Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

1 tháng 8, 2007

Cử Nhân Phạm Đức Nhiếp (1849-1904)

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 8 01, 2007 bởi Phạm Hoàng Tuấn · 0 comments

Theo gia phả Họ Phạm Đức chi nhánh cụ Nhiêu Nam, thì cụ Phạm Đức Nhiếp sinh ngày 13-9 Kỷ Dậu (1849), năm Tự Đức thứ 2. Cụ đỗ Cử nhân khoa Mậu Tý (1888) năm Đồng Khánh thứ 3 và được nhậm chức Giáo thụ trông coi việc học. Vì vậy con cháu vẫn được truyền gọi Cụ là Cụ Giáo.

Là người ham làm việc, Cụ vừa chăm việc quan Giáo thụ, vừa lo tranh thủ “nấu sử sôi kinh” để đi thi Hội. Cụ Cử đã bỏ qua 4 khoa do Triều đình mở ở kinh đô Huế. Mãi tới khoa thi Giáp Thìn (1904), Cụ mới dự thi. Trên đường trẩy Kinh của Cụ, có một huyền thoại đã thành giai thoại trước đây, bởi ông Xía là gia nhân cáng Cụ trẩy Kinh về kể lại cho nhiều người nghe.

Tương truyền, cáng của Cụ vượt đèo Ngang khi chiều tà; bỗng có cậu thiếu niên vận áo đỏ hớt hải rẽ cây vượt lên tận cáng và đập đập tay vào mảnh vải rèm. Cụ nhỏm dậy thò đầu ra lắng nghe cậu, không ai rõ là nghe gì. Rồi cậu vụt đi lúc nào ! Giây phút sững sờ... Cụ Giáo liền cho quay cáng lại và giục về nhà gấp.

Về đến nhà, Cụ phát bệnh. Gia quyến tất tưởi lo thuốc thang chữa chạy nhưng không cứu được. Mấy ngày sau Cụ từ trần.

Huyền thoại còn được kể tiếp. Truyền rằng: Cụ vừa nhắm mắt xuôi tay thì ở hồi nhà phía Tây có đốm sáng như ngọn nến vừa vun vút bay vừa lớn dần lên như cái hông xôi, bay ngược về núi xanh Đại Can, Tháp Bút (dãy Trường Sơn). Chốc lát, nghe phía ngược ấy nổi lên tiếng sấm.

Người xưa vẫn đồn rằng: “Tinh lạc” nhập Lèn Kim Nhan (*) và hiện tượng nổ lèn như thế rất ít xảy ra, và nếu xảy ra thì chỉ dành cho phần hồn thiêng liêng của các bậc đại nhân mà thôi. “Mày chết chẳng nổ lèn đâu !” là câu cửa miệng coi thường nhau lưu truyền trong dân gian xứ Nghệ xưa.

Cố Thông Triền (lúc đó 30 tuổi) đi cày về là người đầu tiên ở ngoài đồng thấy “tinh lạc” bay ngược về lèn Kim Nhan có gọi bạn cày dừng lại xem và kể lại. Còn cậu bé áo đỏ được người nhà cho rằng: đó là cậu Cả (1875-1882) con đầu Cụ Giáo Phạm Đức Nhiếp, mất lúc 8 tuổi, hiện ra thưa với cha: “Sẽ ốm nặng, không qua khỏi, cha quay về ngay!”. Cụ Phạm Đức Nhiếp mất ngày Rằm tháng 3 năm Giáp Thìn (1904).

Tháp Bút
blog: http://hopham.blogspot.com/


----------------------------------------
(*) Lèn Kim Nhan: núi đá ở làng Kệ Trường thuộc huyện Anh Sơn, cao vót nổi hẳn lên giữa các đỉnh núi khác, vùng quê ta vẫn gọi là lèn. Đỉnh lèn bằng, có lỗ sâu chưa có ai xuống đó. Nghe nói có người Pháp thám hiểm đã dùng móc sắt leo lên mới tới lưng chừng đã run tay mà rơi xuống.
Tương truyền, thỉnh thoảng ban đêm có vệt sáng hoặc to hoặc nhỏ từ đâu bay vút trong không trung tới lèn này như dải lụa sáng rồi chui tọt vào lỗ. Mỗi lần thấy thế, người trong vùng đó cho là đã có một người nổi tiếng, một nhân vật quan trọng về chầu Trời và tinh khí thiêng liêng đã thu cả vào lèn. Vì tinh khí hay tinh lạc thu vào đây nên lèn Kim Nhan còn có tên gọi khác là Nhan Thu Tinh.
Có 0 nhận xét cho bài này "Cử Nhân Phạm Đức Nhiếp (1849-1904)"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi