Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

10 tháng 12, 2008

Họp mặt đại biểu họ Phạm TP Hồ Chí Minh lần thứ nhất

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 12 10, 2008 bởi PKDuong · 0 comments


Sáng ngày 07/12/2008, tại nhà khách chính phủ 1B Lý Thái Tổ quận 10 Tp. HCM đã diễn ra cuộc gặp mặt đại biểu họ Phạm TP Hồ Chí Minh lần thứ nhất.

Các ông trong Ban tổ chức đã đến từ 6h00 sáng để trang trí Hội trường. Trên cùng là một băng zon lớn mầu đỏ với dòng chữ màu vàng: "Họp mặt đại biếu họ Phạm TP Hồ Chí Minh lần thứ nhất 07/12/2008". Bên dưới là lá cờ họ khổ lớn. Ảnh Thượng thủy tổ Phạm Tu được treo bên trên còn ảnh 2 cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Phạm Hùng được đặt bên dưới. Đặc biệt có đủ lư hương, đèn cầy(nến). Hoa huệ trắng cắm trong lọ còn có cả mâm hoa quả.



8h00, bà con đã lục tục kéo đến ngày một đông. Bàn đón tiếp đai biểu làm việc nhộn nhịp. Nhận quà và góp tiền cho buổi họp. Tôi tò mỏ mở túi quà thật ngạc nhiên thấy có rất nhiều tặng phẩm rất đáng quí như đĩa có logo dòng họ được sản xuất từ Bát Tràng Hà Nội đưa vào, cuốn tóm tắt “Họ Phạm Trong cộng đồng dân Việt”, Nội san “Thông tin họ Phạm VN” số 26, Một đĩa VCD về các hoạt động của dòng họ từ 1998 đến 2007, một thiếp chúc Tết, chương trình hội nghi v.v…

Trước khi buổi lễ chính thức bắt đầu có nhóm ca sĩ Quan họ TP HCM đến biểu diễn. Những bài Quan họ tình tứ như dẫn người ta về cội nguồn thực là hợp người hợp cảnh với cuộc họp mặt hôm nay.


Trưởng Ban Tổ chức tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. Đến dự có Tổng Thư ký BLL họ Phạm Việt Nam, Đại diện họ Bùi, đại diện họ Phạm ở Đồng Nai, các bậc lão thành cách mạng như cụ Phạm Côn, cựu tù chính trị Côn Đảo năm nay đã 94 tuổi, nhiều nhà khoa học, các doanh nghiệp họ Phạm và đông đảo bàn con cô bác đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.(khoảng trên 120 người)

Các đại biểu lên dâng hương trước bàn thờ dòng họ. Tất cả mọi người đều đứng dạy tưởng niệm các bậc tiền bối và anh hùng liệt sỹ người họ Phạm. Hương trầm ngào ngạt làm cho mọi người cùng hướng về tổ tiên hướng về nguồn cội và biết ơn các anh hùng liệt sĩ.


PGS.TS Phạm Đạo, Tổng thư ký BLL họ Phạm VN đã có bài phát biểu về quá trình hoạt động 12 năm qua của BLL họ Phạm Việt Nam. Tiếp đó ông Phạm Đức Thưởng , Trưởng BLL họ Phạm Thành phố đã đọc báo cáo quá trình hoạt động vừa qua và phương hướng công tác trong thời gia tới. Sau đấy là các bài phát biểu của nhà văn Phạm Côn Sơn, đại diện lớp người cao tuổi, ông Phạm Xuân Hải đại diện các nhà doanh nghiệp thành đạt phát biểu và cháu Phạm Việt Phương đại diện cho lớp con cháu họ Phạm hứa sẽ noi gương các bậc cha anh phát huy tinh thần lao động sáng tạo góp phần xây dựng đất , xứng đáng là con cháu dòng họ Phạm.



Kết thúc là buổi tiệc mặn đầm ấm tình đồng tộc. Mọi người vừa nâng cốc chúc mừng sức khỏe lẫn nhau, chúc hoạt động dòng họ ngày càng tốt hơn. Vừa cùng thưởng thức các bài ca cách mạng, các bài thơ tự sáng tác ca ngợi quê hương đất nước.

TP.HCM, 07/12/2008
Pha Lê
»»  Đọc tiếp

29 tháng 11, 2008

Phạm Xuân Ẩn - Điệp viên hoàn hảo

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 11 29, 2008 bởi PKDuong · 0 comments

Ngày 13/6/2008, tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử VN đã phối hợp với Đại Sứ quán Hoa Kỳ tổ chức để ông Larry Berman, Giáo sư khoa Khoa học Chính trị thuộc Đại học California tại Davis, người chấp bút cho cuốn hồi ký về cuộc đời của thiếu tướng tình báo Hai Trung - Phạm Xuân Ẩn, có buổi làm việc và nói chuyện với các nhà sử học Việt Nam về cuốn sách "Perfect Spy” (Điệp viên hoàn hảo).

GS Larry Berman là tác giả của nhiều quyển sách được quan tâm ở VN như No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam (Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon, Kissinger và sự phản bội ở VN), The Free Press, 2001; Cuộc chiến tranh của Lyndon Johnson: con đường dẫn tới bế tắc ở Việt Nam, NXB W. W. Norton, 1989; và Hoạch định cho một Thảm họa: Mỹ hoá chiến tranh ở Việt Nam, NXB W. W. Norton, 1982.

Tại Mỹ, cuốn Điệp viên hoàn hảo” bằng tiếng Anh dày hơn 300 trang do NXB Smithsonian-Harper Collins ấn hành chính thức ra mắt độc giả vào tháng 4/2007. Nguyên văn tựa đề cuốn sách là "Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Reporter and Vietnamese Communist Agent" (Một điệp viên hoàn hảo: Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn - phóng viên Tạp chí Time và điệp viên cộng sản). Sau một năm phát hành ở Mỹ, cuốn sách đã gây tiếng vang, nhất là sau khi được giới thiệu trên Washington Post và nhiều tờ báo khác. Tại VN, bản quyền tiếng Việt của cuốn sách thuộc về Nhà xuất bản Thông tấn, sau khi ra mắt đã phát hành được gần 40.000 bản, một con số kỷ lục.

Sinh năm 1927 tại Biên Hòa, Đồng Nai, Phạm Xuân Ẩn tham gia Việt Minh khi còn rất trẻ. Đảng đã tuyển mộ ông làm tình báo viên với bí số X6 - điệp viên đơn tuyến trực thuộc mạng lưới tình báo H63 ở Củ Chi. Ông được cử đi học báo chí ở Mỹ trong thập niên 1950, trước khi quay lại Sài Gòn và trở thành phóng viên cho Reuters, Tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor... Thời gian này, nhờ có quan hệ với nhiều nhà báo Mỹ như David Halberstam, Neil Sheehan, Stanley Karnow..., những người của CIA như Lou Conein, Edward Lansdale, William Colby... hay những nhân vật có quyền lực của chính quyền Việt Nam Cộng hòa mà Phạm Xuân Ẩn đã có được nhiều tin tức quan trọng để bí mật gửi về Quân uỷ Trung ương thông qua Trung ương Cục miền Nam. Gần 500 báo cáo bao gồm tài liệu nguyên gốc đã được sao chụp do ông gửi về đã đủ nói lên tầm quan trọng của những gì mà Phạm Xuân Ẩn đã cống hiến cho Tổ quốc.

Khác với nhiều cuốn sách từng viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn: "Người Việt trầm lặng" của Jean Claude Pomonti, loạt bài về "Nhà tình báo đã từng yêu quý chúng ta" của Thomas A Bass, hay "Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời" của Nguyễn Thị Ngọc Hải ở Việt Nam, "Điệp viên hoàn hảo" của Larry Berman cung cấp góc nhìn toàn diện hơn, có nhiều chi tiết, trích dẫn từ nhiều nguồn hơn bất kỳ cuốn sách nào khác.

Tại buổi gặp gỡ, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, tập trung vào cuộc đời đầy bí ẩn của nhà tình báo. Trả lời cho câu hỏi cuốn sách của Larry Berman được viết trên cơ sở nào, ông cho biết bản thân đã đến Việt Nam trên 20 lần, với hàng trăm giờ phỏng vấn nhà điệp viên trong suốt 5 năm. Mỗi chuyến đi Việt Nam, ông thường ở lại khoảng 2 tuần, hằng ngày, đến gặp ông Ẩn, bắt đầu từ 9 giờ sáng và ở đấy đến khi nào ông Ẩn mệt thì về. Sau đó, ông đi gặp khoảng 50 người ở Mỹ và những thành viên trong mạng lưới của Phạm Xuân Ẩn ở Việt Nam. Ông đã bỏ rất nhiều thời gian gặp gỡ hàng loạt nhân chứng, trong đó có bà Hằng, bà Tám Thảo, ông Tư Cang.. những thành viên của nhóm tình báo H63, mà hiện nay chỉ có 5-6 người trong nhóm còn sống.

Trong tác phẩm của mình, tác giả đã dành tất cả những tình cảm và sự tôn trọng khi nói về nhà tình báo Việt Nam mà ông bắt đầu gặp từ tháng 7/2001: “Tôi thấy cần phải viết về câu chuyện này- câu chuyện về cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn với tư cách là một nhà tình báo trong chiến tranh, về những ngày ông hoạt động báo chí, về những năm tháng ông sống trên đất Mỹ, về những tình bạn của ông. Đó là câu chuyện về một cuộc chiến tranh, một thời kỳ hòa hợp dân tộc và hòa bình”. "Bạn sẽ thấy, đây là một cuốn sách vô cùng thú vị về ông Ẩn”.

  • Trần Xuân Thanh
Nguồn tin: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
»»  Đọc tiếp

Lễ trao giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ 9

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 11 29, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Sáng 29.11.2008, nhân kỷ niệm 183 năm ngày sinh và 123 năm ngày mất danh nhân Phạm Thận Duật, tại Bái đường Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật đã long trọng tổ chức Lễ trao Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ 9 (năm 2008).

Đến dự lễ trao giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, có GS. NGND Phan Huy Lê-Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; GS. NGND Đinh Xuân Lâm-Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Xét thưởng Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật; GS. TS. Phạm Mai Hùng-Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Về phía Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật có KS. Phạm Đình Nhân-Chủ tịch Quỹ và Nhà báo Trịnh Thị Liên-Phó Chủ tịch quỹ. Phía khách mời có nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc, GS. TS. Phạm Huyễn-cố vấn BLL họ Phạm Việt Nam và nhiều giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động văn hóa và lịch sử của các Viện Nghiên cứu và trường Đại học. Ngoài ra còn có đông đảo bà con một số dòng họ Phạm trong cả nước và đặc biệt có nhiều bà con, hậu duệ của danh nhân Phạm Thận Duật.

Buổi lễ được mở đầu bằng lễ dâng hương trang nghiêm với bản chúc văn ca tụng công ơn các bậc thánh hiền mở đường đạo học và danh nhân Phạm Thận Duật. Tiếp đó, GS. NGND. Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đọc báo cáo nhan đề "Phạm Thận Duật, một nhà sử học chân chính", KS. Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thân Duật phát biểu nêu lên sự hoạt động của Quỹ qua bài: "Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, niềm vinh dự của dòng họ Phạm Yên Mô". Ông Trịnh Dương, Uỷ viên Thường vụ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đọc Quyết định thành lập Hội đồng Xét thưởng Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật, Biên bản cuộc họp Hội đồng Xét thưởng bình chọn 4 giải trong năm 2008 và Quyết định của Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam quyết định trao các giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ 9 - năm 2008 gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và 2 giải Ba.

Giải Nhất thuộc về Tiến sĩ Đặng Thị Vân Chi (Khoa Sử, Đại học KHXH&NV Hà Nội với luận án: "Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước Cách mạng tháng Tám năm 1945", trị giá giải Nhất: 15 triệu đồng.

Giải Nhì thuộc về Tiến sĩ Ku Su Jeong (Khoa Sử, Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh với luận án: "Mối quan hệ Việt - Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955 - 2005)", trị giá giải Nhì: 10 triệu đồng

Giải Ba gồm 2 giải: Tiến sĩ Trịnh Thị Hồng Hạnh (Viện Lịch sử Đảng) với luận án: "Đảng lãnh đạo xây dựng và hoạt động của vành đai diệt Mỹ ở chiến trường miền Nam (1965 - 1973)" và Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa (Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Lý luận Chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội) với luận án: " Chủ trương của Đảng trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến 2001", trị giá giải Ba: 7 triệu đồng/giải.

Quỹ Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật năm nay được một nhà tài trợ là hậu duệ của danh nhân sống ở nước ngoài gửi về và trực tiếp đến dự trao giải thưởng.

Buổi lễ trao giải thưởng sử học Phạm Thận Duật đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động.

Phạm Đình Nhân


Sáng lập và điều hành quỹ về giải thưởng sử học Phạm Thận Duật

Blog về giải thưởng này:
http://phamthanduat.blogspot.com/

(Tin của Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật)

»»  Đọc tiếp

20 tháng 11, 2008

GS VS Trần Đại Nghĩa

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 11 20, 2008 bởi PKDuong · 0 comments

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

11 NĂM, NGÀY GS VS TRẦN ĐẠI NGHĨA ĐI XA ( 1997/2008)
MỘT NGƯƠÌ THẦY VÀ LÀ NHÀ BÁC HỌC BÁC HỒ ĐẶT TÊN
HẾT MÌNH VÌ NHỮNG HỌC TRÒ CỦA KHOA HỌC

Khi đến thăm cô Nguyễn Thị Khánh, phu nhân của GSVS Trần Đại Nghĩa, khi trò chuyện những ngày GS làm ở Cục Quân Giới ở Việt Bắc, chúng tôi nhìn tấm Danh hiệu Anh hùng Lao động do Bác Hồ ký đợt đầu tiên năm 1951, mới biết Danh hiệu Anh hùng Lao động mà ông đã đi hết mình theo lời Bác, rồi cùng lao động, sáng tạo ra nhiều loại vũ khí để kháng chiến chống Pháp. Cùng tên biệt danh “Ông phật làm súng, là một danh hiệu rất thân thiết, kính nễ mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Anh cả của Quân đội tặng Cục trưởng Cục Quân giới đầu tiên QĐND VN trong những ngày kháng chiến ác liệt. Còn cái tên thân thiết Bác Hồ đặt ra cho ông là Trần Đại Nghĩa, người con trung thành với nước, với dân của nhân dân Vĩnh Long thương nhớ, và đất Nam Bộ anh hùng, lại trong một hoàn cảnh khác – đó là GSVS Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ .


GS VS Trần Đại Nghĩa và người bạn đời tại nhà riêng

Ra đi học thành tài ở Pháp, rồi mong ước ngày trở về

Cách đây hơn 10 năm khi đó GSVS Trần Đại Nghĩa chưa lâm bệnh, chúng tôi được vợ GS, cô Nguyễn Thị Khánh dẫn lên lầu nhà riiêng GS để gặp. Dù lúc đó GS đang chứng bệnh ho khá nặng, song khi chúng tôi hỏi về thuở còn trẻ ở quê hương Tam Bình, thì GS vẫn nhớ rất rõ như khi tắm nước sông Măng Thít, ngụp lặn trong bao kỷ niệm thuở thiếu thời; rồi những ngày tháng đầu tiên xa nhà và được về thăm lại dòng sông Măng Thít, thăm mẹ và quê nhà trước lúc lên đường đi du học xa Tổ quốc, chẳng biết ngày nào trở về với mẹ và chị gái.

GSVS Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ra ở quê ngoại, ấp 6, xã Hoà Hiệp, Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. Cha GS là một thầy giáo yêu nước tên là Phạm Quang Mùi (1882 – 1920), khi về dạy học tại Vĩnh Long đã gặp mẹ GS là bà Lý Thị Diệu (1881 – 1941). GS có 2 chị em, và trong cảnh học hành tốn kém thời ấy, sau khi cha mất sớm, người chị gái Phạm Thị Nhẫn, xin nghỉ học nhường cho em mình học hành đến nơi đến chốn.

Từ ngôi trường nổi tiếng Petrus Ký lúc đó có các học sinh nổi tiếng như Phạm Văn Thiện (Phạm Hùng, nguyên Chủ tịch HĐBT), Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Tấn Ghi Trọng, Đặng Văn Chung… đều là những học trò xuất sắc cuả khoá học. Có lần GSBS Nguyễn Tấn Ghi Trọng kể, “trong lớp chúng tôi, anh Lễ là học trò rất nghèo, nhưng ai có gì cần anh giúp là Lễ không lúc nào từ chối, vì anh laị học rất giỏi. Có lần lớp đang giải toán thì bí, thầy giáo cho Lễ lên bảng để giải bài toán tiếp bằng mấy cách khác nhau, nên tiếng học trò Phạm Quang Lễ ở Vĩnh Long lên Sài Gòn học giỏi có tiếng cả trường Petus Ký lúc đó đều biết”.

Ngày 5-9-1933 trong tâm trạng thương nhớ mẹ, chị gái vô cùng; anh Lễ bước xuống tàu thủy tại bến Nhà Rồng (Q.4-TP-HCM ngày nay) bắt đầu xa quê hương, xa mẹ và chị gái Tam Bình để sang Pháp bắt đầu du học, rèn luyện để thành người, trở về phụng sự đất nước về sau.

Dồn hết tâm trí lĩnh hội tri thúc giúp nước, giúp đời

GSVS Trần Đại Nghiã hồi tưởng lại những ngày đầu sang đến đất Pháp, lúc đó GS đi từ cảng Sài Gòn sang cảng Macxây (Pháp) con tàu phải đi vòng qua nhiều nơi, mất hết 21 ngày đêm sau khi ghé cập cảng nhiều nước châu Á, Phi, qua kênh đào Hồng Hải, kênh Xuêr, rôì vào biển Điạ Trung Hải. Cũng giống như chuyến đi tìm đương cứu nước cuả Bác Hồ; qua những nơi xa lạ đó, anh càng thấy rõ hơn bộ mặt thật cuả bao sự bất công, tàn bạo của bọn chủ nô, chúa đất, giống quê hương VN của anh. Và người dân lành các nước ấy cũng đều cực khổ như bà con của quê hương đang bị trong vòng nô lệ.

Từ Macxây, ông đến được Paris trên một chiếc tàu hoả tốc hành. Và để có đủ tiền cho 2 năm học sinh bản xứ để chuẩn bị được vào đại học chính quy tại Paris, trong khi học bổng của trường Chasseloup Laubat chỉ cấp cho 1 năm, Lễ phải dồn sức làm 16 tiếng/ngày để đủ tiền trang trãi mọi thứ tại thủ đô nước Pháp. Mỗi ngày ở Paris xa vắng quê hương, là hình ảnh của ngươì mẹ nghèo và ngươì chị tất tả sớm hôm ở Tam Bình – Vĩnh Long cứ hiện lên rõ mồn một trong tâm trí. Và thế là Lễ quyết chí đổ công, đổ sức học rút trong 2 năm làm một năm, để trở thành học sinh VN duy nhất chỉ 1 năm là đã đủ mọi điều kiện vào học chính quy một trường Đại học lớn tại Paris, thủ đô hoa lệ của nước Pháp.

Khi Bác Hồ sang thăm Pháp cuôí năm 1946 là thượng khách của nước Pháp, Hội Việt kiều yêu nước ta tại Pháp đã giới thiệu KS Phạm Quang Lễ cùng đi với Bác nhiều nơi, cung cấp thông tin cho Bác, thăm nhiều chính khách Pháp, đi cùng Bác đến nhiều vùng đất nước Pháp.

Cùng với Bác Hồ trở về, xa Tổ quốc và quê hương đã 11 năm trời, song khi về tới Hà Nội ông chỉ nghỉ 7 ngày là lên xưởng quân giới Giang Tiên (Thái Nguyên) để bắt đầu nghiên cứu các loại súng chống xe tăng, dựa theo mẫu Badoca của Mỹ. Phương tiện khi đó rất thiếu,chỉ 2 viên đạn do thứ trưởng Tạ Quang Bửu cung cấp mà làm ra hình mẫu loại súng này. Ngày 5 -12-1946 Bác Hồ cho mơì Kỷ sư đến nhà khách Chính phủ vừa thân mật, vừa trịnh trọng, Bác nói: “Kháng chiến sắp đến nơi rồi, hôm nay mời chú đến để giao nhiệm vụ cho chú là Cục trưởng Cục Quân giới. Chú lo vũ khí cho bộ đội diệt giặc”.Rồi Bác nói tiếp: “Việc chú làm việc hệ trọng, vì thế từ nay, Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghiã. Dùng bí danh này để giữ bí mật cho chú và để bảo vệ gia đình, bà con chú còn ở trong Nam”(1).

Thế là từ đó, Ngươì Cục trưởng Cục Quân giới đầu tiên QĐND VN có tên mới, mà trong Nam quê hương ông cũng chưa hề biết đến; một cái tên đầy bao ý nghĩa cuả nhà một khoa học một ngươì thầy gio yêu nước vẹn tròn ti năng, đức độ - Trần Đại Nghĩa. Vừa nghin cứu, ngươì Thầy gio trọn vẹn của bậc tài năng, đức độ Trần Đại Nghĩa bắt đầu truyền các kiến thức cho những nhà khoa học mang áo lính, họ là những ngươì lính trung kiên, song rất chuyn cần trong cơng việc gian khổ l nghin cứu về Vũ khí phục vụ cho cơng cuộc kháng chiến – GS Trần Đại Nghĩa nói hơn 10 năm tại nhà riêng ở Q.Tân Bình .

Và cũng bắt đầu ngươì Cục trưởng Cục quân giơí, thiếu tướng Trần Đaị Nghĩa quên hết những chuyện đơì thường, chuyện gia đình để lao vào cuộc tìm kiếm khó khăn của các phát minh khoa học vũ khí, khí tài cho quân đội còn thiếu thốn mọi bề của ta. Ngươì bạn đời cuả GS, cô Nguyễn Thị Khánh, một y sỹ chuyên lo cho các thương binh từ chiến trường cuả Cục Quân giơí, nay sống tại P.5 - Q. Tân Bình kể laị: có lần ngày nghỉ, GS được vợ giao cho việc trông con giùm, khi cô đi chợ về thấy con mình mặt mũi lấm lem, đang chơi nghịch chỉ một mình, còn GS thì mãi mê nghiên cứu các sách về vũ khí. Bị vợ la rầy, GS chỉ cươì trừ, rồi xin lôĩ vợ, xong ông lại đi vào phòng nghiên cúu, đo vẽ, sơ đồ các loại vũ khí đang hiện lên trong đầu ông. Quá mãi mê bận biụ với nhiều loại vũ khí, đến nôĩ GS thường suy nghĩ, tìm tòi quên cả nón, giày dép v…v… của mình. Cô Khánh cho biết nhiều lần trong rừng, mà GS bị mất mũ hoài, liên lạc của Cục Quân gới mua cho GS một chiếc mũ đội đầu, và anh liên lạc phải xin phép cô, để viết vào chiếc mũ mơí mua, khỏi để mất: “Mũ này là của ông Trần Đại Nghĩa”...GS nhận mũ rồi cười.


KS Trần Đại Nghĩa giới thiệu với Đại tướng Võ Nguyên Gíap
về vũ khí mới chống xe tăng cho chiến dịch Việt Bắc do
Cục Quân giới chế tạo tại Việt Bắc.

(Ảnh Tư liệu Gia đình GS)

Cuộc đơì nghiên cưú vũ khí phục vụ kháng chiến cuả GS Trần Đại Nghĩa kéo dài cả hai cuộc chiến tranh vỹ đại của dân tộc ta. Các phát minh những loại vũ khí bí mật,tối tân…mà khi chúng tôi hỏi GS lúc còn sống ở Đ. Trần Trọng Tuyển Q. Tân Bình, vẫn lúc nào luôn giữ đúng nguyên tắc, phong cách của một ngươì lính là những gì bí mật quốc phòng, cho đến những ngày cuối đơì, GS vẫn tuyệt đôí tuân thủ tới cùng, không để lộ bất cứ điều bí mật nào về những phát minh đáng quý cho quân đội ta.

Vào những ngày này, GSVS Trần Đại Nghĩa đã 11 năm đi xa (9 - 8 – 1997) khỏi quê hương Vĩnh Long và đất nước VN. Một nhà bác học cho đến cuối đời GS vẫn luôn sống chân chất, nghĩa tình, luôn bao dung mọi điều vơí những đồng chí, đồng đội gần gũi, đến nhân dân Việt Bắc, những nhà khoa học non trẻ mới trưởng thành.

Ở ông, dù đi xa bao năm khắp mọi chân trời, góc bể trời Tây, về Hà Nội, rồi chiến khu Việt Bắc, đi ra nhiều nước… sau là Viện sỹ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, là Viện trưởng Viện khoa học VN gần 20 năm; nhưng về Tổ quốc, thì hoạt động sáng tạo là hàng đầu trong ơng. GS luơn nhớ những gì cuả dòng sông Măng, quê ông, luôn trỗi dậy trong tâm can người con với quê hương, khi đã là nhà khoa học hàng đầu đất nước, ông vẫn không có lúc nào nguôi ngoai để mong được đền đáp công sức cha mẹ, quê hương./.

Tháng 11/ 2008

Phạm Bá Nhiễu

>> Tham khảo thêm thông tin về GS Trần Đại Nghĩa tại Wiki
»»  Đọc tiếp

10 tháng 11, 2008

Dự kiến một số hoạt động Ban Thông tin - Tư liệu năm 2009-2010

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 11 10, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Vừa qua, Ban Thông tin -Tư liệu dòng họ thuộc BLL họ Phạm Việt Nam đã họp để thảo luận về nội dung và chương trình hoạt động chủ yếu của Ban TT-TL trong hai năm 2009-2010.

Sau đây là những vấn đề đã được Hội nghị đưa ra thảo luận và nhất trí thực hiện:

NHIỆM VỤ CHUNG CỦA BAN TT-TL DÒNG HỌ:

    * Sưu tầm, bổ sung, quản lý và khai thác Kho Gia phả dòng họ nhằm phục vụ tốt các hoạt động nghiên cứu và biên soạn Gia phả, biên soạn sách và tư liệu về họ Phạm Việt Nam.
    * Tổ chức tốt việc biên tập, xuất bản và phát hành đúng kỳ hạn 3 tháng một lần Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam".
    * Cải tiến, nâng cấp, quản lý chặt chẽ và thường xuyên cập nhật nội dung Trang thông tin điện tử: http://www.hophamvietnam.org
    * Tổ chức biên soạn và xuất bản sách hoặc tư liệu phục vụ dòng họ.

NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRONG HAI NĂM 2009-2010

A. Về Kho Gia phả dòng họ.

    * - Tiếp tục liên hệ với các dòng họ Phạm trong toàn quốc để tập hợp các bản sao gia phả của các dòng họ Phạm chưa có trong Kho gia phả họ Phạm Việt Nam nhằm quản lý và phục vụ chung trong nội tộc.
    * - Tổ chức đóng bìa cứng những bản sao gia phả chưa có bìa cứng để bảo quản được lâu dài. Thực hiện từ tháng 2 năm 2009.
    * - Nghiên cứu một Dự án để có thể tiến tới số hoá toàn bộ Kho gia phả họ Phạm Việt Nam (chủ yếu là xây dựng Phần mềm quản lý; xây dựng kế hoạch tạo kinh phí thực hiện Dự án)

B. Tổ chức tốt việc biên tập, xuất bản và phát hành đúng kỳ hạn Bản tin nội tộc "Thông tin họ Phạm Việt Nam".

1. Bản tin nội tộc và Trang thông tin điện tử, tuỳ theo tính chất và đối tượng phục vụ của mình, có nhiệm vụ chủ yếu là:

- Thông báo những chương trình, kế hoạch hoạt động Việc họ của BLL họ Phạm Việt Nam tới các BLL và HĐGT họ Phạm ở các địa phương, tới bà con cô bác họ Phạm sinh sống trong nước và nước ngoài.

- Phản ánh những hoạt động Việc họ có hiệu quả của các BLL và HĐGT họ Phạm Việt Nam tại các địa phương và bà con cô bác họ Phạm

- Giới thiệu với bà con cô bác họ Phạm: tóm tắt về các dòng họ Phạm Việt Nam, về các Danh nhân họ Phạm, về những gương sáng người họ Phạm trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

- Giới thiệu và trao đổi kinh nghiệm làm Việc họ nhằm đưa hoạt động Việc họ đi vào nền nếp, có hiệu quả tốt, góp phần xây dựng họ Phạm Việt Nam ngày càng vững mạnh, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển nền văn hiến nước nhà ngày càng tốt đẹp hơn.

2. Để thực hiện những nhiệm vụ trên đây, trong hai năm 2009-2010, Ban biên tập Bản tin nội tộc và Ban Biên tập Trang thông tin điện tử cần phải:

- Củng cố Ban biên tập (Phân công rõ ràng cho từng thành viên BBT; xây dựng Quy chế làm việc của Ban biên tập).

- Mở rộng mạng lưới cộng tác viên viết bài và sưu tập thông tin-tư liệu gửi về Bản tin nội tộc và Trang thông tin điện tử của BLL họ Phạm Việt Nam (Chọn thêm cộng tác viên ở những dòng họ lớn hoặc các dòng họ có nhiều hoạt động bổ ích).

- Phối hợp với Ban Tài chính của BLL họ Phạm Việt Nam xây dựng xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể để tạo được kinh phí cho các hoạt động này.

* Một số định hướng và định lượng của Bản tin nội tộc 2009-2010

1. Bám sát chức năng, nhiệm vụ của Bản tin nội tộc và hoạt động của BLL họ Phạm Việt Nam, của các dòng họ Phạm, của các sự kiện nổi bật trong năm để tổ chức viết bài và đăng tải bài viết hoặc tranh ảnh trong các số Bản tin 2009-2010. Trong từng kỳ xuất bản, mỗi uỷ viên BBT có ít nhất 01 bài nạp về BBT hoặc người phụ trách thiết kế nội dung từng kỳ xuất bản. Khôi phục chuyên mục Vấn tổ tầm tông trong Bản tin nội tộc và trong Trang web, để giúp kết nối dòng họ.

2. Giữ vững số trang từng kỳ xuất bản là 44-48 trang, trong đó có 6-10 ảnh.

3. Tăng dần số lượng phát hành (2009: trên dưới 500 bản, 2010: trên dưới 700 bản)

4. Tiếp tục lấy thu bù chi cho Bản tin nội tộc. Đề nghị BLL họ Phạm Việt Nam định mức hỗ trợ kinh phí xuất bản và phát hành Bản tin nội tộc 2009-2010 để BBT chủ động kế hoạch biên tập và xuất bản Bản tin. (Từ 2009, bác Thuý Lan chính thức nhận bàn giao tài chính và phát hành của Bản tin nội tộc).

5. Nghiên cứu cải tiến về hình thức trình bày Bản tin nội tộc cho đẹp hơn, sáng sủa hơn và có nhiều thông tin bổ ích.

* Phân công chủ trì thiết kế và tổ chức bản thảo Bản tin nội tộc cho từng kỳ xuất bản 2009:

    * - Số 27, Quí I - 2009 (Số Tết). Tiếp tục đăng tải một số bài phát biểu và tham luận tại Cuộc họp mặt lần thứ XII, phản ánh Cuộc họp mặt tại Tp. HCM và Hải Phòng, phản ánh hoạt động của các BLL và HĐGT 6 tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 (nếu cần thi chuyển tiếp bài sang số 28). Có Thiếp Chúc Tết. Chủ biên: Phạm Chí Nhân
    * - Số 28, Quí II - 2009 (Chuẩn bị cho ngày Giỗ tổ hàng năm. Chú ý sự kiện đặt tên Phạm Tu cho một đường phố tại Thủ đô Hà Nội. Phản ánh hoạt động 3 tháng đầu năm 2009). Chủ biên: Phạm Hồng Vũ
    * - Số 29, Quý III - 2009 (Phản ánh về Giỗ Tổ 2009, về hoạt động 6 tháng đầu năm của các BLL và HĐGT, của các dòng họ...). Chủ biên: Phạm Thuý Lan
    * - Số 30, Quí IV - 2009 (Phản ánh tình hình hoạt động 9 tháng năm 2009 của các BLL và HĐGT. Tình hình chuẩn bị cho những công việc lớn trong hoạt động Việc họ năm 2010,...). Chủ biên: Phạm Đắc Bi

C. Cải tiến, nâng cấp, quản lý chặt chẽ và thường xuyên cập nhật nội dung Trang thông tin điện tử: http://www.hophamvietnam.org.

Xây dựng Dự án cải tiến và nâng cấp Trang thông tin điện tử www.hophamvietnam.org. Sau khi Dự án được Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam nhất trí thông qua, sẽ nghiên cứu thuê một đơn vị chuyên trách thiết kế các Trang web thực hiện Dự án. Người phụ trách: Phạm Đạo, Phạm Khánh Dương, Phạm Đắc Bi, Phạm Chí Nhân.

Phối hợp với Ban tài chính của BLL họ Phạm Việt Nam xây dựng Dự án huy động kinh phí hỗ trợ cho giai đoạn phát triển ban đầu của Trang thông tin điện tử (huy động kinh phí tại chỗ, kinh phí đóng góp, ủng hộ ở trong nước và tài trợ từ ngoài nước). Người phụ trách: Phạm Đạo, Phạm Đắc Bi, Phạm Chí Nhân.

Tổ chức tốt việc cập nhật thường xuyên thông tin tư liệu cho Trang thông tin điện tử hophamvietnam.org. Phụ trách: Phạm Khánh Dương, Phạm Chí Nhân

D. Về việc xuất bản sách và tư liệu dòng họ năm 2009-2010:

Dự kiến trong hai năm 2009-2010, Ban TT-TL sẽ tổ chức biên soạn và xuất bản (hoặc tái bản) một số sách và tài liệu nghiên cứu sau đây:

    * 1) Bổ sung, sửa chữa lỗi và biên tập hoàn chỉnh bộ sách "Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt" để chuẩn bị xuất bản chính thức. Huy động thêm một số vị có khả năng và điều kiện trong BLL họ Phạm Việt Nam tham gia công trình này. Mời một nhà sử học nổi tiếng viết lời giới thiệu, sau đó làm thủ tục xin phép xuất bản chính thức. Phụ trách công việc này, trước mắt có các ông, bà: Phạm Cầu, Phạm Hồng, Phạm Hồng Vũ, Phạm Chí Nhân, Phạm Thuý Lan (Mời bác Phạm Đình Nhân, Phạm Văn Dương, Phạm Văn Chức tham gia)
    * 2) Bổ sung tư liệu và biên tập lại cuốn sách "Một số quy ước về tổ chức và hoạt động Việc họ". Người phụ trách: bác Phạm Cầu, Phạm Minh Liêm, và Phạm Thuý Lan
    * 3) Tổ chức biên tập và xuất bản chính thức cuốn sách "Trần triều Điện soái Phạm Ngũ Lão". Người phụ trách: bác Phạm Hồng (mời thêm một số vị trong BLL hậu duệ Phạm Ngũ Lão tham gia)...
    * 4) Sưu tầm, biên tập và xuất bản tập tư liệu "Danh mục các dòng họ Phạm Việt Nam và Danh nhân dòng họ Phạm" để phục vụ việc nghiên cứu nối kết dòng họ. Người chủ trì: Phạm Chí Nhân

Tháng 11 năm 2008,
Ban TT-TL dòng họ
»»  Đọc tiếp

9 tháng 11, 2008

Hoạt động ở dòng họ Phạm Xá - 11.2008

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 11 09, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Sau một năm vận động và triển khai xây dựng mới nhà thờ đại tông thờ khởi thủy tổ Phạm Đạo Soạn tại thôn Phạm Xá, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, Nam Định, ngày 09-11-2008, tức ngày 12 tháng 10 Mậu Tý, dòng họ Phạm "Phạm Xá" đã long trọng tổ chức:

- Lễ Giỗ Tổ 12 tháng 10 Mậu Tý (2008).

- Khánh thành nhà Bái đường

- Kỷ niệm 622 năm lịch sử truyền thống

Về dự lễ có ông Phạm Cầu-Phó Tổng thư ký thường trực BLL họ Phạm Việt Nam, Tổng biên tập "Thông tin họ Phạm Việt Nam"; ông Phạm Nghị, Trưởng ban Hành hương-khánh tiết; ông Phạm Minh Liêm, UV BLL họ Phạm Việt Nam, Trưởng BLL họ Phạm "Phạm Xá" tại Hà Nội cùng hơn một trăm năm mươi đại biểu từ chi họ các xã Giao Tiến, Xuân Hòa, Nghĩa Lâm, Hải Thanh, Yên Thắng, Yên Nhân.... các chi ở xa từ Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình.... Đặc biệt có những gia đình ở rất xa từ Nha Trang-Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh.... cũng đã gửi lễ về giỗ tổ.

Trong không khí phấn khởi đầm ấm, tay bắt mặt mừng của bà con trong đại gia đình làm ăn sinh sống từ nhiều địa phương quy tụ về nơi đất tổ, sau lễ dâng hương tài nhà thờ và thăm viếng mộ tổ, bà con ta cảm động lắng nghe các bản báo cáo trong đó ông Phạm Minh Liêm ôn lại truyền thống 622 năm dòng họ Phạm "Phạm Xá" và ý kiến phát biểu của ông Phạm Cầu cũng như của nhiều đại biểu từ các chi họ đều toát lên tâm niệm đoàn kết, sống tốt đời đẹp đạo, phúc đức dòng họ sẽ lưu truyền tới con cháu muôn đời. Sau cùng là buổi thụ lộc đã diễn ra chân tình và đậm đà tình cảm gia tộc, quê hương.

Tính đến ngày giỗ tổ 12 tháng 10 Mậu Tý (tức 09-11-2008), bà con dòng tộc với tấm lòng hướng về cội nguồn, đó góp công, góp hiện vật để xây dựng Từ đường. Riêng tiến cúng bằng tiền mặt được trên 202 triệu đồng (trong ngày khánh thành nhà Bái đường, bà con đã góp tới gần 50 triệu đồng). BLL dòng họ Phạm "Phạm Xá" gửi lời cám ơn chân thành tới toàn thể bà con dòng tộc, kính chúc bà con dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Phạm Văn Hồng

BLL họ Phạm "Phạm Xá" tại Hà Nội
»»  Đọc tiếp

1 tháng 11, 2008

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 26 (Quý IV-2008)

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 11 01, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Dâng hương tưởng niệm danh tướng Phạm Tu (476 - 545)
- Thượng Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam

Họp mặt lần thứ XII đại diện các BLL và HĐGT họ Phạm Việt Nam

Thông báo của thường trực Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam

Danh sách Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam (khoá IV) 17
Thành viên các Ban chuyên trách trong BLL họ Phạm Việt Nam

Thành viên các ban chuyên trách
Lời phát biểu của PGS TS Phạm Xuân Hằng
Đại diện BLL họ Phạm Việt Nam thăm ông Phạm Thế Duyệt tại nhà riêng

Thành lập BLL lâm thời họ Phạm tỉnh Hải Dương
Họ Phạm Xá biểu dương con ngoan trò giỏi năm học 2007-2008

Phạm Công Trứ - nhà chính trị, văn hoá lớn của thế kỷ XVII
Hoàng Ngân - người con gái họ Phạm được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Cái tâm của một họa sĩ trẻ
Bài hát "Họ Phạm"
Bài ca Thượng thủy tổ Phạm Tu
Hồ Ngọc xanh



Download bản e-book PDF tại đây (đã tải : lần)
»»  Đọc tiếp

30 tháng 10, 2008

Phạm Thị Ngọc Hà dự thi Người mẫu Thế giới 2008

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 10 30, 2008 bởi PKDuong · 0 comments

Phạm Thị Ngọc Hà tiếp tục “đem chuông đi đánh xứ người”


(HNMO)- Người mẫu Phạm Thị Ngọc Hà vừa chính thức được Cty Elite Việt Nam chọn là đại diện tham dự cuộc thi Người mẫu Thế giới 2008 (Miss Model of the World 2008) lần thứ 20.


Cuộc thi năm nay được tổ chức tại Thâm Quyến – Trung Quốc từ 04/11 đến 23/11/2008, với sự tham gia của 69 thí sinh đến từ các nước trên toàn thế giới. Đêm chung kết sẽ diễn ra tại Nhà hát ngoài trời mang tên “Cửa sổ Thế giới” vào ngày 22/11/2008.


Như vậy, hiện nay Phạm Thị Ngọc Hà là người đẹp thứ 3 đại diện Việt Nam tham gia các cuộc thi sắc đẹp trên thế giới, sau Cao Thùy Dương (cuộc thi MI’ 2008 tại Macau) và Đinh Lan Phương (cuộc thi Elite Model Look 2008 tại Hải Nam, Trung Quốc).


Các thí sinh cuộc thi Miss Model of the World 2008 sẽ tham gia nhiều hoạt động của cuộc thi như: được thăm quan các thành phố của Thâm Quyến và Hàng Châu, tham dự Gala chung kết của cuộc thi Miss Model của Trung Quốc, tham dự các sự kiện xung quanh cuộc thi. Trước Phạm Thị Ngọc Hà, năm 2003 - người mẫu Thanh Ngọc là đại diện đầu tiên của Việt Nam tham dự cuộc thi này tại Thượng Hải – Trung Quốc.


Người mẫu Phạm Thị Ngọc Hà năm nay 24 tuổi, cao 1m74 với các số đo 3 vòng 88 – 61 – 91 , cô đã từng đạt danh hiệu “Thí sinh mặc trang phục áo dài đẹp nhất” trong cuộc thi Hoa hậu Du lịch 2008 đồng thời lọt vào Top 10 người đẹp nhất cuộc thi. Phạm Thị Ngọc Hà gia nhập làng thời trang Việt Nam từ năm 2005, cô đã từng tham gia hầu hết các Chương trình thời trang lớn trong nước như Fashion Week, Vietnam Grandpix, Đẹp Fashion show.... cũng như các Chương trình thời trang tại Malaysia, Nga....... Cô cùng từng làm MC cho các chương trình trên các Đài truyền hình như: Chương trình “Rec của tôi” – VTV6, Chương trình “Lựa chọn thông minh” – ĐTH Hà Nội.

Trước ngày lên đường, người đẹp Phạm Thị Ngọc Hà cho biết, hành trang của cô mang đến cuộc thi gồm gần 40 bộ trang phục của nhãn hiệu thời trang Ivy dành cho 20 ngày dự thi tại Thâm Quyến. Các trang phục này được Công ty Elite Việt Nam và Ngọc Hà phối hợp làm việc với các nhà thiết kế từ hơn 1 tháng. Toàn bộ trang phục mặc hàng ngày, trang phục dự tiệc tối và trang phục dạ hội đều được các NTK của Ivy thiết kế riêng theo số đo Hà, với số lượng trang phục. Riêng bộ dạ hội đêm chung kết sẽ được các NTK đặc biệt trên chất liệu voan đính đá với màu chủ đạo là màu của cây trường xuân.

Ngọc Hà cũng cho biết thêm, các bộ trang phục này đều mang đậm phong cách mới của Italy – là sự pha trộn khéo léo giữa thời trang Châu Âu sang trọng và thời trang Châu Á thanh lịch…Phong cách thiết kế hết sức gần gũi với vóc dáng phụ nữ Việt Nam, sang trọng, lịch sự mà vẫn gợi cảm, quyến rũ bởi những nét họa tiết đơn giản, hài hoà giữa sắc màu và đường nét.


Cuộc thi “Miss Model of the World” là cuộc thi người mẫu quốc tế được thành lập từ năm 1988 và đăng ký tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Người sáng lập ra cuộc thi này là Mr. Cevik Suha Alpayli - người được biết đến trên toàn thế giới bởi các cuộc thi sắc đẹp và các cuộc thi người mẫu. Cuộc thi được tổ chức thường niên và tập hợp các người mẫu và người mẫu ảnh, đại diện cho hơn 40 nước từ 5 châu lục trên thế giới.

Tuyết Minh

Nguồn: báo Hà Nội Mới
»»  Đọc tiếp

Công văn của UBND thành phố Hà Nội

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 10 30, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa có công văn về việc đồng ý chủ trương đặt tên cho 1 đường phố là Phạm Tu, vị Tả tướng thời Lý, Trưởng ban Võ đầu tiên của Nhà nước Vạn Xuân.

Theo công văn số 2582/UBND-VHKG do bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ngày 29/10, UBND TP Hà Nội đã nhận được đơn kiến nghị ngày 1/10/2008 của Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam về việc đặt tên Phạm Tu cho một đường phố lớn qua huyện Thanh Trì, trên vành đai 3 của Thủ đô.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, UBND TP Hà Nội đồng ý chủ trương trên, đồng thời, giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND huyện Thanh Trì, Sở GTVT, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng và các đơn vi liên quan nghiên cứu đề xuất để giải quyết đúng quy trình.

Phạm Tu (476 – 545) là người gốc Hà Nội, sinh ra tại Trang Quang Liệt (tức Thanh Liệt, Thanh Trì ngày nay). Cả cuộc đời ông vì nước vì dân, luôn giáo dục nhân dân và thuộc hạ nung nấu ý chí xây dựng đất nước hùng mạnh, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Ông đã chỉ huy quân đội chiến đấu anh dũng, chống trả quân xâm lược nhà Lương và quân Lâm Ấp, bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Trong một trận chiến bảo vệ Thành Tống Bình xưa (Thành này nằm ở vị trí gần Chợ Đồng Xuân, Hà Nội ngày nay), vào ngày 20 tháng Bảy năm Ất Sửu (545), ông đã anh dũng hy sinh tại chiến thành này.

Sau khi ông mất, Lý Nam Đế đã cử người về tận quê ông, truy phong ông là Đô Hồ Đại Vương - Long Biên hầu, sắc cho quê ông là Thang mộc ấp, được miễn sưu sai tạp dịch và thờ người làm Bản cảnh Thành hoàng lưu truyễn mãi mãi. Hiện nay ở Thanh Liệt còn lưu lại được 10 sắc phong của các triều đại dành cho ông.

Ngày 19/11, trao đổi với Vietnam+, ông Phạm Quang Long, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, về nguyên tắc thì việc đặt tên cho đường phố phải qua 8 bước… Theo đó, chỉ khi nào HĐND Thành phố họp và thống nhất đồng ý thì việc đặt tên đường phố sẽ hoàn tất.

Sau đây là nguyên bản công văn mà BLL Họ Phạm Việt Nam chúng tôi nhận được và đánh máy lại để bạn đọc tham khảo:



Công văn số 2583 UBND-VHKG,
ngày 29-10-2008 của UBND Thành phố Hà Nội

VỀ VIỆC ĐẶT TÊN PHẠM TU CHO MỘT ĐƯỜNG PHỐ LỚN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Kính gửi:
-Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- UBND huyện Thanh Trì;
- Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam.

UBND Thành phố nhận được Đơn kiến nghị ngày 01/10/2008 của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam về việc đặt tên Phạm Tu (476-545) cho một đường phố lớn qua huyện Thanh Trì trên đường vành đai 3 của Thủ đô Hà Nội

Về việc này UBND Thành phố có ý kiến như sau:

1. Đồng ý về chủ trương theo đề nghị của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam về việc đặt tên Phạm Tu (476-545) cho một đường phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2. Giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND huyện Thanh Trì, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan nghiên cứu đề xuất nội dung giải quyết theo đúng quy trình tại Quyết định 207/2006/QĐ-UBND ngày 27/11/2006 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, báo cáo UBND Thành phố.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Thanh Hằng

(Đã ký)


»»  Đọc tiếp

23 tháng 10, 2008

Phạm Đình Trạc - Một Trung Thần Tuẫn Tiết Triều Nguyễn

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 10 23, 2008 bởi PKDuong · 0 comments

Khi nói đến làng Liêu Xuyên (xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), người ta thường nhắc đến vị Trạng nguyên đời Lý Cao Tông là Đỗ Thế Diên; đến 2 cha con kế thế đăng khoa là Quốc lão, Thái tể Phạm Công Trứ (1600 - 1675) và Tiến sĩ Phạm Công Phương thời Lê - Trịnh, nhưng còn một nhân vật rất nổi tiếng, là một trung thần tuẫn tiết dưới triều vua Minh Mệnh nhà Nguyễn, đó chính là quan Án Phạm Đình Trạc.

Phạm Đình Trạc, tự là Bạt Khanh, thụy Đoan Trực, hiệu là Thuần Tiết, người xã Liêu Xuyên, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương. Tổ 4 đời của ông húy là Thiền, đỗ Hương cống cuối đời Lê, làm quan đến Tham nghị xứ Kinh Bắc; tổ 3 đời húy là Đôn, cũng đỗ Hương cống.

Phạm Đình Trạc là người tính hạnh hiền hòa, thường ngày giao tiếp rất rộng rãi, cung kính theo lễ độ. Ông đỗ Cử nhân khoa Tân Tỵ (1821) và được sung vào làm Hành tẩu bộ Lễ. Được nhiều người đứng ra tiến cử, nhưng vì tính cương trực nên ông đều không chấp nhận. Năm Đinh Hợi (1827), Phạm Đình Trạc được tuyển cử làm Tri huyện Hà Đông (tòng Lục phẩm); sau đó, ông được triệu về Kinh làm Chủ sự bộ Lễ (chánh Lục phẩm). Tháng 9 năm Nhâm Thìn (1832), thăng Phạm Đình Trạc lên làm Lang trung bộ Lại (chánh Tứ phẩm) và đến mùa Xuân, tháng Giêng, năm Quý Tỵ (1833), ông được điều bổ làm Án sát sứ tỉnh Cao Bằng (tòng Tam phẩm).

Đến nhậm chức được 7 tháng, Bế Văn Cận và Nông Văn Vân tụ tập dân chúng, kéo nhau từ tỉnh Tuyên Quang sang vây đánh tỉnh thành Cao Bằng. Thự Bố chính Bùi Tăng Huy, Án sát Phạm Đình Trạc và Lãnh binh Lạng Sơn Phạm Văn Lưu cùng đồng sự mưu giữ lấy của cải, thóc lúa để cố thủ. Qua hơn một tháng, quân cứu viện không đến, giặc quây đánh bốn mặt, pháo bắn như mưa, thành sắp bị vỡ. Trước tình thế nguy cấp đó, Bùi Tăng Huy và Phạm Đình Trạc mới họp văn, võ, binh lính và chức dịch mà bàn rằng: Nay sức đã kiệt, quân cứu viện lại không có, chúng ta thà chết cho toàn tính mệnh quan quân một thành. Rồi các viên ấy đều mặc triều phục, đặt hương án, trông về cửa cung khuyết mà lạy, đoạn đem triều phục, bằng sắc đốt hết. Bùi Tăng Huy tự thắt cổ chết, Phạm Đình Trạc nằm xuống hố (đã đào sẵn), sai người lấp đất lên; Phạm Văn Lưu cũng thắt cổ chết. Hôm đó là ngày mồng 5 tháng 10 năm Quý Tỵ, niên hiệu Minh Mệnh thứ 14 (1833).

Ngay sau khi Tổng thống Quân vụ Đại thần Tạ Quang Cự khôi phục được tỉnh thành Cao Bằng, đã đem hết sự trạng tâu lên triều đình. Thánh tổ Nhân hoàng đế (Minh Mệnh) khen họ là những người có chí khí và đến năm Ất Mùi (1835) cho lập một đàn tế cùng với việc xây dựng ngôi đền thờ (gọi là đền Tam Trung, ngày nay thuộc xã Gia Cung, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) để nêu gương tiết liệt. Đến đời vua Thiệu Trị đã truy tặng Phạm Đình Trạc chức Tham tri bộ Lễ (tòng Nhị phẩm) và lục dụng hai người con của ông: Con trưởng là Phạm Đình Nghị ấm thụ chức Tư vụ; con thứ Phạm Bá Quỹ được sung vào học ở Quốc Tử Giám. Năm Bính Thìn (1856) đời vua Tự Đức, cùng với Bùi Tăng Huy, Phạm Đình Trạc đều được liệt thờ vào Trung Nghĩa từ (đền thờ những vị trung thần của triều Nguyễn).

Tấm gương tuẫn tiết của Bùi Tăng Huy, Phạm Văn Lưu và Phạm Đình Trạc đã được các quan đồng liêu, bạn bè, nhân dân địa phương và du khác thập phương kính trọng. Và, rất nhiều bài văn tế, văn viếng, bài thơ, câu đối, bia ký... của những danh nhân thuở bấy giờ, như Hoàng giáp Phạm Sĩ Ái, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu, Hội nguyên Đỗ Huy Cát, Cử nhân Dương Bá Trạc... lưu tại đền Tam Trung đã nói lên điều đó./.

Lê Quang Chắn
Viện Sử học
»»  Đọc tiếp

12 tháng 10, 2008

Thiêng liêng Hồ Gươm

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 10 12, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments


Ảnh: wikimapia.org


THIÊNG LIÊNG HỒ GƯƠM


Ngàn năm rực rỡ đất Thăng Long,
Nhớ buổi sơ khai dựng chiến thành,
Quân dân Vạn Xuân cùng đánh giặc,
Kiên cường trận tuyến chống xâm lăng.

*

Triều Tiền Lý gây nền độc lập:
Lão tướng tuổi cao tròn thất thập
Vẫn hiên ngang chặn bước bạo tàn
Người ngã xuống, hồn thiêng giữ đất.
Dân tộc đêm trường bốn trăm năm

Cho tới ngày tự chủ hoàn toàn
Từ Hậu Lý thành kinh đô mãi mãi,
Ba sáu phố phường qua chiến tranh
Dòng tên người khắc vào lịch sử.

Gan dạ anh hùng, hồn Dân tộc

Giữ Thủ đô, bảo vệ Nước nhà.

*

Với chiều dài mười lăm thế kỷ,
Bên Hồ Gươm không thấy cửa sông
Mà xán lạn anh hùng dân tộc:
Phạm Tu xông pha giữa trận tiền
Đã hy sinh trên mảnh đất thiêng.
Vị minh quân là Lý Thái Tổ
Dời đô về giữa đất Rồng Tiên,
Để xây nên nước Việt vững bền.
Lẫy lừng ba cuộc chống quân Nguyên,
Hưng Đạo vương là viên ngọc sáng.
Hùng tráng bản trường ca giữ nước
Giặc Minh hung bạo phải cụp đuôi,
Hồ Gươm đó, vua Lê trả kiếm
Dân tộc ta muốn mãi hòa bình,
Mà tận trời xa, Pháp-Mỹ sang

Phải khuất phục giữa lòng Hà Nội:
Bê-năm-hai cháy sáng bầu trời,
Đời sống mãi những người quyết tử

Trong hòa bình, rộn rã tiếng ca

Vang, vang vọng lời thơ bất hủ:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo."

*

Tháng mười hoa sữa nở thơm
Hương sắc Thủ đô ngày giải phóng,
Nhìn Hồ Gươm rực sáng đèn hoa
Thấy những anh linh ngời đất Việt
Hồn thiêng sống mãi với non sông.
Cha ông xả thân vì con cháu,
Hãy nhớ ơn kia hỡi đồng bào!


Tháp Bút

Hồ Gươm, ngày giải phóng Thủ đô 2008
»»  Đọc tiếp

28 tháng 9, 2008

Kỳ tích một dòng họ khoa bảng

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 9 28, 2008 bởi PKDuong · 0 comments

Trong lịch sử hơn 300 năm phát triển, dòng họ Phạm Vũ ở Đôn Thư (Thanh Oai, Hà Tây) nức tiếng hiếu học với nhiều vị khoa bảng đỗ đạt cao. Từ làng Đôn Thư ra đi, có người hiện nay là Thứ trưởng Bộ Giáo dục.
Chúng tôi về làng Đôn Thư trong không khí náo nức của ngày hội tế tổ của dòng họ Phạm. Đây cũng là dịp vinh danh những người đỗ đạt trong dòng họ và trao Quỹ Khuyến học cho các em học sinh đạt thành tích cao trong học tập.

Ông Phạm Vũ Thắng - Hiệu trưởng trường THPT Thanh Oai cho biết: Năm 2006 đã có gần 50 học sinh trong dòng họ được nhận quà từ các vị cao niên nhất họ. Đó là phần thưởng cao quý nhất đối với những em học sinh của dòng họ Phạm Vũ làng Đôn Thư.

Trong lịch sử 300 năm phát triển dòng họ Phạm Vũ làng Đôn Thư, phong trào khuyến học luôn được các cụ cao niên trong họ coi trọng và giữ gìn. Trong gia phả họ Phạm, rất nhiều người đã đỗ đạt đến tột bực danh vọng. Và hiện nay, con cháu dòng họ Phạm Vũ vẫn tiếp tục truyền thống khoa bảng của cha ông với 13 vị đỗ tiến sĩ, hàng trăm người tốt nghiệp đại học và sau đại học.

Ông Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, trong dịp về thăm quê đã nói vui: “Các vị khoa mục tiền bối luôn là tấm gương sáng để lớp con cháu chúng tôi noi theo. Hiện nay riêng con cháu dòng họ Phạm làng Đôn Thư thành đạt ở trong nước và nước ngoài tập hợp lại đã có thể thành lập được một trường đại học!”

Các thế hệ con cháu dòng họ này luôn luôn coi trọng gia phong và nghiệp học. Về đường học hành, làng Đôn Thư đã có người đỗ đến Đệ Nhất Giáp Tam Nguyên Thám Hoa (người đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình) - cụ Vũ Phạm Hàm (một biệt chi của dòng họ Phạm Vũ).

Về chức tước, có người đã làm đến quan Tế Tửu đứng đầu Quốc Tử Giám - cụ Phạm Vũ Quyền. Gia phả họ Phạm làng Đôn Thư còn ghi rõ: cụ Phạm Vũ Quyền đỗ Hương Cống cùng với chú là Phạm Đình Dư ở khoa Đinh Mão (năm 1807), các cụ xưa nói rằng “thúc điệt đồng khoa” là gia đình thịnh!

Tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông, những người con làng Đôn Thư ra đi đang tiếp tục làm rạng danh khắp nơi, trong đó có người đã từng tu nghiệp tại trường đại học Harvard danh tiếng.

Trần Đức


Nguồn: http://www.phunuvietnam.com.vn/Story/giaoduc/2006/6/168.html
»»  Đọc tiếp

17 tháng 9, 2008

Đền thờ Danh tướng Phạm Tu

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 9 17, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments


Đền thờ nhìn từ Hồ Sen

Hình sông, thế đất quần tụ tạo nên một Thanh Liệt với những thắng cảnh đẹp nên thơ:

- Đình Ngoại: thờ Lão tướng Phạm Tu (476-545)

- Đình Nội: thờ Tiên triết Chu Văn An (1292-1370)

- Chùa Quang Ân nơi Sư tổ Vĩnh Nghiêm trụ trì.

Thanh Liệt xứng danh địa linh nhân kiệt, với hai ngôi sao sáng trên bầu trời Thăng Long một Võ, một Văn đều là người làng Quang Liệt. 


Đường về Đình Ngoại


Sân đình


 Non bộ tạo dáng hình chữ Tâm trước sân đình

 
 Nhà bia ghi công

 

Ảnh: Tháp Bút
http://hopham.blogspot.com/


»»  Đọc tiếp

1 tháng 8, 2008

Thông tin họ Phạm Việt Nam số 25 (Quý III-2008)

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 8 01, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Nhân kỷ niệm lần thứ 1463 ngày hy sinh của Thượng thuỷ tổ Phạm Tu

- Người Anh hùng dân tộc Phạm Tu (476-545)
- Nhà bia tưởng niệm mới được xây dựng
- Chí khí tuổi cao (thơ)
- Cảm xúc trước cờ họ Phạm

Chuyên mục hoạt động dòng họ
- Thư ngỏ của Thường trực BLL họ Phạm VN
- Thành viên Thường trực BLL họ Phạm VN
- Thông báo về cuộc họp Thường trực mở rộng, 17-5-2008
- Lễ dâng hương ngày giỗ tổ chi Mậu họ Phạm Đông Đồ, Đông Anh, Hà Nội
- Kiện toàn BLL họ Phạm T/p Hồ Chí Minh
- Sinh hoạt dòng họ Phạm Đắc tỉnh Quảng Nam chi nhánh tại T/p Hồ Chí Minh

- Tin vắn:Hoạt động dòng họ
• Thành lập BLL lâm thời Vĩnh Phúc
• Họ mặt họ Phạm T/p Hà Đông
• Họp mặt dòng họ Phạm Văn Viết...
- Họ Phạm ở Bình Đa, Biên Hoà khánh thành Từ đường chung hai họ nội và ngoại.
- Họ Phạm “Phạm Xá” họp mặt


Chuyên mục tìm về cội nguồn
- Vài nét về dòng họ làng Trương Xá (dòng họ cụ Phạm Bành)
- Họ Phạm tổng Kiến Lao, Xuân trường, Nam định
- Hỏi về dòng họ Phạm thôn Đông Hội, Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định

Chuyên mục họ Phạm với đất nước
- Mừng đại thọ cụ Phạm Kỷ (Điện Bàn, Quảng Nam)
- Phạm Gia Tu - một cán bộ thổ nhưỡng lão thành....
- Phạm Minh Tuấn - một trong 10 gương mặt trẻ ....
- Anh hùng Châu Á Phạm Thị Huệ

Lời cảm ơn


Download bản e-book PDF tại đây

Download Phụ lục số 25 tại đây
»»  Đọc tiếp

23 tháng 7, 2008

Từ thung lũng Sillicon, lòng luôn hướng về tổ quốc

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 7 23, 2008 bởi PKDuong · 0 comments

Ở đại bản doanh công nghệ cao của Mỹ, Christopher Hoàng Phạm được biết đến với những công trình nghiên cứu mang lại hàng chục triệu USD mỗi năm, được mời giảng dạy ở nhiều ĐH lớn. Tuy vậy, anh vẫn tự nhận mình “100% là người Việt, bởi lấy vợ Việt, ăn cơm Việt, sống kiểu Việt và... thương người Việt”, dù đã sống ở Mỹ 20 năm.

Ngày 5/6 vừa qua, Bộ GD-ĐT đã trao tặng cho giáo sư Việt kiều Mỹ Christopher Hoàng Phạm kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”. Đây được coi là sự ghi nhận và đánh giá xứng đáng dành cho những nỗ lực đóng góp để phát triển giáo dục Việt Nam thời gian qua của nhà trí thức có tấm lòng luôn hướng về quê hương này.

Nỗ lực không ngừng

Giáo sư Hoàng Phạm (tên tiếng Việt là Phạm Hoàng) sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, học xong khoa Toán, Đại học Đà Lạt, anh sang Mỹ đoàn tụ với gia đình vào năm 1986. Tại nước Mỹ, với biết bao lạ lẫm buổi ban đầu từ ngôn ngữ đến văn hoá, nhưng Hoàng đã nung nấu ý định phải học thành tài, trước hết là cho bản thân, sau là để sau này đem những cái mà mình học được về giúp nước.

Cũng như bao nhiêu người Việt khác, khi mới sang Mỹ Hoàng đã phải làm đủ mọi nghề lao động chân tay như bồi bàn, khuân vác, bảo vệ... để kiếm sống và có tiền theo học tại Đại học cộng đồng, rồi sau đó là Đại học California và ngành điện toán tại Đại học San Jose.
Giáo sư Hoàng Phạm và gia đình trong chuyến về thăm Việt Nam.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng, khi đi học, Hoàng Phạm luôn là một sinh viên xuất sắc được nhận học bổng của Công ty HP. Sau khi ra trường, anh được nhận vào làm việc tại HP một cách dễ dàng. Song chỉ được khoảng ba tháng, sếp đã trực tiếp khuyên anh nên đi học cao hơn, vì cho rằng anh còn nhiều khả năng tiến xa hơn nữa. Vậy là anh tiếp tục học cao học, và nhận lời làm việc cho một số công ty lớn tại thung lũng Sillicon. Trong đó, có Sun Microsystems - một trong những công ty CNTT hàng đầu của Mỹ lúc đó.

“Ông chủ” của 20 giải thưởng


Năm 1998, anh chọn làm việc cho hãng Cisco System nổi tiếng tại thung lũng Sillicon, đại bản doanh công nghệ cao của Mỹ. Hiện nay, giáo sư Hoàng Phạm là Trưởng phòng Kỹ sư hệ thống cao cấp của Cisco tại Mỹ, và được mời tham gia giảng dạy tại Trường Đại học San Jose, nơi anh đã từng học và một số trường đại học khác.

Năm 2004, Hoàng Phạm đã đoạt giải thưởng lãnh đạo xuất sắc nhờ sáng lập ra chương trình BOW. Chương trình này được ứng dụng để làm cho hệ thống máy của Cisco có thể chạy liên tục suốt 365 ngày trong năm và mỗi năm chỉ được “chết” không quá 5 phút, và đã giúp Cisco tiết kiệm hàng chục triệu USD mỗi năm do hạn chế được những lỗi ở phần cứng và phần mềm. Đến nay, BOW đã được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 2005, Hoàng Phạm đã được trao giải thưởng kỹ sư người Mỹ gốc chấu Á xuất sắc nhất của năm (Asian - American Engineer of the Year) do Viện kỹ sư Trung Quốc trao tặng nhân ngày hội của giới công nghệ thông tin tại Thung lũng Silicon. Ngoài ra, anh đã có tới hơn 20 giải thưởng khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Ước vọng gắn kết khối trí thức Việt trên toàn thế giới

Giáo sư Hoàng Phạm là một trong những người có vai trò thúc đẩy chính trong việc tăng cường sự trao đổi và liên lạc giữa các giảng viên và sinh viên Việt Nam với các nước châu Á khác và thế giới thông qua mạng lưới Cisco Asian Affinity Network (CAAN). Anh còn góp sức vào việc thành lập mạng lưới các chuyên gia IT người Việt tại Mỹ.

Theo Hoàng Phạm, cách làm việc theo mạng lưới có nhiều ưu điểm như có thể dễ dàng liên hệ, khi nào cần giải quyết vấn đề thì nhóm lại  nhanh chóng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau từ xa...

Năm 2005, Hoàng Phạm là một trong những người đứng ra  tổ chức Hội nghị Khoa học quốc tế của người Việt Nam tại Mỹ ở Thung lũng Silicon. Hội nghị được tổ chức  ngay trong đại bản doanh của Cisco, nơi có hàng trăm kỹ sư châu Á làm việc và rất nhiều trong số đó là người Việt Nam. Anh mong muốn sẽ phát triển mạng lưới này vượt ra ngoài nước Mỹ để những trí thức người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới có thể hợp tác với nhau và khẳng định tài trí của người Việt.

Nhận thấy sinh viên trong nước học giỏi, nhưng điều kiện thực hành còn nhiều thiếu thốn, năm 2006, Hoàng Phạm đã đứng ra lập dự án và xin được tài trợ của hãng Cisco Systems trang bị cho trường Đại học Bách khoa Hà Nội một phòng lab công nghệ thông tin trị giá 350.000 USD để giúp sinh viên của trường có điều kiện thực hành về công nghệ thông tin, và có thể có những hợp tác nghiên cứu với Cisco.

Ngoài ra, Giáo sư Hoàng còn tư vấn kỹ thuật và cách tổ chức hạ tầng cơ sở cho các cán bộ văn phòng và cán bộ giảng dạy tại Việt Nam nhằm nâng cấp các lớp học và chương trình theo các hệ đào tạo quốc tế. Anh rất hy vọng sẽ có điều kiện giúp đào tạo ra một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật cao để những người này sẽ đào tạo lại cho sinh viên.

Với một tấm lòng luôn hướng về Việt Nam, tuy đã sang Mỹ đoàn tụ với gia đình hơn 20 năm, giáo sư Hoàng Phạm còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội để ủng hộ đồng bào trong nước.

Anh là người thường xuyên tham gia vào các phong trào gây quỹ từ thiện tại Mỹ nhằm cứu trợ các nạn nhân bão lụt và thiên tai tại Việt Nam, cũng như tích cực tham gia vào công việc của cộng đồng người Việt ở Mỹ. Anh cho biết: “Mệt nhưng mà vui vì  điều đó có nghĩa là cộng đồng cần tới mình và mình có thể giúp ích được cho nhiều người hơn”. 

Người Việt 100%

Trong gia đình, anh luôn chú ý và coi trọng việc gìn giữ những truyền thống văn hóa của người Việt. Hoàng Phạm rất mong muốn con cái mình vẫn tiếp tục duy trì được tiếng Việt và văn hoá Việt như anh. Tuy rất bận rộn, nhưng ngày ngày vẫn không quản ngại đường sá xa xôi, Hoàng Phạm vẫn dành thời gian đưa các con đi đến lớp học tiếng Việt rồi mới vội vã tới công sở.

Ở trường học tiếng Việt, anh tham gia vào ban phụ huynh lớp, và thường đảm nhận công việc đứng điều khiển giao thông ngoài cổng trường để bảo đảm cho các em tan lớp ra về an toàn.

Ngày Tết cổ truyền, mặc dù vẫn phải đi làm như thường lệ, nhưng vợ chồng anh vẫn dành thời gian để đưa cậu con trai cùng hai cô con gái sinh đôi của mình đến tham dự ngày Tết của cộng đồng người Việt trong những bộ quần áo dài truyền thống của dân tộc.

“20 năm sống ở Mỹ, nhưng tôi vẫn một trăm phần trăm là người Việt, bởi lấy vợ Việt, ăn cơm Việt, sống kiểu Việt và ... thương người Việt”, giáo sư Hoàng Phạm hóm hỉnh nói.

(Theo Vũ Tuấn Anh/Dân trí)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/cntt/2007/06/707940/
»»  Đọc tiếp

Phạm Công Trứ, nhà chính trị văn hóa lớn thế kỷ XVII

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 7 23, 2008 bởi PKDuong · 0 comments

LTG: Trong những thập niên đầu thế kỷ XVII, diễn biến chính trị - xã hội khá phức tạp bởi sự tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn. Nhưng, bao giờ cũng vậy, trước những đòi hỏi, thách thức của lịch sử, thường xuất hiện những nhân tài đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển xã hội, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Một trong những nhân vật lịch sử xuất hiện đúng yêu cầu đó là Quốc lão, Thái bảo Yên Quận công Phạm Công Trứ (1600 - 1675). Cùng với những “anh tài” như Vũ Duy Chí, Nguyễn Quán Nho, Trần Đăng Tuyển, Đặng Đình Tướng…, Phạm Công Trứ là một trong 39 người “phò tá có công lao tài đức” thời Trung hưng, đã đem hết sức lực, trí tuệ và tài năng của mình cống hiến cho đất nước, vì sự nghiệp “quốc thái, dân an”.

1 - Sự nghiệp chính trị của Phạm Công Trứ

Sự nghiệp chính trị của Phạm Công Trứ, về cơ bản, có thể kể đến những cống hiến của Người đối với đất nước, với triều đình và, thời gian có thể tính từ khi Người thi đỗ và tham gia vào bộ máy chính quyền nhà nước. Trải qua gần 50 năm làm quan, phò tá 5 đời vua Lê, 2 đời chúa Trịnh, từng giữ nhiều chức vụ và cương vị khác nhau, Phạm Công Trứ đã đạt đến đỉnh cao của công danh và quyền lực; là người mưu lược, luôn chăm lo việc nước, tài năng xuất chúng trên mọi lĩnh vực: Nội trị, văn hoá, sử học, ngoại giao.
Theo chính sử, khoa Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628), Phạm Công Trứ dự kỳ thi Đình, đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ) và được bổ làm Hàn lâm viện Hiệu thảo. Từ đó trở đi, ông lần lượt giữ các chức vụ: Hiến sát sứ xứ Thanh Hoa (1631), Phụng Thiên Phủ doãn (1639), Tham chính xứ Thanh Hoa (1640), Thái thường Tự khanh (1642), Phó đô Ngự sử tước Khánh Yên bá (1645), Đô ngự sử (1646), Lễ bộ Thượng thư tước Yên Quận công (1657), Thiếu bảo kiêm Đông các Đại học sĩ, Tham tụng (1661), Lại bộ Thượng thư (1664), Thái bảo Quốc lão tham dự triều chính (1668), Chưởng Lục bộ sự - Thượng thư của sáu bộ (1673), ông mất được truy tặng Thái tể, ban tên thụy là Kinh tế (1675).

Như thế, con đường hoạn lộ của Phạm Công Trứ rất hanh thông, trước hết là do tài năng, phẩm hạnh và nhân cách; thêm nữa là sự giúp đỡ, đặc ân của các vua Lê chúa Trịnh. Cả hai vị chúa mà Phạm Công Trứ phò giúp là Trịnh Tráng và Trịnh Tạc đều được đánh giá là các chúa thánh minh: "Về thời Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương làm chúa, thì ông nào cũng hết lòng lo việc trị dân, và lại nhờ có những người tôi giỏi như Phạm Công Trứ, Nguyễn Công Hãng... đều hết sức giúp đỡ, cho nên sửa sang được nhiều việc, nước được yên trị". Là người có tài năng và đức độ nên Phạm Công Trứ được các vua Lê chúa Trịnh rất trọng vọng.
Trong suốt quá trình làm quan, tham gia vào công việc chính sự của triều đình cũng như của phủ chúa, Phạm Công Trứ đã có những sáng kiến đề xuất và cải cách rất táo bạo.

Với cương vị Đô Ngự sử, Phạm Công Trứ cùng với Tham tụng Dương Trí Trạch nhận thấy tầm quan trọng của chức nhiệm các quan đại thần văn võ, cho nên, năm Canh Tý (1660), hai ông đã dâng sớ tấu trình về việc quy định chức trách cũng như phẩm chất của quan văn võ. Những điều răn bảo các quan đương nhiệm này được vua Lê chúa Trịnh rất đồng tình ủng hộ, vì từ đây giữa quyền lợi, trách nhiệm và chức vụ đã gắn bó mật thiết với nhau, tạo thành sự giàng buộc, kiểm soát qua lại khiến các quan thực hiện tốt hơn chức vụ của mình.
Khi đảm đương trọng trách Lại bộ Thượng thư, năm Ất Tỵ (1665), Phạm Công Trứ giao cho Ngự sử đài khảo khoá các nha môn, đã phát hiện sai phạm của nhiều đại thần và tất nhiên, họ đều bị giáng chức. Những việc làm đó đã khiến cho “pháp lệnh nghiêm minh, sĩ phu danh đua cố gắng, người làm quan lấy phong thái khí tiết mà tự miễn, cho nên được gọi là đời thanh bình. Đó là công hiệu của phép làm sáng suốt vậy”.

Trên lĩnh vực kinh tế, Phạm Công Trứ đề xuất thực thi phép Bình lệ (kê khai hộ khẩu tại các địa phương để làm cơ sở cho việc bình bổ thuế ngạch), ban hành phép Ngũ lượng nhằm thống nhất các đơn vị đo lường, đong đếm trong nhân gian.

Một điều dễ nhận thấy là, Phạm Công Trứ từng nắm giữ nhiều chức vụ và cương vị khác nhau, nhưng ở vị trí trọng trách nào, ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và để lại những dấu ấn đậm nét, xứng đáng là công thần lương đống của triều đình: "Phạm Công Trứ là nhà chính trị xuất sắc. Khi giữ chức Tham tụng, ông đã nêu rõ phép khảo khóa (cất nhắc quan lại), ban điều lệ giáo hóa, khen thưởng người có đức hiếu đễ tốt nghĩa, xét lại sổ đinh điền, định lại ngạch thuế. Những việc sắp đặt của ông được Trịnh Doanh tín nhiệm, thường theo ý ông để ổn định việc trị an. Người đương thời đều khen ông là một Tể tướng tốt".

2 - Một số đóng góp của Phạm Công Trứ trên lĩnh vực quân sự

Trên lĩnh vực quân sự, Phạm Công Trứ luôn là một mưu sĩ rất đáng tin cậy của vua Lê chúa Trịnh. Điều đặc biệt, cả ba biến cố chính trị lớn, xảy ra ở thế kỷ XVII, thì ông đều tham gia và lập nhiều công lớn.
Về việc đánh dẹp nhà Mạc ở Cao Bằng: Chúng ta biết rằng, Mạc Đăng Dung "tiếm ngôi" năm Đinh Hợi (1527), truyền được 5 đời, đến Mạc Mậu Hợp thì mất (1592). Sau đó, Mạc Kính Cung chạy lên chiếm cứ Cao Bằng và dư đảng nhà Mạc vẫn thường xuyên hoạt động ở đây. Vì thế, vào các năm Giáp Thân (1644), Đinh Mùi (1667), Kỷ Dậu (1669), Phạm Công Trứ phò tá vua Lê cùng chúa Trịnh chinh phạt nhà Mạc và giành được những thắng lợi quyết định. Quan trọng hơn cả là dưới sự tham vấn của ông, nhà Trịnh đã tránh được một cuộc chiến tranh với nhà Mãn Thanh, vì chúng định mượn cớ Phù Lê để xâm lược nước ta.

Về việc chinh phạt quân Nguyễn ở Đàng Trong: Từ khi cuộc chiến Trịnh - Nguyễn nổ ra, trải qua 7 lần đại chiến thì Phạm Công Trứ có đến 5 lần Nam chinh vào các năm: Quý Mùi (1643), Ất Mùi (1655), Canh Tý (1660), Tân Sửu (1661), Tân Hợi (1671). Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn vẫn không phân định được thắng thua. Hai bên giằng co, lúc Trịnh mạnh, khi Nguyễn suy và ngược lại; cuối cùng năm Nhâm Tý (1672) hai bên lấy sông Gianh làm giới tuyến. Từ đó, Nam - Bắc triều tạm chấm dứt chiến tranh.

Về việc dẹp nội loạn: Do mâu thuẫn trong nội bộ nhà Trịnh, năm Ất Dậu (1645), Trịnh Lịch và Trịnh Sầm đã dấy quân phản loạn. Nhờ mưu lược khôn khéo và quyết đoán, Phạm Công Trứ đã khuyên phủ Tiết chế (tức phủ chúa Trịnh) nên hành sự trước khi chúng tập hợp lực lượng. Kết quả là, nội loạn trong cung đã được dẹp yên, đó là công lớn của Phạm Công Trứ và Đào Quang Nhiêu vậy.
Có thể nói, Phạm Công Trứ luôn là "cánh tay đắc lực" cho Trịnh Tạc và Trịnh Căn lập công. Từ Tán lý, Tham tán quân vụ đến Tham tán việc quân, Phạm Công Trứ đã tham mưu đề xuất những mưu sách đúng đắn, giúp vua Lê chúa Trịnh bình ổn được thù trong, giặc ngoài.

3 - Những đóng góp của Phạm Công Trứ trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Trên lĩnh vực văn hóa Phạm Công Trứ cũng có những đóng góp quan trọng. Đầu tiên là ban bố bản Lê triều giáo hoá điều luật (47 điều giáo hóa) nhằm chấn chỉnh tôn ti trật tự trong triều đình, khiến cho các kinh điển của Nho giáo thấm nhuần trong xã hội, làm cho nhân dân trở về với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc.
Không những quan tâm, chăm sóc đến việc Đạo, việc Đời, Phạm Công Trứ còn tưởng nhớ đến công lao của các vị công thần tử tiết triều Lê. Năm Bính Ngọ (1666), Phạm Công Trứ đã dâng biểu tấu nhằm tuyên dương 13 bầy tôi tử tiết thời Lê sơ, phong làm Phúc thần, cho dựng từ đường và phụng thờ hương khói.

Là người đứng đầu bộ Lễ, Phạm Công Trứ đã kiến nghị vua Lê chúa Trịnh sửa sang lễ nghi, triều phục và định thành quy chế rõ ràng cho các quan văn võ đại thần. Ông cũng quy định phụ nữ và nam giới ăn mặc y phục theo đúng tục lệ truyền thống. Ngoài ra, Phạm Công Trứ cũng nhiều lần tấu xin ra lệnh nghiêm cấm hút thuốc, bởi không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn trở thành một vấn nạn trong xã hội lúc bấy giờ.

Cũng như nhiều nhà khoa bảng khác, ngoài việc làm quan, Phạm Công Trứ còn là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Với quan niệm Thi ngôn chí (làm thơ để tỏ chí hướng), ông đã mượn hình tượng Cây Quế, Cây Tùng để khẳng định bản lĩnh trung trực, cứng rắn và sẵn sàng ghé vai gách vác công việc của sơn hà, xã tắc của mình. Đặc biệt, trong chuyến hộ giá vua Lê Thần Tông đi Nam chinh ở Thuận Hoá năm Tân Sửu (1661), Phạm Công Trứ cùng với Trần Đăng Tuyển và Nguyễn Văn Thiệu làm thơ và xướng hoạ về những thắng tích, những nhân vật nổi tiếng của các địa phương mà đoàn quân đi qua, tất cả bao gồm 18 bài. Đây là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về thiên nhiên đất nước, con người của ông, đồng thời, quan trọng hơn là thể hiện ý chí quyết tâm của đoàn quân trong việc bình ổn và thu phục châu Ô (do nhà Nguyễn ở Đàng Trong chiếm đóng). Ở trong triều hay trong gia đình, Phạm Công Trứ đã lấy thơ văn để thể hiện quan điểm cũng như sự hiếu đễ của mình.

Phạm Công Trứ cũng gắn bó sâu sắc với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Để mở mang nền nếp Nho học, giáo dục kẻ sĩ, tuyển chọn nhân tài cho đất nước, ông phụng mệnh làm Giám thủ Quốc Tử Giám, vừa coi sóc việc trùng tu, tôn tạo Văn miếu Quốc Tử Giám, đồng thời đôn đốc và rèn luyện việc học tập của các học sinh ở Quốc Tử Giám. Không những thế, ông cùng quan Tham tụng Dương Trí Trạch dâng sớ xin cung đốn mọi vật cần thiết cho trường thi, đặt biệt là trường thi hương ở các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho học trò học tập. Khi về trí sĩ ở quê hương, ngoài thú vui điền viên, ông còn làm nhiều việc công đức cho làng quê và thúc đẩy nho phong, truyền thống học tập của cả huyện.

Phạm Công Trứ còn là một người thầy năng lực và đầy nhiệt huyết. Nhiều học trò của ông sau này thành đạt, đỗ khoa bảng cao và đảm nhận những chức vụ quan trọng trong triều cũng như ngoài trấn, như: Đặng Công Chất, Nguyễn Công Bích, Đào Công Chính, Lê Hữu Danh, Lê Nhân Kiệt, Lê Sĩ Triệt, Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Công Bích, Nguyễn Viết Thứ... Như thế, trong ba điều vui nhất của người quân tử thì Phạm Công Trứ đều đạt được cả, trong đó có điều vui thứ ba, là được nhận các bậc anh tài trong thiên hạ mà dạy dỗ thành tài.

Ngoài những đóng góp trong nhiều lĩnh vực như đã nêu trên, Phạm Công Trứ còn là một nhà sử học tiêu biểu của thế kỷ XVII. Cùng với Lê Văn Hưu, Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Lê Hy..., Phạm Công Trứ là người có công lớn trong quá trình biên soạn và hoàn thành bộ quốc sử lớn của dân tộc - bộ Đại Việt sử ký tục biên; đồng thời cũng là người đúc kết, nêu ra những quan điểm và phương pháp cơ bản của sử học, như về mục đích và đối tượng của sử học; về thái độ cũng như phương pháp viết sử của sử gia. Về sử gia Phạm Công Trứ, GS. Phan Huy Lê đã tổng kết:

- Hoàn chỉnh cấu trúc của bộ sử bằng cách phân chia phần Bản kỷ thành 3 phần: Bản kỷ toàn thư, Bản kỷ thực lục, Bản kỷ tục biên, và xác định lại ranh giới các phần, các quyển;
- Hiệu đính bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, chỉnh lý và viết tiếp đoạn cuối quyển 10, phần Bản kỷ toàn thư tục biên 3 quyển;
- Bổ sung thêm phần phàm lệ Tục biên và chú giải phàm lệ Toàn thư của Ngô Sĩ Liên;
- Viết thêm bài tựa sách Đại Việt sử ký tục biên.
Với những đóng góp đó, Phạm Công Trứ thực sự là một trong những nhà sử học tiêu biểu của thời kỳ phát triển của sử học Việt Nam dưới thời trung đại.

Nói tóm lại, Phạm Công Trứ là một tấm gương sáng về một vị quan đầu triều hết lòng tận tụy phục vụ đất nước, triều đình. Ông để lại danh tiếng cho muôn đời con cháu mai sau bởi cuộc đời của một con người làm quan cao cấp nhưng thanh liêm, trung thực, ngay thẳng như những lời ngợi ca: "Ông đã sửa mình chính trung tại triều đình, đem tài đức cố gắng hoàn thành trách nhiệm. Trên vì đức, dưới vì dân, ngoài bờ cõi giữ yên lặng, trong đất nước được yên vui no ấm. Ân đức tới mọi người, ai ai không ca tụng".

Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp quốc thái, dân an, Phạm Công Trứ là một vị Tể tướng được vua quý, chúa yêu; bạn bè đồng liêu và học trò kính trọng; là tấm gương ngời sáng cho hậu thế noi theo, xứng danh là TRUNG HƯNG HIỀN TƯỚNG của thời Lê Trung hưng./.

Lê Quang Chắn 
Viện sử học
»»  Đọc tiếp

21 tháng 7, 2008

Họ Phạm thủy tổ Phạm Tô Giang

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 7 21, 2008 bởi PK.Dương · 4 comments

Nước Việt Nam ta có nhiều dòng họ Phạm là hậu duệ của các danh nhân: Phạm Tu, Phạm Bạch Hổ, Phạm Tử Hư, Phạm Ngũ Lão, Phạm Sư Mạnh,... Trong một thôn Phương La xã Cẩm Chế, Thanh Hà, Hải Dương có tới sáu dòng họ Phạm khác nhau. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt về truyền thống dòng họ Phạm có Thủy tổ là cụ Phạm Tô Giang.

Cụ Phạm Tô Giang xuất thân từ gia đình dòng dõi, thi lễ tôn phái vẻ vang. Sau khi đất nước bị giặc ngoại xâm (khởi nghĩa Lam Sơn (1414-1428) chống quân Minh), cụ Tô Giang từ xã Hoa Đường, huyện Đường An, phủ Bình Giang di cư về thôn Phương La xã Cẩm Chế, Thanh Hà. Cụ mở trường dạy học để mở mang hiểu biết cho nhân dân trong vùng.

Cụ Tô Giang lấy vợ và sinh được 3 con trai, 2 con gái:

   1. Ông Phạm Phúc Sinh (con thứ nhất)
   2. Ông Phạm Phúc Tâm (phong Đại tôn)
   3. Ông Phạm Phúc Thiện (di cư sang thôn Bát Nạo, Kim Thành)

Con thứ là Phạm Phúc Tâm học hành thông minh, tố chất nổi bật hơn ông Phúc Sinh và Phúc Thiện. Do đó cụ Tô Giang với tầm nhìn xa trông rộng đã lập con thứ Phúc Tâm làm đại tôn.

Trong dòng họ còn có nhiều người học hành thông minh, lao động cần cù. Điển hình có một số vị:

    * - ông Phạm Xuân Dương con ông Phúc Thiện (đời 3, cháu nội cụ Tô Giang). Ông Xuân Dương là người học hành thông minh, dưới triều Lê ông đi thi Hương, thi Hội nhiều lần không đậu. Ông về kinh xin yết kiến nhà vua, tướng sĩ không cho vào. Ông nói "Nếu các ông không cho tôi vào, tôi xin đập đầu chết tại đây!". Tướng sĩ thấy vậy đành tâu với vua cho ông Xuân Dương vào. Vua sai đem ra một chồng sách và truyền: "Nhà ngươi hãy đọc chồng sách này, nếu không đọc được ta sẽ chém đầu và chu di tam tộc!". Ông Xuân Dương thản nhiên cầm từng quyển sách đọc, không phải đọc xuôi mà ông đã đọc ngược hết cả chồng sách. Thấy vậy, vua thán phục và ban tên cho là "ông Bồ sách".
    * - ông Phạm Đức Trạch (đời 6), đứng đầu chi thứ nhất. Ông thi đỗ cử nhân. Là người biết địa lý nên ông tìm nơi đất tốt để cải táng cho cha mẹ và người trong Họ. Nhờ đó con cháu sau này sinh sôi phát triển, nhiều nhà thành đạt. Như ông Phạm Đăng Phong sống thời Tự Đức sinh được 5 con trai, ba con gái. Năm con trai đều thành tài, đức cả do vậy có câu "Giáo ngũ tử, danh cầu dương". Các ông cùng thi Hương, thi Hội đỗ ba khoa nhất nhì trường. Cũng thời Tự Đức con ông Lịch Ly Châu phủ nên được được Triều đình chuẩn trước ngạch quan triều Viện Phụ.
    * - ông Phạm Danh Đô[1] (đời 6), đứng đầu chi thứ hai.
    * - ông Phạm Danh Đô (đời 6), đứng đầu chi thứ ba. Là người mắt sáng, khôi ngô tuấn tú, da dẻ hồng hào, người cao lớn phương phi. Con cháu thời nào cũng làm quan chức, nhất là thế kỷ XX các vị tham gia kháng chiến và xây dựng đất nước. Tiêu biểu có:

+ ông Phạm Văn Đậu, cán bộ lão thành trước Cách mạng Tháng Tám, là chủ tịch đầu tiên của huyện Thanh Hà. Khi công tác ở Bộ Ngoại giao làm Đại sứ ở I-rắc. Ông đã trên 90 tuổi đời, trên 60 năm tuổi Đảng, được tặng thưởng nhiều huân chương, đang nghỉ hưu tại Hà Nội.

+ ông Phạm Văn Mão, tham gia cách mạng trước khởi nghĩa tháng Tám. Năm 1950 khi địch đuổi bắt, ông nhanh trí nhảy xuống ao bèo tây trốn. Khi địch rút đi, ông lên bờ và bị ngất đi do trời rét tháng Chạp. Được bà con đưa vào đốt lửa sưởi nên ông tỉnh lại. Sau đó ông công tác ở Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho đến khi nghỉ hưu. Hiện ông đã 83 tuổi với 60 năm tuổi Đảng, ông sống vui tươi mạnh khỏe cùng con cháu ở Tp Hải Dương. Ông có 5 con trai, ba con gái, con trai Phạm Văn Bình là liệt sĩ chống Mỹ. Những người còn lại đều làm việc ở cơ quan nhà nước, người làm bác sỹ, người làm giáo viên.

+ ông Phạm Văn Ban, cán bộ tiền khởi nghĩa. Năm 1945 là bộ đội tình nguyện chống Pháp. Đến 1964 vào chiến trường miền Nam sau là Đại tá, Trưởng phòng Quân huấn Quân khu 7 ở Tp Hồ Chí Minh. Hiện ông đã nghỉ hưu ở Tp Hải Dương. Ông có bốn con trai đều là những người thành đạt là kỹ sư, bác sỹ. Trong đó ông Phạm Văn Hoàn hiện là Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương.

Nội dung bài viết mới chỉ nêu được tóm tắt một số gia đình và cá nhân tiêu biểu của dòng họ. Song sự phát triển của dòng họ Phạm Thủy tổ Phạm Tô Giang rất lớn mạnh. Ở quê gốc Phương La có trên 200 gia đình, ngoài ra còn phát triển xuống thôn Kim Can, xã Thanh Lang, Thanh Hà khoảng 50 gia đình. Ở tận xã Lê Lợi, huyện Chí Linh có 70 gia đình, còn ở Bát Nạo Kim Thành có gần 100 gia đình. Ở Lục Ngạn, Lục Nam tỉnh Bắc Giang có hơn 30 gia đình. Con cháu cụ Phạm Tô Giang hiện có khoảng 3500 người chủ yếu là nhánh đại tôn ông Phạm Phúc Tâm.

Để viết chi tiết truyền thống dòng họ, kính mong các bậc cao niên cùng toàn thể bà con trong họ tham gia và góp ý kiến xây dựng. Bản truyền thống phả ký họ Phạm - Thủy tổ Phạm Tô Giang[2] sẽ giúp cho mọi người hiểu sâu sắc về dòng họ và phát huy truyền thống của một dòng họ gần 600 năm phát triển.

Hải Dương, ngày 21/7 Mậu Tý (2008)

Phạm Xuân Thà - đời 14

-----------------------------------------------------------
[1] Có lỗi văn bản: hai ông đều là Phạm Danh Đô

[2] Hiện nay chúng tôi đang tiến hành tìm nguồn gốc cụ Thủy tổ ở xã Hoa Đường, huyện Đường An, phủ Bình Giang. Đề nghị quý vị có thông tin liên quan báo giúp cho chúng tôi. Xin chân thành cám ơn! Địa chỉ liên hệ: ông Phạm Xuân Thà, số 78 Vũ Trọng Phụng, phường Quang Trung, Tp Hải Dương. ĐT: 0320.3851763

xã Hoa Đường chính là quê Tiến sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825).


»»  Đọc tiếp

15 tháng 6, 2008

Ban Biên Tập Bản Tin Nội Tộc

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 6 15, 2008 bởi PK.Dương · 0 comments

Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam xin thông báo:

- Do điều kiện sức khoẻ, năm 2007  một số vị trong Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam đã xin rút khỏi Ban biên tập Thông tin họ Phạm Việt Nam.:
- Kể từ tháng 6 năm 2008, Ban biên tập Thông tin họ Phạm Việt Nam sẽ gồm các vị có tên sau:


1. Tổng biên tập: CVCC Phạm Cầu. email: phamcau@gmail.com

2. Phó TBT: PGS.TS.  Phạm Đạo. email: phamdao1940@gamil.com

3. Phó TBT: Thượng tá. KS. Phạm Hồng Vũ. email: vutang207@yahoo.com

4. UV TT: TS. Phạm Đắc Bi. email: phamdacbi@gmail.com

5. UV TT: Phạm Chí Nhân. email: pdcnhan@gmail.com

6. UV TT:CN. Phạm Thị Thúy Lan. email: ptlan_editor@yahoo.com.vn

7. UV: Đại tá Phạm Minh Liêm. email: liemminh30@yahoo.com

8. UV: Nhà giáo Phạm Quang Đại

9. UV: Đại úy CCB Phạm Văn Quế


Tổng thư ký
PGS. TS. Phạm Đạo
»»  Đọc tiếp

11 tháng 5, 2008

CÁC DANH TĂNG HỌ PHẠM VIỆT NAM THẾ KỶ XX (tiếp theo)

Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 5 11, 2008 bởi Phạm Hoàng Tuấn · 0 comments

7. Hoà thượng Thích Hoằng Thông (1902 – 1988) :

Hoà thượng Thích Hoằng Thông thế danh là Phạm Ngọc Thạch, pháp danh là Quảng Châu, pháp hiệu Hoằng Thông, thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 45. Ngài sinh năm Nhâm Dần 1902 tại xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thân phụ là cụ Phạm Văn Ngàn, thân mẫu là cụ bà Mạch Thị Báu.
Thuở nhỏ Ngài thường hay đau ốm, nên thân mẫu cho xuống chùa Linh Phước thuộc xã Mỹ Phước, Châu Thành, Tiền Giang ở, học đạo dưới sự dạy dỗ của Hoà thượng Quảng Ân. Nhận thấy Ngài có thiện duyên, tuệ căn mãn tiệp nên năm 1914 (năm Ngài 12 tuổi), Hoà thượng đồng ý thế phát xuất gia cho Ngài và đặt pháp danh là Quảng Châu.
Sau khi xuất gia, Ngài dốc tâm tu hành, trau dồi giới đức, chẳng bao lâu kinh luật cơ bản Ngài đều thông suốt. Năm 1919, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại trường Kỳ chùa Hội Thánh. Năm 1921, chùa Từ Ân mở Đại giới đàn, Hoà thượng Bổn sư đã cho Ngài đăng đàn thọ giới Cụ túc. Sau đó Ngài được Bổn sư cho đi tham học khắp nơi, hằng năm đều đến an cư kiết hạ tại các chùa lớn ở miền Nam. Năm 1925, Ngài được Hoà thượng Thanh ẩn chùa Từ Ân ban pháp hiệu là Hoằng Thông.
Sau gần mười năm du phương học đạo với các bậc cao tăng thạc đức mẫn tiệp, Ngài đã ngộ được nguồn giáo lý uyên thâm của Phật học và nhanh chóng trở thành một Pháp sư nổi tiếng rất được các tăng ni và Phật tử đương thời ngưỡng mộ.
Năm 1927, Ngài đảm nhiệm ngôi trụ trì chùa Long Hội ở Tân Hoà Thành. Tại nơi đây, Ngài quyết tâm tu sửa chùa trở nên khang trang và dần dần thu hút được Phật tử ngày một đông.
Sau khi trùng tu ngôi Bảo điện và hậu Tổ để cho chùa thêm rộng rãi, năm 1939, Ngài mở trường Kỳ, cung thỉnh chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức khắp nơi về khai đàn truyền giới cho chúng Tăng. Ngài cung thỉnh Hoà thượng Bổn sư làm Hoà thượng Đàn đầu và Ngài được suy tôn lên chức vị Hoà thượng chủ Kỳ.
Năm 1952, Giáo hội Lục Hoà Tăng được thành lập tại Sài Gòn, Ngài đựoc mời đi dự Đại hội và được suy tôn vào Ban Chức sự Trung ương Giáo hội. Năm 1964, Ngài được bầu làm Tăng Giám của Tỉnh Hội Phật giáo tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang).
Đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, Ngài cũng có nhiều đóng góp. Thời kỳ 1972, chùa Long Hội nằm trong vùng giải phóng, Ngài luôn tham gia đóng góp công sức cùng nhiều tài vật cho cách mạng và vận động đồng bào Phật tử tham gia công tác cách mang.
Năm 1974, Hoà thượng Quảng Ân thị tịch, Ngài được bầu làm Tăng trưởng Giáo hội Lục Hoà Tăng tỉnh Định Tường cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Năm 1981, tại Đại hội thống nhất Phật giáo tổ chức tại thủ đô Hà Nội, Ngài được suy tôn vào Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ I.
Năm 1983, Ngài lâm bệnh nặng, tuy không đi lại được, nhưng Ngài vẫn điều hành Phật sự và luôn luôn nhắc nhở việc tu hành, khuyên bảo tăng ni trẻ phải nỗ lực hành trì giới luật để Phật pháp được trường tồn.
Ngày rằm tháng Bảy năm Mậu Thìn (26.8.1988) vào 10 giờ đêm, Ngài an nhiên thị tịch, hưởng thọ 86 tuổi, 66 năm tuổi đạo. Hoà thượng Thích Hoằng Thông, vị danh tăng họ Phạm, là một bậc cao tăng có nhiều công lao đóng góp vào công cuộc chấn hưng Phật giáo, suốt đời phụng sự Phật pháp rất được tăng ni, Phật tử tỉnh Tiền Giang kính ngưỡng.
8. Hoà thượng Thích Tâm Nguyện (1917 – 1990) :
Hoà thượng thế danh là Phạm Văn Quý, pháp danh Tâm Nguyện, sinh ngày 23 tháng 12 năm Bính Thìn (16.1.1917) tại xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ngài là con thứ ba trong một gia đình Nho giáo. Thân phụ là cụ đồ Phạm Đình Giá, thân mẫu là cụ bà Trần Thị ấm.
Thuở nhỏ Ngài được cha mẹ cho đi chùa lễ Phật, nghe giảng kinh pháp, do đó Ngài có ý xuất gia đầu Phật. Năm 17 tuổi (1934) được song thân chấp thuận, Ngài đến chùa Bảo Khám thôn Tế Xuyên, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam đảnh lễ cầu Tổ thứ tư là Hoà thượng Thích Doãn Hài, xin được xuất gia học đạo. Ngài được Tổ thu nạp làm đệ tử và cho thế phát quy y.
Năm 1935, mười tám tuổi, Ngài được trao truyền thập giới và được ban pháp danh Tâm Nguyện tại chùa Bảo Khám và được bổn sư cho lên Hà Nội theo học tại Phật học đường của Hội Bắc Kỳ Phật giáo tại chùa Quán Sứ. Ngài luôn luôn là một tăng sinh đạo hạnh, tinh tấn tu hành. Năm 1939, sau ba năm tu học, Ngài được thọ Tỳ kheo giới tại Đại giới đàn chùa Quán Sứ, trụ sở của Hội Bắc Kỳ Phật giáo do Tổ Trung Hậu là Hoà thượng Chân Như làm Đàn đầu Hoà thượng. Hoà thượng Trung Hậu bấy giờ là Giám đốc Phật học đường Bằng Sở ở Hà Nội, còn Hoà thượng Trung Thứ la Đốc giáo. Khi Hoà thượng Trung Thứ viên tịch, Ngài theo Hoà thượng Tuệ Tạng, khi đó đảm nhiệm Giám đốc kiêm Đốc giáo Phật học đường Bằng Sở để tu học và đã trở nên một trong những học trò xuất sắc của Tổ.
Năm 1943 Ngài về chùa Cao Đà và từ 1946 đến 1950, phụng mệnh tổ Cao Đà, Ngài về trụ trì chùa Thượng Nông và Lý Nhân.
Sau hiệp định Genève năm 1954, Ngài theo Hoà thựong Tuệ Tạng rời chùa Quán Sứ lui về chùa Vọng Cung ở xã Quần Phương, Hải Hậu, Nam Định. Khi Hoà thượng Tuệ Tạng viên tịch, Hoà thượng đã uỷ thác cho Ngài cùng với Hoà thượng Thích Tâm Thông cùng trụ trì chùa Vọng Cung. Từ đó Ngài cùng các tăng hữu tiếp tục sự nghiệp hoằng hoá lợi sinh mà chư tổ đã dày công xây đắp. Ngài mở trường dạy tăng ni hậu tiến tu học và truyền giảng Phật pháp cho thập phương tín hữu.
Trong thời gian trụ trì chùa Vọng Cung, Ngài vẫn dành thì giờ cùng với tăng ni sơn môn Tế Xuyên trông nom Tổ đình đồng thời giữ chức thủ toạ chùa Bồ Đề ở Gia Lâm.
Năm 1983, Ngài cùng tăng ni tín đồ xây dựng lại chùa Vọng Cung. Ngoài việc phụng sự đạo pháp, Ngài còn đóng góp công sức vào các công tác từ thiện xã hội. Từ 1981 đến 1984, Ngài là Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc và là Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Nam Định khoá IX.
Vào lúc 17 giờ ngày 13.8.1990, Ngài an nhiên thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi đời, 51 tuổi đạo. Suốt cuộc đời từ lúc thiếu thời cho đến giờ phút cuối, Ngài luôn luôn tâm nguyện “Hoằng pháp vi gia vụ, độ sinh vi sự nghiệp” mà chư tổ đã căn dặn. Ngài thường lãnh nhiệm vụ giảng sư trong các khoá hạ và chủ hạ nhiều năm tại trường hạ Chùa Cả ở Nam định. Ngài được mời làm Đàn đầu Hoà thượng, Yết Ma, Giáo Thọ tại nhiều giới đàn tại địa phương. Tầng lớp tăng ni trung, hạ, tại các tỉnh Nam Định, Hà Nam ngày nay hầu hết là học đồ, giới tử do chính Ngài dạy bảo.
Cuộc đời Hoà thượng Thích Tâm Nguyên Phạm Văn Quý, một danh tăng họ Phạm, thực là một tấm gương sáng cho hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia noi theo trên bước đường tu học Phật vậy.

9. Hoà thượng Thích Đức Nhuận (1897 – 1993).

Đại lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận (1897 – 1993), tên huý là Phạm Đức Hạp, Pháp hiệu Thanh Thiệu, Pháp danh Đức Huy, sinh năm Đinh Dậu (1897) tại thôn Quần Phương, xã Hải Thượng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Thân phụ là cụ Phạm Công Toản hiệu Thành Phủ, thân mẫu là cụ Lê Thị Vụ. Ngài là con thứ 6 trong gia đình có 8 anh chị em
(Xin xem bài viết về Đại lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận đã đăng trên tờ Thông tin họ Phạm Việt Nam số 22 (thán 11.2007) và trên trang web www.hopham.org)

10. Hoà thượng Thích Hoàn Không (1900 – 1997) :
Hoà thượng Thích Hoàn Không thế danh là Phạm Tùng Minh, sinh năm Canh Tý (1900) tại quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) trong một gia đình trung nông. Thân phụ Ngài là cụ ông Phạm Văn Lê, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nga. Ngài là con út trong gia đình có 8 anh em, người anh thứ 3 của Ngài cũng xuất gia đầu Phật từ nhỏ.
Thuở nhỏ, Ngài thường theo mẹ đến chùa lễ Phật, thăm anh. Câu kinh, tiếng kệ đượm thắm tâm thiền là nhân duyên giác ngộ Ngài đến với đạo Phật. Năm 20 tuổi (1919), Ngài xin xuất gia vào chùa Sắc Tứ Linh Thứu ở Mỹ Tho.
Năm 1929, Hoà thượng Khánh Hoà phát động phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Nam. Năm 1930, Hoà thượng kiêm trụ trì cả hai chùa Tuyên Linh (Mỏ Cày, Bến Tre) và chùa Sắc Tứ Linh Thứu, đặt trụ sở cho tạp chí Pháp Âm tại chùa Sắc Tứ và nơi đây cũng là trụ sở báo Dân Cày của Tỉnh uỷ Mỹ Tho. Không khí cách mạng đấu tranh giành độc lập hoà quyện với cao trào chấn hưng Phật giáo bừng bừng khí thế, lôi cuốn tầng lớp thanh niên nhiệt huyết nhập cuộc và Ngài cũng tham gia cách mạng, cơ sở hoạt động đạt ngay tại chùa. Tháng 2 năm 1930, cơ sở bị mật thám Pháp phát hiện bao vây chùa. Ngài phải bỏ trốn sang Bến Tre.
Năm 1934, Hoà thượng Khánh Hoà cùng chư vị tôn túc thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật học tại Trà Vinh, Ngài về đây nương chư Tổ để tu học.
Sau đó một thời gian, Ngài được cử về trụ trì chùa Long Hội (ấp Long Thạnh, xã Huyền Hội, huyện Càng Long). Trong thời gian trụ trì tại đây, Ngài luôn bí mật giúp đỡ cách mạng, tiếp tế lương thực thuốc men. Lại bị địch phát hiện, Ngài rời chùa ra tham gia kháng chiến và được bầu làm Chủ tịch Liên xã Tân An – Huyền Hội, huyện Càng Long.
Sau hiệp đình Geneve 1954, Ngài trở về xã Tân An làm công tác từ thiện, giúp đỡ đồng bào nghèo sau chiến tranh và trở lại cửa thiền như bản nguyện ban đầu
Năm 1963, Ngài được Phật tử thỉnh về trụ trì chùa Phật Bửu, xã Huyền Hội, huyện Càng Long. Năm 1967, chùa Phật Bửu bị chiến tranh thiêu trụi, Ngài được Giáo hội mời về chùa Phước Hoà, thị xã Trà Vinh để cùng quý tôn túc điều hành Phật học viện Phước Hoà.
Năm 1972, Ngài được chư sơn thiền đức cung thỉnh làm Thiền chủ trường Hạ chùa Phước Thanh, Sau khoá Hạ này, Ngài được cung thỉnh ở lại nhận chức trụ trì chùa Phước Thanh. Năm 1973, Ngài được cung thỉnh làm Thiền chủ khoá An cư kiết Hạ tại chùa Phật Tâm (xã Phước Hảo). Năm 1974, Ngài được cung thỉnh làm Thiền chủ trường Hạ chùa Phổ Quang (xã Long Thới). Năm1975, Ngài được mời về trụ trì chùa Long Khánh, trụ sở Tỉnh hội Phật giáo tại thị xã Trà Vinh. Và cũng trong năm này, Ngài được Viện Hoá đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất suy cử làm Chánh đại diên Phật giáo tỉnh.
Năm 1976, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức Đại hội Phật giáo nhiệm kỳ 7, Ngài được mời dự Đại biểu chính thức Trà Vinh.
Năm 1981, Đại hội thống nhất Phật giáo ba miền thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tại đại hội này Ngài được suy cử làm thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ I. Sau đó được cung thỉnh Chứng minh Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Trà Vinh cho đến ngày viên tịch.
Ngày 6 tháng 2 năm Đinh Sửu (14.3.1997), Ngài an nhiên thị tịch lúc 15 giờ 30 phút tại chùa Phước Thanh, trụ thế 98 tuổi đời, hơn 70 năm dành cho đạo pháp.
Một đời đem hết tâm lực vừa phụng sự đạo pháp, vừa cống hiến cho đất nước dân tôc, Hoà thượng Thích Hoàn Không, một danh tăng họ Phạm, thực là một tấm gương để cho tăng ni, Phật tử Việt Nam ngưỡng mộ.

11. Hoà thượng Thích Giác Nhu (1912 – 1997) :
Hoà thượng Thích Giác Nhu thế danh là Phạm Văn Nên, sinh ngày 15.11 năm Nhâm Tý (23.12.1912) tại xã Tân Thạnh Trung, huyện Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên nay là xã Bình Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp trong một gia đình nông dân. Thân phụ là cụ ông Phạm Văn Hớn, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tiễn. Ngài là người con thứ ba trong gia đình có năm anh em.
Năm 18 tuổi, Ngài thường xuyên lui tới cảnh chùa, gặp các bậc hiền sĩ đương thời để hỏi han đạo pháp. Ngài nhiều lần phát tâm bồ đề xin được xuất gia nhưng gia đình nhất quyết ngăn cản, nên Ngài phải vâng lời cha mẹ giữ tròn đạo hiếu làm con và thực hành nếp sống tu tập cư sĩ tại gia.
Năm 40 tuổi Ngài được gặp Tổ sư Minh Đăng Quang, vị Tổ khai sơn hệ phái Khất sĩ Việt Nam đi ngang qua hành đạo thuyết pháp. Điều đó càng thôi thúc nguyện vọng xuất gia từ lâu của Ngài. Năm Nhâm Thìn 1952, được sự chứng minh của Tổ sư trưởng lão tri sự Giác Như làm Thầy tế độ thu nhận, Ngài xuất gia học đạo, thọ ký pháp danh là Giác Nhu. Ngày rằm tháng bảy được thọ y bát Sa di. Hai năm sau, cũng vào ngày này, nhân đại lễ Tự tứ, Ngài được thọ Đại giới Cụ túc, làm Tỳ kheo Khất sĩ du phương hành đạo. Năm ấy Ngài 42 tuổi.
Sau khi đắc giới pháp, biết mình sức học kém cỏi, nên mỗi ngày, buổi sáng Ngài đi khất thực, buổi chiều học đạo nghe kinh, buổi tối hành trì thiền định, quán chiếu tâm linh, gột rửa nghiệp căn nhiều kiếp..
Từ 1954 đến 1960, khi Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, Ngài luôn luôn kề cận giúp sức Nhị tổ trưởng lão Giác Chánh và trưởng lão tri sự Giác Như, thừa truyền dẫn dắt hành đạo suốt miền Nam, miền Trung, đến tận vùng cao nguyên hẻo lánh.
Trong những năm này, các Giáo đoàn Du tăng do chư vị tôn túc đại đệ tử của Tổ sư phân công được thành lập, để đền ơn thầy Tổ quảng bá chánh pháp, đáp ứng nhu cầu học đạo của bá tánh cư gia, ở hai miền Nam – Trung và cao nguyên, Ngài được giao trọng trách làm Giáo thọ sư, trụ trì các tịnh xá đạo tràng thuộc Giáo đoàn I ở các vùng Long Xuyên, Thốt Nốt, Cần Thơ, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Mỹ Tho, Long An, Tây Ninh, Gia Định vv... để hoằng hoá độ sinh.
Năm 1964, Ngài và thượng toạ Giác Tường cùng đứng ra sáng lập Giáo hội Tăng Gia Khất sĩ Việt Nam. Mãi đến năm 1966 mới được công nhận và ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên, Ngài được Giáo hội tín nhiệm cử làm Tổng thư ký suốt ba nhiệm kỳ liền.
Năm 1972, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam thay đổi danh xưng, Ban Trị sự trung ương trở thành Viện Hành đạo, Ngài giao lại cho thế hệ kế thừa và lui về vị trí Giáo phẩm Trung ương Giáo hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam cho đến ngày đất nước thống nhất.
Trong thời gian từ 1976 đến 1980, Ngài thường lui tới hành đạo ở các tịnh xá Ngọc Hương, Ngọc Quý (Vũng Tàu) và tịnh xá Ngọc Phước (Bà Rịa).
Đầu năm 1980, hưởng ứng việc thành lập Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam, Viện Hành đạo Giáo hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam đã cung thỉnh Ngài về làm Chứng minh đạo sư tại tinh xá Trung tâm, trụ sở Giáo hội – Hệ phái.
Đầu tháng 11 năm 1980, Ngài làm Trưởng đoàn hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam, tham đự Đại hội Đại biểu của 9 tổ chức hệ phái Phật giáo Việt Nam để thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại thủ đô Hà Nội. Tại Đại hội, Ngài được Ban Tổ chức cung thỉnh vào Đoàn chủ toạ và với tư cách Trưởng phái đoàn Đại biểu hệ phái Khất sĩ, Ngài đã ký tên vào Hiến chương, văn bản mang dấu ấn lịch sử thống nhất Phật giáo, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại hội đã để cử Ngài làm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sư Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ I (1981 – 1987). Qua nhiệm kỳ II (1987 – 1992) và nhiệm kỳ III (1992 – 1997), Ngài đựoc Giáo hội suy tôn vào ngôi vị Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho đến ngày viên tịch.
Trong gần mười năm cuối đời, mặc dù sức khoẻ ngày mỗi suy yếu, nhưng tấm lòng tha thiết hộ trì, hiển dương Phật pháp nơi Ngài không hề suy giảm. Tất cả các lễ hội An vị Phật, Khánh thành, Trùng tu hoặc những buổi lễ truyền Bát Quan Trai giới, Tam quy Ngũ giới cho Phật tử tại gia ở các miền tịnh xá dù gần hay xa, khi được cung thỉnh, Ngài đều hoan hỷ quang lâm, trực tiếp chủ trì, truyền dạy hướng dẫn tín đồ Phật tử.
Từ năm 1995, sức khoẻ Ngài thực sự suy yếu cho đến cuối năm 1997, ngày 2.10.1997 (tức ngày 2 tháng 9 năm Đinh Sửu), Ngài an nhiên thị tịch tại tịnh xá Trung Tâm, phường 5, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, trụ thế 85 tuổi, xuất gia tu học 45 năm, hạ lạp 43 năm.
Hoà thượng Thích Giác Nhu, vị danh tăng họ Phạm, là một tầm gương đạo hạnh, một bậc trưởng lão tôn túc, một người thầy khả kính đã trọn cuộc đời hoằng dương Phật pháp, lợi lạc nhân sinh.
PHẠM ĐÌNH NHÂN
(Sưu tầm từ Thư viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
»»  Đọc tiếp
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi