Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

25 tháng 2, 2009

Đã tìm thấy 10 họ Phạm Đắc

Đăng ngày Thứ Tư, tháng 2 25, 2009 bởi Unknown · 4 comments


           Đến giữa tháng 5/2009, chúng tôi đã tìm thấy 10 họ Phạm từ hàng mấy trăm năm nay đã mang tên đệm "Đắc" (có số đinh khá lớn) định cư và sinh sống từ lâu đời trên lưu vực đồng bằng sông Hồng (có 8 họ), ở Thanh Hóa 1 họ và ở Quảng Nam – Đà Nẵng (1 họ) - có nguồn gốc từ Hải Dương:
Một là, họ Phạm Đắc tại xã Việt Hùng (gần Cổ Loa), huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Giỗ Tổ vào ngày 1/11 âm lịch. Liên lạc với 2 anh: một là, Phạm Đắc Long (sinh năm 1971) longpd2810@gmail.com - THCS Thăng Long - Ba Đình - Hà Nội - ĐT: 0989978854 - 04.62968854. Phạm Đắc Thành (sinh năm 1977)  email: thanh_nbm@yahoo.com, williamthanh2710@gmail.com ĐT: 0915.984.546, Nr: 04.9631249.
Hai là, họ Phạm Đắc tại thôn Cổ Chẩm, xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Liên lạc với: Phạm Đắc Quang, di động: 0912.053.262. Phạm Đắc Tuấn: Xóm 6, Việt Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Ba là, họ Phạm Đắc tại xã An Lương, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Liên lạc với: anh Phạm Đắc Dinh (sinh năm 1984) email:dinhbkhn@gmail.com. ĐT: 0988006008.
Bốn là, họ Phạm Đắc tại thôn An Cư, xã Đức Xương, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Liên lạc với anh Phạm Đắc Hách, xã Đức Xương (giáp huyện Ninh Giang), huyện Gia Lộc, Hải Dương.
Năm là, họ Phạm Đắc tại thôn Đức Đại, thị trấn Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Liên lạc với anh Phạm Đắc Huề email:huepd@trananh.com.vn.
Sáu là, họ Phạm Đắc tại làng Quảng Nạp, xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Dòng tộc Phạm Đắc-Quảng Nạp  có nguồn gốc khởi thủy tại đâu, thì chưa rõ, nhưng  theo văn truyền ngôn nêu dưới đây, cho thấy đã có thời kỳ cư ngụ ở vùng kinh thành Thăng Long xưa. Khoảng năm 1400, cùng 11 người dòng họ khác nữa (thành Thập nhị Thủy tổ) chuyển cư qua vùng Hải Dương về  vùng Thái Bình lấn biển, khai địa lập thôn trang rồi định cư tại làng Quảng Nạp, xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy, Thái Bình.  Thập nhị Thủy Tổ mang họ khác nhau [Đoàn, Vũ Tiến (Mụa), Trịnh, Nguyễn, Phạm Đắc, Lê, Trần, Bùi, Tiêu, Vũ Bá, Tạ, Phạm Đình] truyền lại câu văn: "Hoàng Cầu, Láng, Mục; Tiền cư Noi, Cáo; Hậu đáo Tô Xuyên; Ốc tại Tu Trình; Ký cư Quảng Nạp".  Hoàng Cầu nay vẫn mang tên Hoàng Cầu, Láng có Láng Thượng, Láng Hạ, Mục là Nhân Mục. Các địa danh này đều thuộc Hà Nội. Noi nay là Cổ Nhuế, Cáo là thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội. Tô Xuyên (thuộc huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) khoảng những năm đó là Thái ấp nhà Trần. Tu Trình là  làng sát với làng Quảng Nạp. Giỗ Tổ của 12 họ này ở  làng Quảng Nạp đều vào 2 ngày:  lễ "Cáo Yết" vào ngày 11/1 (tháng giêng) âm lịch và "Đại Lễ" vào ngày 1/12 (tháng chạp) âm lịch.Họ Phạm Đắc - Quảng Nạp có 3 chi gồm khoảng 350 đinh (200 đinh sống ở quê và  khoảng150 đinh sống trên 16 tỉnh, thành phố khác nữa). Liên lạc với Phạm Đắc Bi (sinh năm 1947 ở Hà Nội) email:phamdacbi@gmail.com; Phạm Đức Kỳ  (sinh năm 1961 - ở tp.HCM) email:phamducky@gmail.com; Phạm Đắc Yên (sinh năm 1963 - ở Quảng Nạp, Thụy Trình, Thái Thụy, Thái Bình) email:dacyen.pham@gmail.com
Bảy là, họ Phạm Đắc tại xã thôn Lịch Bài, xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Liên lạc với ông Phạm Xuân Giá - 100 Hàng Trống, Hà Nội và anh Phạm Đắc Tình (sinh năm 1972 - KS chế tạo máy, cư trú tại Đồng Nai)  email:phdactinh@yahoo.com.vn
Tôi (Phạm Đắc Tình) là thành viên của dòng họ Phạm Đắc tại Vũ Hòa, Kiến Xương, Thái Bình. Hiện nay tôi có giữ một cuốn gia phả của dòng họ mà đời M1 là cụ Phạm Đắc Vị (Thiếu khanh triều Lê, tuối thế kỷ 18), - hậu duệ Điện xoái Phạm Ngũ Lão; Cụ có một người con trai duy nhất là cụ Phạm Đắc Danh (đời M2). Từ đây trở đi, trong cuốn phả dòng họ Phạm của tôi có ghi đầy đủ tên tuổi của các đời. Xin thông báo để kết nối dòng họ Phạm Đắc.

Tám là, họ Phạm Đắc tại xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Từ đời trước các Cụ truyền lại: Cụ Thủy tổ của họ Phạm Đắc chúng tôi từ một làng có tên "Hào Kiệt" về định cư tại Yên Đồng, Yên Mô, Ninh Bình  vào đời vua Cảnh Hưng (1740-1786). Họ Phạm Đắc tại Yên Mô Ninh Bình cũng chưa lớn so với các dòng họ khác tại địa phương. Nhưng cũng có uy tín trong vùng, vì Cụ tổ dòng họ Phạm Đắc tại Yên Đồng, Yên Mô là người khởi sướng, và xây Chùa cho làng Yên Tế, Yên Đồng, Yên Mô, Ninh Bình. Do vậy tại địa bàn Yên Đồng người dân vẫn gọi tắt dòng họ Phạm Đắc là Họ Chùa. Giỗ Tổ vào ngày 18/9 âm lịch.Liên lạc với :
·         Trưởng họ hiện nay là ông  Phạm Đắc Kỷ, địa chỉ: Xóm Chùa, thôn Yên Tế, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình: ĐT: 0302228803.  Phạm Đắc Văn (sinh năm 1976 ). ĐT:0979708059 địa chỉ thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông. 
·         email:phamdacvan@gmail.com  Phạm Đắc Túc tuclanh@yahoo.com  thôn 4b, xã Đông Sơn, TX Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình,  ĐT: 01662751848; 01675239113. 
·         Phạm Đắc Định (sinh năm 1984) email: bigmousehut@gmail.com ĐT 0916064606. Năm là, anh Phạm Đắc Phước (sinh năm 1988) email: phamdacphuoc@gmail.com ĐT 0934500066.
Chín làhọ Phạm Đắc - tại 3 làng [Tường Yên, Vân Trai, Đồi Chông] – xã Cẩm Vân - huyện Cẩm Thủy - tỉnh Thanh Hóa. Xã Cẩm Vân sát với huyện Vĩnh Lộc. Liên lạc với: 
·         Phạm Đắc Chính - trưởng phòng nông nghiệp huyện Cẩm Thủy, ĐT CQ: 037.3705.187.
·         Phạm Quang Thắng phamquangthang1982@gmail.com. Các thông tin khác sẽ được bổ sung thêm....



Mười là, họ Phạm Đắc tại Thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nhà thờ tổ tại Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo phả tộc ghi lại, dòng tộc Phạm Đắc Quảng Nam nguyên gốc làng Kiệt Đặc, Huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, (nay là xã Văn An, huyện Chí Linh, Hải Dương) vào Quảng Nam (tại xã Cẩm Xa, xã Điện Trung)  từ  năm 1541 đến nay đã là đời con cháu thứ 20. Xin xem thêm bài Tộc Phạm Làng Cẩm Sa, Xã Điện Nam Bắc Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.Liên lạc với:
·         Phạm Đắc Phú (hiện đang sinh sống tại tp.HCM); Điện thoại: 08.2401025–0935174925–0937925721 email:phamdacphu@gmail.com.
·         Ông Phạm Đắc Bửu – Trưởng tộc Phạm Đắc, chi nhánh Miền Nam, Địa chỉ 2/108 Nguyễn Gia Thiều – Phường 6 – Quận 3 – tp.HCM. Điện thoại: (08)-9300276.
·         Ông Phạm Đắc Thước – Trưởng Hội đồng gia tộc Địa chỉ: 2158B Hồng Lạc - Phường 10 - Quận Tân Bình - tp.HCM. - Điện thoại: (08) – 9715223;
·         Ông Phạm Đắc Hiếu Ủy viên Hội đồng gia tộc, Địa chỉ: 51/14 Trường Chinh – Phường 12 – Quận Tân Bình – tp.HCM. -  Điện thoại:0986282635.
Xin thông báo để bà con họ Phạm Đắc xa gần tiện liên lạc. Bà con anh em cho địa chỉ E-mail đang sử dụng và số điện thoại  chính xác để tiện liên hệ và kết nối dòng tộc. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan đến các họ Phạm Đắc. Tôi có suy đoán thế nào cũng có họ Phạm Đắc ở Nam Định và tôi đang tìm hai họa sỹ (đã rất cao tuổi) Phạm Đắc Hiển, Phạm Đắc Tuệ: quê Nam Định và Hoạ sỹ Phạm Đắc Bảo (có thể cũng quê ở Nam Định). Tôi mong bà con anh em họ Phạm Đắc tiếp tục kết nối và nếu điều kiện cho phép chúng ta hình thành trang tin điện tử hophamdacvietnam. Kính chào bà con - TS.Phạm Đắc Bi email:phamdacbi@gmail.com.
Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hoá). Từ Thanh Hoá lại có sự chuyển cư trở lại vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và vào miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, ... mạnh nhất là vào thời Lê (thế kỷ thứ XV)....Theo: http://vi.wikipedia.org/wiki
Sự chuyển cư của họ Phạm Đắc không nằm ngoài quy luật đó. Nên chúng ta sẽ tìm ra họ Phạm Đắc ở Nam Định và cả Thanh Hóa

Một là, anh Phạm Đắc Văn có viết trên trang Web: “Khoảng thế kỷ thứ 17 có một vài gia đình mang họ Phạm Đắc từ Nam Định đến vùng Yên Đồng, Yên Mô lập nghiệp, đến nay họ Phạm Đắc tại Yên Mô Ninh Bình cũng chưa lớn so với các dòng họ khác tại địa phương, nhưng cũng có uy tín trong vùng, ông tổ dòng họ Phạm Đắc tại Yên Đồng, Yên Mô là người khởi sướng, và xây Chùa cho làng Yên Tế, Yên Đồng, Yên Mô, Ninh Bình do vậy tại địa bàn Yên Đồng người dân vẫn gọi tắt dòng họ Phạm Đắc là Họ Chùa”.
Hai là, đã mang máng có thông tin về những người mang họ Phạm Đắc quê gốc Nam Định. Xem thêm bài dưới đây:


Từ triển lãm 1954 đến triển lãm 2004



Ngày đăng tin: 11/10/2004, Theo Hanoimoi.com.vn

Tháng 10-1954, triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần thứ 5 chào mừng Thủ đô giải phóng - đã được tổ chức long trọng nhân dịp lễ mừng chiến thắng tại Nhà hát Lớn Hà Nội và đó cũng là cuộc tổng kết phong trào hội họa trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Các cuộc triển lãm trước đó được tổ chức trên chiến khu tại Phú Thọ, Tuyên Quang, Việt Bắc. Chưa có một triển lãm mỹ thuật nào trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam từ trước đấy được công chúng đến xem đông như thế.

Ngày kháng chiến thành công trở về Thủ đô, các họa sĩ lúc ấy chỉ có chừng 3-4 chục người. Một số là các họa sĩ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cũ đi theo cách mạng và lớp họa sĩ trẻ đầu tiên vừa tốt nghiệp trường Mỹ thuật Kháng chiến ở Việt Bắc (do Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng). Họ là những họa sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đã động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta qua hàng nghìn bức ký họa chì than, thuốc nước, bột màu, những bức tranh cổ động cỡ lớn, những minh họa, biếm họa trên các trang báo ngoài mặt trận.

Đến nay, các bức ký họa chiến trường của Huy Toàn, Mai Văn Hiến, Tô Ngọc Vân, Phan Kế An, Nguyễn Sáng, Nguyễn Bích, Ngô Mạnh Lân, Thế Vị... vẫn làm xúc động trái tim người xem bởi tính chân thực giản dị mà đậm chất anh hùng ca. Họ có mặt trên khắp các nẻo đường chiến dịch, từ hậu tuyến, trung tuyến cho đến tận chiến hào xung kích. Sự hy sinh của danh họa Tô Ngọc Vân trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới mỹ thuật. Trong cuộc triển lãm Mỹ thuật mừng ngày Giải phóng, các tác phẩm ký họa Giáo viên dân tộc Thái, Cho ngựa ăn, Qua đèo, Qua suối, Trú quân của ông đã được tặng giải thưởng lớn. Nhưng ước mơ xây dựng một tác phẩm sơn mài thực sự đồ sộ về cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại mà họa sĩ hằng ấp ủ trong suốt cuộc kháng chiến đã không bao giờ trở thành hiện thực.

Triển lãm năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt: Hà Nội tròn đúng 50 năm ngày Giải phóng, tròn đúng 50 năm từ cuộc triển lãm đáng ghi nhớ tại Nhà hát Lớn. Những cảm xúc dạt dào của ngày chiến thắng, niềm tự hào về một Hà Nội anh hùng, niềm vui về một Thủ đô hòa bình, choán ngợp trên hầu hết các tác phẩm gửi tới triển lãm. Lớp cha trước, lớp con sau, nhiều thế hệ họa sĩ trưởng thành sau ngày giải phóng đã cùng các họa sĩ lớp trước tạo nên một diện mạo mới cho mỹ thuật Thủ đô, xứng đáng là một trung tâm Mỹ thuật lớn của cả nước và trong khu vực. Không gian của Nhà triển lãm Ngô Quyền trở nên chật hẹp so với những bức tranh khổ lớn của các họa sĩ. Hội đồng nghệ thuật đã phải đắn đo rất nhiều để chọn ra 96 tác phẩm hội họa và điêu khắc từ hơn 260 tác phẩm tham dự.

Nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Đỗ Bảo,Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Hà Nội cho biết: “Chưa bao giờ tranh đề tài về ngày Giải phóng Thủ đô “được mùa” như năm nay. Thường các họa sĩ rất ngại vẽ tranh đề tài. Năm nay, một phần nhờ Hội đã tích cực vận động anh em, nhưng lý do chính là tình cảm của các họa sĩ dành cho ngày kỷ niệm trọng đại này của Thủ đô”. Chiến lũy của Nguyễn Văn Nghị, Hà Nội mùa đông năm 1946 của Ngô Cao Giang, Ngày về của Phạm Đức Phong, Sống mãi với Thủ đô của Ái Thi, Chiến sĩ Vệ quốc quân của Phạm Đắc Hiển (1), Có một ngày thu Hà Nội của Đỗ Hữu Huề... chủ yếu trên chất liệu sơn dầu đã tạo nên những hình tượng đẹp về người chiến sĩ Thủ đô được tôi luyện qua 60 ngày đêm khói lửa, bảo vệ từng căn nhà góc phố Hà Nội và đi vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, làm nên ngày chiến thắng huy hoàng.

Cùng là bút pháp hiện thực, nhưng mỗi họa sĩ đã thể hiện được dấu ấn của riêng mình trong cách thể hiện và việc tìm tòi ngôn ngữ hội họa hiện đại. Bên cạnh tranh lịch sử với bố cục hoành tráng, tranh chiến trận, có những họa sĩ đã diễn tả được tình cảm bừng sáng của nhân dân trong ngày vui chiến thắng như trong các tác phẩm Ngày này 50 năm trước của họa sĩ lão thành Phạm Viết Song, Ký ức đêm mùa thu Hà Nội của Hồ Quảng, Đêm Hồ Gươm của Hoàng Đình Tài...

Trong thế hệ những họa sĩ trưởng thành sau ngày giải phóng, có những họa sĩ đã gắn tên tuổi của mình với phố cổ Hà Nội như: Công Quốc Hà, Phạm Luận với những làng quê ven ngoại như: Phạm Viết Hồng Lam. Những tác phẩm sơn mài, sơn dầu, bột màu của họ thấm đượm chất hào hoa đất Hà thành.

Một đề tài mới tràn ngập cảm xúc trong lòng các họa sĩ là sự kiện phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long, những trang sử ngàn năm của cha ông được hé mở. Bức sơn mài khổ lớn (2m x 2m) Trầm tích Hoàng thành của NguyễnVăn Chuyên, bức lụa dài Chiều Hoàng thành của Vũ Đình Tuấn là những tác phẩm công phu và giàu cảm xúc. So với sự “ra quân” hùng hậu của hội họa, các tác phẩm điêu khắc có phần khiêm tốn hơn. Có thể kể đến Khúc khải hoàn Thăng Long bằng chất liệu sắt hàn của Nguyễn Huy Tính, Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Trần Tuy, Dâng hoa của Tạ Quang Bạo, Niềm vui mồng 10-10 của Lê Duy Ứng...

Cùng thời gian này, các nhà điêu khắc đang tập trung nhiều cho cuộc triển lãm bên hồ Hoàn Kiếm. Với sự kiện lớn khánh thành tượng đài Lý Thái Tổ, đây thực sự là ngày hội lớn của giới mỹ thuật Thủ đô.

Triển lãm năm 1954 là triển lãm về cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và thắng lợi. Triển lãm 2004 triển lãm của một Hà Nội hội nhập và phát triển. Dù hai cuộc triển lãm cách nhau đúng một nửa thế kỷ nhưng nó là cuộc triển lãm ấn tượng về một Hà Nội anh hùng và đổi mới. (1) Phạm Đắc Hiển, Phạm Đắc Tuệ: quê Nam Định làm hội hoạ.



Trong số mới nhất, tạp chí Kiến trúc Việt Nam (bộ Xây dựng) đã trang trọng đăng ảnh công trình do Vietarch thiết kế trên trang bìa. 

Công trình Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại thành phố Hạ Long được khởi công xây dựng ngày 27/7/1997 tại công viên Lán Bè, thành phố Hạ Long.

Tư vấn đấu thầu và giám sát phần hoàn thiện điêu khắc: Viện Nghiên cứu Kiến trúc – Bộ Xây dựng.

Công trình đã được khánh thành ngày 03/2/2002, đáp ứng lòng mong đợi của đông đảo nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thể hiện lòng biết ơn vô hạn trước sự hy sinh cao cả của các Anh hùng liệt sĩ cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc.
 Các thành viên tham gia thiết kế :
          Cố vấn : PGS. TS. KTS. Nguyễn Bá Đang
          Chủ trì dự án : Thạc sỹ, KTS. Nguyễn Hoàng Long
          Mỹ thuật điêu khắc: Hoạ sỹ Phạm Đắc Bảo
          Thiết kế : KTS. Hoàng Quang Huy
    Thiết kế kết cấu : KS. Phạm Dy
Tổ chức thức hiện thiết kế kỹ thuật : Thạc sỹ, KTS. Nguyễn Quốc Tuân  
Và các cộng sự : KTS. Bùi Tuấn Anh, Đỗ Xuân Trường, Tống Quốc Thịnh, Nguyễn Thanh VũKS. Nguyễn Văn Ngọc, Lại Phương Liên.

4 nhận xét:

  1. minh la pham dac long, hien nay dong ho dang sinh song tai huyen duy tien ha nam.dia chi duclam77@yahoo.com

    Trả lờiXóa
  2. co mot ho pham dac o chau bac cong hoa vu ban nam dinh

    Trả lờiXóa
  3. the thi cac bac thong ke thieu roi e con biet co ho pham dac o Thanh Giang - Thanh Mien - Hai Duong

    Trả lờiXóa
  4. phạm đắc cường
    liệu cos ai xâu chuỗi được gia phả họ phạm tổng quan nhất lkhông nhỉ?

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi