Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

9 tháng 4, 2009

Phạm Xuân Thúy - Nghị lực và tình thương

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 4 09, 2009 bởi PKDuong · 0 comments

Ngay từ lúc sinh ra, Phạm Xuân Thúy ở xã Đông Phương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đã phải chịu cảnh tật nguyền. Bị liệt và teo nửa người, không chỉ sức khỏe yếu mà việc sinh hoạt, đi lại của anh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Cha anh đã động viên anh đi học một nghề phù hợp với người khuyết tật, đó là nghề may. Sau 9 tháng, học thành nghề, anh về nhà mở hiệu. ..

Sau những buổi sinh hoạt Câu lạc bộ người khuyết tật, trở về nhà, Thúy cứ trăn trở: vẫn còn rất nhiều người khuyết tật có khả năng lao động nhưng lại chưa có được việc làm. Phải làm gì để giúp họ? Thế là, đầu năm 2004, anh quyết định mở xưởng may riêng - một quyết định mà đến giờ anh vẫn cho là mạo hiểm. Nhưng anh xác định, nếu không thành công thì chỉ mình mình chịu, còn nếu thành công thì sẽ có nhiều người cùng cảnh ngộ được giúp đỡ. Với số tiền 21 triệu đồng anh mua 7 chiếc máy may công nghiệp. Một khoản tiền khác được đầu tư cho nguyên vật liệu. Xưởng sản xuất thì “mượn tạm” nhà của anh vợ. Ngày khởi đầu còn bộn bề bao khó khăn song anh vẫn quyết định, người khuyết tật, trẻ mồ côi sẽ được học nghề miễn phí. Sản xuất lúc đầu chủ yếu theo hình thức gia công, dần dần với chất lượng sản phẩm được khẳng định, khách hàng đã tìm đến với cơ sở của anh ngày càng đông hơn. Số người làm cũng tăng từ 4 lên 13 và hiện nay là 22 người đang làm việc thường xuyên với thu nhập bình quân từ 400.000 – 800.000 đồng/người/tháng. Nhưng tổng số người đã được anh Thúy dạy nghề trong 5 năm qua là 314 người, trong đó có 56 người khuyết tật.

Anh chỉ mong muốn làm sao tạo được nhiều việc làm cho những người cùng cảnh ngộ, nên anh mạnh dạn đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị và thuê 1.000 m2 đất của xã xây dựng nhà xưởng mới và nơi ăn, nghỉ cho công nhân, bảo đảm đủ khả năng thực hiện những hợp đồng lớn hơn. Nghị lực đã giúp anh thành công, còn tình thương của anh đã giúp cho nhiều người khuyết tật có thêm cơ hội hòa nhập cuộc sống.

Cơ sở sản xuất của anh, ngôi nhà của anh nay đã trở thành mái ấm, thành gia đình thứ hai của nhiều mảnh đời bất hạnh.

Điều đó thật đáng quý!

Minh Sơn

Nguồn: Trang thông tin của UBND Tỉnh Thái Bình
Có 0 nhận xét cho bài này "Phạm Xuân Thúy - Nghị lực và tình thương"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi