Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

11 tháng 6, 2011

NHƯ ĐƯỢC TỔ TIÊN CHỜ ĐÓN SẴN

Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 6 11, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments

NHƯ ĐƯỢC TỔ TIÊN CHỜ ĐÓN SẴN ĐƯA VỀ THĂM QUÊ HỌ GỐC

Phạm Y
(Họ Phạm làng Hới, xó Đồng Hới , huyện Đông Hải , tỉnh Quảng Bỡnh)
Hè năm nay, vợ chồng tôi được cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng – nơi tôi công tác trước khi nghỉ hưu, xếp cho đi nghỉ ở Sầm Sơn đợt một, từ ngày 9 đến ngày 13-5-2011.

Đã gần 50 năm rồi chúng tôi chưa trở lại Sầm Sơn nên có một ý nghĩ loé lên là kỳ này tôi có thể gắng tìm về thăm lại “Quê tổ” và dâng hương “Tộc đường họ Phạm” ở làng Hới thuộc Lạch Hới, tỉnh Thanh Hóa - gốc của họ Phạm làng Hới, xã Đồng Hới huyện Động Hải, tỉnh Quảng Bình – quê tôi ngày nay, để thực hiện một tâm nguyện của Thầy (Cha) chúng tôi là ông Phạm Nghi, tuổi Mậu Thân (1908) và Me (mẹ) chúng tôi là bà Lê Thị Dung cùng tuổi Mậu Thân hiện thọ 104 tuổi đang sống với các em chúng tôi ở Huế, dặn tôi trước khi chia tay Cha Mẹ tôi, chia tay gia đỡnh họ hàng tụi, đi tập kết ra Bắc.

Vợ tôi - bà Vương Thị Oanh rất ủng hộ ý định này vì nghĩ rằng chúng tôi tuổi đã cao, khó có dịp khác trở lại Sầm Sơn.

Tháng 8-1975, đất nước vừa được thống nhất, tôi về Huế đoàn tụ gia đình. Thầy tôi có kể rằng: “Theo chuyện xưa truyền miệng đến nay, là quê mình gốc ở Thanh Hoá, từ làng Hới thuộc Lạch Hới chuyển vào Quảng bình lập nên làng Hới mới ở cửa sông Nhật Lệ. Các cụ tiền hiền thuộc Đạo Thuỷ quân Nhà Trần hộ vệ đưa Công chúa Huyền Trân vào gả cho vua Chiêm Thành và đóng quân ở Cửa biển Nhật Lệ tiếp quản hai châu (châu Ô và châu Lý – là Lễ vật của Vua Chiêm Thành xin cưới Công chúa Huyền Trân. Với con mắt của người ngư dân, thấy vùng trong này lắm cá tôm, nhiều loài ngon mà sản lượng dồi dào nên sau khi ra quân, các cụ đưa bà con vào làm ăn lập “khu kinh tế mới”. Cho đến nay kể cũng đã hơn 700 năm rồi”.

Ngày tôi tập kết ra Bắc, Thầy tôi cũng đó dặn dũ tụi rằng : “ Ở ngoài Bắc có điều kiện thì phải một lần hành hương thăm Quê tổ ngày xưa và dâng hương ở Tộc đường họ Phạm làng Hới – gốc của Họ Phạm chúng ta đó! ”. Tôi tâm nguyện là sẽ thực hiện lời dặn này của cha tụi nhưng vì công việc bận rộn và nhiều lý do khác, mãi đến ngày về hưu, tôi vân chưa thực hiện được lời dặn của Cha tôi. Thầy tôi kể lại như vậy có ý nhắc nhở tôi về lời Cha tôi dặn tôi trước ngày ra đi tập kết. Tôi nghĩ mình có lỗi với cha rồi !

Thật may mắn cho vợ chồng tôi là lần nghỉ này, cơ quan lại bố trí cho vào Sầm Sơn, Thanh Hoá, gần Lạch Hới – quê gốc của họ Phạm quê tôi ngày nay. Cùng đi trong đoàn cán bộ hưu trí lần này có bác Trưởng đoàn là Phạm Cầu – hiện đang làm Phó trưởng ban Ban liên lạc họ Phạm-Việt Nam. Khi biết ý định của tôi, bác Phạm Cầu rất tán thưởng và khích lệ vợ chồng tụi. Tôi quyết định dùng nửa ngày cuối kỳ nghỉ sẽ tách đoàn đi về thăm làng Hới xã Quảng Tiến - Thanh Hoá.

Bốn ngày đầu tháng 5 này ở Sầm Sơn, thời tiết rất đẹp. Nhưng đến tối ngày thứ tư thì Đài THVN báo rằng ngày mai sẽ có gió mùa đông bắc tràn về Thanh Hoá. Tin này làm tôi không sao ngủ được. Trong đầu nảy sinh nhiều kế hoạch để ngày mai thực hiện chuyến “hồi hương” đã quyết.

Từ 3 giờ sáng ngày 13-5 trời nổi gió, mưa, và sóng biển lồng lộn gầm gào ngoài xa xa, tôi hết vào rồi lại ra ban công nhìn trời đất vần vũ.

Sáng 13-5 các bác trong đoàn thăm phố xá, mua bán sản vật Sầm Sơn, còn tôi thì loanh quanh ở phòng thường trực Khách sạn Lê Lợi, hết thăm hỏi tìm đường lại ra cửa nhìn trời mây đen sầm sập, gió rít ù ù trong làn mưa giăng giăng. Lòng tôi như có lửa đốt vì thời gian còn lại thu nhích dần dần. Chỉ còn gần hai giờ nữa là các thành viên trong đoàn phải tụ tập về dự bữa cơm cuối cùng tại khách sạn Lê Lợi để chia tay, liệu có thể đi nổi không, về kịp không ?

Trời bỗng bừng sáng, mư¬a tạnh hẳn. Các bà và vợ tôi đi phố đã lục tục về, thấy tôi ch¬ưa đi thì giục ngay: “Bác gắng đi đi, trời khá lên rồi, ít nhất bỏc cũng đến được làng Hới. Như vậy, bác cũng đạt được việc đặt chân đến “làng xưa đất cũ” !

Được động viên thiết thực, tôi đi ngay ra bến xe buýt ở cửa Bưu điện Sầm Sơn để đi tuyến đi Sầm Sơn - Quảng Tiến (5km, 30 phút/ chuyến đi về).

Đang đứng ngơ ngác nhìn biển báo thì có một anh râu ria rậm rạp từ trong quán nước bước đến thăm hỏi. Tôi nói ý định đến làng Hới bằng xe buýt. Anh ta giải thích : “với một giờ đồng hồ mà đi xe buýt thì không đạt được gì, và gợi ý tụi nên để anh ta chở xe ôm đi về làng Hới tìm ngay nhà ông Tộc trưởng họ Phạm Gia rồi ra lạy Tổ ở Nhà thờ Họ và về ngay thì mới kịp. Làng Hới khá rộng, nhiều ngõ ngách như vào mê hồn trận mà bác tự đi bộ, mỗi bước mỗi hỏi đường thì một ngày chưa chắc đã xong”.

Thấy anh xe ôm lương thiện, chỉ lấy công chở 15.000đ đi về và 15.000đ chở loanh quanh, tôi đồng ý đi ngay. Anh ta xưng tên là Phạm Công Bảy 48 tuổi quê gốc Quảng Ngãi, “có họ với Thủ tướng Phạm Văn Đồng”. Anh sinh sống ở Sầm Sơn và lấy vợ ở làng Hới.

Độ 10 phút xe chạy vào làng Hới, lòng vòng mấy ngã tư, ngã ba, bỗng anh Bảy kêu to và chỉ về một người đi xe đạp ở phía trư¬ớc cách 100m, mặc áo quần nâu. Anh ta núi : Đó là cậu ruột của vợ anh ta. “Ông cụ ở trong Ban Hội đồg tộc Phạm Gia, có thể mở Tộc đường cho vào dâng hương mà không cần đến tìm ông Tộc trưởng là bố ông Chủ tịch UBND xã Quảng Tiến. Mất thời giờ !” Rồi xe tăng tốc đến ép sát cụ mặc áo nâu, Bảy nói gọn: “Có ông ở Hà Nội ra muốn vào lễ bái Nhà thờ họ Phạm đó!”. Ông cụ chẳng cần nghe giải thích yêu cầu gì, chỉ bảo hãy đợi ở đây dăm phút để Cụ đến chỗ con gái dặn mấy chuyện rồi trở lại đón về Nhà thờ họ, “có sẵn chìa khoá đây !“.

Ít phút sau Cụ đạp xe trở lại, gởi xe vào nhà bà con rồi cùng tôi lên xe ôm của Bảy chạy qua mấy đường là đến cổng Nhà thờ họ. Nhà thờ bị bom đạn giặc Mỹ phá hỏng, bà con Tộc Phạm trong làng mới sửa tạm thành một gian để thờ cúng, chờ khi đủ tiền quyên góp sẽ xây lại khang trang như xưa, vì đất cũ rất rộng.

Vừa mở cửa Nhà thờ , Cụ Phó Hội đồng họ Phạm tranh thủ tự giới thiệu là Phạm Gia Hồ -81 tuổi. Toi cũng tự giới thiệu là Phạm Y tuổi Canh Ngọ -82 tuổi. Thế là cụ xin nhận làm anh em một cách vô tư, tự nhiên !.

Cụ Phạm Gia Hồ thắp hương, chia cho 3 người mỗi người 3 nén, rồi Cụ quì xuống khấn một câu rất dài đại ý là có hậu duệ họ Phạm tha phư¬ng cầu thực về xin bái yết Tổ tông ; sau đó Cụ đưa cho tôi đĩa xin “âm dương”. Cụ bảo tôi: “ khấn đi !”. Tôi cầm đĩa đưa lên trán và khấn rằng : Thực hiện tâm nguyện của Thầy tôi hiện đã mất, nay có dịp về Sầm Sơn, vào làng Hới xin dâng hương lên viếng Tổ họ Phạm của mình. Rồi xin âm dương, nhưng chỉ được 2 đồng tiền ngửa.

Cụ Phạm Gia Hồ bảo tôi khấn lại. “Khấn lại phải xưng họ tên tuổi rõ ràng mới đ¬ược!”. Và tôi khấn lại, xưng đủ tên tuổi của tôi, của Thầy tôi và xin âm dương. Lạ thay, khi gieo tiền thì 1 đồng rơi xuống đã nằm ngửa, còn đồng kia quay 3-4 vòng rồi vọt ra khỏi đĩa rơi xuống chiếu trước đầu gối tôi. Cụ Phạm Gia Hồ theo rõi và reo lên “Được rồi !” khi đồng tiền trên chiếu nằm mặt sấp. Tôi sung sướng bật dậy “đại bái” 4 lạy dài.

Đợi 5-7 phút , Cụ rủ ra nhà uống nước, nhưng cậu Bảy nhắc là đã đạt yêu cầu và bác Y phải trở về nhà nghỉ cho kịp ăn cơm về Hà Nội. Tôi cũng cảm ơn Cụ Phạm Gia Hồ và xin hẹn có dịp khác có thể trở lại nhà thăm gia đình Cụ.

Lại lên xe ôm, trở về nhà khách. Tôi như nửa tỉnh nửa mê, nhiều phong cảnh, đường sá thoáng qua mà không có ấn tượng gì. Bỗng xe dừng sững lại ở cổng nhà nghỉ Lê Lợi. Tôi sung sướng quá, thưởng hết cả 50.000đ cho cậu Bảy, cảm ơn rồi chạy vào rửa mặt để ăn cơm.

Khi nhìn đồng hồ thấy 10 giờ 25 phút, và mọi người đang tề tựu vào phòng ăn lớn của Khách sạn Lê Lợi.

Tôi kể lại câu chuyện cho bác Phạm Cầu và các bác trong đoàn. Ai cũng lạ về câu chuyện tôi vừa “thụ động” thực hiện buổi về nguồn độc đáo đầy bất ngờ, như có một diệu lực lập trình sẵn cho tôi. Chỉ có đúng một giờ và chỉ gặp có 2 người là cậu Bảy xe ôm và Cụ Phạm Gia Hồ - đều là trong họ Phạm mà làm xong một công việc không ai tưởng tượng nổi ! Tất cả đã như chờ sẵn để đón đưa một hậu duệ của Thuỷ tổ cách đây năm sáu trăm năm về thăm quê Tổ gốc, thực hiện lời cha dặn trước khi tập kết năm 1955.


Sầm Sơn-Thanh Hoá, ngày 13 tháng 5 năm 2011
Bán đảo Linh Đàm, Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2011

Kính dâng lên Thầy
Tâm nguyện của Thầy, Chúng con đã thực hiện !
Phạm Y- Vương Thị Oanh





Có 0 nhận xét cho bài này "NHƯ ĐƯỢC TỔ TIÊN CHỜ ĐÓN SẴN"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi