CHỮ PHẠM (范) - HỌ PHẠM
Một tộc người di trú tới ven sông
Nước đã cạn khô cỏ cháy trên đồng
Chẳng quản nắng mưa đồng lòng hiệp sức
Sông Dĩ hiền hòa đã được khai thông
Cơm chan mồ hôi nhường nhau tấm áo
Để lúa ngô khoai xanh tốt trên đồng
Tộc người ấy lấy họ mình là Phạm
Bộ thảo đầu (1) sông Dĩ (2) nước (3) mênh mông
TP.HCM, 5h15 ngày 9/5/2009
Phạm Đạo
---------------------------
(1) bộ thảo (艹),
(2) chữ Dĩ (已),
(3) bộ thủy (水, 氵).
Chữ Phạm 范 gồm bộ “Thảo” ở trên đầu; bộ “Thủy” ở bên trái và chữ “Dĩ” ở bên phải
Lời bàn : Một số bà con họ Phạm ta đều muốn hiểu và viết đúng chữ Phạm (范) trong họ Phạm. Vì hiện nay nhiều người không biết chữ Hán nhất là thế hệ trẻ nên muốn minh họa bằng thơ để dễ nhớ dễ thuộc. Thể theo nguyện vọng ấy tôi đã dùng thơ minh họa chữ Phạm (范) theo truyền thuyết bên Trung Quốc. Còn tại sao chúng ta lại dùng chữ này để làm họ Phạm của Việt Nam? Tôi thiển nghĩ đây là hai vấn đề khác nhau. Ngày xưa ông cha chưa có "Văn tự" riêng của mình nên đã dùng chữ Hán . Sau này ta lại dùng chữ "Nôm" cũng xuất xứ từ chữ Hán. Còn dùng chữ Phạm này có nhầm lẫn là gốc họ Phạm của Việt nam là từ Trung Quốc sang hay không?. Theo tôi trong cuốn "Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt" đã có nói : trước đây ta chưa có họ mãi đến thời Hai Bà Trưng mới học người Trung Quốc đặt tên họ cho các dòng họ. Thì việc lấy chữ Phạm (范) này là lẽ bình thường như hiện nay ta dùng chữ "RADIO" thay cho "máy thu thanh" hay chữ "TiVI" thay cho "truyên hình" hoặc "máy thu hình". Trong việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc việc mượn chữ của nhau rồi bản địa hóa hoặc giữ nguyên là một lễ thường tình. Vì vậy dùng chữ (范) này dùng làm họ Phạm của Việt Nam không thể lầm lẫn với Việc họ Phạm ở Việt nam xuất xứ từ Trung Quốc. Đó là thiển nghĩ của tôi mong bà con chỉ giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét