Xã Đình Phụng, Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình
LỜI NÓI ĐẦU
“Nước thì có sử - Họ thì có phả tộc”
Tôi là Phạm Phúc Thiết - Hậu duệ đời thứ 12 của Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ.
Từ năm 1997 dòng họ đã giao cho tôi thay mặt cho trưởng tộc để duy trìì nề nếp và điều hành mọi công việc của Tổ, của dòng họ vì trưởng tộc là Phạm Phúc Tiến Công đời thứ 14 lúc này còn nhỏ sau lớn lên đi công tác xa, tôi vừa thay trưởng tộc vừa là phó ban cán tộc của dòng họ kiêm thư ký.
Qua nghiên cứu phả tộc của dòng họ do cụ Sử Lược đời thứ tư, cụ Đồ Văn đời thứ 7, cụ Năm Hợp đời thứ 11 viết để lại nguồn gốc của tổ tiên bằng chữ Hán.
Đến năm 1996 được cụ Vũ Đình Ngạn ở thị trấn Thanh Nê (Kiến Xương) dịch ra chữ quốc ngữ. Qua đó đã có những tư liệu lịch sử, đồng thời thu thập các tin tức mà các cụ truyền lại.
Về phả hệ thì không thể viết ra đây được mà tôi chỉ tóm tắt nguồn gốc lịch sử và truyền thống dòng họ cho để con cháu Tổ biết, để uống nước nhớ nguồn mà tìm hiểu về quá khứ, hướng về cội nguồn, tỏ lòng tri ân với tổ tông, nhớ tới tổ tiên, tới ông bà cha mẹ đã sinh ra, dưỡng dục mình trưởng thành và cùng nhau xây dựng dòng họ đoàn kết, vững mạnh.
Trong việc biên soạn lịch sử và truyền thống dòng họ còng nhiều sự việc, nhiều con số chưa thể hiện lên được. Rất mong con cháu của Tổ cũng như các bạn đọc có điều còn thiếu sót xin được bổ xung tiếp.
Địa chỉ liên hệ:
Phạm Phúc Thiết
Thôn Nam Huân – xã Đình Phùng
huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình
Điện thoại: 0363 510 581 DĐ: 01642 069 453
Xin chân thành cảm ơn.
Lịch sử và truyền thống
Dòng họ Phạm Phúc
Xuân Tân Mão 2011 này – Dòng họ Phạm đã có 487 năm đón xuân trên đất làng Nang. Đúng như vậy, từ năm 1524 - dưới triều vua Lê Cung Hoàng hiệu Thống Nguyên, Đức Sơ Tổ đã rời quê cũ làng Nụ, Tổng Cam Đường, huyện Bất Bạt, Tỉnh Sơn Tây – nay là Hà Nội, cùng vợ và 3 con về mảnh đất hoang, mặn mới được biển bồi đắp lên lập ấp khai hoang.
Đức Sơ Tổ có 2 người con trai và 1 người con gái:
- Con trai cả: Phạm Vô Vi 13 tuổi
- Con trai thứ: Phạm Phúc Ngộ 11 tuổi
- Con gái thứ 3: Phạm Thị Vĩnh 9 tuổi
Đức Sơ Tổ Phạm Hiếu Đạo cùng với các dòng họ khác khai khẩn đất hoang và đặt tên làng mới lµ lµng Nụ, thôn Nam Đường, Tổng Nam Huân, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định. Nay là thôn Nam Đường, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trải qua bao vất vả của cuộc sống mưu sinh trên mảnh đất đồng bãi ven biển cùng với loạn lạc thời Mạc Phúc Nguyên nên Đức Sơ Tổ đã ra đi ở tuổi 54 vµo ngày 19 tháng 11 âm lịch năm 1553. Thi hài của Đức Sơ Tổ được án táng tại mả Nang, sau này được gọi là “Mộ Tổ Đôi Thôn”. Sau nhiều lần phụng lập tu bổ cho đến năm 2008 con cháu đã nâng cấp khu mộ cho Đức Sơ Tổ to đẹp trang trọng và vững chắc.
Từ khi Đức Sơ Tổ về đến nay đã có 18 đời hậu duệ của người ra đời và trưởng thành. Cháu chắt, chút, chít không chỉ ở xã Nam Cao, Đình Phùng mà còn có mặt ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc và cả nước ngoài. Đức Sơ Tổ là cội nguồn của họ Phạm xã Nam Cao và xã Đình Phùng. Người về lập nghiệp ở Nam Đường quê mới vừa tròn 30 năm thì qua đời, trong suốt 30 năm ấy, với đức tính cần cù chịu khó, hiền hậu, đã nuôi dạy các con khôn lớn trưởng thành bằng 2 bàn tay khai hoang phục vụ nơi đồng chua nước mặn lúc bấy giờ.
Kính thưa các cụ:
Đức Thuỷ tổ Phạm Phúc Ngộ - người con thứ 2 của Đức Sơ Tổ Phạm Hiếu Đạo là người sinh ra các thế hệ con cháu ở thôn Nam Huân xã Đình Phùng hiện nay. Cụ sống cùng cha mẹ được 8 năm ở quê mới, đến năm 1532 niên hiệu Đại Chính - Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ của chúng ta đã nhường đất Nam Đường cho anh trai cả là cụ Phạm Vô Vi ở cùng với bố mẹ và em gái. Người đã cùng với 2 dòng họ Vũ - Nguyễn, sau này có thêm họ Trần, họ Đặng tất cả là 5 dòng họ ra khu đất mới để khai hoang lập lên làng mới có tên là làng Nang tổng Nam Huân, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định – nay là xã Đình Phùng, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Năm 1536 cụ xây dựng gia đình với cụ bà họ Đặng và sinh ra 2 người con trai và 1 người con gái.
Con trai cả là cụ Công Xích thường gọi là cụ Trà Lâm tự Thuần Đốc.
Con thứ 2 là cụ Công Giới thường gọi là Hoa tự Phúc Nhân
Con thứ 3 nay là Tổ Cô
Sau khi sinh 3 người con, cụ bà mắc trọng bệnh và mất nhằm ngày 15 tháng 10 âm lịch, lúc đó cụ mới có 24 tuổi. Cụ ông trong cảnh gà trống nuôi con vất vả về sau cụ phải lấy bà kế giúp cụ trông nom chăm sóc dạy dỗ các con khôn lớn trưởng thành.
Vào thời nhà Mạc hỗn loạn, Vua quan tranh giành lẫn nhau, giặc cỏ nổi lên cướp bóc ức hiếp dân thường khắp nơi. Ngày 09 tháng 8 năm 1550 giặc cỏ do tướng quận Úc cầm đầu chia làm 2 mũi đánh vào làng (một mũi từ Minh Giám qua Rưỡng Thông, một mũi từ Lịch Bài – Quang Lịch) Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ đã cùng nhân dân các dòng họ chống cự quyết liệt nhưng thế giặc quá mạnh, quân đông, Đức Thuỷ Tổ đã hy sinh trên 1 gò đất cao. Lúc giặc đến, mẹ kế và anh đã đi lánh nạn, chỉ còn lại cụ Công Giới, người con thứ 2 lúc này mới có 12 tuổi quanh quẩn bên cha, đến khi giặc quay trở lại, cụ đã lấy máu cha bôi lên người, lấy xác cha đè lên người mình giả chết dể đánh lừa giặc. Khi chúng bỏ đi rồi cụ công Giới đi tìm mẹ kế và anh trai về để chôn cất cho cha, đến khi tìm được mẹ và anh về đến chỗ cha thì mối đã đùn lên thành mộ. Cho rằng trời đã an táng cho Người nên hai cụ và mẹ kế không đưa đi chỗ khác nữa mà đắp thêm đất vào thành mộ. Người ra đi khi vừa 37 tuổi để lại ba người con thơ dại. Từ đó ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm trở thành ngày giỗ Tổ của họ Phạm Phúc.
Kể từ khi Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ về dựng nghiệp và từ lúc người hy sinh đến nay đã gần 5 thế kỷ, trong gần 5 thế kỷ đã có 17 đời hậu duệ của người ra đời. Và 17 đời con cháu nối chí Đức Thuỷ Tổ ra sức cùng con cháu các dòng họ khác trong làng, vun đắp cho mảnh đất làng Nang – nơi mà người đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu của mình trở thành một địa danh, một địa chỉ nổi tiếng. Chẳng những trong vùng biết đến mà ngay cả 1 số nước láng giêng cũng biết đến làng Nang nơi làm ra sản phẩm gai vó do chính con dâu của Đức Thuỷ Tổ là cụ Nguyễn Thị Nhất Nương - người thôn Chu Trình, Thuỵ Anh nay là huyện Thái Thuỵ đem về truyền dạy. Lúc đó nghề tuy tầm thường nhưng thu lãi lớn, nhân dân có nghề để sinh nhai. Đời đã xa mà dân vẫn nhớ công ơn gần 300 năm đến năm Bảo Đại thứ 10, ngày 15 tháng 8 toàn dân mới truy tư kỷ niệm thờ cúng muôn đời.
Họ Phạm Phúc còn được một số triều đại nhà Lê, nhà Mạc, nhà Nguyễn biết đến vì chính Đức Thuỷ Tổ và các con cháu của người đã có công giúp các triều đại giữ được ngôi vị làm nên nghiệp lớn. Họ Phạm Phúc và hàng chục sắc phong của các triều đại trên. Nhưng sắc phong nổi tiếng đầu tiên cho Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ đó là sắc phong thần “Phạm Đại Lang Minh Nghị Đại Tướng Quân” do vua Lê Hiển Tông truy tặng năm 1750 vì đã có công giết giặc giữ gìn non sông xã tắc. Đến năm 1803, nhà thờ Đức Thuỷ Tổ Phạm Phúc Ngộ được xây dựng xong, nhà thờ được gọi là “Thế Miếu”, đồng thời được phép dựng bia hai chữ : “Hạ M•” ở trước cổng có nghĩa bất cứ ai đi qua đều phải xuống ngựa.
Đời thứ 3 cụ Phạm Thu Trung đi Cao Bằng, Lạng Sơn dẹp giặc, sau chuyển về miền trung hoà xã Động Trung phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
“Phụng thờ vị tôn thần Lê triều nam đạo thừa chính sở, Ty thừa chính sở sứ Thọ khang. Phạm phủ quân” đã có công giúp nước giúp dân rất là linh ứng nay nhân lễ mừng thọ tứ thần đại khánh tiết của trẫm ban cho tờ bảo chiến gia ơn long trọng đằng trạch cho cách bách thần. Vậy gia phong là Đức Bảo Trung Bảo Trung Hưng linh phù tôn thần. Chuẩn y cho phùng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ gìn giữ cho nhân dân kính vậy thay. Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9.
Đời thứ 5 cụ Phạm Ngũ Đạt đựoc phong Nam tước. Sắc phong của cụ được dịch Ngũ Đạt làm chức phụng thị lại dâng tiền để chi dùng cho việc nước. Vậy chuyển giao cho chức Điền lại tước Nam nay phong cho làm Trung nghĩa Nam tước ở viện Thiền sự. Nay sắc chỉ ngày 25 tháng 6 năm Cảnh Hưng thứ 22 (Chân Định là một phần của Kiến Xương sau này).
“Chế độ phong kiến có 5 tước: Công - Hầu – Bá - Tử - Nam”
Đến đời thứ 7, cụ Phạm Hữu Độ (tức Phu) thời vua Cảnh Hưng, bốn phương có giặc cụ phải nghỉ học đi lính. Khi nhà Lê suy vong, Tây Sơn lên ngôi đã phong cụ là “Bình Bắc Đại Tướng Quân Thái An quận công”. Cụ về nghỉ đến năm Gia Long thứ 8 cụ trở lại lính, cụ làm đồn trưởng thành Quy Nhơn. Khi Gia Long thất trận chạy ra biển, trong gió to sóng lớn cụ đã cứu được vua Gia Long.
Với công cứu Vua thoát nạn, đã phong chức cho cụ “Tiền đồn cơ, Tiền tiếp cơ, Thập nhị cơ, chánh xuất đội trưởng” phong tước “Phu Tài Bá”. Năm Minh Mạng thứ 2, được phong là “Phu Tài Hầu”. Sau này cháu con gọi là “Cụ Hầu”. 12 năm làm quan, từ Gia Long thứ 8 đến Minh Mạng thứ 2 cụ đã qua đời và được đưa về quê an táng. Nay mộ phần nằm giữa nghĩa trang Đình Phùng.
Đời thứ 8, cụ Phạm Kha được nhà vua phong chức “Tư lễ giám tả, Giám thừa trị nội Lệnh sử nhất triều. Năm 14 tuổi cụ đã xuất thân thụ giám ban quản phẩm tòng vương phủ. Năm cảnh Hưng thứ 43 là năm là năm Canh Dần, Trịnh đoan vương tổ mẫu sinh tôn tử cử cụ đi Thanh Hoá Nghệ An cai quản mọi xứ. Cụ không quen rừng thiêng nước độc nên đã qua đời.
Về sau nữa các lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp như Đề Thám, Phan Ba Vành cũng phải ghi công con cháu Đức Thuỷ Tổ. Lúc đó cụ Phạm Hồ và nhiều con cháu của Đức Thuỷ Tổ cầm gương theo nghĩa quân giết giặc lập công…
Sau khi phong trào Cần Vương của các sỹ phu yêu nước, lãnh tụ nông dân và của giai cấp tư sản hoàn toàn thất bại , sứ mạng lịch sử Việt Nam đã chuyển sang giai cấp vô sản do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thì con cháu họ Phạm Phúc lại nổi danh được nhiều người biết đến. Ngay từ năm 1929, 4 cháu đời thứ 12 của Đức Thuỷ Tổ là Phạm Quang Lịch, Phạm Lợi, Phạm Đích, Phạm Thuần là những người đầu tiên lập nên một trong những chi bộ Đảng đẩu tiên của tỉnh Thái Bình. Trong đó tiêu biểu nhất là ông Phạm Quang Lịch vừa là xứ uỷ Bắc Kỳ và là Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Thái Bình năm 1933. Người đã hy sinh cả tính mạng và một phần tài sản của mình cho cách mạng, người mà các chiến sỹ cách mạng tiền bối của Đảng cộng sản trong nhà tù Hoà Lò đã gọi “Bành bái Việt Nam”. Và tại chính ngôi “thế miếu” này, năm 1930 ông Phạm Quang Lịch đã tự tay đốt hết văn tự ghi nợ của nhà mình, xoá hết nợ cho người vay. Cuộc diễn thuyết tháng 11 năm 1930 do chi bộ Nam Huân tổ chức để kỷ niệm cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải cũng diễn ra ở đây.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công sau đó là cuộc kháng chiến thần kỳ chống thực dân Pháp thì cả tỉnh, huyện lại biết đến làng nang tức Nam Huân bởi con cháu họ Phạm Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng con cháu các họ khác tỏng xã biến Đình Phùng thành căn cứ du kích vào loại kiên cường nhất Kiến Xương. Cũng tại ngôi “Thế Miếu” này đã trở thành xưởng chế tạo vũ khí của quân giới và là nơi cất dấu vũ khí của bộ đội. Vì thế “Thế Miếu” họ Phạm Phúc được nhà nước cấp tỉnh công nhận di tích lịch sử và được thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen.
Vinh dự cho dòng họ, cụ Phạm Lênh đời 12 là chỉ huy trưởng quân sự xã Đình Phùng được đi dự tổng kết chiến tranh du kích ngày 13/7/1952 tại Việt Bắc. Được Bắc Hồ gửi thư khen ngợi nhân dân xã Đình Phùng, cụ Phạm Lênh được Bắc tặng “huy hiệu Bác Hồ” và được tặng huy hiệu “Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam”.
Xã Đình Phùng trong đó có sự đóng góp của con cháu và họ Phạm Phúc năm 2001 được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi cả nước ta lại phải lao vào cuộc trường chinh chống Mỹ, hai mươi năm trời con cháu họ Phạm Phúc lại cùng cả nước hành quân ra trận. Đã có hai mươi cháu chắt của Đức Thuỷ Tổ được công nhận là lão thành cách mạng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ có hàng nghìn thanh niên trai tráng đã lên đường nhập ngũ vào thanh niên xung phong, chiến đấu và phục vụ trên các mặt trận. Trong hai cuộc chiến đấu trường kỳ ấy Đức Thuỷ Tổ đã hiến dâng cho đất nước hàng trăm liệt sỹ, là cháu chắt chút chít của Tổ và được nhận năm danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Đó là mẹ Phạm Thị Giữa, Phạm Thị Cả, Phạm Thị Vui, Phạm Thị Cúc, Phạm Thị Thảnh. Được nhận một danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang đó là Trung tướng Phạm Phú Thái đời thứ 13. Con cháu của Tổ đã có hai người đựơc phong hàm cấp Tướng là Phạm Luận tức Nguyễn Nam - thiếu tướng đời thứ 12 và Phạm Phú Thái trung tướng đời thứ 13. Có 18 sỹ quan thượng, đại tá. Còn hàng trăm cháu chắt của Tổ là cán bộ sỹ quan trung, sơ cấp đang công tác tại các đơn vị lực lượng vũ trang và lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan nhà nước hoặc đã nghỉ hưu. Để đền đáp công ơn của Đức Thuỷ Tổ, ngày 25 tháng 11 năm Nhâm Tý (1803), các cụ cùng toàn thể con cháu trong họ đồng lòng quyết định xây nhà thờ Tổ. Đến năm Minh Mạng thứ 5 năm Giáp Ngọ thì đã xây dựng xong 5 gian nàh thờ trong gọi là hậu cung.
Giờ Kỷ Tụ ngày Giáp Thân tháng 12 năm Ất Sửu (1806) xây dựng nhà ngoài gọi là bái đường. Đến ngày Kỷ dậu 26 tháng 7 năm Bính Ngọ, họ tổ chức lễ khánh thành, ngày 27 tháng 7 rước Tổ về an vị.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng đã tàn phá đót cháy hết, hoà bình lập lại con cháu Tổ quyết định xây dựng lại nàh thờ từ năm 1956 năm gian hậu cung, nhà bái đường năm 1992 làm được 5 gian, đến năm 2007 con cháu Tổ nâng cấp lên vững chắc và to đẹp khang trang cho đến nay. Về phần mộ Đức Thuỷ Tổ ông và Đức Thuỷ Tổ bà vì điều kiện kinh tế sau chiến tranh còn hạn hẹp đến năm 1975 con cháu mới xây dựng, phung lập. Và đến năm 1995 đã được tu bổ và nâng cấp lần thứ nhất. Nhưng đến năm 2010 nguyện vọng của con cháu Tổ xa gần phải nâng cấp 2 khu mộ của Đức Thuỷ Tổ để xứng với công lao, truyền thống lịch sử của Tổ xứng với một dòng họ đông con nhiều cháu. Con cháu đồng tâm nhất trí đóng góp tiền của để tu bổ, nâng cấp, tôn tạo. Đã có nhiều con cháu Tổ gần xa đã phát tâm công đức đã gửi tiền của về để xây dựng hai khu mộ đã được khởi công ngày 12/10 năm Canh Dần và hoàn thành ngày 24/12 năm Canh Dần (2010) được bề thế vững chắc và to đẹp.
Về lễ tiết gia phong của dòng họ hàng năm: Họ tổ chức 6 tiết tế trong năm
- Tế xuân đầu năm 3-4 tháng giêng
- Tế Thanh Minh
- Tế giỗ Đức Thuỷ Tổ «ng vµo ngµy 9-8 âm lịch.
- Tế giỗ Đức Thuỷ Tổ bà: 15-10 âm lịch
- Tế giỗ tổ bà Gai Vó 15-8 âm lịch
- Tế tiết Đông chí.
Tất cả các tiết tế phân công cho các chi, các phái sửa lễ tế Tổ.
Họ đã tổ chức, duy trì hai đội tế: đội tế nam quan tÕ vµo chÝnh giç, đội tế nữ quan tÕ vµo chiÒu h«m tríc để phụng sự Tổ những tiết tế trong năm, cháu chắt của Tổ xa gần, đã nhớ đến công ơn của Tổ để lại phúc ấm cho đời sau. Cho nên đã thành tâm đóng góp công sức, tiền của và hiện vật về để tu bổ, nâng cấp xây dựng khu nhà thờ Tổ được đẹp đẽ, khang trang, bề thế vững chắc. Vì “Thế Miếu” không những là nơi để mà thương, mà nhớ mỗi khi nghĩ về nguån gốc của mình.
Những người có đời sống, vì sự nghiệp hoặc vì một lý do nào khác phải sống ở nơi đất khách quê người không khỏi có lúc chạnh lòng nhớ về đất Tổ những phút giây ấy hãy hướng về “Thế Miếu” của Họ và chắc chắn sẽ cảm thấy lòng mình thanh thản hơn, từ giữa thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 còn cháu tổ đời 12-13-14-15 đã có nhiều người giữ chức vụ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ quan nhà nước. Và đặc biệt một gia đình hai cha con là Bí thư tỉnh uỷ là Phạm Quang Lịch đời 12. Xứ uỷ Bắc Kỳ làm bí thư tỉnh uỷ Thái Bình năm 1993, con là Phạm Bái uỷ viên Trung ướng làm Bí thư tỉnh uỷ huyện Kiến Xương và con là Phạm Anh Đức đời thứ 13 làm chủ tịch huyện Kiến Xương. Gia đình có hai cha con làm chủ tịch xã là cụ Phạm Ảm đời 13, con là Phạm Bình đời 14 và còn nhiều người giữ chức vụ chủ chốt như: cụ Phạm Thuần đời 12 là chủ tịch tỉnh Phú Thọ; Phạm Tôn đời 12 chủ tịch lâm thời huyện Kiến Xương; Phạm Thị Minh đời 13 phó chủ tịch huyện Kiến Xương,…
Về học vấn của dòng họ: con cháu của Đức Thuỷ Tổ, cũng là dòng họ hiếu học. Thời kỳ phong kiến chưa có ai đỗ trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Nhưng số người đỗ cử nhân, tú tài khá nhiều:
- Người đầu tiên là cụ Phạm Công Bình đời thứ 5 đỗ tú tái năm Mậu Tý. Vĩnh Thỉnh thứ 4 bổ nhiệm làm Phủ hiệu sinh.
- Cụ Phạm Công Nhâm 25 tuổi đỗ tú tài năm Giáp Ngọ.
- Cụ Phạm Quốc Tạ đỗ tam trường năm Nhâm Tý
- Cụ Phạm Năng đõ tam trường năm Nhâm Tý
- Cụ Phạm Khắc Tiễn đời thứ 7 có 4 con làm Tổng trưởng, tổng số có 5 con và cháu đỗ tú tài.
- Cụ Phạm Tuấn Kiệt đỗ tú tài khoa Đinh dậu. Đến năm Minh mạng đỗ tú tài lần 2, được bổ nhiệm làm huấn đạo huyện Võ Giàng và Gia Lộc.
- Cụ Phạm Tốn đỗ tú tài 3 khoá: Nhâm dần, Quý mão và Nhâm tuất
- Cụ Phạm Tẩy đỗ tú tài 2 khoá năm Giáp tý và Mậu thìn
Thời Tự Đức 24 phong cho cụ làm “Lâm Sỹ Lang” cung phung và năm đầu Hàm Nghi đựơc phong “Chánh bát phẩm:… và còn rất nhiều cụ đỗ tú tài, cử nhân văn hay chữ tốt. Sở văn hoá đã lưu trữ nhiều bài văn thơ hay như cụ Phạm Ngô “Nhì Ngô), cụ Tú Diễn,…
Ngày nay, con cháu Tổ cũng đã có được học vị Tiến sĩ, thạc sĩ, có người trở thành nhà khoa học đang làm việc trong các viện nghiên cứu, số có bằng cử nhân thì không kể hết. Điều đáng mừng là thế hệ thanh thiếu niên hiện nay cứ đến tuổi là đựơc cắp sách tới trường, khí thế thi đua học tập giỏi đang thực sự sôi động trong lòng thế hệ trẻ. Con cháu Đức Thuỷ Tổ đã xác định được học là con đường sống, học là để lập thân, lập nghiệp, học để tạo dựng cuộc sống âm no cho mình – cho xã hội để xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Đến nay, con cháu Tổ đã ghi nhận được 4 danh hiệu nhà giáo ưu tú. Đó là Phạm Phóc Quý đời 12, Phạm Phóc Chấn đời 13, Phạm Phóc Hoà đời 14, Phạm Phóc Thanh Tản đời 14.
Vươn lên để sánh vai với người khác cùng phẩm chất ngay thẳng, trung thực, bao dung, vị tha trong cuộc sống, cái chính bao trùm là phẩm chất cao đẹp. Để phát huy truyền thống văn hoá và lòng hiếu học của con cháu trong dòng họ. Họ đã quyết định thành lập Hội khuyến học của dòng họ do ông Phạm Mẫn hội trưởng và ông Phạm Phóc Đức Thể hội phó đã khai trương vào ngày 15/8/2009. Và các cháu thi đỗ đại học, cao đẳng được trường chứng nhận học giỏi gửi về Họ. Đến nay đã được các bậc ông bà, cha mẹ, anh chị em những người đi trước với tấm lòng tất cả vì thế hệ trẻ đã gửi tiền đóng góp xây dựng quỹ khuyến học. Và thay mặt cho dòng họ gần xa hãy vì thế hệ trẻ nhiệt tình ủng hộ và đóng góp cho quỹ khuyến học của dòng họ lớn mạnh.
Họ tộc giữ được nề nếp gia phong bảo đảm tế lễ thường xuyên và điều hành mọi công việc của họ ngoài trưởng tộc ra còn có ban cán tộc ngay từ những ngày đầu xây dựng nhà thờ. Ngày đông chí tháng 11 Ất Tý họ đã quyết định cả ra ban cán tộc của dòng học gồm 4 người đó là cụ Hạt, cụ Pháp, cụ Phố, cụ Giang. Cứ đời trước truyền đời sau kế tiếp cho đến ngày nay ban cán tộc gồm:
Ông Phạm Phúc Sông Lô - Đời 13 Trưởng ban
Ông Phạm Phúc Thiết - Đời 12 Thư ký
Ông Phạm Phúc Đức Thể - Đời 14 Thủ quỹ kiêm phó ban
KhuyÕn häc
Ông Phạm Phúc Mẫn - Đời 13 Uỷ viên, trưởng ban
KhuyÕn hocl
Ông Phạm Phúc Hải Lý - Đời 13 Uỷ viên
Ông Phạm Phúc Lãm - Đời 15 Uỷ viên
Ông Phạm Phúc Hồng Thăng - Đời 14 Uỷ viên
Vẫn được duy trì để điều hành mọi công việc của Tổ: Tế, lễ, tu bổ, xây dựng và việc đối nội ngoại là trung tâm đoàn kết của dòng họ và địa phương, góp phần vào công cuộc xây dựng dòng họ đoàn kết và vững mạnh./.
Tuy tôi không thuộc ho Phạm Nam Huân nhưng đọc bài này cũng rất đáng tự hào. Xin muốn được sửa một ý nhỏ để bài được hoàn chỉnh hơn, đó là Phan Bá Vành khởi nghĩa chống Minh Mạng nhà Nguyễn chứ không phải chống Pháp và tuy Nam Huân cũng là một trong những cơ sở Đảng sớm nhất của Thái Bình, nhưng hai chi bộ đầu tiên của Đảng tại Thái Bình phải được nhắc đến là chi bộ Minh Thành (ở thị xã) và chi bộ Trình Phố (xã An Ninh, gần với Đình Phùng).
Trả lờiXóaXin cám ơn.
Tôi cũng họ Phạm ( Xã Trực Đạo - Nam Ninh - NAm Định nay là xã Trực Đạo huyện Trực Ninh - Nam Định. Cụ Thủy tổ Phạm Phúc Hiền không biết có liên quan gì đến họ Phạm Phúc bên TB ko. Gia phả để lại do bão gió, cháy nhà đã cháy hết.Chỉ lưu tuyền lại đến đời tôi là đời thứ 7.
Trả lờiXóa