Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

10 tháng 4, 2002

Bài hát "Họ Phạm trong lòng mẹ Việt Nam"

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 4 10, 2002 bởi PK.Dương · 0 comments

Thôn Đồng Hoà quê tôi ( thuộc xã Tuỵ Phong, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình ) từ xưa là hai làng Luyến Khuyết và Hải Đô hợp lại. Luyến Khuyết là một làng khoa bảng có nhiều người đỗ đạt, trong số đó có cụ Phạm Thế Hiển (1803 - 1861) đỗ Tiến sĩ năm 1828 dưới triều Vua Tự Đức, tục gọi ông là " ông nghè Luyến Khuyết". Cụ làm quan, văn, võ toàn tài.

Năm 1858 quân Pháp bắt đầu cuộc xâm lược nước ta, đánh vào Đà Nẵng. Khi đó Tiến sĩ Phạm Thế Hiển đang giữ chức "Quan Thứ" ( như Tư lệnh Biên phòng ) tỉnh Quảng Nam, được Vua Tự Đức cử  làm Phó tướng cùng Nguyễn  Tri Phương cầm quân đánh giặc và thắng lợi ròn rã, bọn Pháp thất bại nặng nề phải rút quân. Khi Pháp đánh vào phía Nam Tổ quốc, Cụ lại được cử làm "Quân thứ" Gia Định, lại cùng Nguyễn Tri Phương tổ chức kháng chiến lập nhiều chiến công. Nhớ công lao của Cụ nhiều cơ sở ở Sài Gòn từ xưa đã được đặt tên : Chợ Phạm Thế Hiển, trường Phạm Thế Hiển và đường phố Phạm Thế Hiển. Các chi họ Phạm chúng tôi ở làng Luyến Khuyết rất tự hào được là con cháu người anh hùng chống Pháp đầu tiên - Tiến sĩ Phạm Thế Hiển.

Gia đình chúng tôi là trưởng một ngành thuộc một chi họ Phạm ở Luyến Khuyết. Khi tổ chức xây dựng lại nhà thờ cụ Tổ ngành, các cháu có bảo tôi : " Chú sáng tác một bài hát về họ Phạm đi ! để hát trong buổi khánh thành nhà thờ Tổ ". Tôi biết nhạc nhưng không phải nhạc sĩ chuyên nghiệp lại không thuộc lịch sử dòng họ, mãi mới  nhờ người có quyển " Danh tướng Phạm Tu" tìm các cụ Tổ họ Phạm là anh hùng của từng thời kì lịch sủ để chọn lựa, đặt lời cho bài hát.

Năm 2001, cháu tôi là Phạm Văn Tam báo cho tôi biết năm nay giỗ Cụ ( Phạm Thế Hiển ) Tỉnh về làm lễ to lắm. Tôi vội nhờ nhạc sĩ Hoàng Lương phối âm, Đoàn ca múa nhạc Đài tiếng nói Việt Nam dàn dựng và thu thanh bài hát này đem về quê cho phát loa suốt buổi chiều khi cả họ làm lễ giỗ Cụ. Sáng hôm 29/8/2001 UNESCO, Viện Sử học, Ban liên lạc họ Phạn Việt Nam và UBND tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo về thân thế và sự nghiệp Tiến sĩ Phạm Thế Hiển ngay tại Hội trường xã Thuỵ Phong. Tôi lại được vinh dự giới thiệu bài hát này với toàn thể Hội nghị.

Rồi từ đó, mỗi khi có giỗ các cụ Tổ họ Phạm ở các địa phương bài hát lại được phát ra loa cho cả họ nghe.


NS. Phạm Hanh

Bản tin nội tộc (Số 2/2002)

>> Xem lời bài hát tại đây

---------------------------------------------------
Download bài hát dạng MP3 theo link bên dưới:

- Download Link 1 - WMA file (~2MB) (đã tải : lần)

- Download Link 2 - MP3 file (~6MB) (đã tải : lần)

- Hoặc tại đây: Download Link 1 - WMA file (~2MB); Download Link 2 - MP3 file (~6MB)
»»  Đọc tiếp

10 tháng 2, 2002

Vấn Tổ tầm Tông họ phạm kết dòng

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 2 10, 2002 bởi PK.Dương · 6 comments

Truyền thống họ Phạm – một tấm gương trong

Đến nay dòng họ Phạm Việt Nam tạm suy tôn vị khai quốc công thần của nhà nước Vạn Xuân, danh tướng Phạm Tu, nhân vật họ Phạm đầu tiên trong chính sử sinh sống cách đây 15 thế kỷ là Thuỷ tổ dòng họ. Xuyên suốt lịch sử, dòng dõi Phạm tộc, tất cả những người họ Phạm nổi tiếng đều là những trung thần, lương tướng của đất nước như danh tướng Phạm Tu, anh hùng chống quân Nguyên Phạm Ngũ Lão...và nhiều vị tướng tài dưới nhiều triều đại phong kiến.

Về văn hoá khoa bảng họ Phạm đóng góp 217 trong tổng số 2896 vị đỗ đại khoa[1] trong lịch sử khoa cử nước nhà. Trong cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH, họ Phạm cũng có nhiều người con xuất chúng như liệt sỹ Phạm Hồng Thái với "tiếng bom Sa Diện", hai vị cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Phạm Hùng, nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tên thật là Phạm Văn Cương. Ở các lĩnh vực văn hoá, khoa học, họ Phạm đã có nhiều tên tuổi lớn như Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông, nhà Khoa học anh hùng Trần Đại Nghĩa (tên thật là Phạm Quang Lễ), Anh hùng lao động, Giáo sư bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.

Kết nối dòng họ, noi gương tiền nhân.

Luôn tâm niệm như mọi người Việt Nam "nước có quốc sử, nhà có gia phả", Tiến sỹ khoa học Phạm Khắc Di và nhiều người họ Phạm khác đã tự nguyện lội ngược dòng thời gian với mong muốn tìm cho ra cội nguồn gốc rễ của mình. Hiện nay ông Di là trưởng Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam, một Ban không có trụ sở, kinh phí, hoạt động tự nguyện cùng nhiều trí thức họ Phạm.

Ông Di cho biết mỗi năm có hàng trăm lá thư từ khắp mọi miền đất nước của bà con họ Phạm hỏi về việc tìm hiểu Tổ tông, nhận biết dòng họ. Dù chưa tìm đủ cứ liệu để chứng minh người họ Phạm trong toàn quốc đều có chung một nguồn gốc là Thuỷ Tổ Phạm Tu, nhưng vào ngày 20/7 âm lịch hàng năm đại diện các chi nhánh họ Phạm trên toàn quốc đều qui tụ về Đình Ngoại xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội dự tế lễ Tổ.

Tại buổi lễ, hậu duệ họ Phạm cùng nhau ôn lại công danh sáng ngời của danh tướng Phạm Tu và cùng hứa: Nối lại Tổ tông, thân ái cộng đồng, phát huy truyền thống, noi gương người trước, đạo đức kỷ cương, hiếu đễ kính nhường, luân thường, khuyến học bảo nhau cùng tránh kéo bè kéo cánh, dựa thế rủ rê, làm điều sai trái. Tiến sỹ, nghệ sĩ nhân dân Phạm Thị Thành, người tích cực tham gia các hoạt động dòng họ có suy nghĩ: Hiện nay, việc sinh hoạt dòng họ góp phần gìn giữ văn hoá, nét đẹp truyền thống, đạo đức của người Việt Nam, nó luôn xa lạ với thói cục bộ, bản vị, tự tôn một cách vô lối về đẳng cấp của "con dòng, cháu giống" nào đó...

Kim Liên
(Báo Đại đoàn kết số Xuân Nhâm Ngọ 2002)
»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi