Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

8 tháng 12, 2011

Gặp thân nhân anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Lãng

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 12 08, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments


        Gặp thân nhân Anh hùng Liệt sĩ Phạm Văn Lãng
       
      Sáng thứ bảy 3.12.2011, tôi đang làm việc trên máy vi tính thì điện thoại đổ chuông. Đầu kia một giọng nam giới:
-  Dạ, tôi cần gặp bà Thúy Lan, Tổng Biên tập …
-  Tôi đây! Ai đấy ạ!
-  Cháu là con trai Liệt sĩ Phạm Văn Lãng. Cháu thấy ở Thông tin Họ Phạm Việt Nam số 37 trang 15 có đăng tin về Liệt sĩ Phạm Văn Lãng là bố cháu… Trong cuốn sách này có số điện thoại của bà….
        Tôi mừng đến luống cuống! Bởi vì, Liệt sĩ Phạm Văn Lãng (Phạm Văn Thế), bộ đội Đặc công Đà Nẵng, là một trong 6 vị họ Phạm năm 2010 được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân mà Họ Phạm Việt Nam vinh danh trong “Lễ Vinh danh Nhân tài và Ra mắt Quỹ Tấm Lòng Vàng Họ Phạm Việt Nam” tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội ngày 29.5.2011 vừa qua, nhưng chưa tìm được thân nhân để trao Bằng Vinh danh. Gia đình Liệt sĩ Phạm Văn Lãng ư? Đây là một trong những đối tượng mà cả Thường trực Hội đồng Toàn quốc Họ Phạm Việt Nam đã đi tìm từ hơn nửa năm nay, nhất là đối với các Liệt sĩ đã hy sinh từ lâu mà địa chỉ không rõ ràng thì việc đi tìm thân nhân đúng như mò kim đáy biển! Chúng tôi thấy các liệt sĩ này toàn ghi là ở các tỉnh phía Nam nên đã chuyển vào cho Hội đồng Họ Phạm TP Hồ Chí Minh tìm và trao Bằng. Tôi vội bỏ máy vi tính đứng dậy tiếp chuyện điện thoại.
        Cuộc trò chuyện kéo dài gần 20 phút với con trai Liệt sĩ: anh Phạm Xuân Hùng, 49 tuổi,  rồi vợ Liệt sĩ: bà Đỗ Thị Cúc, 77 tuổi….
       Thì ra Liệt sĩ Phạm Văn Lãng (ở Đà Nẵng gọi là Phạm Văn Thế) hoạt động và hy sinh ở Đà Nẵng nhưng quê ở Nam Định. Ông là người thôn Đông Thịnh, xã Xuân Ninh (xưa kia là Xuân Lạc), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông sinh năm 1935, làm liên lạc từ năm 1950 rồi đi bộ đội chống Pháp năm 1953. Tham gia kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, với 13 tuổi quân, thành tích của ông có nhiều, nhưng đáng kể nhất là thời kỳ ông ở Tiểu đoàn 489 bộ đội Đặc công Đà Nẵng mà hồ sơ của ông còn lưu đầy đủ ở Ban Chỉ huy Quân sự Quảng Nam – Đà Nẵng. Hai chiến công lớn nhất của ông cùng đơn vị là:
        - Trong chiến thắng vang dội “Đặc công đánh thốc vào sân bay Đà Nẵng” ngày 30 tháng 6 năm 1965: Ông thực hiện nhiệm vụ dẫn một tổ trinh sát 15 chiến sĩ của Đại đội đặc công Đà Nẵng bí mật đào hầm tiến vào sát sân bay rồi cùng Đại đôi vào lúc 0 giờ 28 phút ngày 30-6-1965, tấn công phủ đầu quân Mỹ ở sân bay Đà Nẵng làm chúng trở tay không kịp. Chỉ sau 25 phút đánh thần tốc, đơn vị đã tiêu diệt và làm bị thương 271 sĩ quan và giặc lái Mỹ, phá hủy 59 máy bay chiến đấu các loại, 50 xe quân sự, 3 giàn tên lửa và một nhà máy đèn, khiến cho những tên lính không quân Mỹ còn lại hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Về phía ta, chỉ có 3 người bị thương. Quân địch phải một phen kinh hoàng bạt vía!
       -  Ngày 19.8.1966 một mình ông thực hiện trận đánh vào Khách sạn Mụ Mai ở đường Lê Đình Dương, TP Đà Nẵng, diệt được 61 sĩ quan cao cấp Mỹ. Ông đã anh dũng hy sinh trong trận này. Nhân dân đã lập miếu thờ ông tại đây, người Mỹ đã nhiều lân cho ủi miếu thờ nhưng không được. Ngày nay, sau 45 năm, Ban thờ ông vẫn còn tại đây, số nhà 56/2 phố Lê Đình Dương, TP.Đà Nẵng, như một chứng tích về chiến công của ông cũng như lòng kính trọng và tri ân của nhân dân với công lao và sự hy sinh dũng cảm của ông để bảo vệ Tổ quốc.
         Vợ ông, bà Đỗ Thị Cúc luôn luôn phải xa chông – anh lính chiến, và vĩnh viễn xa ông khi ấy bà mới 32 tuổi. Bà đảm đang thay chồng nuôi con và lo lắng mọi việc gia đình. May mắn thay, ông đã để lại trên đời một người con trai hiếu thảo biết thương yêu và chăm sóc mẹ, giỏi giang năng động, có trách nhiệm với con cái. Ông cũng được một lần duy nhất nhìn thấy con trai vừa được 2 tuổi, khi đó ông về giỗ bố lần cuối cùng tháng 11.1964 sau khi học xong Trường Sĩ quan, rồi vào Nam nhận nhiệm vụ tại Đại đội Đặc công TP Đà Nẵng. Con trai ông, anh Phạm Xuân Hùng, sinh năm 1962, sinh được 3 con, hai gái một trai: con gái lớn Phạm Thị Thu Hiền đã học xong Đại học Mở và đã đi làm, con trai thứ hai Phạm Xuân Hào đã học xong Đại học đang học Cao học ở Đại học Bách khoa Hà Nội, con gái thứ ba Phạm Thị Hoài Thương đang học Đại học Dân lập Phương Đông năm nay sẽ ra trường.
         Bà Cúc cũng như anh Hùng cứ luôn nói: cháu Hào ở trên đó, cháu sẽ thay mặt gia đình đên thăm các ông bà, có việc gì của dòng họ ta, bà cứ bảo cháu làm!.
        Và ngay chiều hôm sau, 4.12.2011, cháu Hào, cậu sinh viên cao học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cùng bạn gái đã đến thăm tôi. Các cháu thật lễ độ, thông minh và ngay lập tức đã chiếm được cảm tình của mọi người trong gia đình tôi. Cũng như bà nội và bố, cháu Hào rất vui vẻ hăng hái, cháu bảo: “Có việc gì bà cứ gọi cháu, chuyên môn của cháu là Công nghệ Thông tin, cháu có thể đảm nhiệm hoàn toàn về kỹ thuật của Trang Web của dòng họ ta”. Bạn gái cháu nói thêm: “Bà có thể giao cho anh ấy làm admin ạ”. 
         Còn chuyện về gia đình Liệt sĩ tìm đến BBT Bản tin thì anh Hùng cho biết như sau:  ông Phạm Kim Ngân (ở cùng xã Xuân Ninh, Xuân Trường, Nam Định) bạn đọc thường xuyên của Bản tin Nội tộc khi đọc Bản tin số 37 trong bài “Danh sách các đối tượng được vinh danh…” “Đưa Tấm Lòng Vàng đến tận nhà…” thấy thông tin về Liệt sĩ PhạmVăn Lãng đã đưa cho gia đình anh Hùng đọc và hướng dẫn liên hệ với Ban Biên tập Bản tin Nội tộc….
        Cho đến bây giờ, khi viết bài này, tôi vẫn thấy lòng mình bồi hồi nghĩ về những cuộc găp gỡ với gia đình Anh hùng Liệt sĩ Phạm Văn Lãng (kể cả trên điên thoại). Tôi tự hào về những đóng góp của họ Phạm ta cho đất nước, trong bất kỳ giai đoan cách mạng nào, trong lĩnh vực nào, dòng họ ta cũng có những con người xuất sẵc cống hiến cho đất nươc Sau sự cảm phục trước chiến công to lớn cùng sự hy sinh của Liệt sĩ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tôi rất vui mừng vì hậu duệ của ông – con cháu của Liệt sĩ mang dòng máu của Liệt sĩ đang sống xứng đáng với tấm gương cao cả ông  và hứa hen một tương lai tươi sáng bới được nuôi dạy chu đáo, học hành đến nơi đến chốn. Tuổi trẻ của dòng họ mình đáng quý biết bao!  Tôi cũng thấy vui vui bởi hai tờ báo của chúng ta, Bản tin Thông tin Họ Phạm Việt Nam và Trang tin điện tử hophamvietnam.org đã góp một phần nhất định trong mọi mặt hoạt động của dòng họ, mà trong trường hợp cụ thể này, thật là có hiệu quả !
        Đây là thân nhân của Anh hùng Liệt sĩ đầu tiên đã tìm được trong số 6 Anh hùng họ Phạm được vinh danh năm 2011.  Thường trực Hội đồng Toàn quốc Họ Phạm Việt Nam sẽ phối hợp với Hội đồng Họ Phạm tỉnh Nam Định và huyện Xuân Trường tổ chức trao Bằng Vinh Danh cho gia đình Liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Phạm Văn Lãng.

Phạm Thúy Lan

                           Cháu Phạm Xuân Hào, cháu nội của Liệt sĩ Phạm Văn Lãng với tác giả

                                                  Bạn gái của cháu Hào với tác giả

1 nhận xét:

  1. Hình như trong thời kỳ chống Mỹ chưa có ai là anh Hùng liệt sỹ mà được người dân lập ban thờ như Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Lãng!(Mặc dù Ban thờ đã bị quân Mỹ phá đi nhiều lần, nhưng vẫn không phá nổi). Mặt khác cũng không có ai có thành tích xuất chúng như Ông!
    Dòng họ Phạm rất tự hào về chiến công của Ông.

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi