Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

28 tháng 12, 2011

BÁC PHẠM CHÍ CÔNG

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 12 28, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments


BÁC PHẠM CHÍ CÔNG, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG HỌ PHẠM TỈNH BÌNH ĐỊNH- MỘT GƯƠNG SÁNG HẾT LÒNG CHĂM LO VIỆC HỌ

Hôm 10/12/2011, tôi gặp bác Phạm Chí Công trong Đại hội nhiệm kỳ 2 của BLL họ Phạm (HĐHP) tỉnh Quảng Ngãi. Bác năm nay đã ngoài 80 tuổi mà vẫn rất minh mẫn, vẫn đầy nhiệt huyết với dòng họ. Bác là một trong những người sáng lập ra Ban liên lạc họ Phạm tỉnh Bình Định (nay là Hội đồng Họ Phạm tỉnh Bình Định). Tuy được thành lập năm 2006 và tổ chức Đại hội lần thứ nhất (2010) nhưng đã có nhiều hoạt động rất đáng khích lệ như: ra được bản tin nội tộc của tỉnh, thành lập được CLB doanh nhân họ Phạm tỉnh Bình Định (G100+5), giúp đỡ con cháu họ Phạm điều trị ung thư và mổ tim; lập quỹ họ; chuẩn bị làm Đền thờ Thượng thủy tổ Đô hồ Đại vương Phạm Tu,…
Bác tặng tôi mấy tài liệu biên khảo: “Ba danh tướng kiệt xuất họ Phạm Việt Nam”, “Cuộc đời và sự nghiệp Phạm Chí Công” và “Bản tin Nội tộc số 2” của BLL họ Phạm Tỉnh Bình Định. Về đến Tp. Hồ Chí Minh, tôi đã đọc cả ba cuốn ấy. Cuốn “Cuộc đời và sự nghiệp Phạm Chí Công” đã gây cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất. Nhìn vẻ bề ngoài bác hiền từ là vậy, thế mà trong chiến tranh bác đã từng làm Tư lệnh nhiều chiến dịch, nhiều trận đánh nổi tiếng góp phần vào chiến thăng vẻ vang của dân tộc với nhiều tên gọi khác nhau.
Ở đây tôi chỉ phác họa đôi nét về một người con họ Phạm mà sự cống hiến và công tích của Bác vang tiếng một thời trên chiến trường Bắc Bình Định anh hùng trong những năm đánh Mỹ. Bác sinh ngày 01/5/1925 tại một làng quê nghèo khó - làng Cẩn Hậu, thuộc xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Bác tham gia Cách mạng rất sớm từ những năm đầu Cách mạng tháng Tám 1945. Trong quá trình hoạt động Cách mạng ở chiến trường miền Nam ác liệt, để bảo đảm an toàn, bí mật và che mắt địch Bác đã phải nhiều lần thay đổi tên gọi, thay đổi bí danh (Bác đã 6 lần đổi tên: Phạm Văn Nào, Phạm Văn Dánh, Phạm Huy Dương, Phạm Diên An, Phạm Xuân Trường và Phạm Chí Công). Một điều đáng nói là mỗi cái tên ấy đều gắn với một chiến công của bác:
Tên Phạm Văn Nào là tên bố mẹ bác đặt cho khi Bác chào đời ở quê hương.
Đến năm 1945, Bác tham gia Cách mạng tổ chức đặt cho bác cái tên mới là Phạm Văn Dánh để làm tự vệ bảo vệ đoàn biểu tình đi cướp chính quyền ở huyện Hoài Nhơn, Cái tên này được dùng suốt chin năm kháng chiến  chống Pháp.
Đến năm 1959, Ban Tổ chức Trung ương đã đổi tên cho bác thành Phạm Huy Dương để vượt Trường Sơn trở về miền Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tại chiến trường Bình Định và được Đảng bộ tỉnh Bình Định phân công trở về trực tiếp công tác, chiến đấu tại quê nhà. Trong thời gian này bác đã làm Tư lệnh nhiều chiến dịch ở Bình Định. Bác đã cùng với quân và dân tỉnh Bình Định đánh cho  Mỹ - ngụy nhiều tổn thất về quân số và khí tài, làm cho địch nhiều phen lao đao, chúng đã nhiều lần truy tầm và 2 lần huênh hoang treo giải thưởng cho ai cắt được đầu Tư lệnh Huy Dương sẽ được trọng thưởng.
Trong thời gian chống Mỹ bác còn được đổi tên thành Diên An làm Tư lệnh cho một số chiến dịch quan trọng, nhất là chiến dịch đánh sư đoàn không vận của Mỹ từ năm 1966 - 1967.  Năm 1972 bác lại được Tỉnh ủy Bình Định đổi tên thành Xuân Trường làm Tư lệnh chiến dịch giải phóng một số  thị trấn, quận lỵ của tỉnh Bình Định.
Năm 1974, bác lại được đổi tên thành Phạm Chí Công để làm Phó Tư lệnh chiến dịch giải phóng thị xã Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Sau khi rời quân ngũ bác về tham gia công cuộc xây dựng quê hương. Bác từng giữ các chức vụ quan trọng trong Ban lãnh đạo tỉnh như làm: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và đã có không ít công lao trong việc cùng với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đưa tỉnh Bình Định từng bước phát triển, đời sống nhân dân ổn định và có nhiều khởi sắc, góp phần đưa Bình Định tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Khi về hưu bác bắt đầu “làm việc họ” trước hết là tự sưu tầm ba vị Tướng kiệt xuất của dòng họ Phạm đó là Phạm Tu, Phạm Văn Đồng và Phạm Hùng (xem cuốn “Ba danh tướng kiệt xuất họ Phạm Việt Nam” tới việc vận động thành lập BLL họ Phạm tỉnh Bình Định, chăm lo tổ chức kết nối dòng tộc ở các huyện trong tỉnh.
Chúng ta thật sự cảm động, ghi nhận công lao của Bác Phạm Chí Công  - Chủ tịch HĐHP tỉnh Bình Định  đã từng có nhiều chiến công hiển hách trong những năm đánh Mỹ đến vậy mà khi đã nghỉ hưu, mặc dù đã qua cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”  mà vẫn hết lòng lo toan cho việc họ - Chẳng những vậy, mà người vợ của Bác cũng là người có công cộng tác chặt chẽ, giúp Bác phát huy lòng nhiệt huyết vì việc họ cho dòng họ Phạm của cả tỉnh Bình Định!

Tp. HCM, 22/12/2011.
Pha Lê

1 nhận xét:

  1. Phạm Minh Giắnglúc 15:12 4 tháng 1, 2012

    Kính chúc Bác luôn luôn mạnh khoẻ bách niên giai lão!

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi