Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

17 tháng 2, 2009

Thư chúc mừng nhân dịp thành lập BLL họ Phạm Thừa Thiên - Huế

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 2 17, 2009 bởi Unknown · 0 comments

THƯ CHÚC MỪNG

Được tin Bác sỹ Phạm Văn Căn (người con họ Phạm quê gốc Huế), hiện là Ủy viên Ban Liên lạc (BLL) họ Phạm Việt Nam, Trưởng BLL họ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh ra Huế cùng bà con cô bác họ Phạm tại Huế tổ chức Hội nghị thành lập BLL họ Phạm Thừa Thiên – Huế.

Tôi xin thay mặt BLL họ Phạm Việt Nam xin gửi đến quí vị đại biểu và bà con họ Phạm tới dự Hội nghị lời chúc mừng nhiệt liệt nhất. Chúc quí vị đại biểu và bà con cô bác năm mới dồi dào sức khỏe, thành đạt trong nghề nghiệp và hạnh phúc trong gia đình. Đồng thời chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Nhân đây tôi xin mạn phép giới thiệu một vài nét về họ Phạm Việt Nam và BLL họ Phạm Việt Nam


MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG HỌ PHẠM

A. Vài nét về họ Phạm Việt Nam

1. Họ Phạm Việt Nam có từ bao giờ? 

Họ Phạm Việt Nam xuất hiện đồng thời với các họ khác trên lãnh thổ Việt Nam cách đây hàng ngàn năm. Ban đầu họ là tên gọi của một cộng đồng dân cư sinh sống trên một đia bàn nhất định (có khi đặt tên theo địa danh)

Có phải họ Phạm Việt Nam từ Trung Quốc sang không? – Điều này chưa được khẳng định. Vì quá trình lịch sử hợp cư có thể có họ Phạm từ Trung Quốc sang cũng có thể là ngay tại bản địa.

    Theo truyền thuyết, có một người con rể của vua Hùng là người họ Phạm.
    Một số mộ cổ ở Quảng Ninh, Thái Bình có ghi là “Phạm Công” có cách đây trên 2 ngàn năm. Phạm Công không phải là tên của một người nào đó là một cách xưng hô tôn trọng như : ông, ngài thời nay
    Theo sử sách (Đại Việt sử ký toàn thư) và các sắc phong còn lưu tại đền thờ Phạm Tu thì người được lịch sử ghi chép rõ ràng:
    • Thân phụ của Phạm Tu là Phạm Thiều quê ở thôn Vực Mụ, xã Thanh Liệt, phủ Thường Tín
    • Thân mẫu của Phạm Tu là Lý Thị Trạch cùng quê thân phụ Phạm Tu
    • Phạm Tu sinh ngày Mùng Mười tháng Ba năm Bính Thìn (476)
    • Phạm Tu mất ngày Hai mươi tháng Bẩy năm Ất Sửu (545)
    • Phạm Tu là vị khai quốc công thần thời Tiền Lý: Nhà nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế là nhà nước độc lập đầu tiên của Việt Nam. Với cương vị là người đứng đầu Ban Võ (tương đương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bây giờ). Đền thờ tại Đình Ngoại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

    Như vậy Phạm Tu là người họ Phạm đầu tiên được ghi rõ ràng trong chính sử nên Ban liên lạc họ Phạm Việt tôn vinh cụ là một trong những Thượng thủy tổ của họ Phạm Việt Nam.
    Vì hiện nay còn có nhiều dòng họ Phạm khác như họ Phạm ở Kính Chủ Hải Dương, Họ Phạm Hồng Ất ở Hưng Yên, Phạm Nhữ Tăng ở Quảng Nam Đà Nẵng, v...v…
    Phạm Ngũ Lão, một danh tướng thời nhà Trần nhiều người biết đến là hậu duệ đời thứ 25 của Phạm Tu

    2. Họ Phạm là lương đống của xã tắc
    a. Trước thế kỷ thứ XIX: Sử sách còn lưu danh rất nhiều danh nhân dòng họ Phạm trên mọi lĩnh vực chỉ xin lược qua (chưa thật đầy đủ) và lấy mốc từ cuối thế kỷ thứ XIX trở về trước.
    • Về các danh tướng: Phạm Tu (476-545), Phạm Bạch Hổ, Phạm Cự Lượng, Phạm Ngũ Lão (1255-1320), Phạm Nhữ Tăng, Phạm Văn Xảo, Phạm Vấn, Phạm Đốc, Phạm Đình Trọng, …
    • Về các văn thần có: Phạm Công Bình, Phạm Sư Mạnh, Phạm Tông Mại, Phạm Tông Ngộ, Phạm Công Trứ, Phạm Gia Mô, Phạm Khiêm Ích, Phạm Phú Thứ, …
    • Các Sử gia: Phạm Công Trứ, Phạm Đình Toái, Phạm Thận Duật, …
    • Các nhà giáo nổi tiếng: Phạm Sư Mạnh, Phạm Văn Nghị, Phạm Huy Lượng, Phạm Quí Thích, …
    • Ông tổ nghề dệt chiếu: Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ.
    • Các bậc văn thân chống Pháp cuối thế kỷ thứ XIX: Phạm Thận Duật, Phạm Hy Lượng, Phạm Nhữ Xương, Phạm Bành, Phạm Văn Nghị, Phạm Văn Ngôn, …
    • Về các tác gia Hán – Nôm: Tính đến cuối thế kỷ XIX có 41 tác gia họ Phạm, mà người sớm nhất là Thiền chiếu Thiền sư họ Phạm (1203)
    • Về khoa cử: họ Phạm có 216 vị trong tổng số 2896 người đỗ đại khoa (từ Phó bảng trở lên) trong cả nước chiếm tỷ lệ 7,45% trong đó có 3 Trạng nguyên, 5 Bảng nhãn, 4 Thám hoa. Trong số 5232 người đỗ cử nhân triều Nguyễn có 369 vị họ Phạm chiếm tỷ lệ 7.05%; Trong đó có 14 vị đỗ Giải nguyên (đỗ đầu khoa),18 vị Hương á (đỗ thứ nhì).

    b. Từ thế kỷ thứ XIX đến nay.
     + Trước cách mạng tháng 8:
    Rất nhiều người họ Phạm tham gia phong trào Cần vương chống Pháp. Một người nổi tiếng đó là Phạm Thế Hiển (đã có tên đường tại Tp. HCM)

    + Từ Cách mạng tháng 8 đến nay:
    - Về chính trị, quân sự, ngoại giao: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Cố Thủ tướng Phạm Hùng, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Hàm bộ trưởng có Phạm Văn Trà, Phạm Quang Nghị, Phạm Văn Cương (Nguyễn Cơ Thạch), v.v. …
    - Về kinh tế, Khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội: Có rất nhiều người họ Phạm được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân, nghệ sỹ nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có rất nhiều nhà thơ nhà văn, nhạc sỹ nổi tiếng như: Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Giáo sư viện sỹ Phạm Huy Thông, Phạm Duy, Phạm Tuyên, Phạm Tiến Duật, Phạm Thế Hệ (Vũ Bão), …

    Đặc điểm của họ Phạm Việt Nam
    a. Là một dòng họ có dân số trung bình đứng thứ 5 sau các họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần,… Dân số chiếm khoảng trên 5 triệu người (số này chưa chính xác. Phân bố trên hầu hết các tỉnh thành Việt Nam (chúng tôi đang lập bản đồ dòng họ)
    b. Từ xưa đến nay không có ai làm vua nên ít có sự biến đổi chỉ có một vài họ chuyển sang như họ Mạc chẳng hạn
    c. Có gần mười bà mẹ họ Phạm sinh ra vua, cụ thể như sau: 
    • Phạm Thị Uyển - hoàng hậu của Mai Hắc Đế (?-722), mẹ Mai Thiệu Đế
    • Phạm thị - một trong 5 hoàng hậu của Lê Đại Hành
    • Phạm Thị Ngọc Dung sinh ra Ngô Xương Xí – Sứ quân thứ nhất trong 12 sứ quân (thế kỷ X)
    • Phạm Thị Ngà sinh ra vua Lý Công Uẩn(1009)
    • Phạm Thị Ngọc Trần sinh ra vua Lê Thái Tông (1434 -1442)
    • Phạm thị Thái hoàng Thái hậu thời Mạc Phúc Nguyên
    • Phạm Thị Ngọc Hậu sinh ra vua Lê Huyền Tông (1663 – 1671)
    • Vợ vua Quang Trung họ Phạm sinh ra vua Nguyễn Quang Toản niện hiệu là Cảnh Thịnh (1793 – 1802)
    • Phạm Thị Hằng sinh ra vua Tự Đức ;
    • Phạm Thị Nhờn mẹ vua Hàm Nghi
    d. Tính cách người họ Phạm (nhận sét sơ bộ)
    - Con trai họ Phạm thường hiền lành mà lại nhiều tài hoa
    - Con gái họ Phạm thì năng động, đảm đang nhưng cũng rất “đáo để”

    B. Về tổ chức của BLL họ Phạm Việt Nam.

    1. Về tôn chỉ mục đích hoạt động của BBL họ Phạm Việt Nam
    (cho tất cả các BLL họ Phạm hiện nay ở các địa phương và dòng họ)

    Nhằm tăng cường tinh thần tương thân tương ái của bà con đồng tộc dòng họ Phạm Việt Nam đoàn kết với các họ tộc khác (Bách tính) cùng nhau phấn đấu góp phần xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh sánh với các nước trên thế giới như nguyện vọng hàng ngàn đời của cộng đồng dân tộc Việt Nam

    Theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tìm về cội nguồn, nối kết dòng tộc khôi phục và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Trước hết là các hoạt động vấn tổ tầm tông bổ sung và xây dựng mới các gia phả, tộc phả (tập trung xây dựng các gia phả 5, 7 đời) rồi gắn kết với nhau thành các nhành lớn nhiều đời. Tìm thủy tổ của các nhành, các chi phái chưa gắn kết được với nhau.

    Thực hiện việc khuyến học khuyến tài; giúp nhau xóa đói giảm nghèo tìm biện pháp giúp đỡ nhau cả về tinh thần và vật chất.

    Xây dựng văn minh dòng họ chống các hủ tục như tế lễ linh đình, kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết trong làng xóm, phường xã, v...v…

    - Năm 1996 Ban liên lạc họ Phạm Hà Nội được thành lập tại đền thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão ở Hà Nội. Hoạt động trên địa bàn Hà Nội
    - Năm 2000 đổi tên thành Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc:
    * Hiện nay đã có 11 BLL địa phương sau: 1. Hà Tây; 2. Hưng Yên; 3. Nam Định; 4. Thái Bình; 5. Quảng Nam-Đà Nẵng; 6. Quảng Ngãi; 7. Khánh Hòa; 8. Tp. Hồ Chí Minh; 9. Bắc Ninh-Bắc Giang; 10. Vĩnh Phúc, 11. Hải Phòng
    * Hiện có 10 Ban liên lạc theo dòng tộc hoặc các địa phương nhỏ: 1. Thanh Liệt (quê Phạm Tu); 2. Đông Ngạc (quê PTT Phạm Gia Khiêm); 3. Kính Chủ, Hải Dương; 4.Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội; 5. Bạch Sam, Mỹ Hào Hưng Yên; 5. Phạm Đình ở Khương Trung Hà Nội; 6. Phạm Văn Viết (quê gốc Sơn Tây); Linh Kiệt Nghệ An; 7. Mộ Đức, Quảng Ngãi; 8. Thị xã Uông Bí, Quảng Ninh; 9. Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phú; 10 Đông Anh, Hà Nội, …

    2. Nhiệm vụ của Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam (toàn quốc):
    Làm đầu mối “liên lạc” cho các BLL địa phương và dòng tộc( gọi tắt là các BLL địa phương). Không có tổ chức chặt chẽ như Trung ương và địa phương
    Hướng dẫn các hoạt động về “việc họ” họ cho các BLL địa phương
    Phối hợp với các Ban liên lạc địa phương để tổ chức các cuộc họp mặt đại biểu toàn quốc tại Hà Nội và các địa phương.

    Ban liên lạc được hình thành bởi sự tín nhiệm từ khóa đầu đến nay có bổ sung những ủy viên mới do BLL cũ tiến cử và các BLL địa phương tiến cử.
    Ban thường vụ gồm: Trưởng, các Phó Ban và trưởng các ban chuyên môn
    Các ủy viên khác là các trưởng phó Ban các BLL địa phương

    Bộ phận thư ký (Tổng thư ký và các phó tổng thư ký): Nắm tổng hợp về hoạt động dòng họ trong cả nước; khuyến khích các hoạt động khuyến học khuyến tài giúp nhau xóa đói giảm nghèo
    Ban thông tin tư liệu: tổ chức sưu tập các bản sao tất cả các Gia phả Tộc phả, các tư liệu về dòng họ của các dòng họ Phạm, tổ chức phục vụ khai thác trong nội tộc.
    Ban hành hương và khánh tiết: Tổ chức các cuộc hành hương, các cuộc họp mặt của Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam.
    Ban Tài chính: Quản lý tài chính và cung cấp cho các hoạt động của BLL

    • Bản tin nội tộc “Thông tin ho Phạm Việt Nam”, mỗi quý một kỳ. Đến nay đã ra được 27 số. Cả nội dung và hình thức ngày càng được cải tiến. Đối tượng phục vụ là bà con cô bác đã cao tuổi và địa bàn nông thôn.
    • Trang Web của dòng họ “www.hophamvietnam.org”. Đến nay đã có trên 100.000 lượt người truy cập, trong đó có rất nhiều bà con họ Phạm ở nước ngoài. Đối tượng phục vụ là lớp con cháu trẻ tuổi thông thạo về Công nghệ thông tin
    • Sách và tư liệu viết về dòng họ Phạm được BLL chủ trương biên tập và ấn hành. Đã ấn hành trên mười đầu sách về dòng họ có giá trị

    Hà Nội, 17/02/2009
    PGS.TS. Phạm Đạo
    Tổng Thư ký BLL họ Phạm Việt Nam
    Có 0 nhận xét cho bài này "Thư chúc mừng nhân dịp thành lập BLL họ Phạm Thừa Thiên - Huế"

    Đăng nhận xét

    Related Posts with Thumbnails
     
    Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
    Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


    Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi