Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

31 tháng 12, 2010

Thư chúc mừng năm mới

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 12 31, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Nhân dịp đầu năm 2011 cũng như sắp đến Tết Tân Mão, thay mặt Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam và Ban biên tập trang web hophamvietnam.org xin gửi đến bà con cô bác đồng tộc trong và ngoài nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc bà con một năm mới dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.

Tp.HCM, ngày 01/01/2011
Trưởng BLL kiêm TBT trang web 
PGS, TS. Phạm Đạo
»»  Đọc tiếp

Phạm Nhật Vượng - người giầu nhất Việt Nam

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 12 31, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Ông Phạm Nhật Vượng soán ngôi giàu nhất

Ngày 29-12, theo công bố và tính toán của trang web cafef.vn, với khối tài sản trị giá hơn 15.215 tỷ đồng, cao hơn 34% so với ông Đoàn Nguyên Đức, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam năm 2010.

Tính theo giá đóng cửa ngày 29-12, lượng cổ phiếu VIC và VPL mà ông Vượng đang sở hữu có giá trị hơn 15.215 tỷ đồng, tương đương 780 triệu USD. Trong khi đó, lượng cổ phiếu HAG của ông Đức trị giá 11.366 tỷ đồng, tương đương 583 triệu USD.

Khối tài sản của ông Vượng và ông Đức vượt trội so với những vị trí còn lại trong top những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam. Ông Đặng Thành Tâm ở vị trí thứ 3 với 4.042 tỷ đồng. Lần lượt tiếp theo là ông Trần Đình Long (cổ phiếu sở hữu HPG); Nguyễn Văn Đạt (PDR); Phạm Thu Hương - vợ ông Phạm Nhật Vượng đồng thời trở thành nữ doanh nhân giàu nhất trên TTCK Việt Nam với 2.262 tỷ đồng (VIC, VPL); Hà Văn Thắm (OGC); Phạm Thuý Hằng (VIC); Nguyễn Thị Như Loan (QCG); Hoàng Thị Yến (MSN).

Theo Tiền Phong

»»  Đọc tiếp

30 tháng 12, 2010

Vòng tay họ Phạm

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 12 30, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Các Đại biểu dự Đại hội đại biểu họ Phạm Tp.HCM lần thứ II


Vòng tay họ Phạm
( Phạm Tiểu Vũ)


Tôi mang trong mình dòng máu họ Phạm, sinh ra và lớn lên bên bờ hai dòng sông nổi tiếng nơi xứ Quảng . Thu Bồn và Vu Gia , hai con sông đã đi vào thơ ca nhạc họa. Dòng sông đã cho tôi những ngụm nước trong vắt, đã nuôi tôi lớn khôn thành người. Làng tôi nhỏ bé hiền hòa nằm ẩn mình bên những rặng tre quanh năm bao bọc. In bóng xuống dòng sông là những ngôi chùa mái đình rêu phong cổ kính mang đậm dấu ấn của một thời cha ông đi về phương Nam mở cõi.

Ngày tôi rời quê để đi về phương Nam lập nghiệp. Ba tôi đưa tôi lên nhà thờ họ Phạm. Ông kính cẩn cùng tôi thắp nén nhang trước bàn thờ tiên tổ thầm cầu nguyện hương linh ông bà độ trì cho con cháu được bình an nơi quê xa đất lạ. Tiễn ra tận bến sông đầu làng, nắm tay tôi dặn dò: ” Dù con ở đâu đi đâu về đâu con hãy nhớ rằng con mang trong mình dòng máu họ Phạm “ lời dặn ấy vẫn còn in đậm trong tâm khảm của tôi.

Trong những tháng ngày phiêu bạt nổi trôi nơi đất khách quê người . Nỗi nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn bao giờ cũng canh cánh bên lòng của người lữ thứ tha hương . Nỗi nhớ ấy càng dâng cao khi ta bắt gặp đâu đó trên nẻo đường xứ lạ hình bóng của quê hương như cây đa, giếng nước, con đò, tên núi, tên sông, tên làng, tên xã, một khuôn mặt gợi cho ta nhớ đến những hình bóng thân quen nơi cố quận … Và cuối cùng tôi cũng tìm lại cho mình hình ảnh ấy qua  Đại hội đại biểu họ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II.

Duyên cớ đưa tôi đến với buổi họp mặt đầy xúc động chân tình đó băt nguồn từ một bức Email của Bác sĩ Phạm Văn Căn, Trưởng BLL họ Phạm Tp. HCM một con người hết lòng vì dòng họ . Tôi có thói quen là mõi sáng trước khi vào làm việc tôi thường check mail. Sáng hôm đó vào ngày 22/12/2010. Tôi bồi hồi xúc động khi nhận được bảng đăng ký tham dự Đại hội đại biểu họ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II mà Bác sĩ Căn gửi cho tôi . Không ngần ngại tôi lập tức ghi danh và nôn nao hồi hộp chờ đến ngày vui chung ấy.

Thế rồi sáng ngày 26/12/2010, bao nhiêu chờ đợi cũng đã tới . Trung tâm văn hóa Hòa Bình Quận 10 Tp. Hồ Chí Minh bổng như vui hơn vi sự có mặt của hơn ba trăm bà con cô bác họ Phạm đang sinh sống và làm việc tại Thành phố và các tỉnh lân cận về tham dự. Những khuôn mặt tôi mới gặp lần đầu tiên nhưng tôi có cảm giác như đã thân quen tự thuở nào, bởi tự trong mõi con tim của chúng tôi cùng mang trong mình dòng máu họ Phạm cùng một gốc gác tổ tông.

Lòng bồi hồi xúc đông tôi đến trước bàn thờ của Thượng Thủy tổ họ Phạm Việt Nam thành kính dâng hương lên Ngài, rồi tôi hòa mình trong cái niềm vui chung trong buổi họp mặt của những người họ Phạm than yêu của tôi . Điều đặc biệt ấn tượng trong tôi là những hoạt động đầy tính nhân văn trong buổi họp mặt như tặng quà cho các em ở mái ấm tình thương… trao học bổng cho hơn 20 cháu con em họ Phạm học giỏi có hoàn cảnh khó khăn đã đễ lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng tôi về buổi họp mặt ấm áp nghĩa tình này.

Đại hội đại biểu họ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II cũng đã kết thúc, tất cả đã trỡ về với môi trường làm việc quen thuộc của mõi người ,nhưng riêng tôi và tất cả vẫn còn đọng lại mãi .Đêm ấy khi trỡ lại căn nhà nhỏ của mình giữa đất Sài thành ,,một cảm giác buâng khuâng trong hồn dâng lên đè nghẹt con tim. Sau buổi họp mặt dòng họ, tôi lại bổng thấy mình như những giọt mưa nhỏ được trở lai đầu nguồn sau những ngày theo dòng sông con suối lang thang phiêu bạt. Buổi họp mặt ấy như một nhịp cầu Ô thước đưa tôi về lại với dòng họ kết nối tôi với bao người con của họ Phạm đang sinh sống làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.Buổi họp mặt ấy đã cho tôi cái niềm tự hào của những người họ Phạm .Bởi vì trong mõi dòng máu của chúng tôi vẫn âm ỉ mang dáng dấp của vị danh tướng oai hùng Phạm Tu, cái lẫm liệt hiên ngang của Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu… có cái dịu dàng bay bướm của Huyền nữ Phạm Thị Trân với một thời :
           “Múa hát như muốn hát bàn đào
           Hát giục mây bay, giục gió ào
           Tiếng hát kinh hồn quân bạc ác
           Lời than làm nhỏ lệ đồng bào”
Và thời nay con bao nhiêu người con họ Phạm anh hùng và tài hoa nữa.

... Từ đây cái cảm giác cô độc giữa xứ người trong tôi không còn nữa, mà thay vào tôi là lòng tự tin, ý chí vươn lên như truyền thống bao đời nay của những người mang dòng họ Phạm . Tôi thấy như quanh đây những người Họ Phạm của tôi giữa thành phố này vẫn quan tâm đến tôi, vẫn cố làm hết sức mình để kết nối những trái tim họ Phạm xich lại gần nhau hơn.

Tôi lại nhớ về quê hương, nhớ đến ngôi nhà thờ họ Phạm năm in bóng bên dòng sông Vu Gia đã bao đời nay .Nhớ đến Mẹ tôi mõi chiều thường dõi mắt về phương Nam đễ ngóng tin đứa con phiêu bạt trỡ về .Chắc Mẹ sẽ rất vui và an lòng khi hay tin giữa Thành phố phương Nam này bên tôi còn có một cộng đồng những người họ Phạm luôn quan tâm đến với nhau và tôi là một thành viên trong số đó. Tôi thấy mình thật là hạnh phúc. Cảm giác ấm áp ấy theo tôi chìm dần vào giác ngủ.

Tôi xin cảm ơn những những người trong Ban liên lac họ Phạm ở Thành phố Hồ Chí Minh trong đó đặc biệt là Bác sĩ Phạm Văn Căn đã cho tôi một cơ hội tuyệt vời đễ đến với buổi kết nối đầy xúc động đã qua.


Thành phố Hồ Chí Minh ,ngày 30/12/2010
Phạm Văn Vũ
Bút Danh :Tiểu Vũ



»»  Đọc tiếp

Phạm Huỳnh Tam Lang

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 12 30, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Phạm Huỳnh Tam Lang

Trong sự nghiệp cầu thủ, có lẽ ít ai có được hạnh phúc và vinh dự trong nghề nghiệp như người con của vùng đất Gò Công (Tiền Giang) - cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang. Ngoài cúp vô địch Merdeka 1966, ông còn đoạt được nhiều huy chương khác ở SEA Games trong vai trò cầu thủ rồi HLV.
Dẫn dắt đội Cảng Sài Gòn trong vai trò “thuyền trưởng”, ông góp công lớn mang về cho đội bốn chức vô địch (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002) cùng hai danh hiệu vô địch
Cúp quốc gia (1992, 2000), đó là chưa kể đến hàng chục ngôi vô địch ở các giải bóng đá khu vực phía Nam...
Ngày hạnh phúc trên đất khách
Nhâm nhi ly cà phê cùng chúng tôi sau giờ huấn luyện tại Trung tâm thể thao Thành Long, vị danh thủ lừng lẫy một thời của bóng đá miền Nam trước 1975 như trẻ trung trở lại khi nhắc tới giải Merdeka 1966. Ông kể: “Năm 1960, khi mới 18 tuổi, tôi được gọi vào đội tuyển miền Nam. Sớm chiếm được vị trí trong đội hình chính thức, nhưng chiếc băng đội trưởng thì chẳng bao giờ tôi nghĩ đến. Đùng một cái, trước giờ bay sang Malaysia, HLV Weigang họp đội và đề nghị bầu chọn đội trưởng mới thay cho tiền vệ nổi tiếng Nguyễn Ngọc Thanh. Cũng chẳng biết vì sao ngày ấy anh em lại tín nhiệm và dồn phiếu cho tôi giữ vai thủ quân.
Ngày xưa, Merdeka là một giải đấu danh tiếng, ra đời từ thập niên 1950, luôn qui tụ những đội mạnh nhất của châu Á. Được mời dự giải đã là một vinh dự. Chính vì vậy mà khi đoạt chức vô địch, chúng tôi như đắm mình trong hạnh phúc vô bờ trên đất khách quê người. Hai ngày sau lúc trở thành nhà vô địch Merdeka, toàn đội không về nước ngay mà ghé lại Singapore để thi đấu giao hữu một trận với đội tuyển nước này khi họ vừa tách ra khỏi Liên bang Malaysia.
Khi máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, cả đội không thể tin vào mắt mình vì sự đón tiếp trọng thể. Mỗi người chúng tôi đứng trên một xe jeep mui trần diễu hành về tòa đô chính (trụ sở UBND TP.HCM ngày nay) để ra mắt hàng ngàn khán giả đang chờ đợi. Để ghi nhận công sức của đội bóng, các mạnh thường quân và Tổng cuộc Túc cầu tặng mỗi cầu thủ một chiếc lắc được làm bằng 5 chỉ vàng ròng. Việc khen thưởng chỉ dừng lại ở đó, nhưng để lại trong lòng mỗi cầu thủ chúng tôi những dấu ấn đậm nét”.
Tiếng sét ái tình
Ba ngày trước lúc đội tuyển bóng đá miền Nam VN dự Cúp Merdeka 1966, toàn đội bỗng nhận được giấy mời xem một suất hát của Đoàn cải lương Dạ Lý Hương. Trước giờ kéo màn, đại diện đoàn hát nói vài lời phi lộ và gửi lời cầu chúc đội tuyển “mã đáo thành công”. Cô đào hát nổi tiếng, được khán giả xưng tụng là “cải lương chi bảo” Bạch Tuyết bước ra từ cánh gà sân khấu. Thay cho câu vọng cổ mùi mẫn là bó hoa tươi thắm để trao tận tay thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang. Ngay ở lần chạm mặt ấy, nói như người cựu danh thủ thì: “Tôi như bị cô ấy hớp hồn khi nhận hoa...”.
Ngưng một thoáng vì xúc động bởi chuyện cũ hiện về từ ký ức xa xưa, Tam Lang nói: “Sau giải Merdeka, những cuộc hẹn hò giữa chúng tôi nối dài hơn và kết thúc bằng lễ cưới vào đầu năm 1967. Tiếc là quãng đường đi chung của chúng tôi quá ngắn. Do không phù hợp nhau về nhiều mặt nên chúng tôi đành phải nói lời chia tay vào năm 1974. Sau này, cả hai cùng có gia đình riêng rất hạnh phúc. Tôi có một cháu gái (20 tuổi, đang du học ngành dược tại Úc) còn Bạch Tuyết được một cháu trai. Hai gia đình luôn xem nhau như những người bạn thân thiết và cũng hay lui tới thăm viếng lẫn nhau mỗi khi có điều kiện”.
“Có một giai thoại cho rằng vì quá ghen tuông với những cảnh mùi mẫn trên sân khấu nên anh xách súng rulô rượt bắn kép hát đóng chung với chị Bạch Tuyết?”. Nghe chúng tôi hỏi, Tam Lang cười ngất rồi nói: “Đúng là khi còn đá cho đội cảnh sát của chế độ cũ, tôi được gắn lon trung sĩ và được phát khẩu súng ngắn. Ngay sau đó tôi trả súng lại vì thấy nguy hiểm, đồng thời cũng không muốn giữ súng vì đâu có chi cần thiết để giắt kè kè bên người. Do đó không hề có chuyện tôi xách súng rượt kép hát ngay trên sân khấu như đồn đại đâu. Ngay cả cái lon trung sĩ cũng là chuyện chẳng đặng đừng vào thuở ấy. Lương cầu thủ chẳng được là bao, do vậy ông bầu của đội mới gắn cho tôi thêm lon trung sĩ cảnh sát để có thêm vài đồng lương hằng tháng. Và cũng chính vì cái lon trung sĩ tạm bợ ấy mà tôi phải đi học tập ba ngày sau 30-4-1975...”.
Thăng trầm của một đời người
Sau ngày 30-4-1975, bóng đá lại cuốn hút Tam Lang trở lại với sân cỏ. Giữ vai trung vệ cho Cảng Sài Gòn được gần năm năm, ông chính thức nói lời chia tay để chuyển sang nghiệp HLV. Vừa giã từ đôi giày crămbông, ông được ngành TDTT thành phố cử đi tu nghiệp lớp HLV quốc tế tại CHDC Đức. Ngày ấy, cái tin Tam Lang được cử ra nước ngoài học để lấy bằng HLV, mà lại là học ở một đất nước XHCN, đã trở thành đầu đề bàn tán khá lâu dài. Người này thì thắc mắc: “Sao lại cử cầu thủ “ngụy” đi học nghề làm thầy đá bóng?”; người khác lại cho rằng: “Chắc cha Tam Lang này là dân Việt cộng nằm vùng nên chỉ phải đi học tập ngắn ngày, nay lại được chọn cho đi học ở nước ngoài”...
Năm 1981, tức sau hơn một năm tu nghiệp, ông tạm biệt CHDC Đức với tấm bằng HLV loại ưu để quay lại với Cảng Sài Gòn trong cương vị mới - HLV trưởng. Riêng việc được chọn đi học nước ngoài, mãi về sau này mới có lời giải đáp thỏa đáng từ chính người trong cuộc: ông được tín nhiệm cử đi học ở nước ngoài nhờ vào bản lý lịch khá tốt - có cha là liệt sĩ chống Pháp, hi sinh năm 1945.
Nhắc về người cha quá cố, cựu danh thủ lừng lẫy một thời xúc động kể lại: “Số phận của tôi hẩm hiu lắm chứ không đầy rẫy vinh quang như nhiều người lầm tưởng. Tiếng là có cha, nhưng cho tới lúc trưởng thành tôi chẳng hề biết tường tận nét gì đó trên gương mặt của cha ngoài việc cảm nhận về cha mình qua di ảnh còn để lại. Nhưng nỗi đau lớn nhất là cho tới giờ phút này vẫn không hề biết mộ phần của cha nằm nơi đâu! Ông bị địch bắt rồi thủ tiêu ngay trong khám khi tôi vừa lên 3. Cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay, mẹ tôi vẫn không nguôi nỗi ray rứt về mộ phần lẫn ngày mất của chồng...”.
Vào lúc làn sóng vượt biên rộ lên, nhiều bè bạn đã rủ rê Tam Lang theo chân họ xuống tàu ra nước ngoài tìm vận hội mới. Thậm chí có người còn dọa rằng: “Ông là dân cảnh sát ngụy, ở lại không được trọng dụng đâu. Chi bằng theo tôi vượt biên đi...”. Ông chỉ lắc đầu. Đơn giản chỉ vì: “Tôi là dân đá banh. Ngoài đá banh ra, đi nước ngoài biết làm gì để sống. Hơn thế, tôi không đành lòng ra đi để lại người mẹ hiền suốt một đời thủy chung thờ chồng, lam lũ kiếm sống để nuôi dạy con khôn lớn...”. Ngồi nhắc lại chuyện xưa, ông cho rằng đó là một quyết định đúng đắn - sự đúng đắn phải đi qua rất nhiều tháng ngày trăn trở, suy tư...
Liệu rằng quyết định ở lại với đất nước có phải là cơ sở để năm 1993, ông được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản VN? Tam Lang đáp ngay: “Tôi không cho là như vậy. Tôi luôn tâm niệm rằng con người từ lúc sinh ra cho tới lúc mất đi thì phải luôn làm việc, luôn cống hiến. Đó không chỉ là ước mơ mà còn là nguồn sống. Với tôi, dù đã qua tuổi lục tuần từ lâu nhưng niềm tin và tình yêu với quả bóng vẫn luôn đong đầy. Có lẽ vì vậy mà khi được kết nạp Đảng rồi, tôi vẫn không thể ngờ được rằng có ngày mình vinh dự trở thành một đảng viên, nhất là với một người từng có ít nhiều tháng ngày tham gia chế độ cũ...”.
Ở tuổi 63, giọng nói của người cựu danh thủ này vẫn còn sang sảng. Ông nói: “Tôi cảm thấy mình có lỗi rất lớn với người hâm mộ. Bao thế hệ cầu thủ đã đi qua, nhưng giấc mơ đem tấm HCV về cho đất nước vẫn không làm được. Thời của tôi và các đàn em không làm được, do vậy tôi luôn nung nấu giấc mơ ấy bằng cách gầy dựng những thế hệ cầu thủ trẻ cho bóng đá Thành Long nói riêng và cho TP.HCM nói chung. Biết đâu mai này, trong số những tài năng trẻ ấy có người sẽ làm nên chuyện như lớp cha ông ngày trước...”.
SĨ HUYÊN

                                                Nhận cúp vô địch Merdeka 1966
»»  Đọc tiếp

27 tháng 12, 2010

Tin vắn về họ Phạm Tp. HCM

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 12 27, 2010 bởi Phạm Đạo · 1 comments

Đại hội đại biểu họ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II

Sáng ngày 26/12/2010, tại Trung tâm văn hóa Hòa Bình Quận 10 Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra Đại hội đại biểu họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận lần thứ 2. Đến dự có gần ba trăm bà con cô bác họ Phạm đang sinh sống và làm việc tại Thành phố và các tỉnh lân cận. Đặc biệt Đại hội lần này đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ (chiếm đến hơn 1/3 số lượng đại biểu) đến để tìm hiểu về cội nguồn và tham gia hoạt động dòng họ. Có rất nhiều vị cao niên, có cụ trên 90 tuổi đã nhờ con cháu dắt đến dự. Đến dự còn có đại diện của BLL họ Phạm Việt Nam, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Bình Định, Bình Thuận cử đại biểu đến dự và có lẵng hoa tặng Đại hội.  BLL họ Phạm Tp. Hà Nội và Quảng Nam - Đà Nẵng đã gửi điện hoa chúc mừng Đại hội.

Bắt đầu tử 7h30 đã có đại biểu đến, tíu tít đăng ký danh sách, nhận quà của Ban tổ chức. 8h45 Đại hội chính thức khai mạc. Mở đầu là màn trình diễn văn nghệ của các cháu ở Cung văn hóa Thiếu nhi Thành phố rất vui nhộn. Tiếp đến là Lễ dâng hương Thượng Thủy tổ Phạm Tu rất long trọng.

Đoàn chủ tịch gồm 4 vị: ông Phạm Văn Căn, Trưởng BLL họ Phạm Tp. HCM, ông Phạm Đức Thưởng, nguyên Trưởng BLL hiện là cố vấn của BLL Tp. HCM, PGS.TS Phạm Đạo, Trưởng BLL họ Phạm Việt Nam và ông Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Ông Phạm Văn Căn, Trưởng BLL họ Phạm Thành phố đã có bài phát biểu đánh giá 3 năm hoạt động và phương hướng tới của BLL Tp. HCM. Tiếp sau đó là các bài tham luận của BLL quận 10, quận Gò Vấp và Dược sĩ Phạm Trần Vệ. Ông Phạm Đạo đã thay mặt Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam phát biểu.

Tiếp theo chương trình là giới thiệu BLL khóa mới (khóa II) gồm hơn năm chục vị có tâm huyết tham gia. Các Ủy viên BLL họ Phạm Tp.Hồ Chí Minh khóa II đã ra mắt bà con trong tiếng vỗ tay kéo dài của cả Hội trường.

Đặc biệt BLL họ Phạm Thành phố đã trao tặng quà cho hơn 20 cháu con em họ Phạm học giỏi có hoàn cảnh khó khăn. Kết thúc Đại hội là một buổi liên hoan cực kỳ vui vẻ thấm đậm tình đồng tộc.

Buổi chiều còn có cuộc tọa đàm của các doanh nhân họ Phạm Thành phố chuẩn bị cho việc thành lập CLB doanh nhân họ Phạm Tp. HCM vào ngày 9/1/2011 tới.
Tp.HCM, 27/12/2010
Pha Lê

Dưới đây là một số hình ảnh Đại hội












»»  Đọc tiếp

Cuộc thi bàn tính số học trí tuệ quốc tế lần thứ 16

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 12 27, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Cuộc thi Bàn tính số học trí tuệ quốc tế lần thứ 16 tại Malaixia,
ba em là con cháu họ Phạm được giải

Chương trình Bàn tính số học trí tuệ do tập đoàn giáo dục quốc tế Malaysia (UCMAS) triển khai từ năm 1993 giúp phát triển tư duy cho trẻ em từ 4-12 tuổi. Sau 17 năm, chương trình đã được triển khai tại hơn 40 nước. Mục đích của chương trình là phát triển trí tuệ thông qua khả năng tập trung, quan sát, hình dung, tưỏng tượng và ghi nhớ. Và khả năng tính toán "siêu tốc” là hiệu quả có thể nhìn thấy ngay được khi các em tham gia chương trình từ 3 đến 6 tháng.
Chương trình học này mới vào Việt Nam từ tháng 3 năm 2009 nhưng đã được rất nhiều phụ huynh quan tâm và hưởng ứng,
Cuộc thi “Bàn tính Số học trí tuệ quốc tế lần thứ 16“ được tổ chức tại trường Đại học Multimedia, Cyberjaya, Jalan Multimedia, Malaysia ngày 28 tháng 11 năm 2010. Cuộc thi quốc tế lớn này có 19 nước trên 5 Châu lục (châu Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Đại Dương và châu Phi) với 2500 học sinh tham gia. Cuộc thi đã hội tụ rất nhiều anh tài, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong học tập và thi đấu.

Lần đầu tiên Việt Nam có học sinh đi dự kỳ thi này. Trước đó, đã có cuộc thi trong nước, tất cả các em đi dự thi quốc tế ở Malaixia đều đạt giải caotại kỳ thi trong nước.Lần đầu tham dự nhưng các bạn học sinh Việt Nam đã rất cố gắng, phát huy hết khả năng của mình để thi đấu và đạt kết qủa tốt Đoàn học sinh Việt Nam đi dự thi có 21 học sinh, có 11 em đoạt giải.
Tối 22/12/2010, tại Hà Nội, Tập đoàn giáo dục quốc tế Malaixia (UCMAS) tại Việt Nam tổ chức lễ tuyên dương và trao tặng quà cho các thí sinh Việt Nam đoạt giải tại cuộc thi Bàn tính số học trí tuệ quốc tế lần thứ 16 vừa tổ chức tại Malaixia. Trong 11 em học sinh đoạt giải, có 5 giải tư và 6 giải năm.
5 học sinh đoạt giải tư của cuộc thi là Nguyễn Đức Huy - lớp 6D, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; Nguyễn Thành Đạt - Trường THCS Đống Đa; Hoàng Minh Trí - Trường tiểu học Đại Yên; Trần Thị Khánh Linh - Trường mầm non Mùa xuân (Hà Đông); Nguyễn Khánh Linh - Trường tiểu học Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Em Nguyễn Thành Đạt, lớp 7A - Trường THCS Đống Đa đạt giải tư là con chị Phạm Kim Chi, liên tục 6 năm liền được biểu dương là Con ngoan Trò giỏi của dòng họ Phạm-Phạm Xá gốc Kính Chủ.
Trong số 6 em được giải 5 có 2 em họ Phạm là Phạm Minh Duy, lớp 4C trường Tiểu học Nghĩa Tân và Phạm Phương Anh, lớp 4A15, Trung tâm VietSmart - Thái Hà - Hà Nội.

Phạm Thúy Lan

Một vài hình ảnh của cuộc thi và các em được giải

                                                              Hội trường cuộc thi 
 Đoàn học sinh Việt Nam cùng các cô giáo tham dự thi tai Malaixia
(em Phạm Minh Duy thứ 2 bên trái sang, Nguyễn Thành Đạt thứ hai bên phải sang, hàng sau cung; Phạm Phương Anh thứ tư bên phải sang, hàng giữa)


                                                        Lễ trao giải tại Malaixia

      Lễ trao giải thưởng tại Hà Nội tối 22/12/2010, Nguyễn Thành Đạt đứng thứ 3 bên trái sang.

 Các em Phạm Minh Duy (bên phải), Nguyễn Thành Đạt (bên trái), 
Phạm Phương Anh (phía sau) với cup của mình
»»  Đọc tiếp

20 tháng 12, 2010

Phạm Xuân Ẩn - Một nhà tình báo lỗi lạc

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 12 20, 2010 bởi Phạm Đạo · 1 comments

BBT: Phạm Xuân Ẩn là một nhà tình báo lỗi lạc, sự nghiệp và chiến công của ông đã được nhiều phương tiện đại chúng đăng tải trong đó có cả một bộ phim. Trước thềm Đại hội đại biểu họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh lần thứ 2 chúng tôi xin đăng lại một bài của báo Mỹ viết về ông do dịch giả Định Công Thành lược dịch

Phạm Xuân Ẩn từ góc nhìn của báo chí Mỹ
 Người phóng viên cuối cùng tại Việt Nam của tạp chí Time điện về cho tòa soạn tại New York vào ngày 29-4-1975: “Đây là Phạm Xuân Ẩn. Tất cả phóng viên người Mỹ khác đều đã ra đi vì tình hình khẩn cấp. Văn phòng của Time bây giờ do Phạm Xuân Ẩn điều khiển.” Ẩn gửi đi từ Sài Gòn thêm ba bài báo nữa, lúc quân giải phóng tiến vào thành phố. Rồi đường dây bị cắt đứt.

Được xem là một nhà phân tích chính trị xuất sắc, ông bắt đầu sự nghiệp trong thập niên 1960 cho hãng tin Reuters, rồi đến Herald Tribune của New York và The Christian Science Monitor. Cuối cùng làm phóng viên cho Time suốt 11 năm, Phạm Xuân Ẩn có vẻ tác nghiệp tốt nhất khi “đấu láo” với các đồng nghiệp tại quán cà phê Givral trên đường Catinat cũ, nay là đường Đồng Khởi. Nơi đây, mỗi buổi chiều ông là nguồn tin tốt nhất trong làng báo tại Sài Gòn. Người ta đặt cho Ẩn các biệt danh “khoa trưởng phân khoa báo chí Việt Nam; đài phát tanh Catinat”. Để giễu cợt mình, ông thường tự xưng là tiến sĩ tình dục học; giáo sư đảo chính; chỉ huy trưởng đội quân khuyển; tiến sĩ nổi lọan hoặc… ông tướng Givral!

Bây giờ chúng ta mới biết được đó chỉ là phân nửa công việc của Ẩn với tư cách một phóng viên. Và chưa phải là phân nửa đáng nói. Ẩn còn gửi đều đều những tài liệu quân sự mật và thông tin viết bằng mực vô hình cho Bắc Việt, bây giờ được khóa kín trong văn khố của tình báo Việt Nam. Dùng chiếc máy đánh chữ hiệu Hermes mà cơ quan tình báo Bắc Việt mua cho, Ấn đánh tài liệu, có lúc dài đến hàng trăm trang vào lúc nửa đêm. Sau đó ông chụp phim, cuộn tròn, gửi đến Củ Chi, nơi đặt tổng hành dinh trong lòng đất của Việt Cộng. Từ năm 1952, cứ cách vài tuần Ẩn lại rời văn phòng Sài Gòn, lái xe khỏang 20 dặm đi về hướng bắc để đến Hố Bò.

Khi Sài Gòn sụp đổ, cơ quan tình báo quân sự Việt Nam dự kiến cho ông ta tiếp tục công việc tại Mỹ. Có ai tốt hơn Phạm Xuân Ẩn để thông tin về những ý đồ của Mỹ? Nhưng cuối cùng ông được giữ lại Việt Nam.
Ẩn được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thưởng bốn huy chương quân công và lên cấp Thiếu tướng.

David Halberstam, bạn của Ẩn khi còn là phóng viên của Time tại Việt Nam nói: “Câu chuyện của Ẩn làm nghĩ đến trường hợp của Graham Greene. Nó đặt ra những vấn đề rất cơ bản như: Thế nào là trung thành? Yêu nước là gì? Sự thật là gì? Bạn là ai khi nói lên sự thật? Có những mâu thuẫn trong con người Ẩn mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Nhìn lại, tôi thấy anh ta giống như một con người bị chẻ làm đôi”.

Trong một quyển sách viết về Việt Nam xuất bản năm 1965 tự đề “Sự hình thành một vũng lầy”, Halberstam mô tả Ẩn như một cây đinh chốt “nhỏ nhưng rất quan trong trong một mạng lưới tình báo của các nhà văn và nhà báo. Anh ta có những đầu mối tiếp cận giới quân sự tốt nhất trong xứ này”. Bây giờ khi Halberstam biết rõ câu chuyện của Ẩn, anh ta có tức giận không? Không! Anh phản ánh đúng quan điểm của của hầu hết mọi đồng nghiệp của Ẩn: “Đây là một câu chuyện phức tạp. Nhưng tôi vẫn yêu Ẩn. Tôi không cảm thấy bị phản bội. Anh ta phải cư xử như một người Việt Nam trong giai đọan bi thương của lịch sử đất nước mình. Không thể nào làm khác hơn được.”

Chính Mai Chí Thọ và Mười Hương, chỉ huy trực tiếp của Ẩn, đã quyết định gửi anh sang Hoa Kỳ để học làm báo. Nghề báo là một vỏ bọc hoàn hảo cho nghề gián điệp, có thể tiếp cận những nơi khó khăn nhất và những thành phần quan trọng. Kế họach phải mất vài năm để chuẩn bị. Đảng Cộng Sản Việt Nam rât khó khăn mới kiếm đủ tiền. Cuối cùng, Mai Chí Thọ gom được 1.000 USD đủ cho Ẩn mua vé máy bay và vài bộ đồ mớoi. Một tháng sau, anh đến Costa Mesa, thuộc bang California để ghi danh vào một trường cao đẳng cộng đồng.

Chàng điệp viên cộng sản 31 tuổi, cựu nhân viên quan thuế của Pháp, chuyên viên chiến tranh tâm lý quân lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu vào học Trường Cao Đẳng Orange Coast, do một cố vấn Mỹ tại Việt Nam giới thiệu! Anh có thể là người Việt Nam đầu tiên sống tại hạt Orange, mà nay là 150.000 người. Được bạn bè cùng lớp gọi là “Đức Khổng Tử”, Ẩn học về chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý, tiếng Tây Ban Nha và nghề làm báo. Anh tham gia viết tờ báo The Barnacle của nhà trường.

Thời gian Ẩn sống tại California là lúc đen tối nhất của cách mạng Việt Nam. Cho đến năm 1959, khoảng 85% cán bộ cốt lõi, tức khoảng 60.000 người bị bắt hay giết chết. Qua một mật thư Ẩn biết được Mười Hương đã bị bắt và tra tấn. Anh cũng biết mình sẽ được triệu hồi về bởi vì chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam sắp bắt đầu.

Ẩn nhớ lại lúc mình đứng bên cầu Golden Gate vào tháng 10-1959 tự hỏi nên phải làm gì tiếp theo. Trong túi áo là chiếc vé bay về Sài Gòn. Bên dưới là ngọn tháp cô độc và bức tường xám ngắt của nhà tù trên đảo Alcatrax nổi tiếng. Anh sợ đó là dấu hiệu chờ đón mình khi trở lại Việt Nam.

Về đến Sài Gòn, Ấn làm cho hãng Reuters, rồi Time. Là một nhà báo cần cù, luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, Ẩn cung cấp thông tin để có được thông tin. Anh nói: “Thức ăn của họ là thông tin, tư liệu. Giống như chim, phải cho chúng ăn thì chúng mới chịu hót. Từ quân đội đến tình báo, cảnh sát, tôi có đủ lọai thông tin. Chỉ huy các binh chủng, sĩ quan lực lượng đặc biệt, hải, lục, không quân… họ đều giúp tôi.” Những hộp đựng phim của anh gửi vào chiến khu được ngụy trang giống như những chiếc nem Ninh Hòa hay giấu trong bụng cá. Tất cả đựơc gửi đến tổng hành dinh quân đội ở miền bắc. Trong 45 người đưa thư ra khỏi Sài Gòn cho Ẩn đã có đến 27 người bị bắt và giết chết. Theo Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn của CIA, tác giả quyển “Khoảng cách vừa phải”, nguồn thông tin số một của Ẩn là Robert Shaplen, phóng viên tờ New Yorker. Họ “bù khú” với nhau hàng nhiều giờ liền trong phòng của Shaplen trên lầu 3 nhà hàng khách sạn Continental. Có khi họ ra đứng ngòai ban công để tránh bị nghe lén. “Shaplen là một trong các nhà báo xuất sắc của chúng tôi. Chúng tôi được lệnh cấp trên cho phép anh ta lục lạo thông tin tại tòa đại sứ và các quan chức cao cấp không giới hạn”. Nói về gián điệp cộng sản chui vào trong hàng ngũ chính phủ Việt Nam cộng hòa, Frank Snepp cho biết: “Chúng tôi ước đóan có khoảng 14.000 điệp viên đang hoạt động ở miền Nam Việt Nam. Cộng sản chui thẳng vào gan ruột kẻ thù. Đó là một chính phủ giống như chính phủ Thụy Sĩ. Cộng sản biết rõ điều sắp xảy ra trước cả tòa đại sứ Hoa Kỳ. Chúng tôi không cần biết mức độ tham nhũng trong chính phủ Nam Việt Nam. Chúng tôi không muốn nhìn vào tham nhũng hay đạo đức. Chúng tôi cũng không muốn biết mình đang cưỡi một con ngựa rất tồi. Điều này cũng đúng tại Iran, Iraq hay bất kỳ nơi nào khác mà chúng tôi ủng hộ các chính phủ tham nhũng. Dĩ nhiên, Ẩn lại muốn biết những điều này. Anh ta cần biết trong điều kiện nào kế họach “Việt Nam hóa chiến tranh” không thực hiện được.”

Năm 1970, một phóng viên Time, bạn của Ẩn, tên Rober Sam Anson bị quân Bắc Việt và Khơ-me đỏ bắt sống tại Campuchia, trong lúc 25 phóng viên khác chết hay mất tích. Sau khi vợ Anson nài nỉ xin giúp đỡ, Ẩn bí mật sắp xếp để anh ta được thả ra. Mãi 17 năm sau, Anson mới biết là do Ẩn cứu mình. Khi gặp lại nhau vào năm 1986, Anson đã hỏi Ẩn: “Vì sao anh cứu tôi? Anh chẳng phải là kẻ thù của đất nước tôi sao?”

Khi bạn bè cũ biết câu chuyện của Ẩn, họ bắt đầu nhớ lại những chi tiết đáng ngờ lúc đó đã bị bỏ qua. Nick Turner, chủ cũ của Ẩn tại thông tấn xã Reuters, xác nhận mối nghi ngờ của mình về một lần vắng mặt không báo trước tại văn phòng của ông. H.D.S. Greenway, mà bạn bè vẫn gọi là David, chợt hiểu vì sao Ẩn biết rõ hơn mình về chiến dịch Lam Sơn 719, một thất bại nặng nề của quân lực Việt Nam cộng hòa khi tấn công vào hạ Lào trong năm 1971.

Nayan Chanda, cũng làm việc cho Reuters và cộng tác với Far Eastern Economic Review, nhớ đã nhìn thấy Ẩn đứng trước dinh tổng thống vào ngày sau cùng của cuộc chiến, khi chiếc xe tăng mang số 843 phá sập cổng sắt: “Tôi nhìn thấy một nụ cười kỳ quặc trên khuôn mặt anh ta. Anh ta có vẻ rất hài lòng và bình thản. Tôi thấy… quái quá! Vợ con anh ta vừa được máy bay bốc đi thế mà anh ta lại vui vẻ.” Sau này Chanda mới hiểu: Ẩn vui vì công việc suốt 30 năm qua của mình vừa hòan tất.

Frank McCulloch, người cầm đầu văn phòng tạp chí Time tại Châu Á lúc đó, kẻ thuê Ẩn làm việc với giá 75USD/tuần, khi được hỏi “Ông có tức giận lúc biết chuyện về Phạm Xuân Ẩn khổng?” đã trả lời: “Tuyệt đối không! Tôi nghĩ đó là lãnh địa của ông ta. Ở vào vị trí của tôi, tôi cũng phải làm như thế. Ẩn là một đồng nghiệp và là phóng viên xuất sắc.”

Nhưng Murray Gart, người cầm đầu các phóng viên của Time trong thời chiến, nghe nói, sau khi biết tin về Ẩn, đã giận giữ hét lớn: “ Hắn là đồ chó đẻ! Tôi muốn giết hắn!”. Còn một phóng viên khác trách Ẩn, nhưng vì lý do khác. Đó là Peter Arnett. Ẩn thuê một căn nhà của người bà con gốc Việt của Arnett và hai gã này thường gặp nhau để “đấu láo” tại nhà hàng Givral: “Tôi vẫn còn cay cú hắn. Dù biết hắn là một kẻ yêu nước, tôi vẫn cảm thấy bị phản bội trong nghề làm báo. Từ khắp thế giới, người ta nói báo chí đã bị cộng sản xâm nhập. Điều hắn làm giống như chọc thẳng vào mắt chúng ta. Khỏang sau đó một năm, tôi xem đó chỉ là việc cá nhân của Ẩn”.

Mai Chí Thọ, sếp của Ẩn, sau chiến tranh, trở thành một người quyền lực đệ nhất miền Nam và là Bộ trưởng nội vụ. Tại villa ở giữa thành phố Sài Gòn, vốn là tòa đại sứ Thụy Sĩ cũ, tôi được dẫn vào một phòng tiếp khách sang trọng ở tầng dưới, với bộ bàn ghế bằng gỗ dái ngựa và những bức tranh khắc trên đá thu thập từ các vùng kháng chiến cũ mang về. Cuối phòng là một bàn thờ chưng đầy hoa trái với bốn bức ảnh gồm cha mẹ và hai người anh nổi tiếng của ông: Đinh Đức Thiện và Lê Đức Thọ. Mai Chí Thọ đang đứng trước bàn thờ thắp hương khấn vái. Hôm nay là ngày giỗ bố ông, lẽ ra ông không tiếp khách nước ngòai. Nhưng ông biết thời gian cư trú của tôi ngắn ngủi nên phá lệ. Ông cắm nén hương trên bàn thờ rồi đến bắt tay tôi. Mặc chiếc quần xám và áo thun màu tía, tướng ông cao lớn, mái tóc bạc và ánh mắt sáng rực.

Tướng Mai Chí Thọ thuộc phe cứng rắn trong chiến tranh, bây giờ lại mời trà người Mỹ. Ông nói về việc gom góp tiền bạc cho Ẩn đi Mỹ năm 1957: “Đó là một việc rất khó khăn nhưng tôi phải làm. Đảng có rất ít tiền. Nhưng chúng tôi nghĩ chi cho Ẩn là xứng đáng. Anh ta là người đầu tiên được gửi đi Mỹ để học văn hóa của một dân tộc sẽ thay chân Pháp trở thành kẻ thù của chúng tôi. Ẩn là người hòan hảo để làm chuyện này. Đó là một canh bạc lớn của chúng tôi.”

Tôi hỏi Thọ về cơ hội gửi Ẩn sang Hoa Kỳ vào năm 1975, “Ẩn sẽ vẫn xuất sắc nếu chúng tôi gửi anh ta sang Hoa Kỳ tiếp tục. Nhưng Ẩn đã quá gian khổ khi phải sống trong lòng địch nên cần được nghỉ ngơi.” Tôi biết câu hỏi kế tiếp của mình sẽ không được trả lời: “Chính xác là Ẩn có thể làm được cái gì cho ông?”

Bộ trưởng Thọ mỉm cười và rót một cốc trà khác cho tôi: “Ẩn có những thông tin tốt nhất và tiếp cận được nguồn thông tin mật, thính nhạy hơn bất kỳ người nào khác. Nếu anh muốn biết chuyện gì đang xảy ra, Ẩn là người để hỏi. Sau chiến tranh, anh ta được phong tướng và Anh hùng quân đội nhân dân. Không cần nói thêm chi tiết, chỉ riêng việc đó có thể cho ông thấy tầm quan trọng của những gì Phạm Xuân Ẩn đã làm cho tổ quốc mình.”

Thomas Bass (đăng trên tờ The New Yorker, số ra ngày 23-05-2005)
Đinh Công Thành lược dịch
»»  Đọc tiếp

19 tháng 12, 2010

Anh hùng Lao động Phạm Khắc

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 12 19, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

ANH HÙNG LAO ĐỘNG PHẠM KHẮC

Tên thật là Phạm Tấn Phước, sinh năm 1939, tại xã Phước Long, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, tham gia cách mạng từ năm 1956 ở cơ sở nội thành Mỹ Tho. Năm 1960, gia nhập đại đội 251 thuộc tiểu đoàn 514 bộ đội địa phương Mỹ Tho, làm trung đội phó trinh sát. Được kết nạp vào ĐCS năm 1961. Năm 1962, Trưởng đoàn Văn công Mỹ Tho. Năm 1963, tốt nghiệp lớp báo chí và quay phim do Ban Tuyên huấn TƯCMN mở với mẫu phim thời sự đầu tay Lễ bế giảng lớp quay phim khóa I. Về công tác ở phòng Điện ảnh Giải phóng, đã đi làm phim tài liệu Đại hội mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam lần thứ II.

Năm 1964, tham gia quay cuốn phim Chiến thắng Cây Điệp, phim đầu tiên về đồng bằng sông Cửu Long thời đánh Mỹ, rồi phim Chiến thắng Bình Giã (giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu, 1965).
Từ năm 1965 - 1968, tham gia quay các phim Đồng Xoài rực lửa, Chiến thắng Tây Ninh, Trận đánh ngã ba Bà Chim, Chiến đấu trên đường phố Sài Gòn. Cũng trong đợt tổng công kích và nổi dậy này, anh bị thương lần thứ 2.
Năm 1971, được cử ra miền Bắc để bổ túc nghiệp vụ. Khi đế quốc Mỹ dùng máy bay chiến lược B52 đánh phá Hà Nội và Hải Phòng (6-1972) anh phụ trách tổ quay phim quay bộ phim Hà Nội cuộc đọ sức 5 ngày (giải nhất về nghệ thuật ở Liên hoan phim quốc tế ở Praha) và Hà Nội Điện Biên Phủ trên không (giải Bông Sen bạc trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2).

Cuối năm 1973, được cử đi học đạo diễn truyền hình ở Cộng hòa Dân chủ Đức.

Tháng 4-1975, theo cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, anh cùng đồng nghiệp tiếp quản Đài truyền hình Sài Gòn. Những thước phim quay được trên đường tiến quân được chiếu ngay trong chương trình phát sóng đầu tiên trên Đài truyền hình Sài Gòn trong đêm 1-5-1975. Sau đó, được cử làm trưởng phòng phim ảnh Đài truyền hình thành phố. Đã cùng với anh em trong phòng phim ảnh của Đài truyền hình thực hiện một số phim tài liệu, trong đó có Hòn đảo ngọc (giải Bông sen bạc quốc gia) và Bến Tre những đảo dừa xanh (giải Bông sen bạc trong Liên hoan phim Việt Nam).

Năm 1979, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, anh được cử làm Trưởng đoàn phóng viên truyền hình Việt Nam, tổ chức làm phim chiến sự, cùng các đơn vị vũ trang nước bạn về tiếp quản thủ đô Phnom Penh, sau đó xây dựng cơ quan thường trú của Đài truyền hình Việt Nam tại Phnom Penh. Hai năm sau, anh hoàn tất bộ phim tài liệu Chuyện kể nàng Sarết (giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam).

Năm 1981, anh được bầu vào Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh làm Phó giám đốc, rồi đến tháng 9-1996 làm Giám đốc Đài truyền hình Hồ Chí Minh.

Năm 1984, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Năm 1997, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Tháng 10-2000, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Nguồn tin: http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=247&Itemid=47
»»  Đọc tiếp

18 tháng 12, 2010

Thư ngỏ mời họp mặt đại biểu họ Phạm Tp.HCM Lần 2

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 12 18, 2010 bởi PKDuong · 2 comments


THƯ NGỎ CỦA BAN LIÊN LẠC
HỌ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

Kính chào bà con họ Phạm hiện đang sinh sống và làm việc
tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận!

“Chim có tổ”, “Nước có nguồn” người ta sinh ra ai cũng có ông bà, tổ tiên dòng họ. Tìm về cội nguồn kết nối dòng tộc là một nhu cầu bức thiết của bà con chúng ta. Nhưng công việc này lại rất khó khăn phức tạp, phần do chiến tranh triền miên, gia phả của nhiều gia đình đã bị thất lạc, phần vì ngày xưa nghèo đói , không biết chữ nên chưa xây dựng được gia phả, hoặc chưa có điều kiện tìm về cội nguồn. Nay con cháu làm ăn phát đạt rất muốn biết nguồn gốc dòng họ của mình. Chính vì lẽ đó mà Ban Liên lạc (BLL) họ Phạm Việt Nam và BLL họ Phạm các địa phương đã lần lượt ra đời trong đó có BLL họ Phạm ở Thành phố Hồ Chí Minh thân yêu của chúng ta.

BLL họ Phạm Việt Nam nói chung và BLL họ Phạm  Tp. Hồ Chí Minh nói riêng là một tổ chức xã hội dòng họ, hoàn toàn tự nguyện của những người họ Phạm. Mục đích tổ chức hoạt động của BLL họ Phạm là tập hợp, đoàn kết tất cả những người họ Phạm có chung một tâm nguyện là tìm hiểu cội nguồn, kết nối dòng họ, tri ân tiên tổ và các bậc tiền bối, giúp nhau xoá đói - giảm nghèo - làm giàu; khuyến học khuyến tài; vinh danh những người họ Phạm có công với dân với nước; biểu dương "người tốt việc tốt"; giáo dục các thế hệ đi sau học tập, giữ gìn và phát huy những tinh hoa và truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

BLL họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh đã được thành lập từ năm 2003, đến năm 2008 đã được củng cố và mở rộng. Cuối năm 2008 đã tổ chức thành công cuộc gặp mặt họ Phạm toàn Thành phố lần thứ nhất với trên một trăm đại biểu về dự. Cho đến nay cũng đã tổ chức được một số BLL quận huyện như Quận 10, Quận 5, Quận Bình Thạnh, Quận 7 và Nhà Bè, …

Nhằm đẩy mạnh hoạt động dòng họ tại Thành phố HCM, nơi có hàng vạn bà con họ Phạm sinh sống và lập nghiệp theo đúng tôn chỉ mục đích đã đề ra, tập hợp đông đảo hơn nữa bà con họ Phạm tham gia, BLL họ Phạm Thành phố quyết định tổ chức cuộc họp mặt họ Phạm toàn Thành phố và các tỉnh lân cận lần thứ hai vào 8h30 sáng ngày 26/12/2010 tại Trung tâm văn hóa Hòa Bình: 240-242 đường 3/2, phường 12, quận 10, Tp.HCM.

Vậy kính mời các bậc Trưởng Lão họ Phạm, các vị trí thức, các nhà doanh nghiệp và toàn thể bà con họ Phạm sinh sống và lập nghiệp tại Thành phố và các tỉnh lân cận vể dự đông đủ.

Tất cả chúng ta chắc hẳn ai cũng đều mang trong mình niềm tự hào là con cháu dòng Họ Phạm. Cho nên sự hiện diện của Quý vị sẽ mang lại thành công cho buổi họp mặt và góp phần vào sự phát triển chung của công đồng Họ Phạm chúng ta. 

Rất hân hạnh được đón tiếp.

TM. BLL họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh

Trưởng Ban
BS. Phạm Văn Căn

Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về buổi họp mặt lần thứ nhất tại đây:
- Tin tứchình ảnh buổi họp mặt lần thứ 1 (2008) 


CHƯƠNG TRÌNH BUỔI HỌP MẶT

1. Phần nghi thức:

- Tiếp đón đại biểu
- Văn nghệ chào mừng
- Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu
- Dâng hương

2. Phần nội dung:

- Báo cáo hoạt động của BLL họ Phạm trong thời gian qua và phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
- Đại diện các dòng họ, quận huyện phát biểu
- Giới thiệu danh sách BLL họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh
- Thành viên mới ứng cử vào BLL Họ Phạm TP và các Quận/huyện.
- Phát biểu của Đại diện BLL họ Phạm Việt Nam
- Giao lưu với các đại biểu tỉnh bạn

3. Liên hoan tiệc mặn.

>> Hiện nay chúng tôi tiếp tục nhận đăng ký tham dự Đại hội qua 3 kênh chính:

1. Qua điện thoại bàn: 08-3895.1632 (vui lòng nói rõ Họ tên, Năm sinh, và Địa chỉ)
2. Qua tin nhắn: 0913.708.888. Theo cú pháp: DANGKY: [họ tên], [năm sinh], [địa chỉ] (lưu ý đây chỉ là tin nhắn thông thường)
3. Đăng ký qua mạng: vui lòng bấm vào đây

Nếu quý vị nào muốn nhận thư mời có thể liên hệ với đại diện BLL các Quận Huyện hoặc liên hệ BS. Phạm Văn Căn, Trưởng BLL họ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Bội Châu, F. Bến Thành, Q1. Tp.HCM, Email: canphamvan@hopham.org


Ngoài ra BTC chúng tôi rất hoan nghênh một số quý vị ngỏ ý muốn đóng góp tài trợ cho Đại Hội lần này. Chúng tôi cung cấp số tài khoản tại đây:

- Tên Tài Khoản: Phạm Văn Căn 
- Ngân Hàng: AB Bank, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo.
- Số Tài khoản:
1- VNĐ: 0291001228007
2- USD: 0291001229006

Quý vị khi chuyển tiền xin ghi rõ nội dung: Đóng góp tài trợ cho Đại Hội Họ Phạm TP.HCM Lần 2

Trân trọng cảm ơn
»»  Đọc tiếp

17 tháng 12, 2010

Đêm thơ Thanh Hải

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 12 17, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Đêm thơ Thanh Hải
                                   Mại Văn Hoan - Thanh Tùng


Những năm từ 1960 đến 1965, cùng với Giang Nam, Thanh Hải là một hiện tượng thơ rất được chú ý. Thanh Hải vinh dự được Hội Văn nghệ Giải phóng trao Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu (năm 1965) và được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, đợt 1 (năm 2001)
.
Kỷ niệm niệm 80 năm ngày sinh, 30 năm ngày mất của nhà thơ Thanh Hải Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chi Hội Nhà văn VN tại Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Đêm thơ Thanh Hải và giới thiệu Tuyển tập Thanh Hải vừa xuất bản. Đến dự lễ kỷ niệm có ông Phan Công Tuyên, UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo; đại diện một số cơ quan, ban ngành cùng đông đảo văn nghệ sĩ, gia đình và thân hữu của nhà thơ Thanh Hâỉ.

Sau phát biểu của ông Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT và phát biểu của đại diện Tỉnh ủy, UBNH tỉnh, nhà văn Nguyễn Khắc Phê giới thiệu Tuyển tập Thanh Hải, những bài thơ của tiêu biểu của Thanh Hải qua các thời kỳ được các nghệ sĩ thể hiện. Chương trình thơ được mở đầu bằng bài Cháu nhớ Bác Hồ khá xúc động, do bé Phạm Hải Trà My, cháu nội nhà thơ Thanh Hải đọc rất diễn cảm.

- Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
- Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ

Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn

Những câu thơ này đã đi vào tâm thức của nhiều thế hệ người Việt Nam. Nó tồn tại như những câu ca dao lưu truyền trong dân gian. Nhà thơ Thanh Hải kể rằng khi anh đọc bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ cho Bác nghe, đến câu Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn, quá xúc động, anh dừng lại giữa chừng. Bác bèn ôm lấy anh, vừa hôn vừa nói: “Đây, hôm nay Bác hôn thật đây !”. Đó là một kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời làm thơ của Thanh Hải.

Bài Tám năm nay mới gặp nhau khi nghe nghệ sĩ Trần Thị Tuyết ngâm trong chương trình Tiếng thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam rất nhiều người đã không cầm được nước mắt. Bao nhiêu vui sướng, bao nhiêu hờn tủi, bao nhiêu căm giận… chất chứa trong những vần thơ giản dị ấy.

Xa nhau chỉ một mái chèo
Mà đi trăm núi vạn đèo đến đây

Siết tay ôm chặt lấy tay
Nói gì, nước mắt tràn đầy đôi môi.

Bài Gửi Quảng Bình thể hiện tình cảm hết sức keo sơn, gắn bó trong kháng chiến chống Mỹ của quân và dân ba tỉnh: QuảngTrị, Thừa Thiên, Quảng Bình, những tỉnh ở “tuyến đầu Tổ quốc”. Thanh Hải đã thay mặt đồng bào Trị Thiên bày tỏ tình cảm sâu nặng ấy với nhân dân Quảng Bình qua những dòng thơ rất chân thành:

Quảng Bình ơi, chín năm xưa giết giặc
Vui khổ cùng chung mảnh đất miền Trung

Xa cách mười năm, mười năm thầm nhắc
Lòng gởi lòng qua đôi bến Hiền Lương

Bài Sang đò đêm mưa viết về mối quan hệ tình cảm giữa đồng bào miền Nam với các chiến sĩ cách mạng nằm vùng thời kỳ 1954 - 1965. Người lái đò cho các chiến sĩ bí mật qua sông ngay cạnh đồn bốt của địch là một mẹ già. Hôm ấy trời mưa rất to. Tác giả băn khoăn không hiểu sao mẹ cứ cho đò trôi “lơ lửng, lửng lơ” trên sông làm “ướt cả thân già” mà không cập bến ?

Trời mưa, mưa mãi là mưa
Má ơi sao má chẳng đưa vào bờ ?
Con đò lơ lửng lửng lơ
Trời mưa ướt cả thân già má ơi !

Bài Giữa rừng xuân thật lãng mạn. Trong cuộc chiến đấu vô cùng cam go, gian khổ mà có được những giây phút như thế là vô cùng quý giá. Giữa cánh rừng đang vào xuân gặp người đẹp với mái tóc thề và đôi môi hồng chúm chím… Càng say, càng mê hơn khi biết em đã từng “vào đồn giết địch” và “hạ máy bay thù như cánh chim rơi”.

Suối cứ reo trong rừng xuân núi biếc
Đàn chim vui ríu rít lượn quanh em
Ai biết sáng nay vì sao rừng xuân đẹp
Cho tôi say mê quên hỏi tên em?

Anh gặp em giữa rừng xuân lá biếc
Tuổi trẻ hơn tuổi trẻ của vầng trăng
Trong kháng chiến có những mùa rất đẹp
Đất nước lớn cùng sức sống tuổi thanh xuân

Sông Hương là niềm trăn trở, thao thức ngày đêm của Thanh Hải trong những tháng ngày chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dòng chảy sông Hương cũng là dòng chảy của thời gian, dòng chảy của bao thăng trầm lịch sử. Cuộc đời của mẹ, của em, của người dân xứ Huế đã gắn chặt với dòng sông thương mến này: Cứ chảy đi trăng sáng giữa đôi bờ/Sông lóng lánh mặt người lóng lánh.

Bài Xa em mùa lũ là những lời tâm tình của nhà thơ Thanh Hải với người vợ thân yêu trong những ngày mưa lũ anh phải đi công tác xa: Lòng thương em vời vợi / Cứ ngoảnh mặt trông về... Anh hình dung cảnh “nước đỏ dưới chân đê”, lại càng thương vợ hơn. Từ tình cảnh gia đình anh nghĩ đến tình cảnh đất nước với bao nhiêu day dứt, trăn trở. Chủ đề tình yêu, tình nghĩa vợ chồng gắn bó, thuỷ chung của Thanh Hải tiếp tục được cô giáo Võ Thị Quỳnh thể hiện qua qua giọng ngâm và lời bình. Bài thơ cuối cùng của Thanh Hải trao lại cho người vợ yêu quý Từ khi anh nằm xuống/Đời có em dịu hiền – bài thơ chưa kịp đặt tên.

Chuyện tình của Thanh Hải – Thanh Tâm cảm động hơn khi được nghe những người bạn cùng đơn vị công tác của anh - chị, những người bạn cùng Thanh Hải sống và viết ở chiến trường Thừa Thiên kể lại. Đặc biệt là được nghe Bài thơ về nỗi nhớ, bài thơ tưởng nhớ anh Thanh Hải của chị Thanh Tâm, do chính chị Thanh Tâm thể hiện:

Một giọng ca Nam bình em xin trao gửi
Với tất cả tình riêng em luôn đợi anh về.

Đêm thơ kết thúc bằng ca khúc Mùa xuân nho nhỏ, bài thơ Thanh Hải hoàn thành vài ngày trước lúc ra đi. Đó là lời bày tỏ khát vọng dâng hiến tài năng và sức lực của mình cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Bài thơ được Trần Hoàn, người bạn đã đi cùng Thanh Hải suốt hai cuộc kháng chiến, phổ nhạc ngay trong ngày tiễn Thanh Hải về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ảnh:

                                          1. Bé Phạm Hải Trà My đọc thơ ông nội.

                                     2. Nghệ sĩ Bảo Cường đệm sáo và ngâm thơ Thanh Hải.

                         3. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ kể chuyện về Thanh Hải và thơ Thanh Hải.

4. Học sinh lớp 11 khối chuyên Văn tặng quà cô Thanh Tâm.

5. Chị Thanh Tâm ngâm Bài thơ về nỗi nhớ.

                                   6. Ca sĩ Thu Hằng trình bày ca khúc Mùa xuân nho nhỏ.
»»  Đọc tiếp

16 tháng 12, 2010

Tin vắn về hoạt động họ Phạm Nam Định

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 12 16, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

BLL HỌ PHẠM TP NAM ĐỊNH KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP.
BLL LÂM THỜI HỌ PHẠM TỈNH NAM ĐỊNH ĐÃ ĐƯỢC THÀNH LẬP

Ngày 15 tháng 12 năm 2010, nhân kỷ niệm 690 năm ngày mất của Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, Thủy tổ của dòng họ Phạm Thành phố Nam Định, Ban Liên lạc Thành phố Nam Định đã tổ chức dâng hương tế Tổ và họp mặt kỷ niệm 10 năm thành lập. Đại diện các tổ chức của Thành phố Nam Định đã đến dự. Các thành viên Ban Liên lạc và bà con họ Phạm Thành phố Nam Định cùng Ban Liên lạc các huyện (Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Mỹ Lộc, Ban Liên lạc dòng họ Phạm-Phạm Xá gốc Kính Chủ) đã tề tựu đông đủ dâng hương tế Tổ và dự cuộc họp mặt. Nhiều bà con họ Phạm của Thành phố và các huyện nghe tin có Cuộc họp mặt cũng về. PGS.TS Phạm Đạo, Trưởng Ban cùng đại diện Thưởng trực Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam đã về dự.

Ban Liên lạc họ Phạm TP Nam Định đã kiểm điểm lại hoạt động thời gian qua. Chúng ta vui mừng nhận thấy rằng, Ban Liên lạc Họ Phạm TP Nam Định là một trong những Ban Liên lạc đia phương được thành lâp sớm, hoạt động liên tục, có chương trình kế hoach, tổ chức luôn được củng cố, do đó hoạt động có hiệu quả. Nổi bật là việc thu hút đựoc ngày càng đông bà con họ Phạm trong Thành phố gia nhập họ, ngày càng đông bà con tham gia hành hương hướng về cội nguồn của họ Phạm Thành phố và họ Phạm Việt Nam, xây dựng đựoc Quy chế hoạt động của dòng họ, thi đua nhau làm kinh tế, dạy con cháu làm việc thiện, học giỏi, tham gia tích cực các phong trào của địa phường, không vi phạm pháp luật. Họ Phạm TP Nam Định là một trong những đơn vị làm tốt nhất công tác khuyến học, đạt đựoc những thành tích đáng khích lệ. Các thành viên Ban Liên lạc là những người tâm huyết, hết lòng vì việc họ, có trình đô, có kinh nghiệm làm việc họ là yếu tố quyết định mang lại những kết quả đã nêu trên.

Theo đề xuất của Ban Liên lạc Họ Phạm TP Nam Định, được lãnh đạo Ban Liên lạc Họ Phạm toàn quốc nhiệt liệt ủng hộ, đúng với tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của bà con họ Phạm toàn tỉnh mà đại diện là các Ban Liên lạc các huyện, tại cuộc họp mặt này, Ban Liên lạc lâm thời Họ Phạm tỉnh Nam Định đã được thành lập.

Bà con đã cử ra Ban Liên lạc lâm thời Họ Phạm tỉnh Nam Định gồm 28 thành viên đại diện cho con cháu Họ Phạm toàn tỉnh. Ông Phạm Khoát hiện là Ủy viên BLL Họ Phạm Việt Nam, Trưởng Ban BLL Họ Phạm TP Nam Định, đựợc bầu làm Trưởng Ban: ông Phạm Trung Bính hiện là Phó Ban Ban LL Họ Phạm TP Nam Định được bầu là Phó Trưởng Ban Thường trực: ông Phạm Quang Diến hiện là Ủy viên BLL Họ Phạm Việt Nam là Phó Trưởng Ban; 3 ủy viên thường trực là các vị: Phạm Huy Nghị, Phạm Kim Ngân, Phạm Huy Liễn. Các vị được bầu vào BLL lâm thời, đặc biệt là các vị trong bộ phận Thường trực hiện nay đã tham gia rất nhiều công việc xã hội khác, rất bận , nhưng vì dòng họ đã vui vẻ nhận công việc.

Những ý kiến phát biểu của đại diện các BLL các huyện và các cá nhân đều thể hiện rõ một tâm trạng chung là, Nam Định là một vùng địa linh nhân kiệt, một miền quê văn hiến, giàu truyền thống cách mạng, trong đó họ Phạm một vị trí nhất định, thời nào cũng có những danh nhân tiếng tăm lừng lẫy: Phạm Đạo Bảo, Phạm Đạo Phú, Phạm Duy Chất, Phạm Đăng Giảng,Phạm Văn Nghị, … rồi Phạm Văn Cương (Nguyễn Cơ Thạch), Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân),…; những dòng họ khoa bảng như dòng họ Phạm - Phạm Xá, Phạm -Tam Đăng,… Tỉnh Nam Định có hai Ban Liên lạc đã đựơc thành lập vào hàng sớm nhất cả nước và hoạt động có hiệu quả là Ban liên lạc họ Phạm - Phạm Xá, Ý Yên Nam Định và BLL họ Phạm Tp Nam Định. Lẽ ra BLL Họ Phạm tỉnh Nam Định phải được thành lập từ lâu để các dòng họ Phạm trong tỉnh nối kết với nhau cùng giúp nhau trong mọi mặt của cuộc sống.

Ban Liên lạc lâm thời Họ Phạm tỉnh Nam Định đã nắm bắt dược tâm tư của bà con dòng tộc, hứa sẽ cố gắng hết mình để BLL Họ Phạm tỉnh Nam Định sớm được chính thức thành lập và mặc dù thành lập sau nhưng không thua kém các tỉnh trong cả nước.
Cuộc họp mặt đã kết thúc trong không khí hết sưc vui vẻ, hồ hổi , thắm tình đồng tộc.

Phạm Thị Thúy Lan

Sau đây là một số  hình ảnh về các hoạt động ấy

Ông Phạm Đạo, thay mặt BLL họ Phạm Việt Nam  tặng hoa Hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm





»»  Đọc tiếp

Thông báo số 3 của TTBLL họ Phạm VN khóa VI

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 12 16, 2010 bởi Phạm Đạo · 1 comments

Thông báo số 3
CỦA THƯỜNG TRỰC BAN LIÊN LẠC
HỌ PHẠM VIỆT NAM KHÓA VI

Ngày 10 /12 / 2010, Thường trực Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam khóa VI đã họp phiên cuối năm, kiểm điềm công việc thời gian qua và đề ra những công việc chính trong thời gian tới. Tham dự họp có 9/12 thành viên, 3 vị ở xa không dự họp.

I. KIỂM ĐIỂM CÔNG VIỆC NĂM 2010

1. Tổ chức thành công Cuộc Gặp mặt đại biểu họ Pham toàn quốc lần thứ 13 ngày 28/8/2010 tại Ninh Bình với trên 1500 đại biểu tham dự, thể hiện sự hưởng ứng nhiệt liệt của bà con họ Phạm cả nước tham gia việc họ, tạo bước phát triển mới của BLL họ Phạm Việt Nam, đồng thời cũng rút ra một số kinh nghiệm cho việc tổ chức các Cuộc Gặp mặt sau này. Tiếp đó, đã tổ chức cuộc họp toàn thể các ủy viên BLL HPVN khóa VI lần thứ nhất ngày 05/9/2010.

2. Cuộc phát động công đức tu bổ đền thờ Thượng Thủy tổ Phạm Tu được đông đảo bà con tham gia. Tính đến ngày 30/11/2010 đã có 163 tập thể và cá nhân công đức tổng số tiền là 146.740.000đ.

3. Hoạt động của bộ phận Thường trực rất năng động, thường xuyên, liên tục, tham gia tốt các hoạt động việc họ và kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, hoạt động chưa đều tay, có lúc rối bận.

4. Bản tin nội tộc ra đều kỳ, có cải tiến tốt cả về nội dung và hình thức, mỗi số đều có Phụ trương đi sâu một chuyên đề, in bìa đẹp, tăng cả số trang và số lượng phát hành (số 34 phát hành 1000 bản). Bài viết phong phú, nhiều số quá thừa bài, phải cắt ngắn và bỏ bớt. Tuy nhiên, Ban Biên tập làm việc chưa đều tay, có lúc giải quyết công việc còn lúng túng, phải có sự can thiệp của Hội đồng Biên tập.

5. Trang Web họ Phạm tuy lực lượng biên tập quá mỏng nhưng đã duy trì đều đặn, một vài ngày lại có bài mới, chủ yếu phản ánh hoạt động việc họ ở các địa phương và nêu gương những người họ Phạm tiêu biểu.

6. Phong trào hoạt động việc họ ở nhiều địa phương phát triển mạnh, nhiều Ban liên lạc họ Phạm mới được thành lập như huyện Quảng Điền, thành phố Quy Nhơn, thị xã Uông Bí, tỉnh Bình Định, thành phố Hạ Long, miền Tây Hạ Long, thành phố Nam Định, huyện Đông Anh… Nhiều BLL họ Phạm được củng cố và có nhiều hoạt động sôi nổi như Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Nam – Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Bình Định, BLL Phạm Xá… Bên cạnh đó cũng có những BLL họ Phạm hoạt động còn ít như Hà Nội hoặc gần như không hoạt động như Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi (riêng Lý Sơn hoạt động tốt). Nhiều địa phương vẫn chưa thành lập được BLL họ Phạm.

7. Câu lạc bộ Doanh nhân đã có chuyển động nhưng chưa có hoạt động tập thể nào đáp ứng được yêu cầu đề ra

II. MỘT SỐ TRỌNG TÂM CÔNG VIỆC NĂM 2011

1. Xây dựng nề nếp làm việc, quan hệ chặt chẽ hơn giữa Thường trực BLL HPVN với các đơn vị thành viên:
- Các BLL họ Phạm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Các BLL họ Phạm các huyện, các HĐGT ở các nơi chưa có BLL họ Phạm cấp tỉnh
- Các BLL dòng họ quy mô cả nước như Phạm Xá, Hậu duệ Phạm Điện soái…
- Ban Chủ nhiệm CLB Doanh nhân họ Phạm Việt Nam…
Từ năm 2011, thống nhất quy định: Vào nửa cuối tháng 3, 6, 9, 12, các Đơn vị thành viên có phản ánh ngắn gọn tình hình hoạt động của mình vềThường trực BLL HPVN theo Email: TT.BLL@hophamvietnam.org. Nơi nào chưa dùng email, có thể phản ánh qua thư bưu điện hoặc điện thoại về địa chỉ: ông Phạm Văn Dương, số 12 ngách 105/1, ngõ 105, đường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội, ĐT: (04)37533380, 0913510543. (Trước đó, có thể vào đầu tháng, các BLL họ Phạm cấp huyện, các HĐGT và các đơn vị trực thuộc tỉnh có phản ánh tình hình về BLL họ Phạm cấp tỉnh). Đầu mỗi quý, Thường trực BLL HPVN sẽ tổng hợp tình hình quý trước và thông báo đến các đơn vị thành viên qua Email, trang Web họ Phạm, Bản tin nội tộc, khi cần có thể qua bưu điện.

2. Tổ chức cuộc họp toàn các Ủy viên BLL HPVN khóa VI lần thứ 2 và có thể tổ chức Hội thảo khoa học về Họ Phạm trong lịch sử Việt Nam tại Hà Nội vào dịp khánh thành đền thờ Thượng Thủy tổ Phạm Tu.

3. Tăng cường Ban Biên tập và cộng tác viên cho Trang Web họ Phạm và Bản tin nội tộc, tăng cường chất lượng thông tin, tăng trang in và cải tiến cách phát hành Bản tin. Khuyến khích đặt mua Bản tin theo tập thể, và nhận Bản tin theo nhóm có địa bàn gần gũi hoặc gia tộc. Tổ chức Hội đồng Biên tập chung cho cả Trang Web và Bản tin (không chỉ riêng Bản tin như trước), gồm các vị Phạm Đạo, Phạm Đình Nhân, Phạm Cầu và Phạm Văn Dương.

4. Củng cố và tăng cường hoạt động của CLB Doanh Nhân. Đề nghị Thường trực Ban Chủ nhiệm CLB tổ chức một cuộc họp có đủ số Ủy viên cần thiết để quyết định việc kiện toàn nhân sự lãnh đạo và đề ra các hoạt động trong thời gian tới. Thường trực BLL HPVN sẽ chính thức giới thiệu ông Phạm Vũ Câu, Phó Tổng Thư ký BLL HPVN ứng cử vào vị trí Phó Chủ nhiệm Thường trực kiêm Tổng Thư ký Ban Chủ nhiệm CLB Doanh nhân họ Phạm Viêt Nam.

5. Củng cố và tăng cường hoạt động BLL họ Phạm Hà Nội, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc và một số nơi khác, kiện toàn nhân sự, tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn. Tiếp tục vận động thành lập mới các BLL họ Phạm ở các điạ phương.
6. Kêt thúc cuộc vận động công đức tu bổ đền thờ Thượng Thủy tổ Phạm Tu vào ngày 31/12/ 2010. Từ nay đến ngày ấy, Thường trực BLL HPVN kêu gọi các tập thể, cá nhân tiếp tục tranh thủ công đức.

7. Thường trực BLL HPVN chính thức phát động cuộc vận động xây dựng quỹ “Tấm lòng vàng” của BLL HPVN, kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân hảo tâm đóng góp cho quỹ nhằm khen thưởng các cháu có thành tích học tập, phấn đấu về nhiều mặt và trợ giúp bà con gặp khó khăn.

8. Phân công trách nhiệm trong Bộ phận Thường trực:
- Ông Phạm Đạo, Trưởng ban BLL HPVN kiêm thêm công tác Tổ chức nhân sự. Khi có vấn đề cần thiết, ông Phạm Đạo trao đổi trước với một số Ủy viên Thường trực trước khi đưa ra tập thể Thường trực quyết định.
- Chuyển ông Phạm Đình Điều làm Trưởng Ban Tư liệu – Tộc phả. Chuyển ông Phạm Hồng Vũ làm Phó Tổng Thư ký phụ trách các tỉnh miền Bắc, theo dõi, ghi chép các phiên họp Thường trực, kiêm Phó trưởng Ban Tư liệu – Tộc phả.

9. Đẩy mạnh “điện tử hóa” trong công việc. Ngoài việc phát huy tốt hơn nữa Hộp thư điện tử chung của Bộ phận Thường trực (TT.BLL@hophamvietnam.org), sẽ thiết lập Hộp thư điện tử chung của các Ủy viên BLL HPVN khóa VI và Hộp thư điện tử chung gồm các thành viên họ Phạm các nơi khác. Hoan nghênh và khuyến khích các BLL họ Phạm, các HĐGT, các cá nhân họ Phạm sử dụng Email. Hiện đã có BLL Họ Phạm Tp Hải Phòng, trưởng BLL họ Phạm các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Đồng Nai, Thừa Thiên – Huế,Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bình Định, Quảng Nam – Đà Nẵng, họ Phạm Tiên Hưng Thái Bình và nhiều cá nhân họ Phạm khác có sử dụng Email.

Thường trực BLL HPVN kêu gọi các BLL, các HĐGT cùng toàn thể bà con họ Phạm cả nước quan hệ chặt chẽ, cùng nhau đẩy mạnh hoạt động việc họ năm 2011 có bước phát triển mới.


Thay mặt Thường trực BLL HPVN
Phó Trưởng Ban kiêm Tổng Thư ký

PHẠM VĂN DƯƠNG
»»  Đọc tiếp

Anh hùng LLVT Phạm Ngọc Thảo

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 12 16, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

BBT: Trước thềm Đại hội Đại biểu họ Phạm TP.HCM lần thứ 2, chúng tôi sẽ đăng một số anh hùng người họ Phạm

NGƯỜI TÌNH BÁO XUẤT SẮC

Phạm Ngọc Thảo (1922-1965)
Nguyên quán tỉnh Bến Tre, sinh tại Sài Gòn, xuất thân trong một gia đình điền chủ, theo đạo Thiên Chúa, quốc tịch Pháp, nên còn có tên Albert Phạm Ngọc Thảo. Học ở Trường Tabert (Sài Gòn), đỗ tú tài, theo học ngành công chánh.
CMT8-1945 bùng nổ, ông tham gia công tác ở Sài Gòn, sau đó gia nhập Vệ quốc đoàn, rồi trở thành cán bộ chỉ huy quân đội, hoạt động ở miền Tây Nam Bộ, đến kết thúc kháng chiến chống Pháp (7-1954) là cán bộ cấp trung đoàn.
Sau hiệp định Genève, ông được tổ chức bố trí ở lại, hoạt động bí mật với cái vỏ bọc bên ngoài, làm nghề dạy học ở các trường tư Sài Gòn. Bị bọn mật vụ theo dõi, mấy lần vây bắt hụt, phải lánh về Vĩnh Long để nhờ sự bảo lãnh của Giám mục Ngô Đình Thục, vốn đã quen thân từ trước với gia đình ông.
Nhờ sự giới thiệu của giám mục với Ngô Đình Diệm, ông mới đưa được vợ con lên sống ở Sài Gòn. Năm 1956, làm việc ở Ngân hàng quốc gia Sài Gòn, sau chuyển qua ngạch quân đội với cấp bậc “Đại úy đồng hóa” trong quân lực VNCH, lần lượt giữ các chức vụ: Tỉnh đoàn trưởng bảo an tỉnh Vĩnh Long, Chỉ huy trưởng bảo an tỉnh Bình Dương.
Sau khi học trường sĩ quan tham mưu (Command and General Staff College ở bang Kansas) tại Hoa Kỳ, về nước được thăng thiếu tá, làm việc ở phủ Tổng thống (cạnh Ngô Đình Nhu). Được Ngô Đình Diệm tin cậy, nên ông được cử làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) với cấp bậc trung tá.
Sau cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (1-11-1963), Phạm Ngọc Thảo được nhóm sĩ quan cầm đầu cuộc đảo chính thăng đại tá, làm phát ngôn viên báo chí trong "Hội đồng quân nhân cách mạng", rồi làm tùy viên văn hóa của Sứ quán VNCH tại Hoa Kỳ.
Đầu năm 1965, bị gọi về nước, vì chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ đã phát hiện ông hoạt động cho đối phương. Biết đã bị lộ, ông không chấp hành lệnh, tìm cách trốn tránh và liên hệ móc nối với các lực lượng đối lập khác như tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát để lật đổ chế độ hiện thời. Cuộc đảo chính nổ ra trưa ngày 19-2-1965 ở Sài Gòn, nhưng chỉ làm làm chủ đài phát thanh trong một thời gian ngắn, rồi bị dập tắt, ông đào thoát vào một tu viện Công giáo ở Thủ Đức.
Ngày 16-7-1965, ông bị một toán mật vụ bắt đưa đến khu rừng gần Hố Nai (Biên Hòa) thủ tiêu, rồi bỏ đi. Ông bị bắn vào đầu, nhưng không chết, sau đó được một linh mục đưa về cứu chữa tại một trạm cứu thương ở Biên Hòa. Bị lực lượng an ninh quân đội ở Sài Gòn phát hiện, ông bị bắt trở lại đưa về Sài Gòn, tra tấn đến chết vào đêm 17-7-1965.
Sau ngày giải phóng (30-4-1975) ông được Nhà nước ta truy nhận liệt sĩ với hàm đại tá quân đội nhân dân Việt Nam.
Cuộc đời hoạt động của ông đã được nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý xây dựng thành bộ tiểu thuyết nhiều tập Ván bài lật ngửa, và sau đó được dựng thành phim cùng tên với nhân vật chính mang tên Nguyễn Thành Luân.
http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=248&Itemid=47

»»  Đọc tiếp

15 tháng 12, 2010

Danh tăng họ Phạm

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 12 15, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Nhân kỷ niệm lần thứ 17 ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Thích Đức Nhuận (11.11 âm lịch)


DANH TĂNG HỌ PHẠM
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỨC NHUẬN,
ĐỆ NHẤT PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Đại lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận (1897-1993), tên huý là Phạm Đức Hạp, Pháp hiệu Thanh Thiệu, Pháp danh Đức Huy, sinh năm Đinh Dậu (1897), tại thôn Quần Phương, xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ là cụ Phạm Công Toán hiệu Thành Phủ; thân mẫu là cụ Lê Thị Vụ. Ngài là con thứ 6 trong gia đình có 8 anh chị em.

Sinh trưởng trong một gia đình nề nếp Nho phong, Ngài bắt đầu đi học từ năm 7 tuổi. Thân phụ Ngài vốn là một danh y Đông dược, được Sư Tổ Chùa Đồng Đắc (tỉnh Ninh Bình) mời sang để chế thuốc phong cứu giúp dân làng. Do được theo hầu thân phụ, dần dần Ngài mến mộ cảnh yên tịnh chốn Thiền môn và năm 15 tuổi (Nhâm tý – 1912), Ngài nhận chân: cuộc đời là vô thường, thân người là giả tạm, nên Ngài xin phép song thân xuất gia đầu Phật.

Ban đầu Ngài cầu pháp với Sư tổ Thích Thanh Nghĩa (thuộc dòng Tào Động, chùa Quảng Bá – Hà Nội) khi đó đang trụ trì chùa Đồng Đắc, xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Sau khi quy y, Ngài được gửi đến chùa Thanh Nộn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam học Đạo với Sư tổ Thích Thanh Ninh. Ngài luôn được Sư tổ thương yêu và kỳ vọng do đức hạnh khiêm cung, siêng năng, hiếu học của Ngài.

Năm 20 tuổi (1917), Ngài được thụ giới Cụ Túc tại chùa Già Lê ở Phúc Nhạc, huyên Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Giới đàn này gồm các bậc cao Tăng như: Sư tổ Thích Thanh Khiết làm Hoà thượng Đàn ®ầu, và các vị Sư tổ Thích Trung Định, Sư tổ Thích Thanh Phúc làm Giáo thọ, Sư tổ Thích Khang Thượng, Sư tổ Thích Thanh Nghĩa làm Tôn chứng. Từ đây, Ngài thực sự dự vào hàng Tăng bảo với trọng trách: “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá quần sinh”.

Sau khi đắc pháp, Ngài tiếp tục con đường tu học ở nhiêu chùa lớn như: chùa Đào Xuyên (huyện Gia Lâm, Hà Nội) do Tổ Giám Thông Mệnh giảng dạy; chùa Bằng (huyện Thường Tín, Hà Tây) và chùa Sở (Đống Đa, Hà Nội) do Sư tổ Phan Trung Thứ thuyết pháp. Trải qua bao năm tháng chuyên tâm tu học tại các chùa này, Ngài đã trở thành một bậc đạo hạnh trong sáng; không những uyên thâm Phật học mà còn quán triệt cả Khổng giáo, Lão giáo, trở thành tiêu đích cho hàng Tăng, Ni, Phật tử ngưỡng mộ.

Trong thời gian tu học ở chùa Bằng Sở, do nhận thức của Ngài về chánh đạo đã thâm sâu, Ngài nhận thấy thực trạng mê tín dị đoan có tính truyền thống là một trở ngại rất lớn cho người Phật tử trên con đường tu học, nên Ngài đã tích cực khởi xướng bài trừ. Ban đầu Ngài đã phải đối phó với tư tưởng dị đồng của chính những bạn đồng môn, nhất là của một số Phật tử có ít nhiều dính dáng với các đền, các phủ. Việc làm này đã gợi cho mọi người khái niệm phân biệt giữa chánh tín và mê tín và được Tổ Bằng Sở hết lời khen ngợi.

Năm 42 tuổi (1939), nhằm mục đích vị tha, dấn thân trong đại nguyện cứu khổ, độ sinh, Ngài đã phát tâm thọ giới Bồ Tát, do Sư tổ Thích Doãn Hài, viện chủ chùa Tế Xuyên (tỉnh Hà Nam) chứng đàn.

Năm 1940, Ngài trở về thừa kế, trụ trì chùa Đồng Đắc. Phật sự đầu tiên được đặt ra trong tâm trí Ngài là: đào tạo tăng tài, tổ chức Giáo hội. Ngài liền thành lập 2 trường Phật học: một ở chùa Đồng Đắc (xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) và một ở chùa Kỳ Lân (thôn Đại Hữu, xã Văn Bồng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).
Ngài luôn được chư Tăng, Ni, phật tử cung thỉnh làm Chủ hạ các trường Hạ như: Trường Hạ chùa Già Lê (Phúc Nhạc, Yên Khánh), trường Hạ chùa Đại Hữu, trường Hạ chùa Sơn Thuỷ (Non Nước), trường hạ chùa Lê Xá (huyện Gia Viễn), trường hạ chùa Bà Đá (Hà Nội) v.v...

Sau Cách mạng tháng Tám và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Tổ đình Đồng Đắc do Ngài trụ trì là cơ sở nuôi giấu cách mạng. Ngài vận động Tăng tín đồ Phật tử khắp nơi, nhất là vùng Nam éịnh, Hà Nam, Ninh Bình ủng hộ và tham gia kháng chiến.

Với đức độ tu hành, giới luật tinh nghiêm, năm 1950, Hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình cung thỉnh Ngài giữ chức Giám luật Phật giáo tỉnh Ninh Bình để làm tiêu đích cho Tăng, Ni, Phật tử trên con đường tu học.

Năm 1952, vùng quê hương bản sở của Ngài bị quân đội viễn chinh Pháp và bọn tay sai khủng bố ác liệt, một số tín đồ Phật giáo bị ép bỏ đạo, chùa chiền bị phá phách, tinh thần Phật tử bị khủng hoảng trầm trọng. Đứng trước thảm hoạ mất nước và nguy cơ mất đạo, với cương vị là người đứng đầu hàng cao tăng trong vùng, Ngài đã kiên quyết bảo vệ tôn giáo và tín ngưỡng của quần chúng. Kẻ thù đã dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, hăm doạ tù đày hòng uy hiếp tinh thần Ngài, nhưng Ngài vẫn an nhiên, hiên ngang trước mọi đe đoạ của giặc.

Năm 1955, sau khi hoà bình lập lại, Ngài được mời lên Thủ đô Hà Nội để cùng Chư tôn đức tổ chức Giáo hội, hoằng dương Phật Pháp. Ngài được giao nhận chức Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam. Trong thời gian này, Ngài được thỉnh về trụ trì chùa Tàu (Phổ Giác Tự), Đống Đa, Hà Nội. Từ ngôi chùa này, Ngài thường xuyên sang trụ sở Trung ương Hội, Chùa Quán Sứ để làm việc. Về sau, do nhu cầu của Giáo Hội, Ngài đã ở tại chùa Quán Sứ, và sau đó một thời gian được bổ nhiệm ngôi vị trụ trì chùa Quán Sứ.

Năm 1956, ngài được bầu làm Phó Ban Đại diện Phật giáo Thủ đô.

Năm 1957, Ngài là một trong những thành viên trong Đoàn Đại biểu Phật giáo Việt Nam đến yết kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại phủ Chủ tịch.
Tháng 3 năm 1958, Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam (ở miền Bắc) thành lập, Ngài được bầu làm Phó Hội trưởng. Ngài đảm nhiệm ngôi vị này liên tục qua bốn kỳ đại hội, cho tới năm 1979.

Năm 1969, Ngài về trụ trì Chùa Quảng Bá (Hoằng Ân tự), xã Quảng An, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Cũng trong năm này, Hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam mở trường Tu học Phật pháp Trung Ương tại đây và thỉnh Ngài làm Hiệu trưởng. Đây là ngôi trường có tổ chức đầu tiên sau ngày miền Bắc giải phóng. Ngài trụ trì chùa Hoàng Ân ở Quảng Bá gần 20 năm trước khi về chùa Hoè Nhai, Ba Đình, Hà Nội.

Năm 1979, khi Hoà Thượng Thích Trí Độ, Hội trưởng Hội Phật giáo Thống Nhất Việt Nam thị tịch, Ngài là Quyền Hội trưởng cho đến năm 1981, khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập.
Để có nơi an táng sắc thân tứ đại của Tăng, Ni toàn thành phố Hà Nội, năm 1980 Ngài đứng ra xin phép Nhà nước thành lập nghĩa trang tại chùa Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cũng trong năm này, Ngài nhận lãnh Tổ đình Hồng Phúc (Hoè Nhai), chốn Tổ của Thiền Phái Tào Động và năm 1986 Ngài chính thức về đây trụ trì cho đến khi viên tịch.

Năm 1980, trong bối cảnh nước nhà hoàn toàn độc lập thống nhất; Tăng, Ni, Phật tử cả nước mong muốn thực hiện ý nguyện bao đời của các bậc tiền nhân là thống nhất, hoà hợp Phật giáo Việt Nam. Ban Vận động Thống nhất Phật Giáo Việt Nam ra đời trong thời điểm này và đã cung thỉnh Ngài làm Chứng minh Ban Vận động. Cũng trong năm này, Ngài vào lưu trú tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm (thành phố Hồ Chí Minh) một năm để cùng với Ban Vận động Thống nhất Phật Giáo Việt Nam đi thăm hỏi, trao đổi, bàn bạc với chư vị Tôn túc lãnh đạo các giáo phái, hệ phái, hội đoàn Phật giáo tại các tỉnh phía Nam để thực hiện ý nguyện thống nhất Phật giáo.

Tháng 11/1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam diễn ra tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội để thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Trong Đại hội, toàn thể đại biểu nhất tâm cung thỉnh Ngài đảm nhận ngôi vị Pháp chủ, nhưng Ngài 3 lần.từ chối. Cuối cùng, với sự thành tâm tha thiết của Đại hội, Ngài nhận lãnh ngôi vị Pháp chủ, nhưng yêu cầu Đại hội chấp thuận đề nghị của Ngài và đề đạt đề nghị ấy lên Chính phủ.

Toàn thể Đại hội đều đứng lên trang nghiêm chấp thuận đề nghị của Ngài. Đề nghị ấy nhấn mạnh 3 vấn đề:
1. Mở trường Đại hoc Phật học ở 3 thành phố lớn
2. Có người thừa kế ở các chùa để lo Phật sự
3. Tôn trọng tín ngưỡng của tín đồ
Ngài dứt lời trong tiếng vỗ tay hân hoan bất tận của đại hội. Cố Đại lão Hoà thượng Thích Trí Thủ, Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN lúc ấy, thay mặt Hội nghị, đứng lên thành tâm bái lĩnh đề nghị của Đức Pháp chủ và hứa sẽ đưa vào Nghị quyết của Đại hội để đệ trình lên Chính phủ. Đề nghị ấy được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ là Phạm Văn Đồng hứa sẽ thực hiện.

Từ Đại hội Đại biểu Thống nhất Phật giáo (1981) cho đến Đại hội Phật giáo lần thứ 3 (1992), Ngài luôn luôn được Tăng, Ni, Phật tử cả nước tín nhiệm, suy tôn đảm nhiệm ngôi vị Pháp chủ cho đến ngày Ngài thị tịch.
Ngoài Phật sự, Đức Pháp chủ còn tham gia các công tác từ thiện xã hội. Ngài được bầu làm Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong nhiều khoá, Ngài được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập Hạng nhất. Dù làm bất cứ việc gì, Ngài cũng chỉ cho đó là một phương tiện để hoằng dương Phật pháp.

Là một danh tăng họ Phạm, Đại lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận đã cống hiến trọn đời cho lý tưởng hoằng pháp lợi sinh, Ngài đã đóng góp nhiều công đức trong công cuộc chấn hưng, thống nhất và hoà hợp Phật giáo, góp phần đoàn kết và phụng sự dân tộc. Đức Pháp chủ là một vị Tôn Sư đã dày công dìu dắt hàng ngàn môn đồ đệ tử trong và ngoài nước, trong đó có nhiều vị Tăng, Ni, Cư sĩ đã trưởng thành, noi theo gương sáng của Ngài, bền vững đạo tâm, trang nghiêm giáo hội. Đức Đại lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận thực sự là niềm vinh dự lớn của Phật giáo Việt Nam và cũng là niềm vinh dự lớn cho các bà con Phật tử họ Phạm.

Đức Pháp chủ, Đại lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận thị tịch vào lúc 5 giờ 5 phút ngày 11 tháng 11 năm Quý Dậu (23 tháng 12 năm 1993) tại Bệnh viên Hữu Nghị Việt Xô, hưởng thọ 97 tuổi đời, 77 tuổi đạo. Tang lễ Hoà thương được cử hành vào ngày 31.12.1993. Kim quan của Ngài quàn ở chùa Quán Sứ. Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chinh phủ và các cơ quan, đoàn thể, các tôn giáo bạn đều đến phúng viếng. Đông đaỏ tăng ni và Phật tử khắp cả nước đã đến dự lễ di quan Hoà thưọng. Đoàn rước tang lễ đi bộ dài hơn 4 km trên đoạn đường dài khoảng 10 km từ chùa Quán Sư đến bảo tháp của Ngài đặt ở chùa Hoàng Ân (Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội).

Trên ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (từ 1981 đến 1993), Đại lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận, vị danh tăng họ Phạm, là một vị cao tăng, đã trọn đời hiến dâng cho lý tưởng hoằng pháp lợi sinh; Ngài đã nhiệt tâm góp phần to lớn vào sự nghiệp làm sáng danh đạo Phật và dân tộc Việt Nam.

PHẠM ĐÌNH NHÂN
»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi