Năm 2006, nhân Cuộc họp mặt toàn quốc lần thứ X Đại diện các dòng họ Phạm Việt Nam tại quê hương của Thượng thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam - Đô Hồ Đại vương Phạm Tu (xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội), Bản thảo lần thứ nhất bộ sách “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt” đã được đưa ra để xin ý kiến.
Căn cứ vào những ý kiến đóng góp của bà con trong họ và nhiều bạn đọc gửi đến, hai vị chủ biên (Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại tá CCB Phạm Hồng – Tổng thư ký và CVCC Phạm Cầu – Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Tư liệu dòng họ Phạm thuộc BLL họ Phạm Việt Nam) đã tổ chức biên tập lại để sớm có được bộ bản thảo đáp ứng yêu cầu của bà con họ Phạm và đông đảo bạn đọc.
Đến tháng 8 năm 2007, Bản thảo lần thứ hai bộ sách “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt” đã được hoàn thành. Bộ sách này được chia làm 2 tập với gần 1000 trang in khổ giấy 14,5 x 20,5, có nội dung phong phú; các thông tin được cập nhật đến tháng 7 năm 2007, có nhiều ảnh về di tích lịch sử và hoạt động của dòng họ Phạm; bìa sách in màu.
+ Tập thứ nhất, có 6 phần; những phần chính lại được chia thành một số chương :
Phần I. Sơ lược về họ Phạm Việt Nam.
Phần II. Một số nhân vật thần thoại họ Phạm từ thời các vua Hùng đến trước khi thành lập Nhà nước Vạn Xuân (tức là trước khi xuất hiện Danh tướng Phạm Tu - giữa thế kỷ thứ V).
Phần III. Các nhân vật lịch sử - văn hoá họ Phạm Việt Nam từ giữa thế kỷ thứ V đến cuối thế kỷ thứ XX; xếp theo từng thời kì : ... Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Hồ và Hậu Trần, Nhà Lê, Nhà Mạc, Vua Lê-chúa Trịnh, Tây Sơn và Nhà Nguyễn, Thời đại Hồ Chí Minh.
Phần IV. Các nhà khoa bảng họ Phạm thời xưa :
4.1. Các vị họ Phạm đỗ Đại khoa thời Nho học
4.2. Các vị họ Phạm đỗ Cử nhân thời Nguyễn
Phần V. Các chính khách họ Phạm và các vị họ Phạm được Nhà nước vinh phong từ giữa thế kỷ XX đến nay:
5-1 Các Chính khách họ Phạm ;
(Bao gồm các Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và tương đương trở lên).
5-2 Các Giáo sư và Phó Giáo sư họ Phạm ;
5-3 Các Nhà giáo Nhân dân và Ưu tú họ Phạm ;
5-4 Các Thày thuốc Nhân dân và Ưu tú họ Phạm ;
5-5 Các Anh hùng lực lượng võ trang và Anh hùng lao động họ Phạm;
5-6 Các vị họ Phạm được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà Nước.
Phần VI. Phụ lục : Một số bài viết về họ Phạm.
+ Tập thứ hai. Gồm 2 phần :
Phần I : Giới thiệu tóm tắt về những dòng họ Phạm đã có liên hệ và gửi tư liệu đến Ban Tư liệu họ Phạm thuộc BLL họ Phạm Việt Nam.
Phần II : Giới thiệu một số Quy ước (có nơi gọi là Tộc ước hay Điều lệ) về tổ chức và hoạt động VIỆC HỌ thời nay.
Nhân cuộc Họp mặt Toàn quốc lần thứ XI Đại diện của BLL và HĐGT các dòng họ Phạm Việt Nam, Thường trực BLL họ Phạm Việt Nam chủ trương phát hành bộ sách “Họ Phạm trong cộng đồng dân Việt” đến các thành viên của BLL họ Phạm Việt Nam, các vị trong BLL họ Phạm của các địa phương, cùng các Tôn trưởng của các dòng họ Phạm, nhằm phục vụ cho việc tra cứu, tìm hiểu về dòng họ, hoặc khi cần thì có tài liệu để làm “Việc Họ”.
Về giá Bộ sách này: nếu nhận sách trực tiếp từ BLL họ Phạm Việt Nam là 90.000 đ/1 bộ; nếu nhận sách qua bưu điện - bưu phẩm ghi số, chuyển thường là 102.000 đ/ 1bộ, trong đó bao gồm 12.000 đ tiền cước phí Bưu điện)
Dòng họ, Chi họ hoặc các vị Tôn trưởng nào chưa có Bộ sách này, xin liên hệ với ông Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Tư liệu họ Phạm thuộc BLL họ Phạm Việt Nam, theo địa chỉ :
“Ông PHẠM CẦU, Số nhà 6, ngõ 85, phố Trung Kính, phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.”
Điện thoại: 04. 7843221.
E.mail : phamcau@gmail.com
Ban Tư liệu họ Phạm
thuộc BLL họ Phạm Việt Nam
1 tháng 11, 2007
Họ Phạm thôn Ngọc Tỉnh, xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Nam Định, khôi phục ngôi từ đường của dòng họ
(Một di tích kháng chiến của xã Nghĩa Lợi)
Từ năm 1940-1941, cụ Phạm Duy Hoàn (huý Tuần Ơn) dẫn một số con cháu chị họ Phạm Bổng Điền, xã Ngọc Tỉnh ngoại (nay là xã Xuân Hoà, huyện Xuân Trường) đi quai đê lấn biển , lập ấp Cồn Vành (nay là xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng).
Sau đoa cụ Phạm Đức Mậu (con cụ Phạm Duy Hoàn) cùng một số bà con trong họ đã xây dựng ngôi Từ đường thờ vị cao thuỷ tổ là Phạm Phúc Tâm (huý Công Mã) và các vị tổ kế tiếp. Đó là Từ đường họ Phạm ở Ngọc Tỉnh, thuộc ngành họ PhầmT Lũ, hậu duệ của Đức Khởi thuỷ tổ Phạm đạo Soạn dòng Phạm Phạm Xá, Ý Yên, Nam Định.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1949-1954), cụ Phạm Đức Mậu đào hầm bí mật trong ngôi Từ đường này để nuôi giấu cán bộ, cất giữ vũ khí, nen đã được Nhà nước tặng Huy chương kháng chiến. Trải qua 65 năm mưa nắng, ngôi Từ đường này đã bị hư hại nghiêm trọng. Vừa qua, bà con trong chi họ đã đồng tâm góp công, góp của khôi phục và tôn tạo lại Từ đường để giữ gìn một di sản văn hoá của dòng họ và cũng là một di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp của địa phương – xã Nghĩa Lợi - đã được tuyên dương là “Đơn vị anh hùng trong kháng chiến chống Pháp”.
Ngày 23-5-2007 (tức 7- 4 Đinh Hợi), đại diện đảng, Chính quyền thôn Ngọc Tỉnh, xã Nghĩa Lợi cùn hơn 100 bà con chi họ, gồm cả già trẻ, trai gái, dâu rể nội ngoại, kể cả các vị là thông gia, từ các nơi xa gần đã về dự lễ hội trọng thể khánh thành Từ đường.
Cũng trong buổi lễ này, toàn thể bà con đã nhất trí thông qua “Quy ước” của dòng họ và, cử ra một Ban cán sự để điều hành việc họ, gồm các vị sau đây:
1. Ông Phạm Đức Mạnh là Trưởng họ kiêm Trưởng ban cán sự (Ông Phạm Đức Mạnh còn là Trưởng phòng Tư pháp huyện và Trưởng ban liên lạc họ Phạm huyện Nghĩa Hưng).
2. Ông Phạm Quốc Trung là Phó trưởng ban cán sự.
3. Ông Phạm Viết Quảng là Thủ quỹ.
4. Ông Phạm Đức Thảo là Thủ từ.
Trong buổi liên hoan kết thúc lễ hội, ông Phạm Minh Liêm – Uỷ viên Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam, Trưởng ban Liên lạc họ Phạm Phạm Xá đã phát biểu ý kiến chúc mừng bà con chi họ Phạm Ngọc Tỉnh đã hoàn thành việc tôn tạo ngôi Từ đường trang nghiêm đẹp đẽ này. Ông mong rằng bà con dòng họ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết của dòng họ, thực hiện tốt 4 lời nguyễn của cả dòng họ là:
“Nối chí Tổ tông luyện đức tài,
Nâng cao trí tuệ hướng tương lai ,
Tiến thân lập nghiệp từ cần kiệm,
ích nước lợi nhà vẹn cả hai”
Theo tin của BLL họ Phạm – Phạm Xá
Phạm Minh (ĐT: 04 8583923)
DANH MỤC TỘC PHẢ, GIA PHẢ VÀ TƯ LIỆU VỀ CÁC DÒNG HỌ PHẠM (4)
STT | Tên dòng họ, tên vị Khởi thuỷ tổ (hoặc Thuỷ tổ) | Loại chữ viết và số trang |
81 | Lịch sử di tích Đền Mây – phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên (Chỉnh lý, bổ sung năm 2003), thờ Danh tướng Phạm Bạch Hổ (thế kỷ thứ 10). Bảo tàng tỉnh Hưng Yên biên soạn năm 2003. | Quốc ngữ, 12 trang |
82 | “Danh tướng Phạm Bạch Hổ – một Thuỷ tổ của họ Phạm Việt Nam, thế kỷ thứ 10”. Tập thể tác giả biên soạn do ông Phạm Cầu chủ biên. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên xuất bản năm 2005 | Quốc ngữ, 174 trang |
83 | “Trần triều Điện soái Phạm Ngũ Lão (1255-1320). Tổ tiên và hậu duệ”. PGS. TS. Đại tá Phạm Hồng – Trưởng BLL hậu duệ Phạm Ngũ Lão biên soạn, phát hành lần thứ 10 năm 2005 | Quốc ngữ, 44 trang |
84 | “Sự tích Thánh mẫu Liễu Hạnh Phạm Tiên Nga” (1434-1473), do Đại tá CAND Phạm Minh Liêm – Trưởng BLL họ Phạm tỉnh Nam Định biên soạn. Câu lạc bộ “Gái đảm dâu hiền” họ Phạm dòng Phạm Xá, Nan Định phát hành năm 2005 | Quốc ngữ, 13 trang |
85 | “Mẫu Liễu sử thi”, do Hồ Đức Thọ sưu tầm-dịch thuật-biên soạn. Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc xuất bản, năm 2000 | Quốc ngữ, 159 trang |
86 | “Phạm Nguyên, Phạm Khang ngọc phả ký “ (Ngọc phả chép về Phạm Nguyên và Phạm Khang) thờ tại thôn An Cổ, xã Dị Sử, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường, đạo Sơn Nam, do Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm 1572. | Chữ Hán, 12 trang. Bản dịch quốc ngữ 8 trang |
87 | Tiểu sử tóm tắt cụ Phạm Khánh Ngọc – Thuỷ tổ họ Phạm ở Hoằng Hoá, Thanh Hoá (thế kỷ 15) | Quốc ngữ, 10 trang |
88 | “Lý triều trung hưng Thái tể Phạm Công Trứ (1600-1675)” do BLLhọ Phạm Việt Nam và BLL hậu duệ Phạm Công Trứ tổ chức biên soạn năm 2004 | Quốc ngữ, 57 trang |
89 | “Tư liệu về Lý triều Trạng nguyên Phạm Công Bình (thế kỷ 17)” –người làng Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc | Quốc ngữ, 7 trang |
90 | “Thanh Tĩnh Đại phu Phạm Sùng (1167-1230) và hậu duệ” do Phạm Cầu và Phạm Hồng Vũ biên soạn. Bảo tàng tỉnh Hưng Yên xuất bản năm 2006 | Quốc ngữ, 186 trang |
92 | Chùa Cổ Pháp – nơi có phủ thờ Lý triều quốc mẫu Phạm Thị Ngà - mẹ của vua Lý Thái Tổ” | Quốc ngữ, 24 trang |
93 | Tư liệu dòng họ Phạm, tập I (tháng 2 năm 1999) gồm nhiều bài viết và sưu tầm của nhiều tác giả, do Ban tư liệu dòng họ thuộc BLL họ Phạm Việt Nam xuất bản | Quốc ngữ 188 trang |
94 | Tư liệu dòng họ Phạm, tập II (tháng 11 năm 1999), gồm nhiều bài viết và sưu tầm của nhiều tác giả, do Ban tư liệu dòng họ thuộc BLL họ Phạm Việt Nam xuất bản | Quốc ngữ, 225 trang |
95 | Tư liệu dòng họ Phạm, tập III (tháng 1 năm 2000), gồm nhiều bài viết và su tầm của nhiều tác giả, do Ban tư liệu dòng họ thuộc BLL họ Phạm Việt Nam xuất bản | Quốc ngữ, |
96 | Tư liệu dòng họ Phạm, tập IV (tháng 6 năm 2001), gồm nhiều bài viết và su tầm của nhiều tác giả, do Ban tư liệu dòng họ thuộc BLL họ Phạm Việt Nam xuất bản. | Quốc ngữ |
97 | “Văn bia Quán Giá” - Đến thờ Tướng công Lý Phục Man do Ô. Nguyễn Bá Hân sưu tầm và biên soạn. Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 1995. Quán Giá thuộc thôn Sấu Giá, xã Yên Sở , huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây ) | Chữ Hán, có phiên âm và dịch nghĩa sang tiếng Việt, 255 trang |
98 | Tộc phả gia đình cụ Phê - rô Phạm Văn Lộc (từ đời thứ IV đến đời thứ VII), quê gốc tại Ninh Bình, do ông Phạm Văn Khoát (đời thứ IV) ở Đồng Nai, Biên Hoà biên soạn. | Quốc ngữ, 316 trang |
99 | Tư liệu về dòng họ Phạm Cập (Phạm Kim Cập, tự Chính Trực) huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định | Quốc ngữ, 17 trang |
100 | Tộc phả họ Phạm Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, Quyển I (Từ đời thứ nhất đến đời thứ 9) và Quyển II (Từ đời thứ 10 đến đời thứ 14), do ông Phạm Quang Đại biên dịch | 527 trang, trong đó có 341 trang chưc Hán) |
101 | “Văn Phú Phạm tộc Gia phả” - từ năm 1600 đến năm 2000 (Văn Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Biên soạn từ 1996 đến 2002.. | 104 trang (trong đó 10 trang chữ Hán) |
102 | “Tộc phả đại tông họ Phạm ngành Thanh Trà, Xuân Phong, Xuân Trường, Nam Định (1650 – 2005)”. Hoàn thành năm 2006. | 306 trang (trong đó có 105 trang chưc Hán) |
103 | Tộc phả họ Phạm Đắc, Quảng Nạp, Thái Bình | 143 trang (có 3 trang chữ Hán) |
104 | Phạm Tộc Gia phả - dòng họ cụ tổ Hoàng Thiện Hầu - Tướng công Phạm Công Tá ở Hoa Lư, Ninh Bình (nguyên quán: Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) & “Phạm tộc chi ba biên phả tự ký” | 05 trang Quốc ngữ |
105 | “Phả họ Phạm thôn Đồng Hoà, xã Thuỵ Phong, Thái Thuỵ, Thái Bình”. Hoàn thành năm 2005 | 120 trang Quốc ngữ |
106 | “Nguồn gốc và lịch sử Tộc Phạm Viết ở xã Tuý La châu, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” Hoàn thành việc biên soạn năm 2002. | 80 trang Quốc ngữ |
107 | Gia phả họ Phạm Đông Đồ, Đông Anh, Hà Nội, Quyển I – 1460-1880, do ông Nguyễn Huy Thức – chuyên viên thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm và dịch năm 1996. | 90 trang viết tay, Quốc ngữ |
108 | “Tộc phả Họ Phạm thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội”. Hoàn thành biên tập năm 2002 | 25 trang, Quốc ngữ |
(Hết)
1. Vị nào có nhu cầu nghiên cứu những văn bản trên đây, hoặc dịch các bản Gia phả chữ Hán, xin liên hệ với ông Phạm Hồng Vũ – Phó Tổng thư ký kiêm Phó Trưởng ban Tư liệu dòng họ Phạm của Ban Liên lạc họ Phạm Việt Nam.
Địa chỉ: số 10 ngõ 37 phố Đông Tác, Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
ĐT: 04 8524084 hoặc 0989055412
Email: hongvu_pham@yahoo.com
2. Ban Tư liệu mong tiếp tục nhận được Gia phả hoặc các tư liệu của các dòng họ Phạm Việt Nam để phục vụ tra cứu trong nội tộc họ Phạm Việt Nam
Ban Tư liệu