Thư kêu gọi xây dưng quỹ Tấm lòng vàng họ Phạm Việt Nam.

Kính gửi các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp
cùng toàn thể bà con họ Phạm trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, các hoạt động tình nghĩa của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam cũng như của các Ban Liên lạc họ Phạm các địa phương, của các Hội đồng gia tộc các dòng họ Phạm cả nước đã có nhiều hình thức phong phú, kết quả thiết thực, cụ thể là đã khen thưởng động viên các cháu có bố hoặc mẹ họ Phạm đạt thành tích cao trong học tập và các hoạt động khác, cấp học bổng cho các cháu vượt khó vươn lên học giỏi, đồng thời trợ giúp cho các gia đình họ Phạm gặp khó khăn đặc biệt. Nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều nhà doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đứng ra tài trợ, đóng góp công của cho các hoạt động này, tạo nên tình cảm đồng tộc rất tốt đẹp, đúng với truyền thống văn hiến của Dân tộc ta. Xem tiếp
.

5 tháng 2, 2009

Họ Phạm ở thôn Trình Trung xã An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình

Đăng ngày Thứ Năm, tháng 2 05, 2009 bởi PK.Dương · 7 comments

Từ thị xã Thái Bình theo đường 39 về phía Đông Nam đến cây số 17 là từ đường họ Phạm thuộc thôn Trung, làng Trình Phố (thường gọi tắt là thôn Trình Trung), nay thuộc xã An Ninh huyện Tiền Hải, Thái Bình.

Trong từ đường còn gia phả, sắc phong, đại tự, câu đối và nhiều kỷ vật quý báu như cờ, biển, lỗ bộ, chấp kích, long đình, hương án v...v... đặc biệt có một đại tự bằng chữ Hán: "Lê Triều Phạm quận công" sơn son thếp vàng.

Theo truyền thuyết cũng như các tài liệu thời xưa thì họ Phạm ở đây là một trong những họ lớn, đến Trình Phố lập nghiệp cùng với họ Chu, họ Ngô, họ Bùi, họ Trần.

Các di tích nổi tiếng thời xưa như Đình Cời, Đình Dôi, Đình Nội Hon, Đình Đông Trúc, Chùa Ré, Chợ Giếng v.v. là những nơi danh thắng còn in sâu đậm trong trí nhớ của nhân dân địa phương.

Theo yêu cầu của Ban Lễ nghi Khánh Tiết họ Phạm, tôi đến tận nơi để khảo sát và dịch các văn bản chữ Hán ở từ đường. Điểm nổi bật ở đây là cuốn Phạm tộc thế kỷ thực lục.

Cụ Thủy tổ về lập nghiệp ở Trình Trung, còn ghi rõ vị hiệu là "Tụy tổ khảo Tiền Lê cáo thụ, đặc tiến tráng vũ, Thượng tướng quân, Phù Nam quận công, Phạm công, tứ thụy Vũ Nghị Phủ quân thần bài". (Xin trích giới thiệu một đoạn bản dịch từ nguyên bản chữ Hán)

Cụ tổ vốn người làng Diêm Phố, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, theo vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa Lam Sơn, được tặng phong là Phù Nam quận công, cho theo họ nhà vua, được vua phong cho thái ấp[1] lại sắc phong là Khai quốc công thần, cho lập ấp để làm thái ấp cho con cháu hưởng lâu dài.

Cụ liền cùng với 8 quan đại phu cùng thời đến miền bờ biển trấn Sơn Nam hạ (vùng Nam Định, Thái Bình) mở mang, khai phá đất hoang dựng thành làng xã. Cụ để người con cả ở lại Thanh Hóa quê cũ rồi đem các con đến ấp mới: một người ở Diêm Điền, một người ở Trình Phố, cốt để không quên tên làng cũ. Lại có một chi di cư đến xã Thần Dầu. Cụ sinh ra trai gái 9 người. Cụ mất ngày 2 tháng Giêng.

Đời thứ hai: Đệ nhị Tổ Liệt triều Đại phu Phạm Quý công, tự Chính Phúc (thường gọi là cụ Triều Quế, chi thứ 4); giỗ ngày 23/11.

Đời thứ ba: Đệ tam Tiên tổ khảo Phạm Quý Công tự Phúc Hiền (thường gọi là cụ Biện). Giỗ ngày 2 tháng 2.

Đời thứ tư: Đệ tứ Tiên tổ Phạm Quý công húy Thốc, tự Mẫn Lực, thụy Phác Thực (thường gọi là ông cụ Lý) sinh năm Kỷ Hợi, giỗ ngày 21 tháng Giêng năm Giáp Thìn, thọ 66 tuổi.

Qua các thế hệ, họ Phạm ở Trình Trung đã có:

Về quan văn là:

+ Cố Lê Quốc Tử Giám, Quốc Tử sinh Phạm công, húy Trương, tự Tuấn Vĩ, thụy Trình Xuyên tiên sinh.

+ Cố Lê Tiền Tam trường Hiệu sinh, Tân Mão khoa Cống sỹ, Phạm Nguyễn công, húy Khoản, tự Trọng Tú, hiệu Phúc Uyên tiên sinh.

+ Cố Lê Sắc Thụ, Đồng Tri phủ, Phạm Quý công, tự Bá Hợi, thụy Cẩn Lương.

+ Cố Lê Đường Lội, Huyện thừa, Phạm Quý công, tự Nhuận Trạch.

+ Cố Lê Bình Chương Huyện thừa, Phạm Quý công, tự Bá Thư.

+ Nguyễn triều Viên ấm, phụng bổ Tượng quân, đội trưởng,[2] kiêm Nhi phủ thông lại, Minh Đạt tiên sinh.

Về quan võ thì có:

+ Nguyễn triều cao thụ Minh Nghĩa Đô úy, Tiền quân Khâm sai, Cai cơ, chức Lộc Hầu, tứ tính Nguyễn Kim, thụy Tráng Dực, Trung Thành, Hùng Dũng Khai Quốc công thần, thực Thái, Liệt quốc triều công thần.

+ Nguyễn triều võ công Đô úy, Thục Nội điện, Thị Nội giám, Suất Thường hầu đội, Cai đội Phạm Ngọc Phổ, thụy Tráng Nhuệ.

+ Nguyễn triều sắc thụ Bắc Ninh tỉnh, Trung Thắng cơ Hiệp quản, Minh Nghĩa Đô úy Nguyễn Phạm công, tự Kim Mẫn, thụy Tráng Dực.

+ Nguyễn triều sắc thụ Đô úy lang Tiền quân bổ thụ Đội trưởng, Phạm Bá Đường tự Kiên, thụy Trực Ôn.

Ngoài những tư liệu thành văn, còn có một số truyền thuyết về phẩm chất cao đẹp của tổ tiên họ Phạm, như đức thanh liêm, chính trực, lòng nhân từ, thương dân mà tôi được nghe các cụ cao tuổi kể lại. Các cụ còn cho biết trước kia, trong từ đường còn có những bảo vật như ấn ngọc, thanh kiếm của vua Lê ban cho và tập sách chép những thơ văn giao tiếp giữa các vị tổ tiên và các đồng sự, nhưng khi giặc Pháp về cắm bốt ở làng, chúng lùng sục, đốt phá nên một số kỷ vật quý giá đã bị thất lạc. Tuy vậy ở Từ đường hiện vẫn còn một bài minh rất có giá trị, xin giới thiệu ra đây:


Phạm tộc minh văn
Tạm dịch: Bài minh Từ đường họ Phạm

Trình Giang vượng khí;
Phạm Tộc thánh phân.
Thi thư thị bảo;
Đạo nghĩa vi căn.
Duy trung, duy hiếu;
Khắc kiệm khắc cần.
Địa sinh hào kiệt;
Thế xuất vĩ nhân.
Cần vương tráng chí;
Thảo tặc nguyên huân.
Truyền gia Nho nghiệp;
Khai quốc công thần.
Tích vi danh tướng;
Kim tác phúc thần.
Lịch triều phong tặng;
Vinh hiển quân ân.
Quang tiền, thùy hậu;
Tục mỹ phong thuần.
Vạn niên kỷ niệm,
Hương hỏa thiên xuân!

Làng Trình vượng khí tốt;
Họ Phạm ơn đức nhuần.
Sách vở là vốn quý;
Đạo nghĩa ấy thiện căn.
Hiếu trung là nền nếp;
Xẻn nhặt lại chuyên cần.
Đất sinh ra hào kiệt;
Đời thường có vỹ nhân.
Phò vua có chí lớn;
Đánh giặc nức lòng quân.
Nối đời dòng Nho học;
Giúp nước có công thần.
Ngày xưa là danh tướng;
Ngày nay là phúc thần.
Các triều đều phong tặng;
Rực rỡ sắc vua ban.
Noi theo nền nếp cũ,
Bao "Tục mỹ phong thuần".
Muôn đời còn ghi nhớ;
Hương khói để ngàn xuân!

Từ đường họ Phạm ở Trình Trung đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, dòng họ Phạm ở Trình Trung xây dựng nếp sống có văn hóa. Dòng họ Phạm ở đây có quy ước, điều lệ để con cháu noi theo, như việc giữ gìn thanh danh cho dòng họ, tôn kính các bô lão, các bậc huynh trưởng, khuyến khích việc học hành, giúp đỡ học sinh nghèo, trừng phạt những người có thói hư tật xấu, nhằm duy trì những thuần phong mỹ tục, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Vũ Đình Ngạn

(theo Tạp chí Hán Nôm 4/1998)

------------------------------------------------
[1] Nguyên văn là "tứ tính" (cho theo họ nhà vua); "thái ấp" là ruộng vua ban cho các đại thần có công để hưởng lộc.

[2] Kiêm quan võ

7 nhận xét:

  1. Thay mặt cho một chi họ Phạm ở Q3,Saigon trước 75 nay lưu lạc sống ở Mỹ,Úc,Canada,Đức,Anh,Na Uy mới đọc được tin về nguồn gốc họ Phạm ở Thái Bình trên trang Phạm tộc,Xin cám ơn các bác,các chú,và các anh chị em đã đốt ngọn đèn soi đường cho con cháu ở khắp nơi tìm về nguồn cội.
    Phạm family

    Trả lờiXóa
  2. Cháu là một người họ Phạm ( Chi Chợ Huyện, Trình Nhì)Trình Phố. Thật tự hào khi biết thêm về nguồn gốc và truyền thống của dòng họ. Tiếc là chưa được đến thăm từ đường họ Phạm ở Trình Trung. Cảm ơn mọi người rất nhiều !
    Phạm Văn Phước.

    Trả lờiXóa
  3. là một người thuộc họ Phạm Phúc ở đất Diêm Phố-Ngư lộc-Hậu Lộc-Thanh Hóa,tôi rất tự hào về nguồn gốc tổ tiên mình đã vì nước vì dân đóng góp một phần cho trang sử vàng cua dân tộc Việt Nam.
    Họ Phạm luôn trong trái tim tôi|

    Phạm Đức Anh.

    Trả lờiXóa
  4. Mọi người trong dòng họ Phạm Phúc có về họ Phạm tại tại làng trình Trung xã An Ninh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình thì xin ghé ít nhất một lần đến quê hương thủy tổ dòng họ Phạm tại xã Ngư Lộc(tức làng Diêm Phố xưa) huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa thắp một nén nhang lên bàn thờ tổ để tưởng nhớ người xưa| Cụ thủy tổ ta đã chân đất mà đi lập nghiệp lớn,mong thế hệ con cháu phát huy|

    phạm anh

    Trả lờiXóa
  5. Trình Phố là tên cổ của xã An Ninh, tiền Hải, Thái Bình. Trình Phố (còn có các tên khác là Trình Giang, Trình Phả)để ghi lại nguồn gốc của mình là từ làng Diêm Phố, Ngư Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Xã An Ninh trước đây có 3 thôn là Trình Nhất, Trình Nhì, Trình Trung. Từ Trình Nhì sang Trình Trung không phải là xa vậy mà bạn Phạm Văn Phước cũng không có cơ hội để tìm hiểu trực tiếp họ Phạm Trình Trung, kể đáng tiếc thật. Từ đường họ Phạm Trình Trung hiện đã trùng tu lại khá khang trang. Nếu bạn có điều kiện mời bạn đến thăm và nhận họ hàng.
    Hiện tôi được biết còn một nhánh họ Phạm nữa cũng xuất phát từ Diêm Phố, Ngư Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa, đó là nhánh họ Phạm tại thôn Xuân Phố (để nhớ nguồn gốc Diêm Phố), xã Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình.
    Hy vọng các nhánh họ Phạm kết nối với nhau.
    Phạm Trình Phố.

    Trả lờiXóa
  6. Cháu là Phạm Văn Dương.thuộc dòng tộc Phạm Văn ở thôn Đông Ninh,Thụy Trường Thái Thụy Thái Bình.cháu hậu sinh không biết họ mình có ở trong Phạm tộc này không? cháu rất mong nhận được phản hồi?

    Trả lờiXóa
  7. Phạm Quang Duy : an ninh - tiền hải

    Thật là ấm cúng và vui mừng khi con,cháu Họ Phạm ở xa gần đều hướng về nguồn cội để "Truy niệm tiền ân" tôi là người sinh ra và lớn lên trên quê hương Trình Phố , là con cháu trong Họ noi theo các cụ tôi hiểu được ý nghĩa của Nguồn Cội,. tôi cũng đã 2 lần được về quê Ngư Lộc , Hậu Lộc , Thanh Hóa quê Tổ để dâng hương Lễ Tổ. và năm 2009 Tôi xuất bản CD Hát Văn Chầu Tổ.
    [FLASH]http://static.mp3.zdn.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin1.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?MjAxMS8wOC8wMy9jLzMvInagaMEYzM5N2VjNGZiMDMwZWFkZjUzMjFkNjAzMjRmN2ZlYjEdUngWeBXAzfFWeBEg24gQ2jhdUngqd1IFThdUng5UgSOG7jCBQSOG6oE18mUsICXVhWeBmmUsICgZHV5LW5oYSBoYXQgY2hlWeByBdUngYW0gZGldUngaHx8Mw[/FLASH]
    để con cháu họ phạm xa gần luôn nhớ về đất tổ.để tỏ lòng thành kính với Tổ Tiên!

    Trả lờiXóa

Related Posts with Thumbnails
 
Trang web của BLL Họ Phạm Việt Nam chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2005. Xem phiên bản cũ tại đây
Vui lòng để liên kết về nguồn tin nếu bạn xuất bản lại thông tin trên trang web này.


Trang web được xây dựng từ nền tảng Blogger.com, cung cấp bởi