Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

28 tháng 2, 2011

Họ Phạm Vũ Đôn Thư tại Hà Nội họp mặt đầu xuân

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 2 28, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

CUỘC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN
CỦA DÒNG HỌ PHẠM VŨ –ĐÔN THƯ TẠI NỘI THÀNH HÀ NỘI


Dòng họ Phạm Vũ ở làng Đôn Thư, xã Kim Thư, Thanh Oai, Hà Nội là một dòng họ khoa bảng, đã có đến thế hệ thứ 15, có tới 64 phân chi sinh sống ở khắp nơi. Dòng họ đã tập hợp được trên 300 thành viên thuộc 33 phân chi đang sinh sống và làm việc tại nội thành Hà Nội. Thực hiện chủ trương của Hội đồng gia tộc, ngày 7.3.2009 (tức 11 tháng 2 năm Kỷ Sửu) Ban đại diện họ Phạm Vũ tại nội thành Hà Nội đã được thành lập, ngày 13.5.2009 Ban đại diện đã xây dựng và ban hành được quy chế hoạt động nhằm thường xuyên giữ mối liên hệ với HĐGT ở quê nhà, nối kết các thành viên trong dòng họ tại nội thành Hà Nôi và đẩy mạnh các hoạt động việc họ.

Trong không khí vui tươi, phấn khởi đón Xuân Tân Mão, ngày 19.2.2011 (tức 17 tháng Giêng năm Tân Mão), các thành viên họ Phạm Vũ- Đôn Thư tại nội thành Hà Nội có buổi gặp mặt đầu xuân tại Nhà hàng “The One Club” ở số 1 phố Nguyễn Quý Đức mà chủ nhà hàng là một người thuộc phân chi 17 của dòng họ. Con cháu của hầu hết các phân chi đã về họp mặt đông đủ, đại diện HĐGT cùng nhiều vị trong dòng tộc đặc biệt là các bậc cao niên ở quê nhà đã đến dự. Đại diện Thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam và BLL Họ Phạm TP Hà Nội cũng đến dự họp măt.

Ông Phạm Vũ Thông, Trưởng Ban đại diện đã đọc báo cáo về hoạt động của Ban đại diện họ Phạm Vũ tại nội thành Hà Nội trong năm 2010, nội dung hoạt động năm 2011và những nghĩa cử tốt đẹp của các thành viên trong dòng tộc trong thời gian qua. Trong năm qua, Ban đại diện đã hoạt động đều tay và rất có hiệu quả giúp cho bà con dòng họ Phạm Vũ sinh sống tại Hà Nội gắn kết với nhau và có nhiều đóng góp cho việc họ. Dòng họ rất vui mừng và tự hào vì một thành viên của mình là GS.TS Phạm Vũ Luận, đã trúng cử Ủy viên TW Đảng khóa XI, giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm rạng danh dòng họ. Dòng họ cũng vui mừng vì chỉ tính riêng ở nội thành Hà Nội hiện nay có khoảng trên 130 người có trình độ từ đại học trở lên, bao gồm rất nhiều ngành chuyên môn khác nhau, trong số đó có 18 Tiến sĩ, giáo sư; có gia đình có tới 3 anh em ruột là Tiến sĩ (gia đình cụ Phạm Vũ Thuyên ở phân chi 30, cố Phó Trưởng Ban thường trực, một trong những người sáng lập BLL Họ Phạm Việt Nam), có gia đình có 2 cô cháu, hai gia đình có 2 anh em, hai gia đình có 2 bố con là Tiến sĩ. Niềm hân hoan và tự hào về truyền thống khoa bảng và cách mạng của dòng họ lộ rõ trên khuôn mặt của mọi người, đặc biệt là lớp trẻ.
Ông Phạm Vũ Viện, Chủ tịch HĐGT đã thông báo tình hình gia tộc trong năm qua và nhắc nhở mọi người thực hiện nghiêm túc Tộc ước của gia tôc để giữ nghiêm gia pháp và truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên đã để lại. Ông cho biết, thời kỳ trước năm 1945, dòng họ có 1 người đỗ đại khoa, 5 người đỗ trung khoa; từ 1945 đến nay đã có tới 217 người đạt trình độ đại học trở lên chiếm 21% số đinh của dòng họ; trong hai cuộc kháng chiến, dòng họ có 2 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng và 19 liệt sĩ.

Từng chi họ ra mắt và giới thiệu các thành viên của chi họ mình giúp cho dòng họ tìm đến nhau trong cuộc sống và công việc. Lớp trẻ của dòng họ thật là đông đúc và tràn đầy sinh lực!
Ban đại diện và tất cả các thành viên đã chúc thọ các vị cao niên. Năm nay 6 cụ đựoc mừng thọ trong đó có 2 cụ ở tuổi 90 là cụ Phạm Vũ Khắc và Phạm Vũ Thị Dậu. Các cụ là nhưng tấm gương sáng về tâm đức cho con cháu noi theo.

Đại diện Thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam, ông Phạm Nghị, Ủy viên Thường trực kiêm Trưởng Ban lễ tân đã phát biểu ý kiến. Ông chúc mừng những thành công của dòng họ trong lịch sử và những năm gần đây, đồng thời hoan nghênh Ban đại diện dòng họ Phạm Vũ tại nội thành Hà Nội đã có nhiều hoạt động tích cực và có hiệu quả, làm việc rất tâm huyêt và có những đóng góp đáng kể cho dòng họ Phạm Vũ nói riêng và họ Phạm Việt Nam nói chung.
Buổi gặp mặt kết thúc bằng bữa liên hoan vui vẻ và thắm tình đồng tộc, quê hương, gia đình!

Phạm Thị Thúy Lan

Một vài hình ảnh về cuộc gặp mặt

Quang cảnh buổi gặp mặt của họ Phạm Vũ – Đôn Thư tại nội thành Hà Nội


Quang cảnh buổi gặp mặt của họ Phạm Vũ – Đôn Thư tại nội thành Hà Nội


Ông Phạm Nghị, UV Thường trực kiêm Trưởng Ban Lễ tân
BLL Họ Phạm Việt Nam phát biểu trong cuộc gặp mặt


                                              Mừng thọ các vị cao niên của dòng họ
 

Ông Phạm Vũ Thông, Trưởng Ban đại diện trao bó hoa
của BLL Họ Phạm VN tăng dòng họ cho Cụ Phạm Vũ Đạo,
người cao vai nhất trong dòng họ hiện nay.












»»  Đọc tiếp

27 tháng 2, 2011

Phạm Gia Khải - Nhà tim mạch học hàng đầu

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 2 27, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Phạm Gia Khải -
Nhà tim mạch học hàng đầu


Tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng lao động Phạm Gia Khải gắn liền với những thành tựu nổi bật của ngành tim mạch học Việt Nam. Ông còn là một chuyên gia uy tín của nhiều tổ chức tim mạch học lớn trên thế giới.
Giáo sư, tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân Anh hùng lao động Phạm Gia Khải sinh ngày 30/4/1936 tại Hà Nội.

- Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam (2007)
- Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ (2005)
- Thành viên Hội Tim mạch Pháp (1991)
- Thành viên Hội Tim mạch Hoa Kì - FACC (2005)
- Thành viên Hội Tim mạch Âu châu - FESC (2009)
- Thành viên Hiệp hội Tim mạch Đông Nam Á (2007), và Chủ tịch Hiệp hội Tim
mạch Đông Nam Á (2008-2010)
- Chủ tịch Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (từ năm 2004).

Trong số những thành quả nổi bật của ngành tim mạch học Việt Nam hiện nay mang đậm dấu ấn tài năng và trí tuệ của ông có thể kể đến như kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán các bệnh tim, kỹ thuật nong động mạch vành, đặt stent, nong van hai lá bằng bóng qua da, bít các luồn thông bẩm sinh trong các tổn thương vách ngăn các buồng tim, thăm dò điện sinh lý tim, dùng sóng radio triệt phá các ổ ngoại vị và các đường dẫn truyền bất thường gây loạn nhịp tim...Đặc biệt, kỹ thuật sửa van hai lá là một kỹ thuật khó mà ngành phẫu thuật tim mạch Việt Nam đã ứng dụng thành công hiện đang được đông đảo các chuyên gia khu vực và thế giới tham khảo học tập.
Hiện nay, mặc dù tuổi đã cao, ông không còn trực tiếp đứng bên bàn mổ nhưng không vì thế mà ông đã nói lời chia tay với sự nghiệp ngành y của mình. Bởi như những gì mà ông từng chia sẻ, đó là: “Lĩnh vực tim mạch rất cần khả năng tiếp cận với y học thế giới để cập nhật các kiến thức không ngừng phát triển trong thời đại hiện nay, vì chỉ chậm thông tin một chút thôi, biết bao nhiêu người bệnh đã bị thiệt thòi do ta không có thái độ tiếp cận phù hợp." Chính vì vậy mà người ta thường xuyên thấy ông có mặt tại các diễn đàn và hội nghị quan trọng của ngành tim mạch học trong nước và quốc tế. Bàn đến đạo đức của nghề y, một trong những vấn đề mà xã hội quan tâm hiện nay, ông đã không ngần ngại chia sẻ: “Tôi quý trọng người khiêm tốn, trung thực, giản dị. Tôi e dè người kiêu ngạo và thích nổi danh, vì tính cách đó sẽ gây ra biết bao đau khổ cho đồng nghiệp và cho bệnh nhân..."

Sáng 28/8/2008, tại Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mít tinh kỷ niệm lần thứ 63 Ngày Quốc khánh 2/9 và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên Viện trưởng Tim mạch, người đã có những đóng góp đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp phát triển của ngành y tế nói chung và Bệnh viện Bạch Mai nói riêng.
Đến dự và phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết biểu dương những đóng góp to lớn của Gs - Ts Phạm Gia Khải và tập thể cán bộ, nhà khoa học, bác sĩ, viên chức Bệnh viện Bạch Mai trong nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Chủ tịch nhấn mạnh: “Bệnh viện Bạch Mai đã xuất hiện một đội ngũ thày thuốc tài năng, đức độ, không những đem lại niềm tin, sự tôn trọng của bạn bè năm châu mà còn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của toàn ngành y tế cả nước và quan trọng hơn là đã góp phần giành lại sự sống cho hàng triệu người trước căn bệnh hiểm nghèo, nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Gs -Ts Phạm Gia Khải là một trong những vị lương y tiếp bước xứng đáng các thày thuốc tiền bối nổi tiếng… Suốt cuộc đời, Gs - Ts Phạm Gia Khải đã liên tục phấn đấu, nghiên cứu, triển khai những công trình y học có giá trị và đã đào tạo được đội ngũ thày thuốc có đạo đức và lương tâm trong sáng, có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp phát triển của ngành y tế nói chung và Hội Tim mạch nói riêng, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lao động, phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng”.



Phạm Đình Điểu - Tổng hợp từ: suckhoedoisong.vn; vovnews.vn
»»  Đọc tiếp

26 tháng 2, 2011

Chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 2 26, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Thư chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam

Trong không khí ấm áp của mùa xuân tất cả chúng ta lại hướng về những người làm công tác y tế từ bác sỹ đến y tá, hộ lý, … lại nhớ đến lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Lương y như từ mẫu” (Thầy thuốc như mẹ hiền).

Trong xã hội có 2 nghề được tôn vinh nhất và được gọi là Thầy, đó là Thầy giáo và Thầy thuốc. Người ta sinh ra không ai không gắn bó với 2 người Thầy ấy.
Chính vì vậy, nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam, tôi xin thay mặt Ban biên tập Trang web họ Phạm Việt Nam gửi đến tất cả những người làm công tác y tế: từ giáo sư, bác sỹ, y tá, hộ lý và những người phục vụ khác trong dòng họ Phạm cũng như trong xã hội lời tri ân và lời cám ơn chân thành nhất.

Xin chúc đội ngũ những người làm công tác y tế dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, thành đạt trong sự nghiệp cao cả của mình

Tp. HCM, 26/02/2011
TM Ban biên tập
Tổng biên tập
PGS.TS. Phạm Đạo
»»  Đọc tiếp

Lễ Hiệp tế tảo mộ Phạm tộc nhánh An Xuyên

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 2 26, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments

LỄ HIỆP TẾ TẢO MỘ PHẠM TỘC NHÁNH AN XUYÊN,
XÃ MỸ CHÁNH, HUYỆN PHÙ MỸ, BÌNH ĐỊNH

Tôi được dự lễ Hiệp tế tảo mộ Phạm tộc nhánh An Xuyên, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, lòng tôi xao động đến lạ thường. Một buổi lễ hiệp tế long trọng, thành kính tổ tiên và đoàn kết nội tộc.
Ngay từ sáng sớm, các chi phái Phạm tộc ở các nơi như thôn Đức Phổ, Phủ Dõng, An Trinh của hai huyện Phù Cát và Phù Mỹ đã lũ lượt về dự lễ.

Theo niên lệ, ngày 16 tháng giêng âm lịch là ngày hội tụ tu tảo phần mộ tổ tiên ông bà Phạm tộc nhánh An Xuyên và Hiệp tế Đại thủy tổ tiền hiền “Thất linh cốt Phạm tộc”, Hội táng “nhứt huyệt” tại xứ Lo Đo, làng Cây Sung thuộc thôn Đức Phổ, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Theo phổ hệ các đời con cháu dòng họ Phạm nhánh An Xuyên, đây là khu mộ chung được vị Thủy tổ tỷ tiền hiền Phạm Viết Thái, nguyên sanh quán xã Lao Khê (Tân Minh, Nam Sách, Hải Dương) mang theo từ Miền Bắc vào khi chinh phục đạo phương nam, và an táng tại xứ nầy trên 3 thế kỷ. Trải qua biến cố của lịch sử và chiến tranh ác liệt, nhưng phần mộ được con cháu các đời bảo dưỡng và tu tảo, vẫn giữ nguyên xưa.

\Ngày Hiệp tế, con cháu nội, ngoại tụ tề đông đủ. Dự Lễ hiệp tế có ông Phạm Quang Cang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm tỉnh Bình Định; ông Phạm Văn Thủy, Phó Trưởng Ban Liên lạc dòng họ Phạm huyện Phù Mỹ; ông Phạm Lưu Chỉnh, Trưởng Ban Liên lạc họ Phạm huyện Phù Cát.

Sau khi vị đại diện nhánh An Xuyên (vị trưởng tộc) kính cẩn đọc bài văn tế, con cháu các chi phái lần lượt thắp hương tưởng niệm anh linh của các thế hệ ông bà tổ tiên dòng tộc, những vị tiền hiền, các bậc tiền bối đã có những cống hiến cho đất nước, cho quê hương và cho đời:

        “Đầu xuân viếng tổ nhánh An Xuyên,
        Dâng nén tâm hương kính Tổ tiên,
        Năm mới chúc mừng Tổ đường thịnh,
        Nguyện cầu Gia tộc mãi bình yên.
        Ông bà đời đời lưu phước đức,
        Con cháu noi gương giữ hiếu hiền,
        Dòng họ nơi nơi về dự lễ,
        Gặp mặt ngày xuân lệ thường niên”.

Buổi lễ kết thúc trong niềm vui, tiếng cười và những lời tâm sự chia xẻ, hứa hẹn lễ Hiệp tế năm sau thêm đông, thêm vui và thăm tình đoàn kết họ tộc.

Một số hình ảnh buổi lễ Hiệp tế nhánh An Xuyên Ảnh Hiệp tế

Ông Phạm Thanh Thủy, Phó Trưởng ban liên lạc huyện Phù Mỹ 
thắp hương phần mộ tổ “Thất linh cốt”

Ông Phạm Lưu Chỉnh, Trưởng ban liên lạc họ Phạm huyện Phù Cát cùng con cháu 
dòng họ Phạm nhánh Đức Phổ, xã Cát Minh, huyện Phù Cát về dự lễ Hiệp tế nhánh An Xuyên.



»»  Đọc tiếp

25 tháng 2, 2011

Chữ tâm của một doanh nhân họ Phạm

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 2 25, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

CHỮ TÂM CỦA MỘT DOANH NHÂN

LGT: Bàì này đươc đăng trên báo điện tử “Người xây dựng” viết về một doanh nhân họ Phạm - ông Phạm Thiện Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn kính Kalaglass, Phó Chủ nhiệm CLB Doanh nhân họ Phạm Việt Nam khóa I. Chúng tôi vui mừng trước thành công của ông trong kinh doanh và cảm kích vì trái tim nhân hậu của ông. Chúc ông gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước trong đó có dòng họ Phạm Việt Nam. Xin giới thiệu cùng bạn đọc
Phạm Thị Thúy Lan

Khởi nghiệp từ chiếc dao cắt kính, trải qua bao thăng trầm, đến nay ông đã có trong tay 8 Cty thành viên và 4 nhà máy sản xuất kính hiện đại bậc nhất cả nước. Ông là Phạm Thiện Căn - Chủ tịch HĐQT-TGĐ Tập đoàn kính Kalaglass. Mặc dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng ông chưa cho phép mình được ngơi nghỉ.

Từ “Vua kính miền Bắc”…
Phạm Thiện Căn được anh em trong giới kinh doanh kính đặt cho biệt danh là “Vua kính miền Bắc”. Khi được hỏi về biệt danh này, ông cười và bảo: “Tôi chỉ là một trong những doanh nhân Việt Nam đầu tiên đưa ngành xuất kính vào miền Bắc, nên anh em nói vậy cho vui thôi”.
Ông Căn bỏ phiếu tại Đại hội hiệp hội kính và thủy tinh VN 2010.

Ông bắt đầu câu chuyện với chất giọng sang sảng và vui vẻ. Sinh ra tại làng Nhân Chính - Quan Nhân (Hà Nội), trước khi vào nghề sản xuất, kinh doanh kính, ông làm giáo viên trường cấp II xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội từ năm 1972 đến 1995. Hơn 20 năm cống hiến trong nghề giáo, phẩm chất kiên trì, tư duy khoa học và giao tiếp ứng xử được bồi đắp đã tác động đến việc kinh doanh của ông. Chính vì thế, khi không còn đứng trên bục giảng, ông tiếp tục hướng đi mới với tinh thần của một nhà giáo đầy tự tin và quyết đoán.
Tập đoàn kính Kalaglass tiền thân là HTX Kỳ Anh, được thành lập từ năm 1978. Nhân sự đầu tiên thời ấy chỉ vẻn vẹn hai người với một cửa hàng nhỏ trên phố Trường Chinh - Hà Nội. Năm 1995, sau khi nghỉ dạy học, ông về nhà giúp bà xã nâng cấp HTX Kỳ Anh thành Cty TNHH Kỳ Anh, với hoạt động chính là kinh doanh kính xây dựng. Ngày đầu thành lập Cty, nhân sự chỉ có 12 thành viên nên ông làm quản lý kiêm thợ làm kính. Ông nhớ lại: “Khi mới kinh doanh sản xuất loại VLXD này, khó khăn chồng chất, có lúc tưởng chừng phải ngừng hoạt động. Nhưng tôi không chịu thất bại, cố ngẫm nghĩ, tìm phương hướng nâng cấp chất lượng và mẫu mã tạo ra những sản phẩm tốt nhất, để các nhà thầu xây dựng tin dùng kính của mình, không tìm tới hàng nhập khẩu nữa”.

Lúc ấy, các KĐT, KCN mới liên tục được mở rộng xây dựng, nhu cầu vật liệu xây dựng là rất lớn, đặc biệt là những sản phẩm chất lượng, công nghệ cao. Vật liệu kính bắt đầu lên ngôi để khẳng định vị thế của mình trong nền công nghiệp hiện đại. Kính được ưa chuộng trong xây dựng, tuy nhiên các mặt hàng trong nước hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn xây dựng của các nhà thầu. Cơ hội đã đến, Phạm Thiện Căn đã cùng Cty mạnh dạn vay vốn, nhập khẩu dây chuyền sản xuất kính hiện đại, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường như dây chuyền sản xuất kính cường lực Landglass của Trung Quốc, dây chuyền sản xuất kính cường lực Tamglass của Phần Lan, dây chuyền sản xuất kính dán Hãng Bystronic Lenhardt của Đức và Foshan của Trung Quốc, dây chuyền sản xuất tranh kính của hãng DIP Tech - Israel… để tạo nên những sản phẩm kính phun cát, kính gương, kính an toàn, kính phản quang, kính hộp cách âm cách nhiệt... mang thương hiệu kính Kala. Tiếng lành đồn xa, khách hàng đến với Cty ngày càng nhiều. 15 năm xây dựng, từ lúc thị trường chỉ có số lượng rất ít, đến nay, Kalaglass đã đưa sản phẩm kính của mình ra khắp Việt Nam và lan rộng sang thị trường Malaysia, Indonesia, Singapore…

Năm 2008, khi các con đã có đủ khả năng quản lý, ông đưa Cty TNHH Kỳ Anh chuyển đổi thành Cty CP Kính Kala (có địa chỉ tại Km15 + 300 Liên Ninh - Thanh Trì - Hà Nội) do ông làm Chủ tịch HĐQT với 650 người, phụ trách công việc của 3 nhà máy tại Hải Phòng và Hà Nội là Nhà máy Kính Kiến An, Nhà máy kính Trường Sơn và Nhà máy kính Liên Ninh. Năm 2009, nhà máy gia công vách dựng, nhà máy thành viên thứ 4 của Tập đoàn Kalaglass ra đời. Hiện Kalaglass đang cho nâng cấp hai dây chuyền sản xuất, nâng tổng công suất 4 nhà máy đến cuối năm 2010 sẽ là 720 tấn kính/ngày.

Một góc phân xưởng sản xuất kính tại Nhà máy SX kính hoa và in hoa,
Kiến Anh - Hải Phòng.

Nhớ lại ngày đầu tiên được ngắm nhìn những sản phẩm kính do mình làm nên, ông không khỏi bồi hồi. Bắt đầu từ những sản phẩm đó, ông thấy mình cần phải có trách nhiệm không chỉ với Cty mà với nền sản xuất kính của đất nước. Ông cho biết “Doanh thu năm 2009 của Cty là 400 tỷ đồng, đến tháng 10/2010 đã đạt 500 tỷ đồng (vượt 40% chỉ tiêu), dự kiến đến cuối năm 2010 sẽ tăng lên 600 tỷ đồng”. Liên tục tham gia vào các hội như Hiệp hội kính và thủy tinh Việt Nam, Hội văn hóa doanh nhân Hải Phòng… Ông đã cùng Cty có những đóng góp tích cực cho sự phát triển ngành kính Việt Nam. 5 năm liền (từ 2003 - 2008), ông được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có thành tích trong xây dựng và phát triển đất nước.
…Đến con người của lòng nhân ái

Bận rộn với công việc tại Cty, nhưng ông luôn cố gắng chăm lo cuộc sống của chính những người lao động trong nhà máy, ông cho xây nhà tập thể cho toàn thể CBCNV và đảm bảo cho họ mức lương phù hợp. Với CNLĐ, mỗi lần qua nhà máy, ông ôn tồn hỏi han và động viên họ làm việc thật tốt. Chính vì thế, anh em trong nhà máy quý ông như người thân của họ vậy.

Không chỉ làm chủ nhiệm CLB doanh nhân họ Phạm thành lập tại Hà Nội, ông còn là thành viên tích cực, đi đầu trong các hoạt động ủng hộ, từ thiện, giữ cương vị Trưởng ban từ thiện của Hội Nạn nhân chất độc da cam. Thời gian này, ông tất bật về tận Hải Phòng, cùng nhiều doanh nhân ở đây vận động ủng hộ đồng bào miền Trung đang gặp khó khăn. Ông cho biết: “Hiện chúng tôi đã quyên góp được 500 triệu đồng giúp bà con vượt qua khó khăn này”. Khi được hỏi đã thực hiện được bao nhiêu đợt từ thiện, ông chỉ mỉm cười và nói “Mình làm vì cái tâm thôi, chứ chẳng nhớ được đã làm bao nhiêu cuộc”. Nhìn vào hơn 20 tấm bằng khen, giấy chứng nhận do TP Hải Phòng trao tặng vì tấm lòng nhân ái, trái tim nhân hậu mới thấy không “ngoa” khi nhiều người coi ông là biểu tượng của lòng nhân ái.

Mới đây, khi Hà Nội náo nức tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông cũng cùng làng Nhân Chính tham gia lễ hội tại địa phương và vinh dự được làm đại diện gõ trống kiệu của làng. Ở cái tuổi không còn trẻ nữa, được hòa mình cùng quê hương, họ tộc trong những buổi lễ hội, ông cảm thấy “hãnh diện và vui vẻ lắm”. Tuy rằng mái đầu đã bạc, có đủ cháu con, dâu, rể… nhưng ông vẫn thấy mình còn trẻ. Ông hóm hỉnh: “Mình chưa có ý định nghỉ ngơi đâu”.

Trở về với cuộc sống thường ngày, bỏ qua những bận rộn của công việc, ông vui vầy bên gia đình và hòa mình với thiên nhiên cây cảnh. Trong mỗi nhà máy, ông đều dành một mảnh đất để trồng cây cảnh và cây ăn trái, để khi có thời gian, ông tự tay chăm sóc. Ông vui vẻ rằng: “Thời gian rảnh, tôi còn làm thơ và đang ấp ủ ra tập truyện ngắn nữa đấy”. Chia sẻ về “một nửa” của mình, ông cảm thấy hãnh diện khi có một người vợ xinh đẹp, đảm đang và tài giỏi. Ông bà luôn sát cánh bên nhau xây dựng gia đình và Cty phát triển. Với ba người con, hiện nay cả gia đình ông đều là thành viên trong HĐQT của tập đoàn.

Kết thúc cuộc trò chuyện, ông nhắc lại một câu rằng: Là một doanh nhân xuất thân từ nhà giáo, tôi chỉ đi theo những nguyên tắc là phát hiện nhanh cách kiếm tiền; dám đầu tư để thành công; luôn học hỏi kỹ năng quản lý và lãnh đạo Cty của mình; phải tích cực hoạt động xã hội và phải là nhà từ thiện.
Nguồn: báo xây dựng điện tử
Trụ sở của Tập đoàn kính Kalaglass tại Thanh Trì - Hà Nội
»»  Đọc tiếp

23 tháng 2, 2011

Họ Phạm Bình Định Hội thảo đầu xuân

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 2 23, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

HỌ PHẠM TỈNH BÌNH ĐỊNH TỔ CHỨC
HỘI THẢO ĐẦU XUÂN TÂN MÃO


Ngày 12/02/2011, tại Trung tâm thành phố Quy Nhơn, Ban Liên lạc Họ Phạm tỉnh Bình Định cùng Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm tỉnh Bình Định (G100+5) tổ chức Hội thảo truyền thống “Đoàn kết, trí tuệ và giao lưu đầu xuân Tân Mão 2011” nhằm trao đổi những hoạt động “việc họ”, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và những ý tưởng hay để xây dựng các doanh nhân, doanh nghiệp họ Phạm từng bước vươn lên làm ăn có hiệu quả cao, góp phần vào việc xây dựng dòng họ. Đồng thời, có những ý tưởng, hiến kế xây dựng đền thờ Đô hồ Đại vương Phạm Tu, vị khai quốc công thần Triều Tiền Lý, Thượng Thủy Tổ Họ Phạm Việt Nam..

Dự Hội thảo có gần 100 đại biểu đại diện cho Ban Liên lạc Họ Phạm các huyện, các vị tôn trưởng, trưởng các Hội đồng gia tộc cùng các Doanh nhân họ Phạm tỉnh Bình Định. Khai mạc Hội thảo, ông Phạm Chí Công - Ủy viên BLL Họ Phạm Việt Nam, Trưởng Ban Liên lạc Họ Phạm tỉnh Bình Định nêu mục đích ý nghĩa của Hội thảo. Ông nhấn mạnh: Qua Hội thảo, phát huy truyền thống tổ tông, thi đua lập nhiều thành tích hơn nữa, nhiều huy chương vàng và cúp vàng hơn nữa, để dần dần tiến lên từ một Câu lạc bộ doanh nhân họ Phạm G100+5 lên Tập đoàn kinh tế Phạm Tộc. Muốn làm được việc này, các công ty thành viên phải phấn đấu ít nhất có 70% số công ty trong Câu lạc bộ phải kinh doanh giỏi, trở thành thương hiệu mạnh, vốn điều lệ ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ tập đoàn tương lai phải có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ ngày càng đông, giỏi về trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ, tiếp thị, công nghệ thông tin,.. nhất là sự đoàn kết, thân thiện, giúp đỡ thương yêu nhau như “cây một gốc”, như “con một nhà”, như “ong một tổ”,.. .Tập trung động viên con cháu trong dòng họ góp công, góp sức xây dựng đền thờ Đô hồ Đại vương Phạm Tu - Vị khai quốc Công thần Triều Tiền Lý.

Trước Hội thảo đã có 2 thành viên của Ban Liên lạc hiến 1.000m2 đất để xây dựng đền thờ va một khối gỗ hóa thạch quý để tạc tượng Đô Hồ Đai Vương. Ngay trong Hội thảo, con cháu dòng họ Phạm Bình Định đã đóng góp gần 30 triệu đồng tiền mặt. Đây là những đóng góp bước đầu rất quan trọng, BLL dòng họ Phạm Bình Định sẽ tiếp tục quyên góp để xây dựng Đền thờ Thượng Thủy Tổ, phấn đấu để Lễ giỗ Ngài vào ngày 20 tháng 7 năm Tân Mão này được tổ chức lần đầu tiên tại Bình Định.

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, chia xẻ của các nhà kinh doanh, của các vị đại biểu các huyện, đề xuất những phương pháp hoạt động việc họ, đề xuất những kế sách để duy trì và nâng cao trách nhiệm của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Hội thảo kết thúc đã để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với đại biểu và con cháu dòng tộc trong toàn tỉnh. Tiếp thu những ý kiến góp ý của Hội thảo, chương trình hoạt động việc họ của Ban Liên lạc Họ Phạm và Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm tỉnh Bình Định sẽ gặt hái đựoc những thành công trong thời gian đến.

Phạm Đình Đôn
BLL Họ Phạm tỉnh Bình Định
Một số hình ảnh của cuộc Hội thảo

Đoàn Chủ tịch và thư ký Hội thảo
Ông Phạm Chí Công, Trưởng BLL họ Phạm tỉnh Bình Định khai mạc Hội thảo

Toàn cảnh cuộc Hội thảo
Bà Phạm Thị Thúy Hồng, Chủ nhiệm CLB Doanh nhân G100+5 báo cáo tham luận tại Hội thảo.

»»  Đọc tiếp

22 tháng 2, 2011

Quy chế Quỹ tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 2 22, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments



BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
Website: www.hophamvietnam.org
Hà Nội: Số 12, Ngách 105/1, Ngõ 105, Đường Xuân La, Tây Hồ. ĐT : 04.37533380
Tp Hồ Chí Minh: Số 6 Đường Phan Bội Châu, P. Bến Thành, Quận.1, ĐT: 08. 38292178




                           QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
                    QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM

Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam từ khi thành lập Ban Tài chính đã hình thành 2 quỹ gồm Quỹ hoạt động dòng họ và Quỹ Công đức phục vụ cho việc tu bổ tôn tạo Đình thờ Thượng thủy tổ Phạm Tu và Quỹ hoạt động dòng họ.

Quỹ Công đức phục vụ cho việc tu bổ tôn tạo Đình thờ Thượng thuỷ tổ Phạm Tu là một quỹ hoạt động có tính chất nhất thời. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Quỹ này tự giải thể.

Quỹ hoạt động dòng họ của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam là một quỹ tồn tại lâu dài phục vụ các hoạt động của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, có Quy định riêng, đang hoạt động có hiệu quả .

Căn cứ vào nhu cầu, khả năng hoạt động và ý kiến đề xuất của nhiều thành viên Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, tại Cuộc họp ngày 10 tháng 12 năm 2010, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã quyết định lập Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Bản Quy chế này được soạn thảo làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của Quỹ.

Chương 1
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM

Điều 1: Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam hoạt động nhằm tạo nguồn vốn được hình thành từ các nhà hảo tâm của họ Phạm Việt Nam sinh sống ở trong nước và ở nước ngoài đóng góp để Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam có kinh phí cho các hoạt động chủ yếu chung toàn quốc được ghi trong Điều 2 sau đây:
Điều 2. Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam hoạt động nhằm:
2.1. Định kỳ tổ chức vinh danh các nhân tài họ Phạm Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức của Liên hiệp quốc, các hiệp hội quốc tế, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo nổi tiếng thế giới công nhận .
2.2. Xem xét, lựa chọn để định kỳ tổ chức khen thưởng những học sinh, sinh viên có bố mẹ là người họ Phạm đạt kết quả học tập và thi cử xuất sắc, đỗ thủ khoa với số điểm rất cao trong các kỳ thi quốc gia hoặc đoạt giải thưởng trong các kỳ thi quốc tế.
2.3. Xem xét, lựa chọn để kịp thời hỗ trợ tài chính hoặc cấp học bổng cho những học sinh, sinh viên có bố mẹ là người họ Phạm có tinh thần vượt khó, học giỏi nhưng gia đình đang có khó khăn đặc biệt về kinh tế cần được hỗ trợ về tài chính để động viên khuyến khích họ vượt qua khó khăn nhằm đạt thành tích cao hơn
2.4. Xem xét để hỗ trợ kịp thời về tài chính cho những gia đình và cá nhân người họ Phạm có những khó khăn đặc biệt trong cuộc sống, đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng và được chính quyền địa phương xác nhận nhằm động viện khích lệ họ phát huy truyền thống dòng họ sớm vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống .

Chương 2
NHIỆM VỤ CỦA QUỸ

Là cơ quan giúp việc cho Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam có những nhiệm vụ sau :
Điều 3. Tổ chức vận động tài trợ những tấm lòng hảo tâm của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước để lấy Quỹ phục vụ cho công tác khuyến học, khuyến tài nhằm vinh danh các nhân tài họ Phạm, trao thưởng và trao học bổng cho học sinh họ Phạm và trợ giúp cá nhân và gia đình họ Phạm nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn..
Điều 4 : Quản lý Quỹ một cách chặt chẽ, nghiêm túc và đúng với những nguyên tắc chi tiêu tài chính của Nhà nước quy định nhằm phục vụ tốt cho mục đích của Quỹ
Điều 5. Giúp Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam tiến hành tổ chức xét, tuyển chọn và tổ chức lễ vinh danh và lễ trao thưởng, trao học bổng cho học sinh và trao quà trợ giúp các gia đình và cá nhân khó khăn.

Chương 3
TỔ CHỨC CỦA QUỸ

Điều 6 : Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam có 2 phần :
6.1. Phần Quỹ Khuyến học khuyến tài, nhằm phục vụ cho việc trao giải thưởng cho học sinh giỏi và trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
6.2. Phần Quỹ Tình nghĩa, nhằm phục vụ cho việc giúp đỡ, tài trợ cho các gia đình và cá nhân họ Phạm gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Điều 7 : Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam cũng như các Quỹ khác do Ban Tài Chính của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam quản lý, nhưng do đặc thù có công việc xét duyệt và tổ chức xét cấp trao thưởng và tài trợ khó khăn nên Quỹ Tấm lòng vàng có bộ máy riêng. Chuyển toàn bộ các thành viên trong Tiểu ban Vận động tài trợ của Ban Tài chính vào Ban Quản lý Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam nằm trong Ban Tài chính của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam
Điều 8 : Bộ máy quản lý của Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam bao gồm :
- Chủ tịch Quỹ do Trưởng ban Tài chính Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đảm nhiệm
- Một Phó Chủ tịch Quỹ do một Ủy viên thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đảm nhiệm
- Các thành viên của Quỹ gồm các Ủy viên Tiểu ban Vận động tài trợ của Ban Tài chính và nếu cần sẽ bổ sung thêm một số ủy viên là ủy viên Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam
Điều 9 : Qũy Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam đều phải được hoạt động theo các nguyên tắc chi tiêu kế toán theo quy định của Bộ Tài chính có sổ sách chi tiêu minh bạch rõ ràng . Các khoản tiền nhận tài trợ hoặc đóng góp của mọi nhà hảo tâm phải được vào sổ Tấm Lòng vàng họ Phạm Việt Nam. Toàn bộ các quyết định về việc vinh danh nhân tài họ Phạm và việc xét tuyển chọn trao giải, trao học bổng và trao tiền trợ giúp của Ban Quản lý Qũy Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam đều phải được thông qua Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam

Chương 4
NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN QUẢN LÝ QUỸ
TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM

Điều 10 : Chủ tịch Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam chịu trách nhiệm chính trước Thường trực và trước Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam về toàn bộ công tác điều hành của Quỹ.
Điều 11 : Phó chủ tịch Quỹ được Chủ tịch Quỹ phân công chịu trách nhiệm về việc tập hợp danh sách, chuẩn bị cho công tác xét duyệt của Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam về các đối tượng được vinh danh và được trao giải thưởng, học bổng và trợ giúp khó khăn và cùng Ban Quản lý Quỹ và Ban Lễ tân của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam tổ chức Lễ vinh danh các nhà tài trợ, vinh danh nhân tài họ Phạm Việt nam kết hợp với Lễ trao thưởng, học bổng và trợ giúp khó khăn
Điều 12 : Các thành viên của Quỹ có nhiệm vụ vận động các nhà hảo tâm là các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước đóng góp cho Quỹ theo kế hoạch nhiệm vụ của Quỹ đề ra và cùng ban Quản lý Quỹ chuẩn bị các buổi lễ
Việc vận động tài trợ, ngoài nhiệm vụ của Quỹ còn do toàn bộ các ủy viên trong Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam và bà con họ Phạm phối hợp thực hiện vận động.

Chương 5
TIÊU CHUẨN XÉT TRAO GIẢI, HỌC BỔNG VÀ TRỢ CẤP

Điều 13 : Đồi với đối tượng Khuyến học khuyến tài do Quỹ Khuyến học khuyến tài cung cấp:
13.1. Tiêu chuẩn xét để trao giải thưởng khuyến học :
13.1.1. Học sinh là con của người họ Phạm (bố hoặc mẹ) thi đạt danh hiệu học sinh giỏi có Huy chương vàng, bạc, đồng (nhất, nhì, ba, khuyến khích) trong các kỳ thi Olympic quốc tế của tất cả các môn học và các kỳ thi nghệ thuật, thể dục thể thao quốc tế.
13.1.2. Học sinh là con của người họ Phạm (bố hoặc mẹ) thi đạt danh hiệu học sinh giỏi Giải Nhất trong các kỳ thi các môn học cấp quốc gia kể cả các môn năng khiếu như nhạc, họa, kiến trúc, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, ….
13.1.3. Học sinh là con người họ Phạm (bố hoặc mẹ) thi vào Đại học đạt danh hiệu thủ khoa của các trường Đại học trong cả nước với số điểm cao.
13.1.4. Tất cả các học sinh là con của người họ Phạm trong cả nước đạt các tiêu chuẩn nói trên không cần giấy chứng nhận mà được lấy tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên mạng internet kết hợp với một số cơ quan có liên quan về vấn đề này.
Trong trường hợp học sinh có họ khác nhưng mẹ là người họ Phạm mà trên phương tiện thông tin đại chúng không ghi tên họ của người mẹ là họ Phạm thì phải được xác minh bằng Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận pháp lý khác
13.2. Tiêu chuẩn xét chon cấp học bổng :
13.2.1. Học sinh có bố hoặc mẹ họ Phạm đã được các phương tiện thông tin đại chúng nêu gương là nhà nghèo mà khắc phục khó khăn để vươn lên học giỏi
13.2.2. Học sinh có bố hoặc mẹ họ Phạm là nhà nghèo mà khắc phục khó khăn để vươn lên học giỏi được các Ban Liên lạc địa phương đề nghị mà các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát hiện kịp.
13.3. Tiêu chuẩn vinh danh các nhân tài họ Phạm :
13.3.1. Tất cả các những cá nhân người họ Phạm đạt danh hiệu Tiến sĩ, Phó Giáo Sư và Giáo sư, đạt danh hiệu Ưu tú và Nhân dân thuộc tất cả các ngành có thành tích xuất sắc và công lao to lớn đối với dân tộc và thế giới thuộc tất cả các ngành đều được xét chọn để vinh danh là Nhân tài họ Phạm.
13.3.2. Các cá nhân có những thành tích thành tích to lớn đối với Tổ quốc hoặc với thế giới đã được các Tổ chức xã hội của thế giới hoặc đã được Nhà nước vinh danh đều được xem xét để vinh đanh là Nhân tài họ Phạm
Điều 14 : Tiêu chuẩn để xét trợ giúp khó khăn :
14.1. Chỉ xét các gia đình hoặc cá nhân họ Phạm gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được các phương tiện thông tin đại chúng kêu gọi giúp đỡ.
14.2. Các gia đình hoặc cá nhân họ Phạm có khó khăn đặc biệt do Ban Liên lạc họ Phạm địa phương hoặc do HĐGT gửi lên (mà các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát hiên kịp) và được Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam nghiên cứu xét duyệt đồng ý cấp.

Chương 6
TRÌNH TỰ XÉT VÀ TRAO GIẢI THƯỞNG, HỌC BỔNG VÀ TIỀN TRỢ GIÚP
VÀ TỔ CHỨC LỄ VINH DANH VÀ LỄ TRAO THƯỞNG, HỌC BỔNG VÀ TIỀN TRỢ GIÚP

Điều 15. Trình tự xét trao giải thưởng, học bổng và tiền trợ giúp
15.1. Hàng năm việc tổ chức xét và cấp giải thưởng, học bổng và trợ giúp khó khăn được tiến hành một lần vào Quý 4 hoặc Quý 1 năm sau. Những đối tượng được xét và cấp phải là những người có thành tích ghi nhận trong khoảng từ 1.11 năm trước đến 31.10 năm sau.
15.2. Trước mỗi lần xét cấp, Ban Quản lý Quỹ chuẩn bị hồ sơ và lập các danh sách các đối tượng được cấp bằng các hình thức truy cập trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên mạng internet, tham khảo các tổ chức về xét thi đua khen thưởng (đối với việc trao thưởng, học bổng), cùng các hồ sơ do các Ban Liên lạc địa phương và HĐGT gửi lên (đối với việc xét trợ giúp), danh sách vinh danh các Nhân tài họ Phạm Việt Nam (không có tiền thưởng) và danh sách vinh danh các nhà tài trợ để trình Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam xét duyệt và ấn định giá trị tiền trao thưởng, tiền học bổng và tiền trợ giúp khó khăn
15.3. Sau khi Thường trực xét duyệt xong, Ban Quản lý Quỹ chịu trách nhiệm cùng với Ban Lễ Tân tổ chức các lễ vinh danh, lễ trao thưởng, học bổng và trao tiền trợ giúp do Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Viêt Nam chủ trì lễ. Đồng thời Ban Quản lý Quỹ chuẩn bị trước các Quyết định trao giải thưởng, học bổng và tiền trợ giúp, Quyết định Vinh danh các Nhân tài họ Phạm Việt Nam, các Giấy chứng nhận giải thưởng, Giấy chứng nhận cấp học bổng, Giấy chứng nhận cấp tiền trợ giúp, các Bằng Vinh danh Nhân tài họ Phạm Việt Nam và Bằng Vinh danh Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam cho các nhà tài trợ có đóng góp từ 10 triệu trở lên để trao trong buổi lễ. Đối với các nhà tài trợ đóng góp dưới 10 triệu đồng, Ban Quản lý Quỹ cấp Giấy chứng nhân Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam mà không tổ chức lễ vinh danh
Điều 16. Lễ vinh danh và lễ trao giải thưởng, học bổng và tiền trợ giúp :
16.1. Mỗi năm một lần, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam tổ chức Lễ vinh danh và Lễ trao giải thưởng, học bổng và trợ giúp khó khăn với các nội dung : 16.1.1. Vinh danh các nhà tài trợ có đóng góp cho Quỹ với số tiền từ 10 triệu đồng trở lên : Trong lễ các nhà tài trợ này trao tặng tiền tài trợ tượng trưng (tấm bảng ghi tên Nhà tài trợ và số tiền tài trợ) thì được Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam trao tặng hoa và Bằng Vinh danh Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.
16.1.2. Vinh danh các Nhân tài họ Phạm: Các đối tượng này được chọn theo khoản 13.3 của Điều 13 được Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam trao tặng hoa và Bằng Vinh danh Nhân tài họ Phạm Việt Nam, sau khi Ban tổ chức Lễ đọc danh sách các Nhân tài họ Phạm được vinh danh trong năm.
16.1.3. Trao giải thưởng cho các học sinh giỏi cấp Quốc gia và Quốc tế : Các đối tượng được xét chọn theo khoản 13.1 của Điều 13 được Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam tặng hoa, tiền thưởng và Giấy chứng nhận giải thưởng khuyến học của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, sau khi Ban Tổ chức lễ đọc quyết định trao giải.
16.1.4. Trao học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó: Các đối tượng này được xét theo quy định theo Khoản 13.2 của Điều 13, được Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam trao tiền học bổng và Giấy chứng nhân cấp học bổng của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, sau khi Ban Tổ chức Lễ đọc quyết định cấp học bổng
16.1.5. Các cá nhân và gia đình nghèo có khó khăn đặc biệt theo quy đinh theo Điều 14 được Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam trao tiền trợ giúp và Giấy chứng nhận trợ giúp của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, sau khi Ban Tổ chức đọc Quyết định cấp tiền trợ cấp
16.2. Lễ Vinh danh và Lễ trao giải thưởng, học bổng và trao tiền trợ giúp có thể tổ chức ở Văn Miếu, ở Đình thờ Thượng thủy tổ Phạm Tu hoặc một nơi khác đảm bảo điều kiện trang trọng và có mời các đại biểu khách mời, các nhà tài trợ, các đối tượng được vinh danh, các đối tượng được trao giải, học bổng và trao tiền trợ giúp, các bà con họ Phạm các nơi và mời các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí và truyền hình) đến đưa tin.
16.3. Trong Lễ vinh danh và Lễ trao giải thưởng, học bổng và trao tiền trợ giúp có thể mời các nhà tài trợ lớn lên trực tiếp trao giải thưởng, học bổng và tiền trợ giúp.
16.4. Trong trường hợp các đối tượng được vinh danh, được giải thưởng, học bổng và trợ giúp không đến dự lễ được, thì tùy tình hình Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam có thể gửi về tận tay đối tượng thông qua các hình thức khác nhau (qua các Ban Liên lạc họ Phạm địa phương, qua các Hội đồng Gia tộc hoặc qua bưu điện)
Điều 17. Tiền trao tặng và các chi phí chuẩn bị tổ chức lễ đều trích ở Qũy Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam, không trích ở Quỹ hoạt động dòng họ.
Những khoản tiền tài trợ, Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam phải được nhận một phần hoặc toàn phần từ các nhà tài trợ trước khi làm lễ để chuẩn bị tiền mặt và quà tặng cho buổi lễ.

Chương 7
GIÁ TRỊ CÁC LOẠI TIỀN TRAO TẶNG

Điều 18 : Đối với các trường hợp trao giải thưởng học sinh giỏi :
18.1. Đối với cuộc thi Olympic Quốc tế các Giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích và các thành tích về các mặt hoạt động quốc tế về văn học nghệ thuật, thể thao có Huy chương Vàng, Bạc, Đồng thì phần thưởng có giá trị từ 1 triệu đến 5 triệu đồng
18.2. Đối với giải thi học sinh giỏi đoạt Giải Nhất cấp Quốc gia, tiền thưởng có giá trị từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
18.3. Đối với các thủ khoa thi vào Đại học đỗ điểm cao, phần thưởng có giá trị từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
18.4. Đối với các cho học sinh nghèo vượt khó, học bổng có giá trị trị từ 1.000.000đ đến 3.000.000 đ
Điều 19 : Đối với các trường hợp trợ giúp khó khăn :
Tiền trợ cấp cho các trường hợp đặc biệt khó khăn tùy theo hoàn cảnh cụ thể có giá trị từ 1.000.000đ đến 3.000.000 đ


Chương 8
NGUỒN THU CỦA QUỸ

Điều 20. Nguồn thu của Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam chủ yếu là do tiền tài trợ và đóng góp của các nhà hảo tâm trong và ngoài họ, trong và ngoài nước của các tổ chức từ thiện, tổ chức xã hôi, các doanh nghiệp họ Phạm và các cá nhân hảo tâm .
Tất cả các Nhà tài trợ dưới 10 triệu đồng đều được nhận Giấy chứng nhân Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam . Các nhà tài trợ từ 10 triệu đồng trở lên được trao Bằng Vinh danh Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam và tất cả các nhà tài trợ đều được đăng tải đều kỳ trên trang tin điện tử và trên bản tin nội tộc. Các nhà tài trợ lớn được mời lên để trao tặng các giải thưởng, học bổng và tiền trợ cấp

Chương 9
CÁC ĐIỀU KHOẢN THAY ĐỔI

Điều 21 : Bản Quy chế này bao gồm 9 chương 21 điều, Trong quá trình thực hiện, nếu có điều gì cần thay đổi thì Ban Quản lý Quỹ đề xuất và được Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam thông qua mới được thay đổi.
Bản Quy chế này được chính thức áp đụng kẻ từ ngày 01.03.2011.

Hà Nội, ngày 23.2.2011

TM. THƯỜNG TRỰC
BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
Trưởng ban

PGs, Ts PHẠM ĐẠO
(Đã ký)
»»  Đọc tiếp

Thông báo số 4 của Thường trực Ban liên lạc

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 2 22, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM
Website: www.hophamvietnam.org
Hà Nội: 12 ngách 105/1 ngõ 105 đường Xuân La, Q.Tây Hồ, Hà Nội, ĐT: 04.37533380
Tp Hồ Chí Minh: Số 6 Phố Phan Bội Châu, P. Bến Thành, Quận.1, ĐT: 08. 38292178



THÔNG BÁO SỐ 4 CỦA THƯỜNG TRỰC
BAN LIÊN LẠC HỌ PHẠM VIỆT NAM KHÓA VI


Ngày 15.2.2011, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam đã họp bàn về một số công việc đầu năm. Tham dự có 9 vị, vắng mặt 3 vị ở xa.

1. Thường trực BLL họ Phạm VN đã thông qua “Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam” và bàn các biện pháp triển khai thực hiện:
- Thành lập Ban Quản lý Điều hành Quỹ gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Bổ nhiệm ông Phạm Đình Nhân làm Chủ tịch Quỹ, ông Phạm Đình Điểu làm Phó Chủ tịch Quỹ, chuyển tất cả các ông bà Ủy viên Tiểu ban Vận động tài trợ của Ban Liên lạc họ Phạm VN sang làm Ủy viên Ban Quản lý Điều hành Quỹ.
- Tiến hành cuộc vận động quyên góp và kêu gọi các nhà tài trợ đóng góp tiền của cho Quỹ nhằm tổ chức vinh danh những nhân tài họ Phạm, khen thưởng các cháu học sinh có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế, đỗ thủ khoa thi đại học đạt điểm cao, trao học bổng cho các cháu học sinh có bố hoặc mẹ họ Phạm được nêu gương điển hình vượt khó vươn lên, trao tiền trợ giúp cho các gia đinh họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt.
- Khẩn trương thu thập thông tin về các đối tượng cần được vinh danh, khen thưởng, trao học bổng, tiền trợ giúp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Thường trực BLL họ Phạm VN đề nghị các BLL họ Phạm các điạ phương, các Hội đồng gia tộc họ Phạm cả nước gửi danh sách các đối tượng đề nghị được vinh danh, khen thưởng, trao học bổng, tiền trợ giúp…về Ban Quản lý Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam theo địa chỉ:
Ông Phạm Đình Điểu, P1606, nhà 17T10, phố Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: (04) 62811400, 0903210030. Email: pdinhdieu@gmail.com
- Trong tháng 4.2011, Thường trực Ban Liên lạc họ Phạm VN sẽ họp xem xét danh sách được đề nghị để quyết định danh sách chính thức các đối tượng được vinh danh, khen thưởng, trao học bổng và tiền trợ giúp, đồng thời làm các văn bản có liên quan. Lễ vinh danh, khen thưởng, trao học bổng, tiền trợ giúp lần thứ 1 năm 2011 sẽ được Ban Liên lạc họ Phạm VN tổ chức khoảng tháng 5/ 2011 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội.

2.Thường trực BLL họ Phạm VN đã nghe báo cáo kế hoạch tổ chức cuộc Gặp mặt doanh nhân họ Phạm Việt Nam. Thường trực BLL họp Phạm VN ghi nhận những cố gắng của Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm VN, hy vọng qua cuộc gặp mặt này sẽ tập hợp được nhiều doanh nhân họ Phạm cả nước, đẩy mạnh hoạt động của Câu lạc bộ và kiện toàn nhân sự Ban Chủ nhiệm, Thường trực Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ Doanh nhân họ Phạm Việt Nam.

Thay mặt Thường trực BLL HPVN
Phó Trưởng Ban kiêm Tổng Thư ký
PHẠM VĂN DƯƠNG

»»  Đọc tiếp

21 tháng 2, 2011

Dòng ho Phạm Văn Viết họp mặt đầu xuân

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 2 21, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

DÒNG HỌ PHẠM VĂN VIẾT HỌP MẶT ĐẦU XUÂN

Như thường lệ cứ đến ngày 12 tháng Giêng hàng năm là dòng họ Phạm Văn viết lại họp mặt đầu xuân để dâng hương lên tổ tiên và họp HĐGT. Năm nay thôn Lập Trí, huyện Sóc Sơn Hà Nội là điểm đến của bà con đồng tộc. Đoàn bà con ở Sơn Tây về thẳng thôn Lập Trí, còn bà con ở nội thành Hà Nội về Phúc yên trước để dâng hương lên nhà thờ tổ nhánh cụ Phạm Văn Nghiêm. Ngôi nhà thờ tọa lạc tại Xuân Bến, phường Phúc Thắng Tx. Phúc Yên đã được xây dựng từ năm 2002.

Sau khi dâng hương tại nhà thờ, bà con ra nghĩa trang thôn thắp hương trên khuôn viên khu mộ của chi họ được qui tụ lại khang trang cũng từ năm 2002. Sau đấy đoàn vào thôn Lập trí để ăn giỗ ông Ký Đắc, Trưởng Nam của cụ Phạm Văn Hành (nhánh 2). Khi đoàn đến nơi đoàn từ Sơn Tây về đã có mặt đông đủ.

Sau khi làm lễ có cuộc họp Hội đồng gia tộc. Ông Phạm Đạo, Phó chủ tịch thường trực đã báo cáo với bà con những việc đã làm được trong năm 2010 và một số việc cần làm trong năm 2011. Bà con đều nhất trí vói bản báo cáo ngắn gọn của ông Phạm Đạo

Đến phần thụ lộc gần bốn chục bà con quây quần bên nhau vủa nâng cốc chúc mừng năm mới vừa hàn huyên: chuyện dòng họ, chuyên quê hương đất nước rất vui vè và đằm thắm tình đồng tộc.

Cách tổ chức luân phiên ở các nhánh khiến cho nhiều người được tham gia hơn. Bà con lại nắm bắt được hoàn cảnh của từng địa phương có người của dòng tộc sinh sống. Và cứ như thế 4 năm lại một lần được đón bà con đồng tộc : Nội thành Hà Nội, Tx. Sơn Tây, Lập Trí huyện Sóc Sơn và huyện Phúc Thọ ngoại thành. Cách tổ chức này chưa thấy có dòng họ nào thực hiện.

Hà nội, 16/2/2011
Kẻ He

Sau đây là một vài hình ảnh về cuộc hành hương trên



»»  Đọc tiếp

18 tháng 2, 2011

Họ Phạm Danh Dương Đình giỗ Tổ

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 2 18, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Giỗ tổ Họ Phạm thôn Dương Đình

Thôn Dương Đình thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng và hiếu học, là vùng đất gắn liền với tên tuổi nhân vật lịch sử nổi tiếng Nguyên phi Ỷ Lan. Tại đây, dòng họ Phạm (Danh) đã định cư, sinh sống từ thời Hồng Đức (đời vua Lê Thánh Tông), tới nay đã được hơn 700 năm, đã phát triển và chiếm phần đông dân số. Một chi của dòng họ đã sang lập nghiệp ở thôn Yên Mỹ, xã Dương Quang cách đó 3km từ gần 300 năm trước, đã hình thành 4 chi, đã có 11 đời kế tiếp với 463 khẩu. Bà con họ Phạm ở hai thôn Dương Đình và Yên Mỹ có một vị trí đáng kể trong lịch sử và mọi mặt hoạt động của địa phương. Ngày 12 tháng Giêng là ngày giỗ Tổ của dòng họ được tổ chức đều đặn hàng năm.

Ngày 11 tháng Giêng năm Tân Mão (nhằm ngày chủ nhật, ngày 13.2.2011), dòng họ Phạm (Danh) Dương Đình đã tổ chức long trọng Lễ giỗ Tổ. Về dự giỗ Tổ có đông đủ con cháu của dòng họ không chỉ ở quê nhà mà còn từ các tỉnh lân cận. Con cháu ở những nơi quá xa như Gò Công (Tiền Giang), Ninh Kiều (Cần Thơ) không về dự được cũng gửi lễ về dâng Tổ. Tới dự có các vị Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, P.Chủ tịch HĐND, Chủ tịch MTTQ xã Dương Xá; các vị Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng Ban Mặt trận của thôn Dương Đình. Về dự còn có PGS.TS Phạm Đạo, Trưởng Ban cùng một số vị Ủy viên Thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam; TS Phạm Vũ Câu, Ủy viên Thường trực BLL Họ Phạm VN, Phó Trưởng Ban BLL Họ Phạm TP.Hà Nội.

Trước khi hành lễ, bà con trong họ đã thắp hương tại mộ Tổ. Sau khi hành lễ tế Tổ và dâng hương, con cháu trong họ và khách dự lễ tập trung tai sân nhà thờ họ để tiếp tục phần nội dung buổi lễ. Ông Phạm Danh Mạch, Chủ tịch HĐGT đọc báo cáo tình hình dòng họ trong năm qua. Ông đánh giá rõ ràng và cụ thể về các mặt đời sống vật chất, đời sống văn hóa của dòng họ trong năm qua, về các thành viên trong dòng họ tham gia công tác làng xã, về hoạt động của HĐGT, đồng thời nêu nội dung chủ yếu của hoạt động dòng họ trong năm tới - 2011. Theo báo cáo thì trong năm 2010, bà con trong dòng họ Phạm (Danh) Dương Đình ở xa gần đều yên ổn làm ăn, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần đều được nâng lên, quan hệ nội bộ giữa các cành nhánh đều êm ả, vui vẻ, đoàn kết, con cháu thảo hiền, không có trường hợp nào con cháu ngược đãi ông bà, bố me, không có trường hợp nào các cháu phải bỏ học, không có vi phạm pháp luật và sa vào tệ nạn xã hội. Điều đáng mừng là tuổi thọ tăng, lần đầu tiên có tới 5 cụ thọ trên 90 tuổi (trong đó 1 cụ thọ 96 tuổi), 30 cháu là học sinh giỏi, nhiều cháu là học sinh giỏi cáp huyện, cấp thành phố, nhiều cháu thi đỗ vào đại học, 2 cháu học xong cao học đã được nhận bằng Thạc sĩ kinh tế. Đặc biêt, trong dòng họ có ông Phạm Danh Môn được tặng danh hiệu “Nhân tài đất Viêt” từ năm 2005 đến nay vẫn phát huy rất tốt cho đất nước quê hương, ông ngỏ lời sẵn sàng cài đặt phần mềm máy tính quản lý học sinh cho Trường Mầm non xã nhà. Trong dòng họ còn có nhiều người giữ các công việc quan trọng của làng xã, trong đó ông Phạm Danh Xếp năm nay tròn 70 tuổi đã nhiều khóa trúng cử là Trưởng thôn với số phiếu rất cao, có đóng góp quan trọng cho thôn Dương Đình HĐGT đặc biệt “đề nghị bà con ở quê gốc làm tốt hơn nữa mọi nghĩa vụ đối với làng xóm, luôn tỏ rõ tính cộng đồng cao là đặc trưng văn hóa của người họ Phạm (Danh) Dương Đình,…Còn bà con đang bươn chải mưu sinh ở mọi miền hãy hướng về quê cha đất tổ, đóng góp công sức bằng mọi hình thức để tôn vinh và xây dựng quê hương ngày càng giàu dẹp tạo niềm tự hào về nguồn cội của mình cho đời đời con cháu”. HĐGT trong năm qua đã tổ chức hoàn thành được việc tôn tạo khu mộ Tổ, thăm hỏi liên kết được với các chi ở xa (chi 2, Yên Mỹ, Phúc Yên,…) , thường xuyên giữ mối quan hệ với những người xa quê, tu chỉnh và bổ sung tộc phả… .Quả là một bản báo cáo thật đầy đủ chứng tỏ trình độ và tâm huyết của Chủ tịch HĐGT dòng họ !

Thay mặt BLL Họ Phạm VN, PGS.TS Phạm Đạo đã phát biểu ý kiến. Ông hoan nghênh những cố gắng đáng khích lệ của HĐGT dòng họ Phạm (Danh) Dương Đình trong nhiều năm qua, đây là một trong những dòng họ của Họ Phạm VN hoạt động liên tục và có hiệu quả, có đóng góp cho sự phát triển của dòng họ, của địa phương, mong dòng họ tiếp tục phát huy để trở thành nhân tố chủ chốt cho việc thành lập BLL họ Phạm huyện Gia Lâm. Ông Nguyễn Tiến Thoại, Chủ tịch UBND xã Dương Xá, ông Nguyễn Huy Tự, Bí thư chi bộ thôn Dương Đình đại diên lãnh đaọ địa phương đã phat biểu ý kiến. Các ông đã chúc mừng dòng họ nhân dịp giỗ Tổ, và nêu rõ: dòng họ Phạm thôn Dương Đình là một dòng họ có nề nếp gia phong, hiếu học, ủng hộ nhiệt tình và có hiệu quả về tinh thần và vật chất cho quê hương cho làng xã, mong dòng họ tiếp tục phát huy để đóng góp nhiều hơn nữa cho quê hương.

Tiép theo là phần biểu dương và trao phần thưởng cho các cháu học sinh giỏi của dòng họ. Cháu Phạm Thị Hạnh, học sinh lớp 10A1 Trường THPT Dương Xá. giải nhì kỳ thi học sinh giỏi môn Sử cấp Thành phố đã thay mặt các cháu học sinh giỏi phát biểu ý kiến. Cháu rất xúc động và tự hào về truyền thống và sự chăm sóc của quê hương, của dòng họ và hứa sẽ cố gắng học tập để phát huy và làm rạng rỡ thêm cho dòng họ và quê hương.
Buổi lễ kết thúc trong không khí ấm áp của tình đồng tộc và gia đình.

♦ Tại Yên Mỹ, xã Dương Quang, nơi chi 2 của dong họ Phạm Dương Dình sinh sống. Một mặt, cử đại biểu của chi họ về Dương Đình thắp hương mộ Tổ, dự lễ tế Tổ và dâng hương, một măt tổ chức giỗ Tổ chi và tổng kết 10 năm hoạt động xây dựng dòng họ văn hóa. Cụ Phạm Đình Hiền, nguyên Trưởng Ban Thường trực họ Phạm thôn Yên Mỹ đã nêu rõ quá trình hình thành và phát triển cùng truyền thống tốt đẹp của chi họ Phạm ở thôn này. Trong 10 năm qua, phát huy những thành tích đã có, họ Phạm Yên Mỹ đã có nhiều thành công trong việc xây dựng dòng họ Văn hóa: đã đưa được mộ cụ Tổ 4 chi về nghĩa trang quê nhà và xây được mộ Tổ khang trang; đã hoàn thành gia phả họ Phạm thôn Yên Mỹ; xây dựng và điều hành tốt việc thực hiện quy ước của dòng họ; đã tổ chức khen thưởng cho 152 lượt các cháu học sinh giỏi, có nhièu cháu nhiều năm liền đạt học sinh giỏi ở các bậc học, 13 cháu vào đại học và cao đẳng; nhiều gia đình đã vượt mọi khó khăn để cho con ăn học; mừng thọ được cho các cụ từ 70 tuổi trở lên, trong đó năm nay có 3 cụ ở tuổi 90 mà cụ cả làng hiện nay là cụ Phạm Văn Yên 93 tuổi đời với 64 năm tỏi Đảng. Các hộ gia đình họ Phạm đã thực hiện tốt hương ước của làng, tham gia tốt mọi công việc của địa phương, giữ gìn sự đoàn kết trong dòng tộc, có những gia đình giải quyết tốt những mâu thuẫn nội bộ giữ được sự hòa thuận.

Các vị lãnh dạo của xã Dương Quang, thôn Yên Mỹ và đại diện Thường trực BLL Họ Phạm Việt Nam đã phát biểu ý kiến đánh giá cao những thành tích của bà con họ Phạm thôn Yên Mỹ, xây dựng đựoc một dòng họ hiếu học của một làng quê hiếu học - một dòng họ văn hóa, đồng thời có nhiều đóng góp cho quê hương.
Một điều đáng mừng là, hiện nay lớp trẻ Họ Phạm ở cả hai thôn Dương Đình và Yên Mỹ đã đứng ra đảm đương việc họ, tạo điều kiện cho việc họ được duy trì, cải tiến, sáng tạo và bền vững hơn.

Năm 2010, thôn Dương Đình có nhiều thành tích mọi mặt đạt danh hiệu “Làng Văn hóa” được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về thăm ngày 13/11/2010 vừa qua. Trong thành tích chung của nhân dân Dương Đình, có phần đóng góp đáng kể của bà con họ Phạm ở đây

Chúng tôi vui mừng trước những thành công mà bà con họ Phạm Dương Đình (kể cả chi 2 là họ Phạm Yên Mỹ) đã đạt được, đặc biệt là tình cảm gắn bó trong dòng tộc và với Họ Phạm cả nước. Mong nhận được ngày càng nhiều tin vui hơn.

.Nhân đây, chúng tôi cũng xin chuyển tới bà con gốc Dương Đình đang làm ăn sinh sống ở khắp nơi lời nhắn gửi của quê nhà mà ông Chủ tịch HĐGT đã đọc trong buổi lễ:

        Hỡi ai con của Dương Đình
        Nhớ rằng chốn ấy nơi mình sinh ra
       Nhắn ai bươn chải nơi xa
       Cội nguồn đất mẹ quê nhà vẫn mong!

Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ

Ông Phạm Danh Mạch, Chủ tịch HĐGT đọc báo cáo

Toàn cảnh buổi lễ
PGS.TS Phạm Đạo, Trưởng BLL Họ Phạm VN tặng hoa và phát biểu ý kiến.
Ông Phạm Danh Bưởi, Trưởng họ nhận hoa.

Trao giải thưởng cho các  cháu học sinh giỏi

Cháu Phạm Thị Hạnh, giải nhì kỳ thi học sinh giỏi môn Sử
cấp thành phố thay mặt các cháu học sinh giỏi phát biểu

Phạm Thị Thúy Lan
»»  Đọc tiếp

10 tháng 2, 2011

Đại gia làm việc trong container

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 2 10, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Đại gia làm việc trong container, chơi cây triệu đô

Ngồi trong “căn hộ” của anh Thịnh, không thể nhận thấy sự khác biệt giữa một ngôi nhà làm bằng container phế liệu và một căn hộ sang trọng. Toàn bộ thành vách bên trong căn phòng đã được ốp một lớp gạch cách âm, chống nóng, giữ nhiệt và một lớp thạch cao.
Từ mấy năm nay, cái tên Phạm Đức Thịnh đã nổi như cồn trong giới chơi cây cảnh. Người đàn ông này không nổi tiếng vì chơi cây đã lâu, buôn cây như thần, mà nổi tiếng vì mua cây nhanh như chớp. Chỉ trong 2 năm, anh đã bỏ ra 150 tỉ đồng để mua cả ngàn cây cảnh về… ngắm. Vị đại gia này còn nổi tiếng bởi có một ngôi nhà làm bằng container.
Chẳng ai biết đại gia Phạm Đức Thịnh, còn gọi là Thịnh “đồng nát” và Thịnh “Hải Phòng” này có bao nhiêu ngôi nhà và bao nhiêu đất cát ở TP. Hải Phòng. Tuy nhiên, bạn bè, người thân lại thường chỉ tìm thấy anh trong ngôi nhà kỳ lạ, được làm bằng những chiếc container phế thải ở một con đường nhỏ, bụi bặm ven sông Cấm, thuộc phường Quán Toan.

Anh Phạm Đức Thịnh bên ngôi nhà làm bằng container.

Đứng ở đường Nguyễn Văn Túy nhìn vào căn nhà, khó có thể nghĩ đây là một “ngôi nhà đồng nát”. Đó là một ngôi nhà 2 tầng, khá khang trang, được sơn màu ghi trẻ trung, mái tôn đỏ rực, kiểu dáng bình thường như những ngôi nhà khác.
Tuy nhiên, lại gần, quan sát kỹ các khe vách, những góc khuất, mới nhận ra lớp thép sơn đỏ của những chiếc container vốn chạy trên những xa lộ.
Tôi vừa bước vào cổng, đang loay hoay tìm chỗ bấm chuông, thì một cô gái chân dài như người mẫu bước ra chào, mời lên tầng trên gặp ông giám đốc có biệt danh Thịnh “đồng nát”.

Chiếc cầu thang nhỏ hẹp dẫn lên nóc chiếc container là tầng 2. Căn phòng làm việc của ông giám đốc chuyên kinh doanh đồng nát khá rộng rãi, sang trọng. Trên chiếc màn hình LCD lớn, hiện lên rất nhiều khung hình. Hóa ra, “ngôi nhà đồng nát” này được lắp cả chục chiếc camera. Qua đó, anh biết khách đến gặp mình là ai. Camera cũng thu vào màn hình mấy tác phẩm cây cảnh triệu đô đặt ngay trước nhà.
Phạm Đức Thịnh là một người đàn ông lịch lãm, nụ cười chúm chím. Anh có nước da ngăm đen đặc trưng của người suốt ngày phơi mặt ra nắng chăm chút cây cối.

Anh Thịnh vốn là một bác sĩ của Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng. Từ hồi thanh niên, anh đã yêu thích cây cảnh nhưng không có điều kiện nên chỉ chơi cây cảnh bình thường. Cách đây gần chục năm, đầu tư làm ăn bên ngoài đổ bể, nợ nần bạc tỉ, không trả được, bị con nợ vây quanh bệnh viện suốt ngày. Xấu hổ với cơ quan, đồng nghiệp, anh đã rời bỏ bệnh viện, làm thuê ở cửa hàng sắt thép của anh trai. Ngày đạp xích lô chở sắt thép với bao nhọc nhằn, cay đắng, nhưng chiều về, ngắm mấy cây tùng cổ thụ, sần sùi, rêu mốc trong vườn nhà vẫn kiên gan sống cả trăm năm, Thịnh lại thấy như được tiếp thêm sức mạnh.
Có vốn tích lũy, anh Thịnh mở cửa hàng sắt thép riêng. Thị trường sắt thép lên xuống bất thường khiến nhiều người sạt nghiệp, song lắm người trở thành tỉ phú. Thịnh “Hải Phòng” nhanh chóng giàu có, anh liền đầu tư sang lĩnh vực bất động sản và giàu lại thêm giàu.

Năm 2007, anh Thịnh thành lập Công ty TNHH Thứ liệu Hải Phòng, chuyên buôn bán sắt thép đồng nát. Từ bấy, người ta gọi là Thịnh “đồng nát”.
Đất mua rồi, công ty đã thành lập, sắp thép phế liệu chất thành núi, nhưng chỗ làm việc thì chưa có. Đang tính toán xem nên xây dựng nhà tạm, hay dựng căn lều, thì anh phát hiện ra trong núi phế liệu mà anh mua từ một con tàu có chiếc container. Thế là chẳng phải xây nhà hay dựng lều nữa.
Anh Thịnh lái máy cẩu nhấc chiếc container cũ nát ra khỏi đống phế liệu, đặt và góc lô đất. Dưới sự chỉ đạo của anh, công nhân đã biến chiếc container thành một căn phòng, có cửa ra vào và cửa sổ hẳn hoi.

Hàng ngày, ông chủ ngồi trong container làm việc, tiếp đối tác. Chỉ có chiếc container 20 feet, mà đủ chỗ cho một giám đốc, một kế toán, một nhân viên văn phòng. Phía cuối container có một chiếc giường nhỏ để giám đốc ngủ trưa. Nhiều hôm công việc bề bộn, ông giám đốc ngủ luôn trong chiếc container đó. Căn phòng làm việc có cả điều hòa, máy thông gió, nhưng vì nhỏ quá nên không thiết kế được nhà vệ sinh.
Công việc làm ăn thuận lợi, công ty nhanh chóng lớn mạnh, lượng công nhân ngày một tăng, nhân viên văn phòng cũng tăng, nên chỉ một chiếc container thì không đủ chỗ làm việc. Năm 2008, anh Thịnh quyết định xây dựng trụ sở khang trang.
Hôm động thổ, công nhân lái máy cẩu nhấc bổng ngôi nhà ném ra bãi cho công nhân phá dỡ đem nấu. Nhìn “ngôi nhà container” đang bị nhấc đi, lòng anh Thịnh chợt xốn xang. Ngay tức khắc, anh yêu cầu công nhân lái máy cẩu đặt ngôi nhà vào chỗ cũ.

Thế rồi, ông “giám đốc đồng nát” này chẳng động thổ xây nhà nữa. Với anh, bỏ ra vài tỉ mua một cây cảnh bé xíu về ngắm dễ dàng như người ta mua bó rau ngoài chợ, nên chi một vài chục tỉ xây trụ sở công ty hoành tráng chẳng có gì khó khăn. Nhưng nghĩ đến chiếc container gắn với mình và với công ty từ những ngày đầu thật lắm kỷ niệm, nhiều ý nghĩa, nên anh không đành lòng bỏ đi. Sẵn máu khác đời, anh đã quyết định dựng một trụ sở toàn bằng container.
Chục công nhân, không phải công nhân xây dựng, mà toàn công nhân gò hàn, làm việc mấy tháng trời mới xong cái trụ sở kỳ lạ này. Chiếc container đầu tiên vẫn nằm ở chỗ cũ. Máy cẩu nhấc thêm 4 chiếc container nữa xếp chồng lên nhau là thành một ngôi nhà 2 tầng.
Hiện tại, trụ sở công ty của anh gồm 5 chiếc container, trong đó, có 3 chiếc 20 feet và 2 chiếc 40 feet. Tầng dưới là các phòng làm việc của nhân viên văn phòng, kế toán, kinh doanh. Phòng công nhân ở gồm riêng một chiếc, được thiết kế giường tầng như ký túc xá sinh viên. Một chiếc container đủ cho 20 công nhân ở.

Tầng 2 là nơi ở và làm việc của ban lãnh đạo. Riêng ông giám đốc Thịnh “đồng nát” sở hữu một căn phòng đẹp nhất, rộng nhất, được ghép bởi 2 chiếc container. Sau khi đặt 2 chiếc container lên nóc những chiếc container bên dưới, anh chỉ đạo công nhân cưa vách, biến 2 chiếc container 40 feet (container 40 feet có độ dài 12,192m, rộng 2,438m, cao 2,591m ) thành một căn hộ chung cư rộng 60 mét vuông. “Căn hộ” gồm có phòng khách, phòng ngủ và nhà vệ sinh hiện đại, với các thiết bị sang trọng.
Ngồi trong “căn hộ” của anh Thịnh, không thể nhận thấy sự khác biệt giữa một ngôi nhà làm bằng container phế liệu và một căn hộ sang trọng. Toàn bộ thành vách bên trong căn phòng đã được ốp một lớp gạch cách âm, chống nóng, giữ nhiệt và một lớp thạch cao. Riêng vỏ bên ngoài anh chỉ sơn màu ghi, còn lại để nguyên hình thái uốn lượn như sóng của vách container.
Phía trước phòng làm việc của anh có một hành lang khá rộng rãi. Khi mệt mỏi, ông “giám đốc đồng nát” thư giãn bằng cách ngồi trên hành lang ngắm những tác phẩm cây cảnh triệu đô của mình từ trên cao.

Theo VTC
»»  Đọc tiếp

9 tháng 2, 2011

Kết nối dòng tộc

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 2 09, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Kết nối dòng tộc

Kính gửi Ban Liên lạc Họ Phạm VN. Tôi là Phạm Văn Quang Quê quan: Thôn Phú Thứ, xã Tam Tâhnh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam định. Truyền thống của họ chngs tôi luôn duy trì ngày giỗ Tổ: 06-giêng nhưng tôi hỏi các cụ cao tuổi về tên cụ tổ của họ là ai? Họ có xuất sứ từ đâu ? thì không ai trong họ biết được. Chỉ biết đó là ngày giỗ thì giỗ. Với tấm lòng hướng về cội nguồn chúng tôi muốn kết nối với các tổ họ Phạm có cùng ngày giỗ tổ 06-giêng mong tìm ra được tông tích của cụ tổ của họ chúng tôi. Kính mong Ban liên lạc chắp mối cho ý nguyện của chúng tôi được thông hành. Xin trân thành cám ơn nhiều.

Phạm Văn Quang.
Điện thoại: 01234204626; E-mail: quanglhh@gmail.com
»»  Đọc tiếp

6 tháng 2, 2011

Cậu bé Việt Nam đặt chân tới Nam Cực

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 2 06, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Cậu bé Việt Nam đặt chân tới Nam Cực đúng mùng Một Tết

(Dân trí) - Đúng như dự kiến ban đầu, cậu bé Phạm Vũ Thiều Quang đã đặt chân tới Nam Cực vào khoảng 17 giờ chiều mùng Một Tết (3/2 Dương lịch) qua đó trở thành người châu Á trẻ tuổi nhất có mặt tại vùng đất băng giá này.

Khởi hành từ ngày 25 Tết (28/1 dương lịch) tới Buenos Aires (Argentina), chuyển tiếp đến Ushuia - thành phố cực Nam của thế giới và lên tàu thám hiểm MS Fram, sau hành trình kéo dài 7 ngày, cậu bé bước sang tuổi thứ 10 Phạm Vũ Thiều Quang cùng bố đã đặt chân tới đảo Deception, Nam Cực vào đúng ngày mùng Một Tết Tân Mão.
Với việc có mặt trên hòn đảo này vào lúc 17 giờ 15 phút ngày 3/2 dương lịch, Phạm Vũ Thiều Quang đã chính thức trở thành người châu Á trẻ tuổi nhất có mặt tại lục địa lạnh giá này.
Cậu bé Việt Nam đặt chân tới Nam Cực

Thiều Quang tại đảo Deception, Nam Cực. (ảnh: Dân Việt)

Được biết, vào buổi sáng mùng 1 Tết âm lịch, sau khi dễ dàng vượt qua eo biển Drake Passage để tiến vào quần đảo Shepland và chuẩn bị đổ bộ lên Nam Cực trong buổi chiều cùng ngày, các thành viên trong đoàn không khỏi lo lắng khi nhiệt độ dù chỉ 6 độ C nhưng mưa to và gió mạnh lên tới 40m/s.
Nhưng vào thời điểm quyết định, hai bố con nhà thám hiểm nhí này đã nhận được sự ủng hộ tích cực của thời tiết. Và đến 17 giờ 15 phút, Phạm Vũ Thiều Quang đã có mặt tại đảo Deception, điểm dừng chân quen thuộc của các nhà nghiên cứu, thám hiểm Nam Cực.
Và trong vài giờ đồng hồ “dạo chơi” đảo Deception, cậu bé đang học lớp 4 trường QT Singapore này được ngắm tận mắt những con chim cánh cụt Gentoo hay sư tử biển cũng như hứng chịu đủ mọi loại hình thời tiết: mưa, tuyết, nắng, sương mù nơi đây.

Thiều Quang và bố tại đảo Deception (ảnh trên)
và Thiều Quang cùng chiếc tàu của chuyến đi (ảnh dưới).

Sau đó, hai bố con cùng cả đoàn rời đảo để tiếp tục cuộc hành trình cùng niềm vui đến khó tả khi đã chinh phục tại vùng đất lạnh giá mà ít người Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng.
Không những thế, quan trọng hơn, như chính cậu bé Thiều Quang tâm sự, đó còn là “small step of a child, but a big step of the children” (bước đi nhỏ bé của một đứa trẻ, nhưng là bước tiến lớn của trẻ em nói chung- ND).
L.T.T
»»  Đọc tiếp

2 tháng 2, 2011

Món quà Tết từ đảo Lý Sơn

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 2 02, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments


MÓN QUÀ TẾT TỪ ĐẢO LÝ SƠN

Sáng 30 Tết Tân Mao-2011, ngày 2 tháng 2 năm 2011!
9 giờ 45 phút, một nhân viên bưu điện mang đến cho tôi một gói quà với yêu cầu của người gửi là “phát tại nhà”! Lý Sơn, trời ơi, anh Phạm Thoại Tuyền từ đảo Lý Sơn xa xôi đã gửi về cho tôi món quà đặc sản của đảo Lý Sơn nơi tiền tiêu của Tổ quốc trong sự nghiệp bảo vệ biển đảo! Mấy ngày nay tôi luôn theo dõi qua các phương tiện thông tin đại chúng, biết rằng đảo đang bị cô lâp vì biển động, chính quyền còn đang lo tìm cách đưa đồng bào về đảo ăn Têt và đem hàng Tết ra cho đảo! Lòng tôi vẫn để ở đảo Lý Sơn, nơi có rất nhiều bà con họ Phạm đang sinh sống, nơi đã gần như gắn bó máu thịt với tôi bởi tấm lòng của những người dân đảo với đất nước, quê hương nói chung, với dòng họ Phạm và với riêng cá nhân tôi. Và bây giờ, trước mặt tôi là những củ hành củ tỏi bé nhỏ kết tinh bao tình cảm thân thương của không chỉ riêng gia đình anh Tuyền mà cuả cả bà con từ đảo Lý Sơn, mang theo cả hương vị mặn mòi của gió biển, đượm cả mồ hôi của bà con Lý Sơn, vượt qua chặng đường gần 1.000 cây số, vượt qua sự cô lập của biển động đã về tới tay tôi ở Thủ đo Hà Nội! Anh lại còn chu đáo biết tôi bận rộn nên dã dùng dịch vụ “phát tại nhà” cho tôi khỏi phải ra Bưu điện nhận! Tôi hiểu rằng đây không phải là tình cảm mà Lý Sơn dành cho riêng tôi, mà là đại diện cho bà con họ Phạm cả nước, tôi không thể nào kìm được những giọt nước mắt xúc động trước tấm lòng của Lý Sơn! 

Kính chúc gia đình anh chị Phạm Thoại Tuyền cùng bà con dòng tộc Phạm Văn và bà con ở Lý Sơn một năm mới dồi dào sức khỏe, dồi dào phúc lộc, bình an, biển lặng sóng yên, mưa thuận gió hòa và mọi sự tốt lành!
Tôi cũng xin kính chuyển đên bà con họ Phạm cả nước tấm lòng và lời chúc Tết tốt đẹp nhất của bà con họ Phạm ở đảo Lý Sơn xa xôi mà vô cùng gần gũi! 

 Nhân đây xin chuyển đến bà con bức thư của anh Phạm Thoại Tuyền gửi cho tôi cũng là gửi cho BBT BTNT, Ban Liên lạc Họ Phạm VN và bà con họ Phạm cả nước, cùng tấm ảnh biển trời Lý Sơn.

Lý Sơn, ngày 18 tháng 6 năm 2010
Phạm Thoại Tuyền

Cô Thúy Lan
cùng bà con cô bác ở Hà Nôi kính mên,

Đầu thư cho phép Tuyền kính lời thăm hỏi và sức khỏe, hạnh phúc đến cô Lan cùng gia quyên. Qua đây nhờ cô Lan chuyển lời kính thăm và chúc vạn sự như ý đên với Ban Biên tập Bản tin Nội tộc và bác Phạm Đạo Trưởng Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, cầu chúc Bản tin nội tộc Thông tin họ Phạm Việt Nam ngày càng khởi sắc và bổ ích, cầu chúc họ Phạm ta ngày càng thịnh đạt,..

Như đã trao đổi qua điện thoại, từ ngày nhận được thư, thông tin, hình ảnh, tư liệu của nội tộc cũng như quà của Hà Nội do cô Lan gửi ra, Tuyền đã làm nhiệm vụ liên lạc thông báo để mẹ Phẩm, anh Đa, cháu Đoàn, anh Ngọc,...cùng bà con trong tộc để mọi người cùng đọc Thông tin nội tộc, xem hình ảnh qua chuyến Đoàn đại biểu BLL Họ Phạm VN về thăm và dự Lễ khao lề tế lính Hoàng Sa. Mọi người rất súc động và cám ơn sự chu đáo, cung cách nghĩa tình của các cô chú – đặc biệt là của cô Thúy Lan, con gái họ tộc ta ở Hà Nội, đúng là “liền anh liền chi” ở Trung ương có khác. Lẽ ra Tuyền phải tranh thủ viết thư hồi âm, đáp lại tấm “thịnh tình” sớm, nhưng như đã báo trong các lần gặp cô Thúy Lan ở điện thoại là do bận nhiều chuyện linh tinh quá nào gia đình, nào xã hội...và đặc biệt là tập trung sửa lại ngôi nhà cho cháu Thạnh-Âu ở (đến nay cũng tạm ổn), hôm nay mới thực hiện được, kính mong cô, dượng, chú Hồng cảm thông cho nhé!
Trong mấy ngày gần đây, cũng liên quan đến Hoàng Sa, vừa qua các anh chị em các báo đài đã nhận được nhiều giải thưởng (đối với các bàì viết về Lý Sơn - Hoàng Sa - PTL) nên cũng tiếp tục ra Lý Sơn thăm hỏi và điện thoại cho Tuyền luôn. 

Được thằng cháu làm dịch vụ Internet cho xem báo điện tử HỌ PHAM VIỆT NAM, thấy được nhiều thông tin của dòng họ, Tuyền cũng thấy như Lý Sơn đỡ xa xôi hơn với dòng tộc, lại thấy có hình ảnh của Lý Sơn được đưa lên Trang tin điện tử của dòng họ nhờ cô Lan đưa lên nên cũng vui vui. Đặc biệt cô Lan lại đã giới thiệu cho đăng lại bài viết của Quốc Trung và Huy Minh Sơn, và chủ đề bài báo này cô Bảo Hòa ở Báo Quảng Ngãi và báo Vietnamnet cho biết là hầu hết các báo đài đã sử dụng, do đó cô Lan cho đăng tải lên Báo điện tử nội tộc là phù hợp và kịp thời, một sự động viên đồng thời cũng vì quê hương đất nước. Như cô Lan vẫn nói: “Đến Lý Sơn như đến với Hoàng Sa vì Lý Sơn có quá nhiều di tích gắn với Hoàng Sa”. Đặc biệt là các vị chánh đội trưởng Đội Hoàng Sa thời Gia Long, Minh Mạng đều là họ Phạm như các ông Phạm Hữu Nhật, Phạm Quang Ảnh, Phạm Văn Sanh, Phạm Văn Nguyên, v.v... Rất tiếc là tên tuổi các vị này ở nhà thờ lại khác với tên ở quân ngũ, vì ai đi cũng phải lấy biệt danh, nên chưa tìm ra gốc gác các cụ này thuộc chi nhánh nào...

Chi hội khuyến học Lý Sơn đang chờ nhận Bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học VN (đã được thông báo là có Bằng khen) tặng trong năm nay, khi nào có vả tổ chức Lễ Tổng kết và đón nhận Bằng khen thì Tuyền sẽ gửi hình và tin sau. Tuyền cứ ao ước ngày nhận Bằng khen đó có đại diện họ Phạm mình, không được của TW thì của Tỉnh Quảng Ngãi thì hay quá!

Việc đăng ký mua Thông tin Họ Phạm dài hạn Tuyền chờ anh Ngọc đi học về sẽ báo cáo cho cô Lan nhé.
Ngoài ra việc gì có ý nghĩa gắn kết từ Lý Sơn đến BLL Họ Phạm VN mà chúng ta tâm đắc, mục đích có lợi cho quê hương Tổ quốc – đặc biệt là Hoàng Sa, xin cô Lan hãy “mạnh dạn” linh hoạt taọ điều kiện tham mưu hướng dẫn cho bà con họ Phạm Lý Sơn nhé, như lâu nay chúng ta đã làm, đến với lãnh đạo BLL họ Phạm VN - cô Lan làm cầu nối cho Lý Sơn với lãnh đạo BLL Họ Phạm VN nhé. 

Ngoài lời kính chúc “vạn sự như ý” của Tuyền và gia đình đến gia đình, gia quyến cô dượng, chú Hồng, tiện đây có ít quà thổ sản Lý Sơn xin chân thành gửi tặng gọi là “quà Hà Nội gửi ra đảo Lý Sơn và quà Lý Sơn gửi ra Hà Nội” để thêm ý nghĩa mặn mà tình dòng tộc, mong cô dượng và bà con vui vẻ đón nhận.

Kính nhờ cô Lan chuyển lời cám ơn đến các bác, chú, cô trong Ban lãnh đạo BLL Họ Phạm VN, lời cầu chúc : sức khỏe, thịnh đạt và Họ ta gắn kết, phát triển của bà con họ Phạm đảo Lý Sơn và của riêng gia đình Tuyền

Kính thư
Phạm Thoại Tuyền
Thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn

Phạm Thị Thúy Lan
Tổng Biên tập BTNT
THÔNG TIN HỌ PHẠM VIỆT NAM
»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi