Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

1 tháng 8, 2007

Phạm Công Bân (Cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV)

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 8 01, 2007 bởi Phạm Hoàng Tuấn · 0 comments

Phạm Công Bân còn gọi là Phạm Bân. Ông là danh y nổi tiếng đời Trần Anh Tông, quê ở xã Tứ Minh, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (Nay thuộc thành phố Hải Dương)

Phạm Công Bân là bố vợ Hồ Quý Ly, ông ngoại Hồ Nguyên Trừng, thuộc dòng dõi làm nghề thuốc nổi tiếng ở Thăng Long. Với tài trị bệnh cứu người, Phạm Công Bân đã được vua Trần Anh Tông (1293-1314) mời giữ chức Thái y lệnh, chuyên trông nom sức khoẻ cho nhà vua. Trong thời gian phục vụ trong triều đình, ông vẫn về nhà chữa bệnh cho nhân dân. Ông đặc biệt quan tâm đến bệnh nhân nghèo khổ. Ông thường tự bỏ tiền của của mình ra để mua thuốc tốt và thóc gạo dự trữ tại nhà, sẵn lòng nuôi và chữa bệnh cho những người nghèo khổ neo đơn. Vì vậy, người bệnh đến nương nhờ và chữa bệnh ngày một đông.

Dưới thời vua Trần Anh Tông, mấy năm mất mùa liền, dân tình đói khổ, bệnh dịch phát sinh, Phạm Công Bân phải xây thêm nhà để đón chữa những người bệnh đói khổ, chăm sóc cứu sống được rất nhiều người. Ông không nề hà với những người mắc bệnh lây lan, hôi thối và những bệnh nhân tàn tật. Vì vậy, tên tuổi của ông được người đương thời kính trọng.

Giai thoại kể rằng:

Một lần, có một người đến gõ cửa khẩn cấp mời ông:
- Vợ tôi bị băng huyết, máu chảy xối xả, sắc mặt tái xanh…
Ông nghe nói vội vã ra đi, nhưng vừa đến cửa thì gặp sứ giả của vua đến truyền lệnh:
- Quý phi ở trong cung bị cảm sốt, khi nóng khi lạnh, mời Thái y đến ngay!

Ông nói:
- Bệnh ấy không gấp. Nay ở trong nhà dân có người bệnh nặng, tính mạng chỉ chờ trong khoảnh khắc. Để ta đi cứu người ấy đã, sau sẽ vào cung.

Cứu xong người bệnh ấy, ông ung dung trở vào cung bày tỏ sự tình:
- Thần vì có bệnh nhân nặng, cần cứu gấp nên hạ thần đành trái lệnh trên, xin bệ hạ lượng thứ.
Trần Anh Tông cảm phục, khen ngợi:
- Khanh thật là một lương y đã giỏi tay nghề lại giàu nhân đức, thật xứng đáng với lòng tin yêu của trẫm.

Về sau, con cháu ông có nhiều người hiển đạt, làm thuốc giỏi và có công đức cao dày.

Phạm Chức
Theo “Danh nhân Hải Dương”
»»  Đọc tiếp

DANH MỤC TỘC PHẢ, GIA PHẢ VÀ TƯ LIỆU VỀ CÁC DÒNG HỌ PHẠM (3)

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 8 01, 2007 bởi PK.Dương · 1 comments

STT
Tên dòng họ, tên vị Khởi thuỷ tổ
(hoặc Thuỷ tổ)

Loại chữ viết và số trang
54
Dòng họ Phạm ở An Ninh Hạ, H­­ương Trà, Thừa Thiên Huế. Thuỷ tổ là cụ Phạm Triệt (1550)
Quốc ngữ
5 trang
55
Gia phả họ Phạm ở thôn Nhuộng, xã Yên Trung, Ý Yên, Nam Định. Thuỷ tổ là cụ Phạm Phúc Khánh (khoảng năm 1553)
Quốc ngữ
3 trang
56
Gia phả dòng họ Phạm Bái Công ở làng Bông, Kim Động, Hư­­ng Yên. Thuỷ tổ là cụ Phạm – Nguyễn Thi (thế kỷ 18)
Quốc ngữ 3 trang
57
Gia phả dòng họ Phạm Đình ở xã Thái Hồng, Thái Thuỵ, Thái Bình. Thuỷ tổ là cụ Phạm Võ Tâm (thế kỷ 15)
Quốc ngữ,     2 trang
58
Gia phả họ Phạm ở xã Đình Phùng, huyện Kiến Xư­­ơng, Thái Bình. Thuỷ tổ là cụ Phạm Hiếu Đạo (khoảng năm 1524)
Quốc ngữ, 14 trang
59
Gia phả họ Phạm ở thôn Chùa, Văn Điểm, Ý Yên, Nam Định. Thuỷ tổ là cụ Phạm Tất Hiếu (thế kỷ 18)
Quốc ngữ, 4 trang
60
Gia phả họ Phạm ở thôn Nghĩa Phúc, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dư­­ơng. Thuỷ tổ là cụ Phạm Tử Hư­­ (đầu thế kỷ 13)
Quốc ngữ 11 trang
61
Gia phả họ Phạm ở thôn Vị Dư­­ơng, xã Thái Hồng, Thái Thuỵ, Thái Bình (khoảng cuối thế kỷ 14)
Quốc ngữ 2 trang
62
Gia phả họ Phạm thôn Nhất, xã Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định (18 đời)
Quốc ngữ 3 trang
63
Gia phả dòng họ Phạm Linh Kiệt, Diễn Châu, Nghệ An. Thuỷ tổ là cụ Phạm Thập (thế kỷ 14)
Quốc ngữ 1 trang
64
Gia phả dòng họ Phạm làng An Mô, xã Triệu Long, Triệu Phong, Quảng Trị. Thuỷ tổ là cụ Phạm Thuận Tình (1520-1582)
Quốc ngữ 1 trang
65
Gia phả họ Phạm thôn Thanh Nộn, xã Thanh Sơn, Kim Bảng , Hà Nam. Thuỷ tổ là cụ Phạm Phúc Hiền (thế kỷ 17)
Chữ Hán
9 trang
Quốc ngữ 33 trang
66
Gia phả họ Phạm thôn Sanh Tý, xã Lạc Đạo, Mỹ Văn, H­ưng Yên. (9 đời). Thuỷ tổ là cụ Phạm Thọ Hiền
Quốc ngữ 2 trang
67
Gia phả dòng họ Phạm Yên Hội, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Thuỷ tổ là cụ Phạm Sách (khoảng năm 1550)
Quốc ngữ 1 trang
68
Gia phả dòng họ Phạm ở Lục Nộn, Sơn Nam. Thuỷ tổ là cụ Phạm Do Phúc (18 đời)
Quốc ngữ 1 trang
69
Gia phả họ Pham –Vũ, làng Chuông, Đôn Thư­, Thanh Oai, Hà Tây. Thuỷ tổ là cụ Phạm Trực Hiền (cuối thế kỷ 19)
Quốc ngữ 1 trang
70
Gia phả ho Phạm thôn Chu Cầu, xã Lạc Đạo, huyện Mỹ Văn, Hư­ng Yên. Thuỷ tổ là cụ Phạm Phúc Bình (khoảng 1250)
Quốc ngữ 1 trang
71
Gia phả dòng họ Phạm thôn Ngọc Quả, xã Lạc Đạo, huyện Mỹ Văn, Hư­ng Yên. Thuỷ tổ là cụ Phạm Huyền Hoàng (khoảng năm 1770)
Quốc ngữ
72
Tài liệu về dòng họ Phạm tổng Hoàng Xá, huyện Đại An, tỉnh Nam Định (bản thảo lần thứ 2). Thuỷ tổ là cụ Phạm Đạo Soạn (khoảng năm 1350)
Quốc ngữ 30 trang
73
Gia phả họ Phạm tổng Kiên Lao, xã Kiên Lao, huyện Giao Thuỷ, phủ Xuân Trư­ờng, tỉnh Nam Định (nay là thôn Liên Xá - Xuân Tiến, xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trư­ờng , tỉnh Nam Định). Thuỷ tổ là cụ Phạm An Ninh (thế kỷ 18)
Chữ Hán, có phiên âm và dịch Quốc ngữ
13 trang
74
Sơ l­ược Gia phả dòng họ Phạm Đình ở làng Thư­ợng Hội, tổng Thư­ợng Hội, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là thôn Thư­ợng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây) – Biên soạn năm 2005. Thuỷ tổ là cụ Phạm Đình Nhân (cuối thế kỷ 10, đầu thế kỷ 11)
Quốc ngữ,
36 trang
75
“Tộc phả Phạm Văn ở Vị D­ương trang, tỉnh Sơn Nam “(nay là thôn Vị D­ương, xã Thái Hồng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình). Bốn vị Thuỷ tổ của dòng họ là: Phạm Phúc Tinh, Phạm Phúc Tình, Phạm Phúc Thiện, Phạm Vô Vi (thế kỷ 15)
Quốc ngữ,
82 trang
76
Họ Phạm Thái Thuỵ, Thái Bình trong sự nghiệp dựng làng, giữ nư­ớc (tập 1)
Quốc ngữ
109 trang
77
“Di tích lịch sử – nghệ thuật chùa Châu Khê, huyện Bình Giang, Hải Dư­ơng” - quê hư­ơng T­ướng quân Phạm Sỹ và những nghệ nhân mỹ nghệ vàng bạc
Quốc ngữ
22 trang
78
“Tìm hiểu quê hư­ơng Thuỵ Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách , tỉnh Hải Dương – nơi phát tích của Tư­ớng quân Thái uý Phạm Cự L­ượng (Lạng)”, do TS Nguyễn Đại Diền biên soạn năm 2006
Quốc ngữ,
46 trang
79
“Danh tư­ớng Phạm Tu và họ Phạm trong lịch sử”, do KS Phạm Đình Nhân – Phó trư­ởng ban liên lạc họ Phạm Việt Nam sưu tầm và biên soạn; Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin Hà Nội xuất bản năm 1999.
Quốc ngữ,
392 trang
80
“Danh tư­ớng Phạm Tu (476-545) - Vị khai quốc công thần nhà Tiền Lý. Thượng thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam”, do Th­ượng tá KS Phạm Hồng Vũ – Phó tổng thư­ ký Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam biên soạn. Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội xuất bản năm 2003
Quốc ngữ,
153 tran

(Còn tiếp)

Ghi chú:

Ban Tư liệu thuộc BLL họ Phạm Việt Nam mong tiếp tục nhận được Tộc phả, Gia phả và các Tư liệu về dòng họ Phạm của các dũng họ để phục vụ tra cứu trong nội tộc họ Phạm Việt Nam.
»»  Đọc tiếp

Cử Nhân Phạm Đức Nhiếp (1849-1904)

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 8 01, 2007 bởi Phạm Hoàng Tuấn · 0 comments

Theo gia phả Họ Phạm Đức chi nhánh cụ Nhiêu Nam, thì cụ Phạm Đức Nhiếp sinh ngày 13-9 Kỷ Dậu (1849), năm Tự Đức thứ 2. Cụ đỗ Cử nhân khoa Mậu Tý (1888) năm Đồng Khánh thứ 3 và được nhậm chức Giáo thụ trông coi việc học. Vì vậy con cháu vẫn được truyền gọi Cụ là Cụ Giáo.

Là người ham làm việc, Cụ vừa chăm việc quan Giáo thụ, vừa lo tranh thủ “nấu sử sôi kinh” để đi thi Hội. Cụ Cử đã bỏ qua 4 khoa do Triều đình mở ở kinh đô Huế. Mãi tới khoa thi Giáp Thìn (1904), Cụ mới dự thi. Trên đường trẩy Kinh của Cụ, có một huyền thoại đã thành giai thoại trước đây, bởi ông Xía là gia nhân cáng Cụ trẩy Kinh về kể lại cho nhiều người nghe.

Tương truyền, cáng của Cụ vượt đèo Ngang khi chiều tà; bỗng có cậu thiếu niên vận áo đỏ hớt hải rẽ cây vượt lên tận cáng và đập đập tay vào mảnh vải rèm. Cụ nhỏm dậy thò đầu ra lắng nghe cậu, không ai rõ là nghe gì. Rồi cậu vụt đi lúc nào ! Giây phút sững sờ... Cụ Giáo liền cho quay cáng lại và giục về nhà gấp.

Về đến nhà, Cụ phát bệnh. Gia quyến tất tưởi lo thuốc thang chữa chạy nhưng không cứu được. Mấy ngày sau Cụ từ trần.

Huyền thoại còn được kể tiếp. Truyền rằng: Cụ vừa nhắm mắt xuôi tay thì ở hồi nhà phía Tây có đốm sáng như ngọn nến vừa vun vút bay vừa lớn dần lên như cái hông xôi, bay ngược về núi xanh Đại Can, Tháp Bút (dãy Trường Sơn). Chốc lát, nghe phía ngược ấy nổi lên tiếng sấm.

Người xưa vẫn đồn rằng: “Tinh lạc” nhập Lèn Kim Nhan (*) và hiện tượng nổ lèn như thế rất ít xảy ra, và nếu xảy ra thì chỉ dành cho phần hồn thiêng liêng của các bậc đại nhân mà thôi. “Mày chết chẳng nổ lèn đâu !” là câu cửa miệng coi thường nhau lưu truyền trong dân gian xứ Nghệ xưa.

Cố Thông Triền (lúc đó 30 tuổi) đi cày về là người đầu tiên ở ngoài đồng thấy “tinh lạc” bay ngược về lèn Kim Nhan có gọi bạn cày dừng lại xem và kể lại. Còn cậu bé áo đỏ được người nhà cho rằng: đó là cậu Cả (1875-1882) con đầu Cụ Giáo Phạm Đức Nhiếp, mất lúc 8 tuổi, hiện ra thưa với cha: “Sẽ ốm nặng, không qua khỏi, cha quay về ngay!”. Cụ Phạm Đức Nhiếp mất ngày Rằm tháng 3 năm Giáp Thìn (1904).

Tháp Bút
blog: http://hopham.blogspot.com/


----------------------------------------
(*) Lèn Kim Nhan: núi đá ở làng Kệ Trường thuộc huyện Anh Sơn, cao vót nổi hẳn lên giữa các đỉnh núi khác, vùng quê ta vẫn gọi là lèn. Đỉnh lèn bằng, có lỗ sâu chưa có ai xuống đó. Nghe nói có người Pháp thám hiểm đã dùng móc sắt leo lên mới tới lưng chừng đã run tay mà rơi xuống.
Tương truyền, thỉnh thoảng ban đêm có vệt sáng hoặc to hoặc nhỏ từ đâu bay vút trong không trung tới lèn này như dải lụa sáng rồi chui tọt vào lỗ. Mỗi lần thấy thế, người trong vùng đó cho là đã có một người nổi tiếng, một nhân vật quan trọng về chầu Trời và tinh khí thiêng liêng đã thu cả vào lèn. Vì tinh khí hay tinh lạc thu vào đây nên lèn Kim Nhan còn có tên gọi khác là Nhan Thu Tinh.
»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi