Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

3 tháng 12, 2009

10 năm giải thưởng sử học Phạm Thận Duật

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 12 03, 2009 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Lễ kỷ niệm
10 năm Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, 
10 năm hoạt động Quĩ giải thưởng Phạm Thận Duật 
và lễ trao Giải thưởng sủ học Phạm Thận Duật lần thứ 10







Ngày hôm nay 29.11.2009, tại Bái đường Văn Miếu-QuốcTử Giám, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật, 10 năm hoạt động Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật và Lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 10 (năm 2009) nhân ngày giỗ lần thứ 124 của danh nhân Phạm Thận Duật.

Tới dự lễ có các vị : Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị TƯ Đảng CSVN, nguyên Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Tiến sĩ Phạm Vũ Quất, Phó trưởng ban thường trực Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam.

Về phía Hội KHLSVN có các vị : Gs,NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLSVN; Gs,NGND Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội KHLSVN, Chủ tịch Hội đồng Xét Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội KHLSVN; PGs, Ts Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam và nhiều vị lãnh đạo các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các Bảo tàng cùng nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá và sử học.

Về phía Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật có Ks. Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật và Nhà báo Trịnh Thị Liên, Phó Chủ tịch Quỹ cùng rất nhiều bà con họ Phạm và con cháu hậu duệ danh nhân Phạm Thận Duật, đông đảo những vị quan tâm đến Giải thưởng Sử học cũng đến dự buổi lễ kỷ niệm long trọng này.

Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hải Phòng và Ban Liên lạc họ Phạm thành phố Hải Phòng cũng cử đoàn đại biểu đến dự lễ.

Mở đầu buổi lễ là Lễ dâng hương các bậc tiên hiền và danh nhân Phạm Thận Duât. Sau lễ dâng hương, Gs, NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLSVN đã có bài phát biểu nêu lện ý nghĩa và tầm quan trong của Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật. Trong 10 năm qua giải đã được trao cho 49 vị tiến sĩ sử học có luận án tiến sĩ xuất sắc nhất đã qua các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ sử học cấp Nhà nước. Trong 49 giải, mới chỉ có 2 giải nhất vào năm 2006 và 2008, 22 giải nhì và 25 giải ba. Điều đó nói lên giá trị và chất lượng của một giải chính thức của Hội Sử, và cũng trong 10 năm giải đã được trao cho 2 tiến sĩ người nước ngoài.

Sau bài phát biểu của Gs Phan Huy Lê, các vị Gs Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tich Hội KHLSVN, Chủ tịch Hội đồng Xét thưởng; Ks Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật,; Tổng thư ký Hội KHLSVN Dương Trung Quốc; Gs, TSKH Nguyễn Hải Kế, Chủ nhiệm Khoa Lịch Sử Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội; PGs, Ts Trần Thị Thu Hương, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng; Ts, Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viên Nghiên cứu Phát triển Kinh tế xã hội Đà Nẵng; PGs, Ts Nguyễn Thị Phương Chi, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đã lần lượt phát biểu nêu lên nhiều khía cạnh tốt đẹp của Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật cùng những hoạt động nhiều mặt của Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật.

Sau buổi lễ kỷ niệm là Lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 10 (năm 2009). Năm nay có 5 tiến sĩ được nhận Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật với 3 giải nhì và 2 giải ba, không có giải nhất.

Giải nhì đã được trao cho các tiến sĩ ;
1. Ts Trần Thiện Thanh với luận án :Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ XX
2. Ts Văn Thị Thanh Mai với luận án : Hồ Chí Minh với cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1946-1969)
3. Ts.Phan Thanh Hải với luận án Các thủ phủ thời chúa Nguyễn (1558-1775) trên đất Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế
Giải ba đã được trao cho 2 tiến sĩ :
1. Ts Nguyễn Thị Thuỷ với luận án Thành Tây Đô và vùng đất Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) từ cuối thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XIX
2. Ts Ngô Văn Hà với luận án : Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học ở miền Bắc (1954-1975).
  • Phạm Đình Nhân
Có 0 nhận xét cho bài này "10 năm giải thưởng sử học Phạm Thận Duật"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi