà con Họ Phạm Miền Tây Hạ Lọng về bái Thượng Thủy Tổ

Mấy ngày mưa xuân ẩm thấp kéo dài, vẫn không ngăn nổi lòng thành kính của bà con họ Phạm các phường Miền Tây Thành phố Hạ Long muốn về chiêm bái Thượng Thủy Tổ!

Ngày 26.2.2011 (tức 24 tháng Giêng Tân Mão), vẫn trong tiết xuân, đoàn bà con họ Phạm của 4 phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Giếng Đáy và Hà Khẩu thuộc TP Hạ Long do ông Phạm Xuân Khương, Trưởng Ban Liên lạc các chi họ Phạm miền Tây TP Hạ Long dẫn đầu đã về dâng hương kính cáo Thượng Thủy Tổ Đô hồ Đại Vương Phạm Tu tại Đền thờ Ngài ở Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Đoàn có gần 30 người gồm tất cả các vị trong Ban Liên lạc họ Phạm các chi họ miền Tây Hạ Long cùng các cụ, các ông, các bà là con trai, con gái, con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại họ Phạm của 4 phường kể trên. Đây là lần đầu tiên bà con được về kính bái Thượng Thủy Tổ, cho nên mặc dù vượt qua chặng đường xa với gần 5 tiếng đồng hồ ngồi ô tô, nhưng về tới Đền thờ ai cũng vui vẻ hồ hởi xúc động như đã về đến nhà. Có cụ già nhất là cụ bà Phạm Thị Cấn 98 tuổi cũng nhất quyết đòi con gái dẫn về Tổ, để “rồi có chết cũng được yên lòng vì đã về nhìn thấy nơi thờ Ngài và dâng đựoc nén hương lên anh linh Thượng Thuỷ Tổ”. Tổ thật linh thiêng, hôm nay trời bừng nắng, không còn mưa nữa!

Đoàn được UBND xã Thanh Liệt và Ban quản lý Đền tiếp đón thật chu đao. Ông Chủ tịch và bà Phó Chủ tịch xã đều có ý kiến chỉ đạo việc bố trí đáp ứng mọi yêu cầu của đoàn và cử Cụ Đặng Đình Liêu, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi của xã trực tiếp đón tiếp, và Cụ Nguyễn Đình Bảo, Thủ từ của Đền hướng dẫn đoàn thăm Đền, tìm hiểu di tích và dâng lễ. Bà Phạm Thị Thúy Lan, Tổng Biên tập Bản tin Nội tộc THÔNG TIN HỌ PHẠM VIỆT NAM thay mặt Thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam đã tới đón đoàn.

Ông Phạm Xuân Khương, Trưởng Ban Liên lạc họ Phạm miền Tây TP Hạ Long thay mặt đoàn kính cáo với Thượng Thủy Tổ về những công việc mà bà con và BLL họ Phạm 4 phường miền Tây TP Hạ Long đã làm được từ khi thành lập, ngày 21.11.2010, và hứa sẽ đẩy manh việc họ, gắn kết giúp đỡ nhau để tăng thêm sức mạnh, cùng nhau đưa dòng họ Phạm ở miền Tây TP Hạ Long nói riêng, TP Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh nói chung ngày càng thịnh đạt.

Với tấm lòng hướng về Thượng Thủy Tổ, Đoàn còn công đức 3.500.000đ góp phần xậy dựng tôn tạo Đền thờ Thượng Thủy Tổ, mong muốn công trình sớm đựoc hoàn thành..
Tấm lòng con dân họ Phạm từ mọi miền của Tổ quốc hướng về cội nguồn quý biết bao! Thượng Thủy Tổ linh thiêng chắc chắn chứng giám và tiếp sức cho tâm nguyện của mọi người là xây dựng dòng họ ngày càng phát triển, con cháu ngày càng hiển đạt để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!

Thúy Lan

Vài hình ảnh về Đoàn Họ Phạm Miền Tây TP Hạ Long về dâng hương Thượng Thủy Tổ

Ông Phạm Xuân Khương, Trưởng BLL các chi họ Phạm Miền Tây 
TP Hạ Long giới thiệu về thành phần và ý nguyện của Đoàn.

 Cụ Đặng Đình Liêu, đại diện xã Thanh Liệt chào mừng Đoàn và giới thiệu về Đền thờ.

 Ông Phạm Xuân Khương thay mặt bà con kính cáo trước anh linh Thượng Thủy Tổ. 
 Toàn Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước Đền thờ Thượng Thủy Tổ.
»»  Đọc tiếp

4 tháng 3, 2011

Lời thề giữ đảo

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 3 04, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments

LỜI THỀ GIỮ ĐẢO
(Bút ký)

LGT: BBT Bản tin Nội tộc THÔNG TIN HỌ PHẠM VIỆT NAM vừa nhận được từ đảo Lý Sơn bài viết của Thượng tá Nguyễn Thành Định - Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự Huỵện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Bài viết nói về tấm lòng của người dân đảo Lý Sơn trong đó có các thế hệ con dân họ Phạm trong sự nghiệp bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!
Phạm Thị Thúy Lan.

Chiều cuối tuần, những hạt mưa Đông lất phất bay, gió se lạnh trên lối đi từ cơ quan về nhà, Đại úy Phạm Phi Hường (Cán bộ của Ban chỉ huy quân sự Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - BTV) rẽ vào khu mộ Thủy tổ tộc Phạm Văn (một trong những tộc họ tiền hiền ở đảo Lý Sơn) tại thôn Đông, xã An Vĩnh để thăm viếng. Nhặt nhạnh xong mấy bụi cỏ, anh nghiêng mình thành kính thắp nén nhang lên bia mộ Cụ Tổ, rồi lại đến gần đó kính bái phần mộ cụ Phạm Hữu Nhật- Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Hoàng Sa.
Lễ viếng xong, anh bồi hồi kể lại: Trước đây cha tôi (tức ông Phạm Thông- thuộcchi 2 của dòng họ Phạm Văn, hậu duệ của cụ Phạm Hữu Nhật - BTV) đã từng được sinh ra, lớn lên tại đảo này. 14 tuổi ông tham gia thiếu sinh quân, vào dân quân, bộ đội rồi tập kết ra Bắc. Do yêu cầu nhiệm vụ và đã từng sống nơi biển đảo nên 25 tuổi, ông tình nguyện chuyển sang làm thợ lặn, chuyên trục vớt thủy lôi, tàu đắm. Trải qua nhiều cương vị công tác đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng miền Nam năm 1976, cha tôi được điều về làm phó đoạn trưởng đoạn III, bảo đảm hàng hải tại Quy Nhơn (Bình Định). Ở đây ông được Nhà nước ưu đãi cấp 400m2 đất nhà thành phố, nhưng chẳng màng chút lợi danh, ông giao trả đất nhà và xin đưa vợ con về biển đảo quê hương nơi chôn rau cắt rốn để sinh sống và công tác. Khi còn là Trạm trưởng đèn biển Lý Sơn cho đến lúc nghỉ hưu, hàng ngày lúc rỗi việc ông vẫn thường mang giỏ, vác cần đi câu cá biển. Nhân cách và lối sống thanh đạm, giản dị ở ông làm cho chúng tôi vô cùng cảm phục và quyết tâm bám đảo…

Những lời vừa kể gơi cho tôi cảm nhận một điều rằng, chính tình yêu sóng nước đã hun đúc trong anh một con người rắn rỏi, hoạt bát, nhanh nhẹn. Với thân hình săn chắc, cân đối, nước da sạm đỏ, trông anh như một kình ngư thứ thiệt! nhiều đợt tham gia hội thao, thể thao quân sự các cấp, anh đạt huy chương vàng môn bơi lội.

Đang trong câu chuyện kể như chợt nhớ ra điều gì, ngừng một lúc Phạm Phi Hường nói tiếp: - Tôi theo cha, mẹ về đảo lúc lên 7 tuổi. Học xong phổ thông, năm 1988 tôi vào lực lượng dân quân, mấy năm sau thì tình nguyện nhập ngũ. Phấn đấu được đi học rồi trở thành sỉ quan quân đội, về phục vụ ngay tại đảo quê nhà. Sống giữa biển khơi được cha và các cụ trong dòng họ kể lại, tôi mới biết rằng: từ 400 năm trước, nhà Nguyễn thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy trai tráng làng An Vĩnh, An Hải sung vào. Theo lệnh vua sai, họ mang nước uống, lương thảo và bài gỗ để đóng cọc dựng bia. Mỗi người còn mang theo một chiếc chiếu, 7 đòn tre, mấy sợi dây mây và một thẻ bài ghi rõ danh tính, bản quán; dùng 5 chiếc thuyền câu, mỗi chiếc 14 người chèo ra biển khơi thu lượm sản vật, tuần thám, đo đạc thủy trình và dựng bia cắm mốc chủ quyền trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mỗi năm cứ tháng 2 Âm lịch ra đi, tháng 8 lại về. Do sự gian lao hiểm nguy giữa muôn trùng mênh mông biển cả, nên trước lúc ra đi người thân của họ tổ chức Lễ khao lề thế lính- Tức là cắt giấy điều, bó rơm rạ thành hình nhân, hô bùa chú “thế mạng” mong người ra đi bình yên được sống trở về. Nhưng trái lại chiếu, đòn tre và những sợi dây mây kia là biểu hiện của sự hiên ngang bất khuất, sẵn sàng “một đi không trở về” của những tráng binh Hoàng Sa oai hùng. Họ chẳng tiếc thân hy sinh vì Tổ quốc. nếu chẳng may đồng đội tử nạn thì chiếu kia dùng bó sát, đòn tre làm nẹp, lấy dây mây buộc chặt, thả xác xuống biển với hi vọng sẽ được trôi dạt về lại đảo Lý Sơn!

          “Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn
          Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây,
          Hoàng Sa trời bể mênh mông
          Người đi thì có nhưng không thấy về”
                                     ( Ca dao truyền thống Lý Sơn)

Chậm rãi, thâm trầm trong câu chuyện, Hường cho biết thêm: Nếu “người không thấy về” thì thân thích tộc họ làm lễ “Tế lính”, tức là dùng đất sét nhào nặn thành hình nhân, cầu siêu nhập hồn, khâm liệm rồi tổ chức chôn cất. Chỉ tay vào mộ cụ Phạm Hữu Nhật, Hường nói: “Đây là một trong rất nhiều những ngôi mộ chiêu hồn lính đội Hoàng Sa còn nằm rải rác khắp nơi trên đảo”.

Câu chuyện Hường kể, gợi cho tôi nhớ lại, trước đây ông Phạm Thoại Tuyền (người có công tiêu biểu trong việc sưu tầm, cung cấp sử liệu, hiện vật văn hóa Lý Sơn cho những nhà nghiên cứu) đã có lần cho tôi biết, trong hàng nghin trang tài liệu Hán Nôm của cac họ tộc Võ Văn; Phạm Văn; Phạm Quang; Nguyễn, Trần; Đặng…..trên đảo, có nhiều tài liệu cách đây 2-3 trăm năm từ thời Cảnh Hưng (1740-1780), Cảnh Thịnh (1778-1793) đến thời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (1802-1883), đều xác định rõ tên tuổi các Cai đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, lại rất trùng khớp với các bộ sử chính triều Nguyễn. Trong những bộ sách của Đỗ Bá, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Nguyễn Thông… đã ghi chép, mô tả khá tỉ mỉ về những hoạt động của họ. Và, 3-4 thế kỉ nay, hàng năm người dân trên đảo Lý Sơn vẫn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, truyền tụng những áng hùng văn, những câu ca dao đậm chất bi tráng, cùng với sự hiện hữu của những khu mộ chiêu hồn, những cơ sở thờ tự và cả sự khám phá từ tờ lệnh Hoàng Sa, mà mới đây dòng họ Đặng cung cấp là những chứng cứ trung thực, khách quan, hùng hồn về sự chinh phục thiên nhiên, mở mang bờ cõi của quốc gia dân tộc. Vì lẽ đó, chúng ta khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác định từ rất lâu. Thế mà, họ xuyên tạc rằng, đó là đất “vô chủ” để rồi tháng 1 năm 1974, lợi dụng tời điểm chúng ta khó khăn nhất vì đang tập trung cho cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, ngang nhiên dùng vũ lực đánh chiếm; tiếp đó năm 1988 đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của ta .

Với lương tri và trách nhiệm, chúng ta có đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để khẳng đình chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc Việt Nam. Những di tích lịch sử, những mộ chí chiêu hồn nghĩa sĩ, những áng cổ hùng văn, những câu ca đậm chất bi liệt, những kho sử vàng được bảo tồn và gìn giữ gần như nguyên vẹn, cùng với những công trình như: Đình làng An Vĩnh, Nhà trưng bày và tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được Nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng tôn tạo và phục dựng… như đã nói lên tất cả về sự cống hiến xác thân, sức lực, tiền của, máu và nước mắt của hàng vạn người Việt Nam qua nhiều thế hệ để minh chứng, nỗ lực và khẳng định một chân lý duy nhất đúng: Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam; đất đai, biển trời, hải đảo của Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm!

Chiều dần tàn, gió thốc từng cơn nghe chớm lạnh, nén nhang anh thắp lên tưởng nhớ tiền nhân cũng là để thầm nhắc nhở chính mình cùng đồng đội và con cháu về tình yêu đối với quê hương, đất nước, về danh dự, bổn phận và trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong sâu thẳm tâm hồn được thoát ra từ những tiếng thì thầm khấn vái của anh, tôi nghe rất rõ lời nguyện thề: “Quyết một lòng bám giữ biển đảo quê hương”!

Nguyễn Thành Định
(Thượng tá, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự huyện Lý Sơn Quảng Ngãi)

Tại mộ cụ Phạm Hữu Nhật- Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Hoàng Sa.
Từ trái sang phải: Ông Mai Duy Quý, CB Phòng Giáo dục Huyên Lý Sơn,
Thượng tá Nguyễn Thành Định, ông Phạm Thoại Tuyền, hậu duệ cụ Phạm Hữu Nhât.


Mộ Thủy Tổ tộc Phạm (Văn) tại thôn Đông, xã An Vĩnh, Huyện đảo Lý Sơn


Lễ biểu dương thành tích học tập năm 2009-2010 của Tộc Phạm (Văn)
 tại Nhà thờ Tộc. Ông Phạm Văn Đa, Trưởng tộc dang phát biểu.


Đoàn đại biểu BLL Họ Phạm VN dâng hương tại mộ Thủy Tổ tộc Phạm (Văn) ở Lý Sơn.


»»  Đọc tiếp

Chúc mừng ngày 8/3

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 3 04, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments





Chúc mừng ngày 8/3

Nhân ngày Phụ nữ Quốc tế 8/3, Ban biên tập trang web hophamvietnam.org có lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các cụ, các bà, các mẹ, các chị, các em và các cháu gái họ Phạm lời chúc mứng tốt đẹp nhất.  Chúc các cụ, các bà, các mẹ luôn luôn mạnh khỏe; chúc các chị, các em ngày càng xinh đẹp; chúc các cháu gái ngày càng chăm ngoan học giỏi.
Nhân dịp này, Ban biên tập xin gửi tặng các bạn bài thơ của nhà thơ Phạm Đình Nhân – Hội viên “Hội thơ BLL họ Phạm Việt Nam.”

Hà Nội, Đầu tháng 3 năm 2011
Tổng Biên tập
Pgs.Ts, Phạm Đạo 



»»  Đọc tiếp

3 tháng 3, 2011

Lễ giỗ Thánh Mẫu Phạm Thị Ngà

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 3 03, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Dân làng Dương Lôi làm Lễ giỗ Thánh Mẫu Phạm Thị Ngà

Làng Dương Lôi, nay là khu phố Dương Lôi thuộc phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khí thiêng trời đất đã hun đúc mạch đất địa linh nhân kiệt, để miền quê này nhào luyện, kết tinh nên một người con gái họ Phạm nền nã, đoan trang, tên tuổi Người đã đi vào thiên niên sử. Đó là Thánh Mẫu Phạm Thị, người đã sinh thành và dưỡng dục cho dân tộc Việt Nam một thiên tài trị quốc: vua Lý Thái Tổ - một bậc minh vương, một võ tướng thông kim, bác cổ, giàu lòng nhân ái, người khai sáng vương triều Lý ở thế kỷ XI, một vương triều đã viết nên trang sử vàng “Dẹp Bắc, bình Nam, trấn an bốn cõi”.

“Thánh Mẫu Phạm Thị” là tên mà nhân dân trong vùng cùng nhiều nơi gọi và các triều đại đã sắc phong cho bà Phạm Thị Ngà. Bà sỉnh Lý Công Uẩn ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (8.3.974), đến ngày 7 tháng Giêng năm Đinh Sửu (977) thì bà về trời khi con trai mới ba tuổi. Nhớ đến công lao sinh thành, dưỡng dục, mùa xuân năm 1010, sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ về quê xây đền Lý triều Thánh Mẫu thờ mẹ là Minh Đức Thái hậu (tức bà Phạm Thị Ngà). Ngôi đền toạ lạc ở phía đông làng Dương Lôi, cạnh khu Sơn lăng cấm địa là nơi chôn cất 8 vị vua và tôn thất nhà Lý (rừng Miễu). Thánh Mẫu Phạm Thị được tôn vinh là Thành Hoàng làng. Dân làng Dương Lôi lấy ngày mồng bảy tháng Giêng làm ngày giỗ Thánh Mẫu cũng là ngày mở hội chùa Tra Lư (chùa Sấm).
.
Năm nay, cũng theo thông lệ, nhân dân khu phố Dương Lôi tổ chức Lễ giỗ Thánh Mẫu Phạm Thị vào ngày 7 tháng giêng năm Tân Mão (tức ngày 9.2.2011). Đông đảo bà con không chỉ trong làng mà còn cả vùng, trong đó có rất đông con cháu họ Phạm đến dự lễ. Đại biểu chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể của phường Tân Hồng, khu phố Dương Lôi và các khu phố, thôn xã trong vùng cũng về dự. Thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam cũng cử đại biểu về dâng hương Thánh Mẫu. Mọi người đã tề tựu tại Đền Lý triều Thánh Mẫu nghe đọc Chúc văn, làm lễ tế và dâng hương Thánh Mẫu cùng tám vị vua và tôn thất nhà Lý.
Chúc văn, tế ở đình làng do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn cách ngày nay 400 năm ghi rõ, bà là: “Tuyên bảo Thái hậu đương cảnh Thành Hoàng” và:
            “Thánh Mẫu vượt trên mọi người
             Đức to hơn Đỗ Thái hậu nhà Tống
             Hạnh nhiều hơn bà Khương Nguyên nhà Chu
             Cháu con đời đời ngưỡng vọng thiện quả”
Những lời đó của Chúc văn thay mọi lời ca ngợi tâm đức của Thánh Mẫu!

Sau lễ tế là bữa thụ lộc vui vẻ. Tiếng hát của các liền chị liền anh quan họ cùng với trang phục truyền thồng của vùng kinh Bắc xưa như đưa mọi người về với thuở xa xôi, cùng tưởng nhớ công lao của các tiền nhân đã xây cơ dựng nghiệp cho muôn đời con cháu được hưởng thái bình, cùng tự hào đựợc mang trong mình dòng máu của Thánh Mẫu.

Sau lễ giỗ, nhân dịp gặp mặt đông đảo bà con họ Phạm của vùng Thị xã Từ Sơn, ông Phạm Văn Dương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký cùng các vị trong Thường trực.Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam đã đi dâng hương tại các nhà thờ họ Phạm và gặp gỡ các vị đại diện của các dòng họ Phạm thuộc khu phố Dương Lôi, Đại Đình của phường Tân Hồng, khu phố Phù Lưu của phường Đông Ngàn của Thị xã Từ Sơn. Nơi đây, dòng họ Phạm chiếm một tỉ lệ dân số khá cao, thành lập một tổ chức để nối kết các dòng họ Phạm là nguyện vọng của bà con họ Phạm ở đây. Trong cuộc gặp gỡ, mọi người đã bàn kế hoạch thành lập Ban liên lạc Họ Phạm của Thị xã Từ Sơn, lấy đó làm hạt nhân để thành lập BLL Họ Phạm các huyện thị và tỉnh Bắc Ninh, đáp ứng tình cảm của bà con trong dòng họ Phạm ở quê hương cuả Thánh Mẫu Pham Thị Ngà. Tin rằng, với tình cảm ấy, trong không khí thiêng liêng ấy, Ban Liên lạc Họ Phạm Thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh sẽ sớm ra đời.

Đền Lý triều Thánh Mẫu tuy đã được nhà nước công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa nhưng chưa được đầu tư thích đáng để tu sửa, nâng cấp. Nguyện vọng thiết tha của chính quyền và nhân dân Dương Lôi là được các cơ quan, đoàn thể quan tâm đầu tư nâng cấp cho xứng tầm với công lao của Thánh Mẫu Phạm Thị Ngà. BLL Họ Phạm Việt Nam thay mặt bà con họ Phạm cả nước kêu gọi Nhà nước và nhân dân cùng góp sức tôn tạo Đền Thánh Mẫu Phạm Thị khang trang hơn nữa.

PTL

Một vài hình ảnh trong Lễ giỗ Thánh Mẫu Phạm Thị

                                      Tượng Thánh Mẫu trong Đền Lý triều Thánh Mẫu

                                             Tế trong Lễ giỗ Thánh Mẫu Phạm Thị

                                                       Giao lưu trong bữa thụ lộc

                                       Dâng hương trong một nhà thờ một họ Phạm ở Dương Lôi.






»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi