Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

30 tháng 12, 2009

Tin vắn

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 12 30, 2009 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Lễ động thổ công trình Tu bổ tôn tạo 
đình thờ Đô Hồ đại vương Phạm Tu.

Sáng nay, ngày 29/12/2009 (14/11 Âm lịch), tại Đình thờ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu - Thượng thủy tổ Phạm Tu, Đảng bộ, HĐND, UBND và MTTQ huyện Thanh Trì, Hà Nội đã long trọng tổ chức “Lễ động thổ công trình tu bổ tôn tạo đình thờ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu” – một trong những công trình chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long – Hà Nội.
Tới dự Lễ động thổ công trình có ý nghĩa rất quan trọng này, có đông đảo các cụ cao niên, đại diện chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong xã Thanh Liệt, có các vị lãnh đạo của Đảng bộ, HĐND, UBND, MTTQ huyện Thanh Trì, có bà Ngô thị Thanh Hằng - Phó Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội và nhiều đại diện các Sở, Ban, ngành liên quan của Thành phố Hà Nội đã về dự.
Đặc biệt, về dự Lễ động thổ còn có Cụ Phạm Thế Duyệt – nguyên Chủ tịch Đoàn Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội. và Đoàn đại biểu Ban Liên lạc toàn quốc họ Phạm Việt Nam do PGS, TS. Phạm Đạo – Trưởng ban BLL họ Phạm Việt Nam dẫn đầu.

Sau nghi thức tế lễ trọng thể theo truyên thống dân tộc của Ban quản lý Đình Thanh Liệt và các cụ cao niên trong xã tiến hành trước khi động thổ, đúng 9 giờ 30’, ông Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Trần Văn Huy đã long trọng đọc diễn văn giới thiệu tiểu sử và công đức của Đức Đô Hồ Đại vương Phạm Tu, và trân trọng kính mời Cụ Phạm Thế Duyệt dẫn đầu các đoàn địa biểu và các vị cao niên lần lượt vào dâng hương lên bàn thơ Đức Đô Hồ Đại vương Phạm Tu trước khi động thổ.
Tiếp đó mọi người đi theo và chứng kiến Cụ Phạm Thế Duyệt – một vị họ Phạm cao niên và đức độ, đã từng giữ một cương vị lớn trong Ban lãnh đạo đất nước, được mời bổ những nhát cuốc đầu tiên "động thổ" tại 05 vị trí của công trình này.
Kết thúc nghi thức cuốc đất “động thổ “ là nghi thức các vị đại diện người cao tuổi của địa phương tháo dỡ tượng trưng mái ngói Đình làng và phóng sinh cho mấy chục con chim sẻ được về với cuộc sống tự do bầy đàn trong trời đất bao la của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến đang ngày càng phát triển giàu đẹp.

Sáng nay trời rét ngọt lại lắc rắc mưa - một điều ai cũng mong muốn mỗi khi động thổ xây dựng một công trình - báo hiệu công trình đầy ý nghĩa này sẽ được tiến hành thuận buồn xuôi gió.

Hà Nội, 29/12/2009
Pha Lê

Sau đây là một vài hình ảnh về buổi động thổ quan trọng này:







»»  Đọc tiếp

28 tháng 12, 2009

Chính thức ra mắt BLL họ Phạm quận Tân Bình

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 12 28, 2009 bởi Phạm Đạo · 2 comments





Ra Mắt Ban Liên Lạc Họ Phạm Quận Tân Bình .

Ước nguyện từ lâu của bà con Họ Phạm quận Tân Bình là được ngồi bên nhau để kết nối, để trả lời câu hỏi: làm thế nào để xây dựng một nhà Thờ Tổ Họ Phạm tại TPHCM? Thật vô cùng cao quý đối với những tấm lòng luôn nghĩ về cội nguồn, Tổ Tiên, Dòng Tộc.
Sáng nay ( 27.12.09 ), một buổi sáng đẹp trời tại Nhà Văn Hóa Yên Thế (TB), đã tề tựu đông đủ những người con Họ Phạm có tâm huyết, đồng lòng cử ra bốn vị đại biểu vào Ban Liên Lạc Họ Phạm quận Tân Bình. Đây là Ban Liên Lạc thứ 6 của Ban Liên Lạc Họ Phạm TPHCM, đã động viên và tích cực tham gia của các vị cao niên, các vị Tộc Trưởng, các vị đương chức cùng con cháu Họ Phạm náo nức phấn khởi bàn chuyện kết nối dòng Họ, gây quỹ khuyến học, cử người vào Câu Lạc Bộ Doanh Nhân Họ Phạm TPHCM.
Đến dự buổi lễ có BS Phạm Văn Căn, Trưởng Ban Liên Lạc Họ Phạm TPHCM. Bên cạnh bài phát biểu đậm đà tình cảm, còn tặng tài liệu, sách báo để động viên các cháu chăm lo học tập.
Việc thành lập Ban Liên Lạc Họ Phạm ở Quận Tân Bình, cũng như các quận huyện khác ở TPHCM , không ngoài mục đích: Phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng Tộc, đồng thời nhằm nhắc nhở con cháu ý thức về cội nguồn Tổ Tiên. Ngoài ra Ban Liên Lạc Họ Phạm còn đề ra phương hướng hoạt động bao gồm : Kết nối các Tộc Họ trong quận, gây quỹ khuyến học khuyến tài, tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ con cháu và gia đình Họ Phạm khi gặp cảnh ngộ, đồng thời nêu gương và khen thưởng người tốt việc tốt, lập danh sách các cụ trên 80 tuổi để tặng thiệp chúc thọ và thăm hỏi…
Sự ra đời Ban Liên Lạc Họ Phạm tại quận Tân Bình là một cơ hội mới cho tất cả bà con Họ Phạm, kể từ đây , mọi người có dịp dang rộng vòng tay chào đón trong tình thâm dòng họ, tìm mọi cách động viên người Họ Phạm cùng nhau gầy dựng ngôi nhà Thờ Tổ Họ Phạm tại TPHCM “ trái tim Họ Phạm” niềm ước mơ này, nay đã trở thành một hành động thực sự của những ai mang trong mình dòng máu Họ Phạm thân thương…


Tân Bình, 27 – 12 - 2009.
P.V.C
»»  Đọc tiếp

22 tháng 12, 2009

Bài hát "Họ Phạm" mới - sáng tác Phạm Mai

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 12 22, 2009 bởi PKDuong · 5 comments



- Sáng tác: Mai Phạm
- Hòa âm: Nhịp sống trẻ studio
- Hợp ca:  Lam Quân studio


Lời giới thiệu của Ban biên tập: Anh Mai Phạm là một Việt kiều sinh sống tại Australia. Anh vừa là một doanh nhân vừa là một nhạc sỹ. Anh đã từng sáng tác nhiều bài hát về quê hương đất nước. Bài hát về dòng họ này chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc trên trang web năm ngoái. Năm nay Anh đã phối âm và thu thanh gửi cho Ban biên tập đưa lên trang web của dòng họ để bà con đồng tộc và bạn đọc trong và ngoài nước thưởng thức miễn phí. Chúng tôi xin chân thành cám ơn anh Mai Phạm về nghĩa cử tốt đẹp đó.  Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài hát này đến bạn độc xa gần

Mời các bạn nghe bài nhạc:


(máy của bạn cần có Window Media Player để nghe. Hoạt động tốt với trình duyệt IE.7 hoặc IE.8)

Hoặc có thể tải về bài hát theo đường link dưới đây:

+ Download file MP3 dung lượng 5.9MB
+ Download bản nhạc PDF dung lượng 31KB
»»  Đọc tiếp

20 tháng 12, 2009

Các vị "Tam nguyên" trong lịch sử

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 12 20, 2009 bởi Phạm Đạo · 1 comments

Chúng ta thử cùng nhau điểm lại xem trong Lịch sử Tiên Rồng đã có bao nhiêu Vị Tam Nguyên- nghĩa là cùng một Vị đã đậu Hương nguyên ( hạng 1 khoa thi Hương ), đậu Hội nguyên ( hạng 1 khoa thi Hội ) và đậu Đình nguyên ( hạng 1 khoa thi Đình ) trong suốt quá trình thi cử của mình.

I.- TAM NGUYÊN BẬC ĐỆ NHẤT GIÁP

1/- Triều Mạc : có 1 Vị Tam nguyên 
 - Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 - 1585 )

Danh sĩ, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ. Còn có tên khác là Văn Đạt. Ông quê ở làng Trung am, huyện Vĩnh lại, Hải dương.
Năm 1535, ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh ( Trạng nguyên ),các kỳ thi Hương, Hội, Đình đều đỗ đầu. Ông làm quan đến Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ.
Tương truyền, thuở trẻ ông có học với Lương Đắc Bằng, được truyền cho quyển Thái ất thần kinh, nên ông rất tinh thông Lý học và Tướng số học.
Ông được phong tước Trình Tuyền Hầu, nên còn gọi ông là Trạng Trình.
Thơ văn còn truyền tụng rất nhiều, gồm bộ Bạch Vân thi tập ( phần Quốc âm ngót 100 bài, phần Hán văn cũng thế ).

2/- Triều Lê Trung hưng : có 1 Vị Tam nguyên
 -Lê Quí Đôn ( 1762 - 1784 )

Nhà văn hóa lớn, thuở nhỏ có tên là Lê Danh Phương, sau đổi là Quí Đôn, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Ông quê làng Duyên hà, trấn Sơn nam, nay là Thái Bình.
Năm 1743 ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh (Bảng nhãn ), [ Khoa thi này không có Trạng nguyên và Thám hoa ].từ thi Hương, thi Hội đến thi Đình đều đỗ đầu. Ông làm quan đến Thị độc tòa Hàn lâm, sung Tư nghiệp Quốc tử giám, sau làm Tổng tài Quốc sử quán, khảo duyệt phần Tục biên Quốc sử.
Ông là một học giả uyên bác, đa dạng và sung mãn nhất của văn hóa VN. Giới nghiên cứu Pháp xem ông như là nhà bác học về lãnh vực văn hóa của nước ta. Công trình trước tác và sáng tác của ông gồm một thư tịch đồ sộ về nhiều bộ môn : lịch sử, đia lý, văn học, ngôn ngữ học, triết học...

3/- Triều Nguyễn : có 1 Vị Tam nguyên
-Phạm Vũ Hàm [ Vũ Phạm Hàm ] ( 1864 - 1906 )

Danh sĩ, tự Mộng Hải, hiệu Thư Trì. Quê thôn Đôn thư, huyện Thanh oai, Hà tây, nay là Hà Nội.
Năm 1892, ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh ( Thám hoa ), -[ Khoa thi này không có Trạng nguyên và Bảng nhãn ], từ thi Hương, thi Hội đến thi Đình đều đỗ đầu ( Tam nguyên ). Ông làm quan đến chức Đốc học Hà Nội, hàm Quang lộc tự Thiếu khanh, kiêm sung quán Đồng văn. Đương thời, giới trí thức rất hâm mộ tài học và đức độ của ông.

Thơ văn còn truyền tụng nhiều vì nội dung, nghệ thuật sâu sắc, có nhiều hình tượng nghệ thuật mà giới yêu thơ thán phục.

Vũ Phạm Hàm nguyên gốc là Họ PHẠM -VŨ. Sở dĩ có tên Vũ Phạm - theo Bản tin Nội tộc Họ Phạm-Vũ năm 2003 - ông là cháu nội Cụ Vũ Đăng Dương ( 1794 - 1852 ) [ tên thật là Phạm-Vũ Cát, khi đi thi chưa có tên trong sổ đinh của Làng nên phải mượn tên người khác. Cụ đỗ Hương Cống năm 1821, từ đó Cụ mang tên đã đăng thí là Vũ Đăng Dương ], khi đi thi Hương, thi Hội, thi Đình phải khai 3 đời, ông Hàm không thể đổi khác Họ của Ông nội được, nên phải lấy tên Vũ Phạm Hàm. Ông thuộc Biệt Chi Vũ-Phạm trong Tộc Phả Họ PHẠM-VŨ, Đôn thư, Thanh oai, Hà Nội.
Vũ Phạm Hàm là vị Tam Khôi cuối cùng của nước VN ta.

II.- TAM NGUYÊN BẬC ĐỆ NHỊ GIÁP ( Học vị Hoàng Giáp )

Có 2 vị đều thuộc Triều Nguyễn, là :
1) Trần Bích San ( 1838 - 1877 ) quê làng Vị xuyên, Nam định, nên gọi là Tam nguyên Vị Xuyên,
2) Nguyễn Khuyến ( 1835 - 1909 ) quê làng Yên đổ, Hà nam, nen cũng goi là Tam nguyên Yên Đổ.
( Tham khảo : - Các Vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám Hoa qua các Triều đại Phong kiến VN, của Trần hồng Đức - Từ điển Nhân vật Lịch sử VN và Từ điển Tác Gia VN của Nguyễn Q. Thắng ).

Tp. HCM, 10/12/2009
Phạm Vũ Động

»»  Đọc tiếp

17 tháng 12, 2009

Cờ thiêng họ Phạm

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 12 17, 2009 bởi Phạm Đạo · 4 comments











Cờ Thiêng Họ Phạm

Cội nguồn gia sản thiêng liêng
Họ tên cha mẹ đặt riêng từng người
Bôn ba góc biển chân trời
Nhớ mình họ Phạm để mời kết giao
Vốn chung một giọt máu đào
Hơn ao nước lã lẽ nào xa nhau
Không phân chính kiến, nghèo, giầu
Núi cao, biển rộng không cầu vẫn đi
Cao tằng lẫm liệt uy nghi
Phạm Tu thuỷ tổ tiên tri đầu ngành
Nhờ dòng huyết thống trâm anh
Cháu con hưởng lộc thanh danh bao người
Trời xuân hương sắc tuyệt vời
Họ ta họp mặt - một thời lãng quên
Bây giờ cờ hiệu đính lên
Trẻ, già, trai, gái tiếp nền gia phong
Nhớ câu gạn đục khơi trong
Nhường cơm sẻ áo, sẵn lòng giúp nhau
Tương đồng nghĩa nặng tình sâu
Danh thơm dòng tộc bấy lâu rạng ngời
Cờ thiêng họ Phạm thắm tươi
Phất cùng trăm họ xây đời ấm no.



















Hồng Soang
»»  Đọc tiếp

13 tháng 12, 2009

Lễ tưởng niệm 200 năm Phạm Sĩ Ý

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 12 13, 2009 bởi Phạm Đạo · 0 comments




LỄ TƯỞNG NIỆM 200 NĂM
Ngày mất của “Vệ uý trung lang- Trì uy anh duệ tướng quân” Phạm Sĩ Ý (1809-2009)

Ngày 29.11.2009 tức ngày 13.10 Kỷ Sửu, chi họ Phạm làng Thinh Mỹ thuộc dòng tộc họ Phạm –Linh Kiệt, Diễn châu, Nghệ An đã tổ chức long trọng lễ tưởng niệm 200 năm ngày mất (16.10 âl.) của “Vệ uý trung lang-Trì uy anh duệ tướng quân” Phạm Sĩ Ý.
Cụ Phạm sĩ Ý là chỉ huy đội cấm vệ binh bảo vệ nhà vua và được vua Quang Trung cử đi sứ Mãn Thanh với chức “Thừa hoa điện tri sự kiêm binh tào thị sự” tức là được nhà vua uỷ quyền về các vấn đề chính trị và quân sự.
Về dự lễ có Trưởng phòng Di sản sở VHTT&DL tỉnh Nghệ An ; Giám đốcThư viện
kiêm Chủ tịch CLB Hán Nôm tỉnh Nghệ An; Chủ tịch hội Văn học dân gian tỉnh Nghệ An; Đại diện UBND và Huyện uỷ huyện Diễn Châu; Trưởng phòng Văn hoá và Đài phát thanh truyền hình huyện Diễn Châu; Đại diện chính quyền và đảng uỷ xã Diễn Thịnh; đại diện của một số chi họ Phạm gần, cùng đông đảo bà con của 4 tiểu chi họ Phạm làng Thịnh Mỹ.
Trong lễ kỷ niệm đã có tham luận về thân thế, sự nghiệp và đạo đức của cụ Phạm sĩ Ý thời Tây Sơn, nhắc đến công tích của người cháu đích tôn của cụ là Phạm Sĩ Khuê trong khởi nghĩa Giáp Tuất (1874) củaVăn thân Nghệ Tĩnh chống thực dân Pháp; đặc biệt có tham luận tìm hiểu về nguồn gốc họ Phạm –Linh Kiệt với luận chứng cụ thuỷ tổ họ Phạm Linh Kiệt là hậu duệ đời thứ 4 của Trần triều Điện soái Phạm Ngũ Lão.
Buổi lễ đã khơi dậy được tính cộng đồng dòng họ, hướng về tổ tiên, nhìn lại quá khứ , phấn đấu cho hiện tại và tương lai. Buổi lễ được chính quyền huyện đánh giá cao về tổ chức sinh hoạt của dòng họ, đáng được nêu gương cho các dòng họ khác.
Phạm Minh Đức
Tel. 04.38690048 & 0903.4379
E.mail: dr.minhduc@gmail.com
»»  Đọc tiếp

5 tháng 12, 2009

Tin hoạt động của dòng họ Phạm Xá

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 12 05, 2009 bởi Phạm Đạo · 0 comments


Hội thảo ngày 21/11/2009

I – Ngày 13 – 14 tháng 11 năm 2009 , đoàn đại biểu Ban Liên Lạc dòng họ Phạm "Phạm Xá" do cụ Phạm Minh Liêm, đại tá an ninh và cụ Phạm Ngọc Bổn dẫn đầu đã lên thăm cao nguyên Mộc Châu .

Với tinh thần uống nước nhớ nguồn,đoàn đã tới thăm khu đài tưởng niệm và dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ trung đoàn “ Tây Tiến “ (E47 rồi thành E52). Trung đoàn đặc biệt được thành lập năm 1947, phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Người trung đoàn trưởng đầu tiên bí danh Tuấn Sơn , tên thật là Nguyễn Văn Đình, quê ở Sơn Tây, là con của người mẹ họ Phạm, thân mẫu là cụ Phạm Thị Đoan và em dâu cũng là người họ Phạm, đó chinh là Bà Phạm Thị Lệ Trường, ủy viên BLL họ Phạm Việt Nam- Chủ nhiệm CLB “Gái đảm – Dâu hiền” của dòng họ Phạm Phạm Xá. Trung đoàn “ Tây Tiến “ đã vượt qua biết bao gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang mà Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giao .

Đoàn đã đến thăm quan, khảo sát cơ sở trồng hoa nổi tiếng của gia đình doanh nhân họ Phạm. Anh Phạm Ngọc Tuấn đã tổ chức sản xuất với qui mô lớn, nuôi trồng hàng chục hecta diện tích đất theo qui trình công nghệ hiện đại. Nhiều luống hoa giống nhập ngoại như các loại hoa Lan, hoa Ly, dâu tây, cà chua …được chăm sóc kỹ càng chu đáo, sản phẩm hàng ngày cung cấp cho các tỉnh, thành phố và xuất khẩu sang nước ngoài. Một doanh nghiệp thuộc loại vừa, chăm lo công ăn việc làm cho gần một trăm lao động, hàng năm thu lợi nhuận hàng chục tỷ đồng, đóng góp cho địa phương cũng rất được lãnh đạo thị Trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La và các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp trân trọng,



Hoa Lan Mộc Châu.

II – Ngày 21 tháng 11 năm 2009 tại Ủy Ban Nhân Dân Xã Yên Đồng, lãnh đạo Huyện Ý Yên tỉnh Nam Định , Sở Văn hóa- TT- DL và Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã tổ chức HỘI THẢO KHOA HỌC “ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA PHỦ QUẢNG CUNG” nơi đây phụng thờ Bà Tổ Cô Phạm Tiên Nga (1434-1473), đức thánh mẫu Liễu Hạnh giáng trần lần thứ nhất.

Trên 100 đại biểu về dự hội thảo có lãnh đạo và các ban ngành xã Yên Đồng, Ban quản lý Phủ Quảng Cung, bà con họ Phạm, đại diện Ban liên lạc dòng họ Phạm “ Phạm Xá “ và đông đảo các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, các bậc lão thành ở các Viện nghiên cứu ở trung ương: Viện nghiên cứu hán nôm, viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, viện văn hóa nghệ thuật Việt nam, BQL di tích Đền Trần, BQL di tích danh thắng Nam Định, Trường ĐH Mỹ thuật Hà nội, ĐH KHXH và NV TP HCM, Hội Di sản VH, Hội văn học nghệ thuật Nam Định…

Hội thảo đã làm sáng tỏ và nêu bật giá trị văn hóa Phủ Quảng Cung tại thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên , tỉnh Nam Định, phủ còn có tên gọi theo từng thời gian “ Phủ Quảng Nạp “ hay “ Phủ Nấp “ . Nơi đây thờ bà cô họ Phạm tên là Phạm Tiên Nga (bố là Phạm Đức Chính tự Huyền Viên, mẹ là Đoàn Thị Trinh…).Do công lao dóng góp to lớn và đạo đức mẫu mực của bà nên đã được suy tôn là Bà Tổ Cô của dòng họ Phạm, các triều đại từ nhà Lê đến nhà Nguyễn tặng nhiều sắc phong, tôn vinh là” Thiên hạ mẫu nghi “ , mẹ của muôn dân. Phủ Quảng Cung đã được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, từ năm 1993 đã được tôn tạo khang trang đẹp đẽ và đã được nhà nước trao bằng di tích lịch sử văn hóa.

III- Ngày 28 tháng 11 năm 2009, tại thôn Phạm Xá, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, dòng họ Phạm “ Phạm Xá – Nam Định gốc Kính chủ đã tổ chức Lễ giỗ Đức Khởi Thủy Tổ Phạm Đạo Soạn, chiêm bái từ đường, chiêm bái lăng mộ, kỷ niệm 623 năm khởi nghiệp…Trên 100 đại biểu về dự lễ có đoàn đại biểu BLL Họ Phạm Việt Nam, BLL họ Phạm tỉnh Nam định, Ninh bình, các chi họ ở Ý Yên, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thủy… các chi họ từ Thanh Hóa, Thái Bình, TP Hải Phòng , Hà nội… Qua nhiều năm tổ chức Lễ, bà con gặp mặt ôn lại truyền thống sáng ngời của Tổ tiên, càng ngày càng tìm ra nhiều bà con mới cùng dòng tộc, cùng cội nguồn, càng ngày bà con càng gần gũi, giúp đỡ nhau hơn, càng ngày càng phấn khởi xây dựng dòng họ, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giầu đẹp.



Lễ giỗ Khởi Thủy Tổ Phạm Đạo Soạn

Hà nội, tháng 12/2009

  • Phạm Văn Hồng 
04 38260660 - 0912305918
»»  Đọc tiếp

4 tháng 12, 2009

Tin vắn

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 12 04, 2009 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam làm việc với BLL họ Phạm Tỉnh Hòa Bình

Sáng ngày 30 tháng 11 năm 2009, Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam đã làm việc với Thường tực BLL họ Phạm tỉnh Hòa Bình do bác Phạm Ngọc Chuyên – Trưởng BLL họ Phạm tỉnh Hòa Bình dẫn đầu, đến chào và trao đổi ý kiến về một số vấn đề trong tổ chức và hoạt động của BLL họ Phạm tỉnh Hòa Bình. Sau đó Đoàn đã đến Thanh Liệt làm lễ dâng hương lên Thượng thủy tổ Phạm Tu.

Sau đây là một số hình ảnh về buổi làm việc và Lễ dâng hương của BLL họ Phạm tỉnh Hòa Bình.





»»  Đọc tiếp

3 tháng 12, 2009

10 năm giải thưởng sử học Phạm Thận Duật

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 12 03, 2009 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Lễ kỷ niệm
10 năm Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, 
10 năm hoạt động Quĩ giải thưởng Phạm Thận Duật 
và lễ trao Giải thưởng sủ học Phạm Thận Duật lần thứ 10







Ngày hôm nay 29.11.2009, tại Bái đường Văn Miếu-QuốcTử Giám, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật, 10 năm hoạt động Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật và Lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 10 (năm 2009) nhân ngày giỗ lần thứ 124 của danh nhân Phạm Thận Duật.

Tới dự lễ có các vị : Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị TƯ Đảng CSVN, nguyên Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Tiến sĩ Phạm Vũ Quất, Phó trưởng ban thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam.

Về phía Hội KHLSVN có các vị : Gs,NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLSVN; Gs,NGND Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội KHLSVN, Chủ tịch Hội đồng Xét Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội KHLSVN; PGs, Ts Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam và nhiều vị lãnh đạo các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các Bảo tàng cùng nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá và sử học.

Về phía Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật có Ks. Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật và Nhà báo Trịnh Thị Liên, Phó Chủ tịch Quỹ cùng rất nhiều bà con họ Phạm và con cháu hậu duệ danh nhân Phạm Thận Duật, đông đảo những vị quan tâm đến Giải thưởng Sử học cũng đến dự buổi lễ kỷ niệm long trọng này.

Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hải Phòng và Ban Liên lạc họ Phạm thành phố Hải Phòng cũng cử đoàn đại biểu đến dự lễ.

Mở đầu buổi lễ là Lễ dâng hương các bậc tiên hiền và danh nhân Phạm Thận Duât. Sau lễ dâng hương, Gs, NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLSVN đã có bài phát biểu nêu lện ý nghĩa và tầm quan trong của Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật. Trong 10 năm qua giải đã được trao cho 49 vị tiến sĩ sử học có luận án tiến sĩ xuất sắc nhất đã qua các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ sử học cấp Nhà nước. Trong 49 giải, mới chỉ có 2 giải nhất vào năm 2006 và 2008, 22 giải nhì và 25 giải ba. Điều đó nói lên giá trị và chất lượng của một giải chính thức của Hội Sử, và cũng trong 10 năm giải đã được trao cho 2 tiến sĩ người nước ngoài.

Sau bài phát biểu của Gs Phan Huy Lê, các vị Gs Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tich Hội KHLSVN, Chủ tịch Hội đồng Xét thưởng; Ks Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật,; Tổng thư ký Hội KHLSVN Dương Trung Quốc; Gs, TSKH Nguyễn Hải Kế, Chủ nhiệm Khoa Lịch Sử Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; PGs, Ts Trần Thị Thu Hương, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng; Ts, Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu Phát triển Kinh tế xã hội Đà Nẵng; PGs, Ts Nguyễn Thị Phương Chi, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đã lần lượt phát biểu nêu lên nhiều khía cạnh tốt đẹp của Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật cùng những hoạt động nhiều mặt của Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật.

Sau buổi lễ kỷ niệm là Lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 10 (năm 2009). Năm nay có 5 tiến sĩ được nhận Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật với 3 giải nhì và 2 giải ba, không có giải nhất.

Giải nhì đã được trao cho các tiến sĩ ;
1. Ts Trần Thiện Thanh với luận án :Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ XX
2. Ts Văn Thị Thanh Mai với luận án : Hồ Chí Minh với cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1946-1969)
3. Ts.Phan Thanh Hải với luận án Các thủ phủ thời chúa Nguyễn (1558-1775) trên đất Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế
Giải ba đã được trao cho 2 tiến sĩ :
1. Ts Nguyễn Thị Thuỷ với luận án Thành Tây Đô và vùng đất Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) từ cuối thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XIX
2. Ts Ngô Văn Hà với luận án : Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học ở miền Bắc (1954-1975).
  • Phạm Đình Nhân
»»  Đọc tiếp

29 tháng 11, 2009

BLL họ Phạm Tp. HCM họp phiên cuối năm

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 11 29, 2009 bởi Phạm Đạo · 4 comments




Sáng 29-11-2009, BLL họ Phạm TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp cuối năm tại nhà riêng ông Phạm Văn Căn. Tới dự có ông Phạm Đạo-Trưởng BLL họ Phạm Việt Nam; Ông Mai Phạm-Việt kiều tại Australia đang về thăm quê hương.

Cuộc họp lần này nhằm mục đích đánh giá lại kết quả hoạt động năm 2009, đồng thời bàn phương hướng, kế hoạch hoạt động của BLL năm 2010. Ông Phạm Văn Căn thay mặt cho BLL đã đánh giá lại những kết quả hoạt động trong năm qua, đồng thời cũng nêu ra những hạn chế, khó khăn còn gặp phải trong vận động thành lập các BLL cấp quận, huyện hoặc chưa củng cố được tổ chức của các Ban chuyên môn...Vì vậy, việc duy trì và tổ chức các hoạt động của BLL năm qua không thực sự thuận lợi.

Cũng tại cuộc họp này, Ông Phạm Văn Căn đã trình bày dự kiến kế hoạch hoạt động của BLL họ Phạm TP. Hồ Chí Minh năm 2010 để xin ý kiến tham gia của các thành viên… Sau khi bàn bạc thảo luận với nhiều ý kiến đóng góp, cuộc họp đã thống nhất những việc làm trọng tâm năm 2010, đó là:

1- Tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động của BLL các quận, huyện đã thành lập. Vận động để thành lập thêm 4 hoặc 5 BLL quận, huyện khác trên địa bàn thành phố.

2- Tiếp tục tổ chức vận động gây Quĩ khuyến học. Trong năm 2010 dự kiến trao 3 đến 5 suất học bổng cho học sinh là con em họ Phạm, gia đình nghèo, tự vươn lên có thành tích xuất sắc trong học tập.

3- Vận động để tiến tới cuối năm 2010, thành lập CLB doanh nhân họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh.

4- Tổ chức một buổi hòa nhạc quy mô nhỏ, biểu diễn các tác phẩm âm nhạc về họ Phạm.

5- Tổ chức gửi biếu quà và Thiếp chúc Tết các bậc cao niên họ Phạm trên 80 tuổi.

Tp.HCM, ngày 30/11/2009
Pha Lê 
»»  Đọc tiếp

22 tháng 11, 2009

Họ Phạm (ca khúc)

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 11 22, 2009 bởi Phạm Đạo · 7 comments

“Họ Phạm” ca khúc mới của Mai Phạm
 



Anh Mai Phạm, một Việt kiều tại Australia là một doanh nhân đồng thời cũng là một nhạc sỹ có tâm huyết với dòng họ. Trước đây chúng tôi đã giới thiệu một bài hát của anh viết về dòng họ. Nay anh lại mới sáng tác một ca khúc mới: “Họ Phạm”, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới bà con đồng tộc trong và ngoài nước cũng như bạn đọc xa gần sáng tác mới này của anh. Phần phối âm sẽ giới thiệu sau qua một video clip.
»»  Đọc tiếp

18 tháng 11, 2009

Thư của nhạc sỹ Phạm Hanh

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 11 18, 2009 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2009

Kính gửi: Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam

Vừa qua, nhân xem tập “Quy chế Việc họ”, tôi có được thông tin là bài hát “Họ Phạm trong lòng mẹ Việt Nam” của tôi đã được phổ biến rộng rãi trong các dòng họ Phạm trên toàn quốc, và nhiều dòng họ Phạm đã tỏ ra yêu thích bài hát này. Tôi rất phấn khởi vì tấm lòng của mình đã được bà con đồng tộc tiếp nhận.

Để bài hát trở thành tài sản chung cho cả dòng họ, phục vụ dòng họ được lâu dài mãi cho đến các đời sau, tôi xin tự nguyện bàn giao “Bản quyền tác giả” và “đĩa gốc” cho Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam. Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam có toàn quyền sử dụng bài hát này.

Kính mong Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam tiếp nhận.

Tôi chân thành cám ơn

Kính thư
Phạm Hanh


»»  Đọc tiếp

17 tháng 11, 2009

Ho Phạm Nhàn Ngu làm khuyến học

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 11 17, 2009 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Họ Phạm Nhàn Ngu và Phạm Thận Duật với truyền thống hiếu học của quê nhà

(LBT) Nhân kỷ niệm lần thứ 124 Ngày mất danh nhân Phạm Thận Duật, ông Phạm Đình Nhân đã có một bài viết về truyền thống hiếu học của quê hương. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hiền tài là nguyên khí của Nhà nước”(1). Việc khơi dậy truyền thống hiếu học và sự dạy dỗ của gia đình, của dòng họ là một nhân tố quan trọng, nếu không nói là quyết định đối với sự nghiệp chăm lo đào tạo nhân tài.

Làng Yên Mô (nay là xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) nơi mà ông tổ Nhàn Ngu của dòng họ Phạm đến cư trú từ thế kỷ 15 là một vùng đất giàu văn hiến. Xưa kia vùng đất này nằm trên vùng biển Thần Phù nổi tiếng dữ dội và đã từng đi vào lịch sử với hai câu:

Lênh đênh qua cửa Thần Phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm

Làng Yên Mô có hòn núi đá Vọng Sơn, tục gọi là núi Bảng hay núi Dắng, một ngọn núi đá vôi ở phía cuối dãy Tam Điệp của dãy Trường Sơn và hai dòng sông Trinh, sông Càn bao bọc. Về mặt lịch sử, đây là mảnh đất đau thương đã từng bị quân Mạc, quân Trịnh bừa đi bừa lại suốt nửa sau thế kỷ XVI. Đất Yên Mô này, trước có tên là Mô Độ, là nơi cư trú đầu tiên của những người định cư từ nhiều nơi đến gồm có nhiều họ như họ Phạm, họ Phan, họ Nguyễn, họ Ngô, họ Vũ, họ Mai, họ Lê, họ Đỗ, có lẽ trước cả khi Giản Định Đế nhà Hậu Trần năm 1407 lên ngôi ở đây chiêu mộ quân tướng chống đánh giặc Minh. Thời Minh thống trị đổi tên là Yên Mô và đất này ắt phải là mảnh đất văn hiến và trù phú hàng đầu mới có tên làng cũng trùng với tên tổng và tên huyện Yên Mô của tỉnh Ninh Bình.

Trên mảnh đất này, dòng họ Phạm Nhàn Ngu từ bao thế kỷ nay có số nhân khẩu trong họ thường chiếm trên nửa số cư dân trong làng nên được suy tôn là họ Đại Phạm. Các đời nối tiếp đều có các bậc khoa cử và đến đời thứ 10 thì xuất hiện một danh nhân. Đó là Phạm Thận Duật một nhân vật lịch sử đã sinh ra cách đây 184 năm và mất cách đây 124 năm. Năm 1995, nhân kỷ niệm 110 năm ngày mất, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cùng với Viện Sử học Việt Nam và Hội khoa hoc Lịch sử Việt Nam đã tổ chức long trọng lễ kỷ niệm dưới tiêu đề: “Phạm Thận Duật, nhà yêu nước, nhà văn hóa, người góp phần khởi động phong trào Cần vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX”.
Ông là biểu tượng cho truyền thống hiếu học ở quê tôi và là kết quả của một sự giáo dục nghiêm khắc trong gia đình và dòng họ Phạm.

Một vùng quê giầu truyền thống hiếu học:

Xét về mặt lịch sử thì phải sau khi có con đê Hồng Đức (đắp năm 1475) thì đời sống cư dân nơi đây mới trù phú, phát triển cả về kinh tế và văn hóa. Chỉ riêng một làng Yên Mô vào thời Lê, khi đó còn bao gồm cả thôn Côi Trì (nay thuộc về xã Yên Mỹ) cũng đã có những nhà khoa bảng lớn như Hoàng giáp Ninh Địch (khoa Mậu Tuất 1718), Tiến sĩ Hội nguyên Thượng thư Ninh Tốn (khoa Mậu Tuất 1778). Sau này Côi Trì tách ra khỏi làng Yên Mô nhưng vẫn ở trong tổng Yên Mô, thời Nguyễn, có Phó bảng Nguyễn Tuyên, Cử nhân Nguyên Khôi. ở Phượng Trì làng dưới cùng thuộc tổng Yên Mô (nay cũng thuộc xã Yên Mạc) cũng có hương cống tức Cử nhân Phạm Bao thời Lê, thời Nguyễn có Cử nhân Vũ Phạm Khải và dòng họ Đại Phạm đất Yên Mô có Thượng thư Phạm Thận Duật, Hiệp biện Đại học sĩ, Cơ mật viện Đại thần.

Tấm bia Yên Mô sơn xuyên nhân vật bi ký do Phạm Thận Duật viết, đặt ở miếu thờ Thành hoàng làng năm 1870 nay không còn nữa, nhưng bài văn bia còn lưu lại được trong Quan Thành văn tập, một trong những tác phẩm của Phạm Thận Duật(1) là bài văn bia nói về sông núi và nhân vật đất Yên Mô, về những văn quan, võ quan đầu tiên của làng trong thời chúa Trịnh đánh nhà Mạc ở vùng này giữa thế kỷ 16, như Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân, Đô đốc đồng tri Lê Các lão, như Hàn lâm triều liệt Đại phu Phạm Nguyên Lãng, Thập lý hầu Phạm Phúc Kỳ và Hậu Trai tiên sinh Vũ Bá Hoàn người đã từng thụ giáo trường Quốc Tử Giám năm Ất Dậu 1765 thời Lê Cảnh Hưng là người có học vấn uyên thâm, nổi tiếng một thời ở đất này.

Ngoài ra còn có tấm bia Yên Mô lịch khoa hương tiên sinh ghi rõ tên họ, khoa thi của 56 vị trong làng đã trải qua các kỳ khoa bảng cho đến cuối đời Lê Cảnh Hưng (1740 – 1786). Tấm bia này mới tìm thấy được năm 1989, hiện đang dựng tại sân trường tiểu học Phạm Thận Duật xã Yên Mạc (tên của Yên Mô từ 1946). Ngôi trường này xây trên nền khu Văn Từ cũ, nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiên nho hàng huyện. Tấm bia đó do chính Phạm Thận Duật viết, là bằng chứng, là di tích lịch sử văn hóa còn lại của đất Yên Mô nói đến nền văn hiến đất này.

Trong Quan Thành văn tập còn ghi lại toàn văn một số tấm bia đặt trong những đền, chùa, miếu mạo, đình làng của đất này. Những tấm bia “thần đàn”, “thần tích” đó phản ánh đời sống văn hóa tâm linh, không khí văn hiến, lòng hiếu học của nhân dân địa phương. Trong các nội dung văn bia còn để lại (tuy hầu hết các bia đá không còn nữa do chiến tranh tàn phá) cho biết : để khuyến khích sự học tập của con em, làng Yên Mô thuở ấy có định ra một tục lệ khuyến học là giành sáu mẫu ruộng học điền hàng năm lấy hoa lợi làm phần thưởng cho nho sinh nào học giỏi trong làng. Hàng năm làng tổ chức thi khảo, chọn ra những người học giỏi, xếp theo thứ bậc.

Yên Mô là một vùng quê trù mật, đồng xanh lúa tốt hai vụ chiêm mùa, trên dòng sông thuyền bè đi lại ngược xuôi, phố quê tấp nập. Và có biết bao đền chùa, miếu mạo, những ngôi đền khang trang, rộng rãi có thể chứa cả hai, ba lớp học mà thời đầu kháng chiến chống Pháp, trường Thành Chung Nam Định tức là trường trung học Nguyễn Khuyến đã tản cư về đây sử dụng. Ẩn dưới những cây cổ thụ xum xuê rợp bóng, những ngôi đền tĩnh lặng, sáng loáng những bức hoành phi, câu đối cùng những tấm bia đá dày đặc chữ Hán đứng trầm mặc, chứng kiến sự đổi thế xoay vần của lịch sử, chứng kiến truyền thống hiếu học của cư dân. Tất cả những công trình văn hóa ấy đã bị chiến tranh tàn phá, san phẳng cùng với tâm linh khát vọng học hành của dân làng. Nhưng tận cho đến ngày nay vẫn có người còn thuộc một số câu đối đặt ở Văn Từ nơi thâm nghiêm thờ phụng các bậc tiên nho mà bất cứ kẻ sĩ nào bước vào cũng phải lặng nhìn, lặng đọc.

Trong Quan Thành văn tập còn lưu lại được bài văn bia do Phạm Thận Duật viết và được khắc đá đặt ở Văn Từ khi hàng huyện trùng tu lần cuối vào năm 1867. Bài văn bia đó có tên là Bản huyện từ chí nêu rõ: Nơi đây trước kia chỉ là Văn chỉ hàng tổng mà sau này vì Yên Mô là đất đầu huyện nên chuyển thành Văn Từ của hàng huyện. Qua bài văn bia, người ta thấy người xưa làm Văn Từ không phải là chỉ để thờ phụng các bậc tiên nho mà chính còn là chốn tâm linh, là một công trình văn hóa để bảo tồn, duy trì và phát huy truyền thống hiếu học của cư dân với khát vọng học để hành, tu rèn để nhập thế. Vì vậy, ta thấy ông có câu: “Việc thờ cúng thánh hiền quý ở việc làm. Cái học của thánh hiền, văn là ngũ kinh, hành là ngũ luân, điều này đã được ghi tường tận ở bia Văn Từ hàng phủ. Các vị trong hội ta nên tham khảo mà cố gắng làm theo”.

Tất cả những điều nói ở trên chỉ để khẳng định mảnh đất này, một vùng sơn thanh thủy tú đã từng có một không khí văn hiến, có cái truyền thống nối đời học đạo, góp phần hun đúc nên những phẩm chất, những nhân cách tốt đẹp của nhân tài.

Ngay trong dòng họ Phạm sinh ra Phạm Thận Duật thì bao đời trước đã có nhiều người đạt học vị sinh đồ (tức tú tài). Trong “Phạm tộc phổ ký” còn giữ lại được, có nêu nhiều tên tuổi các đời đỗ tường sinh hay sinh đồ đời Lê, tú tài đời Nguyễn. Các cụ tiên tổ họ Phạm bốn đời liền trước đời Phạm Thận Duật, từ người cha là cụ Kép Tuyển đỗ hai khoa tú tài tính trở lên đều là những bậc khoa cử, nhưng học vị đó dù là hai khoa tú tài cũng không đủ để bổ một chức quan trong ngạch bậc quan trường nên thường chỉ ở nhà làm thầy đồ dạy học cho con cháu được nhiều chữ, nuôi dưỡng lòng hiếu học cho con cháu vươn lên sau này.

Mãi đến thế kỷ thứ XIX, Phạm Thận Duật, người cháu đời thứ mười của dòng họ đại Phạm mới thừa hưởng được kết quả hun đúc từ bao đời. Ông sinh ra trong hoàn cảnh nghèo vì cha mất sớm khi mới lên chín, nhờ bà mẹ tần tảo quan năm với gánh hàng xén đi khắp các chợ ở vùng quê quanh đó để nuôi con ăn học.

Trong Vọng Sơn niên phổ, một trong những cuốn phả của dòng họ Phạm nói về cụ Tổ Vọng Sơn(1) có đoạn nói về ông: “Cơm mỗi ngày một bữa, mỗi bữa một bát, mỗi năm chỉ có một cái quần và một cái áo. Thế mà trong cảnh đói rét vẫn phấn khởi. Lúc lớn lên càng ham học quá. Muốn học mà không có tiền mua sách, phải đi mượn để chép mà học. Câu văn đoạn chữ coi quý như vàng, như ngọc. Học rất chăm chỉ: tối không có tiền mua dầu, phải đốt nén hương để soi mà học. Mỗi khi có việc đi đâu, vừa đi vừa học ôn các bài học trước, đi mỗi dặm đường học tới bốn, năm chục trang, thường khi đụng phải người ta mà cũng không biết”.

Trong các thầy học của ông, từ người thày khai tâm Vũ Phạm Khải dạy được bảy ngày thì lên đường vào Kinh nhậm chức, đến người cậu là thầy đồ Hòa Lạc Nguyễn Hữu Văn dạy ở trường làng, thầy đồ người làng là Phạm Tư Tề ngồi dạy học ở phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định và thày Lục Khê cư sĩ Phạm Đức Diệu ở Nộn Khê mà sau này trở thành nhạc phụ của ông, thì phải nói rằng Hoàng giáp Phạm Văn Nghị, người làng Tam Đăng (Nam Định) một sĩ phu yêu nước nổi tiếng đất Sơn Nam là người thầy đã có nhiều công nhất dìu dắt dạy dỗ và hun đúc cho thư sinh Phạm Thận Duật trở nên người sau này đạt đến Nhất phẩm triều đình. Bởi lẽ ngay từ đầu, khi Lục Khê cư sĩ dẫn Phạm Thận Duật đến xin học, ông đã phát hiện ngay lòng hiếu học, tính nghiêm túc mẫn tiệp, cần cù khổ học của nho sinh họ Phạm nên không những chí tình dạy bảo mà còn nuôi dưỡng cho ăn học ở ngay trong nhà. Cái khí chất của người học trò ấy, năm năm sau đã biến thành cụ thể: Ông đỗ cử nhân trường Nam khoa Canh Tuất năm 1850, thứ 27, cuối bảng Giáp. Dù cuối bảng, nhưng cái ý chí quyết học hành nhập thế đã biểu lộ trong hai câu đối ứng tác của ông:

Điên chi, đảo chi, quán quần anh chi thủ,
Chí hĩ, tận hĩ, cận thiên tử chi quang”.

Tạm dịch:
Đưa lên, đảo xuống, sẽ đứng trên các bậc anh tài,
Cuối bảng, chí bền, sẽ kề bên ánh sáng Đức Vua”.

Cái khẩu khí ấy đã nghiệm đúng sau hơn 30 năm sĩ hoạn của một con người luôn luôn học hỏi để từ một cử nhân cuối bảng trở thành một ông quan “Đình thi độc quyển” chấm thi Hội, thi Đình để chọn lấy các bậc tiến sĩ, thám hoa, bảng nhãn.

Công lao d­ưỡng dục vun đắp nhân tài :
Cũng phải nói rằng nếu chỉ có truyền thống hiếu học của quê hương đã tạo nên nhân tài thì không đủ. Sự dạy dỗ trong gia đình, dòng họ là hết sức quan trọng. Bởi lẽ trước tiên, không có một nhân tài nào mà không do công sinh đẻ và dạy dỗ của người mẹ từ khi mới lọt lòng.

Dưới những chuẩn mực giáo dục theo đạo ký làm người của người xưa, trên nền tảng Nho học thì sự giáo dục của gia đình lại càng là một nhân tố vô cùng quan trọng. Nhân tài xưa kia là kết quả của sự dạy dỗ trong gia đình của một người cha nghiêm nghị có khi còn khắc nghiệt đối với từng bước đi của con mình, là sự kết trái của tấm lòng bao dung thắm đượm tình mẫu tử của người mẹ dạy dỗ, vun đắp từ khi đứa con mình còn đang ẵm ngửa đến khi bước vào đời, vào con đường danh vọng và ngay cả lúc đã xênh xang áo mũ.

Nhân tài Phạm Thận Duật cũng vậy, ông cũng được hưởng một nền giáo dục gia phong, tôn tộc mà công lao dạy dỗ lại chính là người mẹ quanh năm đòn gánh trên vai đi khắp các chợ miền quê.
Trong Vọng Sơn niên phổ như đã nói ở trên có đoạn: “… Ông làm quan đến đây đã hơn 14 năm mà sự ăn ở của bản thân không khác lúc còn đi học. Cụ bà ở nhà vẫn buôn gánh hàng xén, đến sau mới có chút lương gửi về phụng dưỡng”. Cụ bà bảo ông: “Làm con mà có ăn ngon mặc tốt để phụng dưỡng cha mẹ thì thực là đáng quý. Nhưng làm cho dân nghèo đi để nhà mình giàu thì ta ghét lắm”. Có lần về quê thăm mẹ, sau những ngày mệt mỏi và đau yếu vì việc công, ông ở lại lâu như muốn lưu lại với mẹ già, không nỡ lòng xa mẹ, thì bà mẹ bảo: “Những điều dạy bảo của cha ngày trước là chữ trung và chữ hiếu. Trung với nước, tức là hiếu với nhà. Cứ quyến luyến với gia đình cũng không phải là hiếu đâu”. Ông nghiêm chỉnh nghe lời mẹ dạy, ra đi việc nước.

Sự dạy dỗ của bà mẹ về lòng liêm khiết, bằng chính gương lao động cần cù của bà ngay cả khi ông đã làm quan, đã giúp cho Phạm Thận Duật tăng thêm nhân cách cao đẹp của một vị quan thanh liêm. Cả cuộc đời ông vì nước vì dân, đến nỗi thường băn khoăn chưa nuôi nổi mẹ già. Và điều đó hình như ông đã có lần tâm sự với người học trò yêu của mình là chí sĩ Nguyễn Cao. Đến khi bà cụ mất, Nguyễn Cao có đôi câu đối viếng thân mẫu của thày mình, tạm dịch:

Thầy tôi vẫn than phiền: Vất vả suốt đời chưa nuôi nổi mẹ.
Cụ cố nay lại mất: Nhìn dặm xa cách, nói sao hết tình”.

Xét về một khía cạnh nào đó, người mẹ, người cha trong nền giáo dục của ông cha ta chính lại là người thầy lớn trong suốt cuộc đời của người con, dù người con đó là một bậc hiền tài của đất nước. Sự dạy dỗ nghiêm khắc trong gia đình, trong dòng họ dựa vào truyền thống gia tộc để hiểu đạo lý làm người, đạo lý làm con, làm anh em, vợ chồng, làm trò, làm cha, làm quan phụ mẫu là cái cốt yếu, là nền tảng dựng nên nhân cách cao đẹp của con người, đưa con người lên tầm cao trong mối quan hệ sống và làm việc ở đời.

Khí thiêng sông núi hun đúc nhân tài

Trở lại vấn đề truyền thống hiếu học, có thể nói rằng mảnh đất quê hương nhiều đền chùa, miếu mạo, thờ cúng các bậc tiên nho, nhiều bia đá đầy chữ nghĩa thánh hiền và cũng nhiều sự chăm sóc đến dòng giống gia tộc nối chí cha ông đã hun đúc nên truyền thống hiếu học, nhắc nhở những người con đi theo sự nghiệp học hành, tu thân hành đạo mà Phạm Thận Duật là một tấm gương tiêu biểu ở quê tôi trong thế kỷ thứ XIX.

Ngày nay, dòng họ Đại Phạm cũng như các dòng họ khác ở quê tôi trải qua biết bao đổi thay của lịch sử đã ra đi sinh sống khắp nơi trong nước và ở cả nước ngoài. Song truyền thống hiếu học, khí thiêng sông núi của đất này cũng đã ban cho biết bao nhiêu nhà khoa bảng hiện đại. Các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ quê tôi ở khắp trong nước và ngoài nước. Còn các vị cử nhân, kỹ sư, các nhà giáo, những người có bằng đại học ở quê tôi có rất nhiều mà đến nay chưa thống kê hết được. Họ đang đem hết sức mình đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà. Nhà giáo, nhà thơ Phạm Cúc chuyên viết về thiếu nhi cũng là một con cháu họ Phạm. Ông đã có nhiều tập thơ được in trong thời gian gần đây, cũng là một con người được thừa hưởng truyền thống hiếu học của quê hương.

Ở nước ngoài, con cháu họ Phạm đất Yên Mô không quên nghĩ về quê hương, về cội nguồn mà người tiêu biểu là họa sĩ nổi tiếng Phạm Tăng, người cháu năm đời của Phạm Thận Duật. Ông được giải nhất hội họa của tổ chức UNESCO (tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp quốc) ngay tại đất thánh của hội họa là La Mã với bức tranh “Vũ trụ”. Ông còn là một nhà thơ tài danh mà Nhà xuất bản Văn học vừa cho in tập thơ mang tên ông, một tập thơ có thể nói là tập thơ “Hướng về quê hương, hướng về cội nguồn” với những câu nghe da diết:

Có ai còn nhớ Yên Mô
Sông Càn, núi Bảng đến giờ còn không?

Khí thiêng sông núi quê tôi đã hun đúc nên truyền thống hiếu học và truyền thống hiếu học đã góp phần hun đúc rèn luyện nhân tài.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta đã qua biết bao triều đại của hơn bốn mươi thế kỷ. Nhưng bất kỳ ở thời đại nào đất nước ta cũng sản sinh những vị anh hùng, những bậc hiền tài. Những bậc hiền tài ấy là do từ những bà mẹ anh hùng sinh ra ở những mảnh đất có khí thiêng, có truyền thống.

Những danh nhân của đất nước ta bao giờ cũng được sự hun đúc bởi truyền thống quê hương, truyền thống hiếu học, bởi sự chăm lo dạy dỗ của những người làm cha mẹ trong gia đình, của những bậc ông bà chú bác trong dòng họ. Phạm Thận Duật, một người con lỗi lạc của dòng họ Phạm đất Yên Mô cũng không thoát ra khỏi nguyên lý ấy. Ông đã trở thành một nhà văn hóa với nhiều tác phẩm để lại cho đời sau, trở thành một Cố mệnh đại thần, một sĩ phu yêu nước. Cuối cùng ông còn là một nghĩa sĩ, người đã cùng Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra Sơn phòng Quảng Trị, hạ chiếu Cần vương, khởi dậy phong trào Cần vương khắp Trung Nam Bắc để rồi gửi tấm thân mình nơi biển cả trên đường bị thực dân Pháp đưa đi đày từ Côn Đảo tới đảo Tahiti.

Đã đến lúc cần phải dóng lên hồi chuông kêu gọi những con cháu lớp trẻ hãy nhìn lại cội nguồn, nhìn lại lịch sử, học những cái hay, cái đẹp của người xưa, giữ lấy những cốt cách, những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước ông cha ta, của dòng họ để làm nên sự nghiệp. Bởi vì sự nghiệp của đất nước cũng là tập hợp sự nghiệp của con người, của nhân dân, của những dòng họ.

PHẠM ĐÌNH NHÂN


»»  Đọc tiếp

8 tháng 11, 2009

Họ Phạm Tiên Hưng Thái Bình làm khuyến học

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 11 08, 2009 bởi Phạm Đạo · 1 comments


Lời BBT: Họ Phạm Tiên Hưng Thái Bình là một dòng họ lâu đời cách đây hàng 600 năm. Dòng họ có truyền thống gia phong và hiếu học, có nhiều vị đỗ đạt cao. Đến nay vẫn duy trì được tinh thần hiếu học đó. Hội đồng gia tộc đã làm tốt việc khuyến học. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Trưởng Tộc Phạm Ngọc Phô về chủ đề này.

Dòng họ Có truyền thống
gia phong và hiếu học


Họ Phạm Tiên Hưng là một trong 20 dòng họ chung sống trong cộng đồng dân cư làng Phú Lễ xã Tự Tân huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, chiếm 40% dân số của 3 thôn thuộc làng Phú Lễ.
Gia phả cổ chữ hán của dòng họ ghi thuỷ tổ họ Phạm Tiên Hưng từ đất Lỗ Hương (Là một vùng đất mặn ven biển) đến đây khoảng năm Canh Thìn (1400) đời vua Trần Thiếu Đế, niên hiệu Kiến Tân năm thứ nhất, cách đây đã hơn 600 năm. Sổ vàng truyền thống gia phong dòng họ cho thấy Tiên Hưng là tên hiệu riêng của dòng họ xuất xứ từ mộ tổ để trên gò Tiên Hưng có nghĩa "dậy lên trước" kể từ đấy "sinh sinh sáng nghiệp, thế thế quang vinh". Họ hàng sinh sôi con cháu có phần lỗi lạc lúc đầu còn là vùng bãi sình lầy ven sông biển, lấy gò Tiên Hưng là nơi sinh cơ lập nghiệp. Mãi sau 300 năm: đến thời Lê Trung Hưng thời thịnh nho lúc đó mới có đủ cư dân cùng ông tổ 4 họ khác là Đỗ, Lại, Trịnh, Đặng lập nên làng Phú Lễ ngày nay (Phú là giầu, Lễ là lễ nghĩa) và chung vai xây dựng đình, làng, rước bài vị nho tướng triều Hùng Vương thứ 6 là Đỗ Phụng Trân có công giúp Phù Đổng Thiên vương đánh giặc Ân được vua phong sắc " Uyên Dung Quảng Bác Đại Vương", ngài mở trường dậy học ở 5 làng khai trí cho dân đem cái chữ đến vùng đất này đầu tiên. Bởi vậy4 xã 5 làng đều thờ nho tướng họ Đỗ. Đấy là nếp tôn sư trọng đạo, duyên nghiệp văn chương, về thờ làm thành hoàng làng cùng với đình, chùa Phúc Lâm đặt phía sau đình và văn từ làng thờ Đức Khổng Tử cũng được xây năm 1859 hợp thành một quần thể di tích văn hoá lâu đời của làng. Điều đó chứng tỏ người dân Phú Lễ người họ Phạm, rất hiếu học, trong chữ nghĩa văn chương.

Sau khi đình xây xong thì các họ tộc cũng xây dựng từ đường họ và rước đức thuỷ tổ của họ mình, được phối hưởng thờ tại đình làng để về thờ tại từ đường của họ. Từ Đường họ Phạm Tiên Hưng từ thế kỷ XVI đơn sơ, bằng tranh tre vách đất. Đến thế kỷ XIX (1820) con cháu trong họ cùng nhau góp sức xây dựng lại từ đường mới kiên cố, hoàn chỉnh và khang trang phía trong tẩm đường 3 gian, phía ngoài bái đường 5 gian để có nơi hát xướng tụ họp. Tuy nhiên trải qua gần hai thế kỷ, mối mọt, bão gió chiến tranh tàn phá nếp từ đường cổ bị huỷ hoại, trải qua 5 lần xây lại mãi đến 1995 với công sức toàn thể con cháu đóng góp mới xây dựng lại từ đường kiên cố, vĩnh cửu bằng vật liệu hiện đại nhưng theo thiết kế cổ điển, phục hồi dáng dấp cổ của tổ tiên để lại. Xuân thu nhị kỳ rằm tháng Giêng tháng Bẩy và ngày Đại Kỵ của họ, con cháu xa gần về tề tựu đông đủ giỗ tổ. Các cụ cao niên trong họ kể cho con cháu nghe rằng họ Phạm Tiên Hưng là dòng họ có nề nếp gia phong và tinh thần hiếu học đặc biệt là lòng yêu nước. Từ những năm xa xưa người họ Phạm đã tụ quân dưới cờ nghĩa của các lãnh tụ nông dân chống phong kiến, khi tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội và sau đó là Đảng Cộng sản ra đời, nhiều thanh niên đã giác ngộ trở thành những chiến sỹ tiên phong của Đảng: Ông Phạm Huề Chuỷ đang học trường Minh Thành - Thái Bình, Ông Phạm ích Doanh đang học ở Việt Trì đã tham gia các hoạt động rải truyền đơn, treo cờ Đảng từ khi tuổi mới 14-15. Ông Doanh hoạt động cách mạng trong chi bộ Đảng Hoả Xa ở Quy Nhơn, trong một lần tham gia gài mìn trên đường sắt để giết tên toàn quyền Pháp bị lộ ông bị địch bắt và đã anh dũng hy sinh sau 3 ngày bị tra tấn năm 1941 lúc đó 29 tuổi. Ông Phạm Huề Chuỷ là một Đảng viên tiền bối của chi bộ Thư Vũ tiền thân của Đảng bộ Vũ Thư ngày nay, khi 12 tuổi vẫn đang đi học ông đã viết báo, truyền đơn và in ấn truyền đơn cho cách mạng tham gia “Học sinh hội” ở trường Minh Thành, đây là thời kỳ tập dượt để các “Học sinh hội” trở thành cộng sản, 16 tuổi ông đã trở thành đảng viên, năm 1939 ông là Bí thư chi bộ Thư Vũ và Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc kỳ. Sau lần thứ ba bị bắt, trốn ra tù ông chuyển địa bàn hoạt động lên chiến khu Ba Sao, xây dựng phong trào và sáng lập Đảng bộ Hà Nam. Ông hy sinh năm 1941 tại chiến khu Ba Sao - Kim Bảng - Hà Nam.

Những năm kháng chiến ác liệt, trai tráng họ Phạm tòng quân tham gia kháng chiến như: liệt sỹ Phạm Xuân Hảo, Phạm Xuân Bạc, Phạm Văn Tân.. Trong 3 năm kháng chiến trong lòng địch, các trận càn của pháp vào làng Phú Lễ, các con em của họ Phạm là du kích thôn đã chiến đấu ngoan cường và đã ngã xuống ngay trên miền quê đó là: Phạm Xuân Uyên, Phạm Xuân Bôi, Phạm Xuân Tản và mười người con của họ Phạm Tiên Hưng trở thành liệt sỹ chống Pháp . Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có hàng mấy trăm người con trong họ tòng quân và đã có 18 người con của họ Phạm đã anh dũng hy sinh là liệt sĩ trong số 45 liệt sỹ của làng.

Ngay từ khi dựng từ đường thờ tổ tiên các cụ đã có quy ước về việc học hành, ngày nay là khuyến học, con em gia đình nào học tốt được HĐGT kính cáo với tổ tiên và khen thưởng xứng đáng. Cách đây 3 trăm năm nhiều cụ dùi mài kinh sử đỗ đạt cao. Cành giáp có cụ Dụ đức hầu Phạm Bá Huân, cụ Đồng Phủ Tràng Khánh Phạm Bá Đôn, cành ất có cụ Phúc Kiệm Phạm Sỹ Giản hàm tiến công thú lang chức huyện thừa Vĩnh Khang ( Nghệ An); cụ Nguyên Trình hiệu Phúc Lương hàm tiến công thú lang chức Thiên sự viện Điển Bạ, cụ Phạm Đức Dục hiệu Phúc Chính, chăm học, chí cao; làm chức Tiến công thăng thần sách tư bạ được triều đình triệu vào viết sách cho con vua học. Thế hệ thứ 14 phái Mạnh có cụ Phạm Xuân Sưởng luôn theo đuổi việc học, thi đỗ nhất nhị trường, làm chức Trương biên đê chính huyện Thư Trì. Thế hệ 15 có cụ Phạm Xuân Hoành tự Hoằng Nghị hiệu Mặc Tĩnh tiên sinh, có chí kiên tâm về khoa cử, hơn 20 năm đèn sách thi đỗ Nhị trường không ra làm quan, mở trường dạy học, học trò của cụ đông nhất vùng, nhiều người đỗ đạt cao. Đặc biệt, thế hệ thứ 16 (Tầng 13) phái Mạnh có 4 anh em ruột cùng đỗ tú tài một khoa (Năm 1900). Nhà vua phong bảng "Tứ tử đồng khoa", đây là một trường hợp xưa nay hiếm có trong cả nước, sau đó cụ thứ 2 Phạm Tiến Bật thi tiếp đỗ cử nhân năm 1903; văn tài lỗi lạc có tiếng tăm khắp vùng, chỉ lấy giáo dục làm trọng, trải 20 năm dạy học, đào tạo hàng vài trăm người thành đạt, đỗ cử nhân, tú tài kỳ thi hương năm 1915. Cụ thứ 3 Phạm Duy Ninh thi đỗ tiếp cử nhân năm 1909, cụ chỉ lấy nghề dạy học làm trọng, sau thi trường sư phạm và làm Huấn đạo (Một chức thuộc ngành giáo dục), hơn 20 năm giữ chức đem văn tài, đạo đức giáo hoá con cháu và thanh niên trong nước, là bậc mô phạm lão thành đầy đủ đạo đức uy tín, được thưởng hàm Hàn lâm viện trước tác và Học chính danh bạ bội tinh. Còn cụ em út: cụ tú tư Phạm Đình Liêu (1875-1943) cùng với 3 anh, cụ đã thi đỗ tú tài năm 22 tuổi; là tuổi đỗ rất hiếm trong khoa trường thời kỳ đó, cụ còn có biệt tài về văn chương và khoa đối trướng, song cụ chỉ có dậy học và làm thuốc giúp đời. Các cụ đỗ tú, đỗ cử nhưng nhà rất nghèo chỉ có được 2 cái quần tốt để thay nhau khi phải ra ngõ, người ở nhà phải mặc quần rách hoặc đóng khố. Bà cụ chị dâu cả, bà Tú cả Thực làm nghề bán trầu cau, khoai luộc tần tảo nuôi chồng và 3 em chồng thu học thành tài đỗ tú cùng khoa. Đó là sự kiện hiếm có trong khoa trường và gia phong dòng họ ngày xưa. Còn trường hợp đỗ nhất, nhị trường từ thế hệ 12 có rất nhiều, chưa kể số cụ đỗ khoá sinh ở làng thời đó rất hiếm. Từ khi chuyển sang tân học, số người đỗ tiểu học tăng dần, họ có 18 người trong số 20 người ở làng, 5 người học lên trung học trong số 6 người cả làng, nhiều người nhà nghèo, rất nghèo. Ngày nay hàng trăm người đã có trong tay một, hai bằng đại học, cao đẳng. Có rất nhiều người có bằng đại học, cao đẳng và thạc sỹ, nhiều người phấn đấu có bằng thạc sỹ, phó tiến sỹ, tiến sỹ và đạt hàm phó giáo sư; số gia đình có toàn bộ bố mẹ dâu rể con cháu đều có bằng đại học 100% không phải là hiếm, có vài chục gia đình, số gia dình có từ 5 đến 7 bằng đại học, cao học rất nhiều mà cành phái nào cũng có, mà phần nhiều là nhà nghèo dược cấp học bổng hoặc vừa học vừa làm. Danh sách con cháu thành đạt bậc cao học càng nối dài. Truyền thống hiếu học của họ Phạm tiên hưng luôn được phát huy, phát triển kho vàng trí tuệ.

Phát huy truyền thống hiếu học của tổ tiên, cha ông họ Phạm Tiên Hưng ngày nay đã có nhiều hoạt động khuyến học (KH) khuyến tài (KT) ngay từ năm 1995, họ đã xây dựng được quy ước khuyến học và gìn giữ gia phong từ rất sớm; gồm 20 điều trong đó đã có 6 điều quy định về KH. Đây cũng là văn bản ban đầu làm cơ sở để dòng họ hoạt động KH và đến năm 2004 soạn thảo, bàn bạc thống nhất, được UBND huyện ban hành chính thức tại quyết định 2354/QĐ-UB ngày 22/12/2004; bản quy ước đầy đủ toàn diện các mặt gồm 7 chương 35 điều, đây cũng là tiêu chí cho con em dòng họ phấn đấu để đạt dòng họ văn hoá. Ban khuyến học dòng họ có 11 người gồm cả đại diện bà con trong họ ở các khu vực cư trú: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Đắc Lắc, Quảng Ninh. Quỹ khuyến học của dòng họ được xây dựng bằng sự tự nguyện tham gia của con cháu và tiền công đức khác, tiền tiết kiệm 10% chi tiêu trong ngày giỗ tổ hàng năm, vì thế mỗi năm tăng từ 2 đến 3 triệu đồng, ngoài việc chi cho hoạt động KH, Khuyến tài hàng năm còn đóng góp xây dựng quỹ KH của thôn, xã từ 50.000 đến 200.000đ có năm đến 2 triệu đồng.

Hàng năm, cứ đến ngày giỗ tổ họ đều tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng con cháu đạt học sinh giỏi các cấp, các cháu trúng tuyển vào THTP, cao đẳng, đại học, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, về báo công với tổ tiên, dòng họ, các cháu rất phấn khởi vinh dự, tự hào được về dự giỗ tổ, nhận phần thưởng và thụ lộc cùng các bậc ông bà cha chú và các thành viên trong dòng họ, mức thưởng từ 30.000 đến 50.000đ, các học sinh nghèo vượt khó đỗ đại học được hỗ trợ từ 200.000đ đến 300.000đ; ban khuyến học và hội đồng gia tộc đến từng gia đình chúc mừng và trao thưởng trước khi các cháu nhập học đại học, cao đẳng. Với số tiền chi cho KH có năm đến trên dưới 3 triệu đồng. Ngoài ra các cháu phấn đấu học lên, đỗ cao học có học vị, học hàm đều được họ mời về tuyên dương, báo công trong ngày giỗ tổ và nhận giấy khen, phần thưởng của họ. Đối với những gia đình cả nhà có bằng Đại học, cao học hoặc gia đình có từ 5 bằng Đại học, cao học trở lên cũng được tuyên dương ở họ. Do làm tốt công tác KH nên hàng năm họ Phạm tiên hưng có từ 20 đến 30 cháu học sinh giỏi các cấp và đỗ vào Đại học, cao đẳng. Riêng năm học 2006- 2007 100% h/s tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào Cao đẳng, Đại học (11 cháu).

Đây cũng là một dòng họ có tổ chức và hoạt động KH sớm nhất của huyện Vũ Thư tính đến nay đã được 15 năm chính vì những thành tích trên mà họ Phạm tiên hưng làng Phú Lễ được huyện và tỉnh khen thưởng là một trong 8 dòng họ có thành tích xuất sắc tiêu biểu cho "dòng họ khuyến học" trong suốt 5 năm liền. Ngược lại dòng lịch sử lễ vinh quy bái tổ "Tứ tử đồng khoa". Năm 1901 quan Nghè Giao cù Nam Định đã viết đôi câu đối tặng để ở từ đường.

"Tổ tiên tích đức nghi thực đức
Tư tử đồng khoa hựu phát khoa" 

Có nghĩa tổ tiên đã có đức. con cháu phải biết trồng cây đức. Trong họ có 4 anh em ruộc đỗ cùng một khoa con cháu sẽ phát huy truyền thống đó mà phấn đấu đỗ đạt nhiều hơn, cao hơn. Truyền thống yêu nước và hiếu học của họ Phạm Tiên Hưng làng Phú Lễ không ngừng phấn đấu, phát huy và phát triển với kho vàng trí tuệ ngàn đời của dòng họ đã đóng góp cùng làng xã và đất nước làm rạng danh con cháu Lạc Hồng.

Phạm Ngọc Phô
Trưởng tộc họ Phạm Tiên Hưng Thái Bình
»»  Đọc tiếp

3 tháng 11, 2009

Logo Họ Phạm Việt Nam

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 11 03, 2009 bởi Phạm Đạo · 11 comments

Ý NGHĨA CỦA LOGO HỌ PHẠM VIỆT NAM

Logo họ Phạm hình chữ nhật có kích có 4/3. Viền màu nâu thiên về đỏ. Nền màu vàng. Cây cổ thụ màu xanh lục tượng trưng cho dòng họ ta phát triển không ngừng như một cây đại thụ cành lá xum xuê xanh tốt, gợi cho mỗi người chúng ta nhớ đến cội nguồn, đến gốc rễ của dòng họ. Chữ “Phạm” tượng hình lấy tù chữ Nho (范(*),chữ Hán) ở giữa màu đỏ cờ (màu vàng của nền và màu đỏ của chữ Phạm chính là 2 màu của Quốc kỳ). Việc lấy chữ Phạm thể hiện bằng chữ Nho này biểu thị sự tôn trọng văn tự của cha ông ta ngày xưa. Điều này không có nghĩa là dòng họ Phạm ta từ Trung Quốc chuyển sang và cũng không phải Thủy tổ của họ Phạm Việt Nam là người Trung Quốc. Bên dưới có dòng chữ quốc ngữ HỌ PHẠM VIỆT NAM.


--------------------

(*) Việc thiết kế Logo các nhà đồ họa có thể lấy một hình vẽ, một hàng chữ, một biểu tượng nào đấy. Ở đây chúng ta lấy biểu tượng ấy là một chữ Phạm có nguồn gốc chữ Nho(chữ Hán) là một sự thường tình. Để những người không biết chữ nho dễ nắm được biểu tượng chữ Phạm ( 范 ) ông Phạm Đạo đã căn cứ vào một truyền thuyết bên Trung Quốc diễn tả bằng một bài thơ như sau:


CHỮ PHẠM

Một tộc người di trú tới ven sông

Nước đã cạn khô cỏ cháy trên đồng

Chẳng quản nắng mưa đồng lòng hiệp sức

Sông Dĩ hiền hòa đã được khai thông

Cơm chan mồ hôi, nhường nhau tấm áo

Để lúa ngô khoai xanh tốt trên đồng

Tộc người ấy lấy họ mình là Phạm

Bộ Thảo đầu (1) sông Dĩ (2) nước (3) mênh mông

-----------------

(1) bộ Thảo (艹), (2) chữ Dĩ (已), (3) bộ Thủy (水, 氵).

Chữ Phạm 范 gồm bộ “Thảo” ở trên đầu; bộ “Thủy” ở bên trái và chữ “Dĩ” ở bên phải
»»  Đọc tiếp

2 tháng 11, 2009

Họ Phạm (ca khúc)

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 11 02, 2009 bởi Phạm Đạo · 5 comments

Nhạc sỹ Phạm Hanh sau khi đọc bài thơ giải thích chữ Phạm của nhà thơ Phạm Đạo đã rất xúc động liền phổ nhạc bài thơ ấy thành một ca khúc họ Phạm mới. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm mới này đến bạn đọc xa gần.


»»  Đọc tiếp

1 tháng 11, 2009

Thông báo số 5(01.11.2009) của Thường trực BLL họ Phạm VN

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 11 01, 2009 bởi Phạm Đạo · 0 comments

 

THÔNG BÁO SỐ 5(1.11.2009)
của Thường trực Ban liên lạc họ Pham Khóa V.

Sáng ngày 01/11/2009, tại Hà Nội đã có cuộc họp giữa Thường trực Ban liên lạc(TTBLL) họ Phạm Việt Nam và TT BLL họ Phạm Hà Nội. Mục đích chính là củng cố  BLL họ Phạm Hà Nội.

Ông Phạm Đạo, Trưởng BLL họ Phạm Việt Nam đã trình bày một số việc đã làm được và chưa làm được trong mấy tháng qua của BLL họ Phạm Việt Nam. Sau đó dự kiến bổ sung nhân sự cho BLL họ Phạm Hà Nội.  Sau đây là một số kết luận của cuộc họp:

- Ông Phạm Vũ Quất, Phó Trưởng ban TTBLL họ Phạm Việt Nam sẽ kiêm nhiệm làm Trưởng BLL họ Phạm Hà Nôi. Ông Quất sẽ rút khỏi Ban biên tập bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm VN”. Nhiệm vụ của ông Quất ngoài việc thực hiện trách nhiệm Phó Trưởng ban TTBLL họ Phạm Việt Nam (đã qui định trong Qui chế Tổ chức và hoạt động của BLL họ Phạm Việt  Nam) ra còn trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Kế hoạch công tác mà Thường trực BLL họ Phạm Hà Nội đã thông qua

- Ông Phạm Hoan vì điều kiện sức khỏe và hoàn cảnh gia đình khó khăn xin thôi giữ chức Trưởng BLL họ Phạm Hà Nôi. Ông  giữ chức Phó BLL họ Phạm Hà Nội, nhiệm vụ cụ thể do Thường trực BLL họ Phạm Hà Nôị phân công.

- Ông Phạm Đình Điểu thôi giữ chức Phó Trưởng ban kiêm  Tổng Thư ký BLL họ Phạm Hà Nội, để thực hiên tốt chức danh Tổng thư ký BLL họ Phạm Việt Nam và Tổng thư ký Câu lạc bộ doanh nhân họ Phạm Việt Nam.

- Bổ sung ông Phạm Vũ Câu, Phó Trưởng ban TTBLL họ Phạm quận Đống Đa làm Ủy viên BLL họ Phạm Việt Nam giữ chức Phó Trưởng ban Thường trực kiêm Tổng thư ký BLL họ Phạm Hà Nội, nhiệm vụ cụ thể của ông Câu do TTBLL họ Phạm Hà Nội phân công.

Trụ sở của BLL họ Phạm Hà Nội thay đổi lại như sau:
Số 11, ngõ 472 Đường Láng, P.Láng Hạ, Q.Đống Đa, Hà Nội.
ĐT: 04.35621384; 04.38530070; 090326493.
Email: phamvuquat@yahoo.com



TTBLL họ Phạm Việt Nam

»»  Đọc tiếp

31 tháng 10, 2009

Vì sao tôi thích đi họp họ Phạm

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 10 31, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments


VÌ SAO TÔI THÍCH ĐI HỌP HỌ PHẠM?

Gia đình tôi cha mẹ sinh 4 người con gái không có con trai. Từ năm 1944 mẹ đẻ tôi sinh em thứ 4 là gái, đã bong huyết chết cả 2 mẹ con. Cha tôi đi vắng quanh năm làm lá cọ và làm nón tân trên tỉnh Phú Thọ, Yên Bái ít khi ở nhà.
Tôi nhớ năm 1944 mẹ đẻ tôi mất “việc họ” họp và ăn cơm đoàn kết ngay cạnh nhà, nhà Bác Bất tôi.
Vì nhà không có con trai, cha đi ngược vắng. Ba chị em ngồi khóc! Bà thím buồn lại nói: Nhà vô phúc nên không có đinh đi họp họ. Chị tôi khóc! Thế là tôi cũng òa khóc mãi!!! Tủi thân quá!!
Sau cách mạng tháng 8 con gái bình đẳng cùng con trai, thế là tôi được vào nhà thờ họ Phạm Huy ngay gần nhà. Tôi vui lắm! Khi ra Hà Nội. Năm họ Phạm ta họp ở Quán Sứ chị Lợi cùng ở làng Chuông gọi điện thoại báo tin lúc ấy tôi đang sốt 390, nhà gàn không cho đi nhưng chị Lợi thuê xe đến tận nhà đón tôi. Từ ngày đầu cho đến 12 năm nay tôi đều có mặt tại các cuộc họp họp dù xa hay gần.
Năm 2007 họp tận Thái Bình, chồng tôi ôm nhưng tôi vẫn thu xếp cho các con trông nom cha cho mẹ đi họp họ.
Từ ngày đi họp ở Thái Bình về, học tập Thái Bình 10 năm xây dựng cơ sở họ từ các xã, phường quận huyện đều có Tổ chức dòng họ. Về đến Hà Nội, tôi đi thăm các gia đình họ Phạm ngay khu tập thể Khương Thượng như: đến nhà A6 có bác Phạm Hoàng Ly 80 tuổi, Bác Phạm Cường , bác Phạm Huy Khánh, bác Phạm Đình Khoát và chị Phạm Hải Yến, Phạm Thị Cúc, Phạm Thị Phúc... Sau khi xin ý kiến của Bác Phạm Hồng, Tổng thư ký BLL họ Phạm lúc ấy đồng ý cho thành lập Ban liên lạc họ Phạm phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. Mọi người ai cũng vui vẻ đi họp mỗi người góp 50.000đ để thăm người ốm phải đi bệnh viện.
Đầu năm 2008 gia đình tôi chuyển sang phường Trung Liệt nhưng tôi vẫn về họp cùng các anh chị họ Phạm phường Trung Tự. Vì về họp gặp lại bạn bè thấy rất vui. Khi tôi ốm nằm nhà con trai út phường Trung Liệt, các anh chị trong Ban liên lạc như chị Cúc, chị Yến, anh Khoát sang thăm. Tôi rất vui.và rất cảm động.
Tháng 2 - 2008, tôi về Trung Tự mời Ban liên lạc họ Phạm phư\ơngf Trung Tự họp để báo cáo với Ban liên lạc tôi xin rút lui Trưởng ban liên lạc, hội nghị bầu ông Phạm Xiển làm Trưởng Ban, ông Ban, ông Phạm Đình Khoát và bà Phạm Hải Yến làm phó BLL phường Trung Tự.
Từ tháng 5 - 2008 về phường Trung Liệt tôi đã đi thăm được 20 người họ Phạm ngay gần nhà, các tổ dân phố cụm dân cư số 6 nơi gia đình tôi ở và thăm 4 người họ Phạm cùng CLB thơ Phường Trung Tự
Nhà bác phạm Duy Tuân nay là Trưởng ban liên lạc quận Đống Đa, bác Phạm Văn Liên, bác Phạm Sĩ Ngoạn là đảng ủy viên, chủ tịch Hội chữ thập đỏ của phường Trung Liệt và Ban Thường vụ Hội chữ thập đỏ quận Đống Đa. Chị Phạm Thị Thơm là chủ tịch Hội Phụ nữ phường Trung Liệt, chị Thơm cho tôi danh sách người họ phạm làm công tác hội chữ thập đỏ hội viên phụ nữ người họ Phạm.
Từ tháng 5 - 2008 đến tháng 7 - 2009 gần một năm cứ mỗi tuần 2 lượt vào các buổi chiều và tối , tôi sang các nhà gần trước, các bạn thơ, các chị phụ nữ. Người cao tuổi.
Khi đến các nhà chơi, tôi gợi ý việc họp để thành lập BLL phường Trung Liệt ai cũng vui, mong muộn họp họ.
Cảm động nhất là đến nhà bác Phạm Chẩm đã 80 tuổi, cùng CLB thơ với tôi qua ông bác ở Quang Nam lại là TNXP thời chống Pháp của khu V. khi tôi nói đến họp họ bác rất ủng hộ (bác làm tổ trưởng người cao tuổi cụm 7), bác cho tôi danh sách của 20 người họ Phạm cụm 7, đưa tôi đi từng nhà chơi thăm, thế là có ba bác hội thơ lại là cán bộ, giảng viên Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có trình độ, có nhiệt tình với họ Phạm. Từ việc đến chơi, thăm hỏi trên tôi nắm được cụ thể phường Trung Liệt có người họ Phạm của 28 tỉnh thành đang sinh sống tại 13 cụm dân cư phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Sau khi đi họp các doanh nhân người họ Phạm về và họp Ban Liên lạc họ Phạm của thành phố Hà Nội quyết định ra mắt Ban Liên lạc họ Phạm, quận Đống Đa. Đầu tháng 8 - 2009 tôi mời 20 người của phường Trung Liệt định thành lập BLL họ Phạm Phường Trung Liệt nhưng sau lần họp ấy, anh Phạm Đình Điểu gợi ý mời thêm các đại biểu phường Trung Tự và một số phường khác như phường Ngã Tư Sở, Nam Đồng, Ô Chợ Dừa... Để ra mắt của BLL quận Đống Đa và Phường Trung Liệt luôn. Lúc này về họp với 5 người của phường Trung Liệt, 3 người của phường Trung Tự còn mời thêm đại diện BLL của thành phố Hà Nội và anh Phạm Cầu, BLL họ Phạm Việt Nam dự để chuẩn bị cho cuộc họp trù bị. Buổi họp Ban trù bị gồm 15 người dự đông đủ có mặt, Ban thường trực họ Phạm thành phố Hà Nội.
Cuộc họp nay quyết định số người tham gia BLL quận, phường Trung Liệt,
phân công làm giấy mời toàn quận Đống Đa, phân công người trang trí địa điểm mượn hội trường v.v. .
Tại cuộc họp trù bị đã vận động mọi người góp quĩ : ông Phạm Huy Lính, phó ban LL họ Phạm ủng hộ 500.000đ, ông Phạm Vũ Cân 500.000đ, và cả ông Phạm Cầu cùng mọi người mỗi người họp ủng hộ 200.000đ, thế là số tiền ngày họp trù bị được 2.000.000đ để chi phí cho ngày 30 - 8 - 2009 họp chính thức.
Cuộc họp đã diễn ra tại Hội trường Học viện tại chức HCM (Nhà thờ tổ của Hoàng Cao Khải). Có treo cờ họ PHạm, mở đĩa nhạc bài hát của họ Phạm và Băng cơ khẩu hiệu trang nghiêm còn có Đội văn nghệ biếu diễn một số tiết mục
Tại cuộc họp có bán và biếu nội san “Thông tin họ Phạm Việt Nam” ai không có tiền thì biếu. Tổng số là 80 cuốn, Ngoài ra cò bán cuốn tomd tắt “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt”
Hội nghị có 80 đại biểu đến dự rất vui vẻ. Kết quả ra mắt được BLL họ Phạm quận Đống Đa. Ông Phạm Duy Tuấn được bầu làm Trưởng Ban., ông Phạm Vũ Câu được bầu làm Phó trưởng Ban. Và 22 ủy viên khác.
Cùng ngày BLL họ Phạm Phường Trung Liệt cũng được thành lập có 9 người 4 chị nữ, 5 bác nam.
Sau cuộc họp chung ngày 29/9/2009, Ban thường trực đã họp để rút kinh nghiệm đánh giá kết quả, dự kiến phân công một số ban và rút kinh nghiệm đi dự lễ ngày 20/7. Giờ cụ Phạm Tu và bàn một số công tác sắp tới từ nay đến tháng 12 - 2009.

Hà Nội, 10 năm 2009
Phạm Thị Nhật
»»  Đọc tiếp

12 tháng 10, 2009

Chính thức thành lập BLL họ Phạm tỉnh Hải Dương

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 10 12, 2009 bởi PK.Dương · 19 comments

Sau một thời gian chuẩn bị khá kỹ càng về mọi điều kiện, được sự đồng ý của UBND tỉnh, ngày Chủ nhật 11-10-2009 ( tức 23-8 Kỷ Sửu) cộng đồng người họ Phạm tỉnh Hải Dương đã long trọng tổ chức cuộc gặp mặt lần thứ nhất.

Về dự cuộc gặp mặt có tính lịch sử này có ông Phạm Thế Duyệt- Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam; Ông Lê Hồng Văn-Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương; Bà Phạm Thị Hải-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hải Dương; Ông Phạm Thế Tập-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hải Dương; Các ông Phạm Đình Nhân, Phạm Đình Điểu, Phạm Vũ Quất và Bà Phạm Thúy Lan, đại diện BLL họ Phạm toàn quốc; Ông Phạm Quang Hoàn- Chủ nhiệm CLB doanh nhân họ Phạm Việt Nam; Đoàn đại biểu BLL họ Phạm TP.Hải Phòng; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện thành phố là người họ Phạm, cùng gần 300 bà con, dâu rể... đại diện các chi nhánh, dòng tộc họ Phạm đến từ 12 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Sau những nghi thức trọng thể, Ông Phạm Văn Hoàn-Trưởng ban, đã trình bày báo cáo hoạt động của của BLL lâm thời tỉnh Hải Dương hơn một năm qua. Sau phần giới thiệu những nét chính về họ Phạm Việt Nam và họ Phạm tỉnh Hải Dương, báo cáo đã nêu bật kết quả những việc mà BLL lâm thời họ Phạm tỉnh Hải Dương đã làm được từ sau ngày 8 tháng 7 năm 2008 đến nay, cụ thể: Ban vận động đã tổ cuộc họp thành lập BLL lâm thời; thường xuyên liên hệ với BLL toàn quốc; tổ chức Đoàn đi lễ Thượng Thủy tổ vào 20-7 tại Hà Nội và dâng hương Danh tướng Yết Kiêu-Phạm Hữu Thế tại đền Quát ( Hải Dương) hàng năm; tham gia các họp BLL toàn quốc, Đại hội thành lập CLB doanh nghiệp họ Phạm; thường xuyên viết bài giới thiệu về hoạt động của họ Phạm Hải Dương và danh nhân Hải Dương trên Website và Bản tin nội tộc; Dự thảo Quy chế hoạt động của Liên lạc họ Phạm tỉnh Hải Dương; liên hệ, kết nối, sâu rộng các Hội đồng Gia tộc, các bậc tôn trưởng của các chi phái dòng họ Phạm tham gia vào tổ chức cộng đồng họ Phạm tỉnh HD. Đặc biệt BLL lâm thời đã làm văn bản đề nghị với TP.Hải Dương và UBND tỉnh lựa chọn tên danh nhân họ Phạm để đặt tên cho các đường phố và công trình công cộng ở TP.Hải Dương. Đề nghị đã được cấp trên chấp thuận. Tại Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, 3 danh nhân họ Phạm là : Phạm Tu, Phạm Lệnh Công và Phạm Trấn đã được chọn và đặt tên cho một số đường phố mới. Trong đó có phố mang tên Thượng thủy tổ Phạm Tu tại Khu đô thị mới Hà Hải. Đây là việc làm có ý nghĩa lớn của hậu thế để tri ân tiên tổ, những người đã có công lao to lớn đối với đất nước...

Báo cáo cũng nêu lên một số phương hướng trong tổ chức và hoạt động sau khi thành lập Ban LL chính thức. Trong đó tập trung vào việc duy trì các hoạt động sao cho ý nghĩa và hiệu quả đồng thời phát triển sâu rộng hơn thành phần tham gia vào tổ chức những người họ Phạm toàn tỉnh.
Sau báo cáo, Nhà báo Phạm Văn Chức-Phó trưởng ban kiêm Tổng Thư ký đã trình bày dự thảo Quy chế về tổ chức và hoạt động gồm 6 phần trong đó có các quy định cụ thể để làm cơ sở cho các hoạt động của BLL họ Phạm tỉnh Hải Dương.

Tại cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa này, thay mặt cho lãnh đạo tỉnh Hải Dương, Ông Lê Hồng Văn- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương đã phát biểu ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp to lớn của những người họ Phạm đối với đất nước qua suốt chiều dài hàng ngàn năm của lịch sử dân tộc, đồng thời bày tỏ sự vui mừng phấn khởi khi tỉnh Hải Dương có thêm một tổ chức sẽ hoạt động theo phương châm vì mục tiêu đại đoàn kết dân tộc. Tỉnh sẽ ủng hộ khi tổ chức của những người họ Phạm duy trì được hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích đã đề ra, đóng góp với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở Hải Dươngcũng như phong trào chung của toàn xã hội...

Cũng tại cuộc gặp mặt, bà con họ Phạm Hải Dương còn được nghe những lời tâm sự rất sâu sắc và thấm đẫm tình cảm đồng tộc của Ông Phạm Thế Duyệt- Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam; Ông Phạm Đình Nhân-Phó Trưởng ban LL họ Phạm toàn quốc; Ông Phạm Thanh Bình-BLL họ Phạm TP.Hải Phòng cùng một số đại biểu các dòng họ Phạm lớn trong tỉnh.
Tiếp tục nội dung của cuộc gặp mặt, Ông Phạm Xuân Thăng- Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hải Dương đã lên điều hành phần bầu cử BLL và các Tiểu ban. Các đại biểu tham dự đã thể hiện sự đồng thuận cao và nhất trí bầu ra BLL chính thức toàn tỉnh gồm 41 vị và thành phần lãnh đạo 4 Tiểu ban chuyên môn của BLL tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ I ( 2009-2012). Bộ phận Thường trực gồm:

1- Ông Phạm Văn Bảo- Nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban.
2- Ông Phạm Thế Tập- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hải Dương, Phó trưởng ban.
3- Ông Phạm Xuân Thăng- Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hải Dương, Phó trưởng ban.
4- Ông Phạm Văn Hoàn-Chánh văn phòng UBND tỉnh Hải Dương, Phó trưởng ban.
5- Ông Phạm Văn Chức-Nhà báo,Trưởng T.ban VN-TT-DL, Đài PT-TH Hải Dương, Phó trưởng ban kiêm Tổng Thư ký.

Ngay trong cuộc gặp mặt đầu tiên này, nhiều doanh nghiệp, gia đình và cá nhân người họ Phạm đã đến dự đồng thời thể hiện lòng hảo tâm ủng hộ bằng tinh thần và vật chất giúp cho việc duy trì bước đầu các hoạt động của Ban liên lạc./.

Phạm Ngọc Dũng


»»  Đọc tiếp

10 tháng 10, 2009

Thư thăm hỏi

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 10 10, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

Vừa qua cơn bão số 9 đã tàn phá các tỉnh miền Trung trong đó có đảo Lý Sơn (có rất nhiều bà con họ Phạm ra đây lập nghiệp và sinh sống) gây nhiều thiệt hại về người và của cho đồng bào.

Tôi xin thay mặt cho Thường trực Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam gửi đến bà con họ Phạm ở đảo Lý Sơn lời thăm hỏi ân cần nhất của chúng tôi. Bà con hãy nhớ rằng trên 5 triệu người họ Phạm trên toàn quốc luôn quan tâm đến bà con, những người trên tuyến đầu của Tổ quốc.

Mong bà con cố gắng khắc phục hậu quả của cơn bão để trở lại cuộc sống bình thường.

Hà Nội, 10/10/2009
TM. Thường trực BLL họ Phạm VN
Trưởng Ban
PGS.TS. Phạm Đạo
»»  Đọc tiếp

8 tháng 10, 2009

Đền Quát thờ danh tướng Yết Kiêu

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 10 08, 2009 bởi PK.Dương · 0 comments

Đền Quát - Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia thờ danh tướng Yết Kiêu.

Mùa thu này, làng quê Hạ Bì thuộc xã Yết Kiêu (Gia Lộc-Hải Dương) lại tràn ngập không khí náo nức, tươi vui trong thời gian diễn ra lễ hội Đền Quát. Năm nay, Lễ hội Đền Quát có nhiều nét mới so với những năm trước.
Nhiều nội dung phần lễ và phần hội sẽ được khôi phục. Theo đó, lễ hội sẽ bao gồm: Lễ cáo yết (nghi lễ mở cửa đền); Lễ mộc dục (tắm tượng-thể hiện lòng tôn kính của nhân dân với Đức thánh); Lễ rước bộ; Lễ tưởng niệm danh tướng Yết Kiêu; Tổ chức thi cỗ dâng Thánh (có 7 mâm cỗ hộp do các nghệ nhân làng Hạ Bì thực hiện); Hội Bơi chải (trên đoạn sông trước cửa đền với sự tham gia của 10 đội thuyền đến từ các Hà); thi bơi lội (bơi người) cùng nhiều trò chơi dân gian trong suốt các ngày diễn ra lễ hội...


Đền Quát được xây dựng vào cuối thời Trần nhằm ghi nhớ công lao của Đô soái Yết Kiêu. Danh tướng Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), quê quán ấp Hạ Bì, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng (thuộc xã Yết Kiêu - Gia Lộc ngày nay). Ông là người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thuỷ chiến. Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi mẹ. Năm 15 tuổi, trong một lần đi gánh nước, ông thấy hai con trâu trắng húc nhau ở bến sông Quát. Vốn có sức khoẻ, ông dùng đòn gánh đánh trâu. Chúng sợ bỏ chạy, ông nhặt được hai cái lông trâu, đặt xuống nước, nước rẽ làm đôi. Ông cho đây là lông trâu thần, liền nuốt vào bụng. Từ đó ông có thân thể cường tráng, trí lực phi thường, bơi lội dưới nước như đi trên bờ. Trong trận chiến chống giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, Yết Kiêu nổi tiếng với chiến công dùng mũi khoan đánh chìm một đoàn thuyền chiến của giặc, bắt sống tướng giặc Phạm Nhan.

Trận đó, Yết Kiêu đem một toán nghĩa quân, đến mai phục trong bụi lau sậy ven bờ sông, nơi đoàn thuyền giặc Nguyên đậu. Rồi một mình ông dùng chiếc mũi khoan nhọn bằng sắt, bơi lặn khoan các đáy thuyền của chúng. Cứ khoan xong một lỗ, ông lại lấy giẻ đút nút dùng dây một đầu buộc vào nút giẻ đầu kia giòng lên bờ. Chờ cho giặc ngủ say, Yết Kiêu giật các đầu dây, nước ùa vào thuyền từng chiếc, từng chiếc thuyền bị đắm bọn giặc tỉnh dậy nhốn nhào. Yết Kiêu cho hiệu nổi quân reo. Còn ông nhảy lên thuyền túm cổ tên Phạm Nhan lôi tụt xuống sông, kéo hắn vào bờ. Bọn giặc trên thuyền hoảng loạn tưởng nghĩa quân đột nhập chúng túm đánh lẫn nhau, kết tục, cả đoàn thuyền của giặc đều bị chìm. Trận đánh kết thúc, nghĩa quân toàn thắng, Phạm Nhan bị chém đầu tại bãi bơi Kiếp Bạc. Vua Trần thăng cho Yết Kiêu chức "Đệ nhất Bộ đô soái Thủy quân". Khi ban bổng lộc, Vua hỏi: "Tướng Yết Kiêu muốn bổng lộc gì ?" Ông thưa: "Điều thứ nhất thần xin là bệ hạ ban phúc cho dân ấp Hạ Bì được tự do hành nghề chài lưới từ đầu sông ở thượng nguồn tới cửa sông giáp biển. Thứ hai, Bệ hạ ban ơn cho mỗi hộ khi hành nghề ở đâu cũng được sử dụng 3 thước đất phơi chài nước đồ nghề và kéo sợi quay tơ, chức dịch địa phương bất đắc ngáng chở, ngoài ra thần không xin gì thêm". Vua Trần khen Yết Kiêu là người nhân nghĩa và y ban. Từ đó, dân làng Hạ Bì làm nghề chài lưới cứ theo các triền sông trải dải ra sinh sống( mỗi nhóm gọi là một Hà). Theo di ngôn thì trước kia có 9 Hà là: Lạc Thượng, Lạc Trung, Lạc Hạ, Tán Võng, Kênh Tre, Kênh Hà, Kênh Trẽ, Kênh Be và Kênh Trung. Hiện nay dân các Hà còn sinh cơ lập nghiệp ở khắp nơi tạo ra thành nhiều Hà phụ, thuộc một số xã theo các sông, lạch.


Đoàn đại biểu BLL họ Phạm lâm thời tỉnh Hải Dương về dâng hương
Đô soái Yết Kiêu-Phạm Hữu Thế tại đền Quát ngày 3-10-2009 ( Tức 15-8 Âm lịch).

Đền Quát toạ lạc ngay ở đầu làng, nằm trên gò đất cao, bằng phẳng và rộng rãi, đồng thời cũng là nơi chôn rau cắt rốn của danh tướng. Xung quanh đều có hồ, bao bọc ba mặt. Trước cửa đền là con sông Đĩnh Đào, dòng sông chảy tới đây uốn khúc tạo thành hình cánh cung, ôm gọn khu ruộng triều phì nhiêu nối liền với cánh đồng rộng mênh mông của xã. Sở dĩ gọi là đền Quát vì do nhân dân trong làng và các bà cung tiến làm nên. Trước kia, hàng năm cứ đến kỳ hội đền từ ngày mồng 10 tháng giêng đến ngày 20 tháng giêng âm lịch, dân các Hà bằng mọi phương tiện nhưng chủ yếu bằng thuyền, tấp nập về dự hội. Chính vì thế mới có tên là Đền Quát ("Quát" có nghĩa là bao quát rộng rãi).

Đền xây dựng chủ yếu bằng gạch Cậy, lợp ngói mũi, cột, xà, hoành, dui... Đền có rất nhiều câu đầu, câu đối, đại tự, cửa võng, cuốn thư, đồ thờ, tượng cũng như những hình vẽ, nề đắp, chạm trổ. Trên các cổng chè, cột tháp và thân các muông chim, cầm thú, những hoa văn khắc chạm ở khắp nơi trên hình mẫu mọi vật, đặt chúng thành từng nhóm, kết hợp giữa cảnh vật với con người và thiên nhiên một cách đa dạng hài hoà hấp dẫn. Trải qua hơn 600 năm, qua các thời đại vương triều, đền Quát đã được nhân dân nhiều lần tu sửa tôn tạo ngày một khang trang. Đến thời Thiện Trị: 1841-1847 đều được tu bổ lớn. Và tiếp theo qua các thời, đền đều được trùng tu vào các năm Tự Đức 1848-1883, Đồng Khánh 1884-1885, Khải Định 1916-1925. Qua tìm hiểu và nghiên cứu 4 đạo sắc phong còn lại như sau: Sắc thời Cảnh Hưng năm thứ 4 ngày 16-5-1783; thời Cảnh Thịnh thứ 4 ngày 25-5-1795; thời Tự Đức thứ 6 ngày 10-11-1853; thời Khải Định thứ 9 ngày 25-7-1924. Đáng tiếc là hình ảnh uy nghi, lộng lẫy của toàn bộ ngôi đền và cảnh quan xung quanh nội tự cùng phần lớn các sắc phong đến nay không còn nữa. Hàng chục sắc phong quan trọng của những thế kỷ trước đều bị thực dân Pháp cướp đi hoặc đốt phá trong trận càn ngày 14-6-1948. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã tập trung vào hai nhiệm vụ cơ bản là sản xuất- chiến đấu nên không có điều kiện tu sửa. Vì vậy ngôi đền ngày càng xuống cấp. Giữa năm 1973, một cơn giông lớn đã làm sập nốt 3 gian cung. Phải đến ngày 10-10-1976, cuộc họp liên tịch giữa cấp uỷ, chính quyền xã Yết Kiêu với phòng Văn hoá huyện Gia Lộc và Ty Văn hoá tỉnh Hải Dương quyết định: Hàng năm mở hội đền truyền thống tại đền Quát thờ danh tướng Yết Kiêu-Phạm Hữu Thế trong thời gian 3 ngày (từ 18 đến 20/8 âm lịch, cùng thời gian với Lễ hội đền Kiếp Bạc, thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn,vị chỉ huy của Yết Kiêu ); Đền Quát cứ 5 năm sẽ mở hội lớn một lần vào các năm thứ 5 và thứ 10 của thập kỷ; đảm bảo di tích văn hoá của đền theo thời kỳ ban đầu xây dựng; tiến hành trồng cây cổ thụ, cây lấy gỗ, cây ăn quả, tiến hành thả cá ở khu hồ lớn, tăng thu nhập, góp phần vào kinh phí tu bổ cho đền ngày thêm khang trang. Tháng 8 năm 1976, nhân dân làng Quát đã khôi phục lại Hậu cung. Thời kỳ này do các công trình thuỷ lợi được xây dựng, dòng sông Quát đã bị ngăn đập không còn dòng chảy như xưa nên lưu lượng nước cạn hơn, nếu tổ chức bơi chải vào dịp lễ hội truyền thống 15 tháng Giêng thì rất khó khăn vì nước cạn nên Ty Văn hoá Hải Dương lúc đó đã nhất trí cho tổ chức lễ hội vào dịp từ 14-15 tháng tháng âm lịch hàng năm. Khu di tích đền Quát đã được xếp hạng LSVH cấp Quốc gia ngày 28 tháng 1 năm 1998.


Một góc khuôn viên Đền Quát ngày hội.

Được sự quan tâm, đầu tư của tỉnh, huyện và địa phương, khi di tích dần được củng cố, tôn tạo. Năm 2006, Nhà nước hỗ trợ giải toả 24 hộ dân đang sinh sống xung quanh khuôn viên Đền Quát, trả lại hiện trạng vốn có của Đền. Tiếp đó, UBND tỉnh đầu tư xây dựng kè lạch xanh, lạch đỏ và bờ sông Đĩnh Đào đoạn thuộc khuôn viên của đền. Chính quyền và nhân dân địa phương đầu tư cho đội bơi chải và đội vận động viên bơi lội tập luyện hàng năm...Là vùng quê nghèo, thuần nông, điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn nhưng cấp uỷ, chính quyền địa phương luôn đặc biệt coi trọng công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, trong đó tiêu biểu là Đền Quát. Việc duy trì, tổ chức tốt lễ hội hàng năm đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Lễ hội năm 2009 này, cán bộ và nhân dân làng Quát và xã Yết Kiêu vui mừng hơn khi được biết tỉnh Hải Dương đang chuẩn bị thành lập Ban liên lạc chính thức của những người đồng tộc họ Phạm. Ngay trong dịp trọng hội, BTC lễ hội đã được đón đoàn đại biểu BLL lâm thời họ Phạm Hải Dương về dâng hương Đô soái Yết Kiêu-Phạm Hữu Thế.

Bài & ảnh: Phạm Văn Chức

»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi