Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

13 tháng 3, 2009

Lễ tưởng niệm cụ Phạm Khắc Hòe (1902-1995)

Đăng ngày Thứ Sáu, tháng 3 13, 2009 bởi PKDuong · 0 comments


LỄ TƯỞNG NIỆM CỤ PHẠM KHẮC HOÈ (1902-1995)
MỘT NHÂN SĨ YÊU NƯỚC, MỘT TRÍ THỨC TIẾN BỘ GẮN BÓ VỚI DÂN TỘC, VỚI TỔ QUỐC

Ngày 12 tháng 3 năm 2009, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử học Việt Nam và gia đình cụ Phạm Khắc Hoè đã tổ chức Lễ tưởng niệm cụ Phạm Khắc Hoè - một trí thức yêu nước của Việt Nam, nhân kỷ niệm lần thứ 107 ngày sinh của Cụ (15-3-1902).

Đến dự lễ tưởng niệm “Một nhân sĩ yêu nước hiếm có, một thành viên của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” này, có nhiều vị lão thành cách mạng, đặc biệt là ông Đỗ Mười – nguyên Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, có đại diện UBND thành phố Hà Nội – Bà Ngô thị Thanh Hằng, Phó chủ tịch UBND thành phố, Ông phó chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và nhiều nhà nghiên cứu sử học, văn học- nghệ thuật, giáo dục học, nhà báo, nhiều vị trong Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, cùng đông đảo bạn bè và người thân của gia đình cụ Phạm Khắc Hoè. UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Lê Doãn Hợp, bà Hà Thị Khiết, … gửi lẵng hoa đến chúc mừng.

Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, sau khi giới thiệu thành phần dự lễ, ông Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - người chủ trì buổi lễ, đã long trọng đọc lời khai mạc, giới thiệu khái quát về thân thế và sự nghiệp của cụ Phạm Khắc Hoè. Tiếp đó, ông Dương Trung Quốc đã mời một số vị lên đọc bài phát biểu của mình. Đó là các vị:

1. Giáo sư NGND Đinh Xuân Lâm với bài “Phạm Khắc Hoè - tấm gương chuyển biến tư tưởng của trí thức Việt Nam”,
2. GS. Vũ Ngọc Khánh với bài: “ Ba triều công cán, một tấm lòng ngay”,
3. Nhà văn Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam với bài: “Một nhân cách văn hoá đáng kính trọng”
4. GS. Hoàng Chương với bài: Mấy ý kiến nhỏ sau khi đọc “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc”,
5. Nhà thơ Phạm Thị Hồng Ngát với bài: “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc” - một cuốn hồi ký vô giá.
6. Luật sư Trần Vân - nguyên cán bộ Bộ công an thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với bài: Câu chuyện về cụ Phạm Khắc Hoè 62 năm về trước.
7. Ông Phó chủ tịch UBMTTQ thành phố Hà Nội thay mặt ông Chủ tịch Phạm Xuân Hằng đọc bài viết: “Ngự tiền văn phòng tổng lý trong những ngày cuối cùng của triều đình Huế”



Những người dự lễ còn được nghe đọc bài phát biểu của GS, AHLĐ Vũ Khiêu (Cụ Vũ Khiêu có việc đột xuất không đến dự được ): “Cụ Phạm Khắc Hoè và những phẩm chất truyền thống của trí thức Việt Nam”.

Trong tất cả các phát biểu trên diễn đàn buổi lễ đều nói lên sự kính trọng và những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của một nhân sĩ trí thức yêu nước - cụ Phạm Khắc Hoè, đặc biệt là thông qua cuốn hồi ký nổi tiếng của ông: “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc”

Để kết thúc buổi lễ tưởng niệm, ông Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc đã trích đọc lại Lời điếu do Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Quang Đạo đọc tại Lễ tang cụ Phạm Khắc Hoè, với lời kết như sau: “Chúng ta giữ mãi trong lòng sự kính trọng một vị nhân sĩ yêu nước hiếm có, người trí thức tiến bộ, gắn bó với dân tộc, với Tổ quốc.”

Phạm Cầu
Có 0 nhận xét cho bài này "Lễ tưởng niệm cụ Phạm Khắc Hòe (1902-1995)"

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi