Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

29 tháng 11, 2008

Phạm Xuân Ẩn - Điệp viên hoàn hảo

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 11 29, 2008 bởi PKDuong · 0 comments

Ngày 13/6/2008, tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử VN đã phối hợp với Đại Sứ quán Hoa Kỳ tổ chức để ông Larry Berman, Giáo sư khoa Khoa học Chính trị thuộc Đại học California tại Davis, người chấp bút cho cuốn hồi ký về cuộc đời của thiếu tướng tình báo Hai Trung - Phạm Xuân Ẩn, có buổi làm việc và nói chuyện với các nhà sử học Việt Nam về cuốn sách "Perfect Spy” (Điệp viên hoàn hảo).

GS Larry Berman là tác giả của nhiều quyển sách được quan tâm ở VN như No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam (Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon, Kissinger và sự phản bội ở VN), The Free Press, 2001; Cuộc chiến tranh của Lyndon Johnson: con đường dẫn tới bế tắc ở Việt Nam, NXB W. W. Norton, 1989; và Hoạch định cho một Thảm họa: Mỹ hoá chiến tranh ở Việt Nam, NXB W. W. Norton, 1982.

Tại Mỹ, cuốn Điệp viên hoàn hảo” bằng tiếng Anh dày hơn 300 trang do NXB Smithsonian-Harper Collins ấn hành chính thức ra mắt độc giả vào tháng 4/2007. Nguyên văn tựa đề cuốn sách là "Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Reporter and Vietnamese Communist Agent" (Một điệp viên hoàn hảo: Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn - phóng viên Tạp chí Time và điệp viên cộng sản). Sau một năm phát hành ở Mỹ, cuốn sách đã gây tiếng vang, nhất là sau khi được giới thiệu trên Washington Post và nhiều tờ báo khác. Tại VN, bản quyền tiếng Việt của cuốn sách thuộc về Nhà xuất bản Thông tấn, sau khi ra mắt đã phát hành được gần 40.000 bản, một con số kỷ lục.

Sinh năm 1927 tại Biên Hòa, Đồng Nai, Phạm Xuân Ẩn tham gia Việt Minh khi còn rất trẻ. Đảng đã tuyển mộ ông làm tình báo viên với bí số X6 - điệp viên đơn tuyến trực thuộc mạng lưới tình báo H63 ở Củ Chi. Ông được cử đi học báo chí ở Mỹ trong thập niên 1950, trước khi quay lại Sài Gòn và trở thành phóng viên cho Reuters, Tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor... Thời gian này, nhờ có quan hệ với nhiều nhà báo Mỹ như David Halberstam, Neil Sheehan, Stanley Karnow..., những người của CIA như Lou Conein, Edward Lansdale, William Colby... hay những nhân vật có quyền lực của chính quyền Việt Nam Cộng hòa mà Phạm Xuân Ẩn đã có được nhiều tin tức quan trọng để bí mật gửi về Quân uỷ Trung ương thông qua Trung ương Cục miền Nam. Gần 500 báo cáo bao gồm tài liệu nguyên gốc đã được sao chụp do ông gửi về đã đủ nói lên tầm quan trọng của những gì mà Phạm Xuân Ẩn đã cống hiến cho Tổ quốc.

Khác với nhiều cuốn sách từng viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn: "Người Việt trầm lặng" của Jean Claude Pomonti, loạt bài về "Nhà tình báo đã từng yêu quý chúng ta" của Thomas A Bass, hay "Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời" của Nguyễn Thị Ngọc Hải ở Việt Nam, "Điệp viên hoàn hảo" của Larry Berman cung cấp góc nhìn toàn diện hơn, có nhiều chi tiết, trích dẫn từ nhiều nguồn hơn bất kỳ cuốn sách nào khác.

Tại buổi gặp gỡ, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, tập trung vào cuộc đời đầy bí ẩn của nhà tình báo. Trả lời cho câu hỏi cuốn sách của Larry Berman được viết trên cơ sở nào, ông cho biết bản thân đã đến Việt Nam trên 20 lần, với hàng trăm giờ phỏng vấn nhà điệp viên trong suốt 5 năm. Mỗi chuyến đi Việt Nam, ông thường ở lại khoảng 2 tuần, hằng ngày, đến gặp ông Ẩn, bắt đầu từ 9 giờ sáng và ở đấy đến khi nào ông Ẩn mệt thì về. Sau đó, ông đi gặp khoảng 50 người ở Mỹ và những thành viên trong mạng lưới của Phạm Xuân Ẩn ở Việt Nam. Ông đã bỏ rất nhiều thời gian gặp gỡ hàng loạt nhân chứng, trong đó có bà Hằng, bà Tám Thảo, ông Tư Cang.. những thành viên của nhóm tình báo H63, mà hiện nay chỉ có 5-6 người trong nhóm còn sống.

Trong tác phẩm của mình, tác giả đã dành tất cả những tình cảm và sự tôn trọng khi nói về nhà tình báo Việt Nam mà ông bắt đầu gặp từ tháng 7/2001: “Tôi thấy cần phải viết về câu chuyện này- câu chuyện về cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn với tư cách là một nhà tình báo trong chiến tranh, về những ngày ông hoạt động báo chí, về những năm tháng ông sống trên đất Mỹ, về những tình bạn của ông. Đó là câu chuyện về một cuộc chiến tranh, một thời kỳ hòa hợp dân tộc và hòa bình”. "Bạn sẽ thấy, đây là một cuốn sách vô cùng thú vị về ông Ẩn”.

  • Trần Xuân Thanh
Nguồn tin: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
»»  Đọc tiếp

Lễ trao giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ 9

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 11 29, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Sáng 29.11.2008, nhân kỷ niệm 183 năm ngày sinh và 123 năm ngày mất danh nhân Phạm Thận Duật, tại Bái đường Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật đã long trọng tổ chức Lễ trao Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ 9 (năm 2008).

Đến dự lễ trao giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, có GS. NGND Phan Huy Lê-Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; GS. NGND Đinh Xuân Lâm-Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Xét thưởng Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật; GS. TS. Phạm Mai Hùng-Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Về phía Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật có KS. Phạm Đình Nhân-Chủ tịch Quỹ và Nhà báo Trịnh Thị Liên-Phó Chủ tịch quỹ. Phía khách mời có nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc, GS. TS. Phạm Huyễn-cố vấn BLL họ Phạm Việt Nam và nhiều giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động văn hóa và lịch sử của các Viện Nghiên cứu và trường Đại học. Ngoài ra còn có đông đảo bà con một số dòng họ Phạm trong cả nước và đặc biệt có nhiều bà con, hậu duệ của danh nhân Phạm Thận Duật.

Buổi lễ được mở đầu bằng lễ dâng hương trang nghiêm với bản chúc văn ca tụng công ơn các bậc thánh hiền mở đường đạo học và danh nhân Phạm Thận Duật. Tiếp đó, GS. NGND. Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đọc báo cáo nhan đề "Phạm Thận Duật, một nhà sử học chân chính", KS. Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thân Duật phát biểu nêu lên sự hoạt động của Quỹ qua bài: "Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, niềm vinh dự của dòng họ Phạm Yên Mô". Ông Trịnh Dương, Uỷ viên Thường vụ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đọc Quyết định thành lập Hội đồng Xét thưởng Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, Biên bản cuộc họp Hội đồng Xét thưởng bình chọn 4 giải trong năm 2008 và Quyết định của Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam quyết định trao các giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ 9 - năm 2008 gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 2 giải Ba.

Giải Nhất thuộc về Tiến sĩ Đặng Thị Vân Chi (Khoa Sử, Đại học KHXH&NV Hà Nội với luận án: "Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước Cách mạng tháng Tám năm 1945", trị giá giải Nhất: 15 triệu đồng.

Giải Nhì thuộc về Tiến sĩ Ku Su Jeong (Khoa Sử, Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh với luận án: "Mối quan hệ Việt - Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955 - 2005)", trị giá giải Nhì: 10 triệu đồng

Giải Ba gồm 2 giải: Tiến sĩ Trịnh Thị Hồng Hạnh (Viện Lịch sử Đảng) với luận án: "Đảng lãnh đạo xây dựng và hoạt động của vành đai diệt Mỹ ở chiến trường miền Nam (1965 - 1973)" và Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa (Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Lý luận Chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội) với luận án: " Chủ trương của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến 2001", trị giá giải Ba: 7 triệu đồng/giải.

Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật năm nay được một nhà tài trợ là hậu duệ của danh nhân sống ở nước ngoài gửi về và trực tiếp đến dự trao giải thưởng.

Buổi lễ trao giải thưởng sử học Phạm Thận Duật đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động.

Phạm Đình Nhân


Sáng lập và điều hành quỹ về giải thưởng sử học Phạm Thận Duật

Blog về giải thưởng này:
http://phamthanduat.blogspot.com/

(Tin của Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật)

»»  Đọc tiếp

20 tháng 11, 2008

GS VS Trần Đại Nghĩa

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 11 20, 2008 bởi PKDuong · 0 comments

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

11 NĂM, NGÀY GS VS TRẦN ĐẠI NGHĨA ĐI XA ( 1997/2008)
MỘT NGƯƠÌ THẦY VÀ LÀ NHÀ BÁC HỌC BÁC HỒ ĐẶT TÊN
HẾT MÌNH VÌ NHỮNG HỌC TRÒ CỦA KHOA HỌC

Khi đến thăm cô Nguyễn Thị Khánh, phu nhân của GSVS Trần Đại Nghĩa, khi trò chuyện những ngày GS làm ở Cục Quân Giới ở Việt Bắc, chúng tôi nhìn tấm Danh hiệu Anh hùng Lao động do Bác Hồ ký đợt đầu tiên năm 1951, mới biết Danh hiệu Anh hùng Lao động mà ông đã đi hết mình theo lời Bác, rồi cùng lao động, sáng tạo ra nhiều loại vũ khí để kháng chiến chống Pháp. Cùng tên biệt danh “Ông phật làm súng, là một danh hiệu rất thân thiết, kính nễ mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Anh cả của Quân đội tặng Cục trưởng Cục Quân giới đầu tiên QĐND VN trong những ngày kháng chiến ác liệt. Còn cái tên thân thiết Bác Hồ đặt ra cho ông là Trần Đại Nghĩa, người con trung thành với nước, với dân của nhân dân Vĩnh Long thương nhớ, và đất Nam Bộ anh hùng, lại trong một hoàn cảnh khác – đó là GSVS Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ .


GS VS Trần Đại Nghĩa và người bạn đời tại nhà riêng

Ra đi học thành tài ở Pháp, rồi mong ước ngày trở về

Cách đây hơn 10 năm khi đó GSVS Trần Đại Nghĩa chưa lâm bệnh, chúng tôi được vợ GS, cô Nguyễn Thị Khánh dẫn lên lầu nhà riiêng GS để gặp. Dù lúc đó GS đang chứng bệnh ho khá nặng, song khi chúng tôi hỏi về thuở còn trẻ ở quê hương Tam Bình, thì GS vẫn nhớ rất rõ như khi tắm nước sông Măng Thít, ngụp lặn trong bao kỷ niệm thuở thiếu thời; rồi những ngày tháng đầu tiên xa nhà và được về thăm lại dòng sông Măng Thít, thăm mẹ và quê nhà trước lúc lên đường đi du học xa Tổ quốc, chẳng biết ngày nào trở về với mẹ và chị gái.

GSVS Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ra ở quê ngoại, ấp 6, xã Hoà Hiệp, Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. Cha GS là một thầy giáo yêu nước tên là Phạm Quang Mùi (1882 – 1920), khi về dạy học tại Vĩnh Long đã gặp mẹ GS là bà Lý Thị Diệu (1881 – 1941). GS có 2 chị em, và trong cảnh học hành tốn kém thời ấy, sau khi cha mất sớm, người chị gái Phạm Thị Nhẫn, xin nghỉ học nhường cho em mình học hành đến nơi đến chốn.

Từ ngôi trường nổi tiếng Petrus Ký lúc đó có các học sinh nổi tiếng như Phạm Văn Thiện (Phạm Hùng, nguyên Chủ tịch HĐBT), Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Tấn Ghi Trọng, Đặng Văn Chung… đều là những học trò xuất sắc cuả khoá học. Có lần GSBS Nguyễn Tấn Ghi Trọng kể, “trong lớp chúng tôi, anh Lễ là học trò rất nghèo, nhưng ai có gì cần anh giúp là Lễ không lúc nào từ chối, vì anh laị học rất giỏi. Có lần lớp đang giải toán thì bí, thầy giáo cho Lễ lên bảng để giải bài toán tiếp bằng mấy cách khác nhau, nên tiếng học trò Phạm Quang Lễ ở Vĩnh Long lên Sài Gòn học giỏi có tiếng cả trường Petus Ký lúc đó đều biết”.

Ngày 5-9-1933 trong tâm trạng thương nhớ mẹ, chị gái vô cùng; anh Lễ bước xuống tàu thủy tại bến Nhà Rồng (Q.4-TP-HCM ngày nay) bắt đầu xa quê hương, xa mẹ và chị gái Tam Bình để sang Pháp bắt đầu du học, rèn luyện để thành người, trở về phụng sự đất nước về sau.

Dồn hết tâm trí lĩnh hội tri thúc giúp nước, giúp đời

GSVS Trần Đại Nghiã hồi tưởng lại những ngày đầu sang đến đất Pháp, lúc đó GS đi từ cảng Sài Gòn sang cảng Macxây (Pháp) con tàu phải đi vòng qua nhiều nơi, mất hết 21 ngày đêm sau khi ghé cập cảng nhiều nước châu Á, Phi, qua kênh đào Hồng Hải, kênh Xuêr, rôì vào biển Điạ Trung Hải. Cũng giống như chuyến đi tìm đương cứu nước cuả Bác Hồ; qua những nơi xa lạ đó, anh càng thấy rõ hơn bộ mặt thật cuả bao sự bất công, tàn bạo của bọn chủ nô, chúa đất, giống quê hương VN của anh. Và người dân lành các nước ấy cũng đều cực khổ như bà con của quê hương đang bị trong vòng nô lệ.

Từ Macxây, ông đến được Paris trên một chiếc tàu hoả tốc hành. Và để có đủ tiền cho 2 năm học sinh bản xứ để chuẩn bị được vào đại học chính quy tại Paris, trong khi học bổng của trường Chasseloup Laubat chỉ cấp cho 1 năm, Lễ phải dồn sức làm 16 tiếng/ngày để đủ tiền trang trãi mọi thứ tại thủ đô nước Pháp. Mỗi ngày ở Paris xa vắng quê hương, là hình ảnh của ngươì mẹ nghèo và ngươì chị tất tả sớm hôm ở Tam Bình – Vĩnh Long cứ hiện lên rõ mồn một trong tâm trí. Và thế là Lễ quyết chí đổ công, đổ sức học rút trong 2 năm làm một năm, để trở thành học sinh VN duy nhất chỉ 1 năm là đã đủ mọi điều kiện vào học chính quy một trường Đại học lớn tại Paris, thủ đô hoa lệ của nước Pháp.

Khi Bác Hồ sang thăm Pháp cuôí năm 1946 là thượng khách của nước Pháp, Hội Việt kiều yêu nước ta tại Pháp đã giới thiệu KS Phạm Quang Lễ cùng đi với Bác nhiều nơi, cung cấp thông tin cho Bác, thăm nhiều chính khách Pháp, đi cùng Bác đến nhiều vùng đất nước Pháp.

Cùng với Bác Hồ trở về, xa Tổ quốc và quê hương đã 11 năm trời, song khi về tới Hà Nội ông chỉ nghỉ 7 ngày là lên xưởng quân giới Giang Tiên (Thái Nguyên) để bắt đầu nghiên cứu các loại súng chống xe tăng, dựa theo mẫu Badoca của Mỹ. Phương tiện khi đó rất thiếu,chỉ 2 viên đạn do thứ trưởng Tạ Quang Bửu cung cấp mà làm ra hình mẫu loại súng này. Ngày 5 -12-1946 Bác Hồ cho mơì Kỷ sư đến nhà khách Chính phủ vừa thân mật, vừa trịnh trọng, Bác nói: “Kháng chiến sắp đến nơi rồi, hôm nay mời chú đến để giao nhiệm vụ cho chú là Cục trưởng Cục Quân giới. Chú lo vũ khí cho bộ đội diệt giặc”.Rồi Bác nói tiếp: “Việc chú làm việc hệ trọng, vì thế từ nay, Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghiã. Dùng bí danh này để giữ bí mật cho chú và để bảo vệ gia đình, bà con chú còn ở trong Nam”(1).

Thế là từ đó, Ngươì Cục trưởng Cục Quân giới đầu tiên QĐND VN có tên mới, mà trong Nam quê hương ông cũng chưa hề biết đến; một cái tên đầy bao ý nghĩa cuả nhà một khoa học một ngươì thầy gio yêu nước vẹn tròn ti năng, đức độ - Trần Đại Nghĩa. Vừa nghin cứu, ngươì Thầy gio trọn vẹn của bậc tài năng, đức độ Trần Đại Nghĩa bắt đầu truyền các kiến thức cho những nhà khoa học mang áo lính, họ là những ngươì lính trung kiên, song rất chuyn cần trong cơng việc gian khổ l nghin cứu về Vũ khí phục vụ cho cơng cuộc kháng chiến – GS Trần Đại Nghĩa nói hơn 10 năm tại nhà riêng ở Q.Tân Bình .

Và cũng bắt đầu ngươì Cục trưởng Cục quân giơí, thiếu tướng Trần Đaị Nghĩa quên hết những chuyện đơì thường, chuyện gia đình để lao vào cuộc tìm kiếm khó khăn của các phát minh khoa học vũ khí, khí tài cho quân đội còn thiếu thốn mọi bề của ta. Ngươì bạn đời cuả GS, cô Nguyễn Thị Khánh, một y sỹ chuyên lo cho các thương binh từ chiến trường cuả Cục Quân giơí, nay sống tại P.5 - Q. Tân Bình kể laị: có lần ngày nghỉ, GS được vợ giao cho việc trông con giùm, khi cô đi chợ về thấy con mình mặt mũi lấm lem, đang chơi nghịch chỉ một mình, còn GS thì mãi mê nghiên cứu các sách về vũ khí. Bị vợ la rầy, GS chỉ cươì trừ, rồi xin lôĩ vợ, xong ông lại đi vào phòng nghiên cúu, đo vẽ, sơ đồ các loại vũ khí đang hiện lên trong đầu ông. Quá mãi mê bận biụ với nhiều loại vũ khí, đến nôĩ GS thường suy nghĩ, tìm tòi quên cả nón, giày dép v…v… của mình. Cô Khánh cho biết nhiều lần trong rừng, mà GS bị mất mũ hoài, liên lạc của Cục Quân gới mua cho GS một chiếc mũ đội đầu, và anh liên lạc phải xin phép cô, để viết vào chiếc mũ mơí mua, khỏi để mất: “Mũ này là của ông Trần Đại Nghĩa”...GS nhận mũ rồi cười.


KS Trần Đại Nghĩa giới thiệu với Đại tướng Võ Nguyên Gíap
về vũ khí mới chống xe tăng cho chiến dịch Việt Bắc do
Cục Quân giới chế tạo tại Việt Bắc.

(Ảnh Tư liệu Gia đình GS)

Cuộc đơì nghiên cưú vũ khí phục vụ kháng chiến cuả GS Trần Đại Nghĩa kéo dài cả hai cuộc chiến tranh vỹ đại của dân tộc ta. Các phát minh những loại vũ khí bí mật,tối tân…mà khi chúng tôi hỏi GS lúc còn sống ở Đ. Trần Trọng Tuyển Q. Tân Bình, vẫn lúc nào luôn giữ đúng nguyên tắc, phong cách của một ngươì lính là những gì bí mật quốc phòng, cho đến những ngày cuối đơì, GS vẫn tuyệt đôí tuân thủ tới cùng, không để lộ bất cứ điều bí mật nào về những phát minh đáng quý cho quân đội ta.

Vào những ngày này, GSVS Trần Đại Nghĩa đã 11 năm đi xa (9 - 8 – 1997) khỏi quê hương Vĩnh Long và đất nước VN. Một nhà bác học cho đến cuối đời GS vẫn luôn sống chân chất, nghĩa tình, luôn bao dung mọi điều vơí những đồng chí, đồng đội gần gũi, đến nhân dân Việt Bắc, những nhà khoa học non trẻ mới trưởng thành.

Ở ông, dù đi xa bao năm khắp mọi chân trời, góc bể trời Tây, về Hà Nội, rồi chiến khu Việt Bắc, đi ra nhiều nước… sau là Viện sỹ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, là Viện trưởng Viện khoa học VN gần 20 năm; nhưng về Tổ quốc, thì hoạt động sáng tạo là hàng đầu trong ơng. GS luơn nhớ những gì cuả dòng sông Măng, quê ông, luôn trỗi dậy trong tâm can người con với quê hương, khi đã là nhà khoa học hàng đầu đất nước, ông vẫn không có lúc nào nguôi ngoai để mong được đền đáp công sức cha mẹ, quê hương./.

Tháng 11/ 2008

Phạm Bá Nhiễu

>> Tham khảo thêm thông tin về GS Trần Đại Nghĩa tại Wiki
»»  Đọc tiếp

10 tháng 11, 2008

Dự kiến một số hoạt động Ban Thông tin - Tư liệu năm 2009-2010

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 11 10, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Vừa qua, Ban Thông tin -Tư liệu dòng họ thuộc BLL họ Phạm Việt Nam đã họp để thảo luận về nội dung và chương trình hoạt động chủ yếu của Ban TT-TL trong hai năm 2009-2010.

Sau đây là những vấn đề đã được Hội nghị đưa ra thảo luận và nhất trí thực hiện:

NHIỆM VỤ CHUNG CỦA BAN TT-TL DÒNG HỌ:

    * Sưu tầm, bổ sung, quản lý và khai thác Kho Gia phả dòng họ nhằm phục vụ tốt các hoạt động nghiên cứu và biên soạn Gia phả, biên soạn sách và tư liệu về họ Phạm Việt Nam.
    * Tổ chức tốt việc biên tập, xuất bản và phát hành đúng kỳ hạn 3 tháng một lần Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam".
    * Cải tiến, nâng cấp, quản lý chặt chẽ và thường xuyên cập nhật nội dung Trang thông tin điện tử: http://www.hophamvietnam.org
    * Tổ chức biên soạn và xuất bản sách hoặc tư liệu phục vụ dòng họ.

NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRONG HAI NĂM 2009-2010

A. Về Kho Gia phả dòng họ.

    * - Tiếp tục liên hệ với các dòng họ Phạm trong toàn quốc để tập hợp các bản sao gia phả của các dòng họ Phạm chưa có trong Kho gia phả họ Phạm Việt Nam nhằm quản lý và phục vụ chung trong nội tộc.
    * - Tổ chức đóng bìa cứng những bản sao gia phả chưa có bìa cứng để bảo quản được lâu dài. Thực hiện từ tháng 2 năm 2009.
    * - Nghiên cứu một Dự án để có thể tiến tới số hoá toàn bộ Kho gia phả họ Phạm Việt Nam (chủ yếu là xây dựng Phần mềm quản lý; xây dựng kế hoạch tạo kinh phí thực hiện Dự án)

B. Tổ chức tốt việc biên tập, xuất bản và phát hành đúng kỳ hạn Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam".

1. Bản tin nội tộc và Trang thông tin điện tử, tuỳ theo tính chất và đối tượng phục vụ của mình, có nhiệm vụ chủ yếu là:

- Thông báo những chương trình, kế hoạch hoạt động Việc họ của BLL họ Phạm Việt Nam tới các BLL và HĐGT họ Phạm ở các địa phương, tới bà con cô bác họ Phạm sinh sống trong nước và nước ngoài.

- Phản ánh những hoạt động Việc họ có hiệu quả của các BLL và HĐGT họ Phạm Việt Nam tại các địa phương và bà con cô bác họ Phạm

- Giới thiệu với bà con cô bác họ Phạm: tóm tắt về các dòng họ Phạm Việt Nam, về các Danh nhân họ Phạm, về những gương sáng người họ Phạm trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

- Giới thiệu và trao đổi kinh nghiệm làm Việc họ nhằm đưa hoạt động Việc họ đi vào nền nếp, có hiệu quả tốt, góp phần xây dựng họ Phạm Việt Nam ngày càng vững mạnh, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển nền văn hiến nước nhà ngày càng tốt đẹp hơn.

2. Để thực hiện những nhiệm vụ trên đây, trong hai năm 2009-2010, Ban biên tập Bản tin nội tộc và Ban Biên tập Trang thông tin điện tử cần phải:

- Củng cố Ban biên tập (Phân công rõ ràng cho từng thành viên BBT; xây dựng Quy chế làm việc của Ban biên tập).

- Mở rộng mạng lưới cộng tác viên viết bài và sưu tập thông tin-tư liệu gửi về Bản tin nội tộc và Trang thông tin điện tử của BLL họ Phạm Việt Nam (Chọn thêm cộng tác viên ở những dòng họ lớn hoặc các dòng họ có nhiều hoạt động bổ ích).

- Phối hợp với Ban Tài chính của BLL họ Phạm Việt Nam xây dựng xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể để tạo được kinh phí cho các hoạt động này.

* Một số định hướng và định lượng của Bản tin nội tộc 2009-2010

1. Bám sát chức năng, nhiệm vụ của Bản tin nội tộc và hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam, của các dòng họ Phạm, của các sự kiện nổi bật trong năm để tổ chức viết bài và đăng tải bài viết hoặc tranh ảnh trong các số Bản tin 2009-2010. Trong từng kỳ xuất bản, mỗi uỷ viên BBT có ít nhất 01 bài nạp về BBT hoặc người phụ trách thiết kế nội dung từng kỳ xuất bản. Khôi phục chuyên mục Vấn tổ tầm tông trong Bản tin nội tộc và trong Trang web, để giúp kết nối dòng họ.

2. Giữ vững số trang từng kỳ xuất bản là 44-48 trang, trong đó có 6-10 ảnh.

3. Tăng dần số lượng phát hành (2009: trên dưới 500 bản, 2010: trên dưới 700 bản)

4. Tiếp tục lấy thu bù chi cho Bản tin nội tộc. Đề nghị BLL họ Phạm Việt Nam định mức hỗ trợ kinh phí xuất bản và phát hành Bản tin nội tộc 2009-2010 để BBT chủ động kế hoạch biên tập và xuất bản Bản tin. (Từ 2009, bác Thuý Lan chính thức nhận bàn giao tài chính và phát hành của Bản tin nội tộc).

5. Nghiên cứu cải tiến về hình thức trình bày Bản tin nội tộc cho đẹp hơn, sáng sủa hơn và có nhiều thông tin bổ ích.

* Phân công chủ trì thiết kế và tổ chức bản thảo Bản tin nội tộc cho từng kỳ xuất bản 2009:

    * - Số 27, Quí I - 2009 (Số Tết). Tiếp tục đăng tải một số bài phát biểu và tham luận tại Cuộc họp mặt lần thứ XII, phản ánh Cuộc họp mặt tại Tp. HCM và Hải Phòng, phản ánh hoạt động của các BLL và HĐGT 6 tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 (nếu cần thi chuyển tiếp bài sang số 28). Có Thiếp Chúc Tết. Chủ biên: Phạm Chí Nhân
    * - Số 28, Quí II - 2009 (Chuẩn bị cho ngày Giỗ tổ hàng năm. Chú ý sự kiện đặt tên Phạm Tu cho một đường phố tại Thủ đô Hà Nội. Phản ánh hoạt động 3 tháng đầu năm 2009). Chủ biên: Phạm Hồng Vũ
    * - Số 29, Quý III - 2009 (Phản ánh về Giỗ Tổ 2009, về hoạt động 6 tháng đầu năm của các BLL và HĐGT, của các dòng họ...). Chủ biên: Phạm Thuý Lan
    * - Số 30, Quí IV - 2009 (Phản ánh tình hình hoạt động 9 tháng năm 2009 của các BLL và HĐGT. Tình hình chuẩn bị cho những công việc lớn trong hoạt động Việc họ năm 2010,...). Chủ biên: Phạm Đắc Bi

C. Cải tiến, nâng cấp, quản lý chặt chẽ và thường xuyên cập nhật nội dung Trang thông tin điện tử: http://www.hophamvietnam.org.

Xây dựng Dự án cải tiến và nâng cấp Trang thông tin điện tử www.hophamvietnam.org. Sau khi Dự án được Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam nhất trí thông qua, sẽ nghiên cứu thuê một đơn vị chuyên trách thiết kế các Trang web thực hiện Dự án. Người phụ trách: Phạm Đạo, Phạm Khánh Dương, Phạm Đắc Bi, Phạm Chí Nhân.

Phối hợp với Ban tài chính của BLL họ Phạm Việt Nam xây dựng Dự án huy động kinh phí hỗ trợ cho giai đoạn phát triển ban đầu của Trang thông tin điện tử (huy động kinh phí tại chỗ, kinh phí đóng góp, ủng hộ ở trong nước và tài trợ từ ngoài nước). Người phụ trách: Phạm Đạo, Phạm Đắc Bi, Phạm Chí Nhân.

Tổ chức tốt việc cập nhật thường xuyên thông tin tư liệu cho Trang thông tin điện tử hophamvietnam.org. Phụ trách: Phạm Khánh Dương, Phạm Chí Nhân

D. Về việc xuất bản sách và tư liệu dòng họ năm 2009-2010:

Dự kiến trong hai năm 2009-2010, Ban TT-TL sẽ tổ chức biên soạn và xuất bản (hoặc tái bản) một số sách và tài liệu nghiên cứu sau đây:

    * 1) Bổ sung, sửa chữa lỗi và biên tập hoàn chỉnh bộ sách "Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt" để chuẩn bị xuất bản chính thức. Huy động thêm một số vị có khả năng và điều kiện trong BLL họ Phạm Việt Nam tham gia công trình này. Mời một nhà sử học nổi tiếng viết lời giới thiệu, sau đó làm thủ tục xin phép xuất bản chính thức. Phụ trách công việc này, trước mắt có các ông, bà: Phạm Cầu, Phạm Hồng, Phạm Hồng Vũ, Phạm Chí Nhân, Phạm Thuý Lan (Mời bác Phạm Đình Nhân, Phạm Văn Dương, Phạm Văn Chức tham gia)
    * 2) Bổ sung tư liệu và biên tập lại cuốn sách "Một số quy ước về tổ chức và hoạt động Việc họ". Người phụ trách: bác Phạm Cầu, Phạm Minh Liêm, và Phạm Thuý Lan
    * 3) Tổ chức biên tập và xuất bản chính thức cuốn sách "Trần triều Điện soái Phạm Ngũ Lão". Người phụ trách: bác Phạm Hồng (mời thêm một số vị trong BLL hậu duệ Phạm Ngũ Lão tham gia)...
    * 4) Sưu tầm, biên tập và xuất bản tập tư liệu "Danh mục các dòng họ Phạm Việt Nam và Danh nhân dòng họ Phạm" để phục vụ việc nghiên cứu nối kết dòng họ. Người chủ trì: Phạm Chí Nhân

Tháng 11 năm 2008,
Ban TT-TL dòng họ
»»  Đọc tiếp

9 tháng 11, 2008

Hoạt động ở dòng họ Phạm Xá - 11.2008

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 11 09, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Sau một năm vận động và triển khai xây dựng mới nhà thờ đại tông thờ khởi thủy tổ Phạm Đạo Soạn tại thôn Phạm Xá, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, Nam Định, ngày 09-11-2008, tức ngày 12 tháng 10 Mậu Tý, dòng họ Phạm "Phạm Xá" đã long trọng tổ chức:

- Lễ Giỗ Tổ 12 tháng 10 Mậu Tý (2008).

- Khánh thành nhà Bái đường

- Kỷ niệm 622 năm lịch sử truyền thống

Về dự lễ có ông Phạm Cầu-Phó Tổng thư ký thường trực BLL họ Phạm Việt Nam, Tổng biên tập "Thông tin họ Phạm Việt Nam"; ông Phạm Nghị, Trưởng ban Hành hương-khánh tiết; ông Phạm Minh Liêm, UV BLL họ Phạm Việt Nam, Trưởng BLL họ Phạm "Phạm Xá" tại Hà Nội cùng hơn một trăm năm mươi đại biểu từ chi họ các xã Giao Tiến, Xuân Hòa, Nghĩa Lâm, Hải Thanh, Yên Thắng, Yên Nhân.... các chi ở xa từ Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình.... Đặc biệt có những gia đình ở rất xa từ Nha Trang-Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh.... cũng đã gửi lễ về giỗ tổ.

Trong không khí phấn khởi đầm ấm, tay bắt mặt mừng của bà con trong đại gia đình làm ăn sinh sống từ nhiều địa phương quy tụ về nơi đất tổ, sau lễ dâng hương tài nhà thờ và thăm viếng mộ tổ, bà con ta cảm động lắng nghe các bản báo cáo trong đó ông Phạm Minh Liêm ôn lại truyền thống 622 năm dòng họ Phạm "Phạm Xá" và ý kiến phát biểu của ông Phạm Cầu cũng như của nhiều đại biểu từ các chi họ đều toát lên tâm niệm đoàn kết, sống tốt đời đẹp đạo, phúc đức dòng họ sẽ lưu truyền tới con cháu muôn đời. Sau cùng là buổi thụ lộc đã diễn ra chân tình và đậm đà tình cảm gia tộc, quê hương.

Tính đến ngày giỗ tổ 12 tháng 10 Mậu Tý (tức 09-11-2008), bà con dòng tộc với tấm lòng hướng về cội nguồn, đó góp công, góp hiện vật để xây dựng Từ đường. Riêng tiến cúng bằng tiền mặt được trên 202 triệu đồng (trong ngày khánh thành nhà Bái đường, bà con đã góp tới gần 50 triệu đồng). BLL dòng họ Phạm "Phạm Xá" gửi lời cám ơn chân thành tới toàn thể bà con dòng tộc, kính chúc bà con dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Phạm Văn Hồng

BLL họ Phạm "Phạm Xá" tại Hà Nội
»»  Đọc tiếp

1 tháng 11, 2008

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 (Quý IV-2008)

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 11 01, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Dâng hương tưởng niệm danh tướng Phạm Tu (476 - 545)
- Thượng Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam

Họp mặt lần thứ XII đại diện các BLL và HĐGT họ Phạm Việt Nam

Thông báo của thường trực Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam

Danh sách Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam (khoá IV) 17
Thành viên các Ban chuyên trách trong BLL họ Phạm Việt Nam

Thành viên các ban chuyên trách
Lời phát biểu của PGS TS Phạm Xuân Hằng
Đại diện BLL họ Phạm Việt Nam thăm ông Phạm Thế Duyệt tại nhà riêng

Thành lập BLL lâm thời họ Phạm tỉnh Hải Dương
Họ Phạm Xá biểu dương con ngoan trò giỏi năm học 2007-2008

Phạm Công Trứ - nhà chính trị, văn hoá lớn của thế kỷ XVII
Hoàng Ngân - người con gái họ Phạm được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Cái tâm của một họa sĩ trẻ
Bài hát "Họ Phạm"
Bài ca Thượng thủy tổ Phạm Tu
Hồ Ngọc xanh



Download bản e-book PDF tại đây (đã tải : lần)
»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi