Chúng ta thử cùng nhau điểm lại xem trong Lịch sử Tiên Rồng đã có bao nhiêu Vị Tam Nguyên- nghĩa là cùng một Vị đã đậu Hương nguyên ( hạng 1 khoa thi Hương ), đậu Hội nguyên ( hạng 1 khoa thi Hội ) và đậu Đình nguyên ( hạng 1 khoa thi Đình ) trong suốt quá trình thi cử của mình.
I.- TAM NGUYÊN BẬC ĐỆ NHẤT GIÁP
1/- Triều Mạc : có 1 Vị Tam nguyên
- Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 - 1585 )
Danh sĩ, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ. Còn có tên khác là Văn Đạt. Ông quê ở làng Trung am, huyện Vĩnh lại, Hải dương.
Năm 1535, ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh ( Trạng nguyên ),các kỳ thi Hương, Hội, Đình đều đỗ đầu. Ông làm quan đến Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ.
Tương truyền, thuở trẻ ông có học với Lương Đắc Bằng, được truyền cho quyển Thái ất thần kinh, nên ông rất tinh thông Lý học và Tướng số học.
Ông được phong tước Trình Tuyền Hầu, nên còn gọi ông là Trạng Trình.
Thơ văn còn truyền tụng rất nhiều, gồm bộ Bạch Vân thi tập ( phần Quốc âm ngót 100 bài, phần Hán văn cũng thế ).
2/- Triều Lê Trung hưng : có 1 Vị Tam nguyên
-Lê Quí Đôn ( 1762 - 1784 )
Nhà văn hóa lớn, thuở nhỏ có tên là Lê Danh Phương, sau đổi là Quí Đôn, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Ông quê làng Duyên hà, trấn Sơn nam, nay là Thái Bình.
Năm 1743 ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh (Bảng nhãn ), [ Khoa thi này không có Trạng nguyên và Thám hoa ].từ thi Hương, thi Hội đến thi Đình đều đỗ đầu. Ông làm quan đến Thị độc tòa Hàn lâm, sung Tư nghiệp Quốc tử giám, sau làm Tổng tài Quốc sử quán, khảo duyệt phần Tục biên Quốc sử.
Ông là một học giả uyên bác, đa dạng và sung mãn nhất của văn hóa VN. Giới nghiên cứu Pháp xem ông như là nhà bác học về lãnh vực văn hóa của nước ta. Công trình trước tác và sáng tác của ông gồm một thư tịch đồ sộ về nhiều bộ môn : lịch sử, đia lý, văn học, ngôn ngữ học, triết học...
3/- Triều Nguyễn : có 1 Vị Tam nguyên
-Phạm Vũ Hàm [ Vũ Phạm Hàm ] ( 1864 - 1906 )
Danh sĩ, tự Mộng Hải, hiệu Thư Trì. Quê thôn Đôn thư, huyện Thanh oai, Hà tây, nay là Hà Nội.
Năm 1892, ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh ( Thám hoa ), -[ Khoa thi này không có Trạng nguyên và Bảng nhãn ], từ thi Hương, thi Hội đến thi Đình đều đỗ đầu ( Tam nguyên ). Ông làm quan đến chức Đốc học Hà Nội, hàm Quang lộc tự Thiếu khanh, kiêm sung quán Đồng văn. Đương thời, giới trí thức rất hâm mộ tài học và đức độ của ông.
Thơ văn còn truyền tụng nhiều vì nội dung, nghệ thuật sâu sắc, có nhiều hình tượng nghệ thuật mà giới yêu thơ thán phục.
Vũ Phạm Hàm nguyên gốc là Họ PHẠM -VŨ. Sở dĩ có tên Vũ Phạm - theo Bản tin Nội tộc Họ Phạm-Vũ năm 2003 - ông là cháu nội Cụ Vũ Đăng Dương ( 1794 - 1852 ) [ tên thật là Phạm-Vũ Cát, khi đi thi chưa có tên trong sổ đinh của Làng nên phải mượn tên người khác. Cụ đỗ Hương Cống năm 1821, từ đó Cụ mang tên đã đăng thí là Vũ Đăng Dương ], khi đi thi Hương, thi Hội, thi Đình phải khai 3 đời, ông Hàm không thể đổi khác Họ của Ông nội được, nên phải lấy tên Vũ Phạm Hàm. Ông thuộc Biệt Chi Vũ-Phạm trong Tộc Phả Họ PHẠM-VŨ, Đôn thư, Thanh oai, Hà Nội.
Vũ Phạm Hàm là vị Tam Khôi cuối cùng của nước VN ta.
II.- TAM NGUYÊN BẬC ĐỆ NHỊ GIÁP ( Học vị Hoàng Giáp )
Có 2 vị đều thuộc Triều Nguyễn, là :
1) Trần Bích San ( 1838 - 1877 ) quê làng Vị xuyên, Nam định, nên gọi là Tam nguyên Vị Xuyên,
2) Nguyễn Khuyến ( 1835 - 1909 ) quê làng Yên đổ, Hà nam, nen cũng goi là Tam nguyên Yên Đổ.
( Tham khảo : - Các Vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám Hoa qua các Triều đại Phong kiến VN, của Trần hồng Đức - Từ điển Nhân vật Lịch sử VN và Từ điển Tác Gia VN của Nguyễn Q. Thắng ).
Tp. HCM, 10/12/2009
Phạm Vũ Động
Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.
Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệpcùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.
20 tháng 12, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Truy cập nhanh
- *BẢN TIN NỘI TỘC
- *GIỚI THIỆU
- *HỌ PHẠM VỚI ĐẤT NƯỚC
- *HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ
- *THƯ VIỆN
- *TÌM VỀ CỘI NGUỒN
- +BLL Họ Phạm Việt Nam
- +Doanh Nghiệp Họ Phạm
- +Gương Sáng Soi Chung
- +Người Họ Phạm Thời Nay
- Anh hùng-Liệt Sỹ
- Bài hát truyền thống
- CLB Doanh Nhân Họ Phạm
- Con ngoan trò giỏi
- Danh mục Gia phả
- Danh mục sách
- Danh nhân họ Phạm
- Danh sách BLL
- Di tích đền thờ
- Doanh nghiệp họ Phạm
- Doanh nhân thành đạt
- Giải trí thư giãn
- Giới thiệu doanh nghiệp
- Giới thiệu dòng họ
- Góc thơ văn
- Lá cờ truyền thống
- Tác giả tác phẩm
- Thông báo-Tin vắn
- Thư bạn đọc
- Thư ngỏ
- Thượng thủy tổ
- Tìm người thân
- Tuổi trẻ họ Phạm
- Vấn tổ tầm tông
Tổ tiên cho chúng ta sự tự hào về dòng họ, cho ta niềm tin vững bước trong sự nghiệp phấn đấu và trưởng thành... Cám ơn nhiều những thông tin bổ ích mà Bác Đông đẫ cung cấp
Trả lờiXóa