Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.
Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệpcùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.
25 tháng 11, 2011
"Những điều trông thấy mà vui trong lòng"
Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 11 25, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments
Những điều
trông thấy mà vui trong lòng
Cảm nhận về sô diễn tầm cỡ quốc tế của ca sỹ
trẻ Phạm Đức Tuấn
Chương trình “Thiên
thai – Paradiso” của ca sỹ trẻ Phạm Đức Tuấn đã được các phương tiện truyền thông
trong đó có 2 Trang web họ Phạm Việt Nam và họ Phạm Tp. Hồ Chí Minh đăng tải từ
hơn một tháng nay. Khi xem những thông tin đó không ít người trong đó có tôi
rất háo hức muốn được tận mắt xem Chương trình đó hiện đại đến mức nào
Ý tưởng của
Chương trình này đã có từ hai năm trước đây.
Phạm Đức Tuấn đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức để thực thi Chương
trình. Và đã gần một năm nay mới bắt đầu dàn dựng. Cứ thử nhìn lại danh sách
những nhân vật khách mời tham gia Chương trình: Đó là Nhạc trưởng nổi tiếng
người Anh Paul Bateman chỉ huy dàn nhạc. Đó là nữ biên đạo múa Anthonla Papadakis,
người của các Trung tâm nhạc kịch lớn nước Anh. Đó là chuyên gia thiết kế sân
khấu Chris de Wilde. Đó là chuyên gia thiết kế âm thanh Colin Boland. Đó là Ban
nhạc Nhà hát vũ kịch Việt Nam
và Nhóm nhạc Bè bạn dưới sự đạo diễn của nhà đạo diễn tên tuổi Phạm Hồng Nam dàn dựng. Qua
đó ta đủ thấy qui mô của Chương trình
đến múc nào.
Chương trình
được chia làm hai phần: Phần thứ nhất hướng về cội nguồn dân tộc với một cái
tên rất nên thơ: Thiên Thai.
Trong phần này Đức Tuấn đã hóa thân thành chàng Lưu Nguyễn lạc vào cõi tiên. Một
sân khấu hoành tráng nhờ tận dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin cho ta
thấy những cảnh huyền bí cũng như những cảnh đồng quê Việt Nam được thay đổi
liên tục qua các nội dung bài hát. Với giọng hát du dương qua bài Thiên
thai, Với giọng ca nồng nàn
qua bài Áo em sứt chỉ đường tà
của Nhạc sỹ Phạm Duy với một giọng ca hào sảng Đức Tuấn đã thể hiện rất thành
công bài Con mắt còn lại của Trịnh Công Sơn. Ngoài ra nữ ca sỹ nổi tiếng
Hông Nhung và Mỹ Linh cùng hát với Đức Tuấn làm cho Chương trình càng đa dạng
và phong phú.
Phần hai là một
chương trình ca kịch hiện đại có các vũ công phụ họa với các trích đoạn các vở
Opera nổi tiếng, chen giữa là những điệu vũ hài hước làm cho khán trường rộn rã
hẳn lên. Phần này Đức Tuấn vừa hát vừa thể hiện các nhân vật trong các trích
đoạn thật điêu luyện làm cuốn hút người xem từ đầu đến cuối .
Đức Tuấn trong
giờ giải lao giữa hai phần đã bộc bạch cùng khán giả: Anh muốn làm một cái gì
đấy để truyền thống của quê hương gắn với hiện đại. Anh muốn giới thiệu cùng
bạn bè thế giới về nền văn hóa của dân tộc Việt Nam làm sao cho nó không khô
cứng gượng gạo mà phải linh hoạt và có hiệu quả đi thẳng vào trái tim bề bạn.năm châu
Cảm nghĩ của tôi
ư? Có thể nói không ngoa là trên cả tuyệt vời. Chương trình này thực sự đạt tầm
vóc quốc tế. Tôi cũng may mắn được học ở nước ngoài nhiều năm và cũng đã được
đi xem những buổi biểu diễn rất hoành tráng. Tôi thấy Chương trình này không hề
kém cạnh chút nào bởi tính mới lạ, bởi tính hiện đại của nó. Về góc độ người
xem cũng vậy rất chính qui mọi người tập trung cao độ không chuyên riêng, những
tràng pháo tay vang lên thật lớn mỗi khi xong một tiết mục. Quần áo ăn mặc
chỉnh tế. Lâu lắm rồi tôi mới thấy được một khung cảnh văn hóa và lịch sự như
thế này.
Bật mí thêm trong
đêm diễn này có rất nhiều bà con họ Phạm đến dự trong đó có Nhạc sỹ Phạm Duy, PGs.Ts Phạm Đạo Chủ
tịch Hội đồng họ Phạm(HĐHP) Việt Nam vá Bs Phạm Văn Căn Phó Chủ tịch HĐHP Việt
Nam, Chủ tịch HĐHP Tp. Hồ Chí Minh.
Khị ra về, lòng tôi
vẫn còn dưng dưng cảm động và hết sức tự hào về một ca sỹ trẻ họ Phạm đã dám
khai phá một con đường mới. Xin chúc Phạm Đức Tuấn thành đạt trong sự nghiệp của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, 25/11/2011
Pha Lê
Sau đây là một số hình ảnh về buổi diện
Những mẩu chuyện về Gs Vs Phạm Song
Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 11 25, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments
Những mẩu chuyện về Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song
GS VS Phạm Song luôn nhiệt tình truyền đạt kiến thức y học tới các
đồng nghiệp trẻ và người bệnh
Đã có nhiều bài báo viết về GS. Phạm Song lúc sinh thời
và ngay sau khi ông từ trần. Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến,
Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng bộ Y tế, đã tự coi mình thuộc thế hệ học trò của GS. Phạm Song, và
đánh giá ông là “ Một nhà chiến lược và
quản lý y tế xuất sắc, một trong những nhà khoa học lớn, một tấm gương về đạo
đức và lối sống cho thế hệ trẻ noi theo ”.
Trong Bách khoa thư - Wikipedia tiếng Việt, phần tiểu sử
nhân vật, có ghi rõ: GS. VS Phạm Song là người đi đầu đạt nền móng cho nhiều tổ
chức, sự nghiệp trong ngành Y tế nước ta.
Sau năm 1954 ông là người được tiếp quản Nhà Thương Đồn
Thuỷ, sau này là Bệnh Viện Hữu Nghị Việt- Xô, ông làm Giám đốc đầu tiên.
Từ 1988 - 1992 làm Bộ trưởng Y tế; sau đó ông là chủ
nhiệm Ban chỉ đạo Chương trình nước sạch Quốc gia; Chủ tịch Uỷ ban Dân số - Kế
hoạch hoá Gia đình - một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhờ nguồn tài trợ của
cộng đồng, xã hội nhưng mang lại hiệu quả cao: giảm tỷ lệ sinh xuống thấp nhất
vào năm 1999. Cho tới khi qua đời, GS. VS Phạm Song là Chủ tịch Tổng hội Y học
Việt Nam; Chủ tịch hội khoa học Truyền nhiễm Việt Nam. Ông là chuyên gia đầu
ngành của nứơc ta về Y học bệnh truyền nhiễm, về hệ thống Y tế; Ông cùng cộng
sự đã nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000 về công trình “Chiết xuất Artemicinin từ cây Thanh hao hoa vàng ở Việt Nam dùng để sản
xuất thuốc chữa bệnh sốt rét ”.
Đồng nghiệp, nhân dân và báo chí đã dành cho GS Phạm Song
nhiều tình cảm thương yêu, kính trọng.
Khi đang làm công tác Hội khoa học, nhiều lần GS. Phạm
Song trò chuyện hoặc trả lời phỏng vấn báo chí. Ông thẳng thắn nói với phóng
viên Báo Khoa học và Đời sống: Chức vụ, địa vị xã hội chỉ có ý nghĩa khi ta có
đủ bản lĩnh và năng lực dùng nó làm phương tiện để hoạt động đem lại lợi ích
cho nhân dân, cho xã hội; nếu không “nó
đến rồi lại đi” rất phù du. Có lần GS. Phạm Song tâm sự rằng: Ông rất tâm
đắc với quan niệm của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ - một bậc danh sỹ đất
sông Lam - núi Hồng quê ông: Khi làm lính, Lúc làm quan Ngài luôn luôn có lòng
tự tin, tự tại:
“Làm tướng không vinh, làm lính không nhục ”
“Biết ta được, không biết ta cũng
được
Ta chỉ cần
ta biết được ta
Dù cho giông tố phong ba
Con thuyền vững lái, hải hà coi khinh ”
Nguyễn Công
Trứ còn giễu mấy ông quan lỉnh kỉnh chức tước mà vô tích sự như thể cây vông
rỗng ruột:
“Tuổi tác càng già, già xốp xáp
Ruột gan không có, có gai chông… ”
Trong khi
GS. Phạm Song đang làm Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, trả lời câu hỏi “thế nào là trí thức ”, ông nói ông hoàn
toàn chia sẻ với quan niệm về trí thức của F.A Hayek - nhà kinh tế học đoạt
giải Nobel, rằng người trí thức có ba chức năng xã hội, đó là: sáng tạo, cách
tân; thúc đẩy khoa học tiến bộ; và dự báo, định hướng nhận thức xã hội. Như
vậy, đã là trí thức thì phải hiểu biết, phải có chính kiến và không được hèn.
Không trung thực cũng không là trí thức. Và vì vậy, theo ông để “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia ”
thì Nhà nước và xã hội cần tạo không gian cho trí thức phát huy tài năng, dám
nghĩ, dám nói, dám làm.
Điều đáng
quý và đáng kính trọng đối với GS. Phạm Song là ở cương vị nào ông cũng dám
nghĩ, dám làm vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Khi làm Bộ trưởng Y tế, ông
đã mạnh dạn đề xuất và không mệt mỏi tìm mọi cách vận động sáng lập Viện Lâm
Sàng nhiệt đới, Viện Tim mạch, Vịên Tâm thần học và Khoa Phục hồi chức năng
thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Ông thuyết phục lãnh đạo cho tách Uỷ Ban Dân số - Kế
hoạch hoá Gia đình ra khỏi Bộ Y tế, để thoát khỏi cơ chế bao cấp, thâm nhập vào
xã hội, kết quả là đã giảm tỷ lệ sinh một cách rõ rệt. Thời gian ấy, Gs. Phạm
Song đang làm Bộ trưởng Y tế, lại là chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm,
về miễn dịch học, nên có trách nhiệm và khả năng lãnh đạo triển khai nghiên cứu
đề tài.
Khi được hỏi
ông có gì chưa đạt được trong quá trình hoạt động trong ngành Y tế, GS.Phạm
Song không ngần ngại nói ra nhiều điều còn băn khoăn, trăn trở. Chẳng hạn như
về giá thuốc, thì năm 1988, ông đã đặt vấn đề Bộ Y tế cần kiểm soát về giá
thuốc, nhất là thuốc biệt dược, thuốc do công ty nước ngoài thao túng thị
trường. Hay như khi thảo luận về Luật hành nghề Y, ông rất búc xúc về hiện
tượng nhiều thầy thuốc đã lợi dụng kinh tế thị trường để làm giàu bất chính,
trong khi còn tình trạng người nghèo không được chữa bệnh kịp thời. Đến cuối
đời, ông vẫn trăn trở với ý tưởng Bảo
hiểm Y tế toàn dân. Trưa ngày
8/11/2011 ông đã gục ngã ngay sau khi báo cáo xong đề tài “Nghiên cứu hệ thống y tế Việt Nam ” tại một Hội nghị khoa
học.
Nhớ lại lần
ông tranh luận với anh con trai của mình, khi anh từ chối sự nghiệp khoa học để
làm doanh nhân, ông tâm sự: “Bọn trẻ bây
giờ nó khác. Mình thì luôn đặt lý tưởng sự nghiệp lên hàng đầu, còn họ lại đặt
chất lượng sống lên hàng đầu”.
GS.Phạm Song
là người cùng thế hệ “Lãng mạng cách
mạng”, có lần ông kể về lớp học trong rừng của trường Đại học Y khoa Việt
Bắc (Chiêm Hoá - Tuyên Quang). Rồi theo trí nhớ ông đọc bài thơ viết trên báo
tường ngày ấy của một anh bạn học:
“Đây nứa bốn bề phên vách nứa
Nứa đầy nơi, nứa làm bút làm bàn
Cơm gạo hẩm, muối thêm nồi măng nứa
Trộn mùi tàu và ớt đủ liên hoan ”
“Không tài liệu,vở học sinh giấy
dó
Kính yêu thầy ghi từng chữ từng câu
Học trong tổ có điều gì chưa rõ
Lại bùng lên tranh cãi, ngẫm càng sâu ”
“Ôi! Đẹp quá một quãng đời tươi
trẻ
Sống hồn nhiên cùng trang sách ước mơ
Không lùi bước trên con đường gian khổ
Bài đầu tiên dìu dắt - mái trường xưa ”
Phải thừa
nhận thời kỳ kháng chiến cứu nước gian khổ đã tạo ra một lớp thầy thuốc trí
thức sống có lý tưởng cao đẹp, như Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn
Ngữ, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Trinh Cơ…,và sau này là Tôn Thất Bách, Trần Đỗ Trinh,
Phạm Song, Phạm Gia Khải …
Đánh giá về
lớp sinh viên Y học hiện nay, GS.Phạm Song cho rằng họ được hưởng một nền khoa
học hiện đại trong thời đại thông tin và hội nhập. Đã và sẽ có những người tài,
nhưng điều cần nhớ trước hết là phải lấy chữ Tâm làm đầu, phải gắn nghề y với
sự nghiệp chữa bệnh cho con người.
GS.VS Phạm
Song - vị Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, luôn thể hiện ba nguyên tắc
sống: “Hiểu biết, kỷ luật và ứng xử” . Càng về sau ông càng thể hiện tinh thần
ứng xử nhập thế “Vô cố, vô ngã, vô tư và vô thường”. GS.VS Phạm Song đã vĩnh
biệt chúng ta, nhưng còn để lại cho đời sự cống hiến hết mình của một Thầy
thuốc Nhân dân chân chính.
Phạm Đình Điểu - Sưu tầm từ http://www.vusta.vn
(Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam)
23 tháng 11, 2011
Đăng ngày Thứ Tư, tháng 11 23, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments
Phạm Đức Tuấn, 10 năm một dấu ấn
TT
- Khó có thể tưởng tượng được một ca sĩ trẻ nào lại làm việc miệt mài và dày
công như Ðức Tuấn, để tìm về một đích đến thầm lặng, hướng đến những khán giả
thưởng thức không chút dễ tính.
10
năm cho một phong cách và 3.000 ngày cho một ước mơ về một sân khấu biểu diễn
sang trọng và tử tế, bấy nhiêu đó cũng đủ để bất cứ ai đã biết đến cái tên ÐứcTuấn
đều phải nở một nụ cười cảm mến.
Tuấn đánh dấu 10 năm ca hát của mình bằng
một chương trình hết sức độc đáo: thật gần gũi qua các tác phẩm của các đại nhạc
sĩ Việt Nam như Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn và rồi rộng mở sự cảm nhận của
người nghe bằng một loạt tác phẩm kinh điển với màu sắc Broadway.
Thực hiện chương trình này, Ðức Tuấn đã công phu mời gọi nhiều
chuyên gia, bắt đầu từ tháng 9 năm nay. Chẳng hạn như chỉ huy dàn nhạc Paul
Bateman - người từng chỉ huy chương trình Music of the night, nữ biên đạo múa Anthoula
Papadakis - người từng tham gia nhiều dự án lớn tại các trung tâm nhạc kịch và
các nhà hát opera danh tiếng, chuyên viên thiết kế sân khấu Chris de Wilde - đã
tham gia thiết kế sân khấu và phục trang cho nhiều vở kịch và nhạc kịch tại
West End và Broadway, chuyên gia thiết kế âm thanh Colin Boland. Ðạo diễn Phạm
Hoàng Nam sẽ chỉ huy chương
trình, phối hợp cùng các thành viên Dàn nhạc giao hưởng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt
Nam .
Phần âm nhạc Việt nam được Ðức Tuấn xây dựng với một độ
trang trọng đặc biệt để cân bằng với những bài hát lừng danh của thế giới trong
chương trình như Singing in the rain (phim Singing in the rain),
Memory (vở nhạc kịchCats)... Ðặc biệt, bài hát Con mắt còn lại của nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn cũng sẽ được nhạc kịch hóa, như là một chi tiết đầy bất ngờ của chương
trình.
Như câu chuyện Lưu Nguyễn lạc vào thiên
thai, cõi mộng thường cô đơn và ít có được sự đồng hành cảm nhận, Ðức Tuấn đang
làm một chuyến du hành vào sự ảo diệu của nghệ thuật với sự cô đơn của một nghệ
sĩ tâm huyết mải tìm kiếm sự sẻ chia.
TUẤN KHANH
Trở lại với Thiên thai
Hai năm sau đêm nhạc gầy dựng thanh danh Music of the night, giọng ca Đức Tuấn sẽ trở lại với
chương trình bán cổ điển đánh dấu 10 năm ca hát mang tên Thiên thai - Paradiso. Chương trình lần này quy mô hơn lần
trước với hai đêm diễn: 23-11 tại nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) và 26-11 tại Cung
văn hóa Hữu nghị (Hà Nội).
Với cấu trúc hai phần, toàn bộ chương trình sẽ
được dàn dựng như một tác phẩm nhạc kịch tạp kỹ hai màn. Trong phần 1, Đức Tuấn
sẽ vào vai chàng Trương Chi, mỗi ca khúc là một câu chuyện, một hành trình
khám phá bản thân và những cung bậc tình cảm của con người. Còn phần hai -
không gian nhạc kịch, Đức Tuấn sẽ hóa thân đa dạng hơn, hướng ngoại hơn cùng
các khách mời Hồng Nhung, Mỹ Linh và Ngọc Tuyền tái hiện những nhạc cảnh đầy
màu sắc.
Tuấn cho biết đã tập luyện nhiều tháng nay với
hi vọng có thể trở thành một ca sĩ, một vũ công thật sự với những bước nhảy
điệu nghệ và nóng bỏng bên cạnh hai khách mời khác là kiện tướng dance sport
Khánh Thi và diễn viên ballet Cao Chí Thành. Giúp Đức Tuấn đưa khán giả vào
“cõi thiên thai” cùng âm nhạc còn có 40 nhạc công lành nghề của Dàn nhạc Giao
hưởng Việt Nam và ban nhạc nhẹ Anh Em.
Q.N.
|
22 tháng 11, 2011
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG TOÀN QUỐC HỌ PHẠM VIỆT NAM KHÓA VI (2010-2016)
Đăng ngày Thứ Ba, tháng 11 22, 2011 bởi PKDuong · 4 comments
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG TOÀN QUỐC HỌ PHẠM VIỆT NAM
KHÓA VI (2010-2016)
KIỆN TOÀN THÁNG 10.2011
Xem tiếp danh sách đầy đủ tại đây:
18 tháng 11, 2011
¤ HOME
/
*CHỦ ĐỀ KHÁC
Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11
Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 11 18, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi xin thay mặt Thường trực Hội đồng họ Phạm Việt Nam và BBT Trang web hophạmvietnam.org xin gửi đến quí thầy cô họ Phạm trong và ngoài nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Kính chúc thầy cô và gia đình dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.
Chủ tịch HĐHP kiêm TBT Trang web hophamvietnam.org
PGs.Ts Phạm Đạo
Sau đây xin gửi tặng quí thầy cô và bạn đọc một bài thơ của một bạn trẻ viết tặng thầy cô:
Lời Của Thầy
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thuở học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngả
Chim tung trời bay bổng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ
(Tạ Nghi Lễ)
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thuở học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngả
Chim tung trời bay bổng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ
(Tạ Nghi Lễ)
15 tháng 11, 2011
Kêu gọi sự giúp đỡ của bà con đồng tộc
Đăng ngày Thứ Ba, tháng 11 15, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments
|
Sau đây là Tài khoản của Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Viêth Nam
QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM
QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM
Chủ tài khoản: Ông Phạm Văn Dương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng
Thư ký Hội đồng
Toàn quốc họ Phạm Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam
Toàn quốc họ Phạm Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam
Địa chỉ: Nhà số
12, Ngách 105/1, Ngõ 105, đường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội. Điện thoại: 04.37533380 -0913510543 Email: phamvanduong7@gmail.com
Hà Nội. Điện thoại: 04.37533380 -0913510543 Email: phamvanduong7@gmail.com
Tài khoản Đồng Việt Nam: Số 015.00000.112763
Ngân hàng SeABank, Phòng
Giao dịch Xuân La, số 79, đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
Giao dịch Xuân La, số 79, đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
Tài khoản Đôla Mỹ: Số
01537.000.112763 Ngân hàng SeABank,
Phòng Giao
dịch Xuân La, số 79, đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
dịch Xuân La, số 79, đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
SWÌT Code: SEAVVNVX
13 tháng 11, 2011
Phó Giáo sư trẻ nhất năm 2011 Phạm Hoàng Hiệp
Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 11 13, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments
PGS
trẻ nhất 2011: Mới 29 tuổi và đẹp trai
»» Đọc tiếp
Con đường đến với toán
học của vị PGS đẹp trai, trẻ nhất 2011 Phạm Hoàng Hiệp hoàn toàn tình cờ và GS
Ngô Bảo Châu chính là thần tượng để anh noi theo và học tập.
Sinh ra trong
một gia đình có bố là kỹ sư thuỷ lợi, mẹ là giáo viên cấp 3, khi còn nhỏ Phạm
Hoàng Hiệp chưa bao giờ có ý nghĩ mình sẽ theo đuổi ngành Toán học.
PGS Phạm Hoàng Hiệp nhớ lại: “Tôi bắt đầu thực sự học Toán khi cuối năm lớp 9, tôi đọc một quyển sách về Số học mà bố tôi mua cho trước đó rất lâu. Sau khi đọc hết quyển sách, tôi thực sự cảm thấy Toán học rất thú vị. Sau đó tôi nghĩ rằng học tại Trường ĐH Sư phạm thì vừa có thể nghiên cứu, vừa có thể giảng dạy”.
PGS Phạm Hoàng Hiệp nhớ lại: “Tôi bắt đầu thực sự học Toán khi cuối năm lớp 9, tôi đọc một quyển sách về Số học mà bố tôi mua cho trước đó rất lâu. Sau khi đọc hết quyển sách, tôi thực sự cảm thấy Toán học rất thú vị. Sau đó tôi nghĩ rằng học tại Trường ĐH Sư phạm thì vừa có thể nghiên cứu, vừa có thể giảng dạy”.
Là một
người thầy, PGS Hiệp cho rằng chỉ những gì người ta thấy dễ hiểu, đơn giản và
trực giác được thì họ mới thấy nó thú vị và sử dụng những kiến thức đó vào thực
tiễn. Vì vậy anh luôn cố gắng làm cho Toán học trở lên đơn giản, dễ hiểu.
Nói về mối liên hệ giữa tư duy toán học và sự phát triển đất nước, PGS Hiệp cũng nhận thấy rằng toán học ở các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ảnh hưởng đến tư duy của tất cả mọi người trong xã hội. Nếu chúng ta làm cho chương trình Toán học trực quan, gắn với thực tiễn, dễ hiểu, đơn giản. Khi đó mọi học sinh đều có tư duy tốt thì họ sẽ là nhân tố giúp đất nước phát triển.
Bên cạnh rất nhiều thanh niên sống có hoài bão, lý tưởng, anh không khỏi lo âu khi cho rằng một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có xu hướng có lối sống hưởng thụ. Sau khi mở cửa, kinh tế đất nước thay đổi, đó có thể là lý do làm các bạn trẻ có thể bị choáng ngợp với cuộc sống vật chất xa hoa.
Tuy nhiên, vị PGS trẻ nhất 2011 cũng quả quyết: “Nhưng tôi cho rằng khi có tuổi, họ sẽ thay đổi và nhận ra giá trị của tri thức”.
Cũng như rất nhiều thanh niên trẻ tuổi khác, những lúc rảnh rỗi PGS Hiệp cũng thường dành thời gian với niềm đam mê trái bóng tròn hay thư giãn với những câu chuyện cười thú vị. Anh cũng thường xuyên theo dõi báo chí đặc biệt là các trang báo về giáo dục và kinh tế đất nước.
Con đường học tập và nghiên cứu của PGS Hiệp cũng gặp được nhiều may mắn khi anh được học với nhiều GS nổi tiếng như GS. Nguyễn Văn Khuê, GS. Lê Mậu Hải... Sau đó anh có cơ hội làm việc với các GS. Urban Cegrell ở ĐH Umea, Thụy Điển, GS. Ahmed Zeriahi và GS. Vicent Guedj, ĐH Toulouse, Pháp.
Nói về mối liên hệ giữa tư duy toán học và sự phát triển đất nước, PGS Hiệp cũng nhận thấy rằng toán học ở các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ảnh hưởng đến tư duy của tất cả mọi người trong xã hội. Nếu chúng ta làm cho chương trình Toán học trực quan, gắn với thực tiễn, dễ hiểu, đơn giản. Khi đó mọi học sinh đều có tư duy tốt thì họ sẽ là nhân tố giúp đất nước phát triển.
Bên cạnh rất nhiều thanh niên sống có hoài bão, lý tưởng, anh không khỏi lo âu khi cho rằng một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có xu hướng có lối sống hưởng thụ. Sau khi mở cửa, kinh tế đất nước thay đổi, đó có thể là lý do làm các bạn trẻ có thể bị choáng ngợp với cuộc sống vật chất xa hoa.
Tuy nhiên, vị PGS trẻ nhất 2011 cũng quả quyết: “Nhưng tôi cho rằng khi có tuổi, họ sẽ thay đổi và nhận ra giá trị của tri thức”.
Cũng như rất nhiều thanh niên trẻ tuổi khác, những lúc rảnh rỗi PGS Hiệp cũng thường dành thời gian với niềm đam mê trái bóng tròn hay thư giãn với những câu chuyện cười thú vị. Anh cũng thường xuyên theo dõi báo chí đặc biệt là các trang báo về giáo dục và kinh tế đất nước.
Con đường học tập và nghiên cứu của PGS Hiệp cũng gặp được nhiều may mắn khi anh được học với nhiều GS nổi tiếng như GS. Nguyễn Văn Khuê, GS. Lê Mậu Hải... Sau đó anh có cơ hội làm việc với các GS. Urban Cegrell ở ĐH Umea, Thụy Điển, GS. Ahmed Zeriahi và GS. Vicent Guedj, ĐH Toulouse, Pháp.
Vị PGS trẻ tuổi này cũng chia sẻ thần tượng của anh chính là GS Ngô Bảo Châu và
GS. Jean-Pierre Demailly, bởi đây là những nhà toán học có tầm hiểu biết rộng
và là một nhà sư phạm tuyệt vời.
Nhiều người cho rằng, để có được thành công lớn như anh khi tuổi đời còn rất trẻ mới 29 tuổi thì phải có những bí quyết học tập của riêng mình còn anh thì chỉ cười và chia sẻ: “Chúng ta chịu khó làm việc thì mọi thứ tự nhiên sẽ đến”.
Việc cân bằng giữa cuộc sống vật chất và theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu toán học cũng khiến anh trăn trở rất nhiều. Bản thân PGS Hiệp suy nghĩ ở Việt Nam thì khó mà tập trung làm việc được vì có quá nhiều thứ bận tâm như gia đình, con cái, … Vì vậy thỉnh thoảng anh lại ra nước ngoài một thời gian để có không gian yên tĩnh làm việc và có tiền cho gia đình.
Để có được thành công như ngày hôm nay, cũng không thể không nhắc đến công lao của “hậu phương” vững chắc phía sau anh. Đó là người vợ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để anh có thể nghiên cứu và học tập.
Đối với vị PGS trẻ tuổi này, khát vọng tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn các lĩnh vực khác nhau trong Toán học luôn cháy bỏng. “Khi đã lớn tuổi, tôi sẽ cố gắng viết lại tất cả những gì tôi hiểu một cách đơn giản nhất với hy vọng giúp cho những ai muốn tìm hiểu về Toán ở Việt Nam”, PGS trẻ nhất Việt Nam 2011 chia sẻ.
Phạm Thịnh (VTC News)
Nhiều người cho rằng, để có được thành công lớn như anh khi tuổi đời còn rất trẻ mới 29 tuổi thì phải có những bí quyết học tập của riêng mình còn anh thì chỉ cười và chia sẻ: “Chúng ta chịu khó làm việc thì mọi thứ tự nhiên sẽ đến”.
Việc cân bằng giữa cuộc sống vật chất và theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu toán học cũng khiến anh trăn trở rất nhiều. Bản thân PGS Hiệp suy nghĩ ở Việt Nam thì khó mà tập trung làm việc được vì có quá nhiều thứ bận tâm như gia đình, con cái, … Vì vậy thỉnh thoảng anh lại ra nước ngoài một thời gian để có không gian yên tĩnh làm việc và có tiền cho gia đình.
Để có được thành công như ngày hôm nay, cũng không thể không nhắc đến công lao của “hậu phương” vững chắc phía sau anh. Đó là người vợ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để anh có thể nghiên cứu và học tập.
Đối với vị PGS trẻ tuổi này, khát vọng tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn các lĩnh vực khác nhau trong Toán học luôn cháy bỏng. “Khi đã lớn tuổi, tôi sẽ cố gắng viết lại tất cả những gì tôi hiểu một cách đơn giản nhất với hy vọng giúp cho những ai muốn tìm hiểu về Toán ở Việt Nam”, PGS trẻ nhất Việt Nam 2011 chia sẻ.
Phạm Thịnh (VTC News)
12 tháng 11, 2011
Giáo sư Viện sĩ Phạm Song với Việc Họ
Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 11 12, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments
Giáo sư Viện
sĩ Phạm Song với Việc Họ
Cũng như nhiều
người khác, tin Giáo sư Phạm Song đột ngột từ trần làm tôi bàng hoàng!
Tôi may mắn được cùng làm việc nhiều năm với Ông tại Viện
Nghiên cứu và phổ biến Kiến thức bách khoa. Với cương vị là Trưởng Ban Biên tập
của Viện, tôi được cùng Ông và Tập thể tác giả xây dựng bộ sách Bách khoa thư
Bệnh học và trực tiếp biên tập tập 4 của bộ sách này. Và mới đây thôi, ngày
20.5.2011, tôi đến nhà riêng của Ông ở số 19 phố Trần Hưng Đạo, rồi đến Văn
phòng của Ông tại Tổng hội Y Dược học Việt Nam ở số 68 Bà Triệu - Hà Nội để mời
Ông dự Lễ vinh danh nhân tài và Lễ ra mắt Quỹ Tám Lòng vàng Họ Phạm Việt
Nam.
Tôi không dám noí về chuyên môn của Ông, bởi
những danh hiệu mà Ông đang mang không những chỉ ở trong nước mà còn trên phạm
vi quốc tế cùng những phần thưởng cao quý mà Ông đã dựoc nhận đã khẳng đinh vị
trí của Ông. Trước mắt tôi, Ông là một con người hồn hậu, nhiệt thành, rất có
trach nhiệm với công việc và với cộng đồng. một con người hết lòng vì sự nghiệp mà Ông đã xác định và
đeo đuổi trong cả cuộc đời. Ông để lại
cho người cùng làm việc một niềm tin gần như tuyệt đói về chuyên môn, một cảm
giác thoải mái bởi phong cách cởi mở, thân tình trong giao tiếp nhưng nghiêm
túc, chính xác trong khoa học.
Một điều khiến tôi
bất ngờ mặc dù đã làm việc khá lâu với Ông, đó là thái đô của Ông với Việc Họ.
Khi biêt tôi tham gia Ban Liên lạc toàn quốc Họ Phạm Việt Nam, Ông vừa ngạc
nhiên vừa vui mừng ra mặt. Ông vội vã
đứng dậy, mở tủ tài liệu trong phòng làm việc của Ông và chỉ cho tôi xem một
ngăn tủ Ông dành để xếp các tài liệu về dòng họ của Ông. Ông kể cho tôi nghe
những việc Ông đã làm được cho dòng họ, chủ yếu là sưu tầm các tư liệu và làm
gia phả đồng thời động viện con cháu học hành và làm việc thiện. Ông giới thiệu
với tôi về cuốn Gia phả, Tộc phả mà Ông đã biên soạn. Ông rất vui mừng vì có
Ban Liên lạc toàn quốc. Ông bảo: “Tôi chúc mừng và rẩt bái phục các vị đã tổ
chức đươc BLL trong phạm vi toàn quốc. Đây sẽ là một chỗ dựa rẩt vững chắc cho
các chi họ tìm về cội nguồn, tìm thấy tổ tiên – một việc mà càng ngày càng thấy
là rẩt cần thiết. Việc đó rất nặng nề, thầm lặng mà ý nghĩa lớn lao. Làm Việc Họ
phần lớn là người già, cho nên càng nhọc nhằn, nhưng người nhiều tuổi thì mới
có đủ tích lũy và tâm huyết để làm việc “vác tù và” này”. Rồi Ông cười: “Chị là phụ nữ mà chịu khó như
vậy là hiếm lắm đấy. Tôi biết chị vốn cẩn trọng trong viết lách, ngôn từ, chị
làm việc này thì có lợi cho dòng họ lắm, nhưng bản thân thì chắc là phải vất vả
hơn”. Được biết có Lễ vinh danh nhân tài và ra mắt Quỹ Tấm lòng vàng Họ Phạm
Việt Nam,
Ông rất vui. Ông bảo “Tìm được nhân tài xứng đáng để vinh danh và tìm ra tiền
để tổ chức buổi Lễ đó, lại xây dựng được Quỹ Tấm lòng vàng của dòng họ cả nước,
đó là những việc làm kỳ công lắm, thế mà các vị làm được, vậy thì chỉ có đến dự
thôi, sao tôi lại không đến, biết tin mà không đến dự là có tội đấy. Tôi sẽ cố
sắp xếp để không phải chỉ có đến dự mà còn mong rằng sẽ tham gia được một việc
gì đó”. Nghĩ ngợi một chút, Ông mở ví lấy 500.000 đồng và nói: “Tiếc rằng trong
túi tôi bây giờ chỉ có ngần này, chị nhận hộ tôi, gọi là đóng góp một chút với
Họ, hôm này đến họp tôi sẽ đưa thêm”. Tôi lấy tờ “Giấy chứng nhận Tấm lòng
vàng” và nắn nót viết tên Ông: “GS.VIỆN SĨ PHẠM SONG, Chủ tịch danh dự Tổng Hội
Y Dược học Việt Nam”
và trân trọng trao cho Ông. Ông vui vẻ nói:”
Tôi sẽ để vào một nơi trang trọng nhất, chị xem đây”! và Ông mở chiếc cặp trong
đó có “Giấy chứng nhận Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên bang Nga” bằng chữ Nga, năm 2000, và Ông nói: “Tôi cất vào đây”. Tôi rất xúc
động thấy Ông tôn trọng Tờ Giấy đó đén thê! Tôi xin phép Ông để ra về, Ông còn dặn: “Chị
chuyển cho tôi lời cám ơn chân thành của tôi tới các vị trong Ban Liên lạc Họ
ta nhé, nhớ nói rằng tôi cảm phục các vị đã làm được một việc có ý nghĩa vô
cùng to lớn bằng Tám lòng Vàng của các vị”. Nhừng rồi Ông không đến dự Lễ được.
Tối 28.5.2011, Ông gọi cho tôi: “Tôi thành thật xin lỗi chị và rất tiếc là tôi
không thể đến dự Lễ như đã hứa với chi” vì môt lý do bất khả kháng. Ông không
tới dự Lễ nhưng tôi cũng một lần nữa rất xúc động vì tính nghiêm túc của Ông.
Lúc đó trong thường trực BLL toàn quốc Họ Phạm VN đã có ý kiến đề nghị Ông làm
Trưởng Ban danh dự của BLL toàn quốc. Tôi không ngờ đó lại là lần gặp gỡ cuói
cùng với Ông và cũng không ngờ đó lại là lời chào cuối cùng của Ông với dòng họ
ta!.
Đọc trên báo dòng chữ : “GS Phạm Song đã ra đi ngay tại một hội nghị về y tế, khi Ông
vừa hoàn thành bài phát biểu của mình, không kịp chia tay, nhắn gửi một lời với
đồng nghiệp, không kịp một lời trối trăng với thân quyến, Ông đã ngã xuống như
một chiến sĩ ngoài mặt trận - mặt trận chiến đấu vì sức khỏe toàn dân”, tôi vô
cùng sửng sốt. Những kỷ niệm đó ùa về! Tôi tưởng như vẫn đang nhìn thấy vẻ mặt hiền
hâu, vui vẻ sôi nổi của Ông khi Ông nói về Việc Ho, tiếc rằng chưa kịp khai
thác nhiệt tình và kiến thức của Ông để giúp cho Viêc Họ của chúng ta!
Và, hôm nay, sẽ diễn ra Lễ truy điệu và an
táng Ông. Với bài viêt này, xin được
dâng một nén tâm nhang vĩnh biệt Ông! Cầu mong Ông được yên nghỉ ở cõi vĩnh
hằng sau những năm tháng với tấm lòng nhân hậu cao cả đã dành hêt sức mình cho
sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người! Ông rất xứng đáng với danh hiệu “Nhà khoa học
tiêu biểu do cống hiến trọn đời cho Y học” như Viện Tiểu sử Hoa Kỳ đã phong
tặng cho Ông từ năm 2006. Xin vĩnh biệt
Ông!
Hà Nội, ngày 12.11.2011
Phạm Thị Thúy Lan
Hoạt động của dòng họ Phạm Đạo Soạn
Đăng ngày Thứ Bảy, tháng 11 12, 2011 bởi Phạm Đạo · 0 comments
Dòng họ Phạm Đạo Soạn tổ chức lễ
giỗ tổ
Ngày 12 tháng 10 năm Tân Mão
tức ngày 7/3/2011, tại nhà thờ dòng họ Phạm thôn Phạm Xá, xã Yên
Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đã diễn ra buổi Lễ Giỗ lần thứ 625
Đức Khởi Thủy Tổ Phạm Đạo Soạn.
Trong không khí nhộn nhịp trên
120 đại biểu bà con các chi tộc từ các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình,
Thanh hóa, thành phố Hà nội, Hải Phòng,…nhất là sự có mặt của đại
diện hội đồng họ Phạm tỉnh Nam Định, đại diện hội đồng họ Phạm
huyện Ý Yên và bà con các chi tộc từ các thôn xã huyện Xuân Trường,
Giao Thủy, Hải hậu, Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên …đã về dự
đông đủ, tay bắt mặt mừng thân thiết và cảm động.
Đúng 9 giờ ông Phạm Văn Huệ
tộc trưởng ngành Phạm Xá làm lễ và đọc chúc văn ôn lại công lao của
Đức Khởi Thủy Tổ Phạm Đạo Soạn và truyền thống dòng tộc trong các
thời kỳ 625 năm qua, nêu lên tinh thần uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tiên
tổ. Ngay sau đó trên 30 đoàn lần lượt vào dâng hương trong không khí uy
linh, hồn thiêng sông núi. Sau Lễ dâng hương, ông Phạm Ngọc Bổn trưởng
Ban Liên Lạc phát biểu với tinh thần hướng về cội nguồn, nhớ ơn Đức
Khởi Thủy Tổ Phạm Đạo Soạn và các bậc tiền bối, tổng kết mọi hoạt
động dòng họ trong thời gian qua và phương hướng hoạt động trong thời
gian tới. Ông Phạm Minh Liêm, Ủy viên Hội Đồng họ Phạm Việt Nam, ông
Phạm Quang Diến, phó chủ tịch Hội đồng họ Phạm tỉnh Nam Định cùng
nhiều đại biểu các chi tộc đã phát biểu với tình cảm sâu đậm, động
viên các lớp con cháu đoàn kết, yêu thương, nhiệt tình đóng góp xây dựng đất nước,
xây dựng quê hương, xây dựng dòng tộc. Sau đó bà con làm lễ dâng hương
tại nghĩa trang với ngôi Mộ Tổ cổ kính.
Tiếp đến lễ thụ lộc diễn ra
đầy phấn khởi, chuyện trò sôi động với tình cảm chân thành anh em và
cuối cùng là buổi chia tay lưu luyến cảm động hẹn hò gặp lại./.
Phạm Văn Hồng
0912305918
Một số hình ảnh hoạt động
trong buổi lễ:
11 tháng 11, 2011
Kết nối dòng họ
Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 11 11, 2011 bởi Phạm Đạo · 2 comments
Họ Phạm Đình ở làng Bác Trạch, xã Vân Trường,
huyện Tiền Hải, Thái Bình
Kính thưa Ban liên lạc
họ Phạm toàn quốc !
I. Quá trình lịch sử lâu đời, do
chế độ phong kiến hà khắc, chiến tranh, loạn lạc liên miên cho nên họ Phạm Đình
chúng tôi mất gia phả. Thông qua trang web
của Ban liên lạc dòng họ Phạm toàn quốc. Đó là dịp may mắn. Từ đây có
thể chắp bút lần ra gốc tích tổ tiên của mình.
Xin phép Ban
liên lạc họ Phạm toàn quốc, xin tham gia đóng góp bổ sung một chi nhánh họ Phạm
Quận Công ở làng Bác Trạch, xã Vân Trương, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Cụ tổ họ Phạm
Đình về lập ấp tại Thái Bình gần 400 năm đến nay là 14 đời, còn trước đó Thủy
tổ xuất xứ từ đâu chúng tôi không được biết.
1. Đời thứ
nhất: Cụ Phạm Đình Trang
2. Đời thứ 2:
Cụ Phạm Đình Quế
3. Đời thứ 3 :
Cụ Phạm Đình Nho
4. Đời thứ 4:
Cụ Phạm Đinh Sỹ
Cụ Phạm Đình
Sỹ - sinh 22/12 Tân Tỵ 1702
Mất
04/10 Giáp Thìn 1766
Hưởng
thọ 64 tuổi
Cụ là bậc đại
trượng phu ở đời lập công to dựng nghiệp lớn mà giữ trọn vẹn được trước sau,
làm rạng rỡ đời trước, để đức cho đời sau thì ít có.
Thời vua Lê
niên hiệu Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông), Thượng tướng là cụ Quân Công họ Phạm dấy
lên trong lúc phong trần lại làm nên cái
mà người khác khó làm được. Vậy thì sự rèn luyện và chứa góp hẳn có từ gốc vậy.
Cụ là ngừơi
làng Bác Trạch Tổng Cao Mại, huyện Chân Định, tỉnh Trực Định (Thái Bình ngày
nay).
Cụ trực tiếp
cầm quân đánh giặc hàng trăm trận, bắt sống cả tướng Ngọ Nghi, đánh đâu thắng
đó, mưu trí dũng cảm, dẹp tận gốc đuổi đến cùng không cho giặc yên nghỉ một
nơi. Đó là tấm lòng kiên quyết vững như sắt đá, trong suốt như băng sương. Nếu không phải bậc trung nghĩa trội
hơn hẳn sao có thể như thế được. Xứng danh Thống soái các tướng lĩnh thời bấy
giờ.
Hơn 20 năm phò
tá triều Lê, cụ đã bình yên được giặc đem lại thanh bình cho đất nước. Được
triều Lê bình chọn công đầu so với các tướng lĩnh thời bấy giờ và ban thưởng
chức tước “Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Tuyên lực công thần đề đốc Thần
vũ Tứ vệ quân, sự vụ đô đốc, phủ hữu đô đốc viên Quận công, Thượng trụ quốc
Thượng trận”. Khi cụ mất Phong làm Thái Bảo triều đình, tên Thụy là Trung Vũ.
Được phong phúc thần Hùng Nghị Oanh Liệt, Đoan Túc Cần Khắc Đại Vương.
Vua xuống
chiếu xây lăng tẩm quế tế trên khuân viên 3 mẫu. Trong lăng tẩm xây làm 3 cấp.
1) 5 gian để
chắp kích, ngựa, quan văn võ bằng phỗng đá chầu, dựng 2 bia ghi chép chiến công
(từng trận dánh).
2) Cung trong
xây 3 gian để thờ cúng có tạc tượng truyền thần bằng gỗ.
3) Sau cùng là
thi hài xếp bằng đá trên quấn rồng.
Thưởng 60 mẫu
của 30 xã hưởng cai.
"Trích từ văn bia Phạm Quận Công"
II. Cụ Phạm Đình Sỹ sinh được 3
người con trai,8 con gái.
1. Phạm Đình
Y: sinh 25/11/1754 - mất 11/6/1781. Hưởng thọ 28 tuổi.
Triều Lê cụ
lập công dẹp yên được tên phiến loạn Hoàng Văn Đông. Cụ cùng con ruột Phạm Đình
Thiên kết hợp quan trấn thủ Mai Thế Uông đánh tan được tân quân phiến loạn góp phần bình yên biên giới.
Cụ chỉ huy tiêu diệt giặc Diễn được phong Oanh Liệt Tướng Quân Đô Chỉ Huy Sứ, Y
Thọ Hầu, giữ chức Hiệp trấn Tuyên Quang, lúc mất được phong tặng Đặc tiến phụ
quốc Thượng tướng quân, Tham đốc tên thúy là Thông Quả.
2. Phạm Đình
Thiện: sinh 1758 - mất 1819. Hưởng thọ 61 tuổi.
Phù Lê
Chiêu Thống đã giữ đến chức vụ Binh bộ
Hiệp lý đề đốc Tứ vệ Ngự Doanh Lân Dương Hầu. Đi theo vua biệt sứ 16 năm ở nước
ngoài(Trung Quốc). Đời Nguyễn ghi công trạng cụ là trung thần bậc nhất.
3. Phạm Đình
Nhai được phong Hoàng tôn đại phu.
Các con gái
của cụ đều lấy chồng ở các họ có danh vọng.
Tóm lại đời
trước oanh liệt tướng quân, trung thần bậc nhất. Đời sau hậu thế mãi mãi gương
soi.
Tiền
nhân công đức vạn niên hương
Nghĩa
chỉ nhân cơ tác kỷ cương
Mộc
bản Thủy nguyên bằng Phúc ấm
Tinh
di vật hóan Kỷ tin thương
Tổ
công Tôn đức bồi chi hậu
Hiểu
tử từ tôn kế dã trường.
Dịch thơ:
Tổ tiên công đức để mùi hương
Cõi đức nền nhân dựng kỷ cương
Cây gốc, nước nguồn, bao phúc
ấm
Sao
rời, vật đổi, mấy tang thương!
Ơn sâu nghĩa nặng còn thơm dấu
Cháu thảo con hiền sáng mãi gương.
Người dịch
Lan Đình Vũ Đình Ngạn
TM. Dòng họ Phạm Đình
Đời thứ 12 trưởng tộc
Phạm Đình Thám
10 tháng 11, 2011
Phạm Thị Loan, người con gái tiêu biểu của dòng họ
Đăng ngày Thứ Năm, tháng 11 10, 2011 bởi Phạm Đạo · 1 comments
Chủ tịch Hội đồng họ Pham V N trao bằng Vinh danh cho chị Phạm Thị Loan
Chị Phạm Thị Loan và tác giả bài viết này
“Tôi thích môn bơi nhất…”
(bài phỏng vấn người
con gái họ Phạm tài năng - Phạm Thị Loan)
Ngày 23/10/2011, BLL toàn quốc họ Phạm
Việt Nam đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập BLL họ Phạm Việt Nam. Tại
buổi Lễ long trọng đó, BLL họ Phạm Việt Nam
đã vinh danh 15 vị có nhiều công lao đóng góp cho hoạt động họ Phạm. Người
trẻ nhất và còn đang là Ủy viên (thay cho chữ “trong”) Hội đồng toàn quốc họ Phạm
Việt Nam – Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Á, đại
biểu Quốc Hội khóa XII vì bận đi làm từ thiện ở xa không về nhận được. Sau đấy
tôi và chị Phạm Thị Thúy Lan, TBT Bản tin nội tộc Thông tin Họ
Phạm Việt Nam đến tận Trụ sở Tập đoàn trao Bằng vinh danh
cho chị. Trong lần gặp ấy tôi có ý định viết một bài về chị, ban đầu chị khiêm
tốn từ chối, sau tôi động viên mãi chị mới nhận và hẹn gặp vào chiều thứ 2 ngày
7/11 đến Văn phòng của chị thực hiện cuộc “Phỏng vấn” mang tính chất anh em của
những người đồng Tông trong dòng họ Phạm. Sau đây là cuộc trò truyện giữa chúng
tôi:
Pha Lê: Có một nhà thơ đã viết “ký ức tuổi thơ theo
ta suốt cuộc đời”. Vậy ký ức nào của tuổi
thơ đã theo chị đến tận bây giờ?
Chị Loan: Tôi sinh
ra ở Hà Nội, nhưng thời thơ ấu của tôi lại diễn ra ở quê nội – xã Quỳnh Đôi,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Với tuổi thơ, ai mà chẳng có những ký ức không
thể nào phai. Với riêng tôi, đó là cảnh
thanh bình, ấm ấp tình làng nghĩa xóm của miền quê nghèo, nơi tôi đã lớn lên và chập chững bước vào đời..
Đó là những ngày theo mẹ, theo bà nội lên rừng hái củi, xuống
đầm mò cua bắt ốc, rồi còn cùng bà, mẹ
đi cấy, đi làm cỏ, và cả đi gặt nữa.
Bà và mẹ thường chỉ bảo từng ly từng tý cho tôi về việc đồng áng nhưng quan trọng
hơn là thủ thỉ răn dạy tôi từng lời ăn tiếng nói, cách đối nhân xử thế thế nào
cho phải đạo làm người.
Đó là những món ăn quê kiểng nay đã thành đặc sản: Món “bánh
mướt” là một thứ bánh cuốn tráng mỏng bằng bột gạo không cho thêm bất cứ thứ
gì, mỗi lớp bánh lại được bôi một lượt mỡ nên nó bóng mượt vì vậy gọi là “bánh
mướt” có lẽ còn ngon hơn cả bánh cuốn Thanh Trì Hà Nội. Một món khác đó là món
“Bún - giá - cá - ruốc” đó là món ăn khoái khẩu: bún, giá với cá nướng chấm với
mắm tôm (ruốc) rất đặc trưng. Món nộm “Lá Nhót” (rau sam biển)… rồi món “Bún
chín” rất dẻo và ngon , …
Đó là lòng tự hào về quê hương, xã Qùynh Lôi của tôi đã từng
được vinh danh là làng văn hóa, xã anh hùng có truyền thống cách mạng bất khuất.
Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh những năm 30 của thế kỷ trước, người dân quê
tôi hăng hái tham gia vào cái vòng xoáy cách mạng ấy, bây giờ vẫn còn “vườn cây
Xô viết”… Rồi vùng quê “Địa linh nhân kiệt” này cũng là cái “nôi” sinh ra các cụ
“Đồ nho” điển hình là cụ Hồ Tùng Mậu và những nhà thơ nổi tiếng như: “Nữ
quái” Hồ Xuân Hương, nhà thơ cận đại
Hoàng Trung Thông, v.v…và rất nhiều người đỗ tiến sỹ và khoa bảng, trong số đó
đã có nhiều vị được ghi tên trên các tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Hà Nội.
Pha Lê: Thời gian đi học chị thích nhất môn nào? Và
môn học ấy đã thành hành trang không thể thiếu được cho chị bước vào đời?
Chị Loan: Hồi bé
tôi đã rất năng động, đã từng làm Lớp trưởng, Bí thư Chi đoàn thanh niên v.v..
hình như từ bé đã có năng khiếu “làm lãnh đạo” (chị cười vui vẻ), biết tập hợp
người khác, biết “cầm đầu” các bạn. Còn môn tôi thích nhất là môn bơi lội. Tôi
đã được các thầy từ miền Nam
ra dậy rất bài bản, tôi đã học được các kiểu bơi như bơi ếch, bơi sải, bơi bướm
và cả bơi ngửa. Tôi tiến bộ rất nhanh và đã từng tham gia nhiều cuộc thi. Tôi
cũng đã đoạt nhiều giải thưởng bơi lội cấp tỉnh và cả nước. Môn bơi lội đã tạo
cho người ta một tinh thần quyết thắng rất cao vì khi đã lao xuống nước thì chỉ
có thể cố mà vượt lên trước nếu không sẽ bị chìm nghỉm, tự mình vươn lên không
ai có thể giúp mình được. Môn bơi đã tạo cho ta ý chí vươn lên, tính quyết thắng
trước hết là thắng chính mình để tới đích, để đạt được mục đích và hoài bão cuộc
đời mình. Khi ra biển tôi không thích loanh quanh gần bờ mà bao giờ cũng bơi ra
thật xa, ở nơi ấy hình như sóng biển lại dịu hiền hơn. Chỉ có lúc ấy mới cảm thấy sảng khoái giữa cảnh
trời và biển mênh mông. Bây giờ một phần vì công việc quá bận tôi ít đi bơi
hơn. Nhưng mỗi khi đi bơi là tôi thích bợi một mình một luồng hết chiều dài của
bể bơi lại quay lại bơi tiếp nhiều vòng mới thỏa thích. Tôi không thích chen
chúc ở chỗ nước nông vì đó chỉ là đi tắm chứ không phải đi bơi! Cái ý chí quyết
thắng ấy đã là hành trang quan trọng để tôi bươn trải trên thương trường khốc
liệt hiện nay và cũng đã có những thành công nhất định.
Pha Lê: Được biết Tập đoàn của chị ăn nên làm ra, chị
cũng đã làm từ thiện nhiều, xin chị cho
biết quan niệm của chị về vấn đề này và có kỷ niệm nào sâu sắc trong những lần
đi làm từ thiện đó không?
Chị Loan: quan điểm
của tôi về làm việc thiện hay những hoạt động từ thiện như trong nhà Phật
đã dạy: “Làm việc thiện mà kể công thì
chỉ tích được rất ít công đức, còn làm việc thiện mà không tính toán mưu cầu bất
kỳ cái gì, không kể công mới được hưởng trọn vẹn cái phúc ấy”. Phật đã dậy: Làm việc thiện phải đạt
tới “Ba la mật” nghĩa là bố thí vô tư không mưu cầu bất cứ mục đích cá nhân
nào. Nhà Phật còn dạy: “Ủng vô sở trụ hành vi bố thí” nghiã là từ thiện chính
là vì thương chúng sinh, thương những người có hoàn cảnh éo le chứ không được
căn cứ vào bất cứ một cái gì ngoài tình thương xuất phát tự đáy lòng mình.
Tôi cũng rất có tâm nhưng cũng còn chưa làm được nhiều việc
thiện. Trước kia khi thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng nêu một trường
hợp đáng thường nào đấy là tôi lại cử người đem tiền đến giúp và dấu tên. Chúng
tôi cũng đã làm được một số nhà tình thương cho các gia đình đặc biệt khó khăn.
Nhưng khi khánh thành tôi thường cử anh chị em trong cơ quan đi thay chứ không
ra mặt đúng như lời Phật dạy.
Pha Lê: Trong bộn bề trăm công ngàn việc chị có “bí
quyết gì” để hài hòa những chức năng cơ bản của mình: Một vị Tổng giám đốc và một
người mẹ, người vợ trong gia đình?
Chị Loan: “Bí quyết” thì chẳng có “bí quyết” nào cả mà chỉ
là các “nguyên tắc” hành xử mà thôi. Đó chính là “Rạch ròi” “Khoa học” và “Học
tập không ngừng”. Ở cơ quan phải biết “rạch ròi” chức năng, nhiệm vụ của từng bộ
phận, của từng cá nhân. Người lãnh đạo phải biết “nghĩ “ ra việc, biết “giao việc”
đúng cho từng bộ phận và từng cá nhân. Rồi phải biết theo dõi việc thực hiện của
từng bộ phận để kịp thời điều chỉnh “kế hoạch” đã vạch ra. Muốn vậy cần học tập
không ngừng để biết việc và giao việc cho hợp lý. Khi về đến nhà với chức năng
là người vợ và người mẹ lại vẫn phải “Rạch ròi” không được mang việc của cơ
quan về nhà, ngược lại không được đem việc nhà đến cơ quan. Ở nhà phải làm tốt
chức năng một người vợ đảm đang biết chăm sóc chồng con, và người mẹ gương mẫu
trong mọi công việc, mọi hành vi ứng xử để các con noi theo. Khi đến cơ quan lại
phải là một người chỉ huy quyết đoán giải quyết công việc thấu tình đạt lý. Tôi
xin nhắc lại muốn làm được như thế phải biết “rạch ròi” chức năng, công việc,
phải biết xây dựng kế hoạch công tác một cách hết sức “khoa học” và quan trọng
hơn vẫn là phải “học tập không ngừng” như Lênin đã dạy: “Học, học mãi, học suốt
đời!”
Pha Lê: Xin hỏi chị câu cuối cùng: Chị quan niệm thế
nào về việc họ và có những nhân xét gì về hoạt động của Ban liên lạc nay là Hội
đồng họ Phạm Việt Nam?
Chị Loan: Trong
giáo lý của Đạo Phật dậy rằng: “Thân người khó được / Phật pháp khó nghe” ví
như con rùa sau một trăm năm dưới biển ngẫu nhiên chui vào được một cái bỗng
cây rồi nổi lên mặt nước. Sinh mạng con
người là hết sức quý giá, do một cơ duyên nào đấy mới được sinh ra trên cuộc đời
này. Chính vì vậy phải biết trân trọng tính mạng của mình, phải biết cám ơn
công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và phúc ấm của tổ tiên. Vì vậy con người
phải có trách nhiệm với gia đình, với dòng họ và rộng ra là cộng đồng dân tộc.
Chúng ta làm việc họ chính là đạo lý ấy. Điều này cũng đã được nói rất rõ trong
Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban liên lạc họ Phạm trước đây và bây giờ là Hội
đồng họ Phạm Việt Nam.
Nói dòng họ đây là dòng họ Phạm cả đất nước chứ không phải chỉ là họ Phạm của
Quỳnh Lôi, Diễn Châu hay Thái Bình, Hưng Yên.
Trước đây tôi chưa biết có tổ chức này, tôi đã rất sung sướng
và tự hào khi được biết trên toàn quốc có BLL họ Phạm, tôi đã xin tham gia
ngay. Tôi rất ngưỡng mộ các bác trong Ban liên lạc hầu hết đã tuổi cao sức yếu
mà đã hết lòng vì dòng họ. Các bác đã làm tốt khâu quảng bá các hoạt động dòng
họ trên Bản tin nội tộc cũng như Trang web của dòng họ. Các bác đã tổ chức được
nhiều cuộc gặp mặt toàn quốc thu hút được đông đảo bà con họ ta tham gia (như
cuộc gặp mặt lần thứ XIII tại Ninh Bình năm 2010 có tới trên 1500 bà con từ khắp
đất nước về dự). Trong năm nay ở miền Bắc thì đã tổ chức thành công Lễ vinh danh nhân tài họ Phạm và ra mắt Quỹ Tấm
lòng vàng họ Phạm Việt Nam tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám ngày 29/05/2011 rất hoành
tráng và gây được tiếng vang lớn. Ở miền Nam đã tổ chức rất thành công Đêm
nhạc họ Phạm “Mọi trái tim – Một tấm lòng” đã được dư luận trong và ngoài nước
đánh giá cao v.v…
Tuy vậy tôi vẫn cảm thấy trong hoạt động sắp tới của Hội đồng
họ Phạm các cấp cần phát triển sâu rộng thêm đến tận các làng xã trong cả nước.
Vì hiện còn rất nhiều bà con họ Phạm vẫn chưa biết có Hội đồng họ Phạm và cũng
chưa nắm được các hoạt động của chúng ta.
Tôi hỏi chị những câu hỏi tưởng như chẳng đâu vào đâu, chẳng
liên quan gì đến nhau vì tôi muốn “giải mã” sự thành đạt của một người con gái
họ Phạm đoan trang dịu dàng mà lại từ hai bàn tay trắng dựng nên một cơ nghiệp
đồ sộ như thế này – đó là Tập đoàn kinh tế lớn Việt Á có 15 công ty thành viên và 6 nhà máy, tổng số cán
bộ công nhân lên tới trên 2000 người, kinh doanh trong các lĩnh vực Thiết bị điện,
Cơ khí, nhựa …
Chị còn là một con người hết lòng vì dòng họ, chị đã cung tiến
2/3 kinh phí (300 triệu đồng) cho hạng mục các câu đối trong Đình Ngoại: phục
chế và sơn son thếp vàng mà BLL họ Phạm Việt Nam đã xin được dâng lên Thượng thủy
tổ Phạm Tu trong công trình “Tu bổ và tôn tạo đình thơ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu”
tại quê hương Người – xã Thanh Liệt huyện Thanh Trì Hà Nội. Chị đã đích thân
tuyển thợ và trực tiếp chỉ đạo thi công các hoành phi câu đối ấy.
Và tôi cũng đã “giải mã” được điều đó - đó chính là chị đã lớn
lên trên vùng đất “Địa linh nhân kiệt” có truyền thống cách mạng; được gia đình
chăm lo giáo dưỡng công phu; biết vạch cho mình một mục tiêu cho cuộc sống và
quyết tâm bươn trải để đạt được mục tiêu đó. Đó chính là hành trang chị đã mang
vào đời với triết lý của môn bơi lội mà chị thích: Khi đã lao xuống nước thì phải
quyết vươn lên lao về phía trước, không có ai giúp mình cả, nếu không sẽ bị
chìm nghỉm xuống nước và không bao giờ tới đích. Cũng như những nguyên tắc hành
xử của chị: “Rạch ròi”, “khoa học” và “học tập không ngừng”. Tinh thần quyết thắng
ấy trước hết là thắng chính mình đã là động lực cho chị đạt được những thành
công đáng khâm phục hiện nay.
Hà Nội,
những ngày đầu đông năm Tân Mão -2011
Pha Lê
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Lưu trữ
-
▼
2011
(194)
-
▼
tháng 11
(16)
- "Những điều trông thấy mà vui trong lòng"
- Những mẩu chuyện về Gs Vs Phạm Song
- Phạm Đức Tuấn, 10 năm một dấu ấn TT - Khó c...
- DANH SÁCH HỘI ĐỒNG TOÀN QUỐC HỌ PHẠM VIỆT NAM KHÓA...
- Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11
- Kêu gọi sự giúp đỡ của bà con đồng tộc
- Phó Giáo sư trẻ nhất năm 2011 Phạm Hoàng Hiệp
- Giáo sư Viện sĩ Phạm Song với Việc Họ
- Hoạt động của dòng họ Phạm Đạo Soạn
- Kết nối dòng họ
- Phạm Thị Loan, người con gái tiêu biểu của dòng họ
- Hoạt động của Quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm
- Quy chế Quĩ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam
- Nhạc sĩ Nguyễn Nam (Phạm Văn Đồng) ra đi đột ngột
- Đức Tuấn và hành trình vào "Thiên thai"
- Hội đồng họ Phạm tỉnh Nam Định đã được thành lập
-
▼
tháng 11
(16)