Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

20 tháng 7, 2011

Phạm Đức Sơn nhà Cách mạng kiên trung

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 7 20, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

Lời BBT: nhân ngày thương binh liệt sỹ chúng tôi xin giơi thiệu cùng bạn đọc bài viết của ông Phạm Văn Dương về đồng chí

PHẠM ĐỨC SƠN NHÀ CÁCH MẠNG KIÊN TRUNG


Mộ Đ/c Phạm Đức Sơn trong nghĩa trang Tp.Hồ Chí Minh

 Người trong ảnh là anh Phạm Kháng Trường,
                                                           con trai đ/c Phạm Đức Sơn
Đồng chí Phạm Đức Sơn (1919 – 1969) còn có các tên: Phan Đức, Tư Trường, Chín Nhỏ..., nguyên Uỷ viên Xứ uỷ Nam Bộ (1954), nhà cách mạng cùng thời với các đồng chí Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Mai chí Thọ..., đã anh dũng hy sinh trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy năm 1968 – 1969, đến nay còn ít người biết đến.

Đồng chí Phạm Đức Sơn quê làng Phù Lưu, tổng Phù Lưu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, (nay là khu phố Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), gíac ngộ cách mạng từ năm 1936, tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ Phản đế (1936 – 1939), được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940 tại Hà Nội.

Năm 1944, đồng chí vào Nam Bộ xây dưng cơ sở cách mạng ở Gò Vấp Hóc Môn tỉnh Gia Định, tham gí cướp chính quyền ở Hóc Môn và Sài gòn năm 1945. Trong Kháng chiến chống Pháp, đồng chí liên tục hoạt động ở chiến trường Nam Bộ với những cương vị: Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Gia Định, tỉnh Sa Đéc, Uỷ viên Chánh trị trưởng, Quân khu uỷ viên Khu 8, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Xứ uỷ, Phó trưởng Ban Đảng vụ (Ban Tổ chức) Xứ uỷ Nam Bộ, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương cục Miền Nam, Phó Bí thư tỉnh uỷ Sóc Trăng. (Trích Lời Tưởng niệm do đồng chí Võ Viết Thanh, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tich UBND thành phố Hồ Chí Minh đọc tại buổi lễ cải táng đồng chí Phạm Đức Sơn ngày 15.10.1998)
Từ tháng 7.1954, đồng chí được phân công ở lại Miền Nam, tham gia Xứ uỷ Nam Bộ. Xứ uỷ có 12 uỷ viên chính thức, 3 uỷ viên dự khuyết gồm: Bí thư Lê Duẩn, Phó Bí thư Phạm Hữu Lầu, Uỷ viên Thường trực Hoàng Dư Khương, các Uỷ viên Thường vụ Phan Văn Đáng, Lê Toàn Thư, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Văn Linh, Phạm Thái Bường, các Uỷ viên Phạm Văn Xô, Phan Đức (Phạm Đức Sơn), Văn Viên, Nguyễn Minh Đường, các Uỷ viên Dự khuyết Võ Văn Kiệt, Võ Văn Khánh, Mai chí Thọ. Xứ uỷ chia Nam Bộ thành 3 Liên tỉnh (Miền Đông, Miền Trung, Miền Tây) và 1 khu (Sài Gòn - Chợ Lớn). Liên tỉnh uỷ Miền Đông (gồm 6 tỉnh: Bà Rịa, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Gia Định, Tây Ninh, Chợ Lớn) do Phan Đức (Phạm Đức Sơn) làm Bí thư. (Trích Lịch sử Nam bộ kháng chiến - tập 1, trang 518 – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật năm 2010).

Cuối năm 1959, đồng chí ra Miền Bắc chữa bệnh rồi làm Uỷ viên Ban Thống nhất Trung ương. Đến năm 1963, trước yêu cầu mới, đồng chí trở lại chiến trường Miền Nam phụ trách Ban Binh vận Trung ương cục Miền Nam., sau đó về làm Uỷ viên Thường vụ Khu Sài Gòn – Gia Định. Từ cuối năm 1964, đồng chí làm Bí thư Phân khu Bình Tân (gồm huyện Bình Chánh, quận Tân Bình, các quận 5, 6, 3). Đây là chiến trường hết sức ác liệt nhưng đồng chí cùng cán bộ chiến sĩ kiên cường bám trụ, gây dựng cơ sở cách mạng trong nội thành, xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang cho Phân khu. Đến đợt Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), đồng chí đẩm nhiệm Bí thư Phân khu ủy, Chính ủy Phân khu 1 thuộc Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định mở rộng, một khu trọng yếu của chiến trường Miền Nam. Với cương vị phụ trách một mũi tiến công trọng yếu đánh vào Sài Gòn, sào huyệt đầu não của Mỹ - ngụy, đồng chí đã tham gia các đợt tiến công lớn suốt năm 1968 đến đầu năm 1969. Tháng 3.1969, trên đường đi công tác, đồng chí đã anh dũng hy sinh tại Bàu Dưng, ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh (Trích Lời tưởng niệm của đồng chí Võ Viết Thanh).

Cuối năm 1969, khi biết tin đồng chí Phạm Đức Sơn hy sinh, Ban Thống nhất Trung ương đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu động chí tại Hà Nội. Điếu văn đọc trong buổi Lễ truy điệu đồng chí Phạm Đức Sơn có đoạn viết: "Trong hơn 30 năm đấu tranh cách mạng, khi bí mật, lúc công khai, dù ở Miến Bắc hay Miền Nam, trong Kháng chiến chống Pháp cũng như trong Kháng chiến chống Mỹ, khi phong trào phát triển thuận lợi cũng như lúc tạm thời gặp khó khăn, ở đâu và lúc nào, đồng chí Phan Đức (Phạm Đức Sơn) cũng tỏ ra là một đảng viên, một cán bộ vững vàng và trung kiên của Đảng. Với đức tính cần cù, khiêm tốn, giản dị, với tinh thần cách mạng kiên cường, với lòng tin tuyệt đối vào Đảng, được đồng chí và động bào yêu mến, đồng chí Phan Đức (Phạm Đức Sơn) đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ trọng yếu của Đảng giao cho"

Cùng đi công tác và hy sinh với đòng chí Phạm Đức Sơn, Bí thư Phân khu ủy, Chính ủy Phân khu 1 còn có đồng chí Trần Đình Xu, Tư lệnh Phân khu 1, đồng chí Huỳnh Văn Bánh, Trưởng Ban Bảo vệ Phân khu 1 và 2 đồng chí cận vệ. Năm 1998, gia đình đã tìm thấy hài cốt các đòng chí tại Đồi 82, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh, Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng và gia đình đã tổ chức Lễ cải táng đồng chí Phạm Đức Sơn vào hồi 10 gờ ngày 15.10.1998. Các đồng chí Phạm Đức Sơn, Trần Đình Xu, Huỳnh Văn Bánh yên nghỉ sát bên nhau trong Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh.

Vì những công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Dân tộc, ngày 06.11.2001, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho đồng chí Phạm Đức Sơn. Đây là phần thưởng vô cùng cao quý của Đảng và Nhà nước mà đồng chí Phạm Đức Sơn xứng đáng được nhận.

Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh có 2 đường phố to đẹp mang tên Trần Đình Xu và Huỳnh Văn Bánh. Hy vọng rằng tên đồng chí Phạm Đức Sơn cũng sẽ được đặt cho một đường phố lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố thuộc các tỉnh mà đồng chí đã có nhiều công lao đóng góp. Tên tuổi đồng chí Phạm Đức Sơn xứng đáng được các thế hệ cách mạng ghi nhớ mãi mãi.

PHẠM VĂN DƯƠNG
Có 0 nhận xét cho bài này "Phạm Đức Sơn nhà Cách mạng kiên trung"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi