Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc
LGT: Sáng ngày 29/05/2011, tại Văn Miếu - Quốc Từ Giám, Ban Liên lac họ Phạm Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ Vinh danh Nhân tài họ Phạm và Lễ ra mắt Quỹ Tấm Lòng Vàng họ Phạm Việt Nam. Tại buổi Lễ, Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam thay mặt cho các dòng họ Phạm trong cả nước làm Lễ Vinh danh các Nhân tài, các Nhà tài trợ, trao Giải thưởng cho các em đạt Giải Olympic Quốc tế, Giải Nhất Quốc gia, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, tài trợ các gia đình và cá nhân gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tôi xin giới thiệu một số Nhân tài họ Phạm được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Thày thuốc Nhân dân, Giáo Sư, Anh hùng LLVTND năm 2010, sau đây là xin giới thiệu Giáo Sư, Viện sĩ, NGND Phạm Minh Hạc.
- Giáo sư - Viện sĩ - Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc, sinh ngày 26-10-1935 tại thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. nơi có truyền thống yêu nước cách mạng và hiếu học. Ông tự hào nơi đó chính là một nơi tiêu biểu cho vùng văn hóa Nam Thăng Long xưa.
Ông sinh trong gia đình có công với cách mạng, ông nội là cụ đồ Duy, tên thật là Phạm Thượng Chí, một trong 6 đảng viên đầu tiên đứng ra thành lập chi bộ đảng năm 1930 ở làng Đông Phù, một trong những chi bộ đảng đầu tiên của Hà Đông.
Sau khi bị địch khủng bố, cụ dời làng xuống Cổ Am, Hải Phòng và mất ở đó. Tiếp nối cha, người chú ruột ông sau này cũng là Bí thư chi bộ Đông Phù, là người kết nạp nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười vào Đảng. Cha ông, một người buôn bán giỏi có tiếng trong vùng là người hết lòng ủng hộ cách mạng, nuôi giấu nhiều nhà cách mạng nổi tiếng như Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Thọ Chân và được kết nạp Đảng năm 1944. Sau này, trước khi xây dựng Nhà máy thuốc là Thăng Long, Bộ Nội thương thành lập Công ty thuốc lá thuốc lào miền Bắc, với tài kinh doanh nổi tiếng trước đó, cha ông trở thành GĐ đầu tiên.
Trong kháng chiến chống Pháp, Phạm Minh Hạc học tại Trường Trung học Nguyễn Thượng Hiền, Quân khu 3. Giải phóng thủ đô, ông trở về Hà Nội học ĐH Văn khoa. Sau 1 năm học, ông được chọn là 1 trong 4 sinh viên của trường đi đào tạo ở Liên Xô, ông học ngành tâm lý giáo dục.
Ở phương tây, tâm lý giáo dục đã phát triển từ cuối thế kỷ 19 nhưng ở Việt Nam thì còn rất mới mẻ. Ông nhớ lại, chính Bác Hồ đã sớm coi trọng vai trò của tâm lý, ở phần phụ lục trong Nhật ký trong tù, Bác đã nói 4 yếu tố xây dựng xã hội thì tâm lý là yếu tố đầu tiên rồi mới đến các yếu tố khác.
14 năm theo học ở Liên Xô, từ ĐH đến bảo vệ thành công luận án TSKH, ông ví von, số vàng để đào tạo người làm khoa học còn nặng hơn cái đầu của họ, trung bình cái đầu của chúng ta chỉ có 1,4kg thôi nhưng tiền đào tạo thì phải nhiều hơn. Phần lớn tiến sĩ đều là con em gia đình cách mạng, con em công nông, nhà nghèo. Nếu không có Đảng và chế độ cho đi học, thì khó mà kham nổi. Trở về từ nước ngoài, sau bao năm cống hiến, giờ ngoảnh đầu nhìn lại, ông bảo thế hệ ông đã làm hết mình, đó cũng là trách nhiệm đối với đất nước. Đối với ngành tâm lý giáo dục, từ những năm 70 đến hết những năm 90, ông là chủ biên và là tác giả của sách tâm lý học từ trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm đến đại học sư phạm.
Năm 1981, ông làm Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục, từ năm 1985 đến 1987 là Thứ trưởng Bộ Giáo dục kiêm Viện trưởng. Sau đại hội đổi mới tháng 12/1986, tháng 2/1987 ông được cử làm Bộ trưởng, đến năm 1990 khi sáp nhập Bộ Giáo dục với Bộ Đại học, ông làm Thứ trưởng thứ nhất đến 1996, rồi về làm Phó ban thứ nhất Ban Khoa giáo trung ương.
Ông trở thành Bộ trưởng Giáo dục giữa lúc đất nước gặp muôn vàn khó khăn sau 10 năm khủng hoảng kinh tế xã hội. Ông nhớ lại, đó là năm đổi tiền, lạm phát trên 800%, nhiều người có một khối tiền sau một đêm ngủ dậy mất hết không còn gì nữa. Đời sống giáo viên vô cùng eo hẹp, trường học bị “vỡ” từng mảng một, giáo viên bỏ trường, một loạt trường không có người dạy, không có người học. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là giữ cho các trường đừng tan vỡ.
Từ lúc làm Thứ trưởng đến khi về hưu, mỗi ngày ông làm việc 15 tiếng là bình thường. Phòng làm việc của ông đều có hai buồng, có giường gối, chăn màn nhưng 21 năm chưa bao giờ ông nằm trên chiếc giường nghỉ trưa, dù chỉ một lần.
Điều mong muốn nhất của ông đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà hiện nay: “Mục tiêu cao nhất là phát triển con người, nhiệm vụ của nhà trường là dạy chữ, dạy người, nhưng chúng ta mới chú trọng dạy chữ thôi, vẫn rất thiếu về việc dạy nghề, dạy người. Giáo dục toàn diện tạo ra giá trị của con người, đóng góp và giá trị chung xã hội. Đến bây giờ, sau 25 năm đổi mới, tôi vẫn luôn mong 3 điều: đủ trường lớp, đủ thầy giáo và đủ sách cho các cháu học sinh. Đó là tình cảm sâu nặng nhất trong lòng tôi với các em học sinh và sự nghiệp giáo dục. Chắc không ai có thể chê cười điều đó được”.
Giáo dục con người cốt lõi là hiểu tâm lý và giá trị con người," đó là tâm sự của giáo sư-viện sĩ- Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, một người trải bao năm tâm huyết với ngành giáo dục Việt Nam nay dù đã ở tuổi 76, ông vẫn đang miệt mài theo đuổi những nghiên cứu phục vụ sự nghiệp “trồng người” của nước nhà.
Ông là tác giả, đồng tác giả và chủ biên 59 cuốn sách về: tâm lý học thần kinh, tâm lý học nhân cách, tâm lý học đại cương, tâm lý học nhân học; Giáo dục học: đường lối, chính sách, chiến lược giáo dục; Nghiên cứu con người, văn hóa và nguồn nhân lực.
Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huy chương Kháng chiến hạng Nhì...
Ngày 9/11/2010, Chủ tịch nước đã ký quyết định số 1917/QĐ/CTN phong tặng Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân trong đó có Ông.
Phạm Đình Điểu - Tổng hợp (nhantainhanluc.com/vn và hanoi.vietnamplus.vn)
Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.
Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệpcùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.
11 tháng 6, 2011
¤ HOME
/
Nhân vật họ Phạm
GS.VS Phạm Minh Hạc
Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 6 11, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Lưu trữ
-
▼
2011
(194)
-
▼
tháng 6
(14)
- Tin buồn
- Chuyện người nhặt xác 3000 hài nhi
- DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC TÂM LÝ GIÁO DỤC TOÀN QUỐC
- Thư chúc mừng các nhà báo
- Phạm Thị Ngọc Oanh cán đích trên Đường lên đỉnh Ol...
- Nữ thi sĩ trẻ Phạm Vân Anh
- Giới Thiệu Đêm Nhạc Mọi Trái Tim- Một Tấm Lòng
- Thiếu tướng Phạm Quang Cử
- Khánh thành Khu lăng mộ Quan Tả Thị lang Phạm Thọ ...
- NHƯ ĐƯỢC TỔ TIÊN CHỜ ĐÓN SẴN
- GS.VS Phạm Minh Hạc
- Nhớ quê, nhớ Tướng Công Phạm Ngũ Lão
- Thư bạn đọc
- Tin đầy đủ về Lễ Vinh danh nhân tài và ra mắt Quỹ ...
-
▼
tháng 6
(14)
Truy cập nhanh
- *BẢN TIN NỘI TỘC
- *GIỚI THIỆU
- *HỌ PHẠM VỚI ĐẤT NƯỚC
- *HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ
- *THƯ VIỆN
- *TÌM VỀ CỘI NGUỒN
- +BLL Họ Phạm Việt Nam
- +Doanh Nghiệp Họ Phạm
- +Gương Sáng Soi Chung
- +Người Họ Phạm Thời Nay
- Anh hùng-Liệt Sỹ
- Bài hát truyền thống
- CLB Doanh Nhân Họ Phạm
- Con ngoan trò giỏi
- Danh mục Gia phả
- Danh mục sách
- Danh nhân họ Phạm
- Danh sách BLL
- Di tích đền thờ
- Doanh nghiệp họ Phạm
- Doanh nhân thành đạt
- Giải trí thư giãn
- Giới thiệu doanh nghiệp
- Giới thiệu dòng họ
- Góc thơ văn
- Lá cờ truyền thống
- Tác giả tác phẩm
- Thông báo-Tin vắn
- Thư bạn đọc
- Thư ngỏ
- Thượng thủy tổ
- Tìm người thân
- Tuổi trẻ họ Phạm
- Vấn tổ tầm tông
Đăng nhận xét