Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

18 tháng 4, 2011

Một đám cưới

Đăng ngày Thứ Hai, tháng 4 18, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Nhân ngày “Người tàn tật Việt Nam”

MỘT ĐÁM CƯỚI Ở NƠI “SÁNG NGỜI TÌNH THƯONG”

Đó là đám cưới cùa anh Chau Sieng Sô Phiếp, người dân tộc Khơ Me quê ở Tri Tôn - An Giang và chị Lành Thị Thể, người dân tộc Nùng quê ở Hữu Lũng -Lạng Sơn diễn ra sáng ngày 15.4.2011 tại Trung tâm dạy nghề nhân đạo Tâm-Tín (gọi tắt là T&T). Đám cưới hai học sinh của Trung tam được kết hợp với ngày Lễ Kỷ niệm “Ngày Người tàn tật Việt Nam 18.4”.
Chú rể ngồi trên xe lăn, luôn luôn có cô dâu tay bị khoèo đẩy xe. Những người đến dự là các bạn cũng khuyết tật: hoặc câm, điếc, hoặc tay, chân, hoặc thân thể không lành lặn. cùng các cô giáo của Trung tâm dạy nghề nhân đạo T&T. Khách đến dự là đại diện cấp ủy, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc và các cán bộ của huyện Từ Liêm và xã Mễ Trì, TP Hà Nội. Giám đốc Xưởng sản xuất Tranh đá quý Xuân Việt Phạm Văn Xuân, đại diên Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh của Người tàn tật Việt Nam. Đặc biệt rất đông các “anh” bộ đội đã nghỉ hưu: Tổng Giám đốc Lê Bình và Phó Tổng Giám đốc Đinh Quang Tíến cùng các vị thuộc Công ty cổ phần đồng đội Tây Trường Sơn, Giám đốc Nguyễn Thời Bình cùng các vị ở Trung tâm hỗ trợ nhân đạo Tây Trường Sơn, ông Vương Đặng Hòa, Giám đốc Trung tâm văn hóa của Trung tâm hỗ trợ Nhân đạo Tây Trường Sơn. Đại diện Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, bà Phạm Thị Thúy Lan, Ủy viên Thưởng trực kiêm Tổng Biên tập Thông tin họ Phạm Việt Nam cùng ông Phạm Văn Hồng, Ủy viên BLL, bà Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ nhiệm CLB gái đảm dâu hiền của dòng họ Phạm-Phạm Xá cũng đến dự.
Niềm vui và sự xúc động lộ rõ trên nét mặt mặt mọi người.
Trung tâm dạy nghề Nhân đạo T&T được thành lập theo Quyết định số 3701/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của UBND Thành phố Hà Nội. Là tổ chức nhân đạo, hoạt động theo phương thức phi lợi nhuận, tự lo liệu kinh phí và phương tiện hoạt động. Mục tiêu của Trung tâm là: Dạy nghề miễn phí và tạo việc làm cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi và khuyết tật còn khả năng lao động từ 16 đến 25 tuổi. Hàng năm, đã tuyển sinh và dạy nghề miễn phí cho 97 học sinh thuộc các đối tượng trên với các nghề: Tin học, sửa chữa xe máy, may dân dụng, thêu ren và làm tranh đá quý, đá bán quý. Sau khi học nghề học sinh được cấp chứng chỉ nghề và được Trung tâm giúp đỡ để có việc làm tại các cơ sở sản xuất; một số trở về quê hương lập nghiệp và làm việc ngay tại xưởng sản xuất của Trung tâm. Trung tâm còn tạo việc làm cho học sinh, mở được Xưởng sản xuất tranh và đá quý, mở dược các Triển lãm giới thiệu mặt hàng và tiêu tụ sản phẩm
Đã tổ chức khám, chữa bệnh bằng phương pháp Đông Y hoàn toàn miễn phí cho 528 lượt người khuyết tật, người già cô đơn và người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội; Nhân ngày 18-4, kỷ niệm ngày “Người khuyết tật Việt Nam", Trung tâm đã tổ chức khám, tư vấn chữa bệnh và phát thuốc bổ miễn phí cho 362 người khuyết tật của 03 xã: xã Mễ Trì - huyện Từ Liêm, xã Song Phương – huyện Hoài Đức, xã Hữu Hòa – huyện Thanh Trì. Tặng 35 xe lăn cho người khuyết tật, 365 suất quà (mỗi suất trị giá 100.000đ) cho người khuyết tật và người già cô đơn, trẻ em mồ côi nhân ngày “Thế giới người tàn tật” và Tết Nguyên đán. Ủng hộ Quỹ khuyến học và Hội người cao tuổi trên địa bàn thôn Phú Đô.
Ngoài việc học nghề, học sinh của Trung tâm còn được học Tiếng Anh, đàn, múa hát, đi tham quan dã ngoại, tham gia giao lưu với các tổ chức nhân đạo, thanh niên tình nguyện trong nước và Quốc tế (BBT sẽ có bài chuyên đề để giới thiệu kỹ hơn về Trung tâm).

Học sinh đến học có quê quán ở khắp các tỉnh.
Giám đốc Trung tâm là Nhà giáo Phạm Thị Thơm, Phó Giám đốc là các Thạc sĩ Phạm Văn Tiến và ông Phạm Văn Dũng. Đây là môt cơ sơ nhân đạo do những người họ Phạm tập hợp lại và hoạt động cho mục đich nhân đạo, đã thu được những kết quả đáng khích lệ và được đia phương đánh giá cao.
Ngoài việc đào tạo, Trung tâm còn chăm lo đời sống cho học sinh, thực sự trở thành tổ ấm cho các mảnh đời kém may mắn, có chỗ ăn ở cho học sinh tương đối chu đao.
Đám cưới mà hôm nay Trung tâm tổ chức cho học sinh của mình cũng phần nào thể hiện sự chăm lo đó. Nhìn đôi bạn không lành lặn ríu rít bên nhau, mọi người như cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và thầm cảm phục Người sáng lập Trung tâm – bà Phạm Thị Thơm với tấm lòng nhân hậu của bà. Với cái TÂM vì mọi người, bà đã xây dựng Trung tâm của mình trở thành nơi ”Sáng ngời tình thương” như lòng mong muốn của bà.

Thúy Lan

Một vài hình ảnh về đám cưới và hoạt động của Trung Tâm
        Cô dâu, chú rể, 2 người bạn khuyết tật và bà Phạm Thị Thơm, Giám đốc Trung tâm
                                                 Đại diện người khuyết tật phát biểu ý kiến.
                         Khách dự đám cưới chụp ảnh lưu niệm với cô dâu, chú rể và Trung tâm.
                                             Hoạt động từ thiện của Trung tâm
Trung tâm trưng bày gian hàng tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia
và Tổ chức triển lãm tại 45 Tràng Tiền

 


Có 0 nhận xét cho bài này "Một đám cưới"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi