Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

7 tháng 9, 2010

Khi cơm áo “đùa” con chữ

Đăng ngày Thứ Ba, tháng 9 07, 2010 bởi Unknown · 1 comments

Gương mặt sinh viên được tặng học bổng BLL Họ Phạm

Khi cơm áo “đùa” con chữ

Người dân phố Tăng Bạt Hổ vẫn truyền tai nhau câu chuyện nuôi chữ của gia đình anh Phạm Văn Giàu ở số 10, Tăng Bạt Hổ, phường Phú Nhuận, TP Huế. Bán nhà, ở trọ, làm thuê, chạy chợ... nghèo vây bủa, nợ chất chồng nhưng cái khát vọng vươn lên từ tri thức vẫn cháy bỏng với gia đình nghèo


Tri thức là chìa khóa cuộc sống

“Dù có phải làm thuê, đánh đổi tài sản vật chất cũng phải lo cho con học. Chỉ có tri thức mới là chìa khóa phát triển đất nước” – Anh Giàu trải lòng. Mỗi ngày, với nghề chạy chợ của chị và nghề “thợ đụng” của anh chỉ đủ cho gia đình một cuộc sống chật vật. Nhưng anh vẫn thường nhắc nhở con bài học nghèo áo cơm mà giàu con chữ, tri thức mới là con đường đúng đắn để phát triển bền vững. Anh Giàu tự hào: Gia tài lớn nhất trong đời là sáu đứa con đều học giỏi, chăm ngoan.

Ba con đầu cùng học đại học cũng là lúc cuộc sống áo cơm càng thêm ngặt nghèo. Số tiền ít ỏi của cả hai vợ chồng tích cóp chỉ đủ ăn, giờ thêm tiền học phí, sách vở làm đôi vợ chồng trẻ thêm nhiều âu lo. Nhưng trước sự nỗ lực của các con và khát khao chinh phục tri thức, rạng danh dòng họ và giúp ích cho đất nước khiến anh hạ quyết tâm không thể để các con lỗi hẹn với giảng đường đại học. Sau nhiều lần bàn tính, trăn trở, anh quyết định bán một nửa ngôi nhà ở kiệt hẻm đường Lê Duẩn mà nhiều năm “thắt lưng buộc bụng” tích cóp mua được. Rồi đến ngày cậu con trai Nguyễn Văn Đông vào đại học nửa căn nhà còn lại lại phải bán đi, cả nhà sống chung trong căn hộ 8m2 trên đường Tăng Bạt Hổ.

Hiểu lòng ba mẹ, mấy anh chị em Đông bảo nhau học tập thật tốt chờ ngày báo hiếu. Không có sách vở đầy đủ, không có điều kiện học thêm như chúng bạn, nhưng năm nào chị em Đông cũng đạt học sinh giỏi. Đông nói: “Anh chị đi trước chính là tấm gương cho em học giỏi và cố gắng hơn nữa.”.

Bằng kiến thức của mình, ngoài giờ học mấy chị em tranh thủ làm gia sư vừa để trau dồi kiến thức, vừa kiếm tiền trang trải việc học. Song không vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Anh trai đầu ra trường với tấm bằng cử nhân kinh tế loại giỏi, chị gái thứ hai Đoan Trang cũng tốt nghiệp loại giỏi của khoa vật lý và nhận học bổng Odon Vallet dành cho sinh viên nghèo vượt khó. Năm ngoái, anh kế tiếp cũng tốt nghiệp loại giỏi khoa Sinh học ĐHKH Huế. “Điều đó càng cho em thêm động lực và quyết tâm cao hơn” – Đông tâm sự.

Ước mơ của chàng sinh vên viên nghèo

Cậu con trai thứ tư Phạm Văn Đông hiện đang là năm cuối ngành dược, ĐH Y dược Huế. “Trong thế nước rút, Đông đang cố gắng hoàn thành các kĩ ăng cần thiết như ngoại ngữ, tin học và trang bị các kiến thức chuyên ngành, xã hội khác” – Đông cho biết.

Cách đây bốn năm, Đông đậu đại học Y Dược Huế, (27 điểm) đồng thời đậu vào khoa kỹ thuật Y, khối B, ĐH Y Dược Huế), được học bổng Odon Vallet cho thí sinh đậu điểm cao trong kì thi đại học. Với số tiền đó, cộng với thu nhập từ việc làm gia sư, hàng tháng Đông đã trích cho mình một khoản chi tiêu cho việc học. “Nhìn bố mẹ chật vật lam lũ, tụi em thương lắm nên tranh thủ làm thêm ngoài nhiệm vụ chính là học thật giỏi” – Đông tâm sự.

Mong muốn biến ước mơ trở thành một dược sỹ giỏi trong tương lai, chàng sinh viên nghèo luôn cố gắng hoàn thành tốt bài vở và thâm nhập vào thực tế. Không để thời gian trôi vô ích, Đông lên mạng tìm kiếm các tài liệu đọc thêm hoặc vào các quầy thuốc tìm hiểu.



Anh Phạm Văn Giàu cùng con trai Phạm Văn Đông


“Nhiều lần đi thực tế, chứng kiến nhiều quầy thuốc, dược tá kê đơn thuốc cho bệnh nhân sai hoặc chém giá mà xót ruột” - Đông thổ lộ. Từ đó cái khát khao mở một quầy thuốc cấp phát thuốc đúng giá, đúng liều lượng, và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân càng cháy bỏng trong đầu cậu sinh viên y dược.

Từng tham gia vào những hoạt động xã hội, và hơn ai hết Đông hiểu cái thiệt thòi của người nghèo ít chữ nên ấp ủ ý định làm từ thiện phát thuốc cho người nghèo, vì một xã hội khỏe mạnh và công bằng.

Tại cuộc gặp mặt toàn thể lần thứ hai mới đây (ngày 29-8-2010) BLL Họ Phạm Thừa Thiên Huế đã trao tặng Đông suất học bổng trị giá 1 triệu đồng.

Hoài Văn


1 nhận xét:

  1. Ảnh em nữ sinh đặt không đúng, đó là em Phạm Thị Thanh Nga của bài viết khác, bài giới thiệu cùng em Phạm Quang Trãi.
    Trong bài viết có các chỗ sai, xin vui lòng đính chính lại:
    1- Ở đọan mở đầu, đường Tăng Bạt Hổ thuộc Phường Phú Thuận chứ không phải Phú Nhuận.
    2. Ở đoạn thứ hai, họ tên em sinh viên là Phạm Văn Đông, không phải Nguyễn Văn Đông (học bổng dành cho con em họ Phạm).

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi