Tin
vắn
Lễ trao Giải
thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 12
Như thường lệ, ngày
29.11.2011, tại Bái đường Văn Miêu-Quốc Tử Giám, Hội Khoa học Lịch sử đã tổ
chức Lễ trao Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật lần thứ 12 vào dịp kỷ niệm 186
năm ngày sinh và 126 năm ngày mất Danh nhân Phạm Thận Duật Tới dự Lễ có: Gs, Viện sĩ, NGND Phan Huy Lê,
Chủ tịch,GS, NGND Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch và Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch
kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ; PGs, TS Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Sử
học VN ; Ks Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật ; Đại tá Phạm
Văn Dương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Toàn quốc Họ Phạm Việt Nam ;
đại diện tỉnh Ninh Bình, huyện Yên Mô, xã Yên Mạc cùng đông đảo các nhà nghiên
cứu và sinh viên sử học, cùng bà con họ Phạm đến dự
Tại đây, đã có 11 lần Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam tiến hành phối hợp với Quỹ Giải thưởng Sử học Phạm Thận
Duật để xét duyệt, xếp hạng và ®· trao
được 55 giải. Năm nay, đây là lần thứ 12, 7 luận án tiến sĩ sử học xuất sắc lại
dược trao giải đưa tổng số luấn án xuất săc được trao giải lên tới 62. Những
luận án này đã được bảo vệ tại các Hội đồng chấm luận án tiến sĩ sử học cấp Nhà
nước trong thời gian từ 1.10.2010 đến 30.9.2011. Lễ trao giải thưởng sử học Phạm Thận Duật dành
cho các tiến sĩ lần thứ 12 năm nay được tổ chức kết hợp với lễ trao Giải thưởng
sử học Phạm Thận Duật dành cho các thạc sĩ và
cử nhân lần thứ 2: 4 thạc sĩ và 4
cử nhân được nhận giải thưởng.
Cho
đến nay với 12 năm trao giải, đã có 62 giải nhưng mới chỉ có 4 luận án đạt Giải
nhất được trao vào các năm 2006, 2008, 2010 và năm nay 2011 mặc dù có nhiều
luận án đạt số điểm cao nhất ở các Hội đồng chấm luận án sử học cấp Nhà nước
trong cả nước. Điều đó đánh giá việc xét chọn giải thưởng sử học Phạm Thận Duật
của Hội đồng Xét chọn là rất chặt chẽ và thận trọng đảm bảo chất lượng của đề
tài và uy tín của Giải. Trong 12 năm Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật không
những chỉ trao cho các tiến sĩ trong nước mà còn trao cho 2 tiến sĩ sử học
người nước ngoài. Đó là trường hợp tiến sĩ sử học Onkeo Phômmakon của nước Công
hoà dân chủ nhân dân Lào (năm 2004) và tiến sĩ sử học Ku Su Jeong người Hàn
Quốc (năm 2008). Sau nhiều năm tổ chức, việc trao giải thưởng sử học Phạm Thận
Duật dành cho các tiến sĩ sử học đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp
khuyến khích động viên sự say mê nghiên cứu trong giới sử học và đã đem lại
những kết quả nhất định.
Những năm gần
đây, Quỹ Giải thưởng đã được mở rộng hoạt động.
Trong một số trường trung học Quỹ đã trao giải thưởng khuyến
học và học bổng cho nhiều học sinh giỏi và học sinh nghèo vượt khó. Trong phạm
vi hoạt động từ thiện, Quỹ cũng đã thực hiện nhiều chương trình cứu trợ lũ lụt,
các nạn nhân chất độc da cam, trẻ em khuyết tật và người mù người già cô đơn
không nơi nương tựa cũng như các chương trình khám bênh phát thuốc miễn phí và
phát quà cho đồng bào nghèo ở một số tỉnh.
Thúy Lan
Sau
đây là một số hình ảnh buổi lễ
Lãnh đạo Hội KHLS, Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật và Hội
đồng
toàn quốc họ Phạm Việt Nam làm lễ dâng hương
Ks Phạm Đình Nhân, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật phát biểu
Gs, Viện sĩ, NGND Phan
Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLSVN trao giải nhất
cho tiến sĩ Lê Thị Quỳnh Nga
Nhà sử học Dương Trung
Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHLSVN và PGs, TS Nguyễn Văn Nhật, Viện
trưởng Viện Sử học VN trao giải cho các tiến sĩ sử học
Nhà báo Trịnh Thị Liên, Phó Chủ tịch Quỹ
trao giải cho các cử nhân sử học.
Đăng nhận xét