Lời BBT: Cụ Vũ Phạm Thuyên (cũng gọi là Phạm Vũ Thuyên), là một trong những người sáng lập ra BLL họ Phạm Việt Nam từ năm 1996. Cụ nguyên là Phó Trưởng Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam các khóa I, II, III và IV. Cụ đã mất tại Hà Nội ngày 26 tháng 10 năm 2010. Chúng tôi xin đăng bài viết của cụ Vũ Phạm Chánh, em ruột cụ Vũ Phạm Thuyên để bà con xa gần biết thân thế và sự nghiệp của cụ Vũ Phạm Thuyên.
THƯƠNG TIẾC CỤ VŨ PHẠM THUYÊN
Cụ Vũ Phạm Thuyên sinh ngày 12 tháng 7 năm 1922, mất ngày 26-10-2010, hưởng thọ 89 tuổi, là người làng Đôn Thư, xã Kim Thư Huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Nội, là cháu đời thứ 11 của Dòng Họ Phạm Vũ Đôn Thư, là Trưởng Biệt chi Vũ Phạm trong dòng họ Phạm Vũ Đôn Thư.
Trước Tổng khởi nghĩa Tháng 8-1945, Vũ Phạm Thuyên đã tham gia phong trào Thanh niên cứu quốc ở Hà nội, hoạt động trong phong trào Học sinh sinh viên trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và đã tham gia khởi nghĩa tại Thị xã Hà Đông. Sau đó hưởng ứng lời kêu gọi tòng quân cứu nước, Vũ Phạm Thuyên đã gia nhập quân đội và là một trong những học viên sĩ quan Khóa I của Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, sau này là Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn. Tốt nghiệp sĩ quan, từ giữa năm 1946, Vũ Phạm Thuyên đã theo đoàn quân Nam tiến chi viện cho chiến trường Miền Nam. Từ đó, trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, Vũ Phạm Thuyên chiến đấu ở mặt trận Khu V và Cực Nam Trung Bộ và tham gia giảng dạy đào tạo tại Trường Quân Giới Liên Khu V. Năm 1955 Vũ Phạm Thuyên tập kết ra bắc trong chuyến tầu biển cuối cùng từ Cảng Quy Nhơn ra Cảng Sầm Sơn, Thanh Hóa. Từ đó Vũ Phạm Thuyên tiếp tục trong quân ngũ, chuyên ngành Vũ Khí – Khí tài của Tổng Cục Hậu cần, QĐND VN. Ông tham gia hầu hết các chiến dich trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ ở các chiến trường miền Nam và cả những chiến dịch chống B52 ở Miền Bắc. Chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc năm 1978-1979, ông cũng được điều động tham gia cho đến khi kết thúc. Năm 1980, Vũ Phạm Thuyên được quân đội điều động ra phụ trách công tác Vận tải thuộc Tổng Cục Dầu Khí, một ngành công nghiệp mới thành lập. Ông công tác ở đây cho đến ngày nghỉ hưu năm 1985. Sau ngày nghỉ hưu, ông còn tham gia nhiều dự án, chương trình nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, như chương trình Lương Thực, chương trình dinh dưỡng… Trong quân đội cũng như trong công tác xây dựng kinh tế, Vũ Phạm Thuyên là một người tận tụy, có năng lực tổ chức, đào tạo và điều hành. Với bản thân luôn là một chiến sĩ, một sĩ quan dũng cảm kiên cường, luôn luôn học hỏi để vươn lên nắm những đỉnh cao của khoa học quân sự và vũ khí. Vừa công tác trong quân đội, ông vừa đi học các lớp ban đêm để tốt nghiệp xuất sắc hai bằng Kỹ sư Vô Tuyến Điện và Kỹ sư Cơ Khí Chế tạo. Xuất thân từ một gia đình Khoa Bảng (Ông nội là Tam nguyên Thám Hoa Vũ Phạm Hàm, ông Thân sinh là Tri Phủ Vũ Phạm Phổ), một gia đình nhân sĩ trí thức giầu lòng yêu nước sớm giác ngộ cách mạng, đã tham gia với phong trào cách mạng từ rất sớm, lại là một trong những hậu duệ của một dòng họ có nhiều nhà khoa bảng, nên Vũ Phạm Thuyên là một con người sống mực thước, nhân ái và vị tha. Nhận thức rõ những bước đi tất yếu của dân tộc, nên trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, ông cũng vẫn giữ được cách sống lạc quan, yêu đời và hết sức giản dị. Vũ Phạm Thuyên cũng là người rất tôn trọng truyền thống quê hương, dòng họ và luôn gương mẫu giáo dục các thế hệ con cháu phải rèn luyện để xứng với nền nếp cha ông. Vũ Phạm Thuyên đã là một trong những người đầu tiên thành lập Ban Liên Lạc Họ Phạm toàn quốc (Ông giữ chức Phó Trưởng Ban Liên Lạc nhiều năm, cho đến gần đây do sức khỏe ông không tốt lắm, nên ông được nghỉ) Hoạt động công việc của Ban Liên Lạc Dòng Họ, mặc dù tuổi cao, ông luôn tích cực hoàn thành những công việc mà tập thể trao cho, đóng góp tích cực trong công tác của Ban Liên Lạc.
Lễ tang Ông Vũ Phạm Thuyên đã được tổ chức trọng thể tại nhà tang lễ Quân Đội. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi vòng hoa đến viếng. Các Ông Hoàng Trung Hải, Phạm Gia Khiêm Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến viếng, nhiều vị bộ trưởng trong chính phủ, các quan chức của các tỉnh và Hà Nội, các đồng đội, đồng nghiệp và thân hữu bạn bè trong Nam ngoài Bắc đã đến viếng và cùng gia đình tiễn đưa linh cữu Ông Vũ Phạm Thuyên về nơi an nghỉ cuối cùng.
Vũ Phạm Chánh
Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.
Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệpcùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgonSN9VUPNl3hBmNQPlOhRnlZn7a4-vyZtIzN-n1unfDYS1bYuKaXe7x55tbz_Eaubq3DyczYIvWOGCNQwsx0N-d2tPCryNyQNvyZNIY7CpBB3aq_PJANz4zRNjKXY3jC1dwWNmanjaqxv/s1600/logo_hopham3.jpg)
.
3 tháng 11, 2010
Tin buồn: Vô cùng thương tiếc cụ Vũ Phạm Thuyên
Đăng ngày Thứ Tư, tháng 11 03, 2010 bởi Phạm Đạo · 0 comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Lưu trữ
-
▼
2010
(137)
-
▼
tháng 11
(12)
- Thư kiến nghị của anh Phạm Văn Điệp về chuông "Thă...
- Một đại gia "thất hứa nơi cửa phật"
- Về câu đối của Vũ Phạm Hàm
- Phạm Đăng Trí - Nhà giáo, hoạ sĩ tiêu biểu của Huế
- Chúc mừng các NGND và NGUT họ Phạm
- BLL họ Phạm tỉnh Bình Định đã được thành lập
- Thư Chúc mùng ngày nhà Giáo Việt Nam 20/11
- Tin về CLB Doanh nhân họ Phạm
- Thư chúc mừng
- Dây cáp điện chống cháy Thiên Phú
- Tộc Phạm trên đảo Lý Sơn làm khuyến học
- Tin buồn: Vô cùng thương tiếc cụ Vũ Phạm Thuyên
-
▼
tháng 11
(12)
Truy cập nhanh
- *BẢN TIN NỘI TỘC
- *GIỚI THIỆU
- *HỌ PHẠM VỚI ĐẤT NƯỚC
- *HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ
- *THƯ VIỆN
- *TÌM VỀ CỘI NGUỒN
- +BLL Họ Phạm Việt Nam
- +Doanh Nghiệp Họ Phạm
- +Gương Sáng Soi Chung
- +Người Họ Phạm Thời Nay
- Anh hùng-Liệt Sỹ
- Bài hát truyền thống
- CLB Doanh Nhân Họ Phạm
- Con ngoan trò giỏi
- Danh mục Gia phả
- Danh mục sách
- Danh nhân họ Phạm
- Danh sách BLL
- Di tích đền thờ
- Doanh nghiệp họ Phạm
- Doanh nhân thành đạt
- Giải trí thư giãn
- Giới thiệu doanh nghiệp
- Giới thiệu dòng họ
- Góc thơ văn
- Lá cờ truyền thống
- Tác giả tác phẩm
- Thông báo-Tin vắn
- Thư bạn đọc
- Thư ngỏ
- Thượng thủy tổ
- Tìm người thân
- Tuổi trẻ họ Phạm
- Vấn tổ tầm tông
Đăng nhận xét