Bà họ Phạm, huý là Ngọc Trần, người xã Quần Lại, huyện Lôi Dương, Thanh Hoá. Bà là một trong số các bà vợ của Lê Lợi. Khi Lê Lợi mới khởi nghĩa đánh giặc Minh phải di chuyển luôn, không ở yên một chỗ nào, bà lặn lội theo hầu, trải nhiều gian khổ. Bà sinh ra Nguyên Long (vua Thái Tông sau này) vào mùa đông năm Quý Mão (1423), tức là vào năm thứ 6 của cuộc khởi nghĩa.
Năm Ất Tỵ (1425) Bình Định Vương Lê Lợi vây thành Nghệ An, khi đến thành Trào Khẩu ở Hưng Nguyên, nơi có đền thờ thần Phổ Hộ. Ban đêm nhà vua nằm mộng thấy có vị thần đến bảo rằng: “Tướng quân cho tôi một người thiếp, tôi sẽ xin phù hộ tướng quân diệt giặc Ngô, làm nên nghiệp đế”. Hôm sau Bình Định Vương gọi các bà vợ đến, hỏi: “Có ai chịu đi làm vợ vị thần không? Sau này khi ta lấy được nước sẽ lập con của người ấy làm thiên tử”. Các bà không ai nói gì, chỉ có bà họ Phạm khảng khái quì thưa: “Nếu minh công giữ lời hứa, thì thiếp nguyện xả thân. Ngày sau làm nên nghiệp lớn chớ phụ con thiếp”. Nhà vua khen ngợi và thương cảm, nói với các bà tôn, nhận theo lời hẹn đó. Khi ấy Nguyên Long mới lên 3 tuổi, bà liền cho người hấu bế ẵm nuôi nấng. Nhà vua sai làm lễ tế thần, dùng bà làm vật tế. Đó là vào ngày 24 tháng 3 năm Ất Tỵ (1425). Khi Lê Lợi đã bình định được thiên hạ, lên ngôi vua, bảo với quần thần rằng: “Bà ấy đáng làm chúa cả trăm vị thần nước ta, không ai dám trái”. Bèn sai người rước quan tài về an táng ở Thanh Hoá. Đi đến xã Thịnh Mỹ thì trời tối, chưa kịp qua sông phải ngủ trọ ở chợ. Đến đêm mối đùn lên quanh quan tài một đống đất cao, biến thành nấm mồ. Sứ giả lấy làm lạ, trở về tâu vua. Vua chợt hiểu ra, nói: “Đó là vị thần đã làm theo lời hẹn”, bèn bảo cứ để quan tài ở đó, dựng điện Hiếu nhân để thờ; đồng thời dựng miếu đặt thần chủ ở Lam Kinh để cúng tế. Đến năm Kỷ Dậu (1429) nhà vua cử quận vương Tư Tề là con trưởng đã lớn làm quốc vương, tạm coi việc nước. Tư Tề là người đã từng lăn lộn từ những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, đã từng cùng với Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin để thực hiện hoà ước với Vương Thông. Năm Nhâm Tý (1432) Quốc Vương Tư Tề đã đem quân đi đánh Châu Phục Lễ, bức hàng tù trưởng là đèo Cát Hãn và con y là Đèo Mạnh Vượng. Cuối đời, vua Lê Thái Tổ nhiều bệnh, chính sự của nhà nước đều giao cho Vương quyết định. Nhưng vì Vương mắc chứng cuồng, giết bừa các tỳ thiếp, dần dần không hợp ý vua... Vua rất lo nghĩ đến trách nhiệm của người thừa kế. Một hôm giữa trưa nằm ngủ, chợt mộng thấy bà Hoàng hậu Phạm Ngọc Trần than trách rằng: “Nhà vua phụ công của thiếp, từ hồi mới khởi nghĩa đã đem thiếp cho vị thần. Nay được thiên hạ rồi, mà ơn thánh chẳng được hưởng”. Vua tỉnh dậy, bồi hồi xúc cảm bèn cho lập Nguyên Long làm con đích (Hoàng thái tử). Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyên Long được nối ngôi, lấy hiệu là Thái Tông. Tháng 6 năm Giáp Dần (1434) truy tôn mẹ là Phạm Ngọc Trần làm Cung từ quốc thái mẫu, thờ phụng ở Thái miếu. Tháng 2 năm Đinh Tỵ (1437) truy tôn làm Cung từ Quang Thục quốc thái mẫu. Tháng 12 năm Đinh Tỵ (1437) truy tôn làm Hoàng thái hậu.
(Theo Các triều đại Việt Nam. NXB Thanh Niên)
Nguồn: Tạp chí quê hương online
Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.
Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệpcùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.
23 tháng 3, 2009
Thái Tổ Phạm Hoàng Hậu - Một bà mẹ họ Phạm sinh ra vua
Đăng ngày Thứ Hai, tháng 3 23, 2009 bởi PKDuong · 1 comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Lưu trữ
-
▼
2009
(133)
-
▼
tháng 3
(22)
- ĐẠI HỘI LẦN THỨ NHẤT CLB DOANH NHÂN HỌ PHẠM VIỆT NAM
- Các Tiến sĩ Nho học họ Phạm ở tỉnh Hải Dương
- Ông Phạm Đức Hải giữ chức Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ
- Cuốn thư CHIẾU DỜI ĐÔ bằng sứ
- BLL họ Phạm Thủ đô Hà Nội
- Cô gái trẻ gốc Việt Jasmine Phạm trở thành Á hậu C...
- Thái Tổ Phạm Hoàng Hậu - Một bà mẹ họ Phạm sinh ra...
- Tin buồn: Hòa thượng Thích Giác Hải đã viên tịch
- Mục lục các bản tin nội tộc từ số 23 đến số 27
- Gương mặt thủ khoa họ Phạm
- Họ Phạm xã Bản Nguyên, Lâm Thao, Phú Thọ tìm gốc...
- Họ Phạm thôn Bình Hà, Thanh Hà, Hải Dương gốc ở Na...
- Thông báo Về việc đặt mua bản tin nội tộc trong nă...
- Lễ tưởng niệm cụ Phạm Khắc Hòe (1902-1995)
- Danh tướng Phạm Tu - Thượng thủy tổ họ Phạm Việt Nam
- Danh sách BLL thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
- Hội nghị liên tịch giữa thường trực ban liên lạc h...
- Năm gương mặt phụ nữ họ Phạm nhận danh hiệu Bông h...
- Thư chúc mừng nhân ngày 8/3
- BLL họ Phạm Phan Thiết - Bình Thuận đã được thành lập
- Phạm Thị Hồng Ánh - nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
- Bức tâm thư của Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam g...
-
▼
tháng 3
(22)
Truy cập nhanh
- *BẢN TIN NỘI TỘC
- *GIỚI THIỆU
- *HỌ PHẠM VỚI ĐẤT NƯỚC
- *HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ
- *THƯ VIỆN
- *TÌM VỀ CỘI NGUỒN
- +BLL Họ Phạm Việt Nam
- +Doanh Nghiệp Họ Phạm
- +Gương Sáng Soi Chung
- +Người Họ Phạm Thời Nay
- Anh hùng-Liệt Sỹ
- Bài hát truyền thống
- CLB Doanh Nhân Họ Phạm
- Con ngoan trò giỏi
- Danh mục Gia phả
- Danh mục sách
- Danh nhân họ Phạm
- Danh sách BLL
- Di tích đền thờ
- Doanh nghiệp họ Phạm
- Doanh nhân thành đạt
- Giải trí thư giãn
- Giới thiệu doanh nghiệp
- Giới thiệu dòng họ
- Góc thơ văn
- Lá cờ truyền thống
- Tác giả tác phẩm
- Thông báo-Tin vắn
- Thư bạn đọc
- Thư ngỏ
- Thượng thủy tổ
- Tìm người thân
- Tuổi trẻ họ Phạm
- Vấn tổ tầm tông
Con gái họ Phạm làm quan cho họ nhà Chông.PHT
Trả lờiXóa