Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

1 tháng 8, 2007

Phạm Công Bân (Cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV)

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 8 01, 2007 bởi Phạm Hoàng Tuấn · 0 comments

Phạm Công Bân còn gọi là Phạm Bân. Ông là danh y nổi tiếng đời Trần Anh Tông, quê ở xã Tứ Minh, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (Nay thuộc thành phố Hải Dương)

Phạm Công Bân là bố vợ Hồ Quý Ly, ông ngoại Hồ Nguyên Trừng, thuộc dòng dõi làm nghề thuốc nổi tiếng ở Thăng Long. Với tài trị bệnh cứu người, Phạm Công Bân đã được vua Trần Anh Tông (1293-1314) mời giữ chức Thái y lệnh, chuyên trông nom sức khoẻ cho nhà vua. Trong thời gian phục vụ trong triều đình, ông vẫn về nhà chữa bệnh cho nhân dân. Ông đặc biệt quan tâm đến bệnh nhân nghèo khổ. Ông thường tự bỏ tiền của của mình ra để mua thuốc tốt và thóc gạo dự trữ tại nhà, sẵn lòng nuôi và chữa bệnh cho những người nghèo khổ neo đơn. Vì vậy, người bệnh đến nương nhờ và chữa bệnh ngày một đông.

Dưới thời vua Trần Anh Tông, mấy năm mất mùa liền, dân tình đói khổ, bệnh dịch phát sinh, Phạm Công Bân phải xây thêm nhà để đón chữa những người bệnh đói khổ, chăm sóc cứu sống được rất nhiều người. Ông không nề hà với những người mắc bệnh lây lan, hôi thối và những bệnh nhân tàn tật. Vì vậy, tên tuổi của ông được người đương thời kính trọng.

Giai thoại kể rằng:

Một lần, có một người đến gõ cửa khẩn cấp mời ông:
- Vợ tôi bị băng huyết, máu chảy xối xả, sắc mặt tái xanh…
Ông nghe nói vội vã ra đi, nhưng vừa đến cửa thì gặp sứ giả của vua đến truyền lệnh:
- Quý phi ở trong cung bị cảm sốt, khi nóng khi lạnh, mời Thái y đến ngay!

Ông nói:
- Bệnh ấy không gấp. Nay ở trong nhà dân có người bệnh nặng, tính mạng chỉ chờ trong khoảnh khắc. Để ta đi cứu người ấy đã, sau sẽ vào cung.

Cứu xong người bệnh ấy, ông ung dung trở vào cung bày tỏ sự tình:
- Thần vì có bệnh nhân nặng, cần cứu gấp nên hạ thần đành trái lệnh trên, xin bệ hạ lượng thứ.
Trần Anh Tông cảm phục, khen ngợi:
- Khanh thật là một lương y đã giỏi tay nghề lại giàu nhân đức, thật xứng đáng với lòng tin yêu của trẫm.

Về sau, con cháu ông có nhiều người hiển đạt, làm thuốc giỏi và có công đức cao dày.

Phạm Chức
Theo “Danh nhân Hải Dương”
Có 0 nhận xét cho bài này "Phạm Công Bân (Cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV)"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi