Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

8 tháng 4, 2009

Gương làm ăn của anh Phạm Văn Bạch

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 4 08, 2009 bởi Phạm Hoàng Tuấn · 0 comments

Ước mơ tạo vườn lan lớn nhất Việt Nam
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/42/203188/; 08/04/2009

Từ một bãi rác rộng mênh mông, không thể trồng được cây gì, nhưng với bàn tay của anh Phạm Văn Bạch (SN 1958) vùng đất tưởng như đã "chết" đó lại trở thành trang trại lan Gia Huy nổi tiếng, còn người cựu thanh niên xung phong ấy đã trở thành "triệu phú nông dân".



Nghèo khó không bó niềm tin

Sau 5 năm tham gia lực lượng thanh niên xung phong, trở lại quê nhà sống bên khu bãi rác Gò Cát, anh Bạch phải lặn lội làm không biết bao nhiêu nghề để kiếm sống nhưng rồi cũng vẫn hai bàn tay trắng. Trong anh chợt lóe lên suy nghĩ: Trồng lan để mưu sinh, bởi khu đất của gia đình chính là nơi chôn lấp rác ngày trước, phía dưới lòng đất rác nằm tầng tầng, lớp lớp tạo thành một luồng khí gas khá mạnh nên khó có loại cây nào sống được nhưng lại thích hợp cho trồng lan.



Năm 1997, anh bắt tay vào cải tạo 1ha đất vườn (ở khu phố 4, phường Bình Hưng Hòa quận Bình Tân). Đất đai đã có nhưng không có vốn, có nghề, trong khi đó nghề trồng lan ở trong nước chưa thịnh hành, chưa có trường lớp nào đào tạo nghề trồng lan. Anh suy nghĩ, phải làm một chuyến xuất ngoại sang Thái Lan hay Trung Quốc - nơi được xem có ngành nông nghiệp phát triển cao để tìm hiểu kỹ thuật. Nhưng lấy đâu ra tiền mà đi nước ngoài? Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Và thật may mắn, năm 2000 Hội Hoa lan - Cây cảnh thành phố đã hỗ trợ cho anh đi Thái Lan để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật trồng lan. Chuyến đi ấy đã giúp anh những điều mà trước đây không hề biết, đó là xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới phun tự động, nhân giống…



Từ đó, anh quyết tâm làm để dành dụm tiền, mỗi năm đi tua một lần vừa để tìm hiểu kỹ thuật, vừa tìm kiếm đối tác. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn, anh giới thiệu từng loại lan, nào là: Monkara, Aranda, KaraWara… Rồi anh khoe, khu vườn hiện có trên 50.000 cây, chủ yếu là lan giống, bình quân mỗi năm bán cũng được trên 20.000 cây giống; còn bông thì mỗi tháng bán khoảng 5 nghìn cành. Như vậy trừ đi chi phí, thu nhập cũng trên dưới 1 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, mỗi năm còn có hàng nghìn người đến đây xin được tư vấn, mua lan giống về trồng.



Sẽ có vườn lan lớn nhất

Giờ đây, đến vườn lan Gia Huy nhiều người không khỏi trầm trồ thán phục bởi hơn 50 nghìn cây lan các loại đang khoe sắc trong khu vườn rộng. Thế nhưng ít ai biết rằng, để tạo được chỗ đứng cho cây lan của mình nghệ nhân Phạm Văn Bạch đã phải nhiều đêm rơi nước mắt. Anh kể lại: "Giờ nhìn đẹp vậy chứ không đơn giản đâu, những năm đầu tiên có lúc lan chết hàng loạt mà không biết bệnh gì. Tôi đã mất ăn, mất ngủ và mất… cả tinh thần. Những giống lan Thái như: Kagamaka, Vandatek, Aranda… đặc biệt là giống lan Lenadegon giá mua rất cao nhưng lại hay chết, bởi mình chưa có kinh nghiệm cũng như chưa nắm bắt kỹ thuật trồng. Thế là vốn vay hơn 100 triệu đồng của tôi ở Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bình Chánh đã "không cánh mà bay". Vợ tôi buồn, khuyên bỏ nghề kiếm việc khác làm nhưng tôi cứ chần chừ. Bà ấy giận quá bồng con về quê sống với cha mẹ, bỏ mặc tôi muốn làm gì thì làm!". Nhưng rồi cũng nhờ những chuyến đi học hỏi kinh nghiệm, anh có được bí quyết nghề, tìm được đầu ra, tự tin mở rộng diện tích. Đó là chìa khóa giúp cho người cựu thanh niên xung phong này thành công với nghề.



Mới đây, sau chuyến đến thăm và gợi ý của lãnh đạo thành phố anh Bạch đã trình bày dự án thuê 10ha đất tại Khu nông nghiệp kỹ thuật cao (ở xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) để tiếp tục dự án trồng lan của mình với kinh phí đầu tư khoảng 7 tỷ đồng. Nếu trở thành hiện thực, đây được xem là vườn lan có diện tích lớn nhất Việt Nam (nhưng còn quá nhỏ so với những trang trại trồng lan ở Thái Lan). Sở dĩ anh tự tin đầu tư, mở rộng diện tích trồng lan vì hiện nay Việt Nam đã sản xuất được mô, không cần phải sang Thái Lan để mua giống hay mua mô nữa nên yên tâm về chất lượng cây giống.



Hồ Văn
Có 0 nhận xét cho bài này "Gương làm ăn của anh Phạm Văn Bạch"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi