Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

21 tháng 4, 2008

Một số dòng họ Phạm trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 4 21, 2008 bởi Unknown · 0 comments


Bắc Ninh và Bắc Giang xưa là vùng Kinh Bắc, một vùng đất cổ. Cư dân ở đây sinh sống lâu đời, có truyền thống văn hiến hàng ngàn năm lịch sử. Các dòng họ, trong đó có họ Phạm, sinh cơ lập nghiệp ở đây từ lâu, đã sản sinh ra nhiều người con lỗi lạc làm rạng rỡ tổ tông, đóng góp cho đất nước. Các làng xóm , các dòng họ đều lưu giữ nền nếp gia phong, nêu cao truyền thống tốt đẹp của mình.
Do chưa có điều kiện nghiên cứu đầy đủ về các dòng họ Phạm trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang, nhất là tình hình cụ thể về hoạt động của các dòng họ Phạm hiện nay, trong bài này, tôi chỉ xin giới thiệu đôi nét về một vài dòng họ mà ngày xưa đó cú những nhõn vật nổi tiếng để làm ví dụ nhằm bước đầu đặt vấn đề tìm hiểu và phát huy truyền thống họ Phạm trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang.
Dòng họ Phạm thôn Bảo Triệu, Gia Bình (Phương Triện - Nhân Thắng - Gia Bình). Ngày xưa, dũng họ này có nhiều người đỗ đạt cao, làm quan to và có nhiều đóng góp cho đất nước. Nổi tiếng nhất là cụ Phạm Khiêm Ích (1679 - 1740) học giỏi, tài cao, từng đỗ đầu thi Hương; thi Đình khoa Canh Dần (1710) cụ đỗ Thám Hoa khoa. Năm 1720 Cụ được thăng chức Lại Bộ Hữu Thị Lang, Bồi tụng Phủ Chúa (như Phó Thủ tướng ngày nay), tước Thuật Phương Hầu. Năm 1723, Cụ làm Chánh Sứ sang Thanh (TQ). Nhân có hiện tượng nguyệt thực đêm Đông chí, Cụ làm bài thơ "Nhật Nguyệt hợp bích, Ngũ tinh liên châu", được Vua Ung Chính rất hài lòng, thân đón tiếp Sứ đoàn, tự tay ban 4 chữ " Nhật Nam Thế Tộ" và nhiều đồ quí. Sách "Lịch triều tạp ký đánh giá: "Sứ doàn tỏ rõ nước Nam là nước văn hiến có danh tiếng, được Bắc triều coi trọng". Năm 1726, Sứ đoàn về nước, Cụ được phong tước Thuận Quận công. Năm 1728, Triều đình mở khoa thi đặc biệt chỉ dành cho những người đã đỗ tiến sĩ và làm quan tại Triều dự, Cụ làm bài "Đại hữu miên ca", được lấy đỗ đầu nên được phong thêm Đông các Đại học sĩ, được ban mũ áo như Trạng nguyên. Năm 1732 Cụ làm chức Tham tụng (tể tướng). Năm 1736 Cụ dâng sớ "Thẩm tự nhất lãm" dẫn điều lợi hại can ngăn Chúa. Năm 1738, Cụ bị bãi chức đi làm Đốc phủ Thanh Hoá, đến năm 1740 Cụ mất tại nhiệm sở, được truy phong Phúc Thần của làng Bảo Triệu. Cụ còn là một nhà thơ có tài, đã để lại tập thơ "Kính Trai thi tập". Trong "Lịch triều hiến chương loại chí", Phan Huy Ích đã viết những lời ca ngợi tài năng, đức độ của Cụ. Cùng thời Phạm Khiêm Ích, dòng họ này còn nhiều người cũng nổi tiếng như: Hoàng giáp Phạm Công Thiện, Phạm Mậu Tài, Phạm Mậu Dị, Phạm Mậu Thịnh. Sau này, làng Bảo Triệu còn có Phạm Công Hỷ đỗ Cử nhân năm 1852, làm giáo thụ.
Ngày nay, dân làng Bảo Triệu vẫn tổ chức ngày giỗ Hậu thần Phạm Khiêm Ích trang trọng. Hậu duệ họ Phạm ở làng đó làm bia đá ghi cụng tớch của Cụ và các Tiên tổ.
Vùng Gia Định - Gia Bình còn nhiều làng có nhiều người họ Phạm nổi tiếng như:
·         Ở Đông Bình - Gia Định (Xuân Lai) có Phạm Tòng Mệnh đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ (gọi tắt là đỗ Tiến sĩ) năm 1592, cú Phạm Huy Cơ (1717-1767) đỗ Tiến sĩ, làm Sơn Nam hiến sát sứ.
·         Ở Đai Bái - Gia Định có Phạm Hoảng đỗ Hoàng Giáp năm 1535.
·         Ở Tam Á - Gia Định (Gia Đông- Thuận Thành) có Phạm Thịnh đỗ Tiến sĩ năm 1487, 2 lần đi sứ Minh, làm đến chức Hữu thị lang. Con của Cụ là Phạm Điển (Hiển) đỗ Tiến sĩ năm 1541, làm tới Tham chính sứ.
Dòng họ Phạm ở Kim Đôi- Võ Giàng (Kim Chân- Quế Võ) thời nào cũng có người họ Phạm đỗ đạt cao:
·         Phạm Đình Châu (Tông) đỗ Tiến sĩ năm 1685, làm đến Giám sát ngự sử.
·         Phạm Đình Đạt (1729-1791) đỗ Hội nguyên tiến sĩ năm 1757, làm Tham chính Hải Dương. Cụ vốn quê gốc ở Kính Chủ - Kinh Môn - Hải Dương, về Kim Đôi đến Cụ là đời thứ 7.
Dòng họ Phạm ở Kính Chủ rất nổi tiếng với Phạm Sư Mạnh (1303-1384), còn có chi nhánh của Phạm Đạo Soạn về Phạm Xá - Ý Yên- Nam Định năm 1386.
Chi nhánh về Kim Đôi còn Gia Phả ghi được 10 đời. Đời 1 có cụ Lại Bộ Thượng Thư được cấp Lộc điền tại Dũng Liệt- Yên Phong. Đời 2 là Phạm Thiệu, con cụ Thượng Thư, đỗ Hoàng giáp (Tiến sĩ) năm 1553, ở Châu Khê - Quế Dương, trú tại Dũng Liệt - Yên Phong. Đời 6, bố của cụ Đạt là Hương cống Phạm Chuẩn. Cụ Đạt còn có 4 em, 2 cháu đỗ đạt cao là : Phạm Đình Dư đỗ tiến sĩ năm 1775, Phạm Phan đỗ Tiến sĩ năm 1763 , Phạm Trân đỗ Hương cống, Phạm Thuỵ đỗ Tam trường, Phạm Quí (Khôi) đỗ Tíên sĩ năm 1829, làm Tri phủ Diên Khánh (Khánh Hoà), Án sát Lạng Sơn, Bình Định, Tổng đốc Bình Phú, Phạm Bá Thiều đỗ Tiến sĩ năm 1832, tế tửu Quốc Tử Giám; Phạm Vọng đỗ Cử nhân năm 1841, làm Tri huyện; Phạm Bá Đệ đỗ Cử nhân năm 1843; Phạm Đình Trú đỗ Cử nhân năm 1858, làm Tri huyện .
Ở Nam Sơn - Quế Dương (Quế Võ) có Phạm Khiêm Bính đỗ Tiến sĩ năm 1502, làm Lễ bộ Thượng th, Hiến sát Hải Dương, Thừa tuyên Thuận Hoá. Cháu của Cụ là Phạm Ngạn Toát đỗ Tiến sĩ năm 1571.
Cùng huyện Quế Võ có Dòng họ Phạm làng Phù Lãng mới xây dựng lại được nhà thờ khang trang và tổ chức các sinh hoạt dòng họ có nề nếp. Trong dòng họ có Anh hùng LLVTND, Đại Tướng Phạm Văn Trà, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rất tâm huyết và có nhiều đóng góp với Dòng họ.
Dòng họ Phạm ở Đình Cả- Nội Duệ- Tiên Du có Phạm Ban làm Đại tướng đánh thắng quân Chiêm Thành năm 1044, được Vua tặng chữ vàng "Bảo Quốc Bình Chiêm", gả Công chúa Hồng Nương và ban cho Cụ thực ấp ở quê nhà. Sau khi Cụ mất, Vua truyên cho dân lập đền thờ, phong cho Cụ và Công chúa làm Thành hoàng làng Đình Cả. Các đời Vua sau còn sắc phong "Thượng đẳng thần". Hội Lim có nguồn gốc từ lễ hội nhớ ơn Cụ và Công chúa.
Cùng huyện Tiên Du có Dòng họ Phạm Chi Nê - Tân Chi có cụ Phạm Lương đỗ Tiến sĩ năm 1463. Chắt của Cụ là Phạm Trân (1567- 1641) đỗ Hoàng giáp năm 26 tuổi.
Dòng Họ Phạm ở Phù Lưu- Đông Ngàn ( Từ Sơn) có lịch sử lâu đời, có nhà thờ Họ, nhà thờ Chi khang trang, đã viết được Tộc phả từ thế kỷ 16, 17 đến nay, duy trì tốt các sinh hoạt dòng họ và đã chắp nối được với 1 Chi nhánh ở Nam Định. Trong họ có Cụ Phạm Văn Bỉnh đỗ Cử nhân năm 1874, làm Tri huyện. Sau này trong họ có nhiều người hoạt động cách mạng từ những năm 1930, nhiều người giữ các cương vị Thứ trưởng, Cục, Vụ, Viện trưởng, Sĩ quan cao cấp trong quân đội,, nhiều Giáo sư, Tiến sĩ…
Cùng huyện Đông Ngàn có Dòng họ Phạm làng Hội Phụ có tới 5 người đỗ Cử nhân: Phạm Bảo (1884), Phạm Hồn (1886), Phạm Quyên (1876), Phạm Tảo (1884), Phạm Duy Tiên (1909).
Huyện Lương Tài có nhiều dòng họ Phạm có nhiều người đỗ đạt cao:
·         Dòng họ Phạm ở Hoa Cầu- Thiện Tài có Phạm Miễn Lân đỗ Tiến sĩ năm 1478 và con là Phạm Chính Nghị đỗ Hoàng giáp, làm Thượng thư nhà Mạc.
·         Dòng họ Phạm ở Nhất Trai- Thiện Tài có Phạm Thông đỗ Tiến sĩ năm 1496, làm tới chức Thiên đô ngự sử.
·         Dòng họ Phạm ở An Trang- Thiện Tài có Phạm Trí Khiêm đỗ Hoàng giáp năm 1484, Phạm Khuông Đỉnh đỗ Tiến sĩ năm 1532.
·         Dòng họ Phạm ở Lai Xá - Thiện Tài có Phạm Kính Trung đỗ Tiến sĩ năm 1514, làm tới chức Đại lý tự khanh nhà Mạc, tớc Hầu.
·         Dòng họ Phạm ở Cổ Lãm - Bình Định có Phạm Đình Quang đỗ Hội nguyên Tiến sĩ năm 1526, làm đến chức Hiến sát sứ.
·         Dòng họ Phạm ở Lương Xá- Lương Tài có Phạm Quang Tiến đỗ Thám hoa (có sách ghi là Trạng nguyên) năm 1565, làm đến Đông các Đại học sĩ v.v…
Huyện Yên Dũng- Bắc Giang cũng có nhiều dòng họ Phạm nổi tiếng:
  • Dòng họ Phạm ở Cổ Dũng- Tiến Dũng có Phạm Túc Minh sinh năm 1461,đỗ Hoàng giáp năm 30 tuổi.
  • Dòng họ Phạm Phấn Lôi- Nham Sơn có Phạm Đoan Lương (quê gốc Lai Hạ- Gia Bình), sinh năm 1523, đỗ Hoàng giáp năm 24 tuổi.
  • Dòng họ Phạm ở Lãng Sơn có Phạm Thị Hải Chuyền, sinh năm 1952, là Uỷ viên BCH Trung ơng Đảng Khoá X ,…
Huyện Lạng Giang- Bắc Giang có Dòng họ Phạm ở Xóm Chùa xã Xuân Hơng là hậu duệ của 2 cha con cùng là võ tướng, đến nay được 18 đời. Đó là các cụ Phạm Văn Thánh và Phạm Văn Liêu. Cụ Liêu theo Lê Lợi, được phong là Khai quốc công thần. Con gái cụ Liêu là Minh Phi, vợ Vua Lê Thánh Tông. Đền thờ cụ Liêu được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử, hàng năm giỗ vào 05/9 và 21/2 lịch Trăng.
Sơ qua vài nét như trên, ta thấy trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang có rất nhiều Dòng họ Phạm có truyền thống tốt đẹp và những cống hiến to lớn cho đất nước. Những truyền thống tốt đẹp đó cần được gìn giữ và phát huy hơn nữa.
Chúng tôi nghĩ rằng, đã đến lúc cần thành lập Ban Liên lạc họ Pham tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang để liên kết các dòng họ Phạm, cùng nhau nghiên cứu xây dựng Gia phả dòng họ, phát huy truyền thống văn hiến tốt đẹp của Tổ tiên, và động viên mọi người phấn đấu vươn lên trong thời đại mới.... Để làm được các việc đó, chúng tôi nghĩ rằng, trước hết cần tập hợp một số người có nhiệt huyết hoạt động Việc họ của một số dòng họ , đang sinh sống ở cỏc địa phương, nhất là số đang sinh sống tại Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nội để cùng nhau lập ra Ban Vận động thành lập Ban Liên lạc họ Phạm tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang.
Bước đầu, chúng tôi tha thiết đề nghị tất cả những ai quan tâm tới Việc Họ hoặc có thông tin về các dòng họ Phạm trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang, liên lạc với chúng tôi để cùng nhau bàn bạc và chuẩn bị mọi mặt cho các công việc tiếp theo.

Địa chỉ liên hệ:
1.      Ông Phạm Văn Dương (sinh năm 1945), quê gốc Phù Lưu, Từ Sơn; thường trú tại Số 2- Dãy D- Khu Công trường 2- xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: (04) 7533380 , 091 3510543.
2.      Ông Phạm Hồng Toàn (sinh năm 1939), quê gốc Tam Á, Gia Đông; thường trú tại: Phòng 514 Nhà E4 Đại học Bách khoa Hà Nội. Điện thoại: (04) 8690204 (hoặc Thôn Tam Á, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Điện thoại: (0241) 865765).
3.      Ông Phạm Văn Thân (sinh năm 1933), quê góc Phù Lưu, Từ Sơn; thường trú tại: Số 14- Ngách 17- Ngõ 463- Phố Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội. Điện thoại: (04) 7627762.
4.      Ông Phạm Trí Thuận (sinh năm 1943), quờ gốc ở Tư Mại, Yên Dũng; thường trú tại: Số 52 đường Giải Phóng- Hà Nội. Điện thoại: (04) 8526654.
Chúng tôi biết rằng, làm được việc này sẽ phải trải qua nhiều khú khăn, đòi hỏi nhiều tâm huyết và thời gian, nhiều công phu nghiên cứu.... Vỡ vậy, chúng tôi mong được nhiều người, nhất là cỏc vị cú quờ gốc ở Bắc Ninh và Bắc Giang hưởng ứng, cùng chúng tôi phấn đấu cho công việc thiêng liêng và trọng đại này.

Xin chân thành cảm ơn.
Phạm Văn Dương
ĐT: 04 7533380


Có 0 nhận xét cho bài này "Một số dòng họ Phạm trên đất Bắc Ninh và Bắc Giang"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi