Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

7 tháng 9, 2010

Như duyên tiền định…!

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 9 07, 2010 bởi Unknown · 0 comments

Năm 2009, khi mới thành lập Ban liên lạc Thừa Thiên Huế, ý tưởng thỉnh Thượng Thuỷ Tổ Phạm Tu về an vị tại một nhà thờ họ Phạm ở Huể, để lấy đó làm nơi tổ chức lễ tưởng niệm hàng năm nhân dịp huý kỵ Ngài của bà con họ Phạm Thừa Thiên Huế được mọi người hoan hỷ ủng hộ. Rất nhiều chi họ Phạm mong muốn được được cung nghinh Ngài về thờ phụng. Họ Phạm Hữu làng Qui Lai còn có ước nguyện cúng khoảng 500m2 đất trong khuôn viên mộ tổ để xây dựng nhà thờ họ Phạm ở Thừa Thiên Huế. Ban liên lạc họ Phạm Thừa Thiên Huế đưa ra ba tiêu chí để lựa chọn: Nhà thờ cung thỉnh Ngài về thờ vọng phải đẹp và trang nghiêm; Vị trí phải ở gần trung tâm thành phố Huế; Hội đồng gia tộc, con cháu trong họ phải đồng thuận, nhất trí cao.

Ban liên lạc đã về thăm và đặt vấn đề với một số họ tộc nhưng ở đâu cũng mới đạt được hai tiêu chí. Vào hạ 2010 họ Phạm làng An Ninh Hạ trùng tu nhà thờ. Hữu xạ tự nhiên hương, ý tưởng bắt gặp, họ Phạm An Ninh Hạ ngỏ lời và đạt được sự đồng thuận của Ban liên lạc ngay từ buổi làm việc đầu tiên. Tiền đường nhà thờ họ vừa được xây thêm gác thượng, có cầu thang lên xuống hai bên. Gian giữa phía trước thờ Phật, phía sau thờ Ngài Thượng Thuỷ Tổ.

Hữu duyên thiên lý… Nhà thờ An Ninh Hạ nằm trên đường Lý Nam Đế, cách Hoàng thành Huế hơn một cây số theo đường chin bay. Từ trung tâm thành phố và Quốc lộ 1A đi qua Huế có ba con đường đi lên đường Lý Nam Đế: đường Nguyễn Cư Trinh từ hướng bắc; đường Nguyễn Phúc Nguyên và đường Nguyễn Hoàng từ hướng nam; đường Vạn Xuân và đường Phạm Thị Liên từ hướng đông. Tướng Quốc triều Tiền Lý về với Lý Nam Đế ở Vạn Xuân có phải là duyên tiền định?

Làng An Ninh Hạ ở mạn Kim Long, địa linh của đất thần kinh.

Truyền thuyết về xây dựng kinh đô của triều Nguyễn cũng linh thiêng như giấc mơ rồng bay của vua Lý Thái Tổ khi ra chiếu dời đô từ Hoa Lư về La Thành với câu chuyện bà Trời báo mộng ở trên đồi Hà Khê: Chúa công hãy thắp một nén hương, đi dọc theo dòng sông này, đến chỗ nào hương tàn thì lập kinh đô. Đó là nơi “vạn đại dung thân”, cơ nghiệp đời đời bền vững. Đồi Hà Khê là nơi chúa Nguyễn Hoàng và tùy tùng dừng bước trong một chuyến tuần thú về phía nam vào năm 1601. Giữa chốn đồng bằng đột khởi một gò đồi cao dáng tựa như chiếc đầu rồng đang ngoái nhìn về phía núi mẹ, trước cuốn nước Trường Giang, sau đắm mình nơi bình hồ, cảnh trí tuyệt đẹp. Leo lên đồi cao ngắm nhìn bốn phía chợt thấy một đoạn hào cắt ngang dưới chân núi, tìm hiểu được biết rằng: Núi này rất linh thiêng, đời nhà Đường đô hộ tướng Cao Biền từng đi khắp đất nước ta xem những nơi nào có vượng khí linh thiêng thì cắt yểm đi. Cao Biền thấy trên núi này có khí thiêng bèn cho đào phía sau để cắt long mạch, để về sau linh thiêng không tụ được... Không chỉ giỏi trận đồ, Cao Biền còn tinh thông phong thuỷ địa lý nên nhìn địa thế đã tiên đoán được vị trí quan trọng của vùng đất này trong tương lai…

Truyền thuyết còn kể rằng: Có đêm, một bà già đầu tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần xanh hiện về trên đỉnh đồi nói rằng rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa thờ Phật cầu thỉnh linh khí trở về nơi núi này để cầu phúc dân giúp nước tất không có gì phải lo… Từ đó dân chúng gọi tên núi ấy là Thiên Mụ Sơn (núi Bà Trời). Nguyễn Hoàng cả mừng, nghĩ mình là chân chúa, sai người dựng chùa, viết biển đề Thiên Mụ tự, tạo dựng niềm tin, thu phục lòng người, tạo thêm khí thiêng sông núi và uy thế chính trị của mình ở vùng đất mới phương Nam.

Kim Long là nơi chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã thắp nén hương rồi đi từ đồi Hà Khê, dọc theo sông Hương, đến đây thì hương tàn. 35 năm sau (1636) chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan đã cho dời thủ phủ từ Phước Yên ở hạ lưu sông Bồ, gần thành Hoá Châu xưa, lên đây. Thư tịch cổ chép: "Kim Long rộng rãi, cảnh trí xinh đẹp, phủ chúa và các nhà quan lại còn lan ra các làng chung quanh. Kim Long đã mang lại nhiều lợi ích cho nền thương mãi trong đời ngài (chúa Nguyễn Phúc Lan). Các thuyền buôn từ Hội An, Trung Hoa ghé Thuận An, đi dọc theo sông Hương lên Huế. Nhờ đó mà phẩm vật của người Âu và Trung Hoa (tơ sống, thuốc Bắc, bút chỉ...) đều được mang bán tại Huế. Khách phương xa ghé đến Kim Long không khỏi ngạc nhiên khi thấy cảnh tượng huy hoàng của phủ chúa và các nhà quan lại. Mỗi khi ngài ngự đi đâu đều có hơn hai nghìn thị vệ theo hầu, tiền hô hậu ủng, cờ xí rợp trời, oai vệ khác thường". Quãng sông Hư­ơng chảy qua Kim Long là nơi từng diễn ra những cuộc thao diễn thủy binh d­ưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan. Ký ức một thời dinh phủ Kim Long vừa được sống lại với chương trình Huyền thoại sông Hương và lễ hội tái hiện thao diễn thuỷ binh thời chúa Nguyễn trong Festival Huế 2010.

Có người cho rằng từ nén hương linh thiêng và dòng sông dẫn đường đi tìm cuộc đất dựng nghiệp đế vương nên chúa Nguyễn Hoàng đã đổi tên sông Kim Trà thành Hương Giang, giống như chuyện đặt tên ngôi chùa trên đồi Hà Khê là Linh Mụ, vùng đất mới chọn xây dựng thủ phủ là Kim Long. Trong các ghi chép của mình, giáo sĩ Alexandre de Rhodes nhiều lần gọi Kim Long là "một thành phố lớn". Ở Kim Long được 51 năm, chúa Nguyễn Phúc Thái cho di chuyển thủ phủ về làng Phú Xuân, nơi có cuộc đất rộng rãi hơn, vị trí thuận lợi đủ đường, mở đầu một thời kỳ phát triển mới. Tuy nhiên, từ đó Kim Long vẫn giữ vai trò Tây đô của kinh thành Phú Xuân với san sát đình chùa và dinh phủ của các hoàng thân, quốc thích, quan lại nhiều triều đại. Phú Xuân về sau cũng là kinh đô của vương triều Tây Sơn. Khi giành lại được ngai vàng vua Gia Long tiếp tục cho xây dựng kinh thành ở đây với diện tích rộng lớn hơn. Đất làng An Ninh Hạ được lựa chọn để xây đàn Nam Giao đầu tiên của nhà Nguyễn - Đàn Nam Giao như hiện hữu được xây dựng vào năm 1806.

Thanh Tùng

Một số hình ảnh lễ an vị Ngài Thượng Thuỷ Tổ Phạm Tu ở nhà thờ họ Phạm làng An Ninh Hạ





Có 0 nhận xét cho bài này "Như duyên tiền định…!"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi