Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

27 tháng 4, 2009

Giáo sư Phạm Thiều - một trí thức yêu nước

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 4 27, 2009 bởi PKDuong · 1 comments


GS. Phạm Thiều (1904-1986)
Nguồn: wiki

Giáo sư Phạm Thiều sinh ngày 4 tháng 4 năm 1904 (Giáp Thân) tại làng Tràng Thân, xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình Nho giáo nghèo nhưng giàu truyền thống yêu nước và hiếu học. Bố ông là cụ Phạm Thâm, năm 1909 đậu cử nhân được bổ nhiệm Huấn đạo ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Giáo sư lúc nhỏ theo học chữ Hán được bố kèm cặp, thi Hương khoá cuối cùng ở Huế nhưng không đậu vì bị coi là phạm trường quy, trở về quê học tiếng Pháp và học ở Trường College Vinh, thi đậu Primaire vào học Quốc học Huế, thi đậu văn học trường Cao đẳng Sư phạm Đông dương, Hà Nội.
Những năm học trường Đông Dương học xá, Giáo sư đã kết bạn và cộng tác với nhiều người có chí hướng yêu nước hoạt động chính trị, lập hội kín Hương Nam, truyền bá Quốc nĩư trong giới học sinh, sinh viên.

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm (1927), Giáo sư được phân công vào Nam bộ dạy các trường ở Cai Lậy, Hà Tiên, Gò Công, Rạch Giá, Gia Định. Ở đây, Giáo sư truyền bá Quốc ngữ và đào tạo thanh niên nêu cao tinh thần yêu nước.

Năm 1938 ông về dạy trường Petrus-ký Sài Gòn. Ông dạy chữ Hán, tiếng Pháp và Văn chương Việt Nam. Giáo sư vừa dạy học vừa hoạt động xã hội, viết văn, viết báo cho tổ chức cách mạng.
Giáo sư có kiến thức Đông Tây Kim Cổ phong phú nên khi giảng dạy có tính thuyết phục cao. Học sinh mỗi khi nghe giảng hiểu sâu, dễ nhớ. Ông có tài minh hoạ bằng thơ ca dân tộc, bằng chữ “hiếu” chư “trung”, tức là về long yêu nước , yêu dân tộc, từ đó truyền bá Quốc ngữ và vận động thanh niên tham gia cách mạng..

Để chuẩn bị cho Cách mạng Tháng 8 – 1945, ông Huỳnh Tấn Phát thành lập Tổ báo Thanh niên Tiền phong, và cử Giáo sư Phạm Thiều làm chủ bút. Tờ báo đã thu hút hàng trăn thanh niên , sinh viên, các nhà yêu nước, trí thức và Phật giáo tham giacách mạng 1945.

Giao sư Phạm Thiều có uy tín cao trong giới thanh niên trí thức Sài Gòn nên ông Phạm Ngọc Thạch cử Giáo sư đi diễn thuyết, tuyên truyền 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh ở Bà Chiểu, Phú Nhuận, Phú Thừa. Những nơi này nhiều người nghe tin Giáo sư đến nói chuyện, đã kéo đến nghe chật cả hội trường, sân bãi. Họ rất thán phục tài hung biện của Giáo sư. và đã hưởng ứng 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Họ chuẩn bị giáo mác, tầm vông làm vũ khí chuẩn bị gia nhập Việt Minh để cứu nhà cứu nước, tiến tới làm cuộc cách mạng thành công ở Sài Gòn, Chợ Lớn và Nam bộ.

Khi Pháp chiếm Sài Gòn, Giáo sư theo bộ đội về miền Đông Nam Bộ và được phân công nhiều chức vụ quan trọng như: Giam đốc Trường quân chính Biên Hoà, Uỷ viên Uỷ ban Khàng chiến Hành chính Nam Bộ, Giam sđốc Sở Thông tin - tuyên truyền Nam Bộ, Trưởng phòng Hoa kiều vụ Nam Bộ, Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 8 năm 1954, Giáo sư tập kết ra Bắc, làm Trưởng phòng thông tin - báo chí Bộ Ngoại giao, Phó giám đốc Nha giáo dục Bộ Giáo dục, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Tiệp Khắc và Hungari.

Hết nhiệm kỳ , Giáo sư về nước , làm Trưởng ban Hán Nôm - Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, Đại biểu Quôc hội khoá VI, Uỷ viên Chủ tịch đoàn Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam.

Năm 1975, Giáo sư được điều động vào Sài Gòn làm Giám đốc Thư viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh.

Hơn nửa cuộc đời với bao nhiêu sức lực và trí tuệ, tâm huyến hoạt động cách mạng (1927-1986), trải qua bao nhiêu thăng trầm, biết bao sự kiện trọng đại của đất nước, Giáo sư Phạm Thiều vẫn kiên trung một long đi theo Đảng, theo Chủ nghĩa Mác – Lênin đến hơi thở cuối cùng. Ông đã để lại biết bao kỷ niệm sâu lắng trong đồng nghiệp, trong bạn bè đồng chí trong nước cũng như bạn bè đồng chí quốc tế trong suốt cuộc đời hoạt động của Người


Phạm Xuân Nam
ĐT: 04 38628830

(tham khảo thêm trang wiki)

1 nhận xét:

  1. Lên mạng đọc về dòng họ Phạm bỗng thấy tên ông, cháu nhớ ông quá

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi