Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

5 tháng 5, 2011

Thầy thuốc Nhân dân Phạm Công Dương

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 5 05, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments

Thầy thuốc Nhân dân - Đại tá - Tiến sĩ Phạm Công Dương

Đại tá - Tiến sĩ y khoa Phạm Công Dương, quê: Ở xóm Đông Hoà, xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nguyên là Phó trưởng Phòng điều trị Cục Quân y, là thương binh chống Mỹ hạng 3/4.
Ông đã có 34 năm phục vụ trong quân đội, trực tiếp cấp cứu, điều trị, phẫu thuật cho thương binh tại chiến trường B5 và miền Đông Nam Bộ. Hiện là Giám đốc Phòng khám Đa khoa tư nhân số 247 phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. 46 năm qua, ông đã cấp cứu, điều trị cho hàng vạn thương binh, bệnh binh và trên 70 nghìn người bệnh, có hàng trăm ca hiểm nghèo.

Ông đã khám chữa bệnh miễn phí cho 32 hộ nghèo, tặng hàng trăm sổ khám bệnh cho Hội Chữ thập đỏ, cán bộ, nhân dân, các hộ nghèo trong phường Giáp Bát; khám bệnh cho thương binh loại 1, loại 2 và Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ông cho rằng là người thầy thuốc thì dù ở thời chiến hay thời bình đều phải có trách nhiệm cứu chữa người bệnh.

Năm 1999, khi được nghỉ hưu, ông đã tham gia làm việc tại Trung tâm dịch vụ y tế "Bác sĩ gia đình" ở 261 Bạch Mai. Mô hình khám bệnh này thể hiện được tính ưu việt. Các bệnh viện đều quá tải, có nơi 5 - 6 người một giường thì hình thức khám chữa bệnh theo yêu cầu như trên lại có hiệu quả. Bác sĩ Phạm Công Dương xây dựng phác đồ điều trị mười hai loại bệnh cấp cứu: Cơn đau thắt ngực, cơn cao huyết áp kịch phát và tai biến mạch máu não, suy động mạch vành nhồi máu cơ tim, cơn hen phế quản ác tính và phù phổi cấp...

Ông cùng đồng nghiệp không kể ngày đêm, tận tình cấp cứu nhiều trường hợp thành công, mặc dù người bệnh đã cận kề cái chết. Thực hiện chính sách của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, năm 2003, được Sở y tế Hà Nội cho phép, bác sĩ Dương đã thành lập Phòng khám Đa khoa tư nhân với sự tham gia của 12 bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên (vợ ông là Vũ Thị Năm, dược sĩ trung cấp cùng tham gia).

Trung tâm đã có các chuyên khoa nội, ngoại, sản, X-quang, xét nghiệm, răng hàm mặt. Bảy năm qua, Trung tâm đã khám và chữa bệnh cho trên 70.000 lượt người ở phường Giáp Bát, các phường lân cận và các tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái cùng một số đồng bào dân tộc Thái ở Mộc Châu, Sơn La...

Có những cụ già như cụ Mai, 101 tuổi, nhà 12A ngõ Thanh Hương 1 được Bác sĩ Dương cấp cứu, điều trị đã thọ đến 108 tuổi. Cụ Gái 93 tuổi ở 482 Trương Định, nằm điều trị ở Bệnh viện, lão khoa, bệnh viện đã trả về chờ chết. Ông đã cấp cứu, hướng dẫn gia đình chăm sóc, thường xuyên có ống thông dạ dày nuôi dưỡng ô-xi để thở, 6 năm qua sức khoẻ của cụ vẫn bình thường.

Trưởng thành từ một chiến sĩ quân y, được tôi luyện giữa lửa đạn chiến trường, Bác sĩ Dương vừa là một nhà chuyên môn giỏi, vừa là một cán bộ lãnh đạo dầy dặn kinh nghiệm. Ở đâu, bao giờ ông cũng luôn khiêm tốn học hỏi nhân dân, tận tình giúp đỡ đồng nghiệp. Bên cạnh việc cứu chữa người bệnh, Bác sĩ Dương đã nghiên cứu hàng loạt vấn đề về vac-xin BCG với lao màng não ở trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc, sốt rét ác tính ở chiến khu D, xử lí vết thương bụng, xử lí vết thương cắt cụt chi khẩn cấp, tổ chức cứu chữa vận chuyển thương binh từ biên giới phía Bắc, xử lí 104 ca vết thương ngực, phổi tại Viện quân y 110 trong chiến tranh biên giới phía Bắc, đề án công tác bảo đảm quân y trên quần đảo Trường Sa, khảo sát tình hình sức khoẻ thanh niên Việt Nam trên 11 mẫu, nghiên cứu trên 11.471 người đại diện cho đồng bằng, miền núi, miền biển, thành thị, nông thôn, xây dựng được tiêu chuẩn sức khoẻ tuyển quân áp dụng trong toàn quốc từ năm 1992 đến nay.

Hiện nay, nhiều phác đồ cấp cứu quân y cơ sở, cấp cứu tuyến bệnh viện của ông vẫn được ngành y cả nước áp dụng. Đặc biệt, công trình: "Tổ chức cứu chữa vận chuyển thương binh 12 năm tại 4 mặt trận K (479, 579, 779, 979) và biên giới phía Nam" được Nhà nước trao tặng "Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2000". Năm 2010, ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu: “Thầy thuốc Nhân dân”.

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, "Lương y như từ mẫu", Đại tá - Tiến sĩ - Bác sĩ Phạm Công Dương cùng với đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng viên của Phòng khám đa khoa mà tiêu biểu như bác sĩ Mai Văn Lịch, phòng chụp X-quang và điều dưỡng viên Vũ Thị Hà… đã ngày đêm không quản khó khăn, tận tụy hết lòng vì người bệnh. Chính vì thế mà uy tín của Phòng khám không chỉ in đậm đối với bà con trong phường Giáp Bát mà còn lan toả tới nhiều địa phương lân cận.

Phạm Đình Điểu - Tổng hợp


1 nhận xét:

  1. "Lương Y như từ mẫu" đó là những gì tôi cảm nhận khi gặp bác sỹ Dương..

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi