Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

1 tháng 12, 2011

Bốn phương họ Phạm đều là anh em

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 12 01, 2011 bởi Phạm Đạo · 2 comments




        BỐN PHƯƠNG HỌ PHẠM ĐỀU LÀ ANH EM
             Bài viết về nguyên Trưởng ban BLL họ Phạm VN Phạm Khắc Di

         Trong Lễ Kỷ niệm 15 năm thành lập Ban Liên lạc Họ Phạm Việt Nam (24.10.1996-24.10.2011), TSKH Phạm Khắc Di, nguyên Trưởng Ban BLL Họ Phạm Việt Nam cáckhóa II, III, IV là một trong 15 vị có nhiều công lao cho hoạt động dòng họ được Vinh danh Vì Họ Phạm Việt Nam, nhưng vì lý do sức khỏe, anh không về Hà Nôi dự Lễ được. Tôi và BS Phạm Văn Căn thay mặt Thường trực BLL đến nhà trao Bằng Vinh danh cho anh. Sau khi làm xong “thủ tục” trao Bằng, ba anh em ngồi tâm sự khá lâu. Tôi xin chép lại buổi trò chuyện đó để mọi người cùng chia sẻ, biết thêm về một vị Trưởng Ban hết lòng vì việc họ của chúng ta..

       Những năm tháng tuổi trẻ đầy sôi động

        Quê anh ở Đức Nhân Đức Thọ Hà Tĩnh nhưng anh lại sinh ra tại Diễn Châu Nghệ An ngày 1-6-1937. Năm 1940 anh cùng gia đình lên Đà Lạt. Hồi đó anh vào học trường nội trú của Pháp nên không thạo tiếng Việt. Năm 1944 anh lại theo ông cụ thân sinh (cụ Phạm Khắc Hòe, nguyên Đổng lý Ngự tiền Văn phòng thời Bảo Đại) ra Huế và sau mùa thu 1945 thì ra Hà Nội theo học quôc ngữ. Một kỷ niệm không bao giờ quên đó là khi kiểm tra bài viết chính tả anh mắc tới trên 50 lỗi – nguyên nhân thật đơn giản vì anh đã thạo tiếng Việt đâu! Cuối năm 1946 anh cùng mẹ tản cư về quê nội ở Hà Tĩnh. Từ đó, anh cũng như bao học sinh nông thôn khác: quần sà lỏn, chân đất, áo tơi lá đi học cấp I ở trường làng. Khi học lớp 4 anh được vào Trường Thiếu sinh quân khu Bốn, chỉ một thời gian ngắn sau khi Trường Thiếu sinh quân giải tán, anh lại về quê học cấp II và khi lên cấp III phải sang Nghệ An vào học trường Huỳnh Thúc Kháng.
        Năm 1954 anh đi xe đạp ra Việt Bắc để học tiếp nhưng chưa kịp nhập trường thì được xuôi thuyền theo dòng Lô Giang và Hồng Hà về học cấp III ở Thủ đô Hà Nội mới giải phóng. Rồi anh tình nguyện nhập ngũ theo yêu cầu đào tạo cán bộ thời kỳ mới của Quân  đội. Anh về Trường Văn hoá Bộ Quốc phòng ở Kiến An Hải Phòng. Anh đến đây để học tập nhưng nhà trường thiếu giáo viên quá lại chọn anh làm “Tiểu giáo viên” dạy bổ túc văn hóa cho một lớp đặc biệt hơn một chục sỹ quan cấp cao, trong khi đó anh chỉ là một tân binh . Anh dạy bổ túc tất các môn toán lý hóa lẫn văn sử địa. Anh vui vẻ kể một chuyện khi anh bình giảng một bài văn về chiến sĩ ta ở nhà tù Côn Đảo mới được trở về đât liền sau 1954, không ngờ ngồi nghe anh lại có chính tác giả bài văn ấy . Sau khi nghe anh giảng ông ấy nói với anh “Thầy giảng hay quá nhưng qủa thực lúc đó tôi có nghĩ sâu đến thế đâu!”. Sau này anh mới biết đó là một thủ trưởng của binh chủng Pháo binh.
       Năm 1956 anh được Quân đội cử đi học ở khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội cho
đến cuối năm 1959. Sau khi ra trường anh nhận nhiệm vụ giảng dậy lớp bổ túc giáo viên bổ túc văn hoá cấp tốc ở sư đoàn 305 đóng ở Phú Thọ. Sau 3 tháng, anh được cấp trên điều về Phòng Văn hóa, Cục Tuyên Huấn thuộc Tổng Cục Chính Trị, phụ trách môn vật lý Bổ túc văn hóa cho toàn quân và nhận quân ham thiếu uý. Trong thời gian này anh được giao nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa Vật lý. Anh đã biên soạn xong sách Vật lý từ lớp 5 cho đến lớp 9. Trong tập sách giáo khoa Vật lý lớp 8 anh đã hăng hái thêm hẳn một phụ chương: “Thuyết tương đối của Anxtanh”. Biên soạn xong anh còn đi giảng dạy thử các môn ấy cho các giao viên bổ túc. Anh còn biên soạn phần Vật lý trong cuốn “Cẩm nang Toán Lý Hóa” rất có tác dụng cho các học viên do nhà xuất bản QĐND phát hành.
       Năm 1964, Mỹ bắt đầu phát động chiến tranh phá hoại toàn miền Bắc, Quân đôi không tổ chức bổ túc văn hóa nữa. Anh được Quân đôi cử đi học kỹ thuật tiếp. Anh tự liên hệ xin thẳng vào năm thứ 4 ngành Vô tuyến điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi học xong anh được giữ lại để xây dựng Trường Đại học quân sự.

       Những chiến công thầm lặng

       Nhiêm vụ xây dựng một Trương Đại học kỹ thuật quân sự cho Quân đôi ta thật quá to lớn và mới mẻ. Cấp trên nhanh chóng điêù động về khoảng mươi cán bộ để khởi động viêc này. Riêng anh, sau nhiều ngày đêm lao tâm khổ tứ đã nghĩ ra mình phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ cực kỳ trọng đại này. Anh liền trực tiếp gặp Bộ trưởng Tạ Quang Bửu xin ý kiến. Bộ trưởng trả lời muốn xây dựng một trường Đại học phải thỏa mãn 3 diều kiện cần và đủ như sau: có chương trình giảng day, có đội ngũ giáo viên có trình độ và có các phòng thí nghiệm. Trước mắt hãy tổ chức một phân hiệu trực thuộc Trường Đại học Bách khoa mới có thể hội đủ ngay 3 điều kiện ấy: Chương trình theo Chương trình của Đại học Bách khoa, Cán bộ giảng dậy là thầy giáo của Bách khoa và hệ thống phòng thí nghiệm cũng của Bách khoa. Đến khi nào đủ lông đủ cánh sẽ tách ra thành Trường Đai học kỹ quân sự riêng. Khi trường Đại học quân sự được tách ra anh được phân công về giảng day tại khoa Vô tuyến điên tử cho tới khi Trường đã đi vào hoạt động ổn định.
        Năm 1974 anh được cử đi Nghiên cứu sinh tại Tiệp Khắc. Sau 4 năm miệt mài nghiên cứu anh đã tốt nghiệp Phó tiến sỹ kỹ thuật vào loại ưu, được phía bạn đề nghị cho làm tiếp Nghiên cứu sinh cao cấp. Năm 1978 anh trở về nước, quay lại Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự để giữ chức Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học. Trong thời gian này anh đã làm được ba việc lớn: vực dậy phong trào Nghiên cứu khoa học của nhà trường; xây dựng được Kế hoạch đào tạo Nghiên cứu sinh cho nhà trường ; cho ra mắt Tập san Khoa học của trường. Ra mắt được Tập san khoa học của Trường là anh cảm thấy tâm đắc nhất vì nó sẽ tạo điều kiện cho các Nghiên cứu sinh có chỗ để đăng tải các bài báo khoa học của mình, nhờ vậy sẽ được cộng điểm khi bảo vệ tốt nghiệp.
        Sau 5 năm anh lại được cử đi làm thực tập sinh cao cấp (tức làm luận văn Tiến sỹ khoa học) tại trường Đại học Bách khoa Tiệp Khắc ở Praha mà trước đây bạn đã đề nghị, nay Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học mới cử đi. Bốn năm sau, năm 1987 anh hoàn thành nhiệm vụ và được cấp học vị Tiến sỹ khoa học trở về nước. Khi về nước ,Việt Nam Thống Tấn Xã muốn xin anh về để xây dựng mạng Thông tin quốc tế hiên đại. Tuy nhiên ,Bộ Quốc phòng đã giữ lại và tạm thời đưa anh về Viện Kỹ thuật quân sự. Sau 3 tháng anh được chuyển về Cục Hàng không dân dụng (lúc này vẫn thuộc diện quản lý của Bộ Quốc phòng). Anh được giao một nhiệm vụ hết sức nặng nề và quan trọng đó là làm Kỹ sư trưởng Đề án FIR (Quản lý bầu trời) bởi vì sau giải phóng (1975) bầu trời của Việt Nam mà lại do 2 nước Thái Lan và Trung Quốc chia nhau quản lý?! Vì tầm quan trọng của vấn đề này, Bộ Chính trị đã cấp kinh phí cho Đề án với một con số rất lớn lúc bấy giờ là mười triệu USD. Ban đầu anh phát hoảng vì chẳng có kiến thức gì nhiều về quan lý bầu trời . Thế là anh tìm tài liệu để “Học” từ đầu. Sau một tuần đọc sách anh đã có trình độ sơ cấp, sau một tháng anh đã có trình độ tương đương với Trung cấp và sau 3 tháng nghiên cứu anh đã có trình độ như một kỹ sư hàng không thực thụ.
        Anh bắt tay vào viết Đề án với sự cộng tác của các đồng nghiêp, kể cả các anh em Quản lý bay ở Tân Sơn Nhất thời chiến tranh. Anh được cử sang Canađa làm việc với cơ quan Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) để nghiên cứu và đặt mua thiết bị. Đương nhiên họ chào giá rất cao, riêng thiết bị thông tin điện báo truyên chữ điều hành giữa các sân bay họ “quát” một triệu USD. Anh sang cả Pháp cả Hà Lan, ở đâu họ cũng đều đòi với cái giá ấy. Anh nghĩ, đất nước mình còn nghèo nên phải hết sức tiết kiệm, rồi anh cảm thấy mình có khả năng thiết kế vì nó liên quan đến ngành kỹ thuật số mà anh đã học. Thế là anh quyết định không mua thiết bị ấy nữa. Về nước cùng cộng tác với anh em kỹ sư trong nước (trong đó có cả những người đã sử dụng hệ thống ấy ở Sài gòn trước 1975 và khoa Tin học Đai hoc Bách khoa t.p HCM). Anh đã quyết định đúng: sau khi thiết kế xong giá thành chỉ bằng 1/8 giá họ chào tức 125.000 USD. Hệ thống điều khiển mà anh và tập thể đã thiết kế ấy chưa được cấp trên tin tưởng lắm, thế mà một kỹ sư trưởng người Anh đã đồng ý mua với cấu hình đơn giản hơn với giá 90.000USD dùng để làm mô hình mẫu huấn luyện tại Malaixia với điều kiện bảo hành 24/24 trong vòng 3 năm. Tiếp theo là vấn đề địa điểm đặt hệ thống điều khiển máy bay quá cảnh Việt Nam ở đâu là hợp lý nhất. Ví dụ: trên bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng. Lúc ấy bán đảo Sơn Trà không có điện. Anh đã đề nghị Bộ Quốc phòng cho xây dựng cấp tốc hệ thống điện 3 pha lên bán đảo Sơn Trà. Công trình được xây dựng rất nhanh và hệ thống được lắp đặt khẩn trương. Tiếc một nỗi “thử kêu, bắn tịt”. Các anh đã tìm ra nguyên nhân là thiết bị lắp chưa được đồng bộ vì mua thiết bị này là của Tây Đức nhưng hồi đó ta đang bị cấm vận nên phải mua qua hãng Philip. Thế rồi thiết bị đã được nhập đủ và lắp đặt đồng bộ, sau đó thì hệ thống vận hành ngon lành.
       Đúng lúc đó Thủ tướng Chính phủ có Quyết định chuyển Cục hàng không dân dụng sang cho Bộ Giao thông vận tải quản lý. Cán bộ công nhân viên ai muốn chuyển về Bộ Giao thong vận tải thì chuyển, ai không muốn chuyển có thể nghỉ hưu hoặc giải ngũ với điều kiện nếu đã có trên 25 năm trong quân ngũ. Anh Di xin về hưu vì anh đã có 38 tuổi quân. Rời quân ngũ anh chỉ có một nguyện vọng xin một chiếc Huy hiệu hàng không dân dụng làm kỷ niệm. Các anh lãnh đạo ngạc nhiên hỏi anh: “Cậu xin thật hay đùa?!”. Anh trả lời là xin thật! Như vậy kể từ khi nhập ngũ đến năm 1992 anh đã có tổng cộng 38 năm
làm lính cụ Hồ.
        Sau khi “nghỉ hưu” anh lại cùng một số nhà khoa học, nhà giáo xây dựng trường Đại học dân lập Phương Đông (1997). Anh giữ chức vụ Chủ nhiệm Khoa Công nghệ thong tin. Sau đó nhà trường đề nghị anh về làm trưởng phòng Đào tao. Anh nhận lời nhưng ra điều kiện chi làm chức vụ đó một năm với mục tiêu là tin học hóa phòng giáo vụ. Lúc đó, Nhà trường còn thiếu một người quản lý Khoa Giao dục Chính trị, lại đề nghị anh kiêm làm Trưởng khoa đó…Song song với việc dạy học, anh bắt đầu học thêm lịch sử và địa lý để vấn tổ tầm tông. Đó là lý do anh trực tiếp tham gia hoat động dòng họ Phạm hơn 10 năm liên tục. Đến năm 2008 anh quyết định nghỉ hưu lần thứ 2 để về dưỡng già và đi thăm thú trong và ngoài nước. Anh nói đã đến lúc cần có thời gia chiêm nghiệm lại cuộc đời. Anh đã quyết định chuyển gia đình vào miền Nam với ba mục tiêu là khám phá Nam bộ, miền nam Trung bộ và Tây Nguyên. Cũng đã từ lâu, anh đam mê khảo cứu đạo Phật thế giới. Anh đã có hai cuộc hành hương nhiều ngày về nơi phát tích đạo Phật đó là Ấn Độ- Nê Pan và phái Phật giáo mật tông Tây Tạng đầy bí ẩn. Những cuộc du ngoạn ấy đã cho anh mở rộng tầm mắt và đã học hỏi được thật nhiều điều.

      Những nén tâm nhang

       Tôi hỏi anh còn nhớ mấy câu thơ anh hay đọc khi lên phát biểu tại các cuộc họp mặt họ Phạm không? Anh trả lời: “Có chứ”, vì anh cho rằng đó chính là tôn chỉ mục đích củahoạt động dòng họ. Hai câu thơ ấy như sau:
        1- “Vấn tổ tầm tông họ Phạm kết dòng”.
        2- “Bắc Nam ngàn dặm một nhà, Bốn phương họ Phạm đều là anh em”.
       Rồi anh tâm sự tiếp: sinh có thể định được giờ nhưng chết thì không thể định được ngày. Chính vì vậy tranh thủ quãng thời gian còn lại ngắn ngủi của cuộc đời để làm những việc có ích cho dòng họ minh. Anh đã viết được tục biên bổ sung cuốn gia phả của gia đình kéo dài được 17 đời. Anh cùng anh em họ hàng đã tu sửa được Từ đường dòng họ. Và anh đang có dự định tổ chức xây dựng một cuốn phim tư liệu về cụ than sinh của anh – cụ Phạm Khắc Hòe - Đổng lý Ngư tiền Văn phòng của vua Bảo Đại - đã có rất nhiều công lao trong việc Bảo Đại tự nguyện thoái vị với một câu nói nổi tiếng: ‘Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ” (rất tiếc sau Bảo Đại đã không làm được những điều ấy).
      Khi nói về hoạt động dòng họ anh nói rằng: Hoạt động dòng họ của chúng ta có 3 đặc điểm là: Không tài chính, không trụ sở và chỉ có tấm lòng tự nguyện mà thôi nên rất khó khăn. Anh nói thêm: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng thì hoạt động dòng họ càng phải như vậy. Anh cho rằng vừa qua sở dĩ chúng ta đạt được một số thành tích trong họat động dòng họ chính là đi đúng hướng đó. Từng bước thực hiện phương châm vấn tổ tầm tông, khuyến học khuyến tài và trợ giúp cho những người họ Phạm có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt như trong Điều lệ Qũy Tấm lòng vàng cùa ta đã đề ra.
        Anh tỏ ra rất tin tưởng vào các anh chị trong Hội đồng họ Phạm Việt Nam hiện nay. anh nói: “Hậu sinh khả úy” mà, “con hơn cha là nhà có phúc”. Trước khi chia tay chúng tôi , anh còn tâm sự thêm: Suốt bấy nhiêu năm hoạt động dòng họ tôi đã đến viếng rất nhiều nhà thờ họ Phạm. Nhà thờ  Họ Phạm ta có rất nhiều chi nhánh, ví dụ: riêng huyện Tiền Hải Thái Bình đã có trên 60 nhà thờ, còn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng có trên một trăm nhà thờ họ lớn nhỏ. Đến đâu tôi cũng thắp những nén tâm nhang và coi như thắp cho chính dòng họ nhà mình.

        Chia tay anh ra về, chúng tôi cứ miên man suy nghĩ và thấy tự hào về anh: không ngờ nguyên Trưởng Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam 10 năm liền (các khóa 2, 3, 4) lại có một tuổi trẻ sôi động đến vậy, lại có những chiến công thầm lặng mà lớn lao như thế. Đó là điều chưa biết về anh! Chúng tôi chỉ biết rằng anh là một Trưởng Ban đầy tâm huyết, biết động viên mọi người khắc phục rất nhiều khó khăn để duy trì và phát triển các hoạt động làm cho tổ chức dòng họ Phạm Việt Nam ta ngày một lớn mạnh như ngày nay. Một nghĩa cử không bao giờ phai trong chúng tôi là anh luôn sẵn sàng hỗ trợ về tài chính cho các cuộc họp mặt đại biểu họ Phạm toàn quốc: khi thì 5 triệu, lúc thì 10 triệu để in ấn tài liệu cho Hội nghị hàng năm. Anh đã để lại cho chúng ta nhiều đĩa video tư liệu quý về dòng họ ta v.v…

Nam đô, những ngày cuối 11/ 2011
Pha Lê

2 nhận xét:

  1. Em chào trưởng khoa
    Cháu chào bác Đạo (cháu con mẹ Bình cháu cụ Phác)

    Trả lờiXóa
  2. Mr.dungpham@gmail.com

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi